Lập kế hoạch kiểm toán tổng thể

Một phần của tài liệu Quy trình kiểm toán doanh thu bán hàng và nợ phải thu khách hàng tại công ty TNHH kế toán và kiểm toán Phương Nam (Trang 43)

 Hình thức sở hữu vốn, hội đồng Quản trị, Ban Giám Đốc

Công ty ABC tiền thân là Trung tâm Thực phẩm và Dịch vụ Tổng hợp trực thuộc Công ty Thực phẩm Miền Bắc, Công ty thực hiện chuyển đổi sang hình thức Công ty Cổ phần kể từ ngày 01 tháng 8 năm 2007, Công ty hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 4103007XXX ngày 12 tháng 7 năm 2007 do

Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh cấp. Hiện tại, Công ty hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp sửa đổi lần thứ 10 số 0305073XXX ngày 23 tháng 7 năm 2013 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh cấp.

Danh sách cổ đông đến ngày 31/12/2013

Tên cổ đông Số cổ phần Tỷ lệ

Công ty thực phẩm miền Bắc 1.381.800 55,27% Bà Y 179.557 7,18% 112 cổ đông khác 938.643 37,55%

(Nguồn: Báo cáo của Ban Giám Đốc Công ty ABC)

 Trụ sở hoạt động và các bên liên quan

Công ty có một số đơn vị trực thuộc và là Chi nhánh của Công ty:  Khách sạn Nhà hàng Đ – 131 B, Phường Phạm Ngũ Lão, Quận 1

 Nhà hàng Đêm Sài Gòn – 26 Nguyễn Thị N, Phường Bến Thành, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh

 Cửa hàng phân phối thiết bị nhà hàng – Khách sạn P.SUPPLY – 242-242A Trần H, Phường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh

 Cửa hàng Thủ công Mỹ nghệ - Lương thực thực phẩm Lotosy – 155A Bùi V,

Phường Phạm Ngũ Lão, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh

 Cửa hàng Thực phẩm Tổng hợp – 155A B, Phường Phạm Ngũ Lão, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh

 Cửa hàng Kinh doanh tổng hợp số 4 Vạn T, Phường 13, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh.

Trụ sở chính :131 Bùi V, Phường Phạm Ngũ Lão, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh. Mã số thuế : 0305073965

 Lĩnh vực hoạt động

 Bán buôn đồ dùng khác cho gia đình (trừ dược phẩm);

 Bán buôn nông, lâm sản nguyên liệu (trừ gỗ, tre, nứa) và động vật sống.

 Bán lẻ thảm, đệm, chăn, màn, rèm, vật liệu phủ tường và sàn trong các cửa hàng chuyên doanh;

 Bán lẻ đồ điện gia dụng, giường, tủ, bàn, ghế và đồ nội thất tương tự, đèn và

bộ đèn điện, đồ dùng gia đình khác chưa được giao vào đâu trong các cửa hàng chuyên doanh;

 Bán buôn ô tô và xe có động cơ khác.

 Dịch vụ lưu trú ngắn ngày.

 Nhà hàng và các dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động  Sản xuất rượu vang, bia và mạch nha ủ men bia.  Sản xuất đồ uống không cồn, nước khoáng.

 Sản xuất sản phẩm khác từ gỗ; sản xuất sản phẩm từ tre, nứa, rơm, rạ và vật liệu tết bện. Bán mô tô, xe máy;

 Bán buôn thực phẩm, đồ uống..  Vận tải hàng hóa bằng đường bộ.

 Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê.

 Bán buôn chuyên doanh khác chưa được phân vào đâu. Chi tiết: mua bán phân bón, thức ăn gia súc, gia cầm và nguyên liệu chế biến thức ăn gia súc; hóa mỹ

phẩm, chất tẩy rửa gia dụng và công nghiệp, vật tư ngành nông nghiệp (trừ

thuốc bảo vệ thực vật). Bán buôn cao su;  Điều hành tua du lịch. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Bảo dưỡng, sửa chữa ô tô và xe có động cơ khác.

 Cắt tóc, làm đầu, gội đầu.

 Hoạt động sáng tác, nghệ thuật và giải trí.

 Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng;

 Sản xuất vật liệu xây dựng từ đất sét. Chi tiết: sản xuất, gia công vật liệu xây dựng (không hoạt động tại trụ sở);

 Bảo dưỡng và sửa chữa mô tô, xe máy. Chi tiết: dịch vụ sửa chữa xe máy

(không gia công cơ khí, tái chế phế thải, xi mạ điện tại trụ sở).  Bán lẻ thực phẩm trong các cửa hàng chuyên doanh.

 Chính sách, niên độ kế toán và đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán

 Năm tài chính của Công ty bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày

31 tháng 12 hàng năm

 Công ty áp dụng chế độ kế toán Việt Nam

 Ban Tổng Giám đốc đảm bảo đã tuân thủ đầy đủ yêu cầu của các Chuẩn mực

kế toán và Chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam hiện hành.

 Chế độ kế toán áp dụng: Doanh nghiệp thực hiện công tác kế toán theo hệ

thống chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài Chính, Thông tư

244/2009/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2009 và các thông tư hướng dẫn sửa đổi, bổ sung có liên quan. Công ty sử dụng hình thức kế toán nhật ký chung

 Cơ sở lập BCTC

Các BCTC được lập trên nguyên tắc giá gốc và cơ sở dồn tích. Các chính sách kế toán được tuân thủ nhất quán tại Công ty

Hiểu biết về hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng.

Để tìm hiểu về kiểm soát nội bộ đối với hai khoản mục doanh thu bán hàng và nợ phải thu khách hàng, kiểm toán viên thường sử dụng bảng câu hỏi gồm những vấn đề chính. Các câu hỏi sẽ đưa ra các hướng dẫn cụ thể cho nhóm kiểm toán trong việc thu thập sự hiểu biết về các kiểm soát nội bộ đối với hai khoản mục này và nó không yêu cầu phải được hoàn tất cho mỗi cuộc kiểm toán. Bảng câu hỏi này giúp nhóm kiểm toán đánh giá phạm vi sự tin tưởng mà có thể dựa vào các kiểm soát nội bộ như là một phần của đánh giá sơ bộ về rủi ro và cũng giúp đưa ra các cải tiến trong kiểm soát nội bộ cho khách hàng.

Bảng 2.3: Bảng câu hỏi tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộđối với doanh thu

I Tìm hiểu chính sách kế toán Trả

lời

Tham chiếu

1 Nguyên tắc ghi nhận doanh thu: phù hợp hay thực thu và đúng

kỳ?

2 Thời điểm hạch toán doanh thu? 3 Phương pháp xác định doanh thu.

4 Tỷ giá quy đổi ngoại tệ đối với doanh thu thu bằng ngoại tệ.

II Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ

1 Loại mặt hàng hoặc dịch vụ mà đơn vị cung cấp? Kế hoạch sản xuất và tiêu thụ trong kỳ của đơn vị (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2 Các chính sách tiêu thụ hàng hoá hoặc cung cấp dịch vụ đối với những khách hàng chính?

3 Trong năm doanh thu có những biến động gì đặc biệt? 4 Những hợp đồng chính phát sinh trong năm?

5 Cơ cấu, các bộ phận tham gia vào việc thực hiện doanh thu: - Ai là người thực hiện việc tiêu thụ hàng hoá hoặc cung cấp dịch vụ? Ai là người quản lý doanh thu?

- Mối quan hệ giữa các bộ phận thực hiện và quản lý doanh thu với Phòng Kế toán và giữa các bộ phận này với nhau

6 Những tài liệu kế toán được sử dụng để theo dõi doanh thu: sổ

chi tiết theo dõi doanh thu theo sản phẩm, theo khách hàng, việc

đối chiếu giữa các sổ chi tiết, sổ kế toán tổng hợp?

7 Chính sách bán hàng tại đơn vị: khi nào áp dụng việc thu tiền ngay, khi nào cho trả chậm?

8 Chính sách bán hàng tại đơn vị: khi nào áp dụng việc thu tiền ngay, khi nào cho trả chậm?

Bảng 2.4: Bảng câu hỏi tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộđối với nợ phải thu TT Câu hỏi Trả lời Tham chiếu 1 Tìm hiểu chung

- Khách hàng của công ty? Công ty có khách hàng ổn định ? - Các loại mặt hàng hoặc dịch vụ mà công ty cung cấp

- Chính sách bán hàng chung của công ty: với những đối tượng nào thì có hợp đồng, đối tượng nào thì không…

2 Chính sách, thủ tục liên quan đến công nợ phải thu khách hàng - Chính sách bán hàng của công ty liên quan đến việc bán chịu: đối

tượng được hưởng, khối lượng hàng và giá trị khoản nợ…

- Các thủ tục chứng từ chứng minh việc phát sinh các khoản công nợ

phải thu khách hàng: nhận đơn đặt hàng và phê chuẩn đơn đặt hàng (hợp đồng kinh tế), phát hành hóa đơn, xuất kho và giao hàng(hoặc thực hiện dịch vụ)…

- Các biện pháp để thu hồi công nợ

- Các thủ tục đánh giá công nợ phải thu khó đòi, lập dự phòng phải

thu khó đòi, cho phép xoá sổ các khoản nợ không thu hồi được? Việc thực hiện của đơn vị có phù hợp với Thông tư 228/TT-BTC không? 3 - Việc theo dõi theo từng đối tượng phải thu trên sổ sách kế toán: có

bao nhiêu nhân viên thực hiện, trách nhiệm của từng người? 4 - Việc đối chiếu công nợ với khách hàng thực hiện như thế nào? 5 - Việc mở sổ, ghi sổ và khoá sổ để theo dõi công nợ phải thu khách

hàng được thực hiện như thế nào? Việc đối chiếu giữa sổ chi tiết và sổ tổng hợp ?

Xác lập mức trọng yếu và đánh giá rủi ro kiểm toán

 Mức trọng yếu thiết lập trong giai đoạn lập kế hoạch là mức trọng yếu sơ bộ được sử dụng để xác định cỡ mẫu và tại giai đoạn đưa ra ý kiến để quyết định sự

cần thiết của các điều chỉnh. Mức trọng yếu không phù hợp cho việc xác định thù lao của Ban Giám Đốc và các khoản mục nhạy cảm khác.

 Mức trọng yếu được xác lập bằng một tỷ lệ phần trăm trên tài sản, doanh thu, lợi nhuận. Tuy nhiên, nó có thể thay đổi phụ thuộc vào xét đoán nghề nghiệp của KTV

 Trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán, KTV cần đánh giá rủi ro kiểm toán, bao gồm rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát nhằm xác định mức rủi ro phát hiện phù hợp, trên cơ sở đó thiết kế các thử nghiệm cơ bản thích hợp để rủi ro kiểm toán sau cùng sẽ nằm trong giới hạn cho phép được. KTV của Phương Nam cũng đánh giá rủi ro kiểm toán theo hướng như thế, từ đó đưa ra được chương trình kiểm toán hiệu quả cho giai đoạn thực hiện kiểm toán tiếp theo sau đạt hiệu quả

trong giới hạn rủi ro cho phép đã được thiết lập.

 Đối với trường hợp công ty ABC là công ty đã và đang đi vào hoạt động và kinh doanh có lãi trong nhiều năm liền, nên căn cứ để xác lập mức trọng yếu mà KTV chọn là dựa trên doanh thu thuần của công ty được công bố trên BCTC ngày 31/12/2013.

Trình tự xác lập mức trọng yếu cho công ty ABC được KTV Phương Nam xác

lập như sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 2.5: Trình tự xác định mức trọng yếu của Công ty ABC

Chỉ tiêu Kế hoạch Thực tế

Tiêu chí được sử dụng để ước tính mức trọng yếu Lợi nhuận trước thuế/Doanh thu/Vốn chủ sở hữu/ tổng tài sản Lợi nhuận trước thuế/Doanh thu/Vốn chủ sở hữu/ tổng tài sản Lý do chọn tiêu chí này để xác định mức trọng yếu

Giá trị tiêu chí được lựa chọn (a)

Tỷ lệđể ước tính mức trọng yếu Lợi nhuận trước thuế: 5% - 10% Doanh thu: 0,5% - 3%

Tổng tài sản và vốn: 2%

(b)

Mức trọng yếu tổng thể (c)=(a)*(b) Mức trọng yếu thực hiện (d)=(c)*(50%-70%)

Ngưỡng sai sót không đáng kể/ sai sót có thể bỏ qua (e)=(d)*4%(tối đa)

(Nguồn:Phòng Kiểm toán Phương Nam)

Bảng 2.6: Xác định mức trọng yếu

Chỉ tiêu VND

Doanh thu thuần 128,411,023,439

Mức trọng yếu tổng thể 1,926,165,352 Mức trọng yếu thực hiện 963,082,676

Ngưỡng sai sót không đáng kể/ sai sót có thể bỏ qua 38,523,307 (Nguồn: Phòng Kiểm toán Phương Nam)

 Trong hạn mức cho phép xác định mức trọng yếu toàn bộ BCTC dựa trên doanh thu thuần thì Công ty Phương Nam đã chọn mức 1,50%, vì chính việc xác định mức trọng yếu thấp như vậy sẽ là căn cứ để nhóm kiểm toán giới hạn lại những sai sót có thể bỏ qua ở mức thấp hơn. Từ đó cho thấy được sự thận trọng trong

việc đánh giá tính chất trọng yếu những sai sót của nhóm kiểm toán. Điều này cũng đồng nghĩa với việc cho phép những sai sót xảy ra ở một số tiền thấp hơn.

Kết quả cuối cùng của sự thận trọng này là một Báo cáo kiểm toán có độ tin cậy

cao hơn.

 Trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán, KTV cần đánh giá rủi ro kiểm toán, bao gồm rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát nhằm xác định mức rủi ro phát hiện phù hợp, trên cơ sở đó thiết kế các thử nghiệm cơ bản thích hợp để rủi ro kiểm toán sau cùng sẽ nằm trong giới hạn cho phép được. KTV của Phương Nam cũng đánh giá rủi ro kiểm toán theo hướng như thế, từ đó đưa ra được chương trình kiểm toán hiệu quả cho giai đoạn thực hiện kiểm toán tiếp theo sau đạt hiệu quả

trong giới hạn rủi ro cho phép đã được thiết lập.

 Qua quan sát phỏng vấn và xác định được rủi ro tiềm tang (IR) và rủi ro kiểm soát (CR) là thấp. Rủi ro kiểm toán chung được xác định là trung bình, do đó rủi ro phát hiện (DR) tương đối cao. KTV cần phải tập trung thu thập bằng chứng

đầy đủ, hợp lý và sát thực nhằm giảm tôi đa rủi ro kiểm toán có thể xảy ra. Việc

xác định số lượng bằng chứng thu thập sẽ được KTV thực hiện dựa trên xét đoán

cá nhân và kinh nghiệm làm việc thực tiễn của bản thân.

Một phần của tài liệu Quy trình kiểm toán doanh thu bán hàng và nợ phải thu khách hàng tại công ty TNHH kế toán và kiểm toán Phương Nam (Trang 43)