Xuất phát từ thực tế trên, nhằm góp phần thực hiện tốt chủ trương đổi mới giáo dục, đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học, tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, tôi đề xuất giả
Trang 1
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Mã số ( do Thường trực Hội đồng ghi)……… …
1 Tên sáng kiến: HƯỚNG DẪN HỌC SINH THIẾT KẾ VÀ KHAI THÁC
BÁO TƯỜNG LỊCH SỬ
(Ngô Văn Đức, @THPT Phan Thanh Giản)
2 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giảng dạy môn lịch sử
3 Mô tả bản chất của sáng kiến:
3.1 Tình trạng giải pháp đã biết:
Những năm gần đây, trong hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học, ngành giáo dục luôn nhấn mạnh nhiệm vụ: Đẩy mạnh việc chuyển các hoạt động tập thể, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, hoạt động ngoại khóa sang hướng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo Đa dạng hóa các hình thức dạy học, chú ý các hoạt động trải nghiệm sáng tạo Khuyến khích tổ chức, thu hút học sinh tham gia các hoạt động trải nghiệm sáng tạo phù hợp với nội dung học tập và năng lực của học sinh; tăng cường tính giao lưu hợp tác nhằm thúc đẩy học sinh hứng thú học tập, rèn luyện
kỹ năng sống, bổ sung hiểu biết về các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc và tinh hoa văn hóa thế giới
Trang 2
Do nội dung chương trình nặng, hình thức dạy học hiện nay chủ yếu diễn ra trên lớp, chủ yếu khai thác thông tin từ sách giáo khoa Việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, tạo điều kiện để học sinh tìm hiểu, mở rộng kiến thức, qua đó
mà phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh chưa được chú trọng
Xuất phát từ thực tế trên, nhằm góp phần thực hiện tốt chủ trương đổi mới giáo dục, đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học, tổ chức các hoạt động trải
nghiệm sáng tạo, tôi đề xuất giải pháp “Hướng dẫn học sinh thiết kế và khai thác báo tường lịch sử”.
3.2 Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:
3.2.1 Mục đích của giải pháp:
- Khắc phục những hạn chế của sách giáo khoa như thiếu hình ảnh, tư liệu minh họa Giúp học sinh có điều kiện tiếp xúc với nguồn tư liệu thành văn, tư liệu hình ảnh phong phú, biết cách khai thác, biên tập, phục vụ cho việc học tập bộ môn lịch sử Giúp học sinh nhận thức lịch sử một cách cụ thể, sinh động, trên cơ sở đó các em có điều kiện khắc sâu kiến thức, phân tích, so sánh, nhận xét, đánh giá, rút
ra bài học lịch sử
- Định ra cách thức tổ chức một hoạt động trải nghiệm sáng tạo cụ thể, có liên quan đến bộ môn lịch sử, góp phần thực hiện chủ trương của ngành về việc sử dụng các tài liệu về di sản văn hóa để dạy học; tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh
Trang 3
3.2.2.1 Tính mới, điểm khác biệt so với giải pháp cũ:
Thông qua hoạt động làm báo tường lịch sử, học sinh được học tập cách tiếp cận tư liệu lịch sử từ nhiều nguồn khác nhau, biết cách khai thác, chọn lọc, sắp xếp tư liệu, hệ thống hóa các kiến thức tiếp nhận được Trên cơ sở đó, học sinh có thể trình bày thành các bài viết trên báo tường giới thiệu về các sự kiện, nhân vật, công trình kiến trúc nghệ thuật, di tích lịch sử văn hóa Tạo điều kiện để các em thể hiện tài năng, phát triển năng lực làm việc nhóm, năng lực sáng tạo
Báo tường mang đến cho học sinh những tư liệu, hình ảnh trực quan cụ thể, sinh động, khắc phục những hạn chế về hình ảnh, tư liệu trong sách giáo khoa Báo tường được trưng bày gần gũi với các em nhiều ngày, giúp các em có điều kiện nhận diện cụ thể, rõ ràng hơn kiến thức lịch sử, giúp các em tự khám phá, lĩnh hội, khắc sâu kiến thức, khắc phục tình trạng kiến thức lịch sử chỉ đến được với các em học sinh thông qua sách giáo khoa hoặc do giáo viên cung cấp
Với những chủ đề gắn với mục đích giúp học sinh tìm hiểu các
sự kiện, nhân vật lịch sử nhân kỉ niệm những ngày lễ lớn hoặc vấn
đề chủ quyền biển đảo, báo tường còn là hình thức tuyên truyền
có hiệu quả thay cho những bài diễn văn khô khan
Trang 4
3.2.2.2 Cách thức và các bước thực hiện giải pháp
* Hướng dẫn học sinh thiết kế báo tường:
- Chọn lựa chủ đề:
Căn chọn lựa: Nội dung chương trình học tập bộ môn hoặc kế hoạch của nhà trường về việc tổ chức các hoạt động giáo dục lịch
sử, truyền thống, kỉ niệm các ngày lễ lớn trong năm, kỉ niệm ngày sinh, ngày mất của các nhân vật lịch sử
Có thể chọn lựa một số chủ đề như:
+ Các sự kiện lịch sử trọng đại gắn với các ngày lễ lớn trong năm, chẳng hạn: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, Cách mạng tháng Tám - 1945, chiến thắng Điện Biên Phủ - 1954, Đại thắng mùa Xuân 1975
+ Danh nhân lịch sử thế giới, danh nhân nước nhà, danh nhân địa phương, danh nhân mà trường mang tên
+ Di sản văn hóa thế giới, di sản văn hóa Việt Nam, di sản văn hóa địa phương
+ Biển đảo Việt Nam
- Chia nhóm, giao chủ đề:
Chia lớp thành nhiều nhóm, mỗi nhóm khoảng 5-6 học sinh Yêu cầu các nhóm bầu nhóm trưởng, thư ký
Trang 5Cho các nhóm bốc thăm chọn chủ đề, cũng có thể cho tất cả các nhóm cùng làm một chủ đề nhưng tiếp cận ở những góc độ khác nhau Ví dụ: Cùng chủ đề nhân vật lịch sử, nhóm 1 tìm hiểu sự nghiệp chính trị, nhóm 2 tìm hiểu đóng góp về văn hóa, nhóm 3 tìm hiểu những nhận định, đánh giá về nhân vật lịch sử
- Hướng dẫn các nhóm xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện:
Yêu cầu các em xác định các bước cần thực hiện, phân công nhiệm vụ rõ ràng, tránh tình trạng chỉ có một vài học sinh làm, những học sinh khác không có việc Hướng dẫn để các em nắm rõ bố cục, cách thức trang trí, các vật dụng cần chuẩn bị như giấy khổ to (giấy rô - ki làm báo tường), bút lông, màu, cọ; nẹp gỗ để đóng khung, đinh, dây
Để đảm bảo chất lượng nội dung của tờ báo tường, giáo viên cần hướng dẫn học sinh cách thức tra cứu, sưu tầm, tiếp cận tư liệu hình ảnh, tư liệu thành văn, cách thức biên tập nội dung trên cơ sở rất nhiều nguồn tư liệu
- Với sự kiện lịch sử: yêu cầu các em tìm hiểu để làm rõ hoàn cảnh lịch sử, nguyên nhân, thời gian, địa điểm diễn ra sự kiện, diễn biến, kết quả, tác động của
sự kiện đến tiến trình lịch sử
- Với nhân vật lịch sử: yêu cầu các em tìm hiểu ghi chép các thông tin về năm sinh, năm mất, quê hương, gia đình, hoàn cảnh xuất thân, thái độ chính trị, lập trường, tư tưởng, quan điểm của nhân vật, các giai đoạn hoạt động, lĩnh vực hoạt động, mức độ ảnh hưởng, đóng góp của nhân vật lịch sử đối với thời đại mà nhân
Trang 6vật đó sống và hoạt động, đối với ngày nay (nếu có) Đánh giá của các học giả, các nhà nghiên cứu hoặc người đương thời về nhân vật đó
- Các di sản văn hóa - Công trình kiến trúc nghệ thuật: được xây dựng ở đâu, thời gian nào, mục đích/lý do xây dựng, giá trị nghệ thuật
- Với tranh ảnh: cần nắm rõ nguồn gốc, tác giả, thời điểm xuất hiện, nội dung lịch sử ẩn chứa trong tranh ảnh
Do khuôn khổ của báo tường có hạn, giáo viên cần hướng dẫn học sinh biên tập nội dung sao cho rõ, gọn, chính xác, khoa học, trình bày bố cục hài hòa, cân đối, trang trí màu sắc sáng, đẹp, thu hút người xem
Để đảm bảo tính chính xác, khoa học, đáp ứng yêu cầu giáo dục học sinh, giáo viên cần kiểm duyệt thông tin trước khi cho các em trình bày hình ảnh, bài viết trên báo tường
* Khai thác, sử dụng báo tường lịch sử:
- Sử dụng cho việc dạy học nội dung chương trình lịch sử : trưng bày trên lớp phục vụ cho hoạt động dạy học các bài cụ thể, giúp học sinh có điều kiện tìm hiểu,
mở rộng kiến thức Để phát huy tính tích cực của học sinh, khai thác tối đa giá trị thông tin mà báo tường mang lại, giáo viên cần yêu cầu học sinh nghiên cứu thông tin trên báo tường, thuyết trình, báo cáo trước lớp, đóng vai người hướng dẫn, giới thiệu một công trình, di tích lịch sử, văn hóa, một nhân vật lịch sử cụ thể
Trang 7
- Trưng bày cho học sinh tham quan, tìm hiểu nhân kỷ niệm các ngày lễ lớn, ngày sinh, ngày mất của các nhân vật lịch sử Cũng có sử dụng báo tường để triển lãm chuyên đề, chẳng hạn chuyên đề Biển đảo Việt Nam
- Trang trí học tập bộ môn, phòng truyền thống, giới thiệu khách tham quan về truyền thống, di sản văn hóa ở địa phương
Căn cứ chất lượng sản phẩm báo tường của các nhóm, giáo viên cần nhận xét, đánh giá cụ thể để động viên tinh thần các em Theo chủ trương đổi mới kiểm tra, đánh giá hiện nay, giáo viên có thể sử dụng nhiều hình thức đánh giá khác nhau thay cho các bài kiểm tra hiện hành Do vậy, giáo viên cũng có thể chấm điểm các tờ báo tường lịch sử thay cho một bài kiểm tra
3.3 Khả năng áp dụng của giải pháp:
Những mô tả cụ thể về cách thức thực hiện giải pháp nêu ra trong sáng kiến cho thấy việc hướng dẫn học sinh thiết kế, khai thác báo tường lịch sử là việc làm không khó, tất cả giáo viên đều có thể tham khảo, vận dụng trong dạy học bộ môn lịch sử và tham mưu với nhà trường trong tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm góp phần phát triển phẩm chất, năng lực học sinh
Sáng kiến có thể áp dụng và triển khai nhân rộng ở nhiều đơn vị trên địa bàn trong và ngoài tỉnh
3.4 Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp:
Trang 8Thông qua hoạt động làm báo tường lịch sử, học sinh có điều kiện tìm hiểu chi tiết, cụ thể, hiểu sâu hơn các kiến thức có liên quan đến nội dung chương trình học tập, qua đó góp phần nâng cao chất lượng học tập bộ môn lịch sử Việc tìm hiểu sâu hơn, chi tiết hơn về các sự kiện, nhân vật lịch sử, các di sản văn hóa còn góp phần giáo dục tư tưởng, đạo đức học sinh, bồi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước Giúp học sinh có ý thức tôn trọng, giữ gìn và tuyên truyền, vận động, nhắc nhở các bạn cùng giữ gìn di sản văn hoá của quê hương, đất nước
Qua làm báo tường, học sinh có điều kiện rèn tính tích cực, tự lực thực hiện các nhiệm vụ được giao, biết lựa chọn các nguồn tài liệu phù hợp; biết chọn lọc và ghi chép được thông tin cần thiết; bổ sung và mở rộng thêm kiến thức
Trong quá trình tham gia hoạt động nhóm, học sinh có điều kiện thể hiện trách nhiệm, vai trò của mình trong nhóm; tự đánh giá khả năng của mình và đánh giá khả năng của các thành viên trong nhóm để phân công công việc phù hợp; chủ động hoàn thành phần việc được giao; nêu mặt được, mặt thiếu sót của cá nhân và của cả nhóm; lắng nghe tích cực trong giao tiếp, học hỏi các thành viên trong nhóm
Hoạt động làm báo tường lịch sử còn giúp các em biết sử dụng đúng cách các thiết bị công nghệ thông tin; biết khai thác, sử dụng máy vi tính và mạng internet
Trang 9trong học tập; biết đánh giá sự phù hợp của thông tin, dữ liệu đã tìm thấy với nhiệm
vụ đặt ra
3.5 Tài liệu kèm theo gồm: Hình ảnh một số sản phẩm báo tường
Bến Tre, ngày 21 tháng 03 năm 2018
MỘT SỐ HÌNH ẢNH BÁO TƯỜNG LỊCH SỬ