1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TÍNH GIÁ TRỊ và độ TIN cậy của bộ CÔNG cụ đo LƯỜNG CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG NGƯỜI CAO TUỔI tại một số xã THUỘC 3 HUYỆN TỈNH hà NAM năm 2018

65 267 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 65
Dung lượng 667,2 KB

Nội dung

Trong bộ công cụ OPQOL – 35 gồm 1 câu đánh chung về CLCS và 8 nhân tố bao phủ các chiều cạnhkhác nhau của CLCS, với những người tham gia được yêu cầu cho biết mức độ họ đồng ý với mỗi tu

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành khóa luận này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ về mọi mặt của các thầy

cô giáo, gia đình và bạn bè

Qua đây, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban giám hiệu và các thầy cô giáotrường Đại học Y Hà Nội đặc biệt là các thầy cô trong Viện đào tạo Y học dự phòng và

Y tế công cộng đã tận tình truyền đạt kiến thức cho chúng tôi trong suốt thời gianchúng tôi học tập tại trường, đồng thời tạo mọi điều kiện thuận lợi trong quá trình tôithực hiện khóa luận

Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:

PGS.TS Đào Thị Minh An, người đã định hướng, chỉ dẫn tận tình và cung cấp các

kiến thức cho tôi trong suốt quá trình làm khóa luận

Tập thể các Thầy/Cô trong bộ môn Dịch tễ học, Viện đào tạo Y học dự phòng và Y

tế công cộng đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu để tôi có thểhoàn thành khóa luận này

Cuối cùng xin chân thành cảm ơn tới các bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi trong quá

trình học tập và hoàn thành khóa luận, đặc biệt xin bày tỏ lòng biết ơn tới Bố Mẹ, anh chị em và gia đình, nơi luôn động viên cho tôi thêm sức mạnh trong quá trình học tập

và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này

Hà Nội, ngày 27 tháng 5 năm 2019

Sinh viên

Trang 3

Phạm Thị Kiều Loan

LỜI CAM ĐOAN

Kính gửi:

Phòng Quản lý Đào tạo đại học trường Đại học Y Hà Nội;

Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng;

Phòng Phòng Đào tạo, Quản lý khoa học và Hành chính quản trị Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng;

Bộ môn Dịch tễ -Viện đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng, Trường Đại học Y Hà Nội;

Hội đồng chấm khóa luận tốt nghiệp.

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học được thực hiện dưới sựhướng dẫn của PGS.TS Đào Thị Minh An Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong

đề tài này là trung thực, chính xác và chưa từng được công bố

Nếu phát hiện có bất kì sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm

Hà Nội, ngày 27 tháng 5 năm 2019

Người viết cam đoan

Phạm Thị Kiều Loan

Trang 4

Mục lục Lời cảm ơn

Danh mục các chữ viết tắt

Danh mục bảng

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

1.1 Tổng quan về người cao tuổi và chất lượng cuộc sống……… 3

1.1.1 Khái niệm người cao tuổi 3

1.1.2 Khái niệm chất lượng cuộc sống và các khía cạnh của chất lượng cuộc sống người cao tuổi 3

1.2 Các thang đo chất lượng cuộc sống người cao tuổi và bộ công cụ OPQOL-35… 4

1.2.1 Các thang đo chất lượng cuộc sống người cao tuổi 4

1.2.2 Bộ công cụ OPQOL - 35 5

1.3 Các bước đánh giá tính giá trị và độ tin cậy công cụ đo lường……… 6

1.3.1 Quá trình dịch bộ câu hỏi 6

1.3.2 Đánh giá tính giá trị và độ tin cậy của bộ công cụ đo lường 8

1.3.2.1 Độ tin cậy của bộ công cụ đo lường 8

1.3.2.2 Tính giá trị của bộ công cụ đo lường 9

1.4 Các nghiên cứu đánh giá tính giá trị và độ tin cậy của bộ công cụ đo lường chất lượng cuộc sống người cao tuổi OPQOL - 35 tại Việt Nam và thế giới………16

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18

Trang 5

2.1 Địa điểm, thời gian nghiên cứu……… 18

2.2 Đối tượng nghiên cứu……… 18

2.3 Phương pháp nghiên cứu……… 18

2.3.1 Thiết kế nghiên cứu 18

2.3.2 Cỡ mẫu và chọn mẫu 18

2.3.3 Công cụ và kỹ thuật thu thập số liệu 19

2.3.4 Phân tích và xử lý số liệu 20

2.3.5 Biến số nghiên cứu 21

2.3.6 Sai số và cách khắc phục: 24

2.3.7 Đạo đức nghiên cứu 24

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 26

3.1 Đặc điểm chung đối tượng nghiên cứu……… 26

3.2 Kết quả đánh giá tính giá trị và độ tin cậy của bộ công cụ đo lường chất lượng cuộc sống người cao tuổi OPQOL - 35……… 28

3.2.1 Kiểm định độ tin cậy bộ công cụ ban đầu 28

3.2.2 Kiểm định tính giá trị của bộ công cụ OPQOL - 35 29

3.2.2.1 Xác định cấu trúc nhân tố của bộ công cụ bằng phân tích nhân tố khám phá EFA 29

3.2.2.2 Kiểm định tính giá trị của mô hình đo lường bằng phân tích nhân tố khẳng định CFA 32

3.2.3 Kiểm định độ tin cậy cho mô hình đo lường cuối cùng sau phân tích nhân tố……… 35

CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 37

Trang 6

4.1 Đặc điểm đối tượng nghiên cứu……… 37

4.2 Đánh giá độ tin cậy của bộ công cụ OPQOL – 35……… 37

4.3 Đánh giá tính giá trị của bộ công cụ OPQOL -35……… 38

KẾT LUẬN 45

KHUYẾN NGHỊ 46 TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 7

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

AVE : Average Variance Extracted

CASP-19 : Older People’s Quality of Life QuestionnaireCFA : Confirmatory Factor Analysis

CFI : Comparative Fit Index

CLCS : Chất lượng cuộc sống

CR : Composite reliability

EFA : Exploratory Factor Analysis

GFI : Goodness of fit index

NCT : Người cao tuổi

OPQOL-35 : Older People quality of Life -35

PAF : Principal Axis Analysis

PCA : Principal Component Analysis

X2/df : Chi square/ Degrees of Freedom

RMSEA : Root Mean Square Error of Approximation

WHOQOL-OLD : World Health Organization Quality of Life – OLD

Trang 8

DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ, HÌNH.

Bảng 1.1 Các tiêu chí đánh giá tính giá trị về mặt cấu trúc 16

Bảng 3.2 Kết quả kiểm định Cronbach’s alpha cho bộ công cụ ban đầu 28Bảng 3.3 Cấu trúc các nhân tố của bộ công cụ từ phân tích nhân tố EFA 31Bảng 3.4 Giá trị trung bình phương sai trích và độ tin cậy tổng hợp của các

nhân tố

34

Bảng 3.5 Ma trận tương quan giữa các nhân tố và trung bình phương sai trích 35Bảng 3.6 Hệ số cronbach alpha của bộ công cụ sửa đổi 36Bảng 4.1 Tổng hợp kết quả các biến bị loại sau kiểm định Cronbach’s và

phân tích nhân tố EFA và CFA

42

Sơ đồ 1.2 Các bước thực hiện phân tích nhân tố khám phá EFA 10Hình 1.1 Sự khác nhau về tổng phương sai giữa hai phương pháp trích nhân

Tại Việt Nam, theo báo cáo của Tổng cục Thống kê (12/2016), cả nước có10.144.400 NCT, chiếm 10,94% dân số, NCT nữ chiếm 50,65%; 6.636.000 NCT sống

Trang 9

ở khu vực nông thôn (chiếm 65,7%) [2].Theo dự báo của các chuyên gia dân số thì tỷ

lệ NCT ở nước ta tiếp tục tăng qua các năm: Đến năm 2020 tỷ lệ NCT sẽ đạt 12,4%dân số, năm 2030 là 15,8%, năm 2040 là 20,8% và đến năm 2050 thì tỷ lệ NCT sẽ gấp

3 lần hiện nay [3] Số lượng NCT tăng cao đặt ra nhiều thách thức cho xã hội đặc biệt

là công tác chăm sóc sức khỏe cho NCT Do đó, việc nghiên cứu về CLCS của NCTcàng trở nên có ý nghĩa trong việc cung cấp thông tin, bằng chứng cho việc xây dựngcũng như đánh giá các chương trình can thiệp nhằm nâng cao CLCS cũng như chấtlượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe NCT trong tương lai

CLCS là một khái niệm phức tạp và đa chiều bao gồm các chiều cạnh khách quan vàchủ quan của cá nhân, các mặt tiêu cực và tích cực [4], [5] Do đó sử dụng một bộ công

cụ thích hợp để đo lường CLCS của NCT là cần thiết cho các nghiên cứu về CLCSNCT Ngoài ra, các nghiên cứu về CLCS của NCT cần sử dụng bộ công cụ phù hợpvới đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội đặc trưng của địa bàn nghiên cứu nhưng cũng cốgắng hướng tới đảm bảo sự so sánh về CLCS của NCT trên một số chiều cạnh quantrọng ở những nền văn hóa khác nhau Các bộ công cụ cần đảm bảo tính giá trị và độtin cậy để tránh hiện tượng thông tin thu thập có thể bị thiên lệch, không tin cậy, khôngphù hợp với đặc điểm của đối tượng cũng như bối cảnh nghiên cứu Hiện nay, trên thếgiới đã phát triển các công cụ để đo lường CLCS cho người cao tuổi như: WHOQOL-OLD[6], CASP–19 [7], EQOLI [8], [9], OPQOL [10] Trong số đó bộ công cụ đolường CLCS NCT OPQOL - 35 được đánh giá không chỉ sử dụng tốt ở những ngườikhỏe mạnh mà còn có thể được sử dụng ở những người bị chứng mất trí nhẹ hoặc trungbình [11] Hơn nữa sự phát triển của nó dựa trên quan điểm của NCT, được tích hợpvới lý thuyết [10] Công cụ này đã được dịch sang nhiều ngôn ngữ khác nhau và đãđược sử dụng ở một số quốc gia, bao gồm Anh [10], Ý [11] ,Trung Quốc [12]

Hà Nam là một tỉnh ở phía bắc Việt Nam thuộc đồng bằng sông hồng, với dân số811,126 người, 80% dân số sống ở khu vực nông thôn và 20% sống ở khu vực đô thị

Trang 10

Số NCT toàn tỉnh là 123,398 người (chiếm 13%) [13] Từ tháng 6/2018 bộ môn dịch tễtrường đại học Y Hà Nội tiến hành điều tra thực địa ở 3 huyện Bình Lục, Duy Tiên,Kim Bảng tỉnh Hà Nam với nội dung nghiên cứu về các bệnh không lây và CLCSNCT Bộ môn lần đầu tiên sử dụng bộ công cụ OPQOL-35 để đo lường CLCS củaNCT với mong muốn sẽ dùng bộ công cụ này cho các vòng điều tra ở các năm tiếptheo để tạo nên bộ số liệu theo dõi dọc nhiều năm bằng các lần điều tra cắt ngang Tuynhiên có 2 câu hỏi đặt ra là: (1) Bộ công cụ OPQOL-35 có phải là bộ công cụ đo lườngđược thông tin về CLCS của NCT mà nghiên cứu muốn đo lường? Hay nó có tính giátrị không?; (2) Các đối tượng điều tra viên là sinh viên của các năm học khác nhau khi

sử dụng bộ công cụ có đo lường được cùng kết qủa đầu ra? Hay bộ công cụ có độ tincậy không? Xuất phát từ thực tế đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Tính giátrị và độ tin cậy của bộ công cụ đo lường chất lượng cuộc sống người cao tuổi tại một

số xã thuộc 3 huyện tỉnh Hà Nam năm 2018” với 2 mục tiêu:

1 Đánh giá tính giá trị của bộ công cụ đo lường chất lượng cuộc sống người cao tuổiOPQOL -35 tại một số xã thuộc 3 huyện tỉnh Hà Nam năm 2018

2 Đánh giá độ tin cậy của bộ công cụ đo lường chất lượng cuộc sống người cao tuổiOPQOL – 35 tại một số xã thuộc 3 huyện tỉnh Hà Nam năm 2018

CHƯƠNG 1:

TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Tổng quan về người cao tuổi và chất lượng cuộc sống.

1.1.1 Khái niệm người cao tuổi.

Người cao tuổi là khái niệm chỉ một người ở độ tuổi xác định được coi là già, sứckhỏe yếu và do đó ít có khả năng lao động Khái niệm này được khuyến cáo sử dụngthay cho thuật ngữ “người già” nhằm tránh sự kỳ thị bởi trong thực tế có những NCT

Trang 11

vẫn có đủ sức khỏe thể chất và tinh thần, tham gia hoạt động kinh tế đóng góp cho xãhội [14]

Ở hầu hết các nước phát triển, từ 65 tuổi trở lên được coi là NCT Tuy nhiên vớinhiều nước đang phát triển thì mốc tuổi này không phù hợp Hiện tại chưa có một tiêuchuẩn thống nhất cho các quốc gia, tuy nhiên Liên Hợp Quốc chấp nhận mốc để xácđịnh dân số già là từ 60 tuổi trở lên trong đó phân ra làm ba nhóm: người có tuổi(60-69tuổi), người già (70-79 tuổi) và người già sống lâu (từ 80 tuổi trở lên) [15]

Trong khóa luận này, chúng tôi đã sử dụng sắc lệnh của NCT, do Chủ tịch Quốc hộiban hành ngày 28 tháng 4 năm 2000, NCT là công dân của nước Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam từ 60 tuổi trở lên [16]

1.1.2 Khái niệm chất lượng cuộc sống và các khía cạnh của chất lượng cuộc sống người cao tuổi.

Theo Đơn vị nghiên cứu CLCS của Tổ chức Y tế thế giới thì CLCS là “nhận thức củamột cá nhân về vị trí của họ trong cuộc sống trong bối cảnh văn hóa và hệ thống giá trị

mà họ sống và liên quan đến mục tiêu, kỳ vọng, tiêu chuẩn và mối quan tâm của họ”[17] Thuật ngữ “CLCS” là một khái niệm đa chiều [4],[5] Vì vậy việc phân tích cácchỉ số đo lường CLCS được nhiều ngành, nhiều lĩnh vực nghiên cứu với các tiêu chíkhác nhau

Trong lĩnh vực xã hội học lão khoa, định nghĩa của George và Bearons về CLCSđược coi là khái niệm phổ biến nhất Theo các tác giả này, CLCS bao gồm bốn chiềucạnh chính, trong đó hai chiều cạnh đầu tiên phản ánh đánh giá khách quan và hai chiều

cạnh sau phản ánh đánh giá chủ quan của cá nhân gồm: hoạt động của các chức năng cơ thể và sức khỏe tổng quát, tình trạng kinh tế xã hội, hài lòng với cuộc sống, lòng tự trọng.

Mặc dù các tác giả này không chứng minh rằng bốn chiều cạnh trên đã đầy đủ trong việcđánh giá CLCS nhưng họ cho rằng đây là 4 chiều cạnh quan trọng của CLCS [18]

Trang 12

Một nghiên cứu đánh giá ở NCT sống ở vùng nông thôn Bangladesh, Jan Nilsson vàcộng sự dựa trên sự tổng hợp các công cụ đo lường CLCS có sẵn trên thế giới tổng quátsáu chiều cạnh của CLCS NCT bao gồm:

- Thể chất: chủ yếu xoay quanh các hoạt động hàng ngày của NCT như khả năng dichuyển và các chức năng khác như nghe, nhìn, nói, vệ sinh, mặc quần áo, ăn uống, vv

- Tâm lý: đây là một chiều cạnh chủ quan, chủ yếu tập trung vào đánh giá cá nhân vềcác vấn đề liên quan đến sự hài lòng, lòng tự trọng, khả năng làm việc, v.v

- Quan hệ xã hội: bao gồm cả các đánh giá chủ quan và khách quan, chủ yếu xoayquanh quan hệ xã hội của người cao tuổi

- Trạng thái tâm linh: đây là một chiều cạnh chủ quan chủ yếu đề cập đến vấn đề niềmtin cá nhân khi đối mặt với những khó khăn trong cuộc sống

- Hoàn cảnh kinh tế: chủ yếu xoay quanh tình trạng kinh tế của cá nhân, như khó khăn

về tài chính, lo lắng về tiền bạc, sự hài lòng về tài chính, nghề nghiệp, số giờ làm việcmỗi tuần, v.v

- Môi trường sống: liên quan đến các vấn đề an toàn cá nhân, sự hài lòng về điều kiệnnhà ở và tình trạng môi trường tự nhiên xung quanh, chẳng hạn như vị trí của nhà vệsinh, khoảng cách đến nguồn cung cấp nước, vv [17]

1.2 Các thang đo chất lượng cuộc sống người cao tuổi và bộ công cụ OPQOL-35 1.2.1 Các thang đo chất lượng cuộc sống người cao tuổi.

Để đánh giá CLCS của NCT, ba loại công cụ có thể được sử dụng: các công cụ đolường CLCS cho dân số chung; công cụ đo lường CLCS sử dụng NCT nói chung; cáccông cụ để đo lường CLCS của người NCT bị ảnh hưởng bởi các bệnh cụ thể [19] Hiệnnay có rất nhiều bộ công cụ đánh giá CLCS như: Đo lường CLCS Châu Âu (EuroQOL),The Short Form - 36 Health Survey (SF-36) [20], CASP-19 [7], WHOQOL-OLD [6],EQOLI [8], [9], OPQOL [10],… Các bộ công cụ hầu hết đều có thể sử dụng vớiNCT, đề cập đến 3 chiều cạnh cơ bản của CLCS là: sức khỏe thể chất, tinh thần, xãhội Mỗi bộ công cụ có những ưu nhược điểm khác nhau như: về nội dung, một số bộ

Trang 13

công cụ tập trung quá nhiều vào bệnh tật, có bộ công cụ lại thu hẹp phạm vi của kháiniệm CLCS, hoặc có quá nhiều chỉ báo cho một cuộc nghiên cứu mà đối tượng là NCTvới những đặc trưng đặc biệt như hạn chế về khả năng nghe, nhìn, trí nhớ.

1.2.2 Bộ công cụ OPQOL - 35.

Bộ công cụ OPQOL-35 được phát triển bởi Ann Bowling để đo lường CLCS củaNCT và đã được xác nhận các thuộc tính tâm lý trên 3 mẫu dân số NCT ở Anh [10] Bộcông cụ được phát triển dựa trên quan điểm của NCT về những điều làm chất CLCS của

họ tốt hay xấu đi Nó được chứng minh không chỉ có khả năng áp dụng tốt đối với cácđối tượng nhận thức bình thường mà còn có thể áp dụng cho những người mắc chứngmất trí nhớ nhẹ hoặc trung bình trong nghiên cứu đề cập đến mối liên quan của CLCSvới cả tình trạng sức khỏe yếu và tình trạng sống ở những bệnh nhân lão khoa ngoại trútại Ý [11] Bộ công cụ dựa trên giả định rằng CLCS là một khái niệm đa chiều và trongphiên bản gốc cho phép đánh giá CLCS liên quan đến tám chiều cạnh: cuộc sống nóichung (4 câu); sức khỏe (4 câu), các mối quan hệ xã hội (5 câu); độc lập, kiểm soát cuộcsống và tự do (4 câu); gia đình và hàng xóm (4 câu); tâm trạng và cảm giác thoải mái (4câu); hoàn cảnh tài chính (4 câu); các hoạt động giải trí (6 câu) [21] Vấn đề nghiên cứuthường bao gồm nhiều chiều cạnh khác nhau, mỗi chiều cạnh cần được đo lường bởimột tập hợp biến quan sát Mỗi chiều cạnh này được coi là một nhân tố Trong bộ công

cụ OPQOL – 35 gồm 1 câu đánh chung về CLCS và 8 nhân tố bao phủ các chiều cạnhkhác nhau của CLCS, với những người tham gia được yêu cầu cho biết mức độ họ đồng

ý với mỗi tuyên bố bằng cách chọn một trong năm tùy chọn theo thang điểm likert từ 5đến 1 ("rất không đồng ý", "không đồng ý", "không biết", "đồng ý "và" rất đồng ý ").Trong phiên bản gốc theo tác giả Ann Bowling để tính tổng điểm CLCS cần mã hóa lạicác câu mang ý tích cực cho điểm từ 5 đến 1 điểm với câu trả lời từ rất đồng ý đến rấtkhông đồng ý, điểm càng cao cho thấy CLCS càng cao, tổng số điểm nằm trong khoảng

từ 35 (CLCS thấp nhất có thể) đến 175 (CLCS cao nhất có thể) [22] Hệ số Cronbach

Trang 14

alpha của bộ công cụ OPQOL - 35 đạt giá trị từ 0.748 - 0.901 cho tính nhất quán bêntrong ở 3 mẫu dân số [10].

1.3 Các bước chuẩn hóa một công cụ đo lường.

Chuẩn hóa (validation) bộ công cụ về bản chất là đánh giá tính giá trị và độ tin cậy của

bộ công cụ Chuẩn hóa một bộ công cụ đo lường có sẵn nhưng ở ngôn ngữ khác đượcthực hiện thông qua các bước cơ bản được thể hiện trong sơ đồ 1.1 bao gồm: quá trìnhdịch bộ công cụ, đánh giá tính giá trị và độ tin cậy [23]

- Dịch ngược: bản dịch ngược nên được thực hiện bởi ít nhất hai dịch giả độc lập, tốtnhất là dịch sang ngôn ngữ mẹ đẻ của họ (ngôn ngữ gốc) và họ cũng không nên biết vềcác khái niệm mà bộ công cụ đo lường [24]

2.

không

Chẩn hóa bộ công cụ cósẵn?

Có, nhưng ở ngôn ngữ khácXem xét

sơ bộ

Trang 15

Sơ đồ 1.1 Các bước chuẩn hóa bộ công cụ.

- Ý kiến chuyên gia: Thành viên của ủy ban chuyên gia nên bao gồm các chuyên giahiểu biết vấn đề nghiên cứu, một nhà phương pháp học, cả dịch giả dịch bộ công cụ, vànếu có thể, các nhà phát triển của công cụ ban đầu Ủy ban chuyên gia sẽ cần xem xéttất cả các bản dịch và xác định xem phiên bản dịch và bản gốc có đạt được sự tươngđương về ngữ nghĩa và khái niệm hay không [23]

Độ tin cậy

Độ tin cậy nhất quán bên trong

Độ tin cậy kiểm định lại

Độ tin cậy lẫn nhau

Tính giá trị

 Giá trị nội dung

 Giá trị cấu trúc

 Các loại giá trị khác

3.Ủy ban chuyên gia

Chuẩn hóa

(validation)

Đánh giá tiếp theo

Trang 16

- Thử nghiệm sơ bộ: bản dịch xuôi sau khi được điều chỉnh nên được thử nghiệm trên

cỡ mẫu nhỏ (khoảng 30 đến 50 đối tượng nghiên cứu) để đảm bảo rằng các mục đượcdịch vẫn giữ nguyên ý nghĩa như các mục ban đầu và không có sự nhầm lẫn nào liênquan đến bộ công cụ được dịch Việc này cũng để đánh giá mức độ hiểu của đối tượngnghiên cứu và sau đó điều chỉnh bộ công cụ dựa trên phản hồi của người tham gia [23]

1.3.2 Đánh giá tính giá trị và độ tin cậy của bộ công cụ đo lường.

1.3.2.1 Độ tin cậy của bộ công cụ đo lường.

Độ tin cậy là mức độ mà bộ công cụ hay thang đo được xem xét là nhất quán và ổnđịnhvề kết quả đo lường [26] Hay nói cách khác, độ tin cậy là mức độ mà phép đotránh được sai số ngẫu nhiên Một đo lường có giá trị cao thì phải có độ tin cậy caohay độ tin cậy là điều kiện cần (nhưng chưa đủ) để cho một đo lường có giá trị [27].Tất cả các bộ công cụ được xây dựng đo lường các biến tổ hợp, đặc biệt là về lĩnh vựckhoa học xã hội và hành vi, cần phải được đánh giá về độ tin cậy nhằm đảm bảo điểm

đo lường của thang đo không phụ thuộc vào sai số đo lường Ba chỉ số về độ tin cậycủa thang đo thường được sử dụng là độ tin cậy lẫn nhau (inter- rater reliability), độ tincậy nhất quán bên trong (internal consistency) và độ tin cậy kiểm định lại (test-retestreliability) [23],[28] Trong nghiên cứu này, do hạn chế về nguồn lực nên chúng tôimới chỉ đánh giá được sự nhất quán bên trong của công cụ đo lường

Độ tin cậy nhất quán bên trong chỉ mức độ liên quan chặt chẽ giữa các câu hỏi

(biến) trong cùng một chiều cạnh(nhân tố) nghiên cứu Một trong các cách đo lường

sự nhất quán bên trong được sử dụng nhiều nhất là phương pháp kiểm định Cronbachalpha[29],[30] Sử dụng phương pháp kiểm định Cronbach’s Alpha trước khi phân tíchnhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis ) để loại các biến không phù hợp

vì các biến này có thể tạo ra các nhân tố giả khi phân tích EFA [27] Điều kiện khichạy Cronbach’s alpha gồm:

Trang 17

- Hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item – Total Correlation) ≥ 0,3 cho thấy

biến có tương quan chặt chẽ với các biến khác trong nhân tố [31] Những biến có hệ

số tương quan biến-tổng < 0,3 nên được loại đi để tăng độ tin cậy

- Hệ số α của Cronbach cho biết mức độ chặt chẽ mà các biến trong cùng một nhân tố

tương quan với nhau [32] Mức giá trị hệ số Cronbach’s Alpha: Từ 0,8 đến gần bằng 1:thang đo lường rất tốt; từ 0,7 đến gần bằng 0,8: thang đo lường tốt; từ 0,6 trở lên:thang đo chấp nhận được về mặt tin cậy [32],[33],[34]

1.3.2.2 Tính giá trị của bộ công cụ đo lường.

Đánh giá tính giá trị của một công cụ nhằm đảm bảo công cụ đó đo lường đúngđược cái cần đo [29] Có nhiều loại tính giá trị khác nhau [23], trong nghiên cứu này,việc đánh giá tính giá trị của bộ công cụ đo lường CLCS NCT sẽ xoay quanh tính cógiá trị về cấu trúc (construct validity) Giá trị về mặt cấu trúc (construct validity) làmức độ tập hợp các biến đo lường thực sự đại diện cho nhân tố tiềm ẩn mà các biến đóđược thiết kế để đo lường [29] Hiệu lực hội tụ và hiệu lực phân biệt là hai khía cạnh

cơ bản của tính giá trị về mặt cấu trúc [35] Hiệu lực hội tụ là mức độ một tập hợp cácbiến đại diện cho một chiều cạnh trong thực tế hội tụ với nhau trong cùng một nhân tố.Hiệu lực phân biệt là mức độ mà một nhân tố thực sự khác biệt với các nhân tố khác

về mặt khái niệm [29],[36]

Để kiểm định tính giá trị về mặt cấu trúc bộ công cụ phương pháp phân tích nhân tốđược sử dụng [35] Phân tích nhân tố là một kỹ thuật thống kê giúp cấu trúc các biếntheo các nhóm nhân tố có mối liên quan với nhau và độc lập với các nhóm nhân tốkhác [29],[35] Phân tích nhân tố thường hướng đến việc đơn giản hóa một tập hợp cácbiến phức tạp ban đầu thành một tập các biến nhỏ hơn dưới dạng các nhân tố Ngoài ra

nó còn được sử dụng để phát triển và đánh giá tính có giá trị về cấu trúc của công cụ

đo lường khi xây dựng công cụ đo lường Có 2 loại phân tích nhân tố thường được sửdụng trong đánh giá thang đo: (1) phân tích nhân tố khám phá EFA(Exploratory Factor

Trang 18

Analysis) được sử dụng trong trường hợp mối quan hệ giữa các biến quan sát và cácnhân tố là không rõ ràng hay không chắc chắn Phân tích nhân tố khám phá rất hữudụng trong bước thực nghiệm ban đầu hay mở rộng kiểm định (2) Phân tích nhân tốkhẳng định (CFA-confirmatory factor analysis) dùng để đánh giá giả thuyết thống kêcác nhân tố được xây dựng có phù hợp với số liệu của nghiên cứu hay không Như vậyCFA là bước tiếp theo của EFA nhằm kiểm định xem có một mô hình có trước làmnền tảng cho một tập hợp quan sát không [29] Do cấu trúc bộ công cụ đo lường chấtlượng cuộc sống NCT OPQOL - 35 chưa rõ ràng, tác giả trong một nghiên cứu báocáo 8 nhân tố, một nghiên cứu khác báo cáo 9 nhân tố [10],[37] nên để xác định cấutrúc các nhân tố trong phiên bản Việt việc thực hiện phân tích nhân tố khám phá là cầnthiết sau đó tiến hành phân tích nhân tố khẳng định để đánh giá mức độ phù hợp của

mô hình [36]

Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis).

Phân tích nhân tố khám phá EFA được thực hiện theo 5 bước sau [38]:

Sơ đồ 1.2 Các bước thực hiện phân tích nhân tố khám phá EFA.

Bước 1: Kiểm tra dữ liệu có phù hợp để phân tích nhân tố khám phá EFA

- Mức độ quan hệ giữa các biến đo lường:

Bước 1 Kiểm tra dữ liệu có phù hợp để phân tích nhân tố không?

Bước 2 Xác định phương pháp trích các nhân tốBước 3 Xác định tiêu chí rút trích các nhân tố

Bước 4 Lựa chọn phương pháp xoay nhân tố

Bước 5 Giải thích các nhân tố

Trang 19

Phân tích EFA dựa trên cơ sở mối quan hệ giữa các biến đo lường, do đó trước khiquyết định sử dụng EFA cần phải xem xét mối quan hệ giữa các biến đo lường này Có

2 tiêu chí đánh giá mối quan hệ giữa các biến thường được sử dụng như sau:

+ Kiểm định Bartlett (Bartlett’s test of sphericity) dùng để xem xét các biến quansát trong nhân tố có tương quan với nhau hay không Kiểm định Bartlett có ý nghĩathống kê (sig Bartlett’s Test < 0,05), chứng tỏ các biến quan sát có tương quan vớinhau trong nhân tố, phân tích nhân tố là thích hợp [27],[29]

+ Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin measure of sampling adequacy) là chỉ số dùng

để so sánh độ lớn của hệ số tương quan giữa 2 biến quan sát với độ lớn của hệ sốtương quan từng phần của chúng [27] Để sử dụng phân tích nhân tố EFA, hệ số KMOphải ≥ 0,5(0,5 ≤ KMO ≤ 1) [27],[29]

- Kích thước mẫu.

Để sử dụng phân tích EFA cần kích thước mẫu lớn Theo Hair kích thước mẫu tốithiểu phải là 50, tốt hơn là 100 và tỷ lệ số quan sát/số biến đo lường là 5:1, nghĩa là 1biến đo lường cần tối thiểu 5 quan sát, tốt nhất là 10:1 trở lên [29]

Bước 2: Xác định phương pháp trích các nhân tố.

Hai phương pháp trích nhân tố được sử dụng nhiều nhất là PCA (PrincipalComponent Analysis) và PAF (Principal Axis Analysis)[38] Để chọn giữa hai phươngpháp trích nhân tố, trước tiên cần phải có một số hiểu biết về phương sai của một biến.Tổng phương sai của một biến bất kỳ bao gồm 3 thành phần [27], [29]:

- Phương sai chung (common variance): là phương sai của một biến được chia sẻ

với tất cả các biến khác trong phân tích Phương sai này được tính bằng tổng bìnhphương hệ số tải của một biến trên các nhân tố

- Phương sai riêng (Specific variance): là phương sai chỉ liên quan đến một biến

cụ thể Phương sai này không thể được giải thích bằng các mối tương quan với cácbiến khác

Trang 20

- Phương sai sai số (Error variance): cũng là phương sai không thể giải thích

bằng tương quan với các biến khác nhưng đó là do không đáng tin cậy trong quá trìnhthu thập dữ liệu, lỗi đo lường

Sự khác nhau về tổng phương sai giữa hai phương pháp trích PCA và PAF đượcthể hiện ở hình 1.1 dưới đây:

a.Phương pháp PAF b Phương pháp PCA

Hình 1.1 Sự khác nhau về tổng phương sai giữa hai phương pháp trích nhân tố PCA và PAF

Phương pháp trích PCA thường được sử dụng khi mục đích chính là giảm dữ liệu,muốn trích được nhiều phương sai từ các biến đo lường với số lượng thành phần nhỏnhất và nhà nghiên cứu đã có kiến thức trước cho thấy rằng phương sai riêng vàphương sai sai số chiếm tỷ lệ tương đối nhỏ trong tổng phương sai Còn phương phápPAF thường được sử dụng để xác định cấu trúc tiềm ẩn trong các biến ban đầu và nhànghiên cứu có ít kiến thức về lượng phương sai riêng và phương sai sai số và do đómong muốn loại bỏ phương sai này, phương pháp PAF phản ánh cấu trúc dữ liệu chínhxác hơn PCA [27],[29] Do đó trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng phương pháptrích nhân tố PAF để trích các nhân tố

Bước 3: Xác định tiêu chí rút trích các nhân tố.

Để xác định số lượng các nhân tố được rút trích có thể dựa vào một số tiêu chísau [27],[29],[32], [38]:

Tổng phương sai = 1 Tổng phương sai = 1

Trang 21

- Giá trị riêng (Eigenvalue): đại diện cho tổng phương sai được giải thích bởi mỗi

nhân tố, đây là một tiêu chí sử dụng phổ biến để xác định số lượng nhân tố được trích.Giá trị riêng eigenvalue được tính bằng tổng bình phương hệ số tải của các biến trênmỗi nhân tố Với tiêu chí này, chỉ có những nhân tố nào có trị số riêng ≥ 1 mới đượcgiữ lại trong mô hình phân tích

- Tổng phần trăm phương sai trích (%): là sự tích lũy của phương sai, cho biết

các nhân tố được rút trích giải thích được bao nhiêu phần biến thiên của dữ liệu Tronglĩnh vực xã hội học các nhà nghiên cứu thường lấy giá trị tổng phương sai trích ≥ 50%

để xác định số lượng nhân tố được trích

Bước 4: Lựa chọn phương pháp xoay nhân tố.

Khi xoay các nhân tố chúng ta muốn mỗi biến chỉ tương quan với vài nhân tố nếu

có thể chỉ với một nhân tố mà thôi và mỗi nhân tố có các hệ số tải cao chỉ cho một sốbiến Có 2 phương pháp xoay nhân tố [27], [29]:

- Phương pháp xoay trực giao: là phương pháp xoay nhân tố trong đó vẫn giữ

nguyên góc ban đầu giữa các nhân tố, sử dụng khi giả thuyết cho rằng các nhân tốkhông có tương quan với nhau và phép xoay Varimax thường sử dụng Đây là phươngpháp ưa thích khi mục tiêu của nghiên cứu là giảm số lượng biến

- Phương pháp xoay xiên: là phương pháp xoay nhân tố mà không giữ nguyên

góc ban đầu giữa các nhân tố, sử dụng khi giả thuyết cho rằng các nhân tố có tươngquan với nhau và phép xoay Promax thường được sử dụng Phương pháp này sử dụngphù hợp nhất khi mục tiêu là đạt được cấu trúc có ý nghĩa về mặt lý thuyết vì trên thực

tế rất ít bộ công cụ mà có các nhân tố không có tương quan với nhau [29] Do đó trongnghiên cứu này chúng tôi sử dụng phương pháp xoay nhân tố là phép xoay Promax.Trong ma trận xoay nhân tố có các hệ số tải nhân tố Hệ số tải nhân tố (FactorLoading) biểu thị mối quan hệ tương quan giữa biến quan sát với nhân tố Hệ số tảinhân tố càng cao tương quan giữa biến quan sát đó với nhân tố càng lớn [32] Hệ số tải

Trang 22

nhân tố: từ 0,3 đến 0,4 được xem là đạt mức tối thiểu để giải thích nhân tố, ≥ 0,5 đượcxem là có ý nghĩa thực tiễn [29] Khi đánh giá bộ công cụ mới sử dụng, các nhà nghiêncứu thường chọn các biến có giá trị hệ số tải nhân tố ít nhất là 0,3 để hình thành nêncác nhân tố của bộ công cụ [39] Trong nghiên cứu này chúng tôi lấy giá trị hệ số tảinhân tố là 0,3 làm một trong những tiêu chuẩn hình thành nhân tố Ngoài ra khác biệt

hệ số tải nhân tố của một biến quan sát giữa các nhân tố phải ≥ 0,3 để đảm bảo hiệu lựcphân biệt [40]và biến đó sẽ được xếp vào nhân tố có hệ số tải cao hơn Do đó, trong

ma trận nhân tố sau khi xoay, một biến quan sát tải lên ở cả 2 nhân tố mà giá trị chênhlệch hệ số tải dưới 0,3 thì biến đó bị loại

Bước 5: Giải thích các nhân tố.

Việc giải thích các nhân tố được thực hiện dựa trên cơ sở nhận ra các biến có hệ số tải nhân tố lớn ở cùng một nhân tố Một nhân tố cần có ít nhất từ 2 biến trở lên để nhân tố đó

có ý nghĩa [41].Tên của nhân tố có thể được đặt theo các biến có hệ số tải lớn với bản thân

nó hoặc tên phù hợp với nội dung của các biến tải vào nhân tố đó [32], [38]

Phân tích nhân tố khẳng định CFA.

Trong phân tích nhân tố khẳng định CFA mô hình đo lường được biểu thị bằng

sơ đồ đường dẫn Các nhân tố được biểu diễn bằng các hình elip, các biến quan sáttương ứng với mỗi nhân tố được biểu diễn bằng hình chữ nhật và các số hạng sai số ei(biểu thị sai số của các biến đo lường) được biểu diễn bằng hình tròn Mũi tên 2 đầugiữa các nhân tố biểu thị mối quan hệ tương quan giữa các nhân tố Mũi tên một đầu từcác nhân tố đến các biến thể hiện các đường hồi quy biểu thị mối liên kết giữa cácnhân tố với các biến tương ứng của chúng và hệ số tải nhân tố được biểu diễn trênđường này Mũi tên từ các số hạng sai số đến các biến biểu thị sai số đo lường của mỗibiến quan sát Phương pháp ước lượng tối đa Maximum Likelihood thường được sửdụng để ước lượng các tham số trong mô hình đo Các tiêu chí đánh giá tính giá trị về

Trang 23

mặt cấu trúc được thể hiện ở bảng 1.1 Để đánh giá mức độ phù hợp của mô hình đolường các chỉ số thường được sử dụng bao gồm: X2/df (chi square/df), chỉ số phù hợp

so sánh CFI (comparative fit index), chỉ số phù hợp GFI (goodness of fit index), trungbình bình phương sai số RMSEA (root mean square error of approximation)[29]:

- Giá trị X2/df: nhỏ hơn 3 thể hiện sự phù hợp của mô hình tốt, nhỏ hơn 5 sự phù hợpcủa mô hình có thể chấp nhận được [4]

- GFI so sánh mô hình giả định so với khi không có mô hình, có giá trị từ 0 đến 1 với

giá trị càng gần 1 thể hiện mô hình giả định càng phù hợp với dữ liệu nghiên cứu CFIlượng giá chất lượng phù hợp của mô hình [29] Với 2 giá trị CFI và GFI >= 0,9 chothấy mô hình phù hợp với dữ liệu [42]

- RMSEA tính đến sai số gần đúng trong quần thể, với giá trị nhỏ hơn 0,05 thể hiện

mô hình phù hợp tốt, từ 0,06 đến 0,08 chứng tỏ mô hình là chấp nhận được [43]

Hiệu lực phân biệt được đánh giá thông qua việc so sánh giá trị trung bình phươngsai trích AVE (Average Variance Extracted) của hai nhân tố bất kỳ với bình phươngtương quan ước tính giữa hai nhân tố đó Giá trị AVE là trung bình phương sai của cácbiến trong một nhân tố, nó được tính bằng tổng bình phương hệ số tải của các biếnchia cho số lượng biến của một nhân tố (AVE = ∑λλ2/n, trong đó λ là hệ số tải nhân tố,

n là số lượng biến của mỗi nhân tố) Để đảm bảo hiệu lực phân biệt giá trị AVE củahai nhân tố bất kỳ phải lớn hơn bình phương tương quan giữa hai nhân tố đó [29]

Để đảm bảo hiệu lực hội tụ cần đảm bảo một số tiêu chí sau:

- Hệ số tải nhân tố của các biến phải ≥ 0,5, các biến có hệ số tải nhân tố < 0,5 sẽ

được loại đi [29]

- Độ tin cậy tổng hợp CR (composite reliability): là thước đo độ tin cậy và tính nhất

quán bên trong của các biến đo lường đại diện cho một cấu trúc tiềm ẩn (CR =(∑λλ)2/[(∑λλ)2 + (∑λ1-λ2)], trong đó λ là hệ số tải nhân tố) Để đạt được độ tin cậy củanhân tố, một giá trị CR ≥ 0,6 là bắt buộc [29]

Trang 24

- Giá trị AVE ≥ 0,5 [29], nếu giá trị AVE < 0,5 nhưng độ tin cậy tổng hợp CR ≥ 0,6

hiệu lực hội tụ vẫn được chấp nhận [44]

Bảng 1.1 Các tiêu chí đánh giá tính giá trị về mặt cấu trúc.

Bowling (2009) đã thực hiện nghiên cứu trên 3 mẫu dân số NCT tại Anh chothấy bộ công cụ OPQOL – 35 có mức độ tin cậy và giá trị tốt Độ tin cậy nhất quánbên trong của toàn thang đo được đánh giá bằng hệ số Cronbach’s alpha với giá trị lầnlượt là 0,748; 0,876; 0,901 Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích thành phầnchính PCA để kiểm tra cấu trúc nhân tố và báo cáo sự hiện diện của 9 nhân tố giải

Trang 25

thích 60,58% biến thiên của thang đo; trong đó có một yếu tố giải thích tỷ lệ lớn nhất(24,052%) sự biến thiên Bowling cho rằng cần thiết tiến hành phân tích nhân tố khẳngđịnh để đánh giá cấu trúc bộ công cụ [10] Một nghiên cứu khác thực hiện trên 618người cao tuổi sống một mình ở Trung Quốc cũng sử dụng phương pháp trích nhân tốPCA Nghiên cứu báo cáo rằng cấu trúc cộ công cụ tương tự như phiên bản gốc nhưngcũng có sự khác biệt về các biến quan sát ở mỗi nhân tố, 8 nhân tố được báo cáo gắnnhãn 'hoạt động giải trí và xã hội', 'sức khỏe tâm lý', 'sức khỏe và sự bất ổn', 'tài chínhhoàn cảnh ',' mối quan hệ xã hội ',' nhà và khu phố ',' văn hóa / tôn giáo 'và' an toàn ',tám nhân tố giải thích tới 63,7% sự biến thiên và độ tin cậy của thang đo cũng ở mứccao ( cronbach’s alpha 0,9) [12] Kết quả phân tích nhân tố bộ OPQOL-35 phiên bảnIran cũng có cấu trúc tám yếu tố phù hợp với kết quả được thực hiện bởi Bowling vàChen [4] Phiên bản tiếng Séc của bộ công cụ OPQOL – 35 báo cáo 7 nhân tố giảithích 62,3% phương sai [19] Cả hai phiên Iran và Séc đều tiến hành phân tích nhân tốkhám phá và phân tích nhân tố khẳng định cho thấy mô hình nhân tố cuối cùng phùhợp với dữ liệu rất tốt [4],[19] Từ đó có thể thấy rằng cấu trúc của bộ công cụOPQOL – 35 khi sử dụng ở các nước khác nhau có thay đổi so với bản gốc, do đó khi

sử dụng bộ công cụ OPQOL – 35 với ngôn ngữ khác việc tiến hành phân tích nhân tốkhám phá EFA để khám phá cấu trúc bộ công cụ và phân tích nhân tố khẳng định CFA

để xác nhận cấu trúc của nó là cần thiết

CHƯƠNG 2:

Trang 26

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Địa điểm, thời gian nghiên cứu

Nghiên cứu này được tiến hành trong giai đoạn từ tháng 6 năm 2018 đến tháng 4năm 2019 tại các xã An Lão, An Mỹ (huyện Bình Lục), xã Nhật Tân, Đồng Hóa(huyện Duy Tiên), xã Yên Bắc, Bạch Thượng (huyện Kim Bảng), tỉnh Hà Nam

2.2 Đối tượng nghiên cứu.

- Quần thể đích: NCT sống ở vùng nông thôn miền Bắc Việt Nam.

- Quần thể nghiên cứu: Người cao tuổi sống tại các xã An Lão, An Mỹ (huyện Bình

Lục), xã Nhật Tân, Đồng Hóa (huyện Duy Tiên), xã Yên Bắc, Bạch Thượng (huyệnKim Bảng), tỉnh Hà Nam

2.3 Phương pháp nghiên cứu.

2.3.1 Thiết kế nghiên cứu.

Nghiên cứu mô tả cắt ngang

2.3.2 Cỡ mẫu và chọn mẫu.

- Cỡ mẫu: Cỡ mẫu ước tính cho mỗi xã áp dụng công thức tính cỡ mẫu cho 1 tỷ lệ:

Trang 27

Trong đó: Z1-α/2 = 1,96 tương ứng với α =0,05; p = 0,5 là tỷ lệ ước tính hài lòng vớicuộc sống nói chung của NCT [46]; d = 0,1 là độ chính xác chấp nhận được Kết quả làkhoảng 100 NCT cho mỗi xã Ngoài ra để dự phòng trường hợp NCT có thể từ chốikhông tham gia phỏng vấn hoặc không đủ điều kiện tham gia (sức khỏe quá yếu) cỡmẫu được tăng thêm 30% (30 NCT cho mỗi xã) Tổng mẫu nghiên cứu là 780 NCT.

- Chọn mẫu:

Phương pháp chọn mẫu nhiều giai đoạn được áp dụng theo các bước sau:

+ Chọn chủ đích 3 huyện: Duy Tiên, Kim Bảng, Bình Lục

+ Mỗi huyện chọn ngẫu nhiên 2 xã và chọn được xã An Lão, An Mỹ (huyện BìnhLục), xã Nhật Tân, Đồng Hóa (huyện Duy Tiên) và xã Yên Bắc, Bạch Thượng (huyệnKim Bảng), tỉnh Hà Nam

+ Tại mỗi xã lập danh sách các hộ gia đình có NCT

+ Chọn ngẫu nhiên hộ gia đình đầu tiên, tiếp theo lấy hộ gia đình gần nhất hộ gia đình đầutiên, tại mỗi hộ phỏng vấn tất cả NCT đủ tiêu chuẩn, cứ như vậy cho đến khi đủ cỡ mẫu

2.3.3 Công cụ và kỹ thuật thu thập số liệu.

- Kỹ thuật thu thập số liệu.

Thông tin được thu thập bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp NCT đủ điều kiện bằng

bộ câu hỏi phát triển sẵn bởi các điều tra viên là sinh viên năm thứ ba - trường đạihọc Y Hà Nội ( năm học 2017-2018) đã được tập huấn bộ công cụ thu thập số liệu trong chương trình môn học thực tế cộng đồng 1 và thực hiện thu thập số liệu tại địa điểm nghiên cứu.

- Công cụ

Bộ câu hỏi gồm 2 phần:

Phần 1: Thông tin chung của NCT về đặc điểm nhân khẩu học

Trang 28

Phần 2: CLCS của NCT được đánh giá bằng bộ công cụ OPQOL -35 Bộ công cụ đượcdịch xuôi và dịch ngược bởi hai giảng viên bộ môn Dịch tễ trường đại học Y Hà Nội.

Bộ công cụ OPQOL-35 bao gồm 1 câu đánh giá chung về CLCS và 35 câu hỏi đượcchia thành các chiều cạnh sau đây của CLCS: cuộc sống nói chung (4 câu); sức khỏe (4câu), các mối quan hệ xã hội (5 câu); độc lập, kiểm soát cuộc sống và tự do (4 câu); giađình và hàng xóm (4 câu); tâm trạng và cảm giác thoải mái (4 câu); hoàn cảnh tài chính(4 câu); các hoạt động giải trí (6 câu) 35 câu hỏi người tham gia được yêu cầu cho biếtmức độ đồng ý với mỗi câu hỏi bằng cách chọn một trong năm tùy chọn theo thangđiểm likert (5-1) : "rất không đồng ý", "không đồng ý", "không biết”,"đồng ý" và "rấtđồng ý "

- Đánh giá tính giá trị và độ tin cậy của thang đo:

+ Để đánh giá độ tin cậy nhất quán bên trong, kiểm định Cronbach’s alpha đượcthực hiện Hệ số tương quan biến tổng ≥ 0,3: biến có tương quan chặt chẽ với các biếnkhác trong nhân tố Loại biến có hệ số tương quan biến tổng < 0,3 Hệ số Cronbach’salpha ≥ 0,6: nhân tố đảm bảo độ tin cậy [31], [32], [33], [34]

+ Đánh giá tính giá trị về mặt cấu trúc: Để xác định cấu trúc thang đo, phân tíchnhân tố khám phá EFA được thực hiện với điều kiện hệ số KMO ≥ 0,5 và kiểm địnhBarlett có ý nghĩa thống kê (sig < 0,05)[27],[29] Phân tích nhân tố khám phá sử dụngphương pháp rút trích nhân tố chính PAF[27],[29]với cách chọn số lượng nhân tố cuốicùng dựa vào các tiêu chí: giá trị riêng (eigenvalue ≥ 1), phần trăm phương sai tích lũy(≥ 50%)[27],[29],[32],[38] Phương pháp xoay nhân tố được lựa chọn là phương phápxoay xiên Promax [29] Mô hình cuối cùng trong phân tích nhân tố khám phá EFA

Trang 29

được chọn sau khi loại bỏ những biến quan sát có hệ số tải nhân tố nhỏ hơn 0,3 và cóchênh lệch hệ số tải nhân tố trên hai nhân tố nhỏ hơn 0,3 [39],[40] Sau đó phân tíchnhân tố khẳng định CFA được thực hiện nhằm đánh giá liệu mô hình từ phân tích nhân

tố khám phá EFA có phù hợp với dữ liệu nghiên cứu không bằng các chỉ số phù hợp

mô hình: X2/df (<3: tốt, <5: chấp nhận được); CFI, GFI ≥ 0,9; RMSEA ( < 0,06: môhình rất phù hợp, từ 0,06-0,08: mô hình chấp nhận được)[4],[42],[43] Hiệu lực hội tụđánh giá qua: hệ số tải nhân tố ≥ 0,5, trung bình phương sai trích AVE ≥ 0,5, độ tin cậytổng hợp CR ≥ 0,6 (nếu giá trị AVE < 0,5 nhưng độ tin cậy tổng hợp CR ≥ 0,6 hiệu lựchội tụ vẫn được chấp) [44] Hiệu lực phân biệt đạt được khi giá trị AVE của hai nhân tốbất kỳ lớn hơn bình phương tương quan giữa hai nhân tố đó[29]

2.3.5 Biến số nghiên cứu.

Bảng 2.1 Các biến số nghiên nghiên cứu.

rạc Khoảng thời gian từ khi sinh đến thời

điểm nghiên cứu

rạc

Tổng thu nhập từ cácnguồn trong 1 năm

Biến nhị phân

Hiện tại có hoặc

Trang 30

Thang đo likert 5 mức độ

Chọn một trong nămlựa chọn: 1: rất tốt;

2: tốt; 3: bình thường; 4: không tốt;

Chọn một trong nămlựa chọn: (1): rấtđồng ý; 2: đồng ý; 3:

không biết; 4: khôngđồng ý; 5: rất khôngđồng ý

B1.1Lúc nào cũng cảm thấy

Cuộc sống khiến tôi

Trang 31

Lương hưu/thu nhậpcủa tôi hạn chế so với

Tôi kiểm soát đượcphần lớn các việc quantrọng trong cuộc đời

B6.1

Tôi cảm thấy tôi maymắn hơn so với rấtnhiều người

điện, tiền nước, điệnthoại, …)

B7.1

Tôi có đủ tiền để trảcho việc sữa chữa trong

nhà hoặc hỗ trợ nhữngngười trong nhà khi cần

B7.2Tôi có đủ khả năng mua

Trang 32

Tôi không đủ tiền đểtrang trải những sở

B8.3

Tôi bị hạn chế trongviệc tham gia các hoạtđộng do có trách nhiệmvới người khác

B8.4

Tôn giáo, niềm tin hoặctriết lý sống là quantrọng với cuộc sống của

tôi

B8.5

Văn hóa / tôn giáo sựkiện / lễ hội rất quantrọng trong cuộc sống

của tôi

B8.6

2.3.6 Sai số và cách khắc phục:

- Sai số ngẫu nhiên: áp dụng kỹ thuật chọn mẫu đúng, phù hợp.

- Sai số hệ thống: sai số thu thập thông tin (do đối tượng hiểu nhầm câu hỏi), sai số

trong làm sạch, nhập liệu và xử lý số liệu:

+ Giải thích đầy đủ thông tin cho đối tượng trước khi phỏng vấn, tạo lòng tin vớiđối tượng được phỏng vấn

+ Tập huấn điều tra viên về cách thức tiếp cận và phỏng vấn bằng bộ câu hỏi cósẵn

2.3.7 Hạn chế của nghiên cứu

Nghiên cứu có một số điểm hạn chế sau đây:

Ngày đăng: 29/09/2019, 15:51

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
12. Chen Y., Hicks A., và While A.E. (2014). Validity and reliability of the modified Chinese version of the Older People’s Quality of Life Questionnaire (OPQOL) in older people living alone in China. Int J Older People Nurs, 9(4), 306–316 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Int J Older People Nurs
Tác giả: Chen Y., Hicks A., và While A.E
Năm: 2014
17. Nilsson J., Parker M.G., và Kabir Z.N. (2004). Assessing Health-Related Quality of Life among Older People in Rural Bangladesh. J Transcult Nurs, 15(4), 298–307 Sách, tạp chí
Tiêu đề: J Transcult Nurs
Tác giả: Nilsson J., Parker M.G., và Kabir Z.N
Năm: 2004
18. Farquhar M. (1995). Elderly people’s definitions of quality of life. Soc Sci Med, 41(10), 1439–1446 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Soc Sci Med
Tác giả: Farquhar M
Năm: 1995
20. Hickey A., Barker M., McGee H. và cộng sự. (2005). Measuring health-related quality of life in older patient populations. PharmacoEconomics, 23(10), 971–993 Sách, tạp chí
Tiêu đề: PharmacoEconomics
Tác giả: Hickey A., Barker M., McGee H. và cộng sự
Năm: 2005
23. Tsang S., Royse C.F., và Terkawi A.S. (2017). Guidelines for developing, translating, and validating a questionnaire in perioperative and pain medicine.Saudi J Anaesth, 11(1), 80–89 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Saudi J Anaesth
Tác giả: Tsang S., Royse C.F., và Terkawi A.S
Năm: 2017
24. Guillemin F., Bombardier C., và Beaton D. (1993). Cross-cultural adaptation of health-related quality of life measures: Literature review and proposed guidelines. J Clin Epidemiol, 46(12), 1417–1432 Sách, tạp chí
Tiêu đề: J Clin Epidemiol
Tác giả: Guillemin F., Bombardier C., và Beaton D
Năm: 1993
25. Beaton D, Bombardier C, Guillemin F, Ferraz M (2007). Recommendations for the Cross-Cultural Adaptation of the DASH &amp; Quick DASH Outcome Measures Contributors to this Document, Institute for Work and Health, Toronto Sách, tạp chí
Tiêu đề: Recommendations forthe Cross-Cultural Adaptation of the DASH & Quick DASH Outcome MeasuresContributors to this Document
Tác giả: Beaton D, Bombardier C, Guillemin F, Ferraz M
Năm: 2007
26. Parasuraman A.P., Berry L., và Zeithaml V. (1991). Refinement and reassessment of the SERVQUAL scale. Journal of Retailing, 67(4), 420-450 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Journal of Retailing
Tác giả: Parasuraman A.P., Berry L., và Zeithaml V
Năm: 1991
27. Nguyễn Đình Thọ (2013), Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh, Nhà xuất bản tài chính, Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh
Tác giả: Nguyễn Đình Thọ
Nhà XB: Nhà xuất bản tài chính
Năm: 2013
28. Peter E., Baiju R.M., Varghese N.O. và cộng sự. (2017). How to develop and validate a questionnaire for orthodontic research. Eur J Dent, 11(3), 411–416 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Eur J Dent
Tác giả: Peter E., Baiju R.M., Varghese N.O. và cộng sự
Năm: 2017
31. Guinalíu M., Flavián C., và Cristobal E. (2007). Perceived e‐service quality (PeSQ): Measurement validation and effects on consumer satisfaction and web site loyalty. Manag Serv Qual Int J, 17(3), 317–340 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Manag Serv Qual Int J
Tác giả: Guinalíu M., Flavián C., và Cristobal E
Năm: 2007
32. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS Tập 2, Nhà xuất bản Hồng Đức, Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích dữ liệu nghiên cứuvới SPSS Tập 2
Tác giả: Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc
Nhà XB: Nhà xuất bản Hồng Đức
Năm: 2008
33. Sanchez J. (2006). Hand book of Univariate and Multivariate Data Analysis and Interpretation with SPSS, Boca Raton: CRC Press, Florida Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hand book of Univariate and Multivariate Data Analysisand Interpretation with SPSS
Tác giả: Sanchez J
Năm: 2006
34. Pallant J. (2003), SPSS survival manual: a step-by-step guide to data analysis using SPSS for Windows, 10ed, Open Univ. Press, Buckingham Sách, tạp chí
Tiêu đề: SPSS survival manual: a step-by-step guide to data analysisusing SPSS for Windows, 10ed
Tác giả: Pallant J
Năm: 2003
35. Krabbe P.F.M. (2017). Chapter 7- Validity. The Measurement of Health and Health Status, Academic Press, San Diego, 113–134 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Measurement of Health andHealth Status
Tác giả: Krabbe P.F.M
Năm: 2017
36. Ladhari R. (2010). Developing e-service quality scales: A literature review. J Retail Consum Serv, 17(6), 464–477 Sách, tạp chí
Tiêu đề: JRetail Consum Serv
Tác giả: Ladhari R
Năm: 2010
37. Bowling A. và Stenner P. (2011). Which measure of quality of life performs best in older age? A comparison of the OPQOL, CASP-19 and WHOQOL-OLD. J Epidemiol Community Health, 65(3), 273–280 Sách, tạp chí
Tiêu đề: JEpidemiol Community Health
Tác giả: Bowling A. và Stenner P
Năm: 2011
38. Williams B., Onsman A., và Brown T. (2010). Exploratory factor analysis: A five-step guide for novices. Australas J Paramed, 8(3) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Australas J Paramed
Tác giả: Williams B., Onsman A., và Brown T
Năm: 2010
39. Pett M.A. và cộng sự (2003), Making Sense of Factor Analysis: The Use of Factor Analysis for Instrument Development in Health Care Research, SAGE Publications, California Sách, tạp chí
Tiêu đề: Making Sense of Factor Analysis: The Use ofFactor Analysis for Instrument Development in Health Care Research
Tác giả: Pett M.A. và cộng sự
Năm: 2003
40. Jabnoun N. và Hassan Al‐Tamimi H.A. (2003). Measuring perceived service quality at UAE commercial banks. Int J Qual Reliab Manag, 20(4), 458–472 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Int J Qual Reliab Manag
Tác giả: Jabnoun N. và Hassan Al‐Tamimi H.A
Năm: 2003

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w