1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Phân tích chiến lược định vị và khác biệt hóa chào hàng của samsung galaxy s

28 2K 13

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 101,76 KB

Nội dung

Tuy vậy muốn thu hút, giữ chân được khách hàng cho mìnhdoanh nghiệp cần có có chiến lược định vị sản phẩm khác biệt so với các đối thủ.. Trước thành công không thể nào phủ nhận cuả Samsu

Trang 1

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 2

NỘI DUNG 3

PHẦN 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 3

1.Định vị thị trường 3

1.1 Khái niệm về định vị thị trường. 3

1.2 Các hoạt động trọng tâm của chiến lược định vị 3

1.3 Các bước trong tiến trình định vị 3

2 Chiến lược khác biệt hóa sản phẩm trong cạnh tranh 4

2.1 Thế nào là chiến lược khác biệt hoá sản phẩm. 4

2.2.Xây dựng chiến lược khác biệt hoá sản phẩm trong cạnh tranh. 4

3 Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của công ty 5

3.1 Các yếu tố bên ngoài (Môi trường vĩ mô) 5

3.2 Các yếu tố bên trong (Môi trường vi mô) 7

PHẦN 2: CHIẾN LƯỢC ĐỊNH VỊ VÀ KHÁC BIỆT HÓA CHÀO HÀNG CỦA SAMSUNG GALAXY S 9

2.1 Lịch sử hình thành, phát triển và tình thế marketing của Samsung và sản phẩm Samsung Galaxy S 9

2.2 Chiến lược định vị dòng sản phẩm Samsung Galaxy S của Samsung 12

PHẦN 3: CHIẾN LƯỢC KHÁC BIỆT HÓA CHÀO HÀNG CỦA SAMSUNG GALAXY S TRÊN THỊ TRƯỜNG 20

3.1 Chiến lược khác biệt hóa sản phẩm 20

3.2 Chiến lược khác biệt hóa dịch vụ 20

3.3 Chiến lược khác biệt hóa nhân sự 21

3.4 Khác biệt hóa kênh phân phối 22

3.5 Khác biệt hóa hình ảnh 22

PHẦN 4: CHIẾN LƯỢC TRUYỀN THÔNG VÀ ĐỊNH VỊ 23

4.1 Nhấn mạnh những khác biệt nào 23

4.2 Thực hiện và truyền thông khác biệt hóa đã chọn 24

PHẦN 5: ĐÁNH GIÁ 25

5.1 Ưu điểm 25

5.2 Nhược điểm : 26

KẾT LUẬN 27

Trang 2

MỞ ĐẦU

Ngày nay công nghệ thông tin phát triển như vũ bão, các sản phẩm công nghệ trởnên phổ biến, và có chu kì sống ngày càng ngắn Tất cả các công ty luôn phải hoạt độngtrong môi trường cạch tranh khốc liệt khi mà vừa phải thích nghi với sự thay đổi của cáctiến bộ khoa học công nghệ, vừa phải phản ứng lại các chiến lược sản phẩm của đối thủcạnh tranh Khách hàng có nhiều lựa chọn mua sắm hơn về chủng loại sản phẩm cũng nhưcác nhãn hiệu, hành vi mua của khách hàng cũng có sự thay đổi rõ nét Đứng trước môitrường cạnh tranh khốc liệt như vậy đòi hỏi các công ty phải nhạy bén luôn phải làm mớimình Họ cần phải quan tâm đến nhu cầu của khách hàng cũng như luôn quan sát độngthái của đối thủ cạnh tranh Tuy vậy muốn thu hút, giữ chân được khách hàng cho mìnhdoanh nghiệp cần có có chiến lược định vị sản phẩm khác biệt so với các đối thủ Công tycần nhận ra điểm mạnh, điểm yếu của mình để tạo ra những điểm nhấn cho sản phẩm,khác hẳn đối thủ cạnh tranh, đồng thời tận dụng điểm yếu của đối thủ để tấn công

Samsung một công ty đa ngành đã thành công với chiến lược định vị sản phẩm củamình Trong những năm gần đây Samsung đã soán ngôi của ông hoàng Apple trong thịtrường smart phone Trong năm 2016 vừa qua, theo báo cáo cung cấp bởi Counterpointđược androidheadlines đăng tải thì Samsung hiện là hãng smartphone đứng đầu tại châu

Á, Mỹ Latin, châu Âu, Trung Đông/châu Phi Tại thị trường Mỹ thì hãng tạm xếp sau đốithủ Apple Cụ thể tại thị trường châu Á thì Samsung tuyên bố hiện đang chiếm 12.1%,tương đương với thị phần của OPPO, vị trí thứ 3 thuộc về Vivo với 10.4%, tiếp theo làHuawei với 9.8%, trong khi Apple đang tạm ở vị trí thứ 5 với 8.7% (Nguồn: Thế giới diđộng) Có được thành công như vậy phải kể đến sự vực dậy của Samsung dành cho cácsản phẩm dòng Galaxy của mình

Trước thành công không thể nào phủ nhận cuả Samsung là bài học có ý nghĩa đối với cácnhà quản trị, đặc biệt là đối với những người làm marketing trong tương lai như chúng tôi.Với mong muốn tìm hiểu về thành công của Samsung trong lĩnh vực smartphone, chúng

tôi đã lựa chọn đề tài : “Phân tích chiến lược định vị và khác biệt hóa chào hàng của Samsung Galaxy S”

Trang 3

NỘI DUNG

PHẦN 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1.Định vị thị trường

1.1 Khái niệm về định vị thị trường.

Định vị thị trường hay còn gọi là xác định vị thế trên thị trường mục tiêu luôn đượccoi là chiến lược chung nhất, chi phối mọi chương trình marketing được áp dụng ở thịtrường mục tiêu Định vị thị trường là thiết kế sản phẩm và hình ảnh của doanh nghiệpnhằm chiếm được một vị trí đặc biệt và có giá trị trong tâm trí khách hàng mục tiêu Định

vị thị trường đòi hỏi doanh nghiệp phải quyết định khuếch trương bao nhiêu điểm khácbiệt và những điểm khác biệt nào dành cho khách hàng mục tiêu

1.2 Các hoạt động trọng tâm của chiến lược định vị

Tạo được một hình ảnh cụ thể cho sản phẩm, thương hiệu trong tâm trí khách hàng ở thịtrường mục tiêu, nó là một tập hợp các ấn tượng, cảm giác và khái niệm mà khách hàng cóđược về sản phẩm và thương hiệu đó Trong một chiến lược định vị có 4 hoạt động chínhnhư sau:

- Thứ nhất: Tạo một hình ảnh cụ thể cho sản phẩm, thương hiệu trong tâm trí khách hàng

- Thứ hai: Lựa chọn vị thế của sản phẩm của doanh nghiệp trên đoạn thị trường mục tiêu.

- Thứ ba: Tạo nên sự khác biệt cho sản phẩm thương hiệu

Có 4 nhóm công cụ chính được marketing sử dụng để tạo ra sự khác biệt

+ Nhóm 1: Tạo điểm khác biệt cho sản phẩm vật chất

+ Nhóm 2: Tạo điểm khác biệt cho dịch vụ

+ Nhóm 3: Tạo điểm khác biệt về nhân sự

+ Nhóm 4: Tạo sự khác biệt về hình ảnh

- Thứ tư: Lựa chọn và khuếch trương những điểm khác biệt có ý nghĩa

1.3 Các bước trong tiến trình định vị

Định vị thị trường gồm 4 bước cơ bản như sau:

Bước 1: Tiến hành phân đoạn thị trường, lựa chọn đoạn thị trường mục tiêu

Bước 2: Vẽ biểu đồ định vị, đánh giá thực trạng của những định vị trên thị trường mụctiêu và xác định một vị thế cho sản phẩm/ thương hiệu trên biểu đồ đó

Trang 4

Bước 3: Xây dựng phương án định vị.

Bước 4: Soạn thảo chương trình marketing mix để thực hiện chiến lược định vị đã lựachọn

2 Chiến lược khác biệt hóa sản phẩm trong cạnh tranh

2.1 Thế nào là chiến lược khác biệt hoá sản phẩm.

Chiến lược khác biệt hoá sản phẩm hay chiến lược định vị sản phẩm và dịch vụ làchiến lược làm khác biệt các sản phẩm và dịch vụ của công ty so với đối thủ cạnh tranh,tạo ra điểm độc đáo riêng làm sao để nó chiếm được một chỗ đặc biệt và có giá trị trongtâm trí của khách hàng

Chiến lược khác biệt hoá sản phẩm đòi hỏi công ty phải quyết định khuếch trươngbao nhiêu điểm khác biệt và những điểm khác biệt nào sẽ dành cho khách hàng mục tiêu.các phương pháp khác biệt hoá sản phẩm được thể hiện dưới nhiều hình thức; sự điển hình

về thiết kế hoặc danh tiếng sản phẩm, đặc tính của sản phẩm, dịch vụ khách hàng Mộtcách lý tưởng thì công ty có thể tự làm khác biệt hoá sản phẩm của mình theo nhiều cáchkhác nhau

Khác biệt hoá sản phẩm nếu đạt được, sẽ là chiến lược tạo khả năng cho công tythu được tỷ lệ lợi nhuận cao hơn mức bình quân, bởi vì nó tạo nên một vị trí chắc chắncho hãng trong việc đối phó với các lực lượng cạnh tranh, dù theo một cách khác so vớichiến lược nhấn mạnh chi phí Khác biệt hoá tạo ra sự cách biệt đối với những đối thủcạnh tranh vì có niềm tin của khách hàng vào nhãn hiệu sản phẩm, điều này sẽ dẫn đếnkhả năng ít biến động hơn của giá cả Nó cũng làm tăng tỷ lệ lợi nhuận và vì thế trách

được sự cần thiết phải tạo ra mức chi phí thấp

2.2.Xây dựng chiến lược khác biệt hoá sản phẩm trong cạnh tranh.

Để có một chiến lược hóa sản phẩm phù hợp ,tăng lợi nhuận của mình, doanhnghiệp cần xác định sẽ tạo ra những điểm khác biệt nào Bởi mỗi đặc điểm khác biệt đều

có khả năng gây ra chi phí cao cho doanh nghiệp Chỉ nên tạo ra điểm khác biệt khi nóthõa mãn những tiêu chuẩn sau:

- Quan trọng: điểm khác biệt đó đem lại lợi ích có giá trị lớn cho một số đông người mua

Trang 5

- Đặc biệt: điểm khác biệt đó chưa có ai tạo ra hay chưa được công ty tạo ra một cách đặcbiệt.

- Dễ truyền đạt: điểm khác biệt đó dễ truyền đạt và đập vào mắt người mua

- Đi trước: điểm khác biệt đó không dễ dàng bị các đối thủ cạnh tranh sao chép

- Vừa túi tiền: người mua có thể có đủ tiền để trả cho điểm khác biệt đó

- Có lời: Công ty thấy rằng tạo điểm khác biệt đó là có lời

Như vậy việc tạo ra đặc điểm khác biệt là việc thiết kế một loạt các điểm có ý nghĩa

để phân biệt sản phẩm của công ty với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh

3 Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của công ty

3.1 Các yếu tố bên ngoài (Môi trường vĩ mô)

a) Môi trường nhân khẩu học:

Lực lượng đầu tiên mà các doanh nghiệp càn quan tâm đó là dân số, bởi vì conngười tạo ra thị trường Khi các công ty cho ra sản phẩm mới, chiến lược thâm nhập vàomột thị trường nào đó thì cần phải nghiên cứu xem khách hàng mục tiêu thuộc độ tuổinào, là nam hay nữ, văn hóa tiêu dùng của họ như thế nào,…

b) Môi trường kinh tế:

Thị trường cần có sức mua và công chúng Thu nhập, hay các diễn biến kinh tế( lạm phát,biến đổi cán cân thương mại, tỉ giá hối đoái…) ảnh hưởng rất nhiều đến sứcmua của khách hàng, chính vì vậy doanh nghiệp khi đưa ra chiến lược khác biệt hóa sảnphẩm thì cần phải xem xét đến những biến số một trường kinh tế

c) Môi trường công nghệ:

Với thời đại công nghệ thông tin bùng nổ, đây là cơ hội và thách thức đối với cácdoanh nghiệp Doanh nghiệp cần nhạy bén, nắm bắt tình hình để thích nghi với môitrường công nghệ Người làm marketing cần phải hiểu môi trường công nghệ luôn thayđổi và hiểu được công nghệ mới có thể phục vụ nhu cầu của con người như thế nào Họcần hiểu môi trường công nghệ ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động sản xuất chiến lượcsản phẩm của doanh nghiệp Nắm bắt được xu hướng phát triển của công nghệ thông tin làdoanh nghiệp đã nắm được một yếu tố quan trọng cho thành công của mình

Trang 6

d) Môi trường văn hoá xã hội:

Bao gồm những chuẩn mực và giá trị mà những chuẩn mực và giá trị này đượcchấp nhận và tôn trọng bởi một xã hội hoặc một nền văn hoá cụ thể Sự tác động của cácyếu tố văn hoá thường có tính dài hạn và tinh tế hơn so với các yếu tố khác và phạm vi tácđộng của các yếu tố văn hoá thường rất rộng Các khía cạnh hình thành môi trường vănhoá xã hội có ảnh hưởng mạnh mẽ đến các hoạt động kinh doanh như: những quan điểmđạo đức, thẩm mỹ, về lối sống, về nghề nghiệp; những phong tục, tập quán, truyền thống;những quan tâm và ưu tiên của xã hội; trình độ nhận thức, học vấn chung của xã hội…những khía cạnh này cho thấy cách thức người ta sống, làm việc, hưởng thụ cũng như sảnxuất và cung cấp dịch vụ Vấn đề đặt ra đối với nhà quản trị doanh nghiệp là không chỉnhận thấy sự hiện diện của nền văn hoá xã hội hiện tại mà còn là dự đoán những xu hướngthay đổi của nó, từ đó chủ động hình thành chiến lược thích ứng

d Môi trường tự nhiên

Điều kiện tự nhiên bao gồm vị trí địa lý, khí hậu, cảnh quan, đất đai, tài nguyênthiên nhiên, sự trong sạch của môi trường nước và không khí…

Có thể nói các điều kiện tự nhiên luôn là yếu tố quan trọng trong cuộc sống conngười, mặt khác cũng là yếu tố đầu vào quan trọng của nhiều ngành kinh tế như: nôngnghiệp, công nghiệp khai thác khoáng sản, du lịch, vận tải…

Trong thập niên gần đây, nhân loại đang phải đối mặt với sự ô nhiễm của môitrường ngày càng tăng, sự cạn kiệt và khan hiếm các nguồn tài nguyên và năng lượng, sựmất cân bằng về môi trường sinh thái…Trong bối cảnh như vậy, khi doanh nghiệp đưa rabất kì một chiến lược sản phẩm nào cũng cần hài hòa với những yêu cầu về bảo vệ môitrường Một doanh nghiệp dù làm tốt, có thương hiệu , khi mà vướng phải một tin đồn liênquan đến vệ sinh an toàn, làm ô nhiểm môi trường cũng sẽ đề mất một lượng khách hàngkhá lớn Đặc biệt với người tiêu dùng Việt Nam, họ luôn nhớ tới những hình ảnh tiêu cực

và đối tượng gây ra hành động tiêu cực đó

e Môi trường chính trị:

Những chiến lược marketing chịu ảnh hưởng lớn từ môi trường chính trị ( gồm có

Trang 7

nên cơ hội cũng như cản trở hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp Đặc biệt khi muốnthâm nhập vào thị trường ngoại quốc , một trong những vấn đề doanh nghiệp cần cảnhgiác chính là hàng rào luật pháp của nước đó.

3.2 Các yếu tố bên trong (Môi trường vi mô)

Đây là môi trường gắn liền với doanh nghiệp và hầu hết các hoạt động và cạnh tranh củadoanh nghiệp diễn ra tại môi trường này Môi trường vi mô bao gồm các yếu tố trongngành và các yếu tố ngoại cảnh đối với doanh nghiệp, quyết định tính chất và mức độcạnh tranh trong ngành sản xuất kinh doanh đó

a) Doanh nghiệp:

Một doanh nghiệp để trụ vững trên thị trường cần có nền tảng tổ chức vững chắc ,các phòng ban hoạt động nhịp nhàng với nhau Khi soạn thảo nên một bản chiến lượcmarketing, những người lãnh đạo của bộ phận marketing cần phải phối hợp , chú ý đến tàinguyên của công ty, cũng như phải chú ý đến lợi nhuận của nhóm nội bộ bản thân công tynhư ban lãnh đạo cấp cao ,phòng tài chính, phòng kinh doanh, phòng nghiên cứu sảnphẩm, phòng kế toán.Những người làm marketing phải hợp tác chặt chẽ với các phòngban khác của công ty

b) Đối thủ cạnh tranh:

Sự am hiểu về đối thủ cạnh tranh có một ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với cácdoanh nghiệp Cha ông ta đã có câu “biết mình biết trăm trận trăm thắng" Do đó doanhnghiệp cần phải hiểu rõ đối thủ cạnh tranh.Có thể thấy trước hết là đối thủ cạnh tranhquyết định mức độ cuộc tranh đua để giành lợi thế trong ngành và trên thị trường nóichung

Mức độ cạnh tranh dữ dội phụ thuộc vào mối tương tác giữa các yếu tố như sốlương các doanh nghiệp tham gia cạnh tranh giúp cho doanh nghiệp đưa ra được nhữnggiải pháp hữu hiệu nhằm bảo vệ và tăng thi phần nâng cao khả năng cạnh tranh

c) Khách hàng:

Khách hàng là nhân tố tạo nên sức mua trên thị trường Doanh nghiệp chiếm đượcthị phần lớn là doanh nghiệp chiếm được vị trí tốt trong tâm trí khách hàng Để làm đượcđiều này doanh nghiệp cần hiểu được nhu cầu của khách hàng cũng như có chính sách duy

Trang 8

trì mối quan hệ với khách hàng hiện có hơn là tìm kiếm khách hàng mới.Bởi theo nghiêncứu 20 % khách hàng hiện hữu đem lại 80% doanh thu cho doanh nghiệp.

d) Nhà cung cấp:

Nhà cung cấp có thể khẳng định quyền lực của họ bằng cách đe doạ tăng giá hoặcgiảm chất lượng sản phẩm dịch vụ cung ứng Các đối tượng doanh nghiệp cần quan tâmlà: nhà cung cấp nguyên vật liệu, thiết bị, vật tư; nhà cung cấp tài chính – các tổ chức tíndụng ngân hàng; nguồn lao động

Những sự kiện xảy ra trong môi trường “ Nhà cung cấp” có thể gây ảnh hưởng lớn đếnhoạt động marketing của công ty.Những nhà quản trị Marketing phải chú ý theo dõi diễnbiến giá của các nhà cung cấp, việc tăng giá vật tư có thể gây nên náo loạn trong chiếnlược kinh doanh của doanh nghiệp

Trang 9

PHẦN 2: CHIẾN LƯỢC ĐỊNH VỊ VÀ KHÁC BIỆT HÓA CHÀO HÀNG CỦA SAMSUNG GALAXY S

2.1 Lịch sử hình thành, phát triển và tình thế marketing của Samsung và sản phẩm Samsung Galaxy S

Trong những năm 1960, Samsung bắt đầu bước vào ngành công nghiệp điện tử.Các tập đoàn điện tử ban đầu bao gồm Samsung Electronics Devices, Samsung Electro-Mechanics, Samsung Corning và Samsung Semiconductor và Viễn thông Samsung gâydựng cơ sở vật chất ban đầu ở Suwon, Hàn Quốc, nơi họ sản xuất máy thu hình đen trắnglần đầu tiên

Tháng 6/2010 Samsung cho ra mắt chiếc smartphone dòng Galaxy S đầu tiên , phátsúng tiên phong cho công ty lấn sân sang thị trường smarphone, cạnh tranh với gã khổng

lồ Iphone lúc bấy giờ Dòng sản phẩm Galaxy S của ông trùm xứ kim chi đã có hơn 7phiên bản với 7 cấp độ hoàn thiện đáng kinh ngạc, mà đáng kể nhất là model Galaxy S7 vàS7 Edge Mỗi năm Samsung lại tung ra thị trường một sản phẩm mới cho dòng Galaxy S

- Galaxy S: là một phát súng mở màn, hoành tráng của Samsung Model này thiết

kế hoàn toàn mới mẻ nhanh chóng tiến chân vào thị trường Mĩ, đấu lại với Iphone

- Galaxy S2: Sau thành công của Galaxy S, Samsung thừa thắng xông lên, với côngthức riêng của mình trên thị trường điện thoại thông minh Samsung một lần nữa thành

Trang 10

công với chiếc S2 trong năm 2011 Trong năm 2011 Samsung đã vượt qua Apple, vươnlên dẫn đầu thị phần toàn cầu với 23.8% trong khi Apple có 14,6% trong tay.

- Galaxy S3: Tháng 5/2012, nối tiếp vinh quang của hai dòng S và S2, S3 tiếp tụcđược trình làng với sự nâng cấp mạnh mẽ Model S3 vượt mặt , cạnh tranh ngang ngửa vớihai tên tuổi là HTC và Iphone 4

- Galaxy S4: Nhanh chóng trở thành smartphone bán chạy nhất trong lịch sửSamsung ( 10 triệu chiếc trong 24 ngày) trong năm 2013

- Galaxy S5: Năm 2014, S5 xuất hiện trong khi thị trường smartphone đầy biếnđộng, tuy vậy S5 vẫn được đánh giá cao

- Galaxy S6/ S6 egde : Bộ đôi làm cho giới công nghệ một phen kinh ngạc

- Galaxy S7/S7 egde: Sau bộ đôi đàu tiên, Samsung tiến hành hoàn thiện và trìnhlàng bộ đôi S7/S7 egde vào năm 2016

- Gần đây nhất, ngày 29/03/2017 Samsung đã chính thức cho ra mắt thị trường S8

và S8+

b) Phân tích yếu tố ảnh hưởng đến sự cạnh tranh của Samsung với dòng Galaxy S (Tình thế Marketing)

Các yếu tố bên trong ( Môi trường vi mô )

Một là, nhân sự của công ty.

Nhân lực là một trong những yếu tố tạo nên thành công cho một doanh nghiệp , nóảnh hưởng rất lớn đến khả năng cạnh tranh của công ty Samsung hiện nay có một nguồnnhân sự dồi dào Theo báo cáo từ Ars Technica cho biết, hiện Samsung ( chỉ SamsungElectronics) đang sở hữu lượng nhân viên lên đến hơn 275.000 người Với số lượng trên

và chỉ tính đến thời điểm hiện tại của năm 2014, hãng đã cho ra khoảng 46 điện thoại và

27 máy tính bảng mới - một con số không phải hãng điện tử nào cũng làm được.Nhân lựccủa Samsung đảm bảo về trình độ chuyên môn , kinh nghiệm, gắn bó bền chặt với công ty

Trang 11

Hai là, chuỗi cung ứng và kênh phân phối.

Samsung không chỉ đơn giản là một công ty sản xuất smartphone Samsung còn làtập đoàn chế tạo linh kiện điện tử lớn nhất thế giới Tự họ sản xuất ra lượng lớn các linhkiện để tự lắp ráp các smartphone, chính điều này đã tạo cho họ lợi thế lớn và mặt chi phícũng như linh động trong việc nên sản xuất cái gì và sản xuất lúc nào Đây là một lợi thếlớn cho Samsung khi cho ra mắt dòng Galaxy S

Bên cạnh đó Samsung cũng có lợi thế hơn Apple trong hệ thống phân phối của họ ChiếcS4 có mặt trên thế giới với số lượng quốc gia bán gấp rưỡi so với chiếc Iphone5 củaApple Những chiếc smartphone của Samsung có mặt tại nhiêu nơi trên thế giới hơn so vớiquả táo khuyết

Ba là, tiềm lực tài chính của công ty

Giá trị vốn hóa của Samsung hiện đại 239 tỷ USD, khiến Apple phải dè chừng, đây

là một lợi thế cho Samsung so với các đối thủ cạnh tranh trong ngành công nghệ điện tử.Samsung đầu tư trong thự hiện nghiên cứu là 5.7% tổng doanh thu trong khi đó Apple chỉ

có 2.4% Họ sẵn sàng đầu tư một kkhoản không nhỏ cho các dự án của mình, khi cho ramắt dòng điện thoại Samsung Galaxy S , Samsung đã mạnh tay chi trả cho các chiến lượcquảng cáo sản phẩm của mình Trong giao đoạn hiện nay họ lọt vào top 20 doanh nghiệpchịu chi nhất cho việc quảng bá sản phẩm

Bốn là, bộ máy quản lí lãnh đạo của Samsung

Được xem là một tập đoàn Hàn Quốc truyền thống , có tác động to lớn đến chính trịquốc gia Là một tập đoàn theo thể chế cha truyền con nối , đôi khi họ bị chỉ trích rằng thểchế đó tác động quá trình hoạt động của doanh nghiệp, tuy nhiên Gia tộc họ Lee có tầmnhìn chiến lược rất tốt và tham vọng bá chủ lớn đã quyết tâm làm gì sẽ thực hiện đếncùng.Bên cạnh đó ban Giám đốc, Hội đồng quản trị, phó chủ tịch của tập đoàn là nhữngngười học vị cao, gắn bó lâu năm với công ty

Các yếu tố bên ngoài ( Môi trường vĩ mô)

Một là, các đối thủ cạnh tranh hiện có và tiềm ẩn.

Thị trường điện tử là một trong những thị trường có tính cạnh tranh khốc liệt, vớithương hiệu đi sau như Samsung đây không phải là miếng bánh dễ ăn, tuy nhiên không

Trang 12

kém phần béo bở Trong năm 2010, thị phần về điện thoại thông minh của Iphone đangdẫn đầu thi trường quốc tê, các thương hiệu nổi tiếng như HTC, Sony đang loay hoaychống lại Gã khổng lồ, thì là lúc Samsung chen chân vào thị trường Smartphone này.Samsung đã đánh bại Sony và HTC, trở thành đối thủ trực tiếp vơi Apple Bên cạnh đó lànhững đối thủ tiềm ẩn ảnh hưởng đến sự cạnh tranh của Samsung.

Hai là, thu nhập của người tiêu dùng.

Thu nhập của người tiêu dùng quyết định lớn đến nhu cầu sử dụng sản phẩm củahọ.Samsung đã tính toán chi phí sản xuất phù hợp để đưa ra mức giá hợp lí cho mỗi đờiđiện thoại trong dòng Galaxy

Ba là thị hiếu, sở thích của người tiêu dùng.

“Tham lam” là gốc rễ cho mọi sự phát triển Nhu cầu của người tiêu dùng ngàymột cao, nhất là đối với thị trường công nghệ, sản phẩm thông minh Khách hàng khôngchỉ sử dụng điện thoại để nghe gọi mà họ còn mong muốn nó là mọt chiếc máy tính minitiện lợi, cũng như khẳng định phong cách đẳng cấp cho mình Samsung đã tiến hànhnghiên cứu nhu cầu khách hàng tung ra sản phẩm với nhiều tính năng mới, đưa ra chiếnlược marketing hiệu quả và trên hết là đưa tới cho người tiêu dùng những gì họ cần

2.2 Chiến lược định vị dòng sản phẩm Samsung Galaxy S của Samsung

Xác định thị trường mục tiêu

Samsung định vị Galaxy S là những model cao cấp nhất Từ những smartphone đầutiên, hãng đã ghi dấu ấn mạnh mẽ của mình trong ngành công nghiệp di động tính đếnhiện nay với 8 thế hệ Galaxy S

Tập khách hàng mục tiêu của Samsung với sản phẩm này là những người có thunhập cao Sau khi tiến hành phân đoạn thị trường, Samsung đã chọn cho mình được thịtrường mục tiêu cho mình

Mục tiêu của Samsung khi tung ra dòng Galaxy S là chiếm lĩnh thị phầnsmartphone, đối đấu trực tiếp với Iphone của Apple, chính vì vậy Samsung chọn thịtrường cho mình là các nước có công nghệ cao như Mỹ, Nhật, các nước Châu Âu nơi có

hệ thống của Apple thì Samsung đều xâm nhập vào, và mở rộng mạng lưới ở thị trường

Trang 13

châu Á, đặc biệt là Đông Nam Á Thị trường của Samsung phân bổ rộng khắp thế giới, họ

đã thiết lập được mối quan hệ với 500 nhà mạng trên thế giới

Định vị chất lượng / giá cả

Hai tiêu thức quan trọng là chất lượng và giá cả thường được lấy làm tiêu thức đểtạo ra một vị trí mà khách hàng mong đợi cho sản phẩm của công ty Từ 2 biến số:

Giá thấp – chất lượng thấp / Giá cao – chất lượng cao

Trung bình, sản phẩm Samsung Galaxy S mới ra thường rơi vào khoảng từ 17- 19triệu đồng Mức giá phù hợp với người thu nhập cao, kiểu dáng, thiết kế sang trọng, độcđáo, thể hiện đẳng cấp cùng với chất lượng tốt Trong mỗi sản phẩm cuả mình đều có sựcải tiến về thiết kế và cấu hình và những tính năng mới sắc sảo hơn

Samsung Galaxy S2 ở thời điểm ra mắt là chiếc điện thoại mỏng nhất thế giới độdày 8,49 mm, đi kèm phần cứng nhanh hơn, màn hình Super Amoled được cải thiện đáng

kể so với sản phẩm tiền nhiệm

Samsung Galaxy S3 , được xem là một kỳ tích thực sự khi đáp ứng được kỳ vọngkhá lớn từ công chúng, nhất là về phần cứng Các tính năng thông minh đã xuất hiện trênS3, có thể kể đến như có thể ra lệnh bằng giọng nói S-voice, hay màn hình smart stay

Samsung Galaxy S4 ra mắt và vượt qua Samsung Galaxy S3 ở nhiều mặt, đặc biệt,tên sản phẩm có cách viết khác với trước đây S4 có màn hình lớn 5.0 Inch, mỏng hơn tốc

độ nhanh hơn, camera cải thiện và TouchWiz UI tính năng phong phú

Trang 14

Galaxy S5 ra mắt có thiết kế không thay đổi nhiều so với S4 Samsung thêm vàothiết bị này tính năng chống bụi và chống nước vốn có ở S4 Active Thiết kế mặt sau tuykhông hấp dẫn nhưng vẫn đáng chú ý Giống với S III, S5 lặp lại thành công với trọng tâm

Samsung Galaxy S7 và S7 edge đã lắng nghe người dùng khi mang khe cắm thẻnhớ quay trở lại Vẫn là pin liền nhưng dung lượng được gia tăng đáng kể làm nhu cầuthay pin của người dùng cũng không còn cần thiết, mà vẫn đảm bảo được thiết kế gọngàng của thiết bị Một tính năng thiết thực khác được mang trở lại đó là khả năng chốngnước chống bụi theo tiêu chuẩn cao nhất

Samsung Galaxy S8 và S8 plus sẽ mang tới khái niệm "không viền" đúng nghĩanhờ thiết kế Infinity Display - "Màn Tràn Vô Cực" Để tối đa hơn nữa khả năng tương táccủa người dùng với thiết bị, Samsung không ngần ngại loại bỏ một đặc trưng khác củamình, đó là Logo của mình và cả nút Home cứng Kết hợp với màn hình smartphone theochuẩn mới, 18:5:9, giúp mở rộng hơn nữa khả năng hiển thị nội dung, nhưng không làmtăng chiều rộng, đảm bảo duy trì được sự nhỏ gọn của thiết bị để cầm nắm dễ hơn Mộttính năng đáng giá hơn cả, có thể giúp Galaxy S8 đột phá ra bên ngoài giới hạn

Định vị thông qua đối thủ cạnh tranh

Theo kiểu định vị này, “vị trí” sản phẩm của đối thủ cạnh tranh được lấy ra để so sánh vớisản phẩm công ty Khi định vị cao hơn so với đổi thủ cạnh tranh, công ty cần có năng lựcvượt trội về những mặt nào đó để đối đầu trực tiếp với các đối thủ cạnh tranh

Ngày đăng: 01/10/2019, 21:12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w