1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đánh giá tính bền vững trong quan hệ lao động tại công ty Vinamilk thông qua nhóm tiêu chí kết quả tương tác

15 622 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 144,31 KB

Nội dung

Cụ thể đối với trường hợp của công ty Vinamilk với mục tiêu là thương hiệu toàn cầu, từ khi ra đời đến nay Vinamilk đã trở thành doanh nghiệp hàng đầu trong ngành công nghiệp chế biến sữa Việt Nam. Lồng ghép trong bối cảnh phát triển bền vững công ty Vinamilk đã đặt ra nhiều chiến lược phát triển dài hạn gắn với các phong trào thi đua, nhằm tạo động lực cho người lao động nâng cao năng suất lao động, hướng đến bền vững về mọi mặt. Điều này góp phần tạo nên thương hiệu cá nhân và nâng cao uy tín cho sản phẩm của Vinamilk trên thị trường trong nước và mục tiêu phát triển bền vững vươn xa ra tầm quốc tế. Trong bài nghiên cứu này, tôi sẽ phân tích về: “Đánh giá tính bền vững trong quan hệ lao động tại công ty Vinamilk” để làm rõ hơn về những điều đã nêu trên. Hài hòa, ổn định và tiến bộ là ba thành tố không thể thiếu, là mục tiêu mà chúng ta hướng tới trong xây dựng quan hệ lao động bền vững hiện nay. Những đóng góp cũng như những phát hiện mới trong bài nghiên cứu này có thể có nhiều sai sót, tôi mong nhận được những phản hồi tích cực từ quý độc giả để bài nghiên cứu được hoàn thiện hơn.

Trang 1

ĐÁNH GIÁ TÍNH BỀN VỮNG TRONG QUAN HỆ LAO ĐỘNG

TẠI CÔNG TY VÍNMILK ( Thông qua nhóm tiêu chí kết quả tương tác )

MỤC LỤC

1 Đặt vấn đề 1

2 Cơ sở lý luận về đánh giá tính bền vững trong quan hệ lao động tại các doanh nghiệp 1

3 Hiện trạng phát triển bền vững tại công ty Vinamilk và những vấn đề đặt ra 4

4 Những điểm mạnh – điểm yếu – thuận lợi - khó khăn của Vinamilk trên con đường phát triển 9

5 Những biện pháp khắc phục của Vinamilk 10

6 Cơ hội – Thách thức của công ty Vinamilk 11

7 Mục tiêu phát triển của Vinamilk trong thời gian tới 11

8 Kết luận 12

Trang 2

1 Đặt vấn đề

Hiện nay, quan niệm về phát triển bền vững dần được hình thành từ thực tiễn đời sống xã hội và có tính tất yếu Ở Việt Nam, chủ đề về phát triển bền vững được chú ý trong nhiều nghiên cứu như những hoạch định chính sách, đường lối, chủ trương, định hướng chiến lược phát triển công ty

Theo luật Bảo vệ Môi trường VN năm 2014: “ Phát triển bền vững là sự phát triển

có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai Đây là định nghĩa mang tính tổng quát, nêu bật yêu cầu và mục tiêu trọng yếu nhất của phát triển bền vững phù hợp với điều kiện và tình hình ở Việt Nam hiện tại

Đặc biệt, vấn đề về quan hệ trọng lao động là một trong những vấn đề nóng nhất ở thời điểm này Bởi vì hội nhập quốc tế đã và đang mang lại cơ hội tạo động lực phát triển mạnh mẽ nhưng đặt ra nhiều thách thức và khó khăn trong công tác quản lý cũng như điều hòa quan hệ lao động Bên cạnh đó, quá trình phát triển kinh tế thị trường còn tồn tại nhiều vấn đề đặt ra cho doanh nghiệp như: lạm phát, doanh nghiệp thu hẹp sản xuất, người lao động có thể bị sa thải bất cứ lúc nào Vì vậy, để có thể thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế của đất nước nói chung cũng như các doanh nghiệp nói riêng thì cần tạo mối quan hệ tốt giữa người lao động và người sử dụng lao động Bởi quan hệ lao động tốt sẽ tạo nên thành công cho doanh nghiệp

Cụ thể đối với trường hợp của công ty Vinamilk với mục tiêu là thương hiệu toàn cầu, từ khi ra đời đến nay Vinamilk đã trở thành doanh nghiệp hàng đầu trong ngành công nghiệp chế biến sữa Việt Nam Lồng ghép trong bối cảnh phát triển bền vững công

ty Vinamilk đã đặt ra nhiều chiến lược phát triển dài hạn gắn với các phong trào thi đua, nhằm tạo động lực cho người lao động nâng cao năng suất lao động, hướng đến bền vững về mọi mặt Điều này góp phần tạo nên thương hiệu cá nhân và nâng cao uy tín cho sản phẩm của Vinamilk trên thị trường trong nước và mục tiêu phát triển bền vững vươn xa ra tầm quốc tế

Trong bài nghiên cứu này, tôi sẽ phân tích về: “Đánh giá tính bền vững trong quan hệ lao động tại công ty Vinamilk” để làm rõ hơn về những điều đã nêu trên Hài

hòa, ổn định và tiến bộ là ba thành tố không thể thiếu, là mục tiêu mà chúng ta hướng tới trong xây dựng quan hệ lao động bền vững hiện nay Những đóng góp cũng như những phát hiện mới trong bài nghiên cứu này có thể có nhiều sai sót, tôi mong nhận được những phản hồi tích cực từ quý độc giả để bài nghiên cứu được hoàn thiện hơn

2 Cơ sở lý luận về đánh giá tính bền vững trong quan hệ lao động tại các doanh nghiệp.

Thế nào là quan hệ lao động?

Con người luôn có mối quan hệ với tự nhiên và quan hệ với nhau (quan hệ giữa con người với con người ) hay còn gọi là quan hệ xã hội Quan hệ lao động là một trong

Trang 3

những quan hệ xã hội của con người theo C.Mác, nó là quan hệ chủ yếu nhất giữa con người với con người

Nhìn ở góc độ rộng nhất, quan hệ lao động xuất hiện cùng với sự xuất hiện của xã hội loài người ( quan hệ giữa con người với con người trong quá trình phân công lao động)

Nhìn trong một chỉnh thể thì quan hệ lao động là vùng giao thoa giữa các quan hệ kinh tế, pháp luật, xã hội học, tâm lý học… Vì vậy nghiên cứu quan hệ lao động cần sử dụng kiến thức của nhiều lĩnh vực khác nhau

Theo tổ chức lao động quốc tế (ILO) định nghĩa quan hệ lao động là “ những mối quan

hệ cá nhân và tập thể giữa những người lao động và người sử dụng lao động tại nơi làm việc, cũng như mối quan hệ giữa đại diện của họ và Nhà nước Những mối quan hệ như thế xoay quanh các khía cạnh luật pháp, kinh tế, xã hội và tâm lý học bao gồm các vấn đề như tuyển mộ, thuê mướn, sắp xếp công việc,… Quan hệ lao động lành mạnh bền vững là mục tiêu của doanh nghiệp cần hướng tới, đặc biệt trong nền kinh tế thị trường, nơi người lao động và người sử dụng lao động muốn duy trì và tăng lợi ích đòi hỏi họ liên kết lại Đây là mục tiêu vì quan hệ lao động lành mạnh sẽ ngăn ngừa đình công, lãn công, bế xưởng hay những khiếu kiện, tranh chấp xảy ra do mâu thuẫn giữa người lao động và người sử dụng lao động

Quan hệ lao động lành mạnh và bền vững được hiểu đó là trạng thái của quan hệ lao động trong đó có sự cân bằng, phát triển về lợi ích, sự tôn trọng, hỗ trợ và hợp tác

Hay nói cách khác đơn giản và dễ hiểu quan hệ lao động là mối quan hệ giữa người mua và người bán, hai người này tương tác với nhau thông qua một loại hàng hóa nào đó

Các chủ thể trong quan hệ lao động

Các chủ thể được hiểu là các nhóm lợi ích chính trong quan hệ lao động Vì vậy, ở cấp doanh nghiệp, và cấp ngành quan hệ lao động có hai nhóm chủ thể chính là người lao động và người sử dụng lao động

 Người lao động : gồm cá nhân hoặc tập thể người lao động với các tổ chức đại diện của họ Tổ chức đó thường là công đoàn hay hội đồng lao động trong doanh nghiệp Một tổ chức có tính đại diện cao cần có tính độc lập tương đối với người sử dụng lao động hay Nhà nước, đồng thời phải nhận được sự ủy quyền thực sự ( tự nguyện và trực tiếp ) của tập thể lao động

 Người sử dụng lao động: gồm cá nhân hay tập thể người sử dụng lao động

Cá nhân người lao động là người có quyền tuyển dụng, sa thải, tăng lương, khen thưởng và kỷ luật… Tập thể người sử dụng lao động trong doanh nghiệp gồm những cán bộ quản lý cấp cao có lợi ích gắn với lợi ích của chủ doanh nghiệp Ở cấp cao hơn, những người sử dụng lao động liên kết với nhau xung quanh các tổ chức đại diện của mình Đó là các liên minh, các hiệp hội

Quan hệ lao động cấp doanh nghiệp.

Trang 4

Bản chất của quan hệ lao động cấp doanh nghiệp: Quan hệ lao động cấp doanh nghiệp là tổng thể những mối quan hệ giữa người lao động trong một doanh nghiệp ( hay đại diện của họ ) với người sử dụng lao động của doanh nghiệp đó Những mối quan hệ này thường xoay quanh các điều kiện lao động đặc thù của doanh nghiệp như cách trả lương, phụ cấp, trợ cấp, thời gian làm thêm giờ, điều kiện vệ sinh an toàn nơi làm việc, thủ tục giải quyết bất bình, kỷ luật sa thải…

Cơ chế quan hệ lao động cấp doanh nghiệp là cơ chế hai bên và có thể diễn ra trực tiếp giữa người lao động và người sử dụng lao động hay thông qua tổ chức đại diện của người lao động

Nội dung và hình thức của quan hệ lao động tại doanh nghiệp.

Nội dung của quan hệ lao động tại các doanh nghiệp: Quan hệ lao động luôn xoay quanh các vấn đề

 Tiếp cận theo lĩnh vực: Quan hệ lao động xoay quanh các vấn đề như tuyển dụng, đào tạo, kỷ luật, lương, an toàn lao động, thời gian lao động…

 Tiếp cận theo chuẩn mực pháp lý: Quan hệ lao động xoay quanh cách vấn

đề về quyền ( là những lợi ích chính được chuẩn hóa thành các tiêu chuẩn hay thỏa thuận mang tính pháp lý) và những vấn đề về lợi ích

(chưa được chuẩn hóa )

Hình thức biểu hiện của quan hệ lao động tại các doanh nghiệp: Bao gồm các hình thức đối thoại xã hội (trao đổi thông tin, tham khảo, tham vấn và tư vấn, thương lượng…), hình thức tiêu chuẩn lao động ( hợp đồng lao động, thỏa ước tập thể, nội dung, ghi nhớ, cam kết ) các hình thức xung đột và giải quyết xung đột ( bất bình, khiếu nại, trnh chấp, hoà giải, trọng tài, xét xử, đình công, bế xưởng)

Các yếu tố của quan hệ lao động.

Được xem xét dựa trên 3 yếu tố:

Thứ nhất: Quan hệ lao động cá nhân là quan hệ giữa người lao động làm thuê

và người đi thuê lao động Hai người này thỏa thuận với nhau về công việc làm thuê cần phải thực hiện, về điều kiện để người làm thuê làm việc và về những thứ mà người làm thuê được người thuê trả công vì những công việc và người làm thuê đã thực hiện theo yêu cầu của người thuê

Thứ hai: Hai chủ thể trên (cá nhân hoặc đại diện như nói ở trên, tùy loại quan

hệ lao động ) sẽ mặc cả, thỏa thuận với nhau về công việc người lao động làm thuê phải thực hiện, về điều kiện để thực hiện công việc đó và đặc biệt là những thứ mà người lao động làm thuê sẽ nhận được từ người thuê lao động ( gọi tắt là tiền lương ) và có thể về những thứ khác nữa tùy thuộc vào trường hợp cụ thể với bối cảnh cụ thể

Thứ ba: Khi hai bên ( chủ thuê lao động và lao động đi làm thuê ) tương tác với

nhau về những nội dung nêu ở phần 2 thì có khá nhiều những yếu tố bên ngoài

Trang 5

tác động vào sự tương tác đó và tác động vào quyết định của mỗi bên trong quá trình tương tác

Đánh giá tính bền vững trong quan hệ lao động tại doanh nghiệp thông qua cơ chế kết quả tương tác.

Các cơ chế của quan hệ lao động sẽ tạo ra những kết quả khác nhau, đó là những quy tắc, tiêu chuẩn mà các bên đã đạt được thỏa thuận và ảnh hưởng của nó đến doanh nghiệp Những đầu ra đó vô cùng đa dạng Tuy nhiên chỉ có hai nhóm đầu ra chính là: đầu

ra trực tiếp và đầu ra gián tiếp

 Đầu ra trực tiếp: là kết quả của sự thỏa thuận, đối thoại giữa các bên, các giao kết hay các quyết định về các chính sách của doanh nghiệp về các vấn đề có liên quan được thể hiện cụ thể bằng văn bản, đầu ra của quan hệ lao động gồm 2 loại là: các quy tắc về thủ tục, cơ chế và các chuẩn mực về điều kiện lao động đặc thù Khi đánh giá đầu ra trực tiếp cần tập trung đánh giá trên 3 phương diện: phương diện pháp lý, phương diện kinh tế, phương diện xã hội

 Đầu ra gián tiếp: đầu ra gián tiếp là hệ quả của đầu ra trực tiếp, là kết quả cuối cùng của quan hệ lao động, phản ánh mức độ thỏa mãn của các bên với nhau Bao gồm mức độ thỏa mãn giữa người lao động và người sử dụng lao động và mức độ thỏa mãn của các bên là tiêu chí đánh giá kết quả cuối cùng của hệ thống quan hệ lao động Quan hệ lao động tại doanh nghiệp càng tốt khi các bên thõa mãn với nhau

3 Hiện trạng phát triển bền vững tại công ty Vinamilk và những vấn đề đặt ra.

Từ khi thành lập đến nay Vinamilk đã trở thành công ty hàng đầu Việt Nam về chế biến và cung cấp các sản phẩm về sữa, được xếp vào top 10 thương hiệu mạnh Việt Nam Vinamilk không những chiếm lĩnh 75% thị phần trong nước mà còn xuất khẩu các sản phẩm của mình ra nhiều nước trên thế giới: Mỹ, Pháp, Canada…

Hoạt động hơn 10 năm trong cơ chế bao cấp, cũng như nhiều doanh nghiệp khác chỉ sản xuất theo kế hoạch, nhưng khi bước vào kinh tế thị trường Vinamilk đã nhanh chóng nắm bắt cơ hội, không ngừng đổi mới công nghệ, đầu tư cơ sở hạ tầng, đa dạng hóa sản phẩm để chuẩn bị cho một hành trình mới Từ ba nhà máy sản xuất sữa là Thống Nhất, Trường Thọ, Dielac, Vinamilk đã không ngừng xây dựng hệ thống phân phối tạo tiền đề cho sự phát triển Với định hướng phát triển đúng, các nhà máy sữa: Hà Nội, liên doanh Bình Định, Cần Thơ, Sài Gòn, Nghệ An lần lượt ra đời, chế biến, phân phối sữa và sản phẩm từ sữa phủ kín thị trường trong nước Không ngừng mở rộng sản xuất, xây dựng thêm nhiều nhà máy trên khắp cả nước ( hiện nay thêm 5 nhà máy đang tiếp tục được xây dựng ), Vinamilk đạt doanh thu 6.000 tỷ đồng/ năm nộp vào ngân sách nhà nước mỗi năm

500 tỷ đồng Công ty Vinamilk hiện có trên 200 mặt hàng sữa và sản phẩm từ sữa như: sữa đặc, sữa bột cho trẻ em và người lớn, bột dinh dưỡng, sữa tươi, sữa chua uống, sữa

Trang 6

đậu nành, kem, phô-mai, nước ép trái cây, bánh biscuits, nước tinh khiết, cà phê, trà,… Sản phẩm đều phải đạt chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế

Vinamilk cũng đã thiết lập được hệ thống phân phối sâu và rộng, xem đó là xương sống cho chiến lược kinh doanh dài hạn Hiện nay, công ty có trên 180 nhà phân phối, hơn 80.000 điểm bán lẻ phủ rộng khắp toàn quốc Giá cả cạnh tranh cũng là thế mạnh của Vinamilk bởi các sản phẩm cùng loại trên thị trường đều có giá cao hơn của Vinamilk Vì thế, trong bối cảnh có trên 40 doanh nghiệp đang hoạt động, hàng trăm nhãn hiệu sữa các loại, trong đó có nhiều tập đoàn đa quốc gia, cạnh tranh quyết liệt, Vinamilk vẫn đứng vững và khẳng định vị trí dẫn đầu trên thị trường sữa Việt Nam

Trong kế hoạch phát triển, Vinamilk đã đặt mục tiêu phát triển vùng nguyên liệu sữa tươi thay thế dần nguồn nguyên liệu ngoại nhập bằng cách hỗ trợ nông dân, bao tiêu sản phẩm, không ngừng phát triển đại lý thu mua sữa Nếu năm 2001, công ty có 70 đại lý trung chuyển sữa tươi thì đến nay đã có 82 đại lý trên cả nước, với lượng sữa thu mua khoảng 230 tấn / ngày Các đại lý trung chuyển này được tổ chức có hệ thống, rộng khắp

và phân phối hợp lý giúp nông dân giao sữa một cách thuận tiện trong thời gian nhanh nhất Công ty Vinamilk cũng đã đầu tư 11 tỷ đồng xây dựng 60 bồn sữa và xưởng sơ chế

có thiết bị bảo quản sữa tươi Lực lượng cán bộ kỹ thuật của Vinamilk thường xuyên đến các nông trại, hộ gia đình kiểm tra, tư vấn kỹ thuật nuôi bò sữa cho năng suất và chất lượng cao Số tiền thưởng và giúp đỡ những hộ gia đình nghèo nuôi bò sữa lên đến hàng

tỷ đồng Nhờ các biện pháp hỗ trợ, chính sách khuyến khích, ưu đãi hợp lý, Vinamilk đã giải quyết việc làm cho hàng vạn lao động nông thôn, giúp nông dân gắn bó với công ty

và với nghề nuôi bò sữa, góp phần thay đổi diện mạo nông thôn và nâng cao đời sống, nâng tổng số đàn bò sữa từ 31.000 con lên 105.000 con

Tình hình kinh doanh của Vinamilk.

Thị trường sữa hiện nay rất đa dạng và phong phú bao gồm các sản phẩm sản xuất trong nước và nhập khẩu Các đối thủ cạnh tranh hiện nay của Vinamilk trong các mặt hàng sữa là: Dutch Lady, L&N, Unipresident, Dutch Milk, Hanoimilk, Ecovi, Nutifood, Tân Việt Xuân, Lothamilk… trong đó Dutch Lady vẫn là đối thủ cạnh tranh trực tiếp với lượng sữa tiêu thụ khá ngang bằng Năm 2009 chỉ tính riêng Vinamilk và Dutch Lady, 2 công ty này đã chiếm khoảng 72% thị phần trên thị trường sữa nước Trong đó Dutch Lady chiếm 46%, Vinamilk 39% Thị trường sữa của Dutch Lady có phần cao hơn do sản phẩm của Dutch Lady chủ yếu là sữa hộp giấy được bán với giá cao hơn Trong khi Vinamilk xâm nhập vào thị trường sữa nước chủ yếu nhờ sữa đóng bao Fino, bán với giá

rẻ Hiện tại Vinamilk vẫn chưa thể nâng cao thị phần của mình trong mặt hàng sữa nước hộp giấy và chai nhựa, sự tăng trưởng của sữa nước đóng bao Fino đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao vị thế cạnh tranh của Vinamilk trên thị trường sữa, giúp Vinamilk dành được thị phần và thậm chí vượt qua đối thủ cạnh tranh trực tiếp Dutch Lady

Trang 7

Trước đây Vinamilk đã có thời kỳ tăng trưởng nhanh đến chóng mặt Giai đoạn 2007 – 2010, mức tăng trưởng hằng năm của “chú bò sữa” lần lượt là 10%, 22%, 30% và từng đạt kỷ lục 53% năm 2010 Tuy nhiên sau đó, dù giá trị doanh thu vẫn cải thiện khá nhiều qua các năm, mức tăng trưởng đã chậm lại đáng kể: rơi dần từ mức 31% (2011) xuống 21%, rồi 16% và chỉ còn 13% vào năm 2014

Với năm 2009, kết quả kinh doanh của Vinamilk khá ấn tượng, doanh thu thuần hợp nhất cả năm 2009 đạt 10,614 tỷ đồng, tăng 29.3% so với năm 2008 và đạt 115% kế hoạch

đề ra (9,220 tỷ), lợi nhuận sau thuế đạt 2,376 tỷ VNĐ, tăng 90% so với cùng kỳ năm ngoái

Bảng 2.1: Cơ cấu doanh năm 2009

Nguồn: Công ty chứng khoáng miền Nam

Năm 2017 thị phần toàn ngành sữa Vinamilk tăng thêm 2% và luôn giữ vị trí dẫn đầu thị trường qua nhiều năm Nhưng trong năm 2017 tình hình chính trị xã hội toàn cầu

có nhiều thay đổi với môi trường kinh doanh cạnh tranh ngày càng trở nên khó khăn trong bối cảnh xu hướng toàn cầu hóa bị lung lay Trước tình hình đó Vinamilk đã không ngừng

nổ lực để tiếp tục vững bước trên con đường phát triển của mình và củng cố vị thế dẫn đầu ngành, phát triển sản phẩm mới có giá trị cao được thị trường đón nhận tốt Vì thế kết quả kinh doanh năm 2017 đã chứng minh cho sự nổ lực của toàn thể cán bộ nhân viên của công ty: tổng doanh thu 51.135 tỷ đồng đạt 100,3% so với kế hoạch, lợi nhuận sau thuế 10.278 tỷ đồng đạt 105,6% so với kế hoạch

Hình 2.2: Doanh thu và tốc độ tăng trưởng của Vinamilk

Trang 8

Nhìn chung các sản phẩm của Vinamilk rất đa dạng về chủng loại và mẫu mã (100% sữa tươi, 95% sữa tươi, sữa nước thông thường, sữa nước ít béo, giàu canxi, sữa được bổ sung DHA…), bao bì ( hộp giấy, chai nhựa, bao Fino) và thể tích ( 110ml, 180ml, 200ml, 220ml, 1L) và sản phẩm trong bao Fino của Vinamilk có lợi thế cạnh tranh, có giá thành

rẻ Tuy nhiên các sản phẩm sữa nước trong hộp giấy của Vinamilk vẫn chưa để lại ấn tượng mạnh trong người tiêu dùng bằng cách so với Dutch Lady do giá trị cản nhận của

họ về sản phẩm này của Dutch Lady là tốt hơn (70% người tiêu dùng nghĩ đến thương hiệu Dutch Lady khi mua sữa nước trong khi chỉ có 15% nghĩ đến Vinamilk Đây là một điểm yếu của Vinamilk so với Dutch Lady, Vinamilk cần phải nghiên cứu để cải thiện tình hình này

Bên cạnh việc đầu tư sản xuất, Vinamilk còn hết sức chú trọng đến việc phát triển công ty theo hướng bền vững thông qua các chương trình hướng tới cộng đồng xã hội như: chương trình Quỹ sữa "Vươn cao Việt Nam”, khởi xướng từ năm 2008 dưới sự chủ trì của Quỹ bảo trợ trẻ em Việt Nam - Bộ Lao động Thương binh và Xã Hội đã trao cho hơn 388 ngàn trẻ em khó khăn tại Việt Nam hơn 31,4 triệu ly sữa với tổng giá trị tương đương 128,6 tỷ đồng; chương trình “Quỹ 1 triệu cây xanh cho Việt Nam” được khởi động

từ năm 2012 đã tổ chức trồng cây tại hơn 20 tỉnh thành trên toàn quốc với tổng số gần 400.000 cây xanh các loại có giá trị gần 6 tỷ đồng Không chỉ đóng góp trách nhiệm xã hội thông qua các quỹ, Vinamilk còn tổ chức các sự kiện nhằm nâng cao ý thức chăm sóc, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng như sự kiện “Ngày Sữa thế giới” kết hợp với Hiệp hội Sữa Việt Nam tổ chức vào 01/06/2017, hay các hội thảo người cao tuổi được tổ chức định

kỳ trong năm

Công ty Vinamik đã quan tâm như thế nào đến người lao động?

Công ty Vinamilk luôn quan tâm đến người lao động và đảm bảo quyền lợi, lợi ích cho người lao động cả về vật chất và tinh thần Công ty luôn trang bị đầy đủ các phương tiện bảo hộ và các biện pháp an toàn nhằm đảm bảo cho người lao động được làm việc

Trang 9

trong điều kiện an toàn nhất và không ảnh hưởng đến sức khỏe Tạo tâm lý thỏa mái nhất

để người lao động an tâm làm việc

Công ty thường xuyên tổ chức các chương trình hướng dẫn và đào tạo an toàn thường niên cho người lao động như: mỗi năm tập huấn phòng cháy chữa cháy cho mọi người, đảm bảo 100% tham gia buổi tập huấn để biết cách xử lý tình huống khi có cháy Ngoài ra công ty Vinamilk còn thực hiện các chương trình chăm sóc sức khỏe định

kỳ cho người lao động để sớm phát hiện các bệnh nghề nghiệp hay các bệnh mãn tính khác Người lao động được trang bị các gói khám sức khỏe toàn diện, bảo hiểm tai nạn, cùng với bảo hiểm sức khỏe bắt buộc theo pháp luật quy định

Công ty Vinamilk luôn tôn trọng người lao động, hiện tại công ty có gần 5,000 lao động thuộc nhiều lĩnh vực và ngành nghề và làm việc trong nhiều điều kiện khác nhau (văn phòng, nhà máy sản xuất, trang trại) Công ty luôn muốn xây dựng một môi trường làm việc văn hóa, văn minh cho tất cả các thành viên của công ty, để đạt được điều đó công ty luôn đối xử với các nhân viên của mình và khuyến khích tất cả mọi người trong công ty đối xử tốt với nhau dựa trên nguyên tắt: đối xử tôn trọng, bình đẳng, không phân biệt giới tính, vùng miền, tôn giáo

Người lao động không chỉ được quan tâm về quyền lợi mà pháp luật quy định mà còn được ghi nhận và tôn trọng sự nổ lực cùng với các giá trị lao động của tất cả các nhân viên để từng bước đưa công ty ngày càng vững mạnh và phát triển

Công ty Vinamilk được xem là công ty dẫn đầu về các chính sách lương, thưởng Liên tiếp dẫn đầu trong top 5 công ty có mức lương thưởng cao nhất Vietnam Anphabe bao gồm các công ty: Vinamilk, Vietcombank, Samsung , Unilever và PetroVietnam được xem là những công ty có mức lương thưởng phù hợp Khi đề cập về vấn đề lương thưởng, thì lãnh đạo Vinamilk đã bày tỏ quan điểm: mức thù lao, tiền lương cần phù hợp để thu hút, giữ chân và khuyến khích thành viên Hội đồng Quản trị, bộ máy lãnh đạo để điều hành doanh nghiệp của mình thành công Tiền lương của người lao động được trả căn cứ vào kết quả hoạt động chung của công ty và của từng cá nhân Theo số liệu của Vinamilk, hằng năm chi phí lương thưởng luôn tăng Năm 2011, tiền lương và thưởng của thành viên Hội đồng Quản trị và Ban điều hành là 46 tỷ đồng đến năm 2012 là 56 tỷ đồng Trong số các thành viên Hội đồng Quản trị, bà Mai Kiều Liên hưởng thù lao tháng là 120 triệu đồng, ngoài ra còn có các thù lao chủ tịch, trưởng ban, thù lao tiểu ban, trưởng tiểu ban, cộng cả khoản thưởng là 342 triệu đồng tính cả năm 2012

Lương thưởng luôn là mối quan tâm hàng đầu của giới đầu tư và các chủ thể thị trường khi họ tìm hiểu các thông về doanh nghiệp Vinamilk là doanh nghiệp có mức tăng trưởng cao, thị giá cổ phiếu tăng mạnh qua các năm, lương thưởng dành cho ban lãnh đạo

dù ở mức rất cao, nhưng vẫn được sự ủng hộ của nhiều cổ đông Tuy nhiên, Vinamilk từng là doanh nghiệp nhà nước chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần, việc

áp dụng các thông lệ quản trị hiện đại nhất như cách trả lương thưởng cho ban lãnh đạo theo mặt bằng các công ty lớn trong khu vực cũng không hề đơn giản

Trang 10

Nguồn nhân lực là yếu tố quyết định và là sức mạnh cốt lõi, là nhân tốt phát triển nội lực bên trong doanh nghiệp Vì thế, Vinamilk đã luôn đầu tư nâng cao chất lượng, trình

độ, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ nhân viên, thường xuyên mở các lớp huấn luyện cho nhân viên, cử nhân viên đi du học nước ngoài nâng cao trình độ

Công ty luôn tiên phong và đẩy mạnh đầu tư phát triển sản xuất bằng việc hiện đại hóa hệ thống nhà máy, với việc đưa vào hoạt động 2 siêu nhà máy sữa bột và sữa nước Nhà máy sữa nước có công suất siêu lớn hơn 400 triệu lít sữa/ năm và nhà máy sữa bột có công suất 54,000 tấn/ năm, là một trong những nhà máy có công suất lớn nhất Đông Nam Á

Để có được sự phát triển như Bà Mai Kiều Liên Vinamilk đã phải xây dựng phát triển thương hiệu mà điều quan trọng hàng đầu là ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, chủ động đầu tư trang thiết bị tiên tiến thế hệ mới nhất hiện có Những thành quả có thể gặt hái được đều gắn liền với sự cống hiến và trưởng thành của tập thể con người lao động làm việc tại Vinamilk, và một thành phần không thể thiếu đó

là sự cống hiến của tập thể ban lãnh đạo với khối đầu óc đầy sáng tạo và quả cảm

4 Những điểm mạnh – điểm yếu – thuận lợi - khó khăn của Vinamilk trên con đường phát triển.

Điểm mạnh

Vốn đầu tư lớn thương hiệu Vinamilk gắn liền với các sản phẩm sữa và sản phẩm từ sữa được người tiêu dùng tín nhiệm Thương hiệu này được bình chọn là thương hiệu nổi tiếng và là một trong nhóm 100 thương hiệu mạnh nhất do Bộ Công Thương bình chọn năm 2006 Vinamilk cũng được người tiêu dùng bình chọn trong nhóm “ Top 1o hàng Việt Nam chất lượng cao” chiếm lĩnh thị phần lớn Đặc điểm tiêu dùng đối với những sản phẩm có lợi cho sức khỏe như sữa, người tiêu dùng thường ít thay đổi nhãn hiệu đã tin dùng ngoại trừ có thông tin xấu về sản phẩm Do đó Vinamilk là thương hiệu uy tín lâu năm nên thị phần sẽ giữ vững, thậm chí có xu hướng tăng Chiếm 45% thị phần sữa nước, 85% thị phần về sữa chua và sữa đặc Sản phẩm Vinamilk rất đa dạng mang lại nhiều sự lựa chọn cho khác hàng, đồng thời chất lượng sản phẩm không thua kém gì hàng ngoại nhập trong khi giá cả lại rất cạnh tranh Hệ thống phân phối kết hợp giữa hiện đại và truyền thống Sản phẩm của công ty phân phối qua hệ thống Metro Mạng lưới phân phối rộng khắp 64 tỉnh thành với 250 nhà phân phối, 125000 điểm bán lẻ trên cả nước Vinamilk có quy mô sản xuất lớn với hệ thống các nhà máy sữa trên cả nước với công nghệ sản xuất hiện đại, áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế Cổ phiếu của Vinmilk đã niêm yết trên sàn chứng khoán, do vậy Vinamilk được nhiều nhà đầu tư biết đến, đặc biệt các nhà đầu tư nước ngoài, làm tăng khả năng thu hút đầu tư

Điểm yếu

Nguồn nguyên liệu đầu vào trong nước không đủ đáp ứng, lượng sữa tươi chỉ đáp ứng được 28% nhu cầu trong nước, còn lại phải nhập khẩu bột sữa Do vậy chi phí đầu vào bị

Ngày đăng: 01/10/2019, 06:54

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w