Vì hai khoản mục Doanh thu bán hàng và Nợ phải thu khách hàng đều có
liên quan đến việc tổ chức bán hàng và phương thức thanh toán…nên việc tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ dưới đây sẽ cho cả hai khoản mục này.
Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ.
Kiểm soát nội bộ đối với các khoản mục này gồm có các thủ tục kiểm soát trong việc tổ chức bán hàng và theo dõi nợ phải thu khách hàng, tức từ khi
Tìm hiểu kiểm soát nội bộ
Đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát
Thiết kế và thực hiện thử nghiệm kiểm soát Đánh giá lại rủi ro kiểm soát Thủ tục phân tích Thử nghiệm chi tiết Nghiên cứu và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ Thử nghiệm cơ bản
nhận đơn đặt hàng, xem xét phương thức thanh toán, vận chuyển, lập hóa đơn,
ghi chép doanh thu, nợ phải thu khách hàng, cho đến khi được khách hàng trả
tiền và ghi tăng quỹ, quá trình xử lý nghiệp vụ bán hàng, thu tiền, ghi nhận các khoản giảm trừ… các sổ sách chứng từ liên quan, ước tính các khoản dự
phòng…
Để tìm hiểu về kiểm soát nội bộ đối với doanh thu và nợ phải thu, KTV có thể
thiết lập bảng câu hỏi gồm những vấn đề chính như: các khoản bán chịu có
được xét duyệt trước khi gửi hàng hay không, các chứng từ gửi hàng có được
đánh số liên tục trước khi sử dụng hay không? Có quy định bắt buộc kiểm tra
để đảm bảo rằng mọi hàng hóa gửi đi đều đã được lập hóa đơn hay không? Hóa đơn có được kiểm tra độc lập trước khi gửi đi hay không?...
Đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát.
Rủi ro kiểm soát là khả năng có sai sót nghiêm trọng hoặc những điểm bất
thường mà hệ thống kiểm soát nội bộ không phát hiện, hoặc không ngăn chặn
được.
Kiểm toán viên cần chú ý xem xét môi trường kiểm soát vì nó biểu hiện quan
điểm, nhận thức, cũng như hành động của các nhà quản lý đơn vị, một yếu tố
quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống kiểm soát nội bộ.
Trên cơ sở các hiểu biết về kiểm soát nội bộ, KTV đưa ra đánh giá sơ bộ về rủi ro kiểm soát. Cần lưu ý, khi đánh giá rủi ro kiểm soát thấp hơn mức tối đa,
KTV phải chứng minh điều này bằng các thử nghiệm kiểm soát.
Thiết kế và thực hiện các thử nghiệm kiểm soát.
Thử nghiệm kiểm soát là những thử nghiệm dùng để thu thập bằng chứng kiểm toán về sự hữu hiệu trong thiết kế và vận hành của hệ thống kiểm soát nội bộ.
Mục đích: nhằm tìm hiểu rằng hệ thống kiểm soát nội bộ có được thiết kế và vận hành hữu hiệu hay không.
Kiểm toán viên sẽ thiết kế và thực hiện các thử nghiệm kiểm soát cho những thủ tục kiểm soát mà mình dự định sẽ giảm các thử nghiệm cơ bản. Dưới đây
Bảng 1.3: Một số thử nghiệm kiểm soát thông dụng
Thủ tục kiểm soát Thử nghiệm kiểm soát
Xét duyệt việc bán chịu
KTV chọn mẫu các lệnh bán hàng và kiểm tra chữ ký người xét duyệt hay người có thẩm quyền.
Xét duyệt hàng bán bị trả lại và giảm giá, chiết khấu thanh toán.
KTV chọn mẫu các chứng từ liên quan để kiểm tra chữ ký xét duyệt của người có thẩm quyền , đối chiếu quy trình thực tế với
quy định của đơn vị. Mặt khác cần kiểm tra việc tính giá, cộng dồn, ghi vào nhật ký, chuyển vào sổ cái, sồ chi tiết nợ phải thu khách hàng và các tài khoản khác có liên quan.
Bộ phận độc lập kiểm tra hóa đơn
Quan sát và phỏng vấn bộ phận độc lập có kiểm tra hóa đơn trước khi giao khách hàng hay không.
Xem xét việc ghi
chép đầy đủ và chính xác các nghiệp vụ bán hàng trên sổ sách
Chọn mẫu các hóa đơn bán hàng, lần theo các hóa đơn để kiểm tra việc ghi chép chúng trên sổ sách kế toán. Căn cứ hóa đơn để kiểm tra nhật ký, sau đó tiếp tục đối chiếu số tổng cộng trên nhật ký với tài khoản trên sổ cái.
(Nguồn: Phòng Kiểm toán Phương Nam)
Đánh giá lại rủi ro kiểm soát và thiết kế các thử nghiệm cơ bản.
Sau khi đã thực hiện các thử nghiệm trên, KTV sẽ đánh giá mức rủi ro kiểm soát cho mỗi cơ sở dẫn liệu liên quan đến khoản nợ phải thu khách hàng và nghiệp vụ bán hàng. Khi đánh giá, KTV nêu nhận diện những điểm yếu của kiểm soát nội bộ để mở rộng các thử nghiệm cơ bản và những điểm mạnh cho phép giảm thiểu các thử nghiệm cơ bản.