1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Quản lý nhà nước về lao động chưa thành niên hiện nay tại Việt Nam

17 648 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 118,09 KB

Nội dung

Ở giai đoạn chưa thành niên,người sử dụng lao động cần phải cân nhắc nếu muốn tuyển dụng vì ở giai đoạn dưới 18 tuổi, thể lực và trí lực của họ đang phát triển và chưa ổn định. Người chưa thành niên tiếp thu công việc nhanh, năng động và sáng tạo trong lao động, song còn thiếu kinh nghiệm sống và làm việc, trình độ nhận thức chưa toàn diện,chính giai đoạn này,các em cần sự bảo trợ của gia đình và xã hội.Vì thế,người sử dụng lao động cần phải quan tâm đặc biệt về các vấn đề như sức khỏe,môi trường làm việc,…Pháp luật nghiêm cấm các hoạt động sử dụng lao động trái phép,như bắt ép người lao động chưa thành niên làm các công việc nặng nhọc,làm việc trong các môi trượng ô nhiễm nghiêm trọng,…nhưng thực tế,chúng ta vẫn có những bài báo về các hành vi ngược đãi người lao động chưa thành niên.Như vậy,vẫn có những thiếu sót trong công tác quản lý của các cơ quan chức năng ở mỗi địa phương và ý thức của người sử dụng lao động.Quan trọng hơn hết là vai trò của QLNN đã có những hành động nào nhằm hạn chế các trường hợp sử dụng lao động chưa thành niên hiện nay.Từ hoàn cảnh gia đình cho đến tiếp cận giáo dục của các em có hạn chế,mặt khác từ chính nhu cầu khách quan của thị trường lao động đã là nguyên nhân phát sinh lao động chưa thành niên.Với mong muốn tìm hiểu sâu sắc hơn về vấn đề này, góp phần mở rộng thêm những kiến thức đã được học ở lớp, Tôi quyết định chọn đề tài “QLNN về lao động chưa thành niên tại Việt Nam hiện nay” làm đề tài nghiên cứu.

Trang 1

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

Đặt vấn đề 1

PHẦN NỘI DUNG 2

PHẦN I.THỰC TRẠNG VÀ THẢO LUẬN CÁC VẤN ĐỀ PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI CHO LAO ĐỘNG CHƯA THÀNH NIÊN TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC 2

1 Thực trạng trong QLNN về lao động chưa thành niên 2

1.1 Tình hình lạm dụng lao động chưa thành niên 2

1.2 Những vướng mắt trong quá trình thực thi QLNN về lao động chưa thành niên ở Việt Nam hiện nay 4

1.3 Mục tiêu và vai trò của nhà nước về quản lý lao động chưa thành niên 5

2 Thực trạng pháp luật về bảo vệ người lao động chưa thành niên ở Việt Nam hiện nay 7

2.1 Các quy định của pháp luật về lao động chưa thành niên 7

2.2 Giám sát, kiểm tra, thanh tra về lao động chưa thành niên 9

2.3 Đánh giá những mặt đạt được-hạn chế cũng như nguyên nhân khi thực hiện các quy định pháp luật về lao động chưa thành niên ở Việt Nam hiện nay 10

PHẦN II:CÁC KIẾN NGHỊ CÙNG VỚI GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NHẬN THỨC VỀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG CHƯA THÀNH NIÊN TRONG QLNN 11

1.Kiến nghị 11

2 Đề xuất các giải pháp 12

TÀI LIỆU THAM KHẢO 13

Trang 2

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

(Tổ chức lao động quốc tế)

Trang 3

PHẦN MỞ ĐẦU Đặt vấn đề

Tại sao chúng ta cần quan tâm đến lao động chưa thành niên ở Việt Nam hiện nay?

Đi qua mỗi con hẻm tại các khu vực thành thị,tại các vùng nông thôn,nơi có những công việc đơn giản,không cần những lao động lành nghề,người sử dụng lao động lúc này đã lựa chọn những cô cậu bé vẫn chưa đủ tuổi thành niên thực hiện các công việc trong các khu xưởng thủ công nhỏ hay chỉ là các mô hình kinh doanh hộ gia đình,tuy đơn giản,nhưng nó

có thật sự phù hợp với pháp luật ?.Trong xã hội phát triển như ngày nay,các mối quan hệ lao động không chỉ dựa trên pháp luật mà còn là ý thức của người sử dụng lao động.Ở giai đoạn chưa thành niên,người sử dụng lao động cần phải cân nhắc nếu muốn tuyển dụng vì ở giai đoạn dưới 18 tuổi, thể lực và trí lực của họ đang phát triển và chưa ổn định Người chưa thành niên tiếp thu công việc nhanh, năng động và sáng tạo trong lao động, song còn thiếu kinh nghiệm sống và làm việc, trình độ nhận thức chưa toàn diện,chính giai đoạn này,các em cần sự bảo trợ của gia đình và xã hội.Vì thế,người sử dụng lao động cần phải quan tâm đặc biệt về các vấn đề như sức khỏe,môi trường làm việc,…Pháp luật nghiêm cấm các hoạt động sử dụng lao động trái phép,như bắt ép người lao động chưa thành niên làm các công việc nặng nhọc,làm việc trong các môi trượng ô nhiễm nghiêm trọng,…nhưng thực tế,chúng ta vẫn có những bài báo về các hành vi ngược đãi người lao động chưa thành niên.Như vậy,vẫn có những thiếu sót trong công tác quản lý của các cơ quan chức năng ở mỗi địa phương và ý thức của người sử dụng lao động.Quan trọng hơn hết là vai trò của QLNN đã có những hành động nào nhằm hạn chế các trường hợp sử dụng lao động chưa thành niên hiện nay.Từ hoàn cảnh gia đình cho đến tiếp cận giáo dục của các em có hạn chế,mặt khác từ chính nhu cầu khách quan của thị trường lao động đã

là nguyên nhân phát sinh lao động chưa thành niên.Với mong muốn tìm hiểu sâu sắc hơn

về vấn đề này, góp phần mở rộng thêm những kiến thức đã được học ở lớp, Tôi quyết định chọn đề tài “QLNN về lao động chưa thành niên tại Việt Nam hiện nay” làm đề tài nghiên cứu

Trang 4

Xin chân thành cảm ơn cô Đoàn Thị Thủy đã hướng dẫn tôi rất tận tình trong quá trình học tập và trong quá trình củng cố thêm kiến thức cho bài tiểu luận này

PHẦN NỘI DUNG PHẦN I.THỰC TRẠNG VÀ THẢO LUẬN CÁC VẤN ĐỀ PHÁP LUẬT VỀ BẢO

VỆ QUYỀN LỢI CHO LAO ĐỘNG CHƯA THÀNH NIÊN TRONG CÔNG TÁC

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC.

1 Thực trạng trong QLNN về lao động chưa thành niên.

1.1 Tình hình lạm dụng lao động chưa thành niên

Theo định nghĩa của luật lao động “Người lao động chưa thành niên là người lao động dưới 18 tuổi.” (điều 161) Theo cách hiểu này những người nào dưới 18 tuổi tham gia lao động đều được gọi là lao động chưa thành niên

Như vậy,Theo kết qủa khảo sát quốc gia về lao động chưa thành niên do Tổng cục Thống

kê phối hợp với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Việt Nam và Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) thực hiện gần đây cho thấy, Việt Nam năm 2012 có khoảng 1,75 triệu lao động chưa thành niên (có độ tuổi từ 5 tuổi đến 17 tuổi)

Trong tổng lao động là người chưa thành niên có 85% lao động chưa thành niên sinh sống

ở nông thôn,15% ở thành thị.Nếu phân theo nhanh thì 67% tham gia lao động trong lĩnh vực nông nghiệp,16,6% nhóm ngành dịch vụ,15,8% nhóm xây dựng, công nghiệp.1

Thực tế hiện nay,số lượng lao động là người chưa thành niên đang lao động trong các điều kiện môi trường kém,lao động ngòai trời,hay còn nguy hiểm hơn là điều kiện làm việc quá nóng hay quá lạnh cùng với các hóa chất độc hại và các tổn thương bên ngoài sẽ tác động ít nhiều đến sự phát triển thể chất của người chưa thành niên.Thậm chí, nhiều trường hợp phải làm việc các nghề cấm sử dụng lao động chưa thành niên

1 Th.s Vũ Thị Thanh Huyền Pháp luật về bảo vệ người lao động chưa thành niên ở Việt Nam hiện nay Được truy lục

từ Tạp chí dân chủ và pháp luật: http://tcdcpl.moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/thi-hanh-phap-luat.aspx?ItemID=261

Trang 5

Số liệu thống kê cũng cho thấy:

Có khoảng 933 ngàn trẻ em là người chưa thành niên làm việc ở những nơi có nguy cơ bị bóc lột và bị xâm hại, trong đó:11,6% lao động phải dịch chuyển nơi làm liên tục;3,9% người chưa thành niên làm việc tại các nhà máy, xưởng sản xuất;2,3% làm việc tại nhà khách hàng ;1,47% làm việc tại các nhà hàng, quán, bar, khách sạn ;2,45% trẻ em là người chưa thành niên phải làm việc tại các phố chợ Các địa điểm làm việc khó khăn như

mỏ đá, công trường xây dựng, xưởng sản xuất 2

Để có cái nhìn tổng quát hơn về qui mô lao động chưa thành niên,chúng ta sẽ quan sát sơ

đồ sau đây:

2 Th.s Vũ Thị Thanh Huyền Pháp luật về bảo vệ người lao động chưa thành niên ở Việt Nam hiện nay Được truy lục

từ Tạp chí dân chủ và pháp luật: http://tcdcpl.moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/thi-hanh-phap-luat.aspx?ItemID=261

Trang 6

Hình 2.1 Sơ đồ phân bố dân số trẻ em 5-17 tuổi theo tình trạng tham gia hoạt động

kinh tế của trẻ em.Nguồn: “Điều tra quốc gia về lao động trẻ em năm 2012 và các

kết quả chính”.ĐVT:Triệu trẻ em.

Với sơ đồ trên,chúng ta thấy được con số trẻ em hoạt động kinh tế trên cả nước vẫn rất cao:2.823.117 trẻ em đang hoạt động

Trong đó,số trẻ em HĐKT không phải là LĐTE chiếm một nữa:1.007.335 trẻ em

Cá biệt hơn, số trẻ em đã và đang lao động chiếm hơn một nữa số trẻ em hoạt động kinh tế:1.754.782 trẻ em,trong đó chúng ta vẫn chia thành các mục không có và nguy hiểm hơn

là có nguy cơ làm trong các nhanh nghề bị cấm

Phản ánh rõ ràng nhất là ở các con số LĐTE làm việc trên và dưới 42 giờ/tuần

Ngoài ra, các địa điểm làm việc khó khăn như mỏ đá, công trường xây dựng, xưởng sản xuất, hoặc môi trường nhạy cảm như cửa hàng, quán, bar, nhà hàng, khách sạn chủ yếu là người chưa thành niên ở nhóm từ 15 tuổi đến 17 tuổi

1.2 Những vướng mắt trong quá trình thực thi QLNN về lao động chưa thành niên

ở Việt Nam hiện nay.

Lao động chưa thành niên vẫn đang bị lạm dụng dù vẫn có những công tác quản lý của cơ quan chức năng, xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau,trong đó phải kể đến một số nguyên nhân cơ bản dưới đây:

Thứ nhất,độ tuổi trẻ em trong luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em chưa thống nhất với quy định về của lao động chưa thành niên trong Bộ luật lao động và độ tuổi trẻ em theo quy định của tổ chức ILO vì vậy các cơ quan chức năng gặp nhiều khó khăn trong việc theo dõi, kiểm soát, thống kê và đánh giá về lao động trẻ em

Thứ hai,hệ thống pháp luật hiện hành chưa quy định cụ thể về quyền hạn, trách nhiệm của các chủ thể quản lý trong việc phòng ngừa, xóa bỏ lao động chưa thành niên; còn thiếu

Trang 7

những quy định cụ thể về cơ chế phát hiện, tố giác, xử lý vi phạm lao động chưa thành niên

Thứ ba,việc xử lý những trường hợp lạm dụng lao động chưa thành niên còn nhẹ, chủ yếu mới dừng lại ở mức xử phạt hành chính, rất ít vụ bị xử lý hình sự do vi phạm pháp luật lao động chưa thành niên Chính quyền địa phương còn chậm phát hiện và xử lý những trường hợp sử dụng lao động chưa thành niên, chỉ những vụ việc xảy ra hậu quả nghiêm trọng mới được bị phát hiện và xử phạt

Thứ tư, các cơ quan chức năng còn gặp khó khăn trong việc xử lý những cơ sở sử dụng lao động trẻ em vì người sử dụng lao động không xuất trình được giấy tờ tùy thân của lao động trẻ em, nên chỉ căn cứ vào lời khai của các bên liên quan để xác định độ tuổi của các

em Tuy nhiên độ tuổi thường được khai tăng lên trên 15 tuổi vì vậy không đủ căn cứ để

xử lý

Thứ năm là do nhận thức và hiểu biết về Luật Lao động của trẻ em, gia đình và người sử dụng lao động còn hạn chế dẫn đến vi phạm các quy định về sử dụng lao động trẻ em3, nhiều gia đình quan niệm rằng sự tham gia của trẻ em trong công việc gia đình được coi

là một phần của quá trình xã hội hóa, trẻ em cần phải lao động mới có thể phát triển trí tuệ

và hình thành nhân cách vì vậy việc trẻ em tham gia lao động thường không được coi là lao động trẻ em

Thứ sáu,trẻ em là người chưa phát triển hoàn thiện về thể chất và tinh thần vì vậy khi tham gia lao động thường dễ sai bảo mà hầu như không có sự phản kháng hay tự vệ Mặt khác, tiền công trả cho người lao động là trẻ em thường thấp nên người sử dụng lao động đương nhiên ưu tiên lựa chọn lao động trẻ em

1.3 Mục tiêu và vai trò của nhà nước về quản lý lao động chưa thành niên.

Quan điểm của nhà nước về lao động chưa thành niên.

3 Gia đình khó khăn về kinh tế nên cho con nghỉ học để đi làm, trẻ em học kém nên bỏ học đi làm, người sử dụng lao động vì lợi nhuận nên lạm dụng lao động trẻ em.

Trang 8

Bộ luật lao động thể hiện quan điểm của nhà nước về lao động trong đó có lao động chưa thành niên, cụ thể ở điều 162 như sau:

Người sử dụng lao động chỉ được sử dụng người lao động chưa thành niên vào những công việc phù hợp với sức khoẻ để bảo đảm sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách và có trách nhiệm quan tâm chăm sóc người lao động chưa thành niên về các mặt lao động, tiền lương, sức khoẻ, học tập trong quá trình lao động

Mục tiêu của QLNN về lao động chưa thành niên.

Đảm bảo các chính sách của nhà nước liên quan tới lao động chưa thành niên được hoạt động bình thường, thường xuyên, liên tục và luôn được cải tiến để phù hợp với sự phát triển của quốc gia nhằm giải quyết các vấn đề về lao động chưa thành niên, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động chưa thành niên và người sử dụng lao động theo đúng chủ trương chính sách mà hiến pháp, pháp luật đã quy định

Vai trò của QLNN về lao động chưa thành niên.

Đối với Người lao động (chưa thành niên):đảm bảo những nguyên tắc sử dụng lao động chưa thành niên đúng theo qui định pháp luật,đảm bảo người chưa thành niên khi lao động hợp pháp cũng có đầy đủ các quyền của người lao động thành niên,bảo vệ và tạo điều kiện cho lao động chưa thành niên có thể tham gia vào quá trình lao động mà không ảnh hưởng đến sự phát triển về thể lực và trí lực, tâm sinh lý

Đối với người sử dụng lao động:đảm bảo người sử dụng lao động chấp hành các qui định của pháp luật về lao động chưa thành niên,đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động trong thuê mướn lao động chưa thành niên

Đối với xã hội:góp phần giảm các bất ổn xã hội,đảm bảo những thế hệ lao động kế tiếp phát triển bình thường về thể lực và trí lực,hòa nhập dần theo xu hướng của các công ước quốc tế về lao động trong đó có lao động chưa thành niên

Trang 9

2 Thực trạng pháp luật về bảo vệ người lao động chưa thành niên ở Việt Nam hiện nay.

2.1 Các quy định của pháp luật về lao động chưa thành niên

Việt Nam đã có những quy định tương đối đầy đủ cơ sở pháp lý về quyền và lợi ích cho người lao động chưa thành niên,với các văn bản pháp luật có hiệu lực, tạo các điều kiện bảo vệ,ngăn chặn tình trạng lao động trẻ em,nhưng đâu đó,chúng ta vẫn thấy tình trạng trẻ

em bị bóc lột sức lao động và không có một môi trường an toàn,lành mạnh để phát triển

cả về thể chất lẫn tinh thần vẫn diễn ra

Bộ luật lao động năm 2012 tại chương XI – Lao động chưa thành niên quy định về việc

sử dụng lao động trẻ em, trong đó nghiêm cấm sử dụng lao động dưới 15 tuổi; người sử dụng lao động chỉ được sử dụng người từ đủ 13 tuổi đến đủ 15 và làm các công việc nhẹ theo danh mục quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội bao gồm các công việc: diễn viên, múa, hát, xiếc, sân khấu (kịch, tuồng, chèo, cải lương, múa rối v.v), điện ảnh; các nghề truyền thống như chấm men gốm, cưa vỏ trai, vẽ tranh sơn mài; các nghề thủ công mỹ nghệ: thêu ren, mộc mỹ nghệ; vận động viên năng khiếu: thể dục dụng cụ, bơi lội, điền kinh (trừ tạ xích), bóng bàn, cầu lông, bóng rổ, bóng ném, bi a, bóng đá, các môn võ, đá cầu, cầu mây, cờ vua, cờ tướng Luật này còn quy định khi sử dụng người từ

đủ 13 tuổi đến dưới 15 tuổi thì người sử dụng lao động phải ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người đại diện theo pháp luật và phải được sự đồng ý của người từ đủ

13 tuổi đến dưới 15 tuổi; phải bố trí giờ làm việc không ảnh hưởng đến giờ học tại trường học của trẻ em; phải bảo đảm điều kiện làm việc, an toàn lao động, vệ sinh lao động phù hợp với lứa tuổi Không được sử dụng lao động là người dưới 13 tuổi làm việc trừ một số công việc cụ thể do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định

Bộ luật Lao động năm 2012 cũng quy định tại Điều 165 các công việc và nơi làm việc cấm sử dụng lao động là người chưa thành niên (dưới 18 tuổi) Theo đó, những công việc

bị cấm là: mang, vác, nâng các vật nặng vượt quá thể trạng của người chưa thành niên; sản xuất, sử dụng hoặc vận chuyển hóa chất, khí gas, chất nổ; bảo trì, bảo dưỡng thiết bị, máy móc; phá dỡ các công trình xây dựng; nấu, thổi, đúc, cán, dập, hàn kim loại; lặn biển,

Trang 10

đánh bắt cá xa bờ; công việc khác gây tổn hại cho sức khoẻ, an toàn hoặc đạo đức của người chưa thành niên Luật này còn quy định những nơi làm việc bị cấm bao gồm: dưới nước, dưới lòng đất, trong hang động, trong đường hầm; công trường xây dựng; cơ sở giết

mổ gia súc; sòng bạc, quán bar, vũ trường, phòng hát karaoke, khách sạn, nhà nghỉ, phòng tắm hơi, phòng xoa bóp; nơi làm việc khác gây tổn hại đến sức khoẻ, sự an toàn và đạo đức của người chưa thành niên 4

Bộ luật hình sự năm 1999 quy định về lao động trẻ em dưới dạng tội phạm vi phạm quy định về sử dụng lao động trẻ em: Tội vi phạm quy định về sử dụng lao động trẻ em xâm hại đến an toàn đối với sự phát triển bình thường về thể chất, tinh thần của trẻ em Việc sử dụng trẻ em vào những công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển bình thường về thể chất, tinh thần của trẻ em (Điều 228) 5

Luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em: quy định tại điều 6 khoản 7 nghiêm cấm việc lạm dụng lao động trẻ em, sử dụng lao động trẻ em làm công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với chất độc hại, làm những công việc khác trái với quy định của pháp luật

về lao động (Điều 6 khoản 7) 6

Bên cạnh đó, Điều 2 Luật phòng chống bạo lực gia đình quy định về Các hành vi bạo lực gia đình trong đó có hành vi cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính

Ngoài ra còn có một số các văn bản khác quy định về lao động trẻ em, bao gồm Nghị định

số 91/2011/NĐ – CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ,chăm sóc và giáo dục trẻ em quy định về việc xử phạt hành vi lạm dụng sức lao động trẻ em,sử dụng trẻ em làm công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xức với chất độc hại, làm những công việc

4 Bộ luật lao động năm 2012.

5 Bộ luật Hình sự sửa đổi năm 2009.

6 Luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004

Ngày đăng: 08/10/2019, 09:02

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w