Bộ môn có nhiệm vụ cung cấp cho học sinh một hệ thống kiến thức Hóa học cơ bản, giúp học sinh hiểu rõ về một môn học bổ ích, lí thú và rất gần gũi với cuộc sống của các em, bước đầu hình
Trang 1MỤC LỤC
1. Mở đầu……….… 2
1.1 Lí do chọn đề tài……… 2
1.2 Mục đích nghiên cứu……… 3
1.3 Đối tượng nghiên cứu……… … 3
1.4 Phương pháp nghiên cứu……….… 3
2 Nội dung SKKN……… … 3
2.1 Cơ sở lí luận của SKKN……… 3
2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN……… 3
2.3 Các giải pháp thực hiện ……… 5
2.4 Hiệu quả của SKKN……… 15
3 Kết luận và kiến nghị……… … 15
3.1 Kết luận……… 15
3.2 Kiến nghị……… … 16
- Tài liệu tham khảo……… 17
Trang 21 MỞ ĐẦU
1.1 Lí do chọn đề tài
Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đã tạo ra sự thay đổi vô cùng lớn, tác động đến nhiều lĩnh vực đối với đời sống, kinh tế xã hội và đây chính là thách thức của ngành giáo dục trong việc đào tạo nguồn nhân lực theo nhu cầu mới của xã hội Vì vậy, việc trang bị kiến thức cơ bản cho học sinh THCS là vấn đề cấp thiết của bậc học, trong đó có bộ môn Hóa học
Trong suốt cấp học THCS, môn Hóa học là một môn khoa học nghiên cứu về các chất, sự biến đổi chất và ứng dụng của chúng Bộ môn có nhiệm vụ cung cấp cho học sinh một hệ thống kiến thức Hóa học cơ bản, giúp học sinh hiểu rõ về một môn học bổ ích, lí thú và rất gần gũi với cuộc sống của các em, bước đầu hình thành ở học sinh những kỹ năng và thói quen làm việc khoa học, góp phần hình thành và phát triển các năng lực nhận thức thế giới quan và các phẩm chất, nhân cách mà mục tiêu giáo dục đã đề ra Như vậy, môn Hoá học
có một vị trí rất quan trọng, Hoá học có khả năng khơi nguồn sáng tạo mãnh liệt cho con người và tiếp tục làm nên nhiều thành tựu khoa học phục vụ cho lợi ích của con người
Môn Hoá học là môn học tiếp cận muộn với học sinh THCS Ở lớp 8, các
em mới bắt đầu làm quen với bộ môn này nên sự đón nhận, tiếp thu kiến thức của các em gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là đối với những học sinh có lực học
yếu Do đó để nâng cao hiệu quả dạy học, giáo viên phải lựa chọn phương pháp
giảng dạy thích hợp để học sinh hứng thú, tích cực tư duy, nâng cao nhận thức,
từ đó thúc đẩy tính năng động, sáng tạo và giải quyết mọi tình huống đặt ra, giúp học sinh hoàn chỉnh những tri thức cần thiết của thế giới tự nhiên Bên cạnh đó, giáo viên còn phải chú trọng đến công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, coi đó là công tác mũi nhọn và trọng tâm Nó có tác dụng thiết thực và mạnh mẽ, không những hình thành và phát triển tiềm lực trí tuệ cho học sinh, tạo ra khí thế hăng say vươn lên học tập giành những đỉnh cao tri thức, mà còn góp phần nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên Ngoài ra, chất lượng học sinh giỏi còn khẳng định thương hiệu của nhà trường và uy tín đối với các cấp quản
lý, đặc biệt là đối với nhân dân địa phương
Học giỏi bộ môn Hóa học, học sinh không những chỉ học giỏi về lí thuyết
mà đòi hỏi học sinh phải vận đụng được lí thuyết vào giải quyết các bài tập định tính, định lượng, giải thích được các hiện tượng xảy ra trong thực tiễn và trong thực hành thí nghiệm Như vậy bài tập Hoá học vừa là nội dung, vừa là phương pháp là phương tiện để dạy tốt, học tốt môn Hoá học Hiện nay việc giải các dạng bài tập Hóa học của học sinh ở trường THCS gặp nhiều khó khăn, đặc biệt
là các bài tập liên quan đến độ tan
Để giúp các em tháo gỡ các khó khăn đó, tôi đã tìm hiểu và lựa chọn một
số dạng bài tập về độ tan phù hợp với chương trình và trình độ nhận thức của các em, đặc biệt là học sinh miền núi Với những lí do trên, tôi mạnh dạn đưa ra
sáng kiến “Phương pháp giải một số dạng toán về độ tan trong bồi dưỡng
Trang 3học sinh giỏi Hóa THCS” nhằm nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi
môn Hóa học
1.2 Mục đích nghiên cứu
Tổng hợp các dạng toán cơ bản về độ tan phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh THCS đặc biệt là học sinh miền núi, trang bị cho các em những bí quyết tự tin, sáng tạo khi giải các bài tập liên quan đến độ tan, nhằm bồi dưỡng cho đội dự tuyển học sinh giỏi môn Hóa học của trường đạt kết quả ngày càng cao
1.3 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài “Phương pháp giải một số dạng toán về độ tan trong bồi dưỡng học sinh giỏi Hóa THCS” tập trung nghiên cứu đối tượng là đội dự
tuyển học sinh giỏi môn Hóa học lớp 8, 9 của trường PTDTNT THCS Quan Hóa - Thanh Hóa
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: nghiên cứu sách giáo khoa, sách tham khảo thuộc cấp THCS; nghiên cứu các dạng toán cơ bản về
độ tan phù hợp với trình độ của học sinh trong bồi dưỡng học sinh giỏi THCS; nghiên cứu các tài liệu về đổi mới phương pháp dạy học tích cực bộ môn Hoá học
Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin: nghiên cứu thực trạng dạy học Hóa học và bồi dưỡng học sinh giỏi môn Hóa học ở trường PT DTNT THCS Quan Hóa; trao đổi, trò chuyện với đồng nghiệp, học sinh trong quá trình nghiên cứu
Phương pháp thống kê, xử lý số liệu: tổng kết kinh nghiệm và thủ thuật giải bài tập Hoá học về muối ngậm nước
2 NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1 Cơ sở lí luận
Trong các bài toán Hoá học, bài tập về độ tan là dạng bài tập Hoá học khó nhất trong chương trình học THCS, nhưng lại là nguồn kiến thức rất quan trọng trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi cấp THCS, bất kỳ một học sinh giỏi nào của bộ môn Hoá học mà đạt giải cấp huyện, cấp tỉnh thì không những biết mà phải giỏi những bài tập loại này Nhưng để các em mới học chương trình Hoá học lớp 8, 9 mà đã phải lĩnh hội những kiến thức này và giải bài tập thành thạo thì quả là một vẫn đề khó khăn đối với cả học sinh và giáo viên Vì vậy để các
em dễ hiểu, vận dụng tốt phần này thì bản thân người giáo viên phải hiểu rõ trước đã và tìm ra con đường ngắn nhất để các em tiếp cận, bắt đầu đi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp Hiện tại với các em lớp 8 mới biết về giải bài tập Hóa học tính theo công thức hóa học, tính theo phương trinh hóa học cơ bản, tính theo phương trinh hóa học tìm chất dư, bài tập về hỗn hợp, bài tập tìm công thức hóa học Vậy để tiếp cận được dạng bài tập độ tan thì các em phải được
Trang 4nghiên cứu kĩ chương VI: “Nồng độ dung dịch” (cuối lớp 8) và các khái niệm liên quan đến dạng bài toán về độ tan
2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Qua thực tiễn hoạt động dạy học, công tác bồi dưỡng học sinh giỏi hằng của cá nhân và qua tham khảo trao đổi với các đồng nghiệp trong và ngoài nhà trường, tôi nhận thấy một thực trạng đó là hầu hết khi các em học sinh, đặc biệt
là đối với học sinh miền núi khi mới cận với dạng bài tập về độ tan thường là mất rất nhiều thời gian mới làm quen được, song khi đã quen thì việc giải bài tập loại này trở nên dễ dàng, khi đã thành thạo thường là các em giải các bài toán rất nhanh và chính xác
Qua quá trình giảng dạy nhiều năm tôi thấy hầu hết các đề thi học sinh giỏi các cấp đều ra dạng bài toán liên quan đến kiến thức về độ tan Trước khi nghiên cứu đề tài này, tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng đội dự tuyển học sinh giỏi môn Hóa học 9 (phần kiến thức về độ tan), tại trường PTDTNT THCS Quan Hóa, năm học 2018-2019 mà tôi đang trực tiếp giảng dạy với đề bài:
Bài 1: Hòa tan 7,18 (g) NaCl vào 20 (g) nước ở 200C thì thu được dung dịch bão hòa Tính độ tan và nồng độ phần trăm của dung dịch NaCl bão hòa
Bài 2: Tính khối lượng AgNO3 tách ra khỏi dung dịch khi làm lạnh 450 (g)
dung dịch bão hòa ở 800C xuống 200C Biết độ tan của AgNO3 ở 800C là 668 (g)
và ở 200C là 222 (g)
Bài 3: Tính lượng tinh thể CuSO4.5H2O cần dùng để điều chế 500ml dung dịch CuSO4 8% ( biết dd CuSO4 có D = 1,1g/ml).
Bài 4: Xác định công thức hóa học của muối MgSO4.xH2O Biết rằng trong
đó MgSO4 chiếm 48,8% về khối lượng
( Trích “Tuyển chọn đề thi bồi dưỡng HSG môn Hóa học” – Phạm Thị Nam – NXB ĐHQG Hà Nội)
Đáp số
Bài 1: SNaCl = 35,9 g; C% = 26,4%
Bài 2: 261,308 g
Bài 3: 68,75 g
Bài 4: MgSO 4 7H 2 O
Kết quả khảo sát đội dự tuyển học sinh giỏi Hóa trước khi áp dụng SKKN:
Tổng
số
Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng %
Từ thực trạng trên, với mong muốn nâng cao hơn nữa hiệu quả của hoạt động dạy học Cho nên tôi đã chủ động trao đổi với các đồng nghiệp, nghiên cứu, tổng hợp lại toàn bộ những mảng kiến thức mà tôi đã áp dụng vào công tác bồi dưỡng học sinh giỏi nhiều năm qua, nhằm hệ thống hóa thành một đề tài
Trang 5logic mang tên “ Phương pháp giải một số dạng toán về độ tan trong bồi dưỡng học sinh giỏi Hóa THCS” Hi vọng với những vấn đề tôi nghiên cứu và
trình bày dưới đây có thể giúp học sinh học tốt hơn bộ môn Hoá học, gây được hứng thú say mê học tập của học sinh với bộ môn, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học của giáo viên và học sinh, nhất là đối với học sinh huyện miền núi Quan Hóa
2.3 Các giải pháp thực hiện
2.3.1 Kiến thức cơ bản
Để giúp học sinh có thể giải bài tập về độ tan thành thạo, trong quá trình học, học sinh phải nắm được một số kiến thức cơ bản sau:
a) Các khái niệm
- Dung môi là chất có khả năng hòa tan chất khác để tạo ra dung dịch
- Chất tan là chất bị hòa tan trong dung môi
- Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của dung môi và chất tan
- Ở một nhiệt độ xác định:
+ Dung dịch chưa bão hòa là dung dịch có thể hòa tan thêm chất tan đó + Dung dịch chưa bào hòa là dung dịch không thể hòa tan thêm chất tan đó
- Độ tan của một chất trong nước là số (g) chất đó hòa tan trong 100g nước
để tạo ra dung dịch bão hòa ở một nhiệt độ xác định
- Những yếu tố ảnh hưởng đến độ tan:
+ Độ tan của chất rắn phụ thuộc vào nhiệt độ (nhiệt độ tăng thì độ tan cũng tăng)
+ Độ tan của chất khí phụ thuộc vào nhiệt độ và áp suất (độ tan của chất khí tăng khi giảm nhiệt độ và tăng áp suất)
- Nồng độ phần trăm của dung dịch (C%) cho biết số gam chất tan có trong
100 gam dung dịch
- Nồng độ mol của dung dịch (CM) cho biết số mol chất tan có trong 1 lít dung dịch
b) Các công thức cần nhớ:
- Công thức tính độ tan:
2
ct
H O
m
m
- Công thức tính nồng độ phần trăm: ct
dd
m
m
mdd = mdm + mct hoặc mdd = V D
- Công thức tính nồng độ mol: M
n C V
(M)
- Mối liên hệ giữa nồng độ phần trăm và nồng độ mol
Công thức liên hệ: C M M
C%
10.D
hoặc M
10.D.C%
C
M
Trang 6- Mối quan hệ giữa độ tan và nồng độ phần trăm
Công thức liên hệ: S C% 100
100 C%
hay C%100 SS 100%
c) Muối ngậm nước (tinh thể ngậm nước, tinh thể hiđrat)
* Muối ngậm nước (tinh thể ngậm nước, tinh thể hiđrat) là những tinh thể
có chứa nước kết tinh
Ví dụ: CuSO4 5H2O; Na2CO3.10H2O; MgSO4.7H2O…
- Thành phần tinh thể ngậm nước (tinh thể hiđrat) gồm:
+ Phần khan là phần không chứa nước kết tinh như: CuSO4; Na2CO3; MgSO4
+ Phần nước kết tinh là phần nước có trong tinh thể hiđrat như:
- Khi hòa tan tinh thể ngậm nước vào nước thì nồng độ dung dịch là nồng
độ của phần khan trong dung dịch
- Giả sử công thức tổng quát của tinh thể ngậm nước là: A xH2O
Trong đó: A là CTHH của muối khan; x là số phân tử nước kết tinh
Ta luôn có: nA = nA xH2O
nH2O = x nA.xH2O
2.3.2 Các dạng bài tập cơ bản
Dạng 1: Tính độ tan, liên quan giữa độ tan, nồng độ phần trăm
Chú ý: Dạng toán này khá đơn giản nên ta áp dụng công thức tính độ tan, công thức tính nồng độ phần trăm, tính nồng độ mol, công thức liên hệ giữa độ tan và nồng độ phần trăm, nồng độ mol
Ví dụ 1: Ở 200C, hòa tan 40(g) KNO3 vào 95(g) nước thì được dung dịch bão hòa Tính độ tan của KNO3 ở 200C ?
(Trích “Rèn luyện kĩ năng giải toán Hóa học 8”– Ngô Ngọc An – NXB GD)
Giải
Độ tan của KNO3 ở 200C là:
ct
H O2
Ví dụ 2: Độ tan của muối CuSO4 ở 25oC là 40 (g) Tính số (g) CuSO4 có trong
280 (g) dung dịch CuSO4 bão hòa ở nhiệt độ trên?
(Trích “Rèn luyện kĩ năng giải toán Hóa học 8”– Ngô Ngọc An – NXB GD)
Giải Cách 1
- Xét Ở 25oC
100g H2O hòa tan tối đa 40g CuSO4 để tạo thành 140g dd CuSO4 bão hòa Vậy x = ?g CuSO4 ……… 280g dd CuSO4 bão hòa
Trang 7 40 280
80( ) 140
Cách 2
Nồng độ dung dịch muối CuSO4 là:
40
40 100
Khối lượng CuSO4 có trong 280 (g) dung dịch CuSO4 là:
4
dd
Dạng 2: Tính lượng tinh thể ngậm nước cần thêm vào dung dịch cho sẵn
Chú ý: Dạng toán này thường lấy muối ngậm nước cho vào dung dịch cho sẵn và có cùng tên chất tan Ví dụ như: thêm CuSO 4 5H 2 O và dung dịch CuSO 4
và yêu cầu tính nồng độ phần trăm của dung dịch thu được sau khi pha trộn,… nên ta áp dụng Định luật bảo toàn khối lượng (LBTKL) để tính khối lượng dung dịch tạo thành
m dd tạo thành = m tinh thể + m dd ban đầu
m chất tan trong dd tạo thành = m chất tan trong tinh thể + m chất tan trong dd ban đầu
Ví dụ 1: Để điều chế 560g dung dịch CuSO4 16% cần phải lấy bao nhiêu
(g) dung dịch CuSO4 8% trộn với bao nhiêu (g) tinh thể CuSO4.5H2O?
(Trích “Đề thi học sinh giỏi Hóa 9 cấp tỉnh năm học 2013- 2014”- Đề dự
bị – Tài liệu tập huấn GV THCS bồi dưỡng HSG môn Hóa học –Sở GD&ĐT Thanh Hóa)
Giải
Gọi x, y lần lượt là khối lượng dung dịch CuSO4 8% và CuSO4.5H2O cần dùng
Ta có: x + y = 560 (g)
Khối lượng CuSO4 có trong x (g) dd CuSO4 8% là: x.8(g)
100
Khối lượng CuSO4 có trong y (g) CuSO4.5H2O là: y.160(g)
250
Khối lượng CuSO4 có 560 (g) trong dung dịch CuSO4 16% là: 560.16(g)
100
x.8
(g)
100 + y.160(g)
100
Giải phương trình được: x = 480 (g); y = 80(g)
Vậy cần lấy 80g tinh thể CuSO4.5H2O và 480g dd CuSO4 8% để pha chế thành 560g dd CuSO4 16%
Ví dụ 2: Hòa 14,3 (g) Na2CO3.10H2O vào 135,7 (g) dung dịch Na2CO3 10%
thu được dung dịch có nồng độ phần trăm là bao nhiêu?
Trang 8(Trích “Tuyển chọn đề thi bồi dưỡng HSG môn Hóa học” – Phạm Thị Nam – NXB ĐHQG Hà Nội)
Giải
Khối lượng dung dịch Na2CO3 thu được là:
dd Na CO
Khối lượng Na2CO3 có trong Na2CO3.10H2O là: 14,3.106 5,3(g)
Khối lượng Na2CO3 có trong dung dịch Na2CO3 10% là: 135,7.10 13,57(g)
Khối lượng Na2CO3 có trong dung dịch thu được là: 5,3 +13,57 =18,87(g) Vậy nồng độ phần trăm của dung dịch Na2CO3 thu được là:
dd Na2 3 18,87
150
CO
C
Ví dụ 3: Hòa 12,3(g) MgSO4.7H2O vào 187,7(g) dung dịch MgSO4 0,64% thì thu được 200 ml dung dịch Tính nồng độ mol của dung dịch thu được?
(Trích “Tuyển chọn đề thi bồi dưỡng HSG môn Hóa học” – Phạm Thị Nam – NXB ĐHQG Hà Nội)
Giải
Số mol MgSO4 có trong MgSO4.7H2O là:
12,3
246
Số mol MgSO4 có trong 187,7g dung dịch MgSO4 0,64% là:
MgSO4
187,7.0,64
100.120
Số mol MgSO4 có trong dung dịch MgSO4 thu được là:
0,05 +0,01 =0,06 (mol) Vậy nồng độ mol của dung dịch MgSO4 thu được là:
MddMgSO4
0,06
0, 2
Dạng 3: Bài toán xác định lượng kết tinh
Chú ý: Khi làm lạnh một dung dịch bão hòa với chất tan rắn thì độ tan thường giảm xuống vì vậy có một phần chất rắn không tan bị tách ra gọi là phần kết tinh.
+ Nếu chất kết tinh không ngậm nước thì lượng nước trong hai dung dịch bão hòa bằng nhau.
+ Nếu chất rắn kết tinh có ngậm nước thì lượng nước trong dung dịch sau
ít hơn trong dung dịch ban đầu:
m H O2 (dd sau) m H O2 (dd bñ) - m H O2 (kt)
Trường hợp 1: Bài toán tính lượng tinh thể tách ra hay thêm vào không ngậm nước khi thay đổi nhiệt độ một dung dịch bão hoà cho sẵn
Trang 9Cách giải
Bước 1: Xác định khối lượng chất tan (m ct ), khối lượng nước (m H O2 ) có trong dung dịch bão ở t 0 cao (ở t 0 thấp nếu bài toán đưa từ dung dịch có t 0 thấp lên
t 0 cao)
Bước 2: Xác định khối lượng chất tan (m ct ) có trong dd bảo hòa của t 0 thấp (dạng toán này ct H O2
S
100
khối lượng nước không đổi)
Bước 3: Xác định lượng kết tinh
m (kt) = m ct (ở nhiệt độ cao) - m ct (ở nhiệt độ thấp)
hoặc: m(kt thêm) = m ct (ở nhiệt độ cao) - m ct (ở nhiệt độ thấp)
Ví dụ 1: Xác định lượng muối KCl kết tinh khi làm lạnh 604 (g) dung
dịch muối KCl bão hòa ở 800C xuống còn 100C Biết độ tan của KCl ở 800Clà
51 (g) và ở 100C là 34 (g)
(Trích “Đề thi học sinh giỏi Hóa 9 cấp huyện năm học 2012- 2013”-Phòng GD&ĐT Quan Hóa)
Giải
*Ở 800C: SKCl = 51(g)
Cứ 51(g) KCl hòa tan trong 100(g) H2O tạo thành 151(g) dung dịch KCl bão hòa Vậy x(g) KCl y(g) H2O 604 (g) dung dịch KCl bão hòa
151
51 604
(g) KCl và y = 604 - 204 = 400(g) H2O
*Ở 200C : SKCl = 34 (g)
Cứ 100(g) H2O hòa tan được 34(g) KCl
Vậy 400(g) H2O hòa tan được a(g) KCl => a = 136
100
34 400
(g) Vậy lượng muối KCl kết tinh trong dung dịch là:
mKCl = 204 - 136 = 68 (g)
Ví dụ 2: Ở 120C có 1335g dung dịch CuSO4 bão hoà Đun nóng dung dịch lên đến 900C Hỏi phải thêm vào dung dịch bao nhiêu (g) CuSO4 để được dung dịch bão hoà ở nhiệt độ này Biết ở 120C, độ tan của CuSO4 là 33,5(g) và ở 900C
là 80(g)
(Trích “Tuyển chọn đề thi bồi dưỡng HSG môn Hóa học” – Phạm Thị Nam – NXB ĐHQG Hà Nội)
Giải
*Ở 120C: S CuSO 4= 33,5 (g)
Cứ 33,5(g) CuSO4 hòa tan trong 100(g) H2O tạo thành 133,5(g) dd bão hòa Vậy x(g) ………… y(g) H2O ……… 1335(g) dd bão hòa
x =1335.33,5 335(g)
Trang 10*Ở 900C: S CuSO 4 = 80 (g)
Nghĩa là 100(g) H2O hòa tan được 80(g) CuSO4
Vậy 1000(g) H2O ………… a(g) CuSO4 a = 1000.80 800(g)
Vậy lượng muối CuSO4 cần thêm vào dung dịch là:
4
CuSO
Trường hợp 2: Bài toán tính khối lượng khối lượng tinh thể tách ra hay thêm vào có ngậm H 2 O, khi thay đổi nhiệt độ một dung dịch bão hoà cho sẵn Cách giải
Bước 1: Xác định khối lượng chất tan (m ct) và khối lượng (m H O2 ) có trong dung dịch bão hòa ở nhiệt độ cao.
Bước 2: Gọi số mol của tinh thể ngậm nước là x (mol)=> m ct (kt ) và m H O(kt ) 2
Bước 3: Lập phương trình biểu diễn độ tan của dung dịch
0
0
2 2
ct(kt) ct(t cao)
2
H O(kt )
H O(t cao)
Bước 4: Giải phương trình và kết luận.
Ví dụ 1: Độ tan của CuSO4 ở 850C và 120C lần lượt là 87,7g và 35,5g Khi làm lạnh 1877 (g) dung dịch bão hòa CuSO4 từ 800C xuống 120C thì có bao nhiêu (g) tinh thể CuSO4.5H2O tách ra khỏi dung dịch?
(Trích “Đề thi học sinh giỏi Hóa 9 cấp huyện năm học 2014-2015”- Phòng GD&ĐT Quan Hóa)
Giải
*Ở 850C, S CuSO 4= 87,7(g)
Nghĩa là: 100(g) H2O hòa tan 87,7 (g) CuSO4 tạo thành 187,7 (g) dung dịch bão hòa 1000(g) H2O 877 (g) CuSO4 1877 (g) dung dịch bão hòa Gọi x là số mol CuSO4.5H2O tách ra
Khối lượng CuSO4 tách ra: 160x (g)
Khối lượng H2O tách ra: 90x (g)
*Ở 120C, S CuSO 4 = 35,5(g)
Ta có phương trình : 4, 24% 606,32 100.
106 18x 50
887 160x 35,5
1000 90x 100
giải ra x = 4,08 (mol)
Vậy khối lượng CuSO4.5H2O kết tinh : 250 4,08 =1020 (g)
Ví dụ 2: Hãy xác định tinh thể MgSO4.6H2O tách khỏi dung dịch khi hạ
nhiệt độ 1642 (g) dung dịch bão hòa MgSO4 ở 800C xuống 200C Biết độ tan của MgSO4 ở 80 oC là 64,2 (g) và ở 20 oC là 44,5 (g)
(Trích “Đề thi học sinh giỏi Hóa 9 cấp huyện năm học 2015- 2016”-
Phòng GD&ĐT Phù Ninh – Phú Thọ-nguồn internet)