Nhận thức rõ công tác giải phóng mặt bằng tạo quỹ đất sạch để triển khai thực hiện các chương trình, dự án phát triển kinh tế xã hội theo đúng tiến độ là bài toán khó, phức tạp và nhạy cảm, liên quan đến chế độ, chính sách, quyền lợi của người dân có đất bị thu hồi, ảnh hưởng đến tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. vì vậy, Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Ban chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở tỉnh đã tích cực lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở trong giải phóng mặt bằng nói riêng và trên các lĩnh vực của đời sống xã hội nói chung nhằm tạo sự đồng thuận cao trong nhân dân. Với sự tập trung chỉ đạo của cả hệ thống chính trị, việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở trong giải phóng mặt bằng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đạt được những kết quả tốt.
Trang 1I Mở đầu
Đất nước ta đang bước vào một giai đoạn phát triển với những thành tựu kinh tế xã hội mới Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế đã
và đang đặt ra cho Việt Nam những thời cơ, thách thức và nhiệm vụ mới hết sức nặng nề Những thành tựu phát triển kinh tế xã hội trong thời gian qua rất to lớn
và đáng tự hào Song, đối với Việt Nam, mục tiêu quan trọng hàng đầu là trở thành một nước công nghiệp Để thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước cần phải thực hiện những dự án kinh tế lớn, trọng điểm, gắn liền với các dự
án kinh tế là công tác giải phóng mặt bằng, đền bù, tái định cư
Trong suốt quá trình lãnh đạo Cách mạng, Đảng ta luôn coi trọng tư tưởng
“lấy dân làm gốc” và có nhiều thành công trong việc phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân trong sự nghiệp giải phóng dân tộc cũng như trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay “Không thể có một CNXH thắng lợi mà lại không thực hiện dân chủ hoàn toàn”
Trong điều kiện hiện nay, khi Đảng và nhà nước đang phát động phong trào thi đua cả nước chung tay xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và phấn đấu sớm đưa nước ta trở thành nước công nghiệp phát triển, thì điều quan trọng phải biết huy động được sức dân tham gia vào tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội và phát huy quyền làm chủ của nhân dân
Đáp ứng yêu cầu của giai đoạn phát triển mới, những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều Nghị định, Chỉ thị quan trọng về dân chủ trên các loại hình cơ sở nhằm phát huy quyền làm chủ, sức sáng tạo của nhân dân để phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị như: Chỉ thị 30-CT/TW của Bộ Chính trị (Khóa VIII) về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở; Chỉ thị 22/1998/ CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai thực hiện Quy chế dân chủ
ở xã; Nghị định số 79/2003/NĐ-CP của Chính phủ ban hành quy chế thực hiện dân chủ ở xã; Pháp lệnh 34/2007/PL của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về thực hiện Quy chế dân chủ ở xã, phường, thị trấn; Nghị định 71/1998 quy định về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ quan hành chính và Nghị định 07/1999 quy định về Quy chế dân chủ ở doanh nghiệp nhà nước Đây là một bước tiến lớn thể hiện sự quyết tâm củng cố, hoàn thiện và phát triển nền dân chủ XHCN của Đảng và Nhà nước ta, đồng thời cũng là phương thức giải quyết các nhiệm vụ, mục tiêu chung của đất nước trong công cuộc đổi mới
Ngày 12-4-2016, tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Nghị quyết số 142/2016/QH13 về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020
Mục tiêu tổng quát của Nghị quyết là bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, phấn đấu tăng trưởng kinh tế cao hơn 5 năm trước Đẩy mạnh thực hiện các đột phá chiến lược, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh Phát triển văn hóa, thực hiện dân chủ, tiến
Trang 2bộ, công bằng xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, tăng cường phúc lợi xã hội và cải thiện đời sống nhân dân Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý hiệu quả tài nguyên và bảo vệ môi trường Tăng cường quốc phòng, an ninh, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ quốc gia và bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và chủ động hội nhập quốc tế Giữ gìn hòa bình,
ổn định, tạo môi trường, điều kiện thuận lợi để xây dựng và bảo vệ đất nước Nâng cao vị thế của nước ta trên trường quốc tế Phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại
Vai trò chủ thể của nhân dân trong xây dựng phát triển nền kinh tế thể hiện
ở chỗ người dân chính là người tham gia trực tiếp, là chủ thể của nền kinh tế, đặc biệt là trong các dự án cần phải thực hiện giải phóng mặt bằng thì vai trò của người dân lại càng to lớn Chính quyền cơ sở chỉ đóng vai trò hỗ trợ, thúc đẩy, định hướng, dẫn dắt thực hiện Thực tiễn cho thấy, các cấp ủy Đảng, chính quyền
cơ sở phát huy tốt vai trò chủ thể của nhân dân theo phương châm dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, tạo điều kiện để nhân dân tự quản, tự bàn bạc quyết định chương trình xây dựng nông thôn mới; quyết định việc sử dụng nguồn vốn, giám sát việc sử dụng nguồn vốn do mình đóng góp Đồng thời, cán bộ Đảng, chính quyền cơ sở thực hiện tốt vai trò cầm lái, công khai, minh bạch, phát huy dân chủ ở cơ sở, huy động được trí tuệ, tâm huyết, tiền của, công sức của nhân dân thì sẽ sớm cán đích xây dựng nền kinh tế phát triển, cơ bản phấn đấu trở thành nước công nghiệp hiện đại
Như vậy, thực hiện và phát huy tốt dân chủ cơ sở vừa là mục tiêu, vừa là động lực quan trọng của xây dựng phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Thực hiện Công văn số 35/TCT-TCHCQT ngày 10 tháng 7 năm 2018 của Trường Chính trị Nguyễn Chí Thanh tỉnh Thừa Thiên Huế về việc tổ chức Đoàn
đi nghiên cứu thực tế, trong thời gian 03 ngày (từ ngày 23/7/2018 đến ngày 25/7/2018), Lớp Trung cấp lý luận Chính trị - Hành chính huyện A Lưới năm học
2018 - 2019 đã tổ chức chuyến nghiên cứu thực tế tại tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng Tại tỉnh Quảng Nam, Đoàn đã có buổi làm việc và nghe báo cáo viên của Trường Chính trị tỉnh Quảng Nam báo cáo về tình hình thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở trong giải phóng mặt bằng triển khai các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, thăm Phố cổ Hội An, đảo
Cù Lao Chàm Tại thành phố Đà Nẵng, Đoàn đã có buổi thăm Công viên suối khoáng nóng núi Thần Tài, một trong những mô hình phát triển du lịch gắn với thiên nhiên nổi tiếng ở thành phố Đà Nẵng
Trang 3II Nội dung
2.1 Khái quát tình hình vấn đề tìm hiểu, nghiên cứu
Hình 1 - Bản đồ hành chính tỉnh Quảng Nam
Quảng Nam là tỉnh thuộc vùng đồng bằng duyên hải miền Trung, ở trung
độ của cả nước, có tọa độ địa lý từ 14057’10’’ đến 16o03’50” vĩ độ Bắc, từ số 107o12’40” đến 108o44’20” kinh độ Đông Cách Thủ đô Hà Nội khoảng 883 km
về hướng Bắc, cách thành phố Hồ Chí Minh 887 km về hướng Nam theo Quốc lộ 1A
- Phía Bắc giáp: Tỉnh Thừa Thiên Huế và thành phố Đà Nẵng
- Phía Nam giáp: Tỉnh Quảng Ngãi và Kom Tum
- Phía Tây giáp: Nước CHDCND Lào và tỉnh Kon Tum
- Phía Đông giáp: Biển Đông
Tổng diện tích tự nhiên tỉnh Quảng Nam là 1.057.474 ha Toàn tỉnh có 2 thành phố (Tam Kỳ, Hội An), 01 thị xã (Điện Bàn) và 15 huyện (Tây Giang, Đông Giang, Nam Giang, Phước Sơn, Bắc Trà My, Nam Trà My, Hiệp Đức, Tiên Phước, Nông Sơn, Duy Xuyên, Đại Lộc, Thăng Bình, Quế Sơn, Núi Thành và Phú Ninh), với 244 đơn vị hành chính cấp xã, gồm: 207 xã, 25 phường và 12 thị trấn
Trang 4Dân số trung bình toàn tỉnh năm 2016 là 1.487.721 người, trong đó dân số nam 729.713 người, dân số nữ 758.008 người, phân bố tập trung nhiều ở khu vực đô thị, đồng bằng ven biển, phân bố ít ở khu vực miền núi Dân số nông thôn
là 1.128.088 người chiếm 75,82%; hiện có khoảng 359.633 người sống ở khu vực
đô thị (các thị xã và thị trấn) Mật độ dân số 141 người/ km2 Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 10,11%
Phía đông có bờ biển chạy dài trên 125 km, vùng đặc quyền kinh tế rộng lớn hơn 40.000 km2 hình thành nhiều ngư trường với nguồn lợi hải sản phong phú để phát triển nghề khai thác thủy sản
Địa hình tỉnh Quảng Nam tương đối phức tạp, thấp dần từ Tây sang Đông, hình thành ba vùng sinh thái: vùng núi cao, vùng trung du, vùng đồng bằng và ven biển; bị chia cắt theo các lưu vực sông Vu Gia, Thu Bồn, Tam Kỳ có mối quan hệ bền chặt về kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái đa dạng với các hệ sinh thái đồi núi, đồng bằng, ven biển
Quảng Nam nằm trong vùng trọng điểm kinh tế Miền Trung, phía bắc giáp thành phố Đà Nẵng, phía nam giáp khu kinh tế Dung Quất, có sân bay, cảng biển, đường Xuyên Á nên rất thuận lợi cho việc giao lưu phát triển kinh tế - xã hội và
có tầm quan trọng trong an ninh, quốc phòng
2.2 Những kết quả đạt được
Những năm qua, Quảng Nam đã triển khai nhiều chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội như: Nâng cấp, mở rộng tuyến đường Quốc lộ 1A; đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi đoạn đi qua tỉnh Quảng Nam và các dự án trọng điểm của tỉnh Từ năm 2010 đến 2016, diện tích đất thu hồi là 13.792 ha phục vụ cho 1.215 dự án, tổng giá trị bồi thường, hỗ trợ tái định cư là 5.724 tỷ đồng với khoảng 2.434 hộ giải tỏa trắng, diện tích bố trí tái định cư gần 55 ha; từ năm
2017 đến nay, diện tích đất thu hồi là hơn 3.000 ha, với hơn 900 dự án
Nhận thức rõ công tác giải phóng mặt bằng tạo quỹ đất sạch để triển khai thực hiện các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội theo đúng tiến độ là bài toán khó, phức tạp và nhạy cảm, liên quan đến chế độ, chính sách, quyền lợi của người dân có đất bị thu hồi, ảnh hưởng đến tình hình an ninh chính trị, trật tự
an toàn xã hội vì vậy, Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Ban chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở tỉnh đã tích cực lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện Quy chế dân chủ ở
cơ sở trong giải phóng mặt bằng nói riêng và trên các lĩnh vực của đời sống xã hội nói chung nhằm tạo sự đồng thuận cao trong nhân dân Với sự tập trung chỉ đạo của cả hệ thống chính trị, việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở trong giải phóng mặt bằng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đạt được những kết quả tốt, nổi bật
đó là:
Sự lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời của các cấp ủy đảng, sự quản lý, điều hành quyết liệt của hệ thống chính quyền các cấp Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Chỉ thị số 13-CT/TU, ngày 16/9/2016 về “Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trên địa bàn tỉnh Quảng Nam,
Trang 5giai đoạn 2016 -2020”; phân công các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban Cán sự đảng UBND tỉnh, Đảng đoàn HĐND tỉnh phụ trách các địa phương trong vùng dự án, thường xuyên theo dõi, trực tiếp chỉ đạo tổ chức triển khai công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; chỉ đạo các địa phương có dự án đầu tư phân công các đồng chí trong thường vụ cấp ủy đứng điểm chỉ đạo cụ thể đến từng thôn, khối phố để chỉ đạo, đôn đốc thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 33/NQ/HĐND, ngày 19/7/2017 về một số nhiệm vụ, giải pháp trong công tác thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định
cư UBND tỉnh thành lập Ban Chỉ đạo công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng; Quy định rõ trình tự thủ tục bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất; thường xuyên điều chỉnh mức gia bồi thường phù hợp với thực tiễn Các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo của tỉnh đều được phổ biến rộng rãi, công khai đến các tầng lớp nhân dân thông qua nhiều hình thức
Các địa phương có vùng dự án thực hiện tốt công tác tuyên truyền và thành lập các tổ công tác xuống tận nhà dân để tuyên truyền, giải thích cho người dân hiểu rõ về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc thực hiện dự án đối với sự phát triển của địa phương Khi người dân đã thấy hiểu được giá trị của các dự án thì sẽ nhận được sự đồng tình cao trong việc giải phongs mặt bằng, đây được xem là giải pháp quan trọng nhất
Đẩy mạnh công tác vận động nhân dân, công khai, minh bạch để nhân dân được biết, hiểu rõ chủ trương Trước hết là vận động cán bộ, đảng viên, hưu trí, người có uy tín thực hiện tính tiên phong, gương mẫu, nghiêm chỉnh chấp hành trước, thực hiện đúng chủ trương “Đảng viên đi trước, làng nước theo sau” trong giải phóng mặt bằng để họ không ngừng vận động gia đình, người thân, bạn bè và nhân dân thực hiện nhằm thạo sức lan tỏa sâu rộng trong nhân dân nhiều địa phương đưa nội dung này làm cơ sở cho việc nhận xét, đánh giá phân loại cán bộ, đảng viên Đối với hộ dân trong vùng dự án là hội viên, đoàn viên thì các đoàn thể phân công cán bộ chịu trách nhiệm vận động hội viên, đoàn viên của hội mình thực hiện giải phóng mặt bằng
Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy biên tập tài liệu để cung cấp cho các địa phương, ngành liên quan tổ chức công bố, công khai rộng rãi các thông tin để người dân biết và thực hiện như: việc quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển kinh tế
-xã hội, quy hoạch của dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt đơn giá bồi thường, hỗ trợ tái định cư…Hình thức công khai chủ yếu thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như: báo, đài, trên trang thông tin điện tử của địa phương, đơn vị; niêm yết tại trụ sở làm việc của cấp xã, thôn và nơi triển khai dự
án để mọi tầng lớp nhân dân biết và thực hiện bảo đảm theo đúng quy định Thực hiện công khai, dân chủ, đúng quy trình, thủ tục bồi thường như: phát tờ kê khai
và hướng dẫn cho các hộ dân kê khai; thực hiện kiểm kê đất đai, tài sản găn liền với đất bị thu hồi để làm căn cứ xây dựng phương án bồi thường, hỗ trợ tái định
cư phải có sự tham gia của người bị thu hồi đất và chính quyền địa phương
Trang 6Hình 2 – Vin Pearl Nam Hội An, một dự án thành công trong việc thực hiện giải phóng mặt
bằng ở tỉnh Quảng Nam
Thực hiện tốt đối thoại, chất vấn trực tiếp với nhân dân và lấy ý kiến rộng rãi trong nhân dân Các cấp, các ngành đã tăng cường tiếp công dân theo định kỳ
và đột xuất Lãnh đạo Tỉnh ủy, Thường trực HĐND, UBND, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh thực hiện công khai lịch tiếp công dân định kỳ tại Trụ sở Tiếp công dân tỉnh, trên các phương tiện thông tin để người dân biết Qua tiếp công dân cho thấy nội dung chủ yếu là liên quan đến lĩnh vực đất đai, khiếu kiện, khiếu nại về bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng Lãnh đạo cấp ủy, chính quyền các cấp thường xuyên đối thoại trực tiếp với các hộ dân vùng dự án để lắng nghe tâm tư, nguyện vọng chính đáng của người dân, kịp thời xử lý, giải quyết những vướng mắc, tạo sự đồng thuận cao trong triển khai thực hiện Đối với những hộ dân chây
ì, không nhận tiền bồi thường theo phương án đã đề ra, không bàn giao mặt bằng làm ảnh hưởng để tiến độ thực hiện dự án…lãnh đạo tỉnh gặp gỡ, trực tiếp đối thoại để giải quyết triệt để vấn đề Các địa phương, tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thông qua hội nghị hoặc trực tiếp với người dân để trao đổi, lấy ý kiến về kết quả kiểm kê đất đai, tài sản, phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Nếu có nhiều ý kiến không tán thành thì phải giải thích rõ hoặc xem xét, điều chỉnh trước khi trình thẩm định và trình phê duyệt theo quy định
Điều chỉnh, bổ sung kịp thời việc xây dựng và thực hiện cơ chế, chính sách
về bồi thường phù hợp thực tiễn, đảm bảo quyền và lợi ích người dân, đồng thời phát huy có hiệu quả vai trò giám sát, phản biện của nhân dân thông qua Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội Mặc dù việc bồi thường về đất được xác định theo giá cụ thể, tuy nhiên đối với khu vực nông thôn thì giá trị bồi
Trang 7thường về đất vẫn khá thấp Vì vậy, khi vào nhận đất tái định cư, giá đất tái định
cư thường cao hơn (do đầu tư hạ tầng đồng bộ) dẫn đến người dân không đủ khả năng để nộp phần chênh lệch, vì vậy phần lớn không chấp thuận nhận tiền Để giải quyết vướng mắc nêu trên, UBND tỉnh Quảng Nam đã ban hành cơ chế hỗ trợ tiền sử dụng đất theo số nhân khẩu, số cặp vợ chồng thực tế cùng chung sống trên thửa đất ở thu hồi, đây là cơ chế tháo gỡ khó khăn, vướng mắc được người dân đồng thuận Ngoài ra, Tỉnh có nhiều chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, giới thiệu lao động đến làm việc tại các doanh nghiệp, tạo công ăn việc làm cho người dân bị thu hồi đất sau khi tái định cư
2.3 Những tồn tại, hạn chế
Bên cạnh những kết quả đạt được thời gian qua, tỉnh Quảng Nam nhận thấy vẫn còn một số hạn chế sau:
Công tác kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm, nhân rộng điển hình, biểu dương, khen thưởng việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở trong giải phóng mặt bằng chưa được thực hiện thường xuyên
Việc xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ trong giải phóng mặt bằng ở một số nơi vẫn còn bệnh hình thức, biểu hiện dân chủ hình thức, đoàn kết xuôi chiều còn xảy ra Chất lượng thực hiện Quy chế dân chủ ở vùng đồng bằng và miền núi, ở các loại hình cơ quan, xã, phường, thị trấn và doanh nghiệp không đồng đều
Chưa quan tâm xây dựng quy chế về thực hiện dân chủ trong công tác đền
bù giải phóng mặt bằng thu hồi đất, tái định cư, trong công tác quy hoạch xây dựng và thực hiện dự án đầu tư phát triển kinh tế - xã hội làm cho nhân dân một
số địa phương bức xúc, xảy ra khiếu kiện, khiếu nại
Hoạt động ban thanh tra nhân dân, ban giám sát đầu tư của cộng đồng một
số nơi chưa phát huy hiệu quả, thường chạy theo sự vụ, sự việc, chủ yếu là tham gia cùng các ngành chức năng giải quyết những vụ tranh chấp, khiếu nại, phát sinh ở cơ sở, chưa thể hiện được vai trò chủ động giám sát của mình
2.4 Nguyên nhân
Một số cấp ủy đảng, chính quyền, cán bộ, công chức, viên chức chưa nhận thức đầy đủ về dân chủ và trách nhiệm thực hiện dân chủ ở cơ sở; trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền một số cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp chưa thật sự được phát huy, chưa quan tâm đúng mức trong lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở trong giải phóng mặt bằng triển khai các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội
Công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở đến nhân dân chưa thường xuyên, chậm đổi mới hình thức tuyên truyền, phổ biến nên chưa thu hút sự quan tâm đông đảo của người dân
Trang 8Năng lực giám sát của nhân dân còn hạn chế; một bộ phận người dân chưa quan tâm đến việc xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, nhât là ở những vùng miền núi; một bộ phận nhân dân lợi dụng dân chủ tụ tập đông người, khiếu kiện vượt cấp, kéo dài gây cản trở đến phát triển kinh tế xã hội địa phương
Nhận thức của một bộ phận người dân về pháp luật liên quan đến bồi thường, hỗ trợ, tái định cư chưa đúng và đầy đủ, thường hiểu theo hướng có lợi cho bản thân, gây khó khăn cản trở trong công tác đền bù, giải phóng mặt bằng
Quy định về giá đất bồi thường chưa hợp lý, thường giá đất được áp để đền
bù cho người dân có đất bị thu hồi thường thấp hơn rất nhiều so với giá trên thị trường, nên thường gặp nhiều khó khăn trong việc thuyết phục người dân trong việc di dời, giải phóng mặt bằng
2.5 Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị
Phát huy những kết quả tích cực trong thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở đối với công tác giải phóng mặt bằng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam Trong thời gian tới, tỉnh Quảng Nam cần thực hiện một số giải pháp đồng bộ sau:
Một là, Tỉnh ủy Quảng Nam tiếp tục lãnh đạo đồng bộ các giải pháp về
thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở; phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư; xem đây là một trong những nhiệm
vụ chính trị quan trọng hàng đầu
Hai là, thường xuyên rà soát, điều chỉnh, bổ sung hoàn thiện cơ chế, chính
sách về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hổi đất theo hướng sát với thực tế quản lý, đảm bảo hài hòa giữa quyền lợi và nghĩa vụ của người sử dụng đất bị thu hồi
Ba là, thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động cán bộ, đảng viên và
nhân dân trong các vùng dự án hiểu đầy đủ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của các chương trình, dự án đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, của địa phương Thường xuyên làm tốt công tác tiếp công dân, tổ chức đối thoại trực tiếp
để lắng nghe tâm tư, nguyện vọng chính đáng của công dân, kịp thời xử lý, giải quyết những vướng mắc, tạo sự đồng thuận cao trong triển khai thực hiện
Bốn là, công khai minh bạch các thông tin về quy hoạch sử dụng đất, quy
hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch của dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, đơn giá bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên các phương tiện thông tin đại chúng, tại trụ sở sinh hoạt cộng đồng và nơi triển khai dự án để mọi tầng lớp nhân dân biết và thực hiện
Năm là, làm tốt công tác quản lý hiện trạng, quản lý đất đai để quản lý theo
quy hoạch và quy định của pháp luật nhằm ngăn chặn tình trạng xây dựng trái phép, lấn chiếm đất đai, tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện bồi thường, giải
Trang 9phóng mặt bằng và tái định cư, hạn chế tối đa trường hợp phải thực hiện cưỡng chế Thực hiện tốt công tác tái định cư, chuyển đổi nghề nghiệp cho nhân dân khi
bị thu hồi đất trên cơ sở lấy ý kiến của nhân dân trong vùng dự án để tạo sự đồng thuận Đảm bảo, khi người dân chuyển đến nơi tái định cư, phải an cư lạc nghiệp, tránh trường hợp không có công ăn việc làm, tạo gánh nặng cho nền kinh tế
2.6 Bài học kinh nghiệm
Những bài học rút ra trong việc thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở trong giải phóng mặt bằng triển khai các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Quảng Nam, đó là:
Thứ nhất, phải nhận thức đúng đắn, đầy đủ về dân chủ và phát huy dân
chủ, trước hết là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp Mở rộng dân chủ, phát huy dân chủ phải gắn liền với việc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, đồng thời kiên quyết xử lý những hành vi lợi dụng dân chủ vi phạm Hiến pháp, pháp luật
Thứ hai, công tác tuyên truyền, vận động triển khai quán triệt học tập các
quy định về thực hiện dân chủ phải nghiêm túc, sâu rộng làm cho từng cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và quần chúng nhân dân chuyển biến về nhận thức và hành động
Thứ ba, thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, đặc biệt là trong lĩnh vực giải
phóng mặt bằng, cần phải gắn liền với thực hiện nhiệm vụ chính trị, chuyên môn của từng địa phương, đơn vị, công tác cải cách hành chính, xây dựng, chỉnh đốn Đảng, kiện toàn bộ máy chính quyền, nâng cao vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội, xem đây là nhiệm vụ thường xuyên đối với mỗi tổ chức, cán bộ, công chứ, viên chức
Thứ tư, trong quá trình tổ chức thực hiện dânc hủ, phải thường xuyên đôn
đốc, kiểm tra, kịp thời sơ kết đánh giá, rút kinh nghiệm, biểu dương các tập thể,
cá nhân thực hiện tốt; đồng thời phê bình, kiểm điểm những tập thể, cá nhân thiếu trách nhiệm, làm chưa tốt
Thứ năm, phát huy dân chủ, thực hiện dân chủ ở cơ sở, đảm bảo dân biết,
dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân hưởng thụ
Thứ sáu, phải phát huy truyền thống của địa phương.
Kết thúc buổi nghe báo cáo về tình hình thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở trong giải phóng mặt bằng triển khai các chương trình, dự án phát triển kinh tế
-xã hội ở tỉnh Quảng Nam, Đoàn chúng tôi tiếp tục lộ trình tham quan và nghiên cứu tại Phố cổ Hội An, đảo Cù Lao Chàm, thành phố Đà Nẵng Mỗi một địa điểm, địa danh đã để lại trong chúng tôi những ấn tượng, kỷ niệm và dòng suy nghĩ lẫn lộn
Trang 10Một vài nét về những địa điểm mà đoàn đã ghé thăm và nghiên cứu học tập:
Hội An - Phố hội cổ kính
Hội An là một thị xã cổ của người Việt, nằm ở vùng hạ lưu ngã ba sông Thu Bồn thuộc vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 30km về phía nam Hội An từng được biết đến trên thương trường quốc tế với nhiều tên gọi khác nhau như Lâm Ấp, Faifo, Hoài Phố và Hội An
Trong nhiều thế kỷ, Hội An đã từng là nơi gặp gỡ, giao lưu của nhiều nền văn hoá khác nhau trên thế giới Bên cạnh những phong tục tập quán bản địa của người Việt còn có thêm những tập tục của cộng đồng cư dân nước ngoài đến định
cư như tục thờ đá; thờ Cá Ông của cư dân ven biển Trung bộ; thờ các hiện tượng
tự nhiên như mưa, gió, sấm, sét hay vật thiêng
Sự phong phú, đa dạng về tâm hồn giàu bản sắc văn hoá của người Hội An còn được biểu hiện ở các món ăn truyền thống như cao lầu, hoành thánh, bánh tổ, bánh ít gai từ bao đời nay vẫn được lưu truyền để hôm nay thực khách bốn phương vẫn có cơ may được thưởng thức Cuộc sống đã bao đổi thay qua năm tháng nhưng người Hội An không bị mất đi những điệu hò quen thuộc, những lễ hội văn hoá đã có từ ngàn xưa, tất thảy vốn cổ ở đây đều được trân trọng giữ gìn
Hình 3 – Đèn lông Hội An
Cù Lao Chàm – Hòn đảo tươi xanh
Đảo Cù Lao Chàm là một hòn đảo xinh đẹp cách di sản văn hóa thế giới Hội An không xa Thiên nhiên Cù Lao Chàm vô cùng hấp dẫn với hệ sinh thái và các rạn san hô cùng động thực vật đa dạng và phong phú, đến với hòn đảo này bạn sẽ không những được tắm biển, lặn biển và ngắm san hô, hay thả mình vào làn nước biển trong xanh hoặc phơi mình trên những bãi cát trắng mịn như ngọc