CHUYÊN ĐỀ TRĨ Bệnh trĩ hay còn gọi là bệnh lòi romlà bệnh thường gặp nhất trong các bệnh hậu môn trực tràng, được tạo thành do dãn quá mức các đám rối tĩnh mạch trực tràng, tỷ lệ bệnh
Trang 1CHUYÊN ĐỀ TRĨ
Bệnh trĩ hay còn gọi là bệnh lòi romlà bệnh thường gặp nhất trong các
bệnh hậu môn trực tràng, được tạo thành do dãn quá mức các đám rối tĩnh mạch trực tràng, tỷ lệ bệnh nhân ước khoảng 25 - 40% dân số, gặp nhiều cả nam và
nữ, hay gặp ở độ tuổi trên 50
Do vậy, những kiến thức cơ bản về trĩ là vô cùng cần thiết
I GIẢI PHẪU
1 Đại cương
Cấu tạo giải phẫu hậu môn và đáy chậu khá phức tạp và có sự khác nhau giữa nam và nữ.Trong khi đó thì tính chất cấu tạo của chúng lại quyết định hình thái thương tổn của bệnh,đặc biệt là trong các bệnh apxe hậu môn và rò hậu môn.Trực tràng là đoạn thấp nhất của ống tiêu hóa,trực tràng dài 12-15cm chia làm hai đoạn:đoạn trên phình to dài 10-12cm gọi là bóng trực tràng nằm trong tiểu khung,đoạn dưới nhỏ là ống hậu môn dài 2-3cm nằm trong đáy chậu,ống hậu môn là phần thấp nhất của trực tràng Đoạn trên của bóng trực tràng có phúcmạc che phủ,đoạn dưới không có phúc mạc che phủ.Phúc mạc đi từ trên xuống phủ mặt trước trực tràng quặt lên phủ mặt sau bàng quang ở nam giới,phủ sau tửcung ở nữ giới,ở chỗ quặt này hai lá phúc mạc trước sau dính với nhau tạo nên túi cùng Douglas
Có sự nhận định khác nhau giữa các nhà giải phẫu học và các nhà phẫu thuật.Theo các nhà giải phẫu học,ống hậu môn được giới hạn ở phía ngoài lỗ hậu môn và ở phía trong là đường lược,ống hậu môn theo các nhà giải phẫu chỉ dài 1,5cm;còn theo các nhà phẫu thuật,ống hậu môn được giới hạn phía ngoài cũng là lỗ hậu môn,phía trong là vòng hậu môn trực tràng cao hơn đường lược 1,5cm,ống hậu môn của các nhà phấu thuật cũng dài 3 cm
2 Trực Tràng
- Là phần ruột thẳng của đại tràng, là đoạn thấp nhất của ống tiêu hóa, tiếp theo đại tràng xích ma nối với hậu môn Trực tràng dài 12 – 15cm chia làm hai đoạn:+ Đoạn trên phình to hơn, dài 10– 12cm, gọi là bóng trực tràng nằm trong tiểu khung,có phúc mạc che phủ phần trực
tràng trong phúc mạc
+ Đoạn dưới hẹp gọi là ống hậu
môn dài 2 – 3cm nằm trong đáy
chậu, ra tới lỗ hậu môn, nằm ngoài
phúc mạc
- Ở tiêu khung, phúc mạc che phủ
mặt trước và hai bên trực tràng
rồi quặt lên phủ bàng quang ở
Trang 2nam giới, hay tử cung ở nữ giới và hai bên phủ thành chậu hông Phúc mạc ở đáy tạo nên các túi cùng:
+ Ở giữa là túi cùng Douglas
+ Hai bên là túi cùng bên
3 Ống hậu môn
- Bề mặt ống hậu môn gồm 3 phần từ ngoài vào trong:
+ Phần da: Biểu mô lát tầng không sừng hóa
+ Phần chuyển tiếp: Ở hai bên đường lược, giữa phần da và phần niêm, là nơi có các lỗ đỗ vào của ống tuyến hậu môn
+ Phần niêm: Lớp tế bào biểu mô trụ chế tiết nhầy
+ Chỉ có phần da mới có các đầu tận thần kinh cảm giác
- Ống hậu môn hợp với trực tràng một góc gần 90 độ chạy xuống dưới và ra sau, chọc qua đáy chậu để tận hết ở lỗ hậu môn, xung quanh có cơ bao bọc, phía trên
là cơ nâng hậu môn, phía dưới là cơ thắt vân ngoài
- Ống hậu môn dài 3 – 4cm, nằm ở vị trí giữa đáy chậu sau, dưới sàn chậu cấu tạobởi cơ nâng hậu môn và giữa hai hố ngồi trực tràng Ống hậu môn tiếp theo trực tràng và đổ ra da ở lỗ hậu môn
- Ống hậu môn có cấu tạo gồm 3 lớp: trong cùng là lớp niêm mạc, tiếp theo là cơ trơn (cơ thắt trong), ngoài cùng là cơ vân (cơ thắt ngoài), ngoài ra còn có cơ nâng hậu môn và bó mu trực tràng cũng có vai trò như cơ thắt hậu môn
Trang 34 Cấu trúc liên quan
- Các cột hậu môn: là những nếp dọc nằm ngay phía trên đường lược, chân cột ở phía ngoài, đỉnh cột ở phía trong Có 10 – 12 cột xếp đều vòng tròn quanh ống hậu môn, mỗi cột cao 10mm, rộng 3 – 6mm, rộng nhất nơi chân cột, hẹp nhất nơi đỉnh cột
+ Các van hậu môn: Là những nếp niêm mạc nối chân hai cột hậu môn nằm sát nhau, van có hình bán nguyệt hay tổ chim nên có tên là van bán nguyệt hay van tổ chim Van hậu môn nằm ở chân xoang hậu môn
+ Các xoang hậu môn: Là những rãnh nằm dọc giữa các cột hậu môn có từ
10 – 12 xoang Xoang hậu môn xuống thấp hơn van hậu môn nên tạo thành một túi bịt có khi sâu đến 1cm Các xoang hậu môn nằm thông với các hốc nằm trong cơ thắt trong và liên quan tới các hạch bạch huyết hậu môn nằm giữa các
cơ thắt
+ Hệ cơ hậu môn trực tràng: Ống hậu môn có hai cơ vòng là cơ thắt trong
và cơ thắt ngoài, một cơ dọc là cơ dọc kết hợp:
Trang 4+ Cơ thắt trong: Cơ thắt trong thuộc hệ cơ trơn Nó chính là cơ vòng của thành ruột, đi liên tục từ trên xuống, đến hậu môn thì dầy lên, to ra để tạo nên cơthắt trong
+ Cơ thắt ngoài: cơ thắt ngoài thuộc hệ cơ vân, có 3 phần:
∗ Phần dưới da: phần dưới da ở nông nhất, ngay ở lỗ hậu môn Xuyên qua phần
này có các sợi xơ-cơ của cơ dọc trực tràng chạy từ ngoài vào từ trên xuống, bámvào da tạo nên cơ nhíu da hay cơ nhăn da làm cho da có các nếp nhăn Các nếp nhăn này xếp theo hình nan quạt mà tâm là lỗ hậu môn
∗ Phần nông: phần nông ở sâu hơn và ở phía ngoài hơn so với phần dưới da Phần
nông là phần to nhất và mạnh nhất của cơ thắt ngoài Phần này xuất phát từ sau chạy ra trước, vòng quanh hai bên hậu môn có một số sợi bám vào trung tâm cânđáy chậu
∗ Phần sâu: phần sâu nằm trên phần nông Các thớ cơ của phần này hòa lẫn với
các thớ cơ của cơ nâng hậu môn
+ Cơ dọc kết hợp: Cơ dọc của thành ruột đi từ trên xuống, đến đây hòa lẫn với các sợi của cơ nâng hậu môn và các mô sợi đàn hồi tạo nên cơ dọc kết hợp Cơ dọc kết hợp chạy từ trên xuống, nằm giữa cơ thắt trong và cơ thắt ngoài Khi tới phíadưới nó phát sinh các sợi xơ cơ Các sợi xơ cơ xuyên qua cơ thắt trong rồi hòa lẫn vào lá cơ niêm Một số sợi tiếp tục đi xuống bám vào lớp biểu mô vùng lược làm cho lá cơ niêm dính chặt vào lớp biểu mô Các sợi xơ cơ này mang tên dây chằng Parks Các sợi xơ cơ hình nan quạt xuyên qua phần dưới da của cơ thắt ngoài rồi bám vào da tạo nên cơ nhíu da Các sợi xơ cơ phân cách phần dưới da
và phần nông cơ thắt ngoài, tiếp tục đi ra phía ngoài để tạo nên vách ngang của khoang ụ ngồi trực tràng
- Các đường giới hạn giải phẫu hậu môn trực tràng: Từ lỗ hậu môn vào trong lònghậu môn có bốn đường chạy vòng quanh khắp chu vi lòng hậu môn:
+ Đường hậu môn da: là ranh giới giữa da quanh hậu môn ( có tuyến bã, tuyến mồ hôi, nâng lông) và biểu mô lát tầng không sừng hóa của ống hậu môn
+ Đường liên cơ thắt: Là ranh giới giữa phần dưới da cơ thắt ngoài và bờ dưới cơ thắt trong, đường này còn có tên gọi là đường Hilton
+ Đường lược: Là đường tạo nên bởi các van hậu môn và xen giữa là chân các cột hậu môn Còn có tên là đường van vì được tạo bởi các van
+ Đường hậu môn – trực tràng: Là giới hạn trên của ống hậu môn của các nhà phẫu thuật Đường này được tạo bởi cơ mu trực tràng là giới hạn giữa ống hậu môn và bóng trực tràng, tương ứng chỗ gấp khúc của trực tràng
+ Vùng Lược: Vùng lược nằm giữa đường liên cơ thắt và đường lược, cao khoảng10mm, niêm mạc của vùng này có màu xanh xám và trơn trắng Ở vùng này có các sợi xơ cơ từ cơ dọc kết hợp của trực tràng xuyên qua cơ thắt trong rồi bám chặt vào lớp biểu mô của niêm mạc ống hậu môn Các sợi xơ cơ này được gọi làdây chằng parks, phân cách vùng lỏng lẻo dưới da hậu môn làm cho đám rối tĩnhmạch trong thông nối với đám rối tĩnh mạch trĩ ngoài
5 Các khoang quanh hậu môn trực tràng:
Trang 5- Khoang dưới niêm mạc: khoang này nằm giữa niêm mạc của phần trên ống hậu môn và cơ thắt trong Đó chính là vùng lỏng lẻo dưới niêm mạc nằm trên đường lược Giới hạn dưới là đường lược Giới hạn trên không rõ rệt vì liên tiếp với lớpdưới niêm mạc trực tràng
- Khoang quanh hậu môn: khoang này nằm ở nông, bao quanh ống hậu môn Ở phía ngoài nó liên tục với lớp mỡ dưới da của mông
- Khoang hố ngồi trực tràng: khoang này có đỉnh là cơ nâng hậu môn và đáy là da tầng sinh môn Giới hạn trước là các cơ ngang nông và sâu của đáy chậu Giới hạn sau là xương cùng và bờ dưới cơ mông to
- Khoang liên cơ thắt: khoang này nằm giữa cơ thắt trong và cơ thắt ngoài, ngang mức và ở phía trong khoang ụ ngồi - trực tràng
- Khoang trên cơ nâng: khoang này nằm ở mỗi bên trực tràng Thành trên là phúc mạc, thành dưới là cơ nâng hậu môn, thành ngoài là vách chậu, thành trong là trực tràng
- Khoang sau hậu môn nông: khoang này nằm phía sau hậu môn, dưới dải hậu môn - cụt, tiếp nối khoang ụ ngồi - trực tràng phải và trái
- Khoang sau hậu môn sâu: cũng giống như khoang sau hậu môn nông nhưng nó ở sâu hơn, nằm phía trên dải hậu môn - cụt
- Khoang sau trực tràng: khoang này nằm ở giữa 2/3 trên trực tràng và xương cùng.Giới hạn phía trước là cân riêng bao phủ trực tràng, phía sau là cân trước xương cùng, hai bên là dây chằng bên của trực tràng Ở trên tiếp nối với các khoang sau phúc mạc, ở dưới là cân trực tràng – cùng
Trang 66 Động mạch
- Động mạch trực tràng trên: là nhánh tận của động mạch mạc treo tràng dưới, đi
từ trên xuống tới đầu trên của trực tràng thì chia hai nhánh nằm hai bên trực tràng và tận cùng ngay trên đường lược Trên đường đi nó cho các nhánh xuyên qua cơ đến lớp niêm mạc của vùng trên đường lược
- Động mạch trực tràng giữa: xuất phát từ động mạch chậu trong, là một trong những nhánh trong chậu hông của động mạch chậu trong Động mạch đi từ trên xuống khi tới thành trước bên của phần giữa trực tràng thì cho các nhánh nối vớiđộng mạch trực tràng trên và động mạch trực tràng dưới
- Động mạch trực tràng dưới: xuất phát từ động mạch thẹn trong, động mạch thẹn trong là một trong những nhánh ngoài chậu hông của động mạch chậu trong Động mạch trực tràng dưới cho những nhánh nuôi cơ thắt ngoài và cơ thắt trong
- Động mạch cùng giữa: xuất phát từ mặt sau của động mạch chủ bụng trên chỗ chia nhánh đôi thành hai động mạch chậu gốc dài 1,5cm, động mạch đi trước các đốt sống thắt lưng 4, 5 xương cùng, xương cụt và đi sau tĩnh mạch chậu gốc trái, thần kinh trước cùng và các mạch máu trực tràng trên
7 Tĩnh mạch
Máu của vùng hậu môn khi trở về đổ về hai nơi:
- Lớp dưới niêm mạc và dưới da: lớp niêm mạc và da của vùng hậu môn không nối với nhau mà được phân cách làm hai bởi vùng lược vì ở vùng này niêm mạc dính chặt vào cơ thắt trong
+ Vùng trên: các tĩnh mạch ở vùng trên nằm dưới niêm mạc, có đám rồi tĩnh mạchtrong nằm phía trên đường lược, máu từ đám rối tĩnh mạch trĩ trong được dẫn vềtĩnh mạch tràng trên, khi đám rối tĩnh mạch giãn tạo thành trĩ nội
+ Vùng dưới: các tĩnh mạch dưới nằm dưới da, có đám rối tĩnh mạch ngoài, máu
từ đám rối tĩnh mạch trĩ ngoài đổ vào tĩnh mạch trực tràng dưới, khi đám rối tĩnh
Trang 7mạch này giãn tạo thành trĩ ngoại Hai đám rồi này được phân cách nhau bởi dâychằng parkt, khi dây chằng này thoái hóa mất độ bền chắc sẽ chùng ra, hai đám rối sát liền nhau trĩ nội liên kết trĩ nội tạo nên trĩ hỗn hợp khi trĩ liên kết với nhau từng búi riêng lẻ tạo thành vòng trĩ.
II SINH LÝ BỆNH
Hiện nay, cơ chế bệnh sinh của bệnh trĩ chưa được làm sáng tỏ Đa số các tác giả cho rằng bệnh trĩ xuất hiện trên những cơ địa đặc biệt và nêu ra một số yếu tố khởi bệnh như :
- Suy yếu tổ chức nâng đỡ : thời gian hoàn thành đi vệ sinh dài
- Rối loạn lưu thông tiêu hóa : tiêu chảy hoặc táo bón mãn tính
- Yếu tố nội tiết : béo phì, mang thai
- Yếu tố gia đình
- Chế độ ăn, bệnh ở một số nghề nghiệp
Tuy nhiên, có 2 thuyết được nhiều người chấp nhận:
- Thuyết cơ học: do tăng áp lực khi rặn( táo bón, khó tiêu ) làm các bộ phận nâng
đỡ tổ chức trĩ bị giãn dần và lỏng lẻo Các búi trĩ bị sa xuống và dần dần nằm ngoài hậu môn Luồng máu tĩnh mạch về bị cản trở trong khi luồng máu động mạch vẫn tới do áp lực cao Quá trình đó cứ luẩn quẩn, tiếp diễn lâu dài làm mức độ sa trĩ nặng dần
- Thuyết mạch máu: nêu lên vai trò của các shunt động- tĩnh mạch Khi các yếu
tố khởi bệnh tác động làm các shunt mở rộng Máu chảy ồ ạt làm các đám rối
Trang 8tĩnh mạch bị giãn ra, lại thêm các yếu tô làm cản trở máu trở về( rặn mạnh khi bịtáo bón ) các mạch máu lại nhận thêm máu quá mức chịu đựng, giãn ra ( xung huyết), thậm chí gây chảy máu Máu chảy là máu đỏ tươi (trực tiếp từ động mạch sang tĩnh mạch).
Bệnh trĩ ban đầu không gây nguy hiểm cho bệnh nhân, nhưng khi đã xảy
ra biến chứng thì sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của bệnh nhân
+ Chảy máu : rất hay gặp, đây vừa là triệu chứng vừa là biến chứng Máu có thể chảy mỗi khi đi đại tiện và tự cầm sau khi đại tiện xong, có khi máu chảy dữ dội dẫn đến thiếu máu cấp, cần cấp cứu
+ Thiếu máu: dù chảy máu nhiều hay ít, cấp tính hay mãn tính đều gây ra hiện tượng thiếu máu, tùy vào mức độ thiếu máu mà biểu hiện các mức độ : da xanh, niêm mạc nhợt nhạt, mạch nhanh nhỏ
+ Chức nâng hậu môn rối loạn : hậu môn là cơ quan bài xuất phân, nếu bị trĩ lâu ngày sẽ ảnh hưởng tới chức năng này của hậu môn Hậu môn có thể bị co lại khiến việc đi lại khó khăn hoặc các cơ hậu môn bị xâm lấn làm cho bệnh nhân mất tự chủ trong việc đi đại tiện
+ Trĩ sa nghẹt : do trĩ nội sa ra ngoài và bị bóp chặt bởi cơ thắt không co lên được gây đau đớn, thậm chí hoại tử búi trĩ
+ Bội nhiễm : vì hậu môn là cơ quan bài tiết phân, có nhiều vi khuẩn gây bệnh, chỉcần những tổn thương nhỏ cũng dễ gây nhiễm trùng
+ Tắc mạch trĩ: các búi trĩ xung huyết tạo thành các bọc máu theo thời gian chúng đông lại dính chặt vào vùng da phụ, khó bóc tách Khi thăm khám thấy rìa hậu môn có khối sưng màu phớt xanh, kích thước khoảng hạt đậu, sờ hơi căng, bệnh nhân đau Cục máu đông có thể gây hoại tử trên da dẫn đến rỉ máu,nhiễm trùng.Nhiều cục máu đông vùng hậu môn làm cản trở lưu thông bình thường của máu động, tĩnh mạch hậu môn, gây hiện tượng búi trĩ ngày càng sưng to, để lâu theo thời gian gây áp xe, nhiễm khuẩn
+ Nhiễm trùng hậu môn: viêm khe, viêm nhú nằm trên đường lược gây cảm giác ngứa ngáy, nóng rát.khi thăm khám trực tràng, bệnh nhân đau Khi soi hậu môn thấy phù nề sưng to mù trắng, các khe nằm giữa búi trĩ loét nông màu đỏ, để lâu gây nhiễm trùng ngược dòng, nhiễm trùng toàn thân như nhiễm trùng máu, nhiễm trùng hạch mạch ảnh hưởng đến tính mạng bệnh nhân
+ Bệnh về da: khi búi trĩ bị lòi ra ngoài hậu môn, hậu môn tiết ra những dịch nhầy
ra ngoài khiễn vùng da xung quanh bị khích thích và dẫn đến các bệnh về da.+ Rối loạn thần kinh: bệnh nhân có thể bị đau vùng lưng dưới, đau nhức xương hay rối loạn phản xạ tiết niệu
+ Với riêng nữ giới: khoảng cách giữa hậu môn và bộ phận sinh dục rất gần nên cóthể gây ra bệnh viêm nhiễm phụ khoa, đặc biệt là phụ nữa đang mang thai
III YẾU TỐ NGUY CƠ
Trang 9- Không vệ sinh vùng hậu môn thường xuyên
Vùng hậu môn là chỗ ẩn nấp tốt nhất cho vi khuẩn Nếu không vệ sinh bộphận hậu môn thường xuyên, vi khuẩn sẽ xâm nhập gây viêm nhiễm
- Bị táo bón thường xuyên
Nguyên nhân gây bệnh trĩ cao là do chứng táo bón thường xuyên Khi bịtáo bón thường rất khó đại tiện, nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên gây rabệnh nứt kẽ hậu môn, giãn tĩnh mạch và gây nên trĩ
- Chế độ ăn uống không phù hợp
Chế độ ăn uống không phù hợp cũng dễ dẫn tới táo bón do thiếu chất xơ.Chúng ta cần bổ sung chất xơ cho cơ thể bằng cách ăn các loại trái cây, rauxanh, ngũ cốc nguyên cám, các loại đỗ … tốt nhất là nên có trong thực đơn củabữa ăn hang ngày, vừa tốt cho sức khỏe vừa ngăn ngừa bệnh trĩ
- Mất nước
Nếu cơ thể không đủ lượng nước và ít nhất là 2 lít nước mỗi ngày thì sẽ cónguy cơ mắc nhiều bệnh trong đó có cả bệnh trĩ do thiếu nước cung cấp vàothành phần của các chất bôi trơn trên thành ruột, hậu môn và cũng làm cho phâncứng
- Phụ nữ mang thai, sinh con
Khi phụ nữ mang thai sẽ gây áp lực lên ổ bụng, làm tăng sức nặng lên cácthành tĩnh mạch hậu nên nên gây nên trĩ
Hoặc cũng do trong lúc sinh con gặp nhiều áp lựa, làm các tĩnh mạch tanglên gấp đôi cũng gây nên bệnh trĩ
Nhưng hầu hết đều tự khỏi sau khi sinh con
- Ít vận động hoặc làm việc quá nặng
Vận động ít, ngồi một chỗ nhiều (đặc biệt là lúc đi vệ sinh), đứng một chỗkhiến bạn dễ gây áp lực lên trực tràng dễ gây hình thành trĩ Ngoài ra nhữngngười mang vác nặng nhiều cũng dễ gây trĩ
- Yếu tố tâm lý
Tâm lý quá căng thẳng, mệt mỏi dễ dẫn tới tinh thần làm tăng huyết áp,tăng áp lực vùng hậu môn trựa tràng gây trĩ Vì vậy nên hãy sắp xếp giữa nghỉngơi và làm việc một các hợp lí và hiệu quả
Trang 10IV PHÂN LOẠI TRĨ
- trĩ nội: Búi trĩ do các tĩnh mạch trực tràng trên giãn hết mức tạo thành những
nếp gấp nhăn nheo Chúng nằm ở vị trí trên đường lược, dưới lớp niêm mạc của thành hậu môn
- trĩ ngoại: Búi trĩ do các tĩnh mạch trực tràng dưới giãn Người bệnh sẽ nhận thấy dưới cửa vùng hậu môn xuất hiện một lớp da thừa, có hình dạng ngoằn ngoèo gấp khúc
Trang 11- Chẩn đoán giai đoạn của trĩ nội:
- Trĩ nội độ I: Các tĩnh mạch giãn nhẹ, đội niêm mạc phồng lên lồi vào trong lòng trực tràng
- Trĩ nội độ II: Các tĩnh mạch trĩ đã giãn nhiều hơn, tạo thành các búi rõ rệt, khi gắng sức trĩ sa ra ngoài, nhưng tự co lên được
- Trĩ nội độ III: Như độ II, nhưng khi trĩ đã sa ra ngoài thì phải dùng tay ấn nhẹ hay phải nằm nghỉ một lúc thì búi trĩ mới tụt vào trong
- Trĩ nội độ IV: Các búi trĩ khá to, thường liên kết với nhau thành trĩ vòng, trĩ sa rangoài liên tục và không thể đẩy lên được
V ĐIỀU TRỊ TRĨ
1 Đại cương
- Các phương pháp điều trị hiện nay:
+ Y học cổ truyền, bài thuốc dân gian, nhiều người dân tìm đến phương pháp này.+ Nội khoa với các nhóm thuốc làm nhuận tràng, chống phù nề, tăng cường đề kháng của tĩnh mạch, mao mạch nhỏ: Lactoluse, Daflon, Ginko Fort,
Proctolog…Không áp dụng điều trị với trĩ độ III, IV và có biến chứng
Trang 12+ Thủ thuật thắt búi trĩ bằng vòng cao su áp dụng cho trĩ độ II, ít búi (hình a ) + Tiêm xơ búi trĩ là phương pháp tốt sau khi tìm ra chế phẩm ALTA ( hình b ) + Phẫu thuật hiện có nhiều phương pháp khác nhau được chia thành 2 nhóm chính là: dưới đường lược và trên đường lược.Tùythuộc vào mức độ, tính chất và các yếu tố liên quan, bác sĩ sẽ lựa chọn 1 hay nhiều phương pháp cho từng người bệnh.
Trang 13- Ngăn chặn các yếu tố thuận lợi phát sinh bệnh trĩ
+ Tập thói quen đi ngoài đều đặn hàng ngày
+ Điều chỉnh thói quen ăn uống: Tránh các chất kích thích như cà phê, rượu, trà Tránh các thức ăn nhiều gia vị như ớt, tiêu Uống nước đầy đủ Ăn nhiều chất xơ
+ Vận động thể lực: nên tập thể dục và chơi các môn thể thao nhẹ như bơi lội, đi bộ…
+ Điều trị các bệnh mạn tính hiện có như viêm phế quản, giãn phế quản…
- Điều trị nội khoa
+ Vệ sinh tại chỗ tốt bằng phương pháp ngâm nước ấm 2 – 3 lần/ngày, mỗi lần 15 phút
+ Thuốc uống: gồm các thuốc có tác nhân trợ tĩnh mạch, dẫn xuất từ flavonoid Cơchế tác động của các thuốc này là làm gia tăng trương lực tĩnh mạch, bảo vệ vi tuần hoàn, giảm phù nề nhờ tác động kháng viêm tại chỗ, chống nhiễm trùng và chống tắc mạch
+ Thuốc tại chỗ: gồm các loại thuốc mỡ và đạn bao gồm các tác nhân kháng viêm,
vô cảm tại chỗ và dẫn xuất trợ tĩnh mạch
- Phòng bệnh trĩ
+ Tăng cường ăn thức ăn giàu chất xơ, uống đủ nước, vận động để tránh táo bón
+ Tránh mang vác nặng
+ Hạn chế rượu, bia, thức ăn cay
2 Điều trị Ngoại khoa :
2.1 Các thủ thuật
Hiện nay có 3 phương pháp điều trị thủ thuật chính mang lại kếtquả cao đó là tiêm thuốc gây xơ búi trĩ, thắt búi trĩ bằng vòng cao su và quang đông bằng tia hồng ngoại
3 phương pháp thủ thuật đều dựa trên nguyên lý chung đó là tạo
mô sẹo xơ dính vào lớp cơ dưới niêm mạc nhằm mục đích cầm máu và giảm lưu lượng máu đến búi trĩ làm cho búi trĩ teo dần dần
Các phương pháp thủ thuật không được áp dụng điều trị cho trĩ nội và trĩ ngoại tắc mạch, nứt hậu môn kèm theo, viêm mủ hậu môn, người bệnh suy giảmmiễn dịch
- Phương pháp thắt búi trĩ bằng vòng cao suThắt trĩ bằng dây thun là thủ thuật thắt đáy búi trĩ bằng một sợi dây thun, ngăn chặn hoàn toàn dòng máu đến búi trĩ Để thực hiện thủ thuật này, thầy thuốc sẽ
Trang 14đút một ống nội soi (anoscope hoặc proctoscope) được làm ấm và bôi trơn vào hậu môn của bệnh nhân Búi trĩ sẽ được giữ chặt bằng kẹp, một dụng cụ sẽ siết dây thun vào đáy của búi trĩ Trĩ sẽ teo lại, hoại tử, và rụng trong vòng một tuần.
Sẹo hình thành ở vị trí búi trĩ, giữ cho các tĩnh mạch kề cận không phình vào ống hậu môn Thầy thuốc sẽ hỏi bệnh nhân xem có cảm thấy vòng cao su quá chặt? Nếu đau nhiều, bác sĩ sẽ tiêm thuốc gây tê tại vị trí đã thắt trĩ Tuy nhiên, nếu đau nhói nhiều sau khi thắt trĩ, có thể đã thắt nhầm vào vùng mô dưới đườnglược (dentate line) hoặc thắt quá nhiều phần mô và da nhạy cảm Cần phải cắt bỏdây thun và thắt lại
Sau phẫu thuật cắt trĩ, bệnh nhân có thể cảm thấy đau và đầy ở vùng bụng dưới, hoặc có cảm giác mót đi tiêu
Thường thì chỉ thắt mỗi lần từ 1 đến 2 búi trĩ Nếu bệnh nhân được vô cảm toàn thân, có thể xử lý cùng một lúc nhiều búi trĩ hơn Các búi còn lại sẽ được thắt sau thời gian từ 4 đến 6 tuần
+ Kết quả
Bệnh nhân phản ứng không giống nhau sau khi thắt trĩ Một số có thể trở về với công việc bình thường ngay, số khác cần phải nghỉ tại giường từ 2 đến 3 ngày
Trang 15Bệnh nhân thường cảm thấy đau trong thời gian từ 24 đến 48 giờ sau thắt trĩ Có thể dùng thuốc hoặc ngồi trong chậu nước ấm pha thuốc tím ngày 2-3 lần, mỗi lần 15 phút để giảm đau.
Để giảm nguy cơ chảy máu, nên tránh dùng các thuốc kháng viêm không steroid(NSAIDs), các thuốc aspirin, coumadin, warfarin v.v…trong thời gian từ 4 đến 5ngày trước và sau khi thắt trĩ
Có thể xuất huyết trong khoảng từ 7 đến 10 ngày sau khi thắt, lúc trĩ rụng Xuất huyết thường nhẹ và tự cầm
Bệnh nhân nên ăn nhiều chất xơ để làm mềm phân và uống thêm nước để dễ đi tiêu Rặn nhiều khi đi tiêu có thể khiến trĩ tái phát
+ Chỉ định thắt trĩ
Thắt trĩ bằng dây thun là thủ thuật được dùng rộng rãi để điều trị trĩ nội Nếu cáctriệu chứng vẫn tồn tại sau 3 đến 4 lần thắt trĩ, cần đặt vấn đề điều trị phẫu thuật.Không được dùng phương pháp thắt trĩ nếu không đủ mô để kéo vào lòng dụng
cụ thắt trĩ
Thủ thuật thắt trĩ không được áp dụng để điều trị trĩ độ 4
+ Kết quả sau phẫu thuật
Khoảng 80% bệnh nhân cho biết có cải thiện triệu chứng sau khi thắt trĩ.Thắt trĩ bằng dây thun cải thiện triệu chứng nhanh chóng và kéo dài hơn so với phương pháp chích xơ hoặc quang đông bằng tia hồng ngoại
Hiếm khi phải điều trị lại do triệu chứng tái phát
Thủ thuật này hiệu quả nhất đối với các búi trĩ nội có kích thước từ nhỏ đến trung bình
Thủ thuật này ít thành công khi thực hiện trên các búi trĩ lớn
+ Nguy Cơ
Tác dụng phụ rất hiếm gặp, có thể bao gồm:
Đau nhiều không đáp ứng với các biện pháp giảm đau thường dùng sau khi thắt trĩ Có thể do thắt búi trĩ quá sát với vùng chứa nhiều thụ thể cảm nhận đau trongống hậu môn
Chảy máu hậu môn
Bí tiểu
Trang 16Nhiễm trùng ở vùng hậu môn, vùng chậu, tuy hiếm gặp nhưng có thể diễn biến nhanh và nặng dẫn đến nhiễm trùng huyết Cần khẩn trương điều trị bằng kháng sinh.
Tuột dây thun do kẹp được quá ít mô trĩ, cần phải thắt lại
Cục máu đông xảy ra ở 5% bệnh nhân, cần phẫu thuật cắt bỏ
Nứt hậu môn: xảy ra ở 1% trường hợp do nứt búi trĩ Điều trị bằng kháng sinh, giảm đau hoặc phẫu thuật
-> Thận trọng hơn với: Biến chứng sau phẫu thuật cắt trĩ
* Tổng kết lại:
Thắt trĩ bằng dây thun là một trong những phương pháp điều trị ít tốn kém và khá hiệu quả
Phẫu thuật cắt trĩ (hemorrhoidectomy) có thể đem lại kết quả tốt và lâu dài hơn thắt trĩ Tuy nhiên, phẫu thuật thường tốn kém hơn, có thời gian phục hồi lâu hơn và nguy cơ biến chứng cũng cao hơn
Về lâu dài, thắt trĩ bằng dây thun được đánh giá là phương pháp điều trị không- phẫu thuật hiệu quả nhất đối với trĩ nội
Thắt trĩ bằng dây thun là phương pháp tốt cho trĩ độ I và trĩ độ II Phương pháp này không được áp dụng cho trĩ ngoại
Các thông tin về phương pháp thắt trĩ bằng dây thun mà mọi người nên tham khảo Nếu muốn biết chi tiết hơn thì nên tới bệnh viện nhờ bác sĩ tư vấn thêm.– Là phương pháp điều trị tốt đối với trĩ nội dạng búi với thao tác nhanh, không đau
– Chi phí điều trị thấp
– Hạn chế ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt, lao động của người bệnh
– Các biến chứng sau thắt như gây đau dữ dội do thắt không đúng vị trí, nứt hậu môn và nhiễm trùng vùng chậu có thể đưa đến hậu quả là nhiễm trùng máu Cách khắc phục là phải tháo vòng ra ngay khi xuất hiện đau, giữ vệ sinh vùng hậu môn sạch sẽ
- Phương pháp quang đông hồng ngoại Điều trị bệnh trĩ bằng quang đông hồng ngoại là một trong những phương thức sử dụng nhiệt điều trị trĩ đã được thực hiện hàng trăm năm nay Rất nhiều
Trang 17bệnh nhân đã sử dụng phương pháp này và có nhiều hiệu quả trong việc trị bệnh trĩ Phương pháp này tuy có từ rất lâu nhưng nó vẫn xem là phương pháp điều trịbệnh trĩ tiên tiến hiện nay.
Mục tiêu của phương pháp làm đông là làm cho mô bị đông lại bởi tác động của sức nóng, tạo nên sẹo xơ làm giảm lưu lượng máu đến búi trĩ và cố định trĩ vào ống hậu môn Với tia Laser, dòng điện cao tần cũng có tác động làmđông như tia hồng ngoại, nhưng sự chính xác về độ sâu xuyên thấu của tác động làm đông của 2 phương pháp này không chính xác bằng tia hồng ngoại với máy quang đông Sự xuyên thấu mô của tia hồng ngoại được định trước bằng cách điều chỉnh tốc độ của tia và độ hội tụ chính xác trên lớp mô này
Máy quang đông hồng ngoại có lợi là không gây nhiễu các dụng cụ điện tử gắn trên người bệnh như máy điều hòa nhịp tim
Quang đông hồng ngoại được chỉ định với trĩ nội độ 1 và độ 2 Phương pháp này
có ưu điểm là không đau, an toàn, cầm máu rất hiệu quả nhưng có nhược điểm làmáy khá đắt và thường phải làm thủ thuật nhiều lần
Có nhiều phương pháp điều trị bệnh trĩ và mỗi phương pháp lại có những ưu nhược điểm riêng Theo đó, phương pháp quang đông hồng ngoại trị trĩ cũng có những ưu nhược điểm như:
* Ưu điểm: