Để đạtđược mục tiêu trên đề tài cần thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau đây: Một là, nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về thương lượng trong quan hệ lao động tại doanh nghiệp; Hai là,
Trang 1TÓM LƯỢC NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1. Tên đề tài: “Thương lượng trong quan hệ lao động tại công ty cổ phần
Maxgroup”
2. Giáo viên hướng dẫn: Ths Nguyễn Thị Tú Quyên
3. Sinh viên: Nguyễn Hoàng Yến
Lớp: K51U5
Điện thoại: 0355375668
Email: ngyenmc@gmail.com
4. Thời gian thực hiện: Từ 25/02/2019 đến 19/04/2019
5. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài này có mục tiêu nghiên cứu là đề xuất ra giải pháp nhằm hoàn thiệnthương lượng trong quan hệ lao động tại Công ty cổ phần Maxgroup Để đạtđược mục tiêu trên đề tài cần thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau đây:
Một là, nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về thương lượng trong
quan hệ lao động tại doanh nghiệp;
Hai là, phân tích và đánh giá thực trạng thương lượng trong quan hệ lao
động tại Công ty cổ phần Maxgroup;
Ba là, từ những kết quả đã nghiên cứu được, đề xuất giải pháp nhằm hoàn
thiện thương lượng trong quan hệ lao động tại Công ty cổ phần Maxgroup
6. Nội dung chính
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài
Chương 2: Tóm lược một số vấn đề lý luận cơ bản về thương lượng trong
quan hệ lao động tại doanh nghiệp
Chương 3: Phân tích thực trạng thương lượng trong quan hệ lao động tại
Công ty cổ phần Maxgroup
Chương 4: Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện thương lượng trong quan hệ
lao động tại Công ty cổ phần Maxgroup
Trang 2và bền vững là mục tiêu quan trọng mà các doanh nghiệp đều hướng tới Khi cảngười lao động và người sử dụng lao động đều muốn duy trì và tăng lợi ích cánhân thì cần phải có sự liên kết với nhau Một mối quan hệ lao động lành mạnh
sẽ giúp giảm thiểu, ngăn ngừa các xung đột, mâu thuẫn, các cuộc đình công,khiếu kiện hay tranh chấp do mâu thuẫn lợi ích giữa người lao động và người sửdụng lao động Để xây dựng được mối quan hệ lao động lành mạnh và bềnvững, công tác đối thoại, thương lượng là rất quan trọng Một mối quan hệ dựatrên nguyên tắc sự bình đẳng, tôn trọng, hỗ trợ và hợp tác giữa các chủ thể mớiđược coi là là mối quan hệ lành mạnh và bền vững
Trong thời gian tiến hành thực hiện báo cáo khóa luận tốt nghiệp đề tài
“Thương lượng trong quan hệ lao động tại Công ty cổ phần Maxgroup” em
đã nhận được sự chỉ dẫn và giúp đỡ tận tình của cô giáo hướng dẫn Ths Nguyễn Thị Tú Quyên Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô Nguyễn Thị
Tú Quyên và các Thầy, Cô trong khoa Quản trị nhân lực trong thời gian em họctập tại trường Đại học Thương mại Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tớiBan giám đốc và các anh/ chị trong Công ty cổ phần Maxgroup đã tạo điều kiệngiúp đỡ em trong quá trình thực tập mà nghiên cứu thực hiện bài báo cáo khóaluận tốt nghiệp tại Quý công ty
Do đây là lần đầu được tiếp xúc và tìm hiểu công việc thực tế và có hạn chế
về các kiến thức, kỹ năng nên không tránh khỏi có sự sai xót trong quá trình tìmhiểu, trình bày và đánh giá Em rất mong nhận được sự đóng góp của các Thầy,
Cô để có thể bổ sung và hoàn thiện những kiến thức của mình về các nghiệp vụnhân sự trong thực tiễn
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Hoàng Yến
Trang 3MỤC LỤC
Trang 4DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần maxgroup giai đoạn
2016 – 2018
Hộp 3.1 Mẫu Hợp đồng lao động
Hộp 3.2 Mẫu thỏa thuận bảo mật thông tin
Hộp 3.3 Mẫu cam kết nội quy
Bảng 4.1 Đề xuất triển khai phổ biến pháp luật tại công ty
Hộp 4.1Đề xuất sử dụng hòm thư góp ý
DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VỀ
Trang 6CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Quan hệ xã hội là một hệ thống các mối quan hệ phức tạp giữa người vớingười, bao gồm: quan hệ chính trị, quan hệ tôn giáo, quan hệ lao động, quan hệkinh tế,… Xã hội càng phát triển, phân công lao động trở nên rõ ràng thì các mốiquan hệ đó càng trở nên đa dạng, phức tạp hơn Nhưng con người luôn liên kếtchặt chẽ với nhau bởi các mối quan hệ đó, nhờ nó mà con người mới có thể cùngtồn tại, cùng phát triển
Trong thời điểm nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển như hiện nay,mối quan hệ lao động lành mạnh và bền vững là mục tiêu quan trọng mà mọidoanh nghiệp đều hướng tới Và con người chính là nguồn lực quan trọng, là yếu
tố quyết định sự bền vững trong mọi tổ chức Người lao động và người sử dụnglao động muốn phát triển, duy trì và tăng lợi ích của mình thì cần phải liên kếtvới nhau, đây là cơ sở để hình thành và xây dựng một mối quan hệ lao động Tuy nhiên nhiều doanh nghiệp vẫn đang loay hoay làm thế nào để có thểthu hút, duy trì và phát triển nhân lực một cách có hiệu quả nhất Đây là vấn đềbất cứ nhà quản trị nào cũng nhận thức được, nhưng thực tế việc thực hiện lạikhông được tốt, doanh nghiệp không thu hút được hoặc có thể thu hút được laođộng giỏi nhưng lại không giữ chân hoặc không khai thác hết được khả năng củangười lao động Trong những năm gần đây, tình trạng người lao động bỏ việc,tranh chấp, đình công ngày càng tăng cao Nhất là khi các phương tiện truyềnthông đại chúng ngày càng phát triển các thông tin được được cập nhật nhanhchóng, mọi người biết đến các vụ việc tranh chấp, đình công ngày càng nhiều.Cùng với đó là việc hầu hết người lao động ít quan tâm và tìm hiểu ít về phápluật nên không thực sự hiểu rõ tính chất vụ việc mà chỉ lấy đó là tiền lệ để ápdụng theo Điều này gây ra tác động tiêu cực đến người lao động, người sử dụnglao động cũng như ảnh hưởng tới chính nền kinh tế Vấn đề này phần lớn phụthuộc vào chính sách đãi ngộ của doanh nghiệp có thỏa đáng hay không, sự thỏađáng này cần phải phụ thuộc vào cả doanh nghiệp lẫn người lao động, nghĩa làngười lao động thấy thỏa đáng trong phạm vi doanh nghiệp có thể chấp nhậnđược Khi không đạt được sự thỏa đáng giữa hai bên sẽ có thể xảy ra xung đột,làm rạn nứt mối quan hệ giữa doanh nghiệp và người lao động, làm giảm hiệuquả hoạt động Ta có thể thấy tầm quan trọng của việc tiến hành thương lượnggiữa doanh nghiệp và người lao động, việc mà hầu hết các doanh nghiệp hiệnnay lại đang lược bỏ trong quá trình hoạt động hoặc chỉ thực hiện mang tính chất
Trang 7Một mối quan hệ có sự bình đẳng, tôn trọng, hỗ trợ và hợp tác giữa cácchủ thể mới là một mối quan hệ lành mạnh Quan hệ lao động lành mạnh và bềnvững mà các doanh nghiệp hướng tới sẽ giúp hạn chế, ngăn ngừa các cuộc đìnhcông, khiếu kiện, tranh chấp xảy ra do mâu thuẫn giữa doanh nghiệp và ngườilao động Hiện nay, không chỉ doanh nghiệp và ngay bản thân những người laođộng đã dần có những nhận thức được tầm quan trọng của việc tiến hành thươnglượng tại doanh nghiệp Hoạt động này đang được quan tâm và thực hiện mộtcách thường xuyên hơn, qua việc tiến hành thương lượng người lao động vàdoanh nghiệp có thể trở nên gần gũi hơn, hiểu biết và tin tưởng nhau hơn.
Công ty CP Maxgroup là một công ty hoạt động trong lĩnh vực truyềnthông và cũng là một trong những doanh nghiệp đi đầu trong lĩnh vực MMO(Make Money Online – kiểm tiền online qua các trang mạng xã hội và cácwebsite trực tuyến) Bắt đầu đi vào hoạt động năm 2016, công ty khá chú trọngđến thực hiện thương lượng tại công ty để có thể xây dựng mối quan hệ lao độnghài hòa giữa NLĐ và NSDLĐ Nhưng do công ty mới thành lập, đội ngũ nhânlực trẻ lại có ít hiểu biết về pháp luật, chưa có hoạt động Công đoàn tại công ty
nên việc thực hiện thương lượng còn nhiều hạn chế Do vậy, đề tài “Thương lượng trong quan hệ lao động tại công ty cổ phần Maxgroup” là một vấn đề
có tính cấp thiết về cả lý luận và thực tiễn
1.2 Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài
Thông qua quá trình thực tập và nghiên cứu tại Công ty CP Maxgroup,nhận thấy công ty có những vấn đề hạn chế về thương lượng trong quan hệ laođộng giữa NLĐ và NSDLĐ, em quyết định lựa chọn đề tài nghiên cứu:
“Thương lượng trong quan hệ lao động tại Công ty Cổ phần Maxgroup”.
Đề tài này tập trung đánh giá thực trạng và đưa ra một số giải pháp nhằm hoànthiện thương lượng trong quan hệ lao động tại Công ty Cổ phần Maxgroup
1.3 Tổng quan tình hình khách thể nghiên cứu của những công trình năm trước
Quan hệ lao động trong các doanh nghiệp luôn là đề tài được rất nhiềuquốc qua trên thế giới quan tâm, trong đó có Việt Nam Có khá nhiều công trìnhnghiên cứu trong và ngoài nước đã đề cập đến quan hệ lao động, tuy nhiên cácnghiên cứu được thực hiện ở phạm vi rộng và mang tính lý thuyết còn nội dungthương lượng trong quan hệ lao động chỉ được đề cập đến như là một nội dung
và chưa được phân tích sâu sắc về cả lý luận và thực tiễn Hiện nay có một sốcông trình nghiên cứu đã được công khai, phổ biến rộng rãi về quan hệ lao độngnhư sau:
−Nguyễn Tiệp đã xuất bản “Giáo trình quan hệ lao động” – NXB
Trang 8Lao động Xã hội (2008), giáo trình đưa ra các nội dung lý luận cơ bản vềcác vấn đề cơ bản của quan hệ lao động mà không đi sau vào các vấn đềthực tế tại các doanh nghiệp;
−Nguyễn Thị Minh Nhàn, trường Đại học Thương mại đã thực hiệnluận án tiến sĩ với đề tài “Hoàn thiện Quản lý nhà nước về quan hệ laođộng trong doanh nghiệp Việt Nam”(2010) Luận án này đã tập trungnghiên cứa một cách toàn diện, có hệ thống các vấn đề về lý luận và thựctiên về nội dung quản lý Nhà nước về quan hệ lao động trong doanhnghiệp;
−Nguyễn Thị Minh Nhàn cùng NXB Thống kê đã xuất bản “Giáotrình quan hệ lao động” (2014), nội dung giáo trình bao quát những vấn
đề cơ bản về quan hệ lao động, các vấn đề được đưa ra và tiếp cận theocách khá phổ thông chưa được đi sâu vào thực tế các doanh nghiệp;
−Đào Trọng Nghĩa, thực hiện khóa luận năm 2014 với đề tài “Hoànthiện quan hệ lao động tại Công ty TNHH Haivina” Bài khóa luận chothấy thực trạng quan hệ lao động tại Công ty TNHH Haivina một cáchtổng quan, nội dung thương lượng trong quan hệ lao động mới được đềcập tới nhưng chưa được nghiên cứu một cách sâu sắc;
−Nguyễn Thị Hồng Liên, thực hiện khóa luận năm 2016 với đề tài
“Nghiên cứu quan hệ lao động tại Công ty Cổ phần Chứng nhận và Giámđịnh IQC” Bài nghiên cứu đánh giá tổng quan thực trạng quan hệ laođộng tại Công ty Cổ phần và Giám định IQC, không đề cập, phân tích chitiết đến đến các nội dung thương lượng trong quan hệ lao động
Các nghiên cứu trên đều nghiên cứu một cách tổng quát các vấn về lý luận
cơ bản của quan hệ lao động là môi trường QHLĐ, các chủ thể trong QHLĐ, cơchế tương tác trong QHLĐ, đối thoại xã hội trong QHLĐ, thương lượng trongQHLĐ, Tranh chấp lao động và Quản lý nhà nước về quan hệ lao động Nộidung thương lượng trong quan hệ lao động được đề cập tới là một nội dungnhưng chưa được đánh giá và phân tích một cách sâu sắc về lý luận và thực tếhiện nay
Theo sự tìm hiểu của cá nhân, em nhận thấy rằng chưa có công trình nghiêncứu nào được thực hiện tại Công ty Cổ phần Maxgroup vì vậy việc thực hiện đềtài nghiên cứu mang tính hẹp hơn, chỉ nghiên cứu một nội dung thương lượngtrong quan hệ lao động tại một doanh nghiệp cụ thể và không bị trùng lặp vớicác công trình nghiên cứu đã được công bố
1.4 Các mục tiêu nghiên cứu
Đề tài này có mục tiêu nghiên cứu là đề xuất ra giải pháp nhằm hoàn thiện
Trang 9được mục tiêu trên đề tài cần thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau đây:
Một là, nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về thương lượng trong
quan hệ lao động tại doanh nghiệp;
Hai là, phân tích và đánh giá thực trạng thương lượng trong quan hệ lao
động tại Công ty cổ phần Maxgroup;
Ba là, từ những kết quả đã nghiên cứu được, đề xuất giải pháp nhằm hoàn
thiện thương lượng trong quan hệ lao động tại Công ty cổ phần Maxgroup
1.5 Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Nghiên cứu thương lượng trong quan hệ lao động tại Công
ty cổ phần Maxgroup có địa chỉ số nhà 22 đường Xuân La, phường Xuân La,Quận Tây Hồ, TP Hà Nội;
Về thời gian: Nghiên cứu các dữ liệu của công ty trong khoảng thời gian từ
năm 2016 - 2018;
Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu chủ thể tham gia thương lượng tại
doanh nghiệp, hình thức, quá trình và sản phẩm quả thương lượng trong quan hệlao động tại doanh nghiệp
1.6 Phương pháp nghiên cứu
1.6.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: là những dữ liệu đã có sẵn và xử lý
thông tin từ trước Có thể thu thập dữ liệu này từ nhiều nguồn khác nhau
Từ dữ liệu, số liệu từ hồ sơ, tài liệu của Công ty: được sự cho phép của Bangiám đốc công ty cổ phần Maxgroup, em đã được tiếp cận các dữ liệu, hồ sơ củacông ty trong giai đoạn từ 2016 – 2018 Có các hồ sơ, tài liệu như: hồ sơ nhân
sự, mẫu hợp đồng lao động, thỏa thuận bảo mật thông tin, biên bản chấm dứthợp đồng lao động, nội quy lao động,… Tuy nhiên do thay đổi trụ sở công ty từ
481 Lạc Long Quân về 22 Xuân La, Tây Hồ mà có nhiều hồ sơ bị thất lạc, thôngtin bị xáo trộn
Từ nguồn bên ngoài, các luận văn, khóa luận, đã được công khai: Ngoàicác bài luận văn, khóa luận được công khai trên Internet, em có tìm đọc thêmmột số bài khóa luận hiện được lưu trữ tại thư viện trường Đại học Thương mại
để tham khảo thêm Các bài giảng, giáo trình quan hệ lao động được công khai
sử dụng trong học và giảng dạy tại các trường Đại học
Sưu tầm từ website, Fanpage của Công ty: Hiện công ty có một websiteđang hoạt động là https://maxgroup.vn/ và một Fanpage Facebook làhttps://www.facebook.com/maxgroup.vn/ Trên website và Fanpage đăng cácthông tin về công ty như một cách quảng bá tới khách hàng về công ty và cũngđăng tải một số chương trình hoạt động của công ty tổ chức cho nhân viên
Trang 10Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp: là những dữ liệu chưa qua xử lý,
được thu thập lần đầu tiên và thu thập trực tiếp tại đơn vị của tổng thể nghiêncứu thông qua điều tra thống kê là trụ sở công ty CP Maxgroup địa chỉ số nhà 22đường Xuân La, phường Xuân La, Quận Tây Hồ, TP Hà Nội
Sử dụng phiếu điều tra trắc nghiệm: thông qua thực tế, tìm hiểu thu thậpthông tin về thương lượng trong quan hệ lao động tại Công ty cổ phầnMaxgroup
Đối tượng điều tra là cán bộ, nhân viên làm việc tại Công ty CP Maxgroup.Nội dung phiếu điều tra trắc nghiệm gồm lời giới thiệu, câu hỏi thông tinchung về nhân viên (như chức danh công việc, bộ phận làm việc, ) và câu hỏicác thông tin liên quan đến đề tài (như hiểu biết về Luật lao động, hợp đồng laođộng,….)
Mẫu phiếu điều tra trắc nghiệm (Phụ lục 6)
Số phiếu điều tra đã được phát ra là 50 phiếu và số phiếu điều tra đã thu về
là 40 phiếu
1.6.2 Phương pháp xử lý dữ liệu
Phương pháp thống kê: Thống kê các kết quả từ dữ liệu thu thập được;Phương pháp so sánh: So sánh các kết quả từ dữ liệu thu thập được tronggiai đoạn năm 2016 – 2018, để đưa ra thông tin về sự biến động, ưu điểm, nhượcđiểm và nguyên nhân của kết quả thu được;
Phương pháp tổng hợp: Tổng hợp các dữ liệu sơ cấp, dữ liệu thứ cấp đã thuđược để thành dữ liệu hoàn chỉnh, có sự liên kết và thông tin chính xác;
Các phương pháp khác: ngoài các phương pháp trên còn sử dụng một sốphương pháp phương pháp phân tích, phương pháp luận,
1.7 Kết cấu khóa luận tốt nghiệp
Ngoài lời cảm ơn, mục lục, danh mục bảng biểu, danh mục sơ đồ hình vẽ,danh mục từ viết tắt, kết cấu khóa luận gồm có 4 chương:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài
Chương 2: Tóm lược một số vấn đề lý luận cơ bản về thương lượng trongquan hệ lao động tại doanh nghiệp
Chương 3: Phân tích thực trạng thương lượng trong quan hệ lao động tạicông ty cổ phần Maxgroup
Chương 4: Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện thương lượng trong quan hệlao động tại công ty cổ phần Maxgroup
Trang 11CHƯƠNG 2: TÓM LƯỢC MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
CƠ BẢN VỀ THƯƠNG LƯỢNG TRONG QUAN HỆ LAO ĐỘNG TẠI
“The Industrial Relations” Quan hệ lao động ngày càng trở có ý nghĩa và đượctất cả các nước trên thế giới quan tâm và chú trọng nghiên cứu, đặc biệt là trongbối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, sự cạnh tranh ngày càng trở lên ác liệt hơn.Hiện nay đã có rất nhiều cách tiếp cận khác nhau về quan hệ lao động như: Theo cách tiếp cận hệ thống: Quan hệ lao động là một hệ thống gồm nhiềuchủ thể tương tác lẫn nhau trong quá trình lao động sản xuất Các chủ thể nàygồm các cá nhân đơn lẻ và các tổ chức đại diện của họ tồn tại trong hệ thống từthứ bậc thấp đến cao Quan hệ lao động không phải là mối quan hệ thuần nhất
mà là tập hợp của nhiều mối quan hệ được thể hiện dưới nhiều hình thức khácnhau Các mối quan hệ này diễn ra đan xen và được chia thành 3 cấp là cấpdoanh nghiệp, cấp ngành kinh tế và cấp quốc gia
Theo Bộ luật Lao động của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam(2012) được quy định tại Điều 3 khoản 3 thì “Quan hệ lao động là quan hệ xãhội phát sinh trong việc thuê mướn, sử dụng lao động, trả lương giữa người laođộng và người sử dụng lao động” và tại Điều 7 “Quan hệ lao động giữa ngườilao động hoặc tập thể lao động với người sử dụng lao động được xác lập qua đốithoại, thương lượng, thỏa thuận theo nguyên tắc tự nguyện, thiện chí, bình đẳng,hợp tác, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của nhau”
Theo cách tiếp cận của Tổ chức lao động quốc tế ILO (International LabourOrganization) thì “Quan hệ lao động là những mối quan hệ cá nhân và tập thểgiữa người lao động và những người sử dụng lao động tại nơi làm việc và nảysinh từ công việc, cũng như các mối quan hệ giữa những đại diện của người laođộng và người sử dụng lao động ở cấp ngành, cấp quốc gia và sự tương tác củanhững chủ thể này với nhà nước Những mối quan hệ như thế xoay quanh cáckhía cạnh về luật pháp, kinh tế, xã hội học, tâm lý học và bao gồm những vấn đề
Trang 12“Quan hệ lao động là hệ thống tương tác giữa các chủ thể (người lao động hoặc tổ chức đại diện người lao động, người sử dụng lao động hoặc tổ chức đại diện người sử dụng lao động và Nhà nước) nảy sinh từ quá trình thuê mướn lao động, để đạt được lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể và lợi ích xã hội dựa trên cơ
sở pháp luật.”
Sơ đồ 2.1 Cấu trúc của hệ thống quan hệ lao động
2.1.2 Thương lượng trong quan hệ lao động
Thương lượng là một dạng của đối thoại xã hội nhằm đạt được thỏa thuậndẫn tới những cam kết của các bên có liên quan Tại đây, đại diện của các bênđối tác cùng tham gia, thảo luận và thống nhất về các vấn đề liên quan trực tiếpđến họ và đề ra các biện pháp thực hiện các vấn đề đó Thương lượng là mộtbiện pháp quan trọng để phòng ngừa và hạn chế việc xảy ra tranh chấp lao động,đình công và có thể giải quyết chúng nếu xảy ra
Theo Tổ chức Lao động quốc tế ILO (International Labour Organization) “
Trang 13lợi ích chung và lợi ích xung đột ngồi lại với nhau để thảo luận nhằm tìm kiếmmột thỏa thuận chung” Thương lượng trong quan hệ lao động bao gồm cảthương lượng cá nhân và thương lượng tập thể
Thương lượng cá nhân là sự thảo luận giữa hai bên để tìm kiếm những thỏathuận chung về những vấn đề liên quan giữa cá nhân người lao động và người sửdụng lao động Các vấn đề thương lượng có thể là tiền lương, tiền thưởng, thăngchức, thuyên chuyển công tác, điều kiện làm việc,…
Thương lượng tập thể trong doanh nghiệp là sự thảo luận giữa hai bên được
áp dụng cho mọi cuộc thương lượng giữa một bên là người sử dụng lao động vớimột bên là tổ chức của người lao động hay đại diện người lao động theo đúngnhững quy định của pháp luật quốc gia Thương lượng có thể thực hiện ở cấpdoanh nghiệp, cấp ngành hoặc cấp quốc gia
Kết quả của thương lượng có thể xảy ra ở 4 dạng: thắng – thắng, thắng –thua, thua – thắng, thua – thua Một cuộc thương lượng hiệu quả là cả hai bênđều đạt được mục tiêu quan trọng của mình, lợi ích xung đột giảm và lợi íchchung của cả hai bên tăng lên, nghĩa là cuộc thương lượng đã đi đến kết quảthắng – thắng
2.2 Nội dung nghiên cứu về thương lượng trong quan hệ lao động tại doanh nghiệp
Thương lượng là một quá trình đối thoại giữa đại diện các bên đối tác cùngtham gia, thảo luận, thống nhất về các vấn đề liên quan đến họ để đề ra các giảipháp, đạt đến các thỏa thuận, cam kết giữa các bên liên quan Vì vậy, thươnglượng cần được thực hiện một cách bài bản, khoa học Quá trình thương lượngthường được chia làm ba giai đoạn: Chuẩn bị thương lượng, tiến hành thươnglượng và kết thúc thương lượng
2.2.1 Chuẩn bị thương lượng
Giai đoạn thương lượng được thực hiện với mục đích chuẩn bị các điềukiện cần thiết cho quá trình thương lượng, xác lập các mục tiêu mong muốn từthương lượng, xây dựng kế hoạch thương lượng, xác định rõ các hậu quả trongtrường hợp thương lượng lao động tập thể không đi đến kết quả
a. Thu thập thông tin
Để công tác chuẩn bị đạt hiệu quả, cả người lao động và người sử dụng laođộng đều cần phải tiến hành thu thập thông tin Làm chủ được thông tin liênquan đến cuộc thương lượng sẽ có sức thuyết phục lớn đối với đổi thủ, tạo ra sựnhất trí, hòa hợp trong quan điểm, khiến đối thủ phải chấp nhận Việc thu thậpthông tin được triển khai với các hoạt động: Xác định loại thông tin cần thu thập
và phân loại các thông tin thu thập
Các loại thông tin cần thu thập bao gồm: những quy định của pháp luật về
Trang 14trình tự, thủ tục tiến hành thương lượng; các nội dung đã được thỏa thuận từnhững cuộc thương lượng trước đó; kết quả giải quyết các vấn đề vướng mắctrước đó giữa người lao động và người sử dụng lao động; các thông tin về tiềnlương, tiền thưởng, phúc lợi, điều kiện làm việc của các doanh nghiệp cùngngành; tình hình nội bộ doanh nghiệp; các chỉ số kinh tế, lạm phát, giá tiêudùng,… Đặc biệt cần thu thập thông tin cụ thể có liên quan đến cuộc thươnglượng: các khiếu nại, yêu sách và mối quan tâm hiện tại của phía đối tác thươnglượng; các thông tin về lợi ích chung và lợi ích xung đột giữa hai bên đối táctrong mối quan hệ lao động.
Trong giai đoạn này, các bên chủ thể tham gia thương lượng tự thu thập cáccác thông tin phải biết và thu thập thêm các thông tin nên biết và có thể biết Thuthập được thông tin càng đầy đủ, chi tiết sẽ càng có lợi hơn trong quá trìnhthương lượng và cuộc thương lượng có thể đi đến kết quả tốt đẹp
b. Đánh giá bản thân và đối tác
Đánh giá đối tác là việc phân tích các thông tin cần thiết về đối tác thươnglượng để nhận diện được khả năng của đối tác thương lượng Mọi đánh giá cầnphải khách quan, để xác định điểm mạnh và điểm yếu của đối tác thương lượng
Dự đoán các mục tiêu thương lượng của đối tác và thứ tự ưu tiên các mục tiêucủa họ, cần chú ý rằng việc tìm hiểu đối tác muốn gì quan trọng nhưng vì saođối tác lại muốn điều đó còn quan trọng hơn Dự đoán các thành phần tham giaquá trình thương lượng của đối tác, đặc biệt là thành phần quyết định Cần chuẩn
bị các câu hỏi đưa ra cho đối tác và dự đoán câu trả lời của họ, dự đoán các câuhỏi mà đối tác có thể đưa ra và phương án trả lời dự kiến các câu hỏi đó Việctìm hiểu xem xét kỹ đối tác thương lượng để có thể đánh giá tốt hơn khả năngnhượng bộ và làm chúng trở lên có giá trị hơn
c. Xác định mục tiêu thương lượng và thứ tự ưu tiên của các mục tiêu
Việc xác định mục tiêu thương lượng cho phép các bên lựa chọn đượcngười phù hợp để tham gia thương lượng và đảm bảo tiến hành thương lượngmột cách linh hoạt, giúp họ vận dụng sáng tạo nhiều biện pháp để đạt được kếtquả cao nhất Mục tiêu thương lượng có thể là:
− Mục tiêu liên quan đến liên quan tới tiền lương, các khoản phúc lợi;
− Mục tiêu liên quan đến liên quan điều kiện làm việc;
− Mục tiêu liên quan đến liên quan thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi;
− Mục tiêu liên quan đến liên quan cơ hội đào tạo và phát triển,
− Mục tiêu liên quan đến liên quan chế độ bảo hiểm;
Việc xác lập thứ tự ưu tiên cho các mục tiêu thương lượng là để đảm bảo
Trang 15Việc xác lập thứ tự thực chất là xác định mục tiêu quan trọng nhất, cần chia cácmục tiêu thành hai nhóm: mục tiêu phải đạt được (là mục tiêu quan trọng khôngthể nhượng bộ trong cuộc thương lượng), mục tiêu có thể đạt được (mục tiêu ítquan trọng hơn, có thể nhượng bộ) Sau đó, trong mỗi mục tiêu cụ thể lại phânđịnh thành các mức mục tiêu Có ba mức mục tiêu thương lượng cần được quantâm đó là:
− Mức mục tiêu mong muốn đạt được, đây là mức đặt ra cao nhất thường đượcnêu ra ngay khi bắt đầu thương lượng;
− Mức mục tiêu dự định đạt được, là kết quả mà các bên dự tính đạt được trongthương lượng khi mục tiêu lý tưởng đặt ra ban đầu không thể đạt được nhưmong muốn;
− Mức mục tiêu phải đạt được, là kết quả ở mức thấp nhất mà các bên phải đạtđược trong thương lượng khi mục tiêu dự định ban đầu không đạt được
Khi xác lập được các vấn đề này, các bên tham gia thương lượng sẽ chủđộng, tự tin hơn trong quá trình thương lượng và đi đến kết quả nhanh chóng
d. Xác định hậu quả của cuộc thương lượng nếu thất bại
Xác định hậu quả cuộc thương thương nếu thất bại là dự báo trước hậu quảnếu cuộc thương lượng không đạt được mục tiêu cần phải đạt Khi tiến hànhthương lượng cần xác định trước các tình huống tổng thể và đo lường hậu quảcủa nó Một trong những cách phổ biến để xác định hậu quả của thương lượng làdựa vào tiền lệ, tuy nhiên không phải lúc nào cũng có thể dự đoán chính xácđược tình huống Mục đích của công việc này ngay trong giai đoạn chuẩn bị là
để các chủ thể cảm thấy tự tin hơn, tìm ra phương án giải quyết hậu quả và cóthể đạt được hiệu quả bất ngờ
Việc xác định hậu quả cuộc thương lượng không thành công gồm:
− Dự kiến trước các tình huống bất ngờ, thậm chí là xấu nhất có thể xảy ra trongquá trình thương lượng;
− Xác định trước những điều nên tránh và nên làm với đối tác trong quá trìnhthương lượng;
− Tính toán xem nên tiếp tục nhượng bộ hay chấm dứt thương lượng khi cuộcthương lượng có khả năng đi đến thất bại;
− Xác định và lựa chọn phương án giải quyết trong trường hợp thương lượngkhông đạt được thỏa thuận nhất trí giữa hai bên
e. Lựa chọn cách tiếp cận thương lượng
Trên cơ sở của kết quả đánh giá đối tác, các chủ thể sẽ lựa chọn phươngthức thương lượng phù hợp Đây là cơ sở để các bên lựa chọn những phươngpháp, chính sách sẽ áp dụng vào tiến trình thương lượng Có hai cách tiếp cận cơbản là cách tiếp cận hợp tác và cách tiếp cận cạnh tranh
Cách tiếp cận hợp tác là khi các bên tham gia thương lượng với mục tiêu
Trang 16quan trong nhất là duy trì mối quan hệ tốt đẹp, lâu bền giữa các bên trong và sauquá trình thương lượng, các bên trong quá trình thương lượng tìm kiếm nhữnggiải pháp chung nhằm thỏa mãn nhu cầu của cả hai bên Cuộc thương lượng lựachọn cách tiếp cận này sẽ giúp hai bên chủ thể đưa ra giải pháp thỏa mãn quyềnlợi cho cả hai, tạo sự tin tưởng và thiết lập mối quan hệ bền chặt Tuy nhiên,cách tiếp cận này cũng có hạn chế nếu các xung đột không được hai bên cùnggiải quyết một cách triệt để, thấu đáo.
Cách tiếp cận cạnh tranh là các bên tham gia thương lượng với mục đíchthỏa mãn mối quan tâm, nhu cầu và đạt được kết quả mong đợi bên mình màkhông chú ý đến đối tác còn lại Các bên cố gắng giành được lợi ích tối đa vềmình mà không quan tâm đến những thiệt hại phía đối tác, coi đối tác là đối thủcạnh tranh phải chiến thắng để tối đa hóa lợi ích cho mình mà không để tâm đếnthiệt hại bên đối tác Cách tiếp cận này có thể làm xấu đi mối quan hệ lao động ,giảm sự tin tưởng lẫn nhau, điều này đặc biệt không tốt đối với sự phát triển củaquan hệ lao động Tuy nhiên, đây là cách tiếp cận tránh được sự nhượng bộ ngay
từ đầu và sẽ có ích cho một bên có nguồn lực hạn chế nếu đạt được sự thỏa hiệp
từ phía đối tác thương lượng
f. Tổ chức đoàn thương lượng
Đây là quá trình xác lập các công việc cần phải làm trong quá trình thươnglượng và ai sẽ là người thực hiện những công việc đó
Công việc cụ thể như sau:
− Xác lập danh mục công việc cần thực hiện trong quá trình thương lượng và cácchức danh cần có trong đoàn thương lượng Các công việc cần thực hiện là đặtvấn đề, lắng nghe, lập luận, lôi kéo sự chú ý, các công việc trên sẽ được gắnvới các chức danh cần có trong đoàn thương lượng là trưởng đoàn, thư ký đoàn,chuyên viên phân tích, quan sát viên,
− Xác lập tiêu chuẩn cho từng công việc trong quá trình thương lượng Tiêu chuẩnkhông chỉ bao gồm các tiêu chuẩn về kiến thức, kỹ năng mà còn cần các tiêuchuẩn về phong cách, phẩm chất Dù đảm nhận chức danh, công việc gì trongđoàn thương lượng thì người tham gia cũng cần phải có các kỹ năng, kiến thức,phẩm chất cơ bản như kiến thức về pháp luật, kiến thức về các chính sách nhânlực, thị trường lao động; kiến thức về văn hóa xã hội; các kỹ năng lắng nghe,lập luận, đặt câu hỏi, quan sát, ghi chép, ; cần có phẩm chất bình tĩnh, nhẫn nại,chịu được áp lực,…
− Lựa chọn ứng viên tham gia đoàn thương lượng Khi lựa chọn cần dựa vào danhmục công việc và tiêu chuẩn cho từng công việc đã xác lập để có thể lựa chọ
Trang 17ý kiến của lãnh đạo và của tập thể
g. Lập kế hoạch thương lượng chi tiết
Để đảm bảo cho cuộc thương lượng diễn ra thành công, các bên tham giacần phải thực hiện các công việc trong kế hoạch chi tiết gồm:
− Xác định trình tự thỏa thuận các vấn đề thương lượng;
− Thống nhất địa điểm diễn ra thương lượng;
− Lựa chọn hình thức, thời điểm nghỉ giải lao để đưa ra thống nhất khi bắt đầu tiếnhành thương lượng;
− Quyết định phong cách sẽ sử dụng trong quá trình thương lượng;
− Xác định thời điểm cần phải hoãn thương lượng để tham khảo ý kiến của lãnhđạo hoặc của thành viên
2.2.2.Tiến hành thương lượng
Đây là giai đoạn đánh dấu quá trình thương lượng chính thức diễn ra
Sơ đồ 2.2 Các nội dung trong giai đoạn tiến hành thương lượng
a) Giai đoạn: Tiếp xúc
Đây là giai đoan mở đầu cuộc thương lượng, gồm các hoạt động:
− Các bên làm quen với nhau;
− Các bên thống nhất chương trình, trình tự vấn đề thương lượng;
− Các bên thống nhất cách thức thương lượng;
− Các bên thống nhất thời điểm giải lao;
Ấn tượng ban đầu rất quan trọng, tạo được ấn tượng tốt sẽ tạo được lòng tinvới đối tác, từ đó nảy sinh tình cảm tốt đẹp và sự tôn trọng lẫn nhau giữa haibên Từ đó các bên sẽ tiến hành trao đổi một cách chính xác, được đối tác hiểu
và dễ thỏa thuận Có nhiều cách để tạo ấn tượng tốt đẹp với đối tác như ăn mặclịch sự, phù hợp hoàn cảnh; nói năng rõ ràng, dễ hiểu; đặt sự chú ý vào trungtâm sự chú ý, tránh đề cao bản thân mình quá mức; xây dựng bầu không khíthoải mái;…
Trang 18b) Giai đoạn: Nêu vấn đề
Đây là bước các bên nêu ra các yêu cầu của mình, trong cuộc thương lượngthường bên người lao động sẽ đưa ra trước Giai đoạn này gồm các hoạt động:
− Từng bên đưa ra vấn đề cần thương lượng;
− Các bên trình bày lập luận để xác định quan điểm và lập trường
Các kỹ năng giao tiếp, trình bày cần được sử dụng và phát huy trong giaiđoạn này
Trong giai đoạn này, chưa có một đề xuất nào được đưa ra hay một sựnhượng bộ nào được thực hiện Cần lưu ý trong giai đoạn này là tránh sự chia rẽnội bộ, trưởng đoàn cần phân chia rõ nhiệm vụ cho các thành viên trong đoàn,cần phải tranh thủ sự đồng tình từ phía đối tác
c) Giai đoạn: Thương thuyết
Sau khi các bên trình bày yêu cầu, ý kiến của mình và lắng nghe từ phía đốitác thì công việc tiếp theo chính là đưa ra các ý kiến phản hồi các đề xuát từ phíađối tác và bảo vệ quan điểm, lý lẽ của mình Cần phải nhắc lại và trả lời thậtchính xác các câu hỏi mà phía đối tác đặt ra, các kỹ năng như lắng nghe, quansát, giao tiếp, trình bày lập luận, hỏi đáp, phải được sử dụng một cách linhhoạt, nhuần nhuyễn Đây là bước sẽ quyết định sự thành công hay thất bại củacuộc thương lượng, hai bên chủ thể có thể đi đến sự thông nhất hay không
Có 3 yếu tố quan trọng trong quá trình thương thuyết là thông tin, thời gian
và quyền lực Bên nào thu thập được nhiều thông tin hơn về tình hình cơ bản vànhu cầu của bên đối tác hơn, làm chủ được thời gian hơn và có sức mạnh quyền
uy hơn so với bên đối tác sẽ dễ dàng có được thành công hơn trong quá trìnhcuộc thương lượng
Có một số lưu ý để cuộc thương lượng đạt kết quả cao, mang lại lợi ích cho
cả hai bên chủ thể đó là: Xây dựng tinh thần thương lượng đôi bên cùng có lợi;
để bên phía đối tác bắt đầu trước và tìm hiểu rõ tất cả các yêu cầu; để đối tác làmtất cả những gì họ có thể làm; giấu đi kế sách của mình; cố gắng đạt được gì đókhi mình đưa ra sự thỏa hiệp; tránh sự ràng buộc; nghe nhiều hơn nói; nhận diện
và phân loại chính xác đối tác thương lượng
2.2.3 Kết thúc thương lượng
Trong giai đoạn kết thúc thương lượng, các bên tham gia cần thực hiệnnhững công việc:
• Thống nhất lại những gì đã thỏa thuận được
Khi kết thúc thương lượng, tất cả những nội dung vấn đề thỏa thuận sẽđược tập hợp hệ thống lại trước khi được ghi thành văn bản Các chủ thể phải
Trang 19thương lượng Bên cạnh đó, các chủ thể cũng cần xác định rõ những hậu quả sẽphải gách chịu nếu không thực hiện tuân thủ theo những cam kết, quy định vànhững việc phải làm sau khi thỏa thuận đã được ký kết.
• Văn bản hóa các kết quả đã đạt được
Các nội dung đã được thỏa thuận trong quá trình thương lượng cần phảiđược thể hiện rõ ràng, chính xác lại bằng văn bản Văn bản này có được xâydựng dưới dạng các bản thỏa thuận nên thường được cấu trúc thành các chương,điều, khoản, mục,… Các văn bản sản phẩm của thương lượng thường là hợpđồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, thỏa thuận công việc,…
• Ký bản thỏa thuận
Các văn bản xác lập kết quả thương lượng lao động được xây dựng khi đãđạt được mục tiêu thương lượng đặt ra Văn bản này chỉ có giá trị pháp lý khi cảhai bên chủ thể tham gia thương lượng cùng ký kết Văn bản này thường sẽ được
ký thành nhiều bản, mỗi bên đối tác sẽ giữ một bản và những bản còn lại sẽđược gửi tới các cơ quan thẩm quyền theo quy định của pháp luật Nhà nước
• Ghi chép và lưu giữ hồ sơ
Ghi chép hồ sơ cuộc thương lượng là công việc mà mỗi bên đối tác cần chủđộng thực hiện một cách cẩn thận và chính xác Ghi lại diễn biến của quá trìnhthương lượng sẽ giúp chủ thể có được thông tin phục vụ cho các cuộc thươnglượng tiếp theo Và đây cũng là chứng cứ chứng minh kết quả của cuộc thươnglượng Việc ghi chép cần thực hiện một cách đầy đủ, chính xác các công việc vàkết quả đã đạt được trong từng giai đoạn của cuộc thương lượng Nên ghi những
ý chính, theo trật tự logic để dễ đọc, dễ phân biệt được ý kiến quan điểm các cácbên, các vấn đề còn vướng mắc, đang trao đổi và cần giải quyết
Việc lưu trữ hồ sơ thương lượng là công việc rất cần thiết Các hồ sơ lưutrữ bao gồm: Văn bản ghi chép dưới hình thức biên bản tiến trình cuộc thươnglượng đã hoàn thành; Văn bản thảo thuận giữa hai chủ thể đã có đủ chữ ký củacác bên tham gia thương lượng; Báo cáo về thương lượng Tất cả những hồ sơnày phải đảm bảo rằng được lưu lại trong hồ sơ của các bên chủ thể Cần lưu trữmột cách cẩn thận và sắp xếp khoa học để thuận tiện cho việc tra cứu sau này
• Đánh giá kết quả thương lượng
Kết quả thương lượng có thể tồn tại ở 4 dạng đó là:
Dạng thắng – thua: đây là kết quả khi người lao động đạt được hầu hết các
yêu cầu đặt ra còn, người sử dụng lao động không đạt được kết quả gì hoặc đạtđược rất ít
Dạng thua – thắng: đây là kết quả xảy ra khi người lao động không đạt
được kết quả gì hoặc đạt được rất ít còn người sử dụng lao động lại đạt được hầu
Trang 20hết các yêu cầu đã đặt ra.
Dạng thua – thua: kết thúc thương lượng mà cả hai bên đều không đạt
được thỏa thuận chung, xung đột về lợi ích trở nên gay gắt hơn
Dạng thắng – thắng: cả hai bên chủ thể đều đạt được một số mục tiêu trên
cơ sở những mục tiêu đã đặt ra sau khi kết thúc quá trình thương lượng Lợi íchchung tăng lên, lợi ích xung đột đã được giảm xuống ở mức có thể chấp nhận.Sau khi hoàn thành thương lượng lao động, các chủ thể cần phải đánh giálại kết quả của cuộc thương lượng để xác định mức độ hoàn thành các mục tiêuthương lượng được đề ra trước đó Từ đó các chủ thể cũng có thể đánh đượcnăng lực bản thân và rút ra những bài học kinh nghiệm từ cuộc thương lượng.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến thương lượng trong quan hệ lao động của
doanh nghiệp
a. Mục tiêu thương lương
Mục đích của thương lượng là đạt đến một thỏa thuận về các vấn đề mà bênquan tâm và thường là nguyên nhân xảy ra xung đột Bản chất của mọi xung độtchính là sự khác biệt và mâu thuẫn về lợi ích giữa các chủ thể trong quan hệ laođộng Dù rằng chủ thể nào cũng muốn tăng lợi ích của mình và giảm đi lơi íchcủa đối tác, điều này không đối tác nào mong muốn và dễ dàng chấp nhận nếukhông được đánh đổi bằng một lợi ích khác
b. Thời điểm tiến hành thương lượng
Thời điểm thực hiện thương lượng là vào bất kì thời điểm nào một khi bênđối tác có yêu cầu và báo trước Tại Việt Nam, trong Bộ luật Lao động năm
2012 tại Điều 68 chương 5 có nêu rõ quyền được yêu cầu thương lượng của cácchủ thể
Thương lượng được sử dụng như một công cụ hữu hiệu trong tất cả các giaiđoạn trước (thương lượng để thống nhất các điều kiện thiết lập quan hệ laođộng), trong (thương lượng để phòng và giải quyết các mâu thuẫn phát sinhtrong quan hệ lao động) và sau khi thiết lập mối quan hệ lao động (thương lượng
để xác định các tránh nhiệm còn lại sau khi chấm dứt mối quan hệ lao động)…Thông thường để đảm bảo việc thương lượng có hiệu quả, thương lượng đượcchia thành hai loại là thương lượng định kỳ và thương lượng đột xuất
Thông thường thương lượng lao động được tiến hành thích hợp nhất vàothời điểm thiết lập mối quan hệ lao động cá nhân, quan hệ lao động tập thể vàtrong quá trình giải quyết tranh chấp lao động
c. Năng lực chủ thể tham gia thương lượng
Năng lực của chủ thể tham gia thương lượng thể hiện ở chính khả năng
Trang 21đề ra mục tiêu và xác lập thứ tự ưu tiên các mục tiêu,… cho quá trình chuẩn bịthương lượng và các kỹ năng cần thiết cho quá trình tiến hành thương lượng nhưlắng nghe, quan sát, giao tiếp, trình bày lập luận, hỏi đáp,… Chủ thể nào có thểthể hiện các kỹ năng một các nhuần nhuyễn, thành thạo sẽ có được sự chủ động,
tự tin trong quá trình thương lượng
Đặc biệt quan trọng là các kiến thức của các chủ thể về Pháp luật hiện hànhcủa Nhà nước, việc nắm bắt các thông tin pháp luật một cách chính xác và kịpthời sẽ giúp chủ thể nắm rõ được quyền và nghĩa vụ của bản thân trong quá trìnhthực hiện thương lượng, từ đó việc xác lập các mục tiêu của bản thân phù hợpvới thực tiễn và có thể dễ dàng đem về phần thắng trong thương lượng cho chủthể thương lượng
d. Vị thế của các chủ thể tham gia thương lượng
Trên bàn thương lượng mỗi bên trong quan hệ lao động đều có quyền nhưnhau, các bên tự do thỏa thuận về các vấn đề phù hợp với đặc điểm và điều kiệncủa mình trong khuôn khổ pháp luật và hệ thống chính sách của Nhà nước
Tuy nhiên, đặc trưng của quan hệ lao động là vừa “bình đẳng” vừa “khôngbình đẳng” do năng lực điều kiện của mỗi chủ thể là khác nhau Sự khác biệt vịthế của người sử dụng lao động và người lao động hay tập thể người lao độngdẫn đến tình trạng người sử dụng lao động lạm quyền, có những đòi hỏi quámức đối với người lao động Cần có những biện pháp để thực hiện thương lượnglao động để khắc phục tình trạng trên, khiến vị thế của các chủ thể quan hệ laođộng trở nên hài hòa hơn
e. Luật pháp
Xây dựng và ban hành những chính sách Pháp luật Lao động là nhiệm vụquan trọng cấp quốc gia và có ảnh hưởng quyết định đến mối quan hệ lao động ởcác cấp Luật pháp, chính sách của Nhà nước càng đảm bảo tính đồng bộ, nhấtquán và minh bạch thì càng tạo ra động lực thúc đẩy QHLĐ giữa các bên trongcác doanh nghiệp lành mạnh Đối với thương lượng trong quan hệ lao động,Pháp luật Nhà nước có thể hiện ba chức năng:
− Hỗ trợ các bên ký kết các thỏa thuận, triển khai và tuân theo thỏa thuận đã được
Ở Việt Nam, Bộ luật Lao động 2012 tại mục 2 Chương V có quy định rõ vềThương lượng lao động tập thể : Mục đích của thương lượng tập thể; nguyên tắc
Trang 22thương lượng tập thể; quyền yêu cầu thương lượng tập thể; đại diện thươnglượng tập thể; nội dung và quy trình thương lượng tập thể; trách nhiệm của tổchức công đoàn, tổ chức người đại diện sử dụng lao đông và cơ quan Nhà nướcquản lý về lao động trong thương lượng tập thể.
Có những quy định rõ ràng giúp việc thực hiện công tác thương lượngtrong doanh nghiệp trở nên rõ ràng, minh bạch hơn, đảm bảo quyền lợi cho cảngười lao động và người sử dụng lao động Có sự ràng buộc của Luật pháp, cảhai chủ thể sẽ không thể lợi dụng ưu thế mà lạm quyền, ép buộc đưa ra “yêusách” với đối tác thương lượng của mình
Khi cuộc thương lượng lâm vào “bế tắc” Nhà nước với các quy định côngkhai rõ ràng trên sẽ là bên thứ ba giúp giải quyết, nối tiếp cuộc thương lượng điđến kết quả cuối cùng
Trang 23CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG THƯƠNG LƯỢNG TRONG QUAN HỆ LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAXGROUP
3.1 Đánh giá tổng quan tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần Maxgroup
3.1.1 Sự hình thành và phát triển của công ty cổ phần Maxgroup
Công ty cổ phần Maxgroup được thành lập 16/02/2016, trụ sở chính hiệnnay đặt tại tầng 4 số nhà 22 đường Xuân La, Phường Xuân La, Quận Tây Hồ,
Hà Nội Công ty cổ phần Maxgroup có tiền thân là Maxxus Digital MarketingAgency, với 8 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực truyền thông
Hiện nay, công ty đang hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực truyền thông
và là một trong những công ty đi đầu hoạt động trong lĩnh vực MMO – MakeMoney Online (kiếm tiền Online qua các trang mạng xã hội và các Wedsite trựctuyến)
Maxgroup chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn chiến lược marketing tổng thểcho doanh nghiệp và thực hiện các chiến dịch truyền thông Bên cạnh đóMaxgroup còn giúp xây dựng các mối quan hệ, tương tác bền vững giữa thươnghiệu và khách hàng mục tiêu, thông qua các kênh truyền thông phù hợp nhất đểtạo ra các giá trị Với tiêu chí tạo ra những chiến dịch truyền thông hiệu quả chokhách hàng, Max Group hiện tại đã có 3 khối hoạt động bao gồm: Max Digital,Max Production và Max Community Trong đó, Max Digital đã làm việc vớihơn 200 khách hàng lớn nhỏ trong nhiều lĩnh vực khác nhau như ngân hàng (VPBank, Techcombank, Tien Phong Bank…), dược phẩm (Traphaco, dược PhúcHưng…), điện máy/ gia dụng (Panasonic, Toshiba), F&B(Sumo BBQ, CowboyJacks, Kichi Kichi, Vuvuzela…), làm đẹp (Thẩm mỹ viện Khơ thị, Saigon SmileSpa… )…
3.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu bộ máy tổ chức
• Chức năng:
Công ty cổ phần Maxgroup chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn chiến lượcmartketing tổng thể cho các doanh nghiệp và thực hiện các chiến dịch truyềnthông hiệu quả cho các doanh nghiệp trong nước và quốc tế muốn quảng bá vàphát triển thương hiệu;
Maxgroup phát triển hệ thống các Fanpage, kênh Youtube và các trang webtrực tuyến và hỗ trợ thực hiện các chiến dịch truyền thông;
Maxgroup luôn đặt yếu tố con người lên hàng đầu, không chỉ tạo điều kiệntối đa để nhân viên có thể phát triển tối đa các kỹ năng và khả năng sáng tạo vàđảm bảo cho nhân viên về đời sống về tinh thần , khả năng tài tính tối thiểu
Trang 24ty, bảo vệ quyền cho nhân viên, chống tham nhũng, bảo vệ môi trường, thu hẹpkhoảng cách giữa người nhân viên và công ty, tạo điều kiện làm việc và pháttriển thuận lợi cho nhân viên , vì lợi ích cộng đồng,…
• Cơ cấu tổ chức
Hình 3.1: Cơ cấu bộ máy tổ chức của Maxgroup
Nguồn: Phòng Nhân sự
Trang 25Dựa vào bảng cơ cấu cán bộ nhân viên của công ty CP Maxgroup giai đoạn
2016 – 2018 (Phụ lục 1) và sơ đồ cơ cấu bộ máy tổ chức của Maxgroup, ta cóthể nhận xét như sau:
Công ty Cổ phần Maxgroup hiện nay hoạt động với quy mô trên 100 nhânviên được phân bổ khá vào các phòng ban khá đồng đều cả về giới tính lẫn trình
độ học vấn Tổng giám đốc là người chịu trách nhiệm quản lý trực tiếp công ty,
hỗ trợ quản lý có Giám đốc khối (BOD) quản lý Max Digital và Giám đốc tàichính (CFO) quản lý Max Communitity Việc phân bổ quản lý các bộ phận kháhợp lý, các bộ phận làm việc có sự liên kết trợ giúp lẫn nhau trong công việchoặc có sự tương đồng trong công tác được phân bổ quản lý chung, phân bổ nhưvậy cũng giúp Tổng giám đốc giám sát các bộ phận làm việc, đảm bảo nắm rõthông tin tiến trình công việc một cách chi tiết
Trang 263.1.3 Một số kết quả kinh doanh chủ yếu của Công ty Cổ phần Maxgroup
Bảng 3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần maxgroup giai đoạn 2016 – 2018
(Đơn vị: Đồng Việt Nam)
Năm
Chỉ tiêu
So sánh2017/2016
So sánh2018/2017Chênh lệch Tỉ lệ
(%) Chênh lệch Tỉ lệ (%)Vốn chủ sở hữu 1.374.576.93
5
1.375.695.212
6.915.101.633
Nguồn: Báo cáo thường niên của Maxgroup
Trang 27Dựa vào bảng kết quả kinh doanh của công ty cổ phần Maxgroup giai đoạn
2016 – 2017, ta thấy công ty cổ phần Maxgroup đang hoạt động và phát triểntheo xu hướng tích cực
Công ty thành lập năm 2016 với số vốn gần 1,4 tỷ đồng, sang năm 2017 thìtổng nguồn vốn đã đạt tới hơn 5 tỷ đồng tăng xấp xỉ 3.7 tỷ đồng so với năm
2016, đạt mức tăng là 336.19%, năm 2018 tổng nguồn vốn đạt mức tăng137.37% tăng 1.9 tỷ đồng so với năm 2017 Giai đoạn 2017 – 2018, công ty bắtđầu đi vào ổn định kinh doanh hơn sau gian đoạn mới thành lập là giai đoạn năm
2016 – 2017 Việc thực hiện các chiến lược kinh doanh phát triển mở rộng kinhdoanh toàn diện mà ổn định và luôn theo sát xu hướng phát triển của thị trườnggiúp công ty thu được nguồn lợi nhuận tốt Lợi nhuận sau thuế năm 2018 đãtăng xấp xỉ 425.5% so với lợi nhuận thu được năm 2017 Có thể thấy, Công ty
Cổ phần Maxgroup đang phát triển quy mô theo hướng ổn định và tăng năng lựckinh doanh, dự báo trong thời gian tới công ty sẽ tiếp tục gia tăng mức vốn điều
lệ và quy mô kinh doanh ở mức ổn định
3.2 Sự ảnh hưởng nhân tố mối trường quản trị nhân lực đến thương lượng trong quan hệ lao động của Công ty Cổ phần Maxgroup
a. Mục tiêu thương lượng
Công ty Cổ phần Maxgroup tiến hành các cuộc thương lượng có nội dungchủ yếu xoay quanh các vấn đề về : quy trình giải quyết tranh chấp lao động,lương, thưởng, lương làm thêm giờ, thời gian làm việc, nghỉ ngơi, chính sáchcông ty, trợ cấp, phúc lợi, điều kiện làm việc, ký kết hợp đồng lao động với nhânviên mới, gia hạn hợp đồng lao động đối với nhân viên có hợp đồng sắp hoặc đãđến hạn, chấm dứt hợp đồng lao động với nhân viên,
Thực tế đã có trường hợp, nhân viên thuộc Max Communitity muốn linhđộng về thời gian làm việc, không muốn làm việc theo ca hành chính hay có thểthay đổi địa điểm làm việc nhưng phía công ty không đồng ý do thay đổi dẫnđến khó kiểm soát nhân viên làm việc cũng như không bám sát được tiến độhoàn thành công việc của nhân viên Hoặc khối Max Digital thường xuyên phải
ra ngoài gặp khách hàng và không làm chủ được thời gian về chấm công tạicông ty nhưng công ty lại muốn toàn bộ nhân viên thực hiện chấm công để cóthể quản lý giờ giấc làm việc, có bằng chứng chứng thực và thực hiện tự độnghóa việc tính công đi làm cho nhân viên
Mục tiêu thương lượng của các bên là không giống nhau, bên nào cũng có
lý lẽ riêng, cũng muốn gia tăng lợi ích của cá nhân và giảm đi lợi ích của phíađối tác, điều này không dễ dàng được phía đối tác chấp thuận nếu không nhậnđược một lợi ích khác đánh đổi Việc thực hiện thương lượng là cần thiết để đưa
Trang 28ra phương án tốt nhất, tránh xảy ra xung đột.
b. Thời điểm tiến hành thương lượng
Công ty cổ phần Maxgroup thực hiện tổ chức các cuộc thương lượng định
kỳ và thương lượng đột xuất
Thương lượng đột xuất thường là các cuộc thương lượng cá nhân được tiếnhành khi ký kết hợp đồng lao động (tức là thời điểm thiết lập mối quan hệ laođộng cá nhân), gia hạn hợp đồng lao động hay chấm dứt hợp đồng lao động (tức
là thời điểm chấm dứt mối quan hệ lao động) Các cuộc thương lượng được tiếnhành khi Ban giám đốc hoặc nhân viên có yêu cầu Các trường hợp nhân viênhoặc ban Giám muốn chấm dứt hợp đồng lao động, ký kết gia hạn hợp đồng hay
có những yêu cầu thay đổi về điều kiện làm việc để phù hợp với công việc hơnthì sẽ thông tin yêu cầu một cuộc thương lượng để hai bên chủ thể sẽ sắp xếpthời gian cùng tham gia
Các cuộc thương lượng định kỳ thường lao động tập thể được tổ chức định
kỳ giữa Ban giám đốc công ty với các trưởng bộ phận và giữa các trưởng bộphận quản lý trực tiếp với nhân viên dưới quyền quản lý Bộ phận nhân sự công
ty sẽ hỗ trợ thực hiện lên kế hoạch, sắp xếp các cuộc thương lượng định kỳ saocho thời gian phù hợp với các bên tham gia mà không ảnh hưởng tới thời gianthực hiện công việc của cả hai Thông thường, thương lượng giữa ban giám đốc
và các trưởng bộ phận sẽ tổ chức định kỳ 6 tháng/ lần, thương lượng giữa cáctrưởng bộ phận với nhân viên dưới quyền quản lý được cũng diễn ra 6 tháng/lần Thời gian tổ chức được bố trí sao cho thực hiện thương lượng giữa nhânviên và trưởng bộ phận quản lý được diễn ra trước sau đó mới tới thương lượnggiữa ban giám đốc và các trưởng bộ phận Điều này để đảm bảo rằng các thôngtin nội dung mà ban giám đốc được tiếp nhận sẽ đầy đủ, có của các trưởng bộphận và có cả của các nhân viên mà các trưởng bộ phận đã nắm bắt được thôngtin sàng lọc Từ đó Ban giám đốc có thể xử lý các thông tin, các yêu cầu cầnthiết để tiến hành thương lượng và đạt tới kết quả mà các bên có thể hài lòng
c. Năng lực của chủ thể tham gia thương lượng
Các bên tham gia thương lượng là người lao động và người sử dụng laođộng cũng tức là nhân viên công ty và Ban giám đốc công ty Tùy vào tính chất
và nội dung của cuộc thương lượng, các chủ thể tham gia thương lượng sẽkhông giống nhau Đối với các cuộc thương lượng định kỳ, chủ thể tham gia sẽ
là ban giám đốc và các trưởng bộ phận hoặc các trưởng bộ phận và nhân viênquản lý dưới quyền Còn đối với các cuộc thương lượng đột xuất Thường trongquá trình thương lượng không có sự tham dự của bên thứ ba nào
Trang 29hành thương lượng và kết thúc thương lượng Với sự hỗ trợ từ bộ phận phápchế, NSDLĐ luôn được luôn được bổ sung các thông tin về luật pháp Nhà nước
từ đó nắm rõ được quyền và nghĩa vụ của bản thân Thêm vào đó là có nhiềukinh nghiệm tham gia các cuộc thương lượng, NSDLĐ được rèn luyện nhuầnnhuyễn các kỹ năng cần thiết, có thể tự tin đưa mình về thế chủ động trong cáccuộc thương lượng với NLĐ Các kỹ năng thu thập và phân loại thông tin, đề ramục tiêu và sắp xếp thứ tự ưu tiên các mục tiêu, kỹ năng lắng nghe, trình bày lậpluận hỏi đáp,… được NSDLĐ sử dụng một cách nhuần nhuyễn
NLĐ thì ngược lại, không có nhiều kinh nghiệm cũng như không có sự đàotạo bài bản về các kỹ năng cần thiết và các kiến thức pháp luật liên quan NLĐ
dễ dàng bị rơi vào thế bị động trong các cuộc thương lượng Hạn chế về kiếnthức và kỹ năng trước đối tác khiến NLĐ dễ bị xao động và thường nhượng bộvới các mục tiêu, yêu cầu phía đối tác đưa ra mà không đưa ra các mục tiêu, yêusách của bản thân
d. Vị thế của các chủ thể tham gia thương lượng
Sự khác biệt về vị thế của các chủ thể lao động, ở đây là Ban giám đốccông ty và nhân viên cũng dẫn đến tình trạng khó khăn trong việc thực hiệncông tác thương lượng Nhân viên thường “e ngại” Ban giám đốc và thấy khókhăn trong việc đưa ra ý kiến, các yêu cầu của bản thân, trong khi Ban giám đốclại có “tự tin” đưa ra những yêu cầu về lao động cho nhân viên ngay khi thấycần thiết Mối quan hệ lao động vì thế mà đi vào bế tắc và nhân viên thường lựachọn biện pháp là nghỉ việc, tức là chấm dứt mối quan hệ lao động với công ty.Trong khi cả hai phía chủ thể đều có thể bình đẳng cùng thương lượng, đưa
ra những yêu sách của bản thân, trao đổi và đi đến những thỏa thuận mang lại lợiích giữa hai bên thì chính người lao động lại lựa chọn “né tránh” khi không đủ
sự tự tin hay có thể vì chưa hiểu biết rõ ràng về tính chất của thương lượng laođộng và về quyền lợi của bản thân trong khuôn khổ được pháp luật và các chínhsách của Nhà nước bảo đảm
Trong thực tế công ty đã có một số trường hợp nhân viên nghỉ việc tại công
ty vì lý do trên, dù nhận thấy các chính sách công ty đi ra chưa hợp lý hay côngviệc yêu cầu một điều kiện làm việc khác với nội quy lao động của công ty đưa
ra nhưng vì “e dè” mà nhân viên không lên tiếng và lựa chọn cách chấm dứt hợpđồng lao động Có thể ban giám đốc không nắm rõ chi tiết các yêu cầu cầu củatừng công việc mà chỉ có thể đưa ra các chính sách, yêu cầu phù hợp với toànthể nhân viên cũng như để thuận tiện cho việc theo dõi Việc thực hiện khảo sát,thăm dò ý kiến của nhân viên của công ty cũng chỉ mang tính chất hình thức nếunhân viên không thực sự đóng góp ý kiến
Trang 30e. Luật pháp
Pháp luật lao động luôn đảm bảo quyền tự do cao nhất cho NLĐ vàNSDLĐ trong mọi lĩnh vực, ngành nghề, bảo đảm cho NLĐ được bảo vệ vàtham gia vào tiến trình phát triển của kinh tế - xã hội, thúc đẩy hoạt động thươnglượng nhằm xác định các điều kiện làm việc phù hợp theo nguyên tắc của thịtrường và xây dựng quen hệ lao động ổn định và hài hòa Bộ luật Lao động ViệtNam hiện nay đã trải qua 15 năm, được sửa đổi bổ sung 4 lần Sau 4 lần sửa đổi,hiện nay Bộ luật Lao động có hiệu lực thi hành từ ngày 1 tháng 05 năm 2013 với
17 chương và 243 Điều Về cơ bản Bộ luật Lao động 2012 đã đáp ứng được nhucầu của thị trường, đảm bảo quyền làm việc, lợi ích và các quyền của NLĐ đồngthời cũng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NSDLĐ, tạo điều kiện cho mốiquan hệ lao động phát triển ổn định và bền vững
Tuy nhiên thực tế hiện nay do phải tuân thủ theo Bộ luật Lao động, mốiquan hệ lao động giữa NLĐ và NSDLĐ trong công ty khá khó khăn đều chỉnh
để phù hợp với hoàn cảnh, đôi khi việc thỏa thuận lợi ích giữa hai bên chủ thểcòn khó đi tới sự thống nhất, dễ xảy ra mâu thuẫn và tranh chấp
Hiện nay, các cuộc thương lượng tại Công ty Cổ phần Maxgroup vẫn luônđược diễn ra theo đúng thủ tục, quy định của pháp luật được quy định tại Bộ luậtLao động 2012 Dưới những quy định rõ ràng, việc tiến hành tổ chức thươnglượng được diễn ra minh bạch, rõ ràng, đảm bảo quyền và lợi ích của các bêntham gia thương lượng Không có sự giấu diếm hay lợi dụng quyền lợi, vị thế đểđưa ra các “yêu sách” bắt phía đối tác phải chấp nhận
3.3 Kết quả phân tích thực trạng thương lượng tại Công ty Cổ phần Maxgroup
3.3.1 Chuẩn bị thương lượng
Trước khi tiến hành thương lượng một vấn đề nào đó, việc chuẩn bị cácđiều kiện cần thiết là hết sức quan trọng Các chủ thể tham gia cần có sự chuẩn
bị chu đáo những việc như thu thập thông tin, đánh giá bản thân và đối tác, xáclập mục tiêu, xác định hậu quả nếu thương lượng thất bại, lập kế hoạch thươnglượng,…
Theo kết quả điều tra về thực trạng hiểu biết của nhân viên về Pháp luật laođộng, có 40% NLĐ cảm thấy rất cần thiết, 30% NLĐ cảm thấy tương đối cầnthiết, 20% NLĐ cảm thấy không cần thiết lắm và 10% NLĐ không quan tâmđến Pháp luật lao động Dù phần lớn NLĐ có quan tâm đến Pháp luật lao độngnhưng NLĐ cũng bị hạn chế về các cách thức tìm hiểu về luật pháp do khôngđược phổ biến, đào tạo mà hầu như phải tự tìm hiểu hoặc nghe thông tin từ các
Trang 31cho NLĐ những thông tin không chuẩn xác.
Hình 3.2 Tỉ lệ nhân viên quan tâm đến Pháp Luật lao động
Chỉ có 20% NLĐ được công ty phổ biến pháp luật, 10% NLĐ tự tìm đọccác thông tin về pháp luật, còn lại đến 70% NLĐ chỉ được biết đến Pháp luậtthông qua các phương tiện đại chúng, qua các văn bản chưa được chứng thựchay chỉ được nghe truyền miệng từ người khác Do đó nguồn thông tin NLĐđược tiếp cận không được chính thống, không có sự chuẩn xác về thông tin và
có thể chưa được kịp thời cập nhật với các sửa đổi, bổ sung của Nhà nước Vớicách tiếp cận đó, NLĐ không thể nắm bắt được đầy đủ các thông cần thiết vàhiểu rõ nội dung của các thông tin đó để chuẩn bị tham gia thương lượng vớiNSDLĐ
Có rất nhiều các thông tin cần thu thập chuẩn bị cho thương lượng nhưnhững quy định pháp luật về trình tự, thủ tục tiến hành thương lượng; các nộidung đã được thỏa thuận từ những cuộc thương lượng trước đó; các thông tin vềtiền lương, thưởng, các chế độ phúc lợi, điều kiện làm việc của các doanhnghiệp cùng ngành,…đặc biệt là các thông tin về khiếu nại, yêu sách và mốiquan tâm hiện tại của đối tác Việc thu thập những thông tin liên quan chuẩn bịthương lượng của NLĐ thì khó khăn hơn vì nhiều hạn chế về nguồn thông tin và
độ chuẩn xác của thông tin Cũng từ đó mà NLĐ khó có thể xác định điểm mạnhđiểm yếu của đối tác cũng như các mục tiêu mà đối tác là NSDLĐ muốn hướngtới trong cuộc thương lượng
Trong khi NSDLĐ có được sự hỗ trợ về việc thu thập và phân loại cácthông tin liên quan một cách đầy đủ thì trái lại, NLĐ hoàn toàn “lúng túng”trong việc tìm kiến thu thập các thông tin liên quan Các nội dung, biên bản thỏathuận từ các cuộc thương lượng trước, hồ sơ nhân viên,… đều được lưu trữ vàquản lý tại bộ phận nhân sự của công ty, Ban giám đốc có thể lấy thông tin mộtcách nhanh chóng và chuẩn xác
NLĐ bị dẫn dắt trong quá trình thương lượng do NSDLĐ có được sự chuẩn
bị kỹ càng các khâu trước khi tham gia thương lượng Các văn bản nội dung nhưHĐLĐ, bản cam kết,… cũng được NSDLĐ chuẩn bị soạn trước các bản mẫucùng với sự hỗ trợ của bộ phận pháp chế và bộ phận nhân sự Khi đó NLĐ dễdàng nhượng bộ thỏa thuận và ký kết các nội dung theo văn bản đã đượcNSDLĐ chuẩn bị trước đó
Việc lên kế hoạch thương lượng chi tiết thường được NSDLĐ thực hiện sau
đó thông báo đến NLĐ Từ việc lựa chọn địa điểm thương lượng, lựa chọn hìnhthức thương lượng, phong cách sẽ sử dụng trong quá trình thương lượng, NLĐ
sẽ nhận được thông tin về cuộc thương lượng và tham gia theo kế hoạch đã được
Trang 32NSDLĐ sắp xếp.
Hiện nay công ty CP Maxgroup thực hiện ký kết hợp đồng lao động với100% NLĐ, các HĐLĐ, các thỏa thuận và các cam kết đều là sản phẩm củacuộc thương lượng giữa NLĐ và NSDLĐ thực hiện trước khi tiến hành bắt đầumối quan hệ lao động
Điển hình cho một cuộc thương lượng tại công ty là cuộc thương lượng vềđiều kiện làm việc của nhân viên Lê Đăng Tùng của bộ phận Ghiền Bóng Đá vớiBan giám đốc công ty Thông qua bộ phận nhân sự của công ty, ngày 11/01/2019nhân viên Lê Đăng Tùng đã gửi yêu cầu một buổi thương lượng để điều chỉnh
về điều kiện làm việc của mình để phù hợp với công việc Ban giám đốc nhậnđược thông tin và liên hệ trực tiếp lại với anh Lê Đăng Tùng để thống nhất sẽthực hiện buổi thương lượng vào 14h ngày 16/01/2019 tại phòng họp công ty(tầng 4 số nhà 22 đường Xuân La, Phường Xuân La, Quận Tây Hồ, TP Hà Nội).Thống nhất về thời gian và địa điểm thương lượng hai bên thực hiện công tác tựchuẩn bị cho việc tiến hành thương lượng
Các bên tham gia cuộc thương lượng gồm:
- Tổng giám đốc: anh Dương Văn Học
- Quản lý bộ phận Ghiền Bóng Đá: anh Bùi An Giang
- Nhân Viên: anh Lê Đăng Tùng
- Hỗ trợ pháp lý và thư ký: chị Lê Thị Minh Hồng
Các bên tham gia thực hiện tự chuẩn bị thu thập các thông tin cần thiết chocuộc thương lượng
Phía NSDLĐ thu thập thông tin về nhân viên Lê Đăng Tùng: các văn bảnpháp luật có nội dung liên quan, các thông tin hồ sơ cá nhân, các hợp đồng laođộng, thỏa thuận, cam kết mà hai bên cùng thực hiện ký kết trước đó và nội quylao động công ty, thông tin về mục đích thương lượng anh Lê Đăng Tùng đãthực hiện ký kết cùng công ty 2 bản hợp đồng là Hợp đồng thử việc thời hạn 60ngày đã hết hạn và Hợp đồng lao động thời hạn 1 năm đang trong hiệu lực vớichức danh Biên tập viên tin tức; thỏa thuận bảo mật thông tin và cam kết nội quylao động Hiện nay nhân viên này muốn thực hiện thương lượng với yêu cầuđược linh động trong thời gian làm việc mà không làm việc theo ca hành chínhnhư đã ký kết trên HĐLĐ trước đó Cần thực hiện đánh giá khả năng của nhânviên, dự đoán các mục tiêu mà nhân viên và tìm hiểu lý do nhân viên này muốnđiều đó
Phía NLĐ là anh Lê Đăng Tùng thực hiện thu thập các thông tin chuẩn bịcho thương lượng gồm: Các hợp đồng thỏa thuận đã ký kết cùng công ty là hợp
Trang 33quy, các thông tin để chứng minh rằng công việc thuộc chức danh được đảmnhận cần được sự điều chỉnh về thời gian làm việc và các văn bản pháp luật cónội dung liên quan đến cuộc thương lượng.
Chị Lê Thị Minh Hồng thuộc bộ phận pháp chế của Công ty là người cùngtham gia vào cuộc thương lượng, đảm bảo cuộc thương lượng được diễn ra theođúng trình tự của quy định pháp luật và thực hiện ghi chép nội dung cuộcthương lượng để có bằng chứng chứng minh nội dung cuộc thương lượng
3.3.2 Tiến hành thương lượng
Tại công ty CP Maxgroup các cuộc thương lượng định kỳ được tổ chức 6tháng/ lần Các cuộc thương lượng đột xuất thường diễn ra vào các thời điểm kýkết HĐLĐ, gia hạn HĐLĐ, chấm dứt HĐLĐ hay khi một trong hai chủ thể cómong muốn yêu cầu thay đổi, điều chỉnh về điều kiện làm việc, tiền lương,…Bắt đầu tiến hành thương lượng, NSDLĐ sẽ thông báo để thông nhất vớiNLĐ về chương trình, trình tự thương lượng, cách thức thương lượng và thờiđiểm giải lao mà NSDLĐ đã thực hiện lên kế hoạch trước ở giai đoạn chuẩn bị.Các bên thực hiện trình bày các yêu cầu, ý kiến của mình và lắng nghe từ phíađối tác Giai đoạn này thể hiện rõ các kỹ năng giao tiếp, trình bày của các chủthể tham gia thương lượng Có thể dễ dàng nhận thấy rằng NSDLĐ có lợi thếhơn hẳn trong giai đoạn này, được chuẩn bị đầy đủ về các thông tin cần thiết, có
sự hỗ trợ về mặt pháp luật, nắm rõ được mục tiêu của bản thân và có kinhnghiệm dày dặn tham gia qua nhiều cuộc thương lượng Nắm được các yếu tốquan trọng trong quá trình thương lượng, NSDLĐ hoàn toàn có thể làm chủđược thời gian và có sức mạnh quyền uy hơn so với bên đối tác và sẽ dễ dàng cóđược thành công hơn trong cuộc thương lượng
Ngược lại NSDLĐ thì, NLĐ dễ dàng bị đưa vào thế bị động trong quá trìnhthương lượng do không nắm rõ thông tin, các quyền lợi và nghĩa vụ của bảnthân trong thương lượng Phần lớn NLĐ không nắm rõ về các thông tin về Phápluật, về thông tin các văn bản pháp luật hiện hành
Hình 3.3 Mức độ hiểu biết về pháp luật của nhân viên
Theo kết quả điều tra, tại công ty CP Maxgroup, có tới 40% NLĐ hoàntoàn không biết gì về pháp luật, 40% NLĐ chỉ biết một ít, 15% NLĐ biết rõ vàchỉ có 5% NLĐ biết rất rõ Điều này cho thấy mức độ hiểu biết của NLĐ trongcông ty còn rất kém, đây là hạn chế rất lớn trong việc xây dựng một mối quan hệlao động hài hòa và lành mạng tại công ty Chính vì thiếu đi những kiến thức vềpháp luật mà NLĐ chưa thực sự rõ về tầm quan trọng của thương lượng Chỉ có
số ít là hiểu biết về nội dung pháp luât và có tìm hiểu các thông tin nhưng lại là
Trang 34các nhân viên thuộc cấp quản lý và nhân viên có công việc có yêu cầu liên quantrực tiếp đến pháp luật Không nắm rõ về quyền lợi và nghĩa vụ của bản thântrong quá trình thương lượng, tỉ lệ NLĐ tham gia đầy đủ các buổi thương lượngđược tổ chức không được cao, ngoại trừ các cuộc thương lượng cá nhân đượcyêu cầu tham gia bắt buộc, NLĐ thường “né tránh” hoặc tham gia mang tínhhình thức các cuộc thương lượng tập thể Mức độ hài lòng của NLĐ về các cuộcthương lượng cũng chỉ đạt mức trung bình Cũng vì vậy, NLĐ luôn cảm thấy bị
“lép vế” và nhượng bộ với điều kiện mà phía NSDLĐ đưa ra
Nội quy lao động là một nội dung quan trọng, không thể thiếu trong quátrình thương lượng thiết lập mối quan hệ lao động Hiện nay, công ty CPMaxgroup đã có một bản nội quy lao động của công ty được xây dựng căn cứtheo Bộ Luật lao động 2012, Nghị định số 03/2015/NĐ-CP ngày 12/01/2015 quyđịnh chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ Luật Lao Động vàtheo tình hình tổ chức, hoạt động, kinh doanh của công ty Văn bản này đượctrích dẫn nội dung vào HĐLĐ và được phòng Nhân sự và trưởng bộ phận quản
lý trực tiếp phổ biến và gửi văn bản tới NLĐ Tuy nhiên việc phổ biến các thôngbáo và nội quy lao động của công ty đang được thực chưa được đồng nhất vàđầy đủ
Thống kê điều tra cho thấy, chỉ có 60% NLĐ xác nhận được phổ biến nộiquy lao động trước khi bắt đầu đi làm, 25% NLĐ không nhớ rõ đã được phổbiến hay chưa và 15% NLĐ không được phổ biến Hơn nữa việc phổ biến cácthông báo, nội quy lao động còn không được thống nhất, nên không thể xác địnhNLĐ đã nhận được thông tin hay chưa Công ty hiện nay đang thực hiện phổbiến các thông tin, thông báo đến nhân viên qua nhiều cách như gửi văn bản trựctiếp, gửi qua email cá nhân, đăng tải lên trang web và Fanpage của công ty, chia
sẻ trên Group thông tin của công ty và các NLĐ tự truyền miệng các thông tin.Chính vì sử dụng nhiều nguồn để phổ biến thông tin mà không có sự kiểm soátthống nhất làm cho việc truyền tải thông tin nội bộ gặp nhiều hạn chế Khôngthể kiểm soát việc NLĐ đã nhận hay chưa nhận được thông tin, các thông tinđược phổ biến đã được xác thực về độ chính xác và cập nhật đúng với thời điểmhay chưa, các thông tin được truyền tải đến đúng đối tượng liên quan cần thiếthay chưa,…
Tiếp theo của cuộc thương lượng giữa nhân viên Lê Đăng Tùng và BGĐcông được tiến hành vào lúc 14h ngày 16/01/2019 tại phòng họp công ty
Thành phần tham gia thương lượng gồm:
- Tổng giám đốc: anh Dương Văn Học
Trang 35- Nhân Viên: anh Lê Đăng Tùng
- Hỗ trợ pháp lý và thư ký: chị Lê Thị Minh Hồng
Các bên thực hiện làm quen, tự giới thiệu về bản thân với đối tác thươnglượng, thống nhất về chương trình và vấn đề cần thương lượng Ở đây vấn đềđược đề cập thương lượng là yêu cầu thay đổi điều kiện làm việc cho nhân viên
Lê Đăng Tùng thuộc bộ phận Ghiền Bóng Đá
Giai đoạn nêu vấn đề, anh Lê Đăng Tùng đưa ra vấn đề thương lượng Làmviệc với chức danh là biên tập viên tin tức, anh thường xuyên phải làm việcngoài giờ hành chính để trực tin tức vào buổi đêm muộn tại công ty rồi mới tanlàm nên việc, cùng với đó anh thường xuyên phải làm việc bên ngoài kể cả vàongày cuối tuần để lấy tin một cách đột xuất không có lịch cố định cụ thể nênthực hiện chấm công tại công ty theo giờ hành chính theo thời gian là từ 8h –17h30 từ thứ 2 đến thứ 6 và từ 8h30 – 12h ngày thứ 7 rất khó khăn Việc chấmcông trả lương của bộ phận nhân sự cũng gặp khó khăn với trường hợp của anh
do không nắm rõ thời gian anh thực hiện công việc mà chỉ chấm công trả lươngtheo dữ liệu máy chấm công Anh Lê Đăng Tùng yêu cầu được hủy bỏ việcchấm công tại công ty để có thể linh hoạt trong thời gian làm việc, không bị việcphải đến công ty chấm công làm ảnh hưởng đến thời gian thực hiện công việc Ban giám đốc cũng đưa ra những vấn đề của mình: Khi thực hiện ký kếtHĐLĐ hai bên đã thống nhất thỏa thuận thời gian làm việc của anh Lê ĐăngTùng với chức danh Biên tập viên tin tức của bộ phận Ghiền Bóng Đá là làmviệc theo giờ hành chính là từ 8h – 17h30 từ thứ 2 đến thứ 6 và từ 8h30 – 12hngày thứ 7 Nếu hủy bỏ yêu cầu chấm công cho anh Lê Đăng Tùng thì công tykhông thể theo dõi tiến trình thực hiện công việc và thời gian làm việc của anh Nêu rõ các yêu cầu, lập trường của mình với đối tác kèm theo các thông tinbằng chứng chứng thực sự chuẩn xác của thông tin, hai bên thực hiện thươnglượng để đưa ra một thỏa thuận phù hợp với mục đích của cả hai Trưởng bộphận Ghiền Bóng Đá là anh Bùi An Giang cùng tham gia vào việc thươngthuyết, nêu vấn đề để chứng thực các yêu cầu công việc đối với chức danh củaanh Lê Đăng Tùng đang thực hiện và đề xuất các giải pháp cho các bên cùngthỏa thuận điều chỉnh cho phù hợp với mục tiêu hai bên đề ra
Sau giai đoạn thương thuyết, hai bên đã đi đến thỏa thuận điều chỉnh thờigian làm việc cũng như là yêu cầu về việc chấm công cho anh Lê Đăng Tùng Đại diện bộ phận pháp chế, thực hiện hỗ trợ về mặt pháp lý cho quá trìnhthương lượng, đảm bảo những vấn đề thương lượng đúng quy định pháp luật,bảo đảm về mặt quyền lợi cho cả hai bên
3.3.3 Kết thúc thương lượng
Trang 36Do có được nhiều lợi thế hơn trong quá trình thương lượng, NSDLĐ dễdàng đưa kết quả cuộc thương lượng về dạng thắng – thắng, thắng – thua, haythua – thắng theo mong muốn Nắm rõ về quyền lợi và nghĩa vụ của bản thângiúp NSDLĐ đánh giá bản thân và NLĐ một cách chính xác, từ đó việc xác lậpcác mục tiêu thương lượng phù hợp với thực tế và có thể đi đến kết quả VàNSDLĐ cũng có thể đưa ra quyết định lựa chọn có “nhượng bộ” với các mụctiêu, yêu cầu từ phía NLĐ hay không
Sau khi đi đến sự thống nhất các nội dung thỏa thuận, NLĐ và NSDLĐ sẽthực hiện ký kết thỏa thuận NSDLĐ đã thực hiện văn bản hóa mẫu các nội dungthỏa thuận từ giai đoạn chuẩn bị thương lượng Các văn bản này được xây dựngdựa trên các quy định pháp luật của Nhà nước, tình hình hoạt động kinh doanhcủa công ty và yêu cầu đối với chức danh công việc mà NLĐ sẽ đảm nhiệm saukhi ký kết Bổ sung thêm các nội dung đã thỏa thuận là tiền lương, tiền thưởng,phụ cấp công việc, điều kiện làm việc,… mà đã được thỏa thuận thống nhất,NLĐ và NSDLĐ sẽ thực hiện ký kết HĐLĐ, bắt đầu một mối quan hệ lao động.Việc thực hiện ký kết thỏa thuận bảo mật thông tin và Cam kết nội quy lao độngcũng được diễn ra đồng thời, khi hai bên không có yêu cầu bổ sung hay chỉnhsửa thêm Các văn bản thỏa thuận, cam kết được ký kết thành hai bản, sẽ doNSDLĐ và NLĐ mỗi bên tự lưu trữ một bản
Việc lưu trữ các văn bản, hồ sơ liên quan của buổi thương lượng được NLĐ
và NSDLĐ tự thực hiện lưu trữ trong hồ sơ để thuận tiện cho nhu cầu tra cứusau này Hiện nay, các biên bản ghi chép tiến trình cuộc thương lượng đã hoànthành, các văn bản thỏa thuận giữa NLĐ và NSDLĐ, báo cáo về thương lượngcủa công ty CP Maxgroup được bộ phận nhân sự của công ty lưu trữ Phía NLĐchỉ lưu trữ các văn bản đã thỏa thuận với NSDLĐ đã có chữ ký của cả hai bên Kết thúc cuộc thương lượng giữa nhân viên Lê Đăng Tùng và Ban giámđốc công ty Hai bên đã đi đến thống nhất về việc điều chỉnh thời gian làm việccủa nhân viên Lê Đăng Tùng như sau:
− Thực hiện chấm công tại công ty theo ca làm 9h30 – 17h30 các ngày từ thứ 2đến thứ 6 trong tuần;
− Các ngày thứ 7 không cần đến công ty làm việc mà được làm việc online tại địađiểm tùy ý;
− Khi làm việc ngoài giờ và làm việc bên ngoài phải gửi email thông báo báotrước ít nhất 12 tiếng về xin phép Giám đốc, quản lý trực tiếp và nhân sự Trongtrường hợp khẩn cấp phải gửi lại email, SMS hoặc các thông tin liên quan Tất
cả các trường hợp email trên phải được quản lý trực tiếp hoặc BGĐ xác nhận lại
Trang 37máy chấm công;
− Các nội dung thỏa thuận trên bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/02/2019
Các nội dung được thống nhất thỏa thuận trên được chị Lê Thị Minh Hồngđại diện bộ phận pháp chế thực hiện văn bản hóa, thể hiện rõ ràng, chính xác kếthợp với các nội dung của pháp luật lao động Ghi chép hồ sơ của cuộc thươnglượng được chị Lê Thị Minh Hồng ghi chép lại và các bên tham gia thươnglượng thực hiện ký tên xác nhận nội dung của bản ghi chép đó, để làm chứng cứchứng minh kết quả của cuộc thương lượng và có thể dùng để thông tin phục vụcho các cuộc thương lượng tiếp theo Đại diện BGĐ anh Dương Văn Học và anh
Lê Đăng Tùng thực hiện ký kết bản thỏa thuận với nội dung điều chỉnh lại thờigian làm việc cho nhân viên Lê Đăng Tùng của bộ phận Ghiền Bóng Đá Bảnthỏa thuận được ký thành 2 bản, mỗi bên được lưu trữ một bản
Kết thúc thương lượng, bộ phận nhân sự của công ty nhận được thông tin
từ Ban giám đốc để thực hiện điều chỉnh theo thời gian bắt đầu hiệu lực của bảnthỏa thuận để chấm công và trả lương cho nhân viên Lê Đăng Tùng
Các hồ sơ liên quan của cuộc thương lượng trên gồm: Biên bản thươnglượng, Thỏa thuận điều chỉnh thời gian làm việc của nhân viên Lê Đăng Tùng,Báo cáo thương lượng Các hồ sơ trên đều có chữ ký xác thực của các bên liênquan tham gia vào cuộc thương lượng Và các hồ sơ được thực hiện lưu trữ bảncứng tại tủ hồ sơ công ty và bản mềm tại kho lưu trữ trực tuyến của công ty đểtránh thất lạc hồ sơ
Kết quả của cuộc thương lượng đạt đến là thắng – thắng, khi mà cả hai bênchủ thể tham gia thương lượng cùng đạt được một số mục tiêu trên cơ sở mụctiêu đã đặt ra ban đầu Cuộc thương lượng diễn ra trong bầu không khí “thoảimái”, hai bên thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau, cùng dung hòa lợi ích để đi đến sựthống nhất chung
Hình 3.4 mức độ hài lòng của nhân viên về thương lượng
Đánh giá mức độ hài lòng của nhân viên về công tác thực hiện thươnglượng hiện nay tại công ty cho thấy rằng, có 10% NLĐ chưa hài lòng về việcthương lượng với NSDLĐ, còn lại phần lớn NLĐ hiện đã đạt hài lòng đối vớicông tác này
Kết thúc các cuộc thương lượng các nội dung thỏa thuận đều được văn bảnhóa, thể hiện rõ ràng, chính xác các nội dung đã tiến hành thương lượng và cógiá trị pháp lý khi cả hai bên chủ thể cùng tham gia ký kết Dưới đây là một sốcác văn bản đã soạn thảo thành mẫu để sử dụng tham khảo trong thương lượngcủa Công ty CP Maxgroup, có thể xem chi tiết các nội dung của các văn bản trêntại phụ lục
Trang 39- Khả năng và nhu cầu của các Bên;
Hôm nay, ngày tháng năm tại trụ sở Công ty Cổ phầnMaxgroup, địa chỉ: tầng 4, số 22 đường Xuân La, phường Xuân La, quậnTây Hồ, Hà Nội – Chúng tôi gồm có:
Trụ sở chính : Tầng 4, số 22 đường Xuân La, phường Xuân La, quận
Tây Hồ, Hà NộiNgười đại diện : Ông DƯƠNG VĂN HỌC Chức danh: Giám đốc
Địa chỉ thường trú: : Tổ 41, phường Mai Động, quận Hoàng Mai, Hà NộiĐiện thoại: : 024.6260.4029
Bên B (Ông/Bà) :
CMND số : Cấp ngày: Tại: Địa chỉ thường trú :
Số điện thoại :
Hai Bên thỏa thuận ký kết Hợp đồng lao động (sau đây gọi là “Hợp đồng”)
và cam kết làm đúng những điều khoản sau đây:
Điều 1: THỜI HẠN VÀ CÔNG VIỆC HỢP ĐỒNG
THỎA THUẬN BẢO MẬT THÔNG TIN
• Căn cứ Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 được Quốc hội thông qua ngày 14/06/2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành;
• Căn cứ Bộ luật Lao động số 10/2012/QH13 được Quốc hội thông qua ngày 18 tháng 6 năm 2012 và các văn bản hướng dẫn thi hành (“Bộ luật Lao động”);
• Căn cứ Luật Sở hữu Trí tuệ số 50/2005/QH11 được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành;
• Căn cứ khả năng và yêu cầu của các Bên;
Hôm nay, ngày tháng năm , chúng tôi gồm:
Trụ sở chính : Tầng 4, số 22 đường Xuân La, phường Xuân La, quận
Tây Hồ, Hà NộiNgười đại diện : Ông DƯƠNG VĂN HỌC Chức danh: Giám đốc
Vì vậy hai bên đồng ý với biên bản thỏa thuận này về việc bên B không tiết
lộ các thông tin bảo mật với mục đích liên hệ tới các dự án đề xuất đầu tư, các