Bởi đây là một môn học rất nhạy bén đối với những vấn đề xã hội, việc vận dụng kiến thức liên môn, cung cấp thông tin, liên hệ thực tế là một trong những yêu cầu quan trọng giúp học sinh
Trang 1CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Mã số: ………
1 Tên sáng kiến: Tích hợp kiến thức liên môn, thông tin, tư liệu, hình ảnh trong giảng dạy GDCD 10
(Hồ Thị Hồng Nhạn, Huỳnh Thị Như Huỳnh, Lê Thị Huệ Hương,
@THPT Nguyễn Đình Chiểu)
2 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Chuyên môn
3 Mô tả bản chất của sáng kiến:
3.1.Tình trạng giải pháp đã biết:
3.1.1 Hiện trạng trước khi áp dụng giải pháp:
Trước đây, môn GDCD chưa được nhiều trường phổ thông quan tâm , giáo viên dạy bộ môn này chưa thực sự đầu tư cao trong bài dạy Nội dung bài dạy đơn điệu, phương pháp dạy học chưa phù hợp, chỉ mới dừng lại ở gợi ý các em nhớ lại
và trả lời vấn đáp trong quá trình giảng dạy, chưa tạo ra được không khí tích cực, sôi động khi tham gia bài học Hơn nữa, việc vận dụng kiến thức liên môn ở những môn học khác cũng chưa phổ biến nên các em học sinh cũng chưa quen vận dụng nhạy bén, thành thạo
Vì vậy, làm thế nào để dạy và học tốt chương trình GDCD Đặc biệt đây là năm thứ hai môn GDCD được lựa chọn là môn thi THPT quốc gia Vì vậy, phải trang bị kiến thức cho các em ngay từ năm học đầu tiên của cấp THPT Bởi đây là một môn học rất nhạy bén đối với những vấn đề xã hội, việc vận dụng kiến thức liên môn, cung cấp thông tin, liên hệ thực tế là một trong những yêu cầu quan trọng giúp học sinh hiểu và yêu thích bộ môn, để những kiến thức mà giáo viên truyền tải đến các em vẫn còn động lại trong suy nghĩ và hành động của các em, Để làm rõ hơn tính tích cực và khả năng vận dụng tích hợp kiến thức liên môn, thông tin, tư liệu trong dạy học môn Giáo dục công dân Đó là lí do tôi chọn đề tài: “ Tích hợp
Trang 2kiến thức liên môn, thông tin, tư liệu, hình ảnh trong giảng dạy Giáo Dục Công Dân 10”
3.1.2 Ưu, khuyết điểm của giải pháp đã, đang được áp dụng tại đơn vị.
+ Ưu điểm:
Trong những năm qua việc đổi mới phương pháp dạy và học môn GDCD được thực hiện khá đồng bộ Giáo viên giảng dạy áp dụng nhiều phương pháp khác nhau Trong đó, dạy học tích hợp kiến thức liên môn, bên cạnh việc kết hợp thông tin, hình ảnh, tư liệu… đang được quan tâm thực hiện trong thời gian qua Vấn đề
là dạy như thế nào để các kiến thức môn học khác được lồng ghép vào bài dạy môn Giáo dục công dân một cách logic, không gượng ép và đem lại sự thoải mái khi tiếp thu kiến thức bài học Thực hiện tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học, kết hợp với minh họa bằng thông tin, hình ảnh sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho việc hình thành và phát triển năng lực, kĩ năng giải quyết các vấn đề học tập, mối quan hệ bạn bè và xã hội của học sinh được giải quyết một cách nhẹ nhàng nhưng hiệu quả cao; đồng thời giúp giáo viên dạy môn Giáo dục công dân tự tin hơn và khẳng định được vị trí quan trọng môn học
Dạy học liên môn là hình thức tìm tòi những nội dung giao thoa giữa các môn học với nhau, những khái niệm, tư tưởng chung giữa các môn học, tức là con đường tích hợp những nội dung từ một số môn học có liên hệ với nhau như : Lí – Hóa – Sinh, Văn – Sử - Địa Dạy học tích hợp được hình thành trên cơ sở của những quan niệm tích cực quá trình dạy và học, thực hiện quan điểm tích hợp trong giáo dục sẽ góp phần phát triển tư duy tổng hợp, năng lực giải quyết vấn đề và làm cho việc học tập trở nên ý nghĩa hơn so với việc thực hiện giáo dục một cách riêng
rẽ Tuy nhiên, các môn vẫn giữ vị trí độc lập với nhau, chỉ tích hợp những phần gần nhau, trong quá trình dạy học chỉ cần khai thác, vận dụng các kiến thức có liên quan đến bài giảng mình đang thực hiện
Trang 3Dạy học kiến thức liên môn giúp cho giờ học trở nên sinh động hơn vì không chỉ có giáo viên là người trình bày mà học sinh cũng tham gia vào quá trình tiếp nhận kiến thức và phản hồi vấn đề thảo luận từ đó phát huy tính tích cực, giúp không khí lớp học sôi động Tạo cho học sinh một thói quen nhạy bén trong tư duy, phản hồi và lập luận diễn đạt tốt hơn Quan tâm, am hiểu kiến thức thời sự xã hội
Bên cạnh tích hợp kiến thức liên môn, việc sử dụng thông tin, hình ảnh, tư liệu sẽ tăng niềm hứng thú, tình yêu, sự say mê đối với môn học Đồng thời, giúp các em củng cố, mở rộng, khắc sâu kiến thức trọng tâm bài học một cách hiệu quả; nâng cao kỹ năng phân tích, giải quyết vấn đề, kỹ năng trình bày ý kiến trước đám đông
+ Hạn chế:
Đây là môn học với lượng kiến thức xã hội rất rộng và đa dạng Người dạy cần đầu tư thời gian để thường xuyên cập nhật thông tin mới có tính thời sự và liên quan đến nội dung bài học, việc sưu tầm tài liệu cần phải được chọn lọc Đồng thời, người dạy phải am hiểu kiến thức các môn liên quan
Khi tích hợp kiến thức liên môn, sử dụng thông tin, tư liệu để minh họa, nếu giáo viên không có năng lực quản lý lớp, không định hướng cho học sinh đi vào giải quyết những vấn đề trọng tâm thì sẽ bị cuốn theo những cuộc tranh luận mất trật tự của học sinh
Một bộ phận học sinh chưa chú trọng nhiều đến môn học.Vì vậy khi được hỏi, khai thác sâu vấn đề các em thường tỏ ra lúng túng hoặc không thể trả lời câu hỏi làm mất thời gian hoặc không tạo được không khí tích cực Một số học sinh, chưa hiểu hết ý nghĩa, tầm quan trọng của việc học liên môn
Giải pháp cũng đòi hỏi tinh thần tự học, thái độ làm việc nghiêm túc và khả năng tư duy độc lập, sáng tạo, năng động, nhớ kiến thức từ các môn có liên quan, đặc biệt là môn Văn, Sử, Địa Nếu học sinh học thụ động, không hợp tác thì sẽ làm giảm hiệu quả bài giảng
Trang 43.2 Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:
3.2.1 Mục đích của giái pháp:
Nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn GDCD, tạo sự hấp dẫn, hứng thú, cho học sinh trong quá trình học tập và làm cho môn GDCD thật sự xứng đáng với vị trí, ý nghĩa và tầm quan trọng của bộ môn trong nhà trường THPT Nhằm đảm bảo cho các em học sinh nắm vững và khắc sâu kiến thức, có khả năng phân tích, xử lí tình huống tốt để chuẩn bị cho kì thi Trung học phổ thông quốc gia
Trong chương trình GDCD có nhiều nội dung khá khó với nhận thức lứa tuổi của các em; nếu giáo viên không tích hợp kiến thức liên môn, không minh họa bằng hình ảnh, tư liệu mang tính thực tiễn học sinh khó ghi nhớ nội dung bài hay muốn tìm hiểu thêm kiến thức chuyên sâu, dẫn đến gây nhàm chán trong học tập
Vì vậy, khi giảng dạy môn GDCD, người giáo viên phải biết tổ chức các hoạt động của học sinh sao cho kích thích được sự nổ lực suy nghĩ, tìm tòi, tái hiện lại kiến thức từ các môn học khác có liên quan, tự khai thác thông tin, phân tích, xử lí tình huống, tự kiến tạo tri thức và các em tham gia nhiệt tình hào hứng vào giờ học.Tất
cả các bài học học sinh tiếp thu được ở trên lớp nó được phản ánh khá rõ nét trong cuộc sống hàng ngày của các em Từ những hành vi đạo đức lối sống, thái độ của học sinh trong cuộc sống hàng ngày nó đánh giá kết quả giảng dạy của người giáo viên Góp phần đổi mới phương pháp giáo dục theo hướng phát huy tính tích cực chủ động của học sinh và giúp giáo viên đổi mới phương pháp giảng dạy, học sinh thay đổi cách học, đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá theo đúng năng lực học sinh
3.2.2 Nội dung giải pháp:
+ Tính mới, sự khác biệt của giải pháp:
- Tích hợp kiến thức liên môn, bên cạnh việc sử dụng thông tin, tư liệu, hình ảnh,
để minh họa nội dung bài học sẽ tạo tính đa dạng trong các hoạt động dạy học, góp phần đổi mới phương pháp dạy học
Trang 5- Giúp học sinh tái hiện lại kiến thức các môn học khác, đồng thời tiếp cận thông tin mới gắn liền với thực tế, tạo hứng thú, yêu thích học tập bộ môn GDCD
- Giúp học sinh phát huy tính tự học, biết vận dụng kiến thức liên môn và tìm hiểu thông tin trên mạng internet Từ đó, góp phần hình thành cho học sinh kĩ năng phân tích, tổng hợp và giải quyết vấn đề một cách có hiệu quả
- Tiết học sinh động, học sinh hứng thú phát huy tính chủ động tích cực, dễ dàng hiểu nội dung bài học, ghi nhớ, khắc sâu kiến thức bài học tránh tình trạng chưa thông hiểu, quên nhanh kiến thức bài học
- Khả năng giải quyết các bài tập tình huống và câu hỏi trắc nghiệm khách quan tốt hơn
- Giáo viên đánh đúng năng lực học sinh qua kiểm tra kiến thức thực tế
+ Các bước thực hiện giải pháp:
Để giờ học môn GDCD trở nên sinh động, chúng tôi đã có nhiều cố gắng thay đổi cách dạy tích cực hơn để các em cảm thấý môn học Giáo dục công dân rất thú
vị và gần gũi Chúng tôi đã sưu tầm tài liệu các môn văn, sử, địa, tư liệu, hình ảnh… để chuẩn bị bài dạy đồng thời yêu cầu học sinh chuẩn bị bài học ở nhà Tùy vào nội dung từng bài, sẽ kết hợp nhiều phương pháp cho phù hợp nội dung bài giảng
Dưới đây là một số bài dạy trong chương trình GDCD 10 có tích hợp kiến thức liên môn kết hợp với sử dụng thông tin, tư liệu, hình ảnh minh họa Tùy nội dung bài học mà tích hợp liên môn có thể ít hoặc nhiều
Bài 5 : Cách thức vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng
Khi giảng dạy phần 1 : Tìm hiểu khái niệm: Chất
Giáo viên có thể liên hệ kiến thức môn Hóa học và môn Sử qua hai ví dụ để học sinh hiểu rõ khái niệm chất
Trang 6Ví dụ 1 : Nguyên tố đồng có nguyên tử lượng là 63,54 đvC, nhiệt độ nóng chảy là 1083°C, nhiệt độ sôi là 2880°C…Những thuộc tính này nói lên tính chất riêng của đồng, phân biệt nó với các kim loại khác
Ví dụ 2: Cuộc Cách mạng tháng Tám 1945 ở nước ta, dưới sự lãnh đạo của Đảng của giai cấp công nhân, một mặt, đánh đuổi bọn thực dân xâm lược, giành lại quyền độc lập cho dân tộc, mặt khác, đánh đổ sự thống trị của giai cấp phong kiến, giành quyền dân chủ cho nhân dân Vì vậy, cuộc cách mạng ấy, về chất là cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, khác về chất so với những cuộc cách mạng khác
Khi dạy phần 2 : Khái niệm Lượng, giáo viên tích hợp kiến thức môn Địa lý để
giúp học sinh hiểu rõ khái niệm lượng
Ví dụ : Đối với mỗi quốc gia, lượng là dân số, diện tích lãnh thổ của nước ấy
Bài 14: Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Khi giảng dạy phần : Lòng yêu nước
Để hiểu được khái niệm: Lòng yêu nước, chúng tôi đã liên hệ kiến thức Văn học,
trích dẫn đoạn thơ của Chế Lan Viên mà sách giáo khoa đã đưa ra:
Ôi! Tổ quốc, ta yêu như máu thịt, Như mẹ cha ta, như vợ, như chồng!
Ôi Tổ quốc! Nếu cần, ta chết Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, con sông
(Trích bài thơ Sao chiến thắng )
Từ đoạn thơ trên giáo viên dẫn dắt học sinh phân tích những từ ngữ trong đoạn thơ để thấy được tình yêu thiêng liêng đối với Tổ quốc của nhà thơ
Giáo viên có thể cho học sinh xem video hoặc cho một học sinh hát bài hát Quê hương của Đỗ Trung Quân
Trang 7Qua việc so sánh quê hương thông qua các hình ảnh trong bài hát giúp học sinh hiểu được lòng yêu nước bắt nguồn từ những tình cảm bình dị nhất và gần gũi nhất đối với con người
Thông qua phương pháp vấn đáp, đàm thoại giúp các em tái hiện kiến thức môn văn đã được học từ những lớp trước đó Sau đó giáo viên phân tích kết luận
Để tìm hiểu biểu hiện của lòng yêu nước giáo viên yêu cầu các em vận dụng kiến thức các môn văn – sử - địa, và những thông tin, tư liệu liên quan cho các em thảo luận nhóm, đồng thời minh họa bằng hình ảnh để làm rõ hơn nội dung bài học
*Vận dụng kiến thức Văn học, Địa lý để thảo luận về tình cảm gắn bó với quê hương, đất nước:
- Văn học: Những câu tục ngữ, ca dao nói lên tình cảm hướng về cội nguồn, về ông
bà, cha mẹ, tổ tiên và quê hương, đất nước như: “Cây có cội, nước có nguồn”
Đây là câu tục ngữ nói về sự thủy chung được nêu lên một cách giản dị và dễ hiểu, muốn nhắn nhủ con cháu phải nhớ ơn ông bà tổ tiên
- Địa lý: Hỏi học sinh : Đền thờ Hùng Vương ở đâu ?
(núi Nghĩa Kĩnh, xã Hy Cương, huyện Lâm Thau, tỉnh Phú Thọ)
Một số hình ảnh minh họa.
Giỗ Tổ Hùng Vương - Về với cội nguồn
*Vận dụng kiến thức Văn học để thảo luận về tình thương yêu đối với giống nòi, đồng bào, dân tộc:
- Văn học: Giải thích câu ca dao:
“Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Trang 8Người trong một nước phải thương nhau cùng”.
Một số hình ảnh minh họa về tình thương yêu đối với đồng bào, giống nòi, dân tộc.
Chương trình “Lục lạc vàng” Thanh niên tình nguyện chăm sóc
trẻ em khuyết tật
*Vận dụng kiến thức Văn học, Lịch sử để thảo luận về lòng tự hào dân tộc chính đáng:
- Văn học: Hiểu biết về các danh nhân văn hóa: Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Chí
Minh
- Lịch sử: Kiến thức về những anh hùng dân tộc như: hai Bà Trưng, Ngô Quyền,
Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn, Lê Lợi…
Một số hình ảnh minh họa về lòng tự hào dân tộc chính đáng.
- Tự hào về danh nhân văn hóa:
Nguyễn Trãi (1380 - 1442) Nguyễn Du (1766 - 1820)
- Tự hào về di sản thiên nhiên:
Trang 9Vịnh Hạ Long Phong Nha - Kẻ Bàng
*Vận dụng kiến thức Văn học, Lịch sử, Địa lý để thảo luận về tinh thần đoàn kết, kiên cường bất khuất chống giặc ngoại xâm:
- Văn học:
“ Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết
Thành công, thành công, đại thành công”
Hồ Chí Minh
- Lịch sử:
+ Những câu nói bất hủ:
“Ta thà làm quỷ nước Nam, chứ không làm vương đất Bắc.”- Trần Bình Trọng (1259 - 1285)
“Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây”-Nguyễn Trung Trực (1839 - 1868)
“Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” 20/12/ 1946 Bác Hồ kêu gọi toàn quốc kháng chiến chống Pháp
+ Những chiến thắng hào hùng:
Trang 10Chiến thắng Bạch Đằng - 1288 Chiến thắng Điện Biên Phủ - 1954
+Anh hùng hào kiệt:
Trần Quốc Tuấn
(1228 - 1300)
Đại tướng Võ Nguyên Giáp (1911 - 2013)
Vận dụng kiến thức Văn học để thảo luận về sự cần cù và sáng tạo trong lao động:
- Văn học: Những câu ca dao nói về đức tính cần cù:
“Bàn tay ta làm nên tất cả/Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”
Tấm gương về sự sáng tạo trong lao động.
Trang 11BS Đặng Văn Ngữ (1910 - 1967) Nhà nông học Lương Định Của ( 1920 - 1975)
Khi tích hợp kiến thức, giáo viên nên đưa các hình ảnh minh họa, để giờ học thêm sinh động, thu hút sự chú ý của học sinh qua hoạt động thảo luận nhóm
Sau khi các em phân tích những biểu hiện của lòng yêu nước chúng tôi sẽ liên
hệ thực tiễn về trách nhiệm của các em hiện nay đối với Tổ quốc bằng một tình huống thực tế Yêu nước không chỉ trong thời kì đất nước có chiến tranh mà thời bình càng cần sự đoàn kết hơn nữa để thực hiện thành công sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đưa nước ta vào thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa; hội nhập kinh tế quốc tế
3.3 Khả năng áp dụng của giải pháp:
Qua thực tế tích hợp kiến thức liên môn, bên cạnh sử dụng thông tin, tư liệu, hình ảnh để minh cho nội dung bài dạy trong chương trình GDCD 10, chúng tôi thấy có kết quả khả quan, tạo sự đam mê cho học sinh, thay đổi cách học thụ động, liên hệ trực tiếp với những hành động của bản thân Đến giờ học môn GDCD các
em rất phấn khởi bởi vì thông qua bài dạy không chỉ cung cấp kiến thức mà còn có những kiến thức xã hội rất kịp thời với những gì đang xảy ra xung quanh các em
Trang 12Với sáng kiến kinh nghiệm này, phạm vi ứng dụng của nó cho tất cả các trường.Tuỳ thuộc vào khả năng vận dụng sáng tạo của người giảng dạy, sự hưởng ứng nhiệt tình của đồng nghiệp và học sinh
3.4 Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được khi áp dụng sáng kiến:
* Kết quả khảo sát học sinh về hiệu quả của việc tích hợp kiến thức liên môn và
sử dụng thông tin, tư liệu, hình ảnh trong giảng dạy bộ môn GDCD – Trường THPT nơi chúng tôi trực tiếp giảng dạy:
- Số học sinh được khảo sát ngẫu nhiên: 100
- Số câu hỏi khảo sát: 7
1/ Với câu hỏi: Em đánh giá như thế nào về việc tích hợp kiến thức liên môn và sử dụng thông tin, tư liệu, hình ảnh, trong môn học GDCD hiện nay ở nhà trường?
Học sinh trả lời như sau:- Rất cần thiết: 95/100
- Cần thiết: 5/100
- Không cần thiết: 0/100
2/ Với câu hỏi: Em so sánh giữa tiết dạy có tích hợp kiến thức liên môn và sử dụng thông tin, tư liệu, hình ảnh với tiết dạy thông thường?
Học sinh trả lời như sau:- Bình thường: 0/100 - Sinh động hơn: 100/100
3/ Với câu hỏi: Em đánh giá như thế nào về lượng kiến thức liên môn và thông tin,
tư liệu, hình ảnh sử dụng trong tiết học?
Học sinh trả lời như sau:- Đầy đủ, hợp lí: 32/100
- Phong phú, hợp lí: 68/100
- Không hợp lí: 0/100
4/ Với câu hỏi: Em đánh giá như thế nào về sự quan tâm của học sinh đối với việc tích hợp kiến thức liên môn và sử dụng thông tin, tư liệu, hình ảnh trong giảng dạy
bộ môn GDCD ở nhà trường hiện nay?
Học sinh trả lời như sau: - Rất quan tâm: 75/100