Phân tích kỹ năng tư vấn pháp luật bằng lời nói. Minh họa bằng tình huống thực tiễn

12 213 2
Phân tích kỹ năng tư vấn pháp luật bằng lời nói. Minh họa bằng tình huống thực tiễn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Có thể nói, tư vấn pháp luật là hoạt động tư vấn mang tính đặc thù. Nó không chỉ đòi hỏi tư vấn viên phải có trình độ hiểu biết pháp luật uyên bác, kiến thức chuyên môn vững vàng mà còn cần những kỹ năng cơ bản để có thể làm việc với khách hàng hiệu quả nhất. Bên cạnh các kỹ năng tiếp xúc khách hàng, trong quá trình làm việc, bản thân tư vấn viên khi tư vấn cũng phải trang bị các kỹ năng khác nhau, phụ thuộc vào hình thức tư vấn khách hàng lựa chọn. Trong đó, kỹ năng tư vấn pháp luật bằng lời nói là kỹ năng đầu tiên tư vấn viên cần nắm vững. Bởi, theo thống kê thực tế, đa số các khách hàng đều lựa chọn phương thức tư vấn bằng lời nói dựa trên tính trực tiếp, dễ trao đổi và thỏa thuận. Như vậy, khi tư vấn pháp luật bằng lời nói, tư vấn viên cần trang bị những kỹ năng gì? Để làm rõ hơn vấn đề này, em xin chọn đề tài “Phân tích kỹ năng tư vấn pháp luật bằng lời nói. Minh họa bằng tình huống thực tiễn” làm đề tài nghiên cứu. Tuy đã cố gắng, song bài làm không tránh khỏi đôi chỗ sai xót, kính mong các thầy cô xem xét và tận tình chỉ bảo để em có thể hoàn thiện hơn trong những bài tập sau.

MỞ ĐẦU Có thể nói, tư vấn pháp luật là hoạt động tư vấn mang tính đặc thù Nó không chỉ đòi hỏi tư vấn viên phải có trình độ hiểu biết pháp luật uyên bác, kiến thức chuyên môn vững vàng mà còn cần những kỹ năng cơ bản để có thể làm việc với khách hàng hiệu quả nhất Bên cạnh các kỹ năng tiếp xúc khách hàng, trong quá trình làm việc, bản thân tư vấn viên khi tư vấn cũng phải trang bị các kỹ năng khác nhau, phụ thuộc vào hình thức tư vấn khách hàng lựa chọn Trong đó, kỹ năng tư vấn pháp luật bằng lời nói là kỹ năng đầu tiên tư vấn viên cần nắm vững Bởi, theo thống kê thực tế, đa số các khách hàng đều lựa chọn phương thức tư vấn bằng lời nói dựa trên tính trực tiếp, dễ trao đổi và thỏa thuận Như vậy, khi tư vấn pháp luật bằng lời nói, tư vấn viên cần trang bị những kỹ năng gì? Để làm rõ hơn vấn đề này, em xin chọn đề tài “Phân tích kỹ năng tư vấn pháp luật bằng lời nói Minh họa bằng tình huống thực tiễn” làm đề tài nghiên cứu Tuy đã cố gắng, song bài làm không tránh khỏi đôi chỗ sai xót, kính mong các thầy cô xem xét và tận tình chỉ bảo để em có thể hoàn thiện hơn trong những bài tập sau NỘI DUNG I Vấn đề chung về kỹ năng tư vấn pháp luật bằng lời nói 1.1 Căn cứ thực hiện tư vấn pháp luật bằng lời nói Với tính chất của một dịch vụ pháp lý, quyền lợi và lựa chọn của khách hàng luôn là ưu tiên số một Bởi vậy, việc lựa chọn hình thức tư vấn bằng lời nói hay văn bản đều phụ thuộc vào bản thân khách hàng Như vậy, lựa chọn của khách hàng chính là căn cứ để tư vấn viên thực hiện tư vấn pháp luật bằng lời nói 1.2 Khái niệm kỹ năng tư vấn pháp luật bằng lời nói Đặc trưng của hình thức “nói” là ngôn ngữ Bởi vậy, tư vấn pháp luật bằng lời nói là cách tư vấn viên dùng ngôn ngữ trong lĩnh vực chuyên môn để cung cấp cho khách hàng những hiểu biết pháp lý về các vấn đề liên quan đến pháp luật, đồng thời đưa ra mọi thông tin để giải quyết các vấn đề khách hàng yêu cầu 1.3 Đặc điểm của kỹ năng tư vấn pháp luật bằng lời nói Thứ nhất, hoạt động nói của tư vấn viên cần ở trong khuôn khổ nghề nghiệp với những yêu cầu đặc thù Có nghĩa là, mặc dù tư vấn viên có thể đơn giản hóa các thuật ngữ pháp lý cho khách hàng dễ hiểu, nhưng tuyệt đối không được nói sai hoặc làm cho khách hàng hiểu sai Thứ hai, hoạt động nói của tư vấn viên phải hướng đến đối tượng và mục đích cụ thể Xuất phát từ nhiệm vụ giải quyết các công việc khách hàng yêu cầu, khi nói, tư vấn viên có thể đề cập đến các thông tin bên lề để khách hàng dễ mở lòng, nhưng những câu hỏi ấy phải xoay quanh khách hàng và vấn đề liên quan, không được xa rời thực tế, dẫn đến rối rắm và mất nhiều thời gian Thứ ba, hoạt động nói của tư vấn viên phải là công việc thực hiện nhiệm vụ nghề nghiệp của người tư vấn Có nghĩa là, tư vấn viên phải dùng ngôn ngữ của mình để giải quyết trực tiếp vấn đề khách hàng yêu cầu, không được vì mục đích cá nhân Thứ tư, hoạt động nói của tư vấn viên phải tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng Việc này vừa nhằm đáp ứng mục đích của khách hàng, vừa là yêu cầu bắt buộc đối với mỗi tư vấn viên khi tiến hành hoạt động tư vấn 1.4 Các hình thức tư vấn pháp luật bằng lời nói Thứ nhất, hình thức tư vấn trực tiếp Với hình thức này, khách hàng cần đến các văn phòng, trung tâm tư vấn pháp luật, làm việc trực tiếp với tư vấn viên Ưu điểm của hình thức này là khách hàng có thể dễ dàng trao đổi, thỏa thuận, cung cấp các tài liệu cần thiết để giải quyết công việc cho tư vấn viên Nhược điểm là phải đi lại, có thể sẽ mất một khoản chi phí lớn Thứ hai, hình thức tư vấn qua điện thoại, tổng đài Với hình thức này, khách hàng có thể làm việc với tư vấn viên ở bất cứ đâu, mất ít hoặc không mất chi phí, nhưng lại khó trao đổi rõ ràng, cụ thể vụ việc Thứ ba, hình thức tư vấn qua đài phát thanh, truyền hình Tương tự hình thức tư vấn qua điện thoại, việc tư vấn qua đài phát thanh, truyền hình sẽ tiết kiệm được chi phí nhưng đồng thời lại kéo dài thời gian giải quyết vụ việc hoặc khó để khách hàng hỏi lại các vấn đề chưa nắm rõ Thứ tư, hình thức tư vấn trực tuyến Hình thức này khá tiện dụng, có thể trực tiếp nói chuyện với tư vấn viên bằng cách facetime hoặc video call nhưng lại đòi hòi chất lượng kết nối internet cao, dễ mất kết nối dẫn đến hiệu quả làm việc không được như ý 1.5 Cách tính thù lao tư vấn pháp luật bằng lời nói Thứ nhất, dựa vào tính chất vụ việc pháp lý đơn giản hay phức tạp mà tư vấn viên cần xem xét hướng giải quyết Ví dụ, việc tư vấn giải quyết tranh chấp khoản nợ 10 triệu của cá nhân sẽ khác với tranh chấp 10 tỷ của công ty Mức phí cho hai vụ việc này cũng hoàn toàn khác nhau Thứ hai, dựa vào thời gian, công sức để thực hiện dịch vụ Thông thường, các trung tâm hoặc văn phòng tư vấn đều có bảng giá tính theo giờ cụ thể Thời gian tư vấn càng nhiều thì mức phí càng cao Thứ ba, dựa vào trình độ học vấn, tư vấn viên có thể yêu cầu các mức phí khác nhau Một tư vấn viên với bằng cấp bình thường hoặc đang học việc không thể so sánh với tư vấn viên có bằng xuất sắc hoặc đã có chứng chỉ khác của nước ngoài Đương nhiên, trình độ chuyên môn của tư vấn viên cũng tỉ lệ thuận với năng suất, cách giải quyết cũng như hiệu quả công việc cần giải quyết Thứ tư, dựa vào kinh nghiệm và uy tín, tư vấn viên cũng được quyền yêu cầu mức chi phí khác nhau Kinh nghiệm và uy tín của tư vấn viên có thể không liên quan đến bằng cấp Họ không hẳn có bằng cấp rất nổi bật, nhưng họ có sự trải nghiệm đa dạng với các vụ việc khác nhau Họ biết cần phải đi theo hướng nào có lợi nhất cho khách hàng Vì thế, họ có quyền ra chi phí cao hơn bình thường II Phân tích kỹ năng tư vấn pháp luật bằng lời nói 2.1 Kỹ năng nói khi tiếp xúc khách hàng Thứ nhất, tư vấn viên cần giới thiệu về bản thân, đồng nghiệp (nếu có) cũng như tổ chức hành nghề tư vấn pháp luật đang công tác Điều này giúp khách hàng nắm bắt thông tin về người cùng làm việc, thêm tin tưởng cũng như an tâm trình bày vụ việc Thứ hai, tư vấn viên cần yêu cầu khách hàng trình bày sơ qua nội dung vụ việc và yêu cầu tư vấn Bước này giúp tư vấn viên nắm được nội dung chính của vấn đề khách hàng đang đề cập, ngầm ước lượng trước những công việc cần làm Ở bước này, tư vấn viên cần tập trung lắng nghe và nhạy bén với những chi tiết khách hàng cung cấp chưa rõ hoặc chưa đầy đủ để hỏi lại Đồng thời cũng xác định được mục đích chính của khách hàng mà đưa ra phương án giải quyết phù hợp Cuối cùng, tư vấn viên cần thống nhất với khách hàng phương thức làm việc và cách tính thù lao tư vấn Nếu khách hàng có bất cứ thỏa thuận hay câu hỏi gì đều phải giải đáp cụ thể, rõ ràng, tránh trường hợp dẫn đến xung đột lợi ích giữa tư vấn viên và khách hàng 2.2 Kỹ năng nói khi trình bày các phương án tư vấn Thứ nhất, tư vấn viên cần xác định vấn đề pháp lý cần tư vấn Thông thường, mỗi khách hàng khi đến tư vấn đều có vấn đề pháp lý và mục đích khác nhau Khách hàng có thể trình bày vấn đề chính ngay từ đầu, cũng có thể chỉ kể xuôi vụ việc Bởi vậy, tư vấn viên cần nhạy bén trong cách làm việc với khách hàng nhằm nằm bắt vấn đề pháp lý chính mà khách hàng đề cập Ví dụ, cùng là câu chuyện về tài sản nhưng tư vấn viên phải căn cứ vào lời kể của khách hàng để xác định đó là tài sản do tranh chấp đất đai, ly hôn, thừa kế, đền bù dân sự hay kiện đòi tài sản, để đưa ra hướng giải quyết phù hợp Thứ hai, sau khi xác định được vấn đề pháp lý và mục đích tư vấn của khách hàng, tư vấn viên cần phân tích vấn đề trên cơ sở pháp lý Ở bước này, tư vấn viên cần nêu ra quy định của pháp luật để khách hàng nắm được Nếu khách hàng không hiểu, tư vấn viên có thể dùng ngôn ngữ của mình để diễn tả cho khách hàng Từ cơ sở pháp lý đó, tư vấn viên áp dụng với vấn đề khách hàng cần giải quyết Thứ ba,sau khi áp dụng vụ việc trên cơ sở pháp lý, tư vấn viên cần đánh giá những điểm mạnh và điểm yếu của hồ sơ Ví dụ, khi giải quyết vấn đề giành quyền nuôi con sau khi ly hôn, tư vấn viên phải đánh giá cho khách hàng những lợi thế của khách hàng như vấn đề tài chính, tình cảm, nhưng lại bất lợi ở tính chất công việc phải đi lại thường xuyên, ít có thời gian chăm sóc con cái Thứ tư, tư vấn viên nêu ra các phương án giải quyết Đi kèm mỗi phương án là ưu nhược điểm để khách hàng tự lựa chọn Nếu khách hàng lưỡng lự không biết chọn phương án nào, tư vấn viên có thể đề xuất phương án mình cho là khả quan hơn và để khách hàng chốt lại Thứ năm, sau khi đã có sự lựa chọn của khách hàng, tư vấn viên chốt lại yêu cầu và phương án tư vấn 2.3 Quy trình tư vấn pháp luật bằng lời nói Với hình thức tư vấn pháp luật bằng lời nói, tư vấn viên có thể linh động trong cách trình bày và giải quyết vụ việc Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả công việc tốt nhất, tư vấn viên cần tuân thủ quy trình tư vấn sau đây: Bước một, nghe khách hàng trình bày Ở bước này, tư vấn viên cần tập trung nghe khách hàng kể lại sự việc, đồng thời ghi chép tốc ký những sự kiện tiêu biểu Nếu bỏ lỡ thông tin gì phải hỏi lại khách hàng lập tức hoặc ghi chú để hỏi lại sau Cũng như vậy, với những chi tiết tư vấn viên cho rằng có thể khai thác thêm cũng cần hỏi lại khách hàng Trong tâm thế của một người tư vấn, tư vấn viên cần khéo léo gợi mở để khách hàng trả lời, cần lưu ý khách hàng trình bày trung thực và khách quan và nói rõ nhiệm vụ bảo mật thông tin cho khách hàng Bước hai, tóm tắt lại yêu cầu của khách hàng, các tình tiết liên quan theo cách hiểu của tư vấn viên Bước này giúp tư vấn viên thống nhất mục đích của khách hàng, tránh trường hợp nhầm lẫn dẫn đến tranh chấp giữa khách hàng và tư vấn viên Bước ba, yêu cầu khách hàng cung cấp những thông tin, tài liệu có liên quan đến việc cần tư vấn Bản thân khách hàng khi đến nhờ tư vấn cũng không biết cần giải quyết vụ việc như thế nào hoặc cần những tài liệu gì Bởi vậy, sau khi xem xét và thống nhất sự việc, tư vấn viên cần yêu cầu khách hàng cung cấp các tài liệu, thông tin liên quan nếu có để thuận lợi hơn trong quá trình tìm phương án giải quyết Lưu ý, khi nhận những tài liệu, thông tin đó, tư vấn viên cũng cần đính chính lại tính chân thực, hợp pháp Bước bốn, tra cứu tài liệu tham khảo Ở bước này, tư vấn viên cần bám vào các quy định của pháp luật để khách hàng thấy tư vấn viên đang giải quyết sự việc theo hướng khách quan Việc tra cứu này cũng đồng thời giúp tư vấn viên khẳng định lại suy nghĩ của mình, bởi bản thân tư vấn viên không phải lúc nào cũng nhớ chính xác được các quy định của pháp luật Trong trường hợp các tài liệu tra cứu chưa xác nhận được thời điểm có hoặc hết hiệu lực, tư vấn viên không nên vội vàng kết luận cách giải quyết cho khách hàng mà cần kiểm chứng lại, Bước năm, định hướng cho khách hàng Ở bước này, tư vấn viên định hướng cho khách hàng cách thức giải quyết vụ việc để họ lựa chọn Nếu khách hàng đã nắm rõ và tự giải quyết được thì quá trình tư vấn coi như kết thúc Trong trường hợp khách hàng có yêu cầu tư vấn viên thực hiện tư vấn bằng văn bản thì tư vấn viên cũng linh động giải quyết cho khách hàng 2.4.Các yêu cầu đối với hoạt động tư vấn pháp luật bằng lời nói  Về nội dung nói Tư vấn viên cần nói đúng pháp luật, đầy đủ nội dung, nói một cách khách quan, không tùy tiện, nói có căn cứ, có lập luận chặt chẽ và quan trọng nhất là nói có chất lượng  Về cách nói Tư vấn viên cần lựa chọn ngôn ngữ chuẩn xác, ngắn gọn, dễ hiểu Trình bày sự việc rành mạch, rõ ràng, tóm tắt những vấn đề quan trọng, then chốt để khách hàng dễ dàng nắm được Bên cạnh đó, tư vấn viên cũng cần lưu ý đối tượng khách hàng để có lối nói phù hợp Một điểm cộng nữa cho tư vấn viên chính là khả năng nói thu hút Điều này không chỉ khiến khách hàng tập trung vào lời nói của tư vấn viên mà còn gây thiện cảm đối với khách hàng III Tình huống thực tiễn minh họa 3.1 Giới thiệu tình huống Chị Nguyễn Thị Hồng Vân (21 tuổi), quen biết và có quan hệ yêu đương với anh Nguyễn Văn Long (23 tuổi) Trong thời gian yêu nhau, hai người có phát sinh quan hệ tình dục Một thời gian sau, chị Nguyễn Thị Hồng Vân phát hiện anh Nguyễn Văn Long lừa dối mình, lăng nhăng với nhiều cô gái khác Chị Vân tức giận đòi chia tay nhưng anh Long không đồng ý và dọa sẽ tung clip sex cũng như ảnh nóng của chị Vân lên mạng Chị Vân không muốn tiếp tục quan hệ với anh Long nhưng sợ sẽ bị phát tán ảnh nhạy cảm nên tạm thời hòa hoãn Ngày 10/4/2017, chị đến Trung tâm tư vấn Pháp luật trường Đại học Luật Hà Nội nhờ tư vấn cách giải quyết trong trường hợp này (Chị Vân đã gọi điện và kể sơ qua vụ việc với Trung tâm trước đó) 3.2 Phân tích kỹ năng tư vấn bằng lời nói qua tình huống minh họa thực tiễn 3.2.1 Kỹ năng nói khi tiếp xúc khách hàng Đầu tiên, tư vấn viên nên xác nhận lại thông tin khách hàng do chị Vân đã gọi điện và thông báo trước đó Việc làm này sẽ khiến khách hàng cảm thấy được quan tâm và tin tưởng hơn vào người tư vấn Ví dụ :"Chào chị, chị có phải chị Vân đã gọi điện đến Trung tâm tư vấn vào chiều qua, nhờ tư vấn về vấn đề bảo vệ hình ảnh cá nhân của mình không ạ?" Tiếp theo, tư vấn viên cần giới thiệu qua về bản thân mình và đồng nghiệp (nếu có) Ví dụ: "Tôi là luật sư Nguyễn Thái Hoa, 34 tuổi, đang làm việc tại Trung tâm tư vấn Pháp luật trường Đại học Luật Hà Nội với vai trò tư vấn viên, đã có kinh nghiệm 8 năm trong nghề, chuyên phụ trách mảng hình sự." Sau khi đã trao đổi các thông tin cơ bản để khách hàng dễ dàng chia sẻ câu chuyện của mình, tư vấn viên đặt các câu hỏi để khách hàng trả lời Trong giai đoạn này, cần tập trung lắng nghe và cực kỳ nhạy bén với các thông tin khách hàng đưa ra Có thể ghi lại những thông tin cho rằng có thể khai thác thêm và khéo léo ngắt lời khách hàng “Xin lỗi chị, có thể ngắt lời chị một chút được không ạ? Chị có thể cho biết thêm về không ạ” hoặc hỏi lại khách hàng sau Có thể hỏi các câu hỏi xoay quanh sự việc như: “Chị và anh Long đã có quan hệ yêu đương được bao lâu? Việc quan hệ tình dục là tự nguyện hay ép buộc? Chị có biết về việc anh Long ghi lại clip cũng như hình ảnh nhạy cảm của mình không? Chị có đồng ý để anh Long ghi lại không? ” Sau khi đã khai thác xong những thông tin cần thiết cho việc giải quyết vụ việc, cần tóm tắt lại sự kiện chính và đề nghị khách hàng xác nhận, hỏi lại khách hàng mục đích tư vấn Ví dụ “Đối với sự việc trên, chị muốn được tư vấn trong những trường hợp nào? Mục đích của chị đối với việc tư vấn là gì?” Cuối cùng, khi đã thống nhất mục đích của khách hàng, tư vấn viên trình bày phương án, cách thức làm việc cũng như mức chi phí Ví dụ, quy định chung của Trung tâm là 500.000 đồng /1 tiếng tư vấn Thời gian tư vấn sẽ được nhân lên để tính mức chi phí phải trả cuối cùng Bên cạnh đó lưu ý khách hàng những khoản chi phí có thể phát sinh khi giải quyết vụ việc 3.2.2 Kỹ năng nói khi trình bày các phương án tư vấn • Xác định vấn đề pháp lý Với vụ việc của chị Vân, trước hết tư vấn viên cần xác định vấn đề pháp lý Ở đây, anh Long dọa sẽ tung clip và ảnh nóng của chị Vân lên mạng, hành vi này trái với quy định của pháp luật Như vậy, vấn đề pháp lý có thể diễn đạt ngắn gọn thành “Anh Long không được phép (hoặc không có quyền) đăng clip và ảnh nhạy cảm của chị Vân lên mạng” Từ vấn đề pháp lý này, tư vấn viên mới xác định được căn cứ pháp lý và định hướng phương án giải quyết vụ việc cho chị Vân • Xác định căn cứ pháp lý Xét thấy, nếu anh Long đăng clip và ảnh nhạy cảm của chị Vân lên mạng thì không chỉ xâm phạm đến quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm; quyền cá nhân đối với hình ảnh; quyền về đời sống riêng tư của chị Vân mà còn được coi là một hành vi làm nhục nếu nội dung clip và các bức ảnh làm ảnh hưởng nặng nề đến cuộc sống và tâm lý của chị Vân Điều này đã được quy định rõ trong Điều 21 Hiến pháp 2013 “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình ” Từ Hiến pháp, Luật dân sự và Luật hình sự cũng đã có những quy định cụ thể Trong đó: - Khoản 1, 3 Điều 32 Bộ luật dân sự 2015 quy định: “1 Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý Việc sử dụng hình ảnh của người khác vì mục đích thương mại thì phải trả thù lao cho người có hình ảnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác 3 Việc sử dụng hình ảnh mà vi phạm quy định tại Điều này thì người có hình ảnh có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định buộc người vi phạm, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh, bồi thường thiệt hại và áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật.” Điều luật này có nghĩa là, chị Vân có quyền quyết định sử dụng hình ảnh của mình, không ai được phép sử dụng hình ảnh của chị Vân nếu chưa được chị đồng ý Bởi vậy, nếu anh Long tự ý tung ảnh và clip nhạy cảm của chị lên mạng thì sẽ vi phạm pháp luật Dân sự và sẽ bị xử phạt - Khoản 1,3,5 Điều 34 Bộ luật dân sự 2015 quy định: “1 Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ 3 Thông tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng nào thì phải được gỡ bỏ, cải chính bằng chính phương tiện thông tin đại chúng đó Nếu thông tin này được cơ quan, tổ chức, cá nhân cất giữ thì phải được hủy bỏ 5 Cá nhân bị thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín thì ngoài quyền yêu cầu bác bỏ thông tin đó còn có quyền yêu cầu người đưa ra thông tin xin lỗi, cải chính công khai và bồi thường thiệt hại.” Điều luật này có nghĩa là, chị Vân có quyền bảo vệ danh dự, nhân phẩm của mình, không ai được phép công bố hình ảnh có thể xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm của chị Trong trường hợp này, nếu anh Long tung ảnh và clip của chị Vân lên mạng là đã trực tiếp xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm của chị Vân và sẽ bị xử phạt - Khoản 1 Điều 155 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 đã quy định : “1 Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phat cải tạo không giam giữ đến ba năm.” Xúc phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm là việc một người dùng lời nói, hình ảnh hoặc các phương tiện khác nhằm bêu rếu, khiến người khác có cái nhìn xấu về người bị xúc phạm Ở đây, hành vi tung clip và ảnh nóng chị Vân của anh Long lên mạng là hành vi có thể gây hậu quả nghiêm trọng đến danh dự, nhan phẩm của chị Vân Bởi sức lan tỏa của mạng Internet rất lớn, nếu những hình ảnh đó bị phát tán thì không chỉ một mà rất nhiều người sẽ có cái nhìn khinh bỉ, tiêu cực, thậm chí là xúc phạm nhân phẩm chị Vân nặng nề Như vậy, hành vi này trái với luật Hình sự Nếu vi phạm sẽ bị xử phạt • Đánh giá hồ sơ vụ việc Từ những quy định trên, tư vấn viên có thể khẳng định với khách hàng, hành vi đe dọa của anh Long đã xâm phạm đến quan hệ xã hội được cả Pháp luật Dân sự và Pháp luật Hình sự bảo vệ Vậy, có thể đánh giá hồ sơ vụ việc của chị Vân như sau :  Về ưu điểm: - Chị Vân có những căn cứ pháp lý rõ ràng để yêu cầu anh Long không được phép đăng tải clip và ảnh nóng của mình lên mạng - Chị Vân có thể giải quyết vụ việc trên phương diện dân sự hoặc hình sự  Về nhược điểm: - Chị Vân đang ở thế bị động vì anh Long mới là người nắm giữ clip và ảnh của chị - Hành vi của anh Long có thể ảnh hưởng trực tiếp đến danh dự, nhân phẩm của chị Vân • Đề xuất và đánh giá phương án giải quyết vụ việc  Phương án thứ nhất: kiện dân sự: Chị Vân có thể áp dụng quy định tại Khoản 1,3 Điều 32 hoặc Khoản 1,3,5 Điều 34 Bộ luật Dân sự 2015 để yêu cầu anh Long không được phát tán clip và ảnh của mình Việc này trước hết xuất phát trên cơ sở thỏa thuận, đảm bảo đúng nguyên tắc của Luật Dân sự Nếu anh Long tiếp tục vi phạm, chị Vân có quyền kiện dân sự anh Long và anh Long phải bồi thường thiệt hại, đồng thời có thể nhận các hình phạt khác theo luật  Ưu điểm: Giải quyết nhanh chóng trên cơ sở thỏa thuận Hạn chế tối đa việc anh Long phát tán ảnh và clip của chị Vân trên mạng  Nhược điểm: Tính răn đe không được cao do anh Long chỉ cần mất một khoản tiền bồi thường và các hình phạt khác không được nêu cụ thể  Phương án thứ hai: Kiện hình sự Chị Vân có thể áp dụng quy định tại Khoản 1 Điều 155 Bộ luật Hình sự để kiện anh Long về tội làm nhục người khác, có thể phạt tù từ hai tháng đến ba năm  Ưu điểm: Tính răn đe cao  Nhược điểm: Thủ tục lằng nhằng, phức tạp Trong trường hợp anh Long đã phát tán ảnh và clip có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm của chị Vân Sau khi khách hàng lựa chọn phương án giải quyết, cảm thấy có thể tự mình giải quyết được thì việc tư vấn kết thúc, khách hàng trả phí theo đúng thỏa thuận ban đầu Nếu khách hàng muốn tư vấn viên giải quyết sẽ kí một hợp đồng dịch vụ pháp lý và thực hiện việc tư vấn bằng hình thức thứ hai -hình thức tư vấn bằng văn bản KẾT LUẬN Tư vấn pháp luật là một nghề sử dụng trí tuệ của những chuyên gia trong lĩnh vực pháp luật, là hoạt động mang tính chất lao động trí óc bằng việc sử dụng chất xám, đòi hỏi phải có kỹ năng tư vấn và sự hiểu biết pháp luật một cách sâu rộng, thấu hiểu cuộc sống cũng như phải có một đạo đức hành nghề, lương tâm và trách nhiệm Như vậy, để hoạt động tư vấn pháp luật được diễn ra một cách có hiệu quả, bản thân tư vấn viên phải không ngừng trau dồi kiến thức, rèn luyện kỹ năng và tích lũy kinh nghiệm Có như vậy, việc áp dụng pháp luật vào giải quyết các vụ việc thực tế cho khách hàng mới đạt hiệu quả tốt nhất Bản thân các sinh viên Luật khi còn ngồi trên ghế nhà trường, bên cạnh việc tích lũy kiến thức cũng nên va chạm để nhìn rộng hơn vào cuộc sống, lấy đó làm hành trang vững trãi bước vào nghề về sau DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Giáo trình Kỹ năng tư vấn pháp luật - Nhà xuất bản Công an Nhân dân2012 2 http://www.luatdaiviet.vn/xem-tin-tuc/ky-nang-cua-luat-su-trong-tuvan-phap-luat 3 http://tailieu.vn/doc/bai-giang-ky-nang-hanh-nghe-tu-van-phap-luat1689082.html 4 http://www.thuvienmienphi.com/doc/aRhJfb/ky-nang-tu-van-phap-luat 5 http://dhluat.blogspot.com/2015/04/hoc-ve-ki-nang-tu-van-phap-luatbang.html 6 Hiến pháp 2013 7 Bộ Luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 8 Bộ luật Dân sự 2015 ... tâm tư vấn Pháp luật trường Đại học Luật Hà Nội nhờ tư vấn cách giải trường hợp (Chị Vân gọi điện kể sơ qua vụ việc với Trung tâm trước đó) 3.2 Phân tích kỹ tư vấn lời nói qua tình minh họa thực. .. định vấn đề pháp lý mục đích tư vấn khách hàng, tư vấn viên cần phân tích vấn đề sở pháp lý Ở bước này, tư vấn viên cần nêu quy định pháp luật để khách hàng nắm Nếu khách hàng khơng hiểu, tư vấn. .. đột lợi ích tư vấn viên khách hàng 2.2 Kỹ nói trình bày phương án tư vấn Thứ nhất, tư vấn viên cần xác định vấn đề pháp lý cần tư vấn Thông thường, khách hàng đến tư vấn có vấn đề pháp lý mục

Ngày đăng: 15/10/2019, 23:28

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan