Thử nghiệm chi tiết

Một phần của tài liệu Quy trình kiểm toán doanh thu bán hàng và nợ phải thu khách hàng tại công ty TNHH kế toán và kiểm toán Phương Nam (Trang 32)

Đối với khoản mục doanh thu bán hàng:

 Kiểm tra sự có thực của các khoản doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đã

được ghi chép. Mục tiêu của thử nghiệm là để phát hiện các nghiệp vụ bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ không xảy ra nhưng lại được ghi trên sổ nhật kí bán hàng .KTV có thể đạt được điều này bằng các thủ tục sau:

 Đối chiếu các khoản doanh thu bán hàng được ghi chép trên nhật ký bán hàng với các chứng từ gốc liên quan như đơn đặt hàng, hợp đồng kinh tế, lệnh bán hàng hoặc phiếu xuất kho, vận đơn, hóa đơn…tùy thuộc vào đặc điểm và lĩnh

vực kinh doanh của doanh nghiệp mà KTV sẽ đối chiếu những loại chứng từ

khác nhau.

 Lấy mẫu các nghiệp vụ bán hàng và xem xét quá trình thu tiền. Đối với các khoản được thanh toán đó chính là bằng chứng cho biết nghiệp vụ bán hàng thực sự xảy ra.

 Kiểm tra sự ghi chép đầy đủ của các khoản doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: Mục tiêu của thủ tục này nhằm phát hiện các nghiệp vụ bán hàng hoăc cung

cấp dịch vụ không được ghi trên sổ kế toán. Do đó KTV cần đi từ chứng từ gốc

để kiểm tra việc ghi chép các nghiệp vụ trên nhật ký bán hàng. Thông thường nên chọn loại chứng từ được lập ra cho nghiệp vụ bán hàng, thí dụ như vận đơn

hay thẻ kho, phiếu xuất kho…

 Kiểm tra tính chính xác của số tiền ghi nhận doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: mục tiêu của thủ tục này là nhằm đảm bảo các nghiệp vụ ghi nhận doanh

thu được tính giá đúng. Thông thường, KTV cần kiểm tra những nội dung sau

đây của hóa đơn:

 So sánh với vận đơn, đơn đặt hàng, lệnh bán hàng…để xác định chủng loại, số lượng hàng hóa tiêu thụ.

 Đối chiếu với bảng giá, bảng xét duyệt giá hợp đồng mua bán để xác định đơn

giá của hàng hóa tiêu thụ. Rà soát lại các khoản chiết khấu, giảm giá để xem có phù hợp với chính sách bán hàng của đơn vị hay không.

 Chọn mẫu kiểm tra việc tính toán số học trên vài hóa đơn. Đối với trường hợp bán hàng bằng ngoại tệ, KTV cần kiểm tra việc quy đổi về tiền Việt Nam.

 Kiểm tra việc phân loại doanh thu: Thử nghiệm này nhằm tránh những trường hợp không phân loại đúng nên dẫn đến việc ghi chép hay trình bày sai về doanh

thu. Do đó, KTV cần phân biệt rõ:

 Doanh thu bán chịu và doanh thu thu tiền ngay.

 Doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ, các khoản doanh thu hoạt động tài chính.

 Doanh thu của các mặt hàng chịu thuế suất khác nhau. Loại sai phạm này sẽ

dẫn đến việc tính thuế không đúng.

 Kiểm tra việc khóa sổ đối với các khoản doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: Mục tiêu của việc kiểm tra là để phát hiện việc ghi nhận doanh thu đúng niên độ. KTV sẽ lựa chọn mẫu một số nghiệp vụ ghi nhận doanh thu trước và sau thời

điểm khóa sổ để kiểm tra chứng từ gốc, so sánh giữa ngày trên vận đơn với hóa

đơn, nhật ký bán hàng và các sổ chi tiết.

Đối với khoản mục nợ phải thu khách hàng:

Tùy thuộc vào các mục tiêu kiểm toán nêu trên, các thử nghiệm chi tiết số dư có thể áp dụng là:

 Đối chiếu số dư đầu năm của tài khoản phài thu khách hàng và dự phòng phải thu

khói đòi với số dư cuối kỳ năm trước (Ghi chép chính xác).

 Kiểm tra bảng số dư chi tiết phân tích theo tuổi nợ để kiểm tra số tổng cộng trên bảng và đối chiếu với sổ chi tiết và số cái của tài khoản phải thu khách hàng; cũng như đối chiếu số dư chi tiết của bảng với sổ chi tiết của khách hàng có liên quan (Ghi chép chính xác).

 Gửi thư xác nhận đến khách hàng: đây được xem là thử nghiệm phổ biến nhất để

xác nhận tính có thực (Hiện Hữu) của Nợ phải thu khách hàng. Tuy nhiên, xác nhận thường không cung cấp tất cả những bằng chứng cần thiết liên quan tới việc

xác định giá trị, vì sẽ không thực tế nếu đề nghị người thiếu nợ xác nhận thông tin chi tiết về khả năng trả nợ của họ.

 Kiểm tra việc lập dự phòng phải thu khó đòi:

 Do khoản mục phải thu khách hàng được trình bày theo giá trị thuần có thể

thực hiện được nên việc xác định dự phòng phải thu khó đòi là một trong những vấn đề cần đặt ra khi kiểm tra việc đánh giá khoản mục phải thu khách hàng.

 Bước đầu tiên trong quá trình kiểm toán khoản dự phòng này là xem xét kết quả của các thử nghiệm khác có liên quan đến chính sách bán chịu của doanh nghiệp. Nếu chính sách bán chịu không thay đổi, việc số dư của tài khoản phải thu của khách hàng thay đổi chỉ có thể là do sự thay đổi của hoạt động kinh doanh và doanh số bán. Ngược lại, nếu chính sách bán chịu đã thay đổi đáng

kể, KTV cần thận trọng khi đánh giá kết quả của những thay đổi này.

 Để xác định đơn vị có lập dự phòng đúng hay không, trước tiên cần thu thập hay yêu cầu đơn vị lập bảng phân tích dự phòng phải thu khó đòi. Dựa trên bảng phân tích, KTV kiểm tra tính hợp lý của mức dự phòng phải thu khó đòi qua việc thực hiện các bước công việc sau: So sánh chi tiết các khoản nợ phải thu khách hàng phân theo nhóm tuổi của năm nay so với năm trước, xem xét các khoản bán chịu quá hạn và lớn bất thường, rà soát lại các thư xác nhận của

khách hàng, đặc biệt là đối với các khoản công nợ còn đang tranh chấp, tổng cộng và lập danh sách tất cả những khách hàng nghi ngờ sẽ không đòi được, ghi lý do lập và ước tính mức dự phòng cần lập; Cùng với nhân viên phụ trách bán chịu xem xét lại mọi khoản nợ ước tính không thu hồi vừa được lập; Cuối cùng, tính toán và xem xét về số ngày bán chịu, và mối liên hệ giữa khoản dự

phòng nợ phài thu khó đòi với nợ phải thu khách hàng với doanh thu bán chịu.

Đồng thời phải so sánh với tỷ số của năm trước, và nếu có những khoản chênh lệch lớn thì cần xác minh nguyên nhân.

 Kiểm tra việc khóa sổ nghiệp vụ bán hàng:

 Một trong những phương pháp làm tăng giả tạo doanh thu là ghi vào nhật ký và sổ cái về các nghiệp vụ bán hàng xảy ra sau ngày kết thúc niên độ. Do đó, để kiểm tra việc ghi nhận đúng kỳ, thủ tục kiểm toán có thể áp dụng là lập bảng liệt kê các nghiệp vụ bán hàng diễn ra trong một số ngày trước và sau

ngày khóa sổ để so sánh với hóa đơn bán hàng và với các chứng từ có liên quan.

 Ngoài ra, doanh thu cũng có thể bị tăng giả tạo bằng cách ghi nhận trước một khoản doanh thu nào đó cho niên độ hiện hành, qua niên độ sau số doanh thu này sẽ được điều chỉnh giảm trở lại dưới hình thức ghi nhận hàng bán bị trả

lại. Do đó, KTV nên xem xét cẩn thận tất cả các khoản hàng bán bị trả lại sau ngày kết thúc niên độ có liên quan đến số hàng bán trong niên độ trước, cũng như các tài liệu xác nhận về công nợ có liên quan.

 Bên cạnh đó, KTV cần chọn mẫu để so sánh giữa ngày ghi trên các chứng từ

chuyển hàng với ngày ghi trên hóa đơn bán hàng và sổ kế toán. Nếu có chênh lệch, đó cũng là chỉ dẫn về khả năng có sai sót trong số liệu của niên độ.

 Xem xét các khoản phải thu khách hàng bị cầm cố, thế chấp:

 Bằng chứng về sự cầm cố, thế chấp của các khoản phải thu khách hàng có thể được thu thập thông qua thư xác nhận.

 Ngoài ra, KTV cần đọc các biên bản họp và các tài liệu có liên quan hay phỏng vấn nhân viên để xem các khoản nợ phài thu khách hàng có còn thật sự

thuộc quyền của doanh nghiệp của doanh nghiệp nữa hay không.

 Đánh giá chung về sự trình bày và công bố khoản phải thu khách hàng trên báo cáo tài chính.

Chương 2: QUY TRÌNH KIỂM TOÁN DOANH THU BÁN HÀNG VÀ NỢ PHẢI THU KHÁCH HÀNG TẠI CÔNG TY TNHH KẾ TOÁN VÀ KIỂM

TOÁN PHƯƠNG NAM

Một phần của tài liệu Quy trình kiểm toán doanh thu bán hàng và nợ phải thu khách hàng tại công ty TNHH kế toán và kiểm toán Phương Nam (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)