Thiết kế chương trình kiểm toán

Một phần của tài liệu Quy trình kiểm toán doanh thu bán hàng và nợ phải thu khách hàng tại công ty TNHH kế toán và kiểm toán Phương Nam (Trang 51)

Sau khi đánh giá rủi ro và lập mức trọng yếu cho cuộc kiểm toán cũng như

cho hai khoản mục Doanh thu bán hàng và Nợ phải thu khách hàng, KTV sẽ thiết lập chương trình kiểm toán cho hai khoản mục này để làm cơ sở cho các trợ lý kiểm toán thực hiện.

Bảng 2.7: Chương trình kiểm toán đối với khoản mục doanh thu bán hàng Chương trình làm việc Tham chiếu Người thực hiện Ngày

1 Lập bảng tổng hợp doanh thu theo khách hàng, nhóm hàng hoá, nhóm dịch vụ cung cấp theo các tháng trong năm, đối

chiếu với Sổ cái

G340

2 Đối chiếu doanh thu theo từng khách hàng hoặc từng tháng,

hoặc từng loại hàng hóa dịch vụ với các tài liệu độc lập khác như: Báo cáo tổng hợp doanh thu bán hàng của phòng bán hàng, phòng xuất khẩu,… về số lượng, giá trị, giải thích

chênh lệch. Đối chiếu doanh thu hạch toán với doanh thu

theo tờ khai VAT trong năm.

G341

3. Chọn mẫu các khoản doanh thu ghi nhận trong năm và kiểm

tra hồ sơ bán hàng liên quan. Đối với doanh thu bằng ngoại

tệ, cần kiểm tra tính hợp lý của tỷ giá áp dụng để quy đổi.

G344

4. Kiểm tra chi tiết hồ sơ đối với các khoản giảm trừ doanh thu

lớn trong năm, đảm bảo tuân thủ các quy định bán hàng của

doanh nghiệp cũng như luật thuế.

5 Kiểm tra tính đúng kỳ của doanh thu: G342

5.1 Kiểm tra hóa đơn bán hàng, vận đơn, phiếu xuất kho, hợp đồng của các lô hàng được bán trước __ ngày và sau __ ngày kể từ ngày khóa sổ kế toán để đảm bảo doanh thu đã được ghi chép đúng kỳ.

5.2 Kiểm tra tính hợp lý của các lô hàng bị trả lại hoặc giảm giá

hàng bán phát sinh sau ngày khóa sổ kế toán, đánh giá ảnh hưởng đến khoản doanh thu đã ghi nhận trong năm

6. Kiểm tra tính trình bày về doanh thu trên BCTC. G110

Bảng 2.8: Chương trình kiểm toán đối với khoản mục nợ phải thu khách hàng Chương trình kiểm toán Tham chiếu Người thực hiện Ngày I THỦ TỤC CHUNG

1 Kiểm tra các nguyên tắc kế toán áp dụng nhất quán với các

năm trước và phù hợp với các quy định của chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành.

2 Lập bảng số liệu tổng hợp có so sánh với số dư cuối năm trước. Đối chiếu các số dư trên bảng số liệu tổng hợp với Bảng CĐPS và giấy tờ làm việc của kiểm toán năm trước (nếu có).

D340

II KIỂM TRA CHI TIẾT

Đối chiếu số dư đầu kỳ:

- Thu thập bảng kê chi tiết số dư cuối kỳ các khoản phải thu theo từng khách hàng và đối chiếu tổng số phải thu với Bảng CĐKT và so sánh với năm trước.

D341

1

- Xem lướt qua Bảng kê chi tiết để xem có các khoản mục bất thường không? (số dư lớn, các bên liên quan, nợ quá hạn,

không có khả năng thu hồi, các khoản nợ phải thu không phải

là phải thu từ khách hàng,...)

D341

2 Gửi thư xác nhận và các thủ tục thay thế:

2.1 Lập và gửi thư xác nhận số dư nợ phải thu cho các đối tượng

cần xác nhận nợ. Lập bảng tổng hợp theo dõi thư xác nhận và

đối chiếu số được xác nhận với số liệu trên sổ chi tiết, xác định

nguyên nhân chênh lệch (nếu có).

D342

2.2 Gửi thư xác nhận lần 2 nếu không nhận được hồi đáp.

2.3 Trường hợp không trả lời, thực hiện các thủ tục thay thế như:

kiểm tra các khoản thanh toán phát sinh sau ngày kết thúc năm

hoặc kiểm tra chứng từ chứng minh tính hiện hữu của nghiệp

vụ bán hàng (hóa đơn, phiếu giao hàng, ...) trong năm.

(Nguồn: Phòng Kiểm Toán Phương Nam)

3. Đọc lướt Sổ Cái để phát hiện những nghiệp vụ bất thường về

giá trị, về tài khoản đối ứng hoặc về bản chất nghiệp vụ. Kiểm tra đến chứng từ gốc (nếu cần).

D344

4. Kiểm tra khoản dự phòng nợ khó đòi chi phí dự phòng D345

4.1 Kiểm tra các chứng từ có liên quan tới các khoản phải thu đã lập dự phòng, đánh giá tính hợp lý của việc ước tính, tính toán

và ghi nhận.

4.2 Xem xét Bảng phân tích tuổi nợ, thảo luận với khách hàng về

khả năng thu hồi nợ và dự phòng nợ khó đòi

4.3 Kiểm tra độ tin cậy của Bảng phân tích tuổi nợ bằng cách: Đối

chiếu tổng của Bảng phân tích tuổi nợ với Bảng CĐKT; Đối

chiếu các mẫu hóa đơn đã chọn về giá trị, ngày hết hạn, ngày

hóa đơn được ghi trên bảng phân tích…

4.4 Xem xét các dự phòng bổ sung có thể phải lập, đối chiếu với

bên thứ ba (khách hàng, luật sư,...)

4.5 Đảm bảo đã xem xét các sự kiện phát sinh sau ngày khóa sổ kế

toán, có liên hệ và có thể ảnh hưởng tới nợ phải thu KH. 5. Kiểm tra việc hạch toán đúng kỳ các khoản phải thu kết hợp

với tính đúng kỳ của doanh thu hoặc kiểm tra các khoản thu

tiền sau ngày kết thúc năm tài chính.

D346

6. Thu thập danh sách các khoản KH trả tiền trước, đối chiếu với

Sổ Cái, kiểm tra chứng từ, đánh giá tính hợp lý của các số dư

KH trả trước lớn qua việc xem xét lý do trả trước, mức độ

hoàn thành giao dịch tại ngày khóa sổ kế toán.

D341

7. Kiểm tra, xử lý chênh lệch tỷ giá của các khoản phải thu, KH

trả trước có gốc ngoại tệ tại thời điểm cuối năm.

D347

8. Kiểm tra việc trình bày các khoản phải thu khách hàng và dự

phòng (nếu có) trên BCTC.

2.2.2 Thực hiện kiểm toán.

Thực hiện thử nghiệm kiểm soát

Để tiết kiệm thời gian và chi phí kiểm toán, công ty Phương Nam đã chọn phương pháp là thực hiện các thử nghiệm kiểm soát đồng thời với các thử

nghiệm cơ bản. Như vậy sẽ dễ dàng điều chỉnh kích cỡ mẫu trong quá trình kiểm toán cho phù hợp.

Thực hiện thử nghiệm cơ bản: Quá trình thực hiện thử nghiệm cơ bản lần lượt là thực hiện các thủ tục phân tích, trên cơ sở đó chọn mẫu cho thử nghiệm chi tiết cho cả hai phần hành doanh thu bán hàng và nợ phải thu khách hàng.

Phương pháp chọn mẫu cho thử nghiệm được áp dụng ở công ty Phương Nam:  Kiểm tra 100% đối với các nghiệp vụ quan trọng, hoặc phát sinh ít.

 Chọn mẫu dựa trên mức trọng yếu đã thiết lập ở giai đoạn chuẩn bị.

 Chọn các nghiệp vụ có số tiền phát sinh vượt quá mức trọng yếu đã thiết lập, số phát sinh với số tiền lớn đặc biệt là đối với các khoản phải thu KH lớn.

 Thủ tục phân tích.Kết quả phân tích luôn là yếu tố quan trọng để lựa chọn các thử

nghiệm chi tiết. Đây được xem như là công đoạn không thể thiếu mà mỗi KTV cần phải thực hiện để từ đó mới có thể phát hiện ra những biến động bất thường nhằm điều chỉnh thử nghiệm chi tiết theo hướng nghi vấn mà KTV xác định.

Bảng 2.9: Bảng phân tích biến động doanh thu

Cuối năm so với đầu năm

Nội dung Năm nay 2013 Năm trước

2012 +/- %

Phân tích biến động doanh thu, khoản giảm trừ doanh thu

a.Tổng doanh thu 128,418,283,439 82,041,604,739 46,376,678,700

57

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 128,411,023,439 82,041,604,739 46,369,418,700 56.52

Doanh thu bán hàng và cung cấp 7,260,000

7,260,000 0.00

dịch vụ nội bộ

b.Khoản giảm trừ doanh thu 7,260,000 7,260,000 0.00

Giảm giá hàng bán 7,260,000 7,260,000 0.00

Hàng bán được trả lại 0.00

Chiết khấu bán hàng 128,411,023,439

0.00

c. Doanh thu thuần 128,411,023,439 82,041,604,739 46,369,418,700 56.52

(Nguồn: Tài liệu kiểm toán Công ty ABC của Phương Nam)

Nhận xét: Nhìn chung, các khoản doanh thu chủ yếu của công ty ABC là doanh thu bán hàng hóa (nội địa) và doanh thu bán hàng đều tăng so với năm trước.

Bảng 2.10: Bảng phân tích biến động khoản phải thu khách hàng

Cuối năm so với đầu năm

Nội dung Năm nay 2013 Năm trước2012

+/- % Phân tích biến động phải thu khách hàng giữa các năm: - Phải thu khách hàng 4.227.501.885 6.810.399.753 2.582.897.868 38 …. …. …. …. …. -Dự phòng các khoản phải thu - - - - Tổng 4.227.501.885 6.810.399.753 2.582.897.868 38

(Nguồn: Tài liệu kiểm toán Công ty ABC của Phương Nam)

 Thử nghiệm chi tiết.

Một phần của tài liệu Quy trình kiểm toán doanh thu bán hàng và nợ phải thu khách hàng tại công ty TNHH kế toán và kiểm toán Phương Nam (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)