Theo quy định tại Điều 60 Thông tư 210/2012/TT-BTC hướng dẫn thành lập và hoạt động công ty chứng khoán do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành thì hoạt động tư vấn tài chính của công ty chứn
Trang 1NHÓM: HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN CHỨNG KHOÁN
Các thành viên Mã sinh viên Công việc thực hiện
1.Cao Thị Minh Anh 11160057 II.1.Hoạt động tư vấn đầu tư chứng
khoán
2 Cù Tiến Dũng 11161010 II.1.Hoạt động tư vấn đầu tư chứng
khoán + III Các nhân tố ảnh hưởng
3 Nguyễn Thị Huyền 11162449 I.Các quy định pháp luật+ Làm slides
4 Nguyễn Thị Minh Ngọc
(Nhóm trưởng)
11163758 II.3.Hoạt động tư vấn tài chính tại
VCSC+ chỉnh sửa word và powerpoint + Thuyết trình
5 Nguyễn Thị Hương
Quỳnh
11164400 II.2.Hoạt động tư vấn tài chính+ Thuyết
trình
6 Đỗ Minh Thúy 11165071 I.Các quy định pháp luật+ IV Giải pháp
7 Trần Thị Thanh Xuân 11166010 II.2.Hoạt động tư vấn tài chính
Trang 2
Mục lục
Trang 3I Các quy định pháp luật.
1 Theo quy định tại Điều 60 Thông tư 210/2012/TT-BTC hướng dẫn thành lập và hoạt động công ty chứng khoán do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành thì hoạt động
tư vấn tài chính của công ty chứng khoán được quy định cụ thể như sau:
- Công ty chứng khoán được thực hiện tư vấn tài chính, bao gồm:
+ Tư vấn tái cơ cấu, sáp nhập, hợp nhất, tổ chức lại, mua bán doanh nghiệp;
+ Tư vấn quản trị, tư vấn chiến lược doanh nghiệp;
+ Tư vấn chào bán, niêm yết chứng khoán;
+ Tư vấn cổ phần hoá, xác định giá trị doanh nghiệp;
+ Tư vấn tài chính khác phù hợp với quy định pháp luật
2 Theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán 2010
Khoản 23, điều 1 Tư vấn đầu tư chứng khoán là việc cung cấp cho nhà đầu tư kết quả phân tích, công bố báo cáo phân tích và khuyến nghị liên quan đến chứng khoán
3 Biểu mức thu phí, lệ phí trong lĩnh vực chứng khoán được quy định tại Thông tư 272/2016/TT-BTC như sau:
- Lệ phí cấp Giấy phép hoạt động công ty chứng khoán:
+ Tư vấn đầu tư chứng khoán: 20 triệu đồng/giấy phép
3.Điều 18 Nghị định số 14/2007/NĐ-CP của Chính phủ quy định về Luật chứng khoán;
Theo quy định vốn điều lệ công ty chứng khoán, vốn pháp định cho nghiệp vụ kinh doanh công ty chứng khoán, chi nhánh công tư chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam, công ty chứng khoán có vốn đầu tư nước ngoài là:
Tư vấn đầu tư chứng khoán: 10 tỷ đồng Việt Nam
4.Theo quy định tại tiết c khoản 8 điều 4 thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của BTC quy định về đối tượng không chịu VAT thì:” Kinh doanh
Trang 4chứng khoán bao gồm: Môi giới chứng khoán, tự doanh chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán, lưu ký chứng khoán cho khách hàng vay tiền để thực hiện giao dịch ký quỹ, ứng trước tiền bán chứng khoán và hoạt động kinh doanh chứng khoán khác theo quy định của Pháp luật về chứng khoán"
Ngày 21/3/2016, UBCKNN đã có công văn số 1312/UBCKNN-PTTT tham gia ý kiến với tổng cục thuế: “Nguyên tắc của VAT thống nhất theo loại hình dịch vụ chứ không theo đối tượng cung cấp Các hoạt động liên quan đến hoạt động kinh doanh chứng khoán theo quy định sẽ là đối tượng không chịu VAT, các hoạt động kinh doanh khác sẽ là đối tượng chịu VAT”
Điều 60 Luật chứng khoán số 70/2006/QH11 và khoản 14 điều 1 luật số
62/2010/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật chứng khoán quy định về nghiệp vụ kinh doanh của công ty chứng khoán bao gồm: môi giới, tự doanh, bảo lãnh phát hành, tư vấn đầu tư, với tính chất đây là những nghiệp vụ kinh doanh có điều kiện Việc cung cấp dịch vụ tư vấn tài chính là hoạt động mà công ty chứng khoán được phép thực hiện Ngoài công ty chứng khoán, các chủ thể kinh doanh khác trên thị trường cũng có thể cung cấp dịch vụ này Tiết c Khoản 8, Điều 4 thông tư số 219/2013/TT-BTC đã liệt kê hoạt động “kinh doanh chứng khoán” thuộc đối tượng không chịu VAT Theo đó, các dịch vụ tư vấn tài chính không nằm trong đối tượng này, vẫn chịu thuế suất VAT 10% theo quy định pháp luật”
Căn cứ theo hướng dẫn nêu trên và ý kiến của UBCKNN tại công văn số
1312/UBCKNN-PTTT trường hợp các công ty chứng khoán có hoạt động tư vấn tài chính và các hoạt động tài chính khác không nằm trong các đối tượng quy định tại tiết c khoản 8 điều 4 thông tư 219/2013/TT-BTC thì thuộc đối tượng chịu VAT theo quy định
II Thực trạng tư vấn chứng khoán tại Việt Nam.
1.Hoạt động tư vấn đầu tư chứng khoán.
Tư vấn đầu tư chứng khoán là việc các chuyên viên tư vấn sử dụng kiến thức chuyên môn của mình để tư vấn cho nhà đầu tư về thời điểm mua bán chứng
khoán, loại chứng khoán, thời gian nắm giữ, tình hình diễn biến thị trường… Đây
là hoạt động phổ biến trên thị trường thứ cấp, diễn ra hàng ngày, hàng giờ Việc tư vấn có thể thông qua các hình thức như gặp gỡ trực tiếp hoặc thông qua các
phương tiện truyền thông như điện thoại, fax…
Hiện nay các công ty chứng khoán đều có bộ phận phân tích của riêng mình Các báo cáo phân tích thường được công khai trên các phương tiện thông tin để các nhà
Trang 5đầu tư đơn lẻ hoặc các cá nhân tư vấn đầu tư chứng khoán sử dụng Các báo cáo này thường khá bao quát thị trường, nhưng cần có sự hiểu biết nhất định mới có thể
sử dụng tối ưu các báo cáo này để đầu tư Tuy nhiên, một số môi giới chứng khoán cũng có cách nhìn và phân tích của riêng mình Họ sử dụng kinh nghiệm cũng như
sự nhạy cảm về thị trường về thị trường để đưa ra các lời tư vấn đầu tư chứng khoán sao cho tốt nhất và đạt lợt nhuận tối đa về cho các nhà đầu tư
Thông qua số liệu từ báo cáo tài chính của các công ty chứng khoán đã niêm yết được công bố trên trang Vietstock nhóm đã tổng hợp và tính toán đưa ra bảng sau: Bảng 1: Doanh thu và chi phí tư vấn đầu tư chứng khoán của các công ty chứng khoán trên thị trường Việt Nam qua các năm
Đơn vị: tỷ đồng
Doanh thu 448.06 428.87 126.78 166.62
Chi phí 118.67 100.2 28.51 32.36
Bảng 2: Doanh thu và chi phí tư vấn tài chính của các công ty chứng khoán trên thị trường Việt Nam qua các năm
Đơn vị: tỷ đồng
Doanh thu 348.69 309.17 809.11 951.72
( Nguồn: Tổng hợp báo cáo tài chính 73 công ty chứng khoán trên thị trường Việt Nam)
(https://cophieux.com/danh-sach-va-website-cac-cong-ty-chung-khoan-o-viet-nam-cap-nhat-thang-72017)
Nhìn vào bảng số liệu trên chúng ta có thể thấy các công ty chứng khoán có xu hướng chuyển từ hoạt động tư vấn đầu tư chứng khoán sang hoạt động tư vấn tài chính Doanh thu, chi phí của hoạt động tư vấn đầu tư chứng khoán năm 2017 và
2018 của các công ty chứng khoán giảm mạnh so với năm 2015 và 2016, năm 2015 doanh thu tư vấn đầu tư chứng khoán là 448.06 tỷ, chi phí tư vấn đầu tư chứng
Trang 6khoán là hơn 118,67 tỷ Tuy nhiên đến năm 2016 doanh thu và chi phí tư vấn đầu
tư chứng khoán chỉ còn là 166.62 tỷ và 32.36 tỷ Trong khi đó doanh thu và chi phí tư vấn tài chính năm 2017 và 2018 tăng mạnh so với năm 2015 và 2016 Năm
2015 doanh thu và chi phí tư vấn đầu tư chứng khoán lần lượt là 348.69 tỷ và 169.48 tỷ Tuy nhiên đến năm 2018 con số này đã là 951.72 tỷ và 330.2 tỷ, doanh thu tư vấn tài chính năm 2018 tăng hơn 2.7 lần so với năm 2015, chi phí tư vấn tài chính năm 2018 tăng gần gấp đôi so với năm 2015
Năm 2015 và năm 2016 trong cơ cấu doanh thu từ hoạt động tư vấn của các công
ty chứng khoán, doanh thu của hoạt động tư vấn đầu tư tài chính là lớn hơn, nhưng chênh lệch không lớn Tuy nhiên kể từ năm 2017 trở đi doanh thu của hoạt động tư vấn tài chính lớn hơn so với doanh thu từ hoạt động tư vấn đầu tư chứng khoán Năm 2017, doanh thu từ hoạt động tư vấn tài chính là hơn 800 tỷ, lớn hơn 6 lần so với doanh thu từ hoạt động tư vấn đầu tư chứng khoán
Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) cho biết, theo số liệu báo cáo tài chính quý 3/2018 của các công ty chứng khoán thành viên, tổng doanh thu của 72 công
ty chứng khoán đạt 5.621 tỷ đồng, về cơ cấu doanh thu có sự điều chỉnh tỷ trọng giữa doanh thu môi giới và doanh thu bảo lãnh phát hành Doanh thu từ hoạt động môi giới chiếm tỉ trọng 24% (giảm 7% so với quý trước), lãi từ hoạt động tự doanh
và cho vay chiếm 59%, doanh thu từ hoạt động tư vấn chiếm 7% (tăng 2% so với quý trước), doanh thu từ hoạt động bảo lãnh phát hành chiếm 8% (tăng 6% so với quý trước) và doanh thu khác chiếm 2% (giảm 1% so với quý trước)
Bảng 3: Cơ cấu doanh thu của 72 công ty chứng khoán
Năm Quý 2/2018 Qúy 3/2018
Tự doanh và cho
vay
Bảo lãnh phát
hành
Doanh thu khác 3% 2%
Nguồn: HNX
Trang 72 Hoạt động tư vấn tài chính.
Tư vấn tài chính đã có từ rất lâu và phổ biến rộng rãi tại các thị trường tài chính lớn trên thế giới Có ý kiến cho rằng tại Việt Nam chưa có đơn vị nào đủ mạnh để
có thể trở thành một IB ( Investment Banking) đầy đủ theo tiêu chuẩn quốc tế như Goldman Sachs, City Group, J.P Morgan Chase… Theo đó, đây là thị trường do các tổ chức ngân hàng đầu tư nước ngoài tại Việt Nam nắm giữ, đặc biệt là trong các giao dịch có quy mô lớn, cấu trúc phức tạp và cần nguồn vốn từ nước ngoài Trước đây, hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp chủ yếu do các công ty tư vấn nước ngoài đảm trách và khách hàng cũng thường là khối doanh nghiệp FDI Còn hiện tại, dịch vụ này đang có nhu cầu rất lớn khi thị trường chứng khoán ngày càng lớn và sôi động, các dịch vụ tư vấn niêm yết chứng khoán, tư vấn huy động vốn, tư vấn tài trợ dự án, cho các công ty cổ phần bùng nổ
Nhưng thực tế, cho đến nay, các thương vụ tư vấn tài chính lớn nhất tại Việt Nam đều có sự tham gia của công ty chứng khoán nội Bên cạnh đó, quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước đang được đẩy nhanh tiến độ cũng làm cho hoạt động
tư vấn tài chính sôi động hơn với các dịch vụ xác định giá trị doanh nghiệp, lập phương án cổ phần hoá, bán cổ phần cho công chúng và tư vấn tái cấu trúc công ty hậu cổ phần hoá Nhìn chung, khi nền kinh tế duy trì đà tăng trưởng cao, số lượng doanh nghiệp tăng nhanh và hoạt động ngày càng phức tạp thì thị trường dịch vụ tư vấn tài chính còn cơ hội phát triển mạnh
Theo thống kê doanh thu 9 tháng đầu năm 2014 từ mảng tư vấn tài chính của top
20 công ty chứng khoán có vốn điều lệ lớn nhất hiện nay, vị trí đứng đầu thuộc về Công ty cổ phần chứng khoán Bản Việt (VCSC) và Công ty cổ phần chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC) với mức doanh thu cao vượt trội
so với các công ty còn lại Riêng tổng doanh thu của 2 công ty này đã chiếm gần 50% thị phần Trong đó, doanh thu tư vấn của BSC đạt 53,5 tỷ đồng – tăng tới 378% so với cùng kỳ
Biểu đồ 1
Trang 8Nguồn: Cafef
2017 là một năm khởi sắc rực rỡ của các công ty chứng khoán khi trung bình lợi nhuận ngành tăng trưởng 50% Nguyên nhân là thị trường chứng khoán Việt Nam
đã có quãng thời gian tăng trưởng mạnh mẽ
Công ty cổ phần chứng khoán TP HCM (HSC) có kết quả kinh doanh tích cực khi
sự tăng trưởng đến từ cả 4 mảng hoạt động chính gồm môi giới, margin, tự doanh,
và tư vấn tài chính, trong đó doanh thu tư vấn tài chính 45 tỷ đồng, tăng 84% so với năm 2016
Tại Công ty cổ phần chứng khoán Bản Việt (VCSC), năm 2017, VCSC có doanh thu hoạt động tăng 77% lên 1.537 tỷ đồng, lợi nhuận ròng đạt hơn 655 tỷ đồng, cao gần gấp đôi năm 2016, trong đó mảng tư vấn tài chính mang lại hơn 254 tỷ đồng, gấp 3,8 lần năm trước
Công ty cổ phần chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC) ghi nhận doanh thu hoạt động đạt gần 565 tỷ đồng, tăng 37% và lãi ròng ghi nhận 175
tỷ đồng, tăng 45% so với năm 2016 Riêng hoạt động tư vấn và bảo lãnh phát hành sụt giảm đến 76% nhưng tác động của mảng này không đáng kể khi chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu tổng lợi nhuận
Trang 9Qúy I/2018, Lợi nhuận từ hoạt động tư vấn tài chính tăng trưởng khá tốt, từ 1,6 tỷ đồng lên 56 tỷ đồng Tuy nhiên, do rơi vào quý I nên mảng này chưa đóng góp đáng kể vào hoạt động chung của các CTCK, thậm chí nhiều công ty chịu lỗ
Biểu đồ 2
Nguồn: Vietnambiz
Nhìn chung 6 tháng đầu năm 2018, kết quả kinh doanh của các công ty chứng khoán đều khởi sắc Thống kê 10 công ty chứng khoán lớn về tài sản cho thấy, tất
cả đều có doanh thu hoạt động tăng trưởng từ 18% - 190% so với cùng kỳ Trong
đó, doanh thu hoạt động tư vấn tài chính tăng 75% Tuy nhiên với Công ty cổ phần chứng khoán An Phát (APG) trong quý II/2018 không phát sinh doanh thu từ hoạt động tư vấn tài chính, trong khi cùng kỳ năm trước đạt hơn 6,4 tỷ đồng Điều này cũng khiến lợi nhuận sụt giảm
Trang 103 Hoạt động tư vấn tài chính tại Công ty cổ phần chứng khoán Bản Việt (VCSC).
Công ty Cổ phần Chứng khoán Bản Việt (VCSC) được thành lập năm 2007, với vốn điều lệ ban đầu là 360 tỷ đồng Năm 2014, VCSC tạo được sức bật mạnh mẽ
để lần đầu tiên vượt qua ngưỡng mục tiêu 25% đối với tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE), và tiếp tục được công nhận qua hai giải thưởng danh giá từ Finance Asia và từ Euromoney là “Ngân hàng đầu tư tốt nhất Việt Nam”
Sau 10 năm phát triển, vốn điều lệ của công ty đã tăng gần gấp ba lần kể từ khi thành lập từ 360 tỷ đồng đạt 1,2 nghìn tỷ đồng Tính đến cuối năm 2017, vốn chủ
sở hữu của VCSC đạt 3.019 tỷ đồng, tăng trưởng 152% so với cùng kỳ năm 2016 VCSC là công ty cung cấp dịch vụ ngân hàng đầu tư số một hàng đầu Việt Nam và
là một trong ba công ty môi giới chứng khoán lớn nhất tính theo thị phần tại Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) Một trong những sự kiện nổi bật trong năm 2017 là VCSC đã thực hiện IPO và chính thức niêm yết trên
Sở giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh (mã chứng khoán: VCI) vào tháng 7/2017
Hoạt động tư vấn tài chính của VCSC
Trong năm 2016, VCSC tư vấn thành công một số thương vụ lớn như thương vụ Casino Group chuyển nhượng chuỗi siêu thị Big C Việt Nam cho Central Group (giá trị 1,1 tỷ Euro), tư vấn cho Praser & Neave mua 78,3 triệu cổ phiếu Vinamilk
từ SCIC (tương ứng 5,4% vốn điều lệ) thông qua đấu giá với giá trị thương vụ 500 triệu USD VCSC cũng là đơn vị đồng tư vấn bán cổ phần Novaland (120 triệu USD)…
Bảng 4: Doanh thu từ các nghiệp vụ của VCSC
Đơn vị: triệu đồng
2015 2016 2017 Thay đổi
2017/2016
Kế hoạch 2017
% vượt kế hoạch Tổng
doanh
thu
705.727 899.052 1.536.742 70,9% 1.015.626 51,3%
Môi giới
chứng
khoán
335.958 355.342 497.732 40,1% 400.000 24,4%
Đầu tư 158.712 293.321 489.774 67,1% 309.076 58,5%
Trang 11Tư vấn
doanh
nghiệp
28.334 72.852 262.725 260,6% 150.000 75,2%
Khác 182.723 175.048 286.511 63,7% 156.550 83%
Nguồn: Báo cáo thường niên 2017 VCSC Năm 2017, hoạt động tư vấn tài chính của VCSC tăng trưởng mạnh mẽ, ghi nhận ở mức doanh thu 262,725 tỷ đồng, tăng gấp 3,6 lần so với năm 2016 Bởi trong 2017, VCSC đã thực hiện nhiều hợp đồng tư vấn, bảo lãnh đầu tư rất lớn Có thể kể đến như đồng tư vấn chào bán riêng lẻ cho Vietjet với giá trị huy động 3.800 tỷ đồng từ nhà đầu tư tổ chức, tư vấn niêm yết cho Vietjet; tư vấn chào bán riêng lẻ cho
VPBank và chào bán thứ cấp cho cổ đông lớn với giá trị huy động hơn 12.000 tỷ đồng từ nhà đầu tư tổ chức, tư vấn niêm yết cho VPBank; tư vấn phát hành riêng lẻ cho PNJ với giá trị huy động gần 1.000 tỷ đồng từ nhà đầu tư tổ chức
VCSC cũng đồng bảo lãnh phát hành cho Viglacera với giá trị huy động 1.500 tỷ đồng từ nhà đầu tư tổ chức; tư vấn chào bán riêng lẻ cho PCC1 với giá trị huy động
500 tỷ đồng từ nhà đầu tư tổ chức; tư vấn IPO và niêm yết chứng chỉ lưu ký SEA trên sàn New York với giá trị khoảng 800 triệu USD; tư vấn cho 2 tổ chức nước ngoài mua cổ phần Traphaco từ một số tổ chức nước ngoài; đồng tư vấn FPT thoái vốn tại FPT Trading
Ngoài ra cũng phải kể đến các thương vụ tư vấn cổ phần hóa các "ông lớn" Nhà nước như PV Power, Genco3, Becamex, PVOIL, IDICO
Bảng 5: Các thương vụ VCSC thực hiện 2017