- Đi nghiên cứu thực tế cuối khóa là một phần học trong chương trình đào tạo Trung cấp LLCT – HC theo Hướng dẫn 134/HD-HVCTQG ngày 21/7/2016 của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh về thực hiện chương trình trung cấp lý luận chính trị- hành chính được Trường Chính trị Trần Phú Hà Tĩnh tổ chức vào cuối khóa học, có đánh giá bằng bài thu hoạch. Phần học này giúp học viên rèn luyện khả năng vận dụng lý luận vào thực tiễn để đánh giá, phân tích một vấn đề cụ thể ở cơ sở, góp phần thực hiện trong thực tế nguyên lý “ học đi đôi với hành”, “lý luận gắn với thực tiễn”. - Nội dung đi nghiên cứu thực tế của nhà trường đề ra luôn phù hợp và thiết thực, sát với mục tiêu, chương trình đào tạo. Giảng viên và học viên phải tập trung nghiên cứu, thu thập thông tin, số liệu của địa phương, đơn vị để phục vụ cho việc nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập, học hỏi kinh nghiệm về thực tiễn tổ chức thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước tại địa phương, gắn với nhiệm vụ công tác. - Kết thúc đợt đi thực tế, học viên phải viết bài thu hoạch về một chủ đề mà học viên đã lựa chọn, đăng ký. Học viên không đi nghiên cứu thực tế cuối khóa hoặc bài thu hoạch không đạt yêu cầu thì không đủ điều kiện dự thi tốt nghiệp hoặc viết khóa luận tốt nghiệp. Mỗi khóa học, học viên được đi nghiên cứu thực tế 01 lần, thời gian 40 tiết (05 ngày).
Trang 1BÀI THU HOẠCH NGHIÊN CỨU THỰC TẾ CUỐI KHÓA
LỚP TRUNG CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH
A MỞ ĐẦU
1 Vai trò, tầm quan trọng của việc đi nghiên cứu thực tế
- Đi nghiên cứu thực tế cuối khóa là một phần học trong chương trình đào tạo Trung cấp LLCT – HC theo Hướng dẫn 134/HD-HVCTQG ngày 21/7/2016 của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh về thực hiện chương trình trung cấp lý luận chính trị- hành chính được Trường Chính trị Trần Phú Hà Tĩnh tổ chức vào cuối khóa học, có đánh giá bằng bài thu hoạch Phần học này giúp học viên rèn luyện khả năng vận dụng lý luận vào thực tiễn để đánh giá, phân tích một vấn đề cụ thể ở cơ sở, góp phần thực hiện trong thực tế nguyên lý “ học đi đôi với hành”, “lý luận gắn với thực tiễn”
- Nội dung đi nghiên cứu thực tế của nhà trường đề ra luôn phù hợp và thiết thực, sát với mục tiêu, chương trình đào tạo Giảng viên và học viên phải tập trung nghiên cứu, thu thập thông tin, số liệu của địa phương, đơn vị để phục vụ cho việc nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập, học hỏi kinh nghiệm về thực tiễn tổ chức thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước tại địa phương, gắn với nhiệm vụ công tác
- Kết thúc đợt đi thực tế, học viên phải viết bài thu hoạch về một chủ đề mà học viên đã lựa chọn, đăng ký Học viên không đi nghiên cứu thực tế cuối khóa hoặc bài thu hoạch không đạt yêu cầu thì không đủ điều kiện dự thi tốt nghiệp hoặc viết khóa luận tốt nghiệp Mỗi khóa học, học viên được đi nghiên cứu thực tế 01 lần, thời gian 40 tiết (05 ngày)
2 Mục tiêu cá nhân đề ra khi đi nghiên cứu thực tế
Thông qua các kiến thức mà tôi đã được học về CN Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; một số nội dung của khoa học hành chính và kỹ năng lãnh đạo quản lý mà các giảng viên Trường Chính trị Trần Phú đã giảng dạy Mục tiêu đi nghiên cứu thực tế của bản thân tôi là để rèn luyện kỹ năng biết cách vận dụng CN Mác – Lênin, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước vào thực tiễn công tác của mình; một số kỹ năng về lãnh đạo, quản lý, nghiệp vụ về công tác Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể nhân dân nhằm nâng cao năng lực tổ chức thực tiễn, tổ chức quần chúng thực hiện nhiệm vụ chính trị ở cơ sở Từ đó cũng cố niềm tin của bản thân vào CN Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; sự nghiệp đổi mới do Đảng lãnh đạo, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH; nâng cao năng lực, phẩm chất, đạo đức của cán bộ lãnh đạo quản lý ở cơ sở
Bản thân tôi luôn xem việc đi nghiên cứu thực tế là một trong những nhiệm vụ học tập quan trọng vì thông qua nghiên cứu thực tế sẽ giúp tôi gắn lý luận với thực
Trang 2tiễn, nâng cao trình độ, có điều kiện tìm hiểu, nắm bắt tình hình các địa phương, bổ sung kinh nghiệm thực tiễn
Được sự quan tâm sâu sắc của Ban Giám hiệu Trường Chính trị Trần Phú Hà Tĩnh, các học viên lớp trung cấp lý luận chính trị – hành chính, khóa 135 mở tại huyện Hương Sơn rất vinh dự được về huyện Sa Pa – Lào Cai để nghiên cứu tìm hiểu thực tế tại địa phương
Thông qua các buổi làm việc, nghiên cứu, tìm hiểu, thu thập những thông tin,
số liệu, thăm quan tìm hiểu thực tế, giao lưu học hỏi kinh nghiệm giữa các học viên với các ban ngành, các đơn vị của huyện Sa Pa, đặc biệt là xã Tả Phìn Các học viên đã nắm bắt tình hình kinh tế - văn hóa - xã hội, công tác xây dựng đảng của địa phương, hiểu được tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội của huyện Sa Pa nói chung và ở xã Tả Phìn nói riêng
Từ đó giúp cho các học viên trau dồi kiến thức lý luận đã học liên hệ với thực tiễn để nâng cao trình độ năng lực quản lý, mở mang tầm nhìn và hiểu biết về mọi mặt đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội của Nhân dân
Trên cơ sở lý luận thực tiễn mô hình của địa phương, các học viên tự nâng cao vai trò, ý thức trách nhiệm của mình đề xuất bổ sung phát triển lý luận và rút ra bài học kinh nghiệm cho đơn vị mình công tác, đồng thời nâng cao chất lượng học tập
Là một nhân viên y tế đang công tác tại một Bệnh viện tuyến huyện miền núi
Hà Tĩnh và là người con của tỉnh Hà Tĩnh, trong chuyến đi nghiên cứu thực tế này tôi thực sự tâm đắc với kết quả thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã Tả Phìn, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai Vì đây là mô hình có thể áp dụng hiệu quả ở nhiều địa phương trong cả nước, trong đó có nhiều
xã miền núi thuộc tỉnh Hà Tĩnh Bằng vốn kiến thức về lý luận đã được học tập tại trường, cùng với kiến thức tiếp thu được trong đợt nghiên cứu lần này tôi xin báo cáo kết quả nghiên cứu thực tế tại địa phương với các nội dung như sau:
B NỘI DUNG.
I NHỮNG KIẾN THỨC THU NHẬN ĐƯỢC QUA ĐỢT NGHIÊN CỨU THỰC TẾ
1 Đặc điểm tình hình địa phương:
1.1 Đối với huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai
- Tên gọi: Tên gọi của huyện xuất phát từ tên thị trấn huyện lỵ Sa Pa Thị trấn này ra đời vào cỡ 1905, khi người Pháp phát hiện đây là địa điểm lý tưởng để xây dựng khu nghỉ mát và đã thực hiện
- Vị trí địa lý: Huyện nằm ở phía tây tỉnh Lào Cai, phía bắc là huyện Bát Xát, phía tây là huyện Phong Thổ, Than Uyên (Lai Châu), phía nam là huyện Văn Bàn, phía đông là huyện Bảo Thắng và thành phố Lào Cai
Trang 3- Địa hình, khí hậu, dân cư: Huyện Sa Pa nằm ở độ cao trung bình khoảng 1.500 m – 1.800 m Khí hậu trên toàn huyện Sa Pa mang sắc thái của xứ ôn đới, với nhiệt độ trung bình 15-18 °C Diện tích tự nhiên của huyện Sa Pa là 678,6 km² Dân
số huyện Sa Pa hiện khoảng 38.200 người, bao gồm các dân tộc: Mông, Dao, Tày,
Giáy, Xá Phó, Kinh, Hoa Tại ngã ba ranh giới phía tây của huyện Sa Pa với các
huyện Than Uyên và Phong Thổ, trên địa bàn xã San Sả Hồ là ngọn núi Phan Xi Păng, nóc nhà của Đông Dương, cao 3143 m
- Lịch sử: Năm 1897, chính quyền thuộc địa Pháp quyết định mở một cuộc điều tra về người dân tộc thiểu số miền núi vùng cao Những đoàn điều tra đầu tiên
đến Lào Cai vào năm 1898 Mùa đông năm 1903, trong khi tiến hành đo đạc xây
dựng bản đồ, đoàn thám hiểm của Sở địa lý Đông Dương đã khám phá ra cảnh quan mặt bằng Lồ Suối Tủng và làng Sa Pả Sự kiện này đánh dấu việc ra đời của
thị trấn Sa Pa Năm 1905, người Pháp đã thu thập được những thông tin đầu tiên về
địa lý, khí hậu, thảm thực vật Sa Pa bắt đầu được biết tới với không khí mát mẻ, trong lành và cảnh quan đẹp Năm 1909, một khu điều dưỡng được xây dựng Năm
1917, một văn phòng du lịch được thành lập ở Sa Pa và một năm sau, người Pháp bắt đầu xây dựng những biệt thự đầu tiên Năm 1920, tuyến đường sắt Hà Nội -Lào Cai hoàn thành, Sa Pa được xem như thủ đô mùa hè của Bắc Kỳ Tổng cộng, người Pháp đã xây dựng ở Sa Pa gần 300 biệt thự
Sa Pa bị tàn phá nhiều theo chủ trương tiêu thổ kháng chiến năm 1947 và trong chiến tranh biên giới Việt - Trung 1979.[10] Hàng ngàn ha rừng thông bao phủ thị trấn bị đốt sạch, nhiều toà biệt thự cổ do Pháp xây cũng bị phá huỷ Vào thập niên 1990, Sa Pa được xây dựng, tái thiết trở lại Nhiều khách sạn, biệt thự mới được xây dựng Từ 40 phòng nghỉ vào năm 1990, lên tới 300 vào năm 1995 Năm 2003, thị trấn Sa Pa có khoảng 60 khách sạn lớn nhỏ với 1.500 phòng Lượng khách du lịch tới thị trấn tăng lên từ 2.000 khách vào năm 1991 đến 60.000 khách vào 2002
- Hành chính: Huyện Sa Pa có huyện lị là thị trấn Sa Pa, và 17 xã: Bản Hồ, Bản Khoang, Bản Phùng, Hầu Thào, Lao Chải, Nậm Cang, Nậm Sài, Sa Pả, San Sả
Hồ, Sử Pán, Suối Thầu, Tả Giàng Phình, Tả Phìn, Tả Van, Thanh Kim, Thanh Phú,
Trung Chải Dự kiến đến năm 2020, toàn huyện Sa Pa sẽ được nâng lên thị xã Sa
Pa, gồm 6 phường: Sa Pa, Hàm Rồng, Cầu Mây, Phan Si Păng, Sa Pả, Ô Quý Hồ
và 10 xã: Thanh Bình, Mường Hoa, Hoàng Liên, Liên Minh, Mường Bo, Ngũ Chỉ Sơn, Trung Chải, Tả Van, Bản Hồ, Tả Phìn
1.2 Đối với xã Tả Phìn, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai
- Điều kiện tự nhiên:
+ Tả Phìn là xã vùng III của huyện Sa Pa, cách chung tâm huyện 12km về
phía Bắc trong đó phía Đông giáp xã Bản Khoang, phía Nam giáp xã Sa Pả, phía Tây giáp xã Trung Chải, phía Bắc giáp xã Phìn Ngan - huyện Bát Xát với diện tích
tự nhiên 2.707,95 ha Địa hình đồi núi, độ dốc cao trung bình từ 10 - 45%, độ cao
so với mực nước biển từ 1.458m - 1.414m đã hình thành các con suối và các khe tụ thuỷ lớn, có các khe nước và các hang lớn
Trang 4+ Khí hậu mát mẻ vào mùa hè và lạnh giá vào mùa đông Mùa hè có những cơn mưa lớn bất thường kéo dài nhiều giờ gây sạt lở và bào mòn mặt đất, có những trận mưa đá xảy ra nhưng không thường xuyên Mùa đông thường xuyên có sương
mù dày đặc tầm nhìn xa từ 5m đến 100m có xuất hiện hiện tượng sương muối + Với các nguồn tài nguyên của xã Tả Phìn hiện nay nhất là nguồn tài nguyên rừng đang được khai thác có hiệu quả, song song với đó diện tích rừng trồng mới được tăng lên hàng năm, ngoài ra diện tích đất nông nghiệp đã đảm bảo đủ lương thực đáp ứng nhu cầu của nhân dân
- Kinh tế xã hội:
+ Toàn xã có 06 thôn với 702 hộ dân, 3645 khẩu, trong đó dân tộc Dao có 256
hộ chiếm tỷ lệ 36,4%, dân tộc Hmông 372 hộ chiếm tỷ lệ 53%, dân tộc Dáy 01 hộ chiếm tỷ lệ 0,14%, dân tộc Tày 01 hộ chiếm tỷ lệ 0,14%, dân tộc kinh 72 hộ chiếm
tỷ lệ 10,32%
+ Đảng ủy, HĐND và UBND xã luôn quan tâm đến phát triển kinh tế - xã hội (KT - XH), thu hút đầu tư, nhất là ngành nông nghiệp, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, dịch vụ, tạo việc làm cho lao động nông thôn, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân Diện mạo nông thôn ngày càng đổi mới, an ninh chính trị được giữ vững, trật tự an toàn xã hội ổn định Sản xuất nông nghiệp, dịch vụ tăng trưởng khá Trên địa bàn xã trong những năm vừa qua đã được đầu tư các dự án về phát triển sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi nhằm nâng cao thu nhập hộ gia đình Được thiên nhiên ưu đãi Tả Phìn là xã trồng và cung cấp ra thị trường một lượng lớn hoa địa lan có giá trị kinh tế cao (năm 2018 có khoảng 45.000 chậu lan); ngành du lịch cũng được quan tâm và đầu tư phát triển, các mô hình, các chuỗi liên kết trong hoạt động du lịch được hình thành, các công ty, HTX sản xuất tiêu thụ và giới thiệu sản phẩm du lịch ngày càng nhiều, đặc biệt là sản phẩm thuốc tắm người Dao Đỏ đã thu hút một lượng lớn khách du lịch khi đến với
Sa Pa
+ Hạ tầng KT - XH, giao thông, thủy lợi, trường học, trạm y tế được đầu tư phát triển nhanh, đồng bộ
+ Trong quá trình phát triển KT - XH, cấp ủy đảng, chính quyền xã luôn xác định Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) là Chương trình lớn liên quan đến hầu hết các lĩnh vực KT - XH, đến đời sống toàn thể nhân dân trong xã Để tổ chức triển khai Chương trình đạt kết quả, Đảng ủy xã đã ban hành Quyết định thành lập và thường xuyên kiện toàn Ban chỉ đạo (BCĐ) Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng NTM xã do đồng chí Bí thư Đảng ủy xã là Trưởng ban, phân công nhiệm vụ cho các thành viên BCĐ
- Thuận lợi:
+ Được sự quan tâm, chỉ đạo của tỉnh, của huyện trong năm vừa qua đã có nhiều chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân triển khai thực hiện nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thúc đẩy phát triển các
mô hình kinh tế hiệu quả
Trang 5+ Hệ thống cơ sở hạ tầng điện, đường, trường, trạm, thủy lợi … cơ bản đã được đầu tư đồng bộ, đáp ứng yêu cầu sản xuất và phát triển KT-XH Nông nghiệp, nông dân và nông thôn luôn được quan tâm đầu tư, phát triển, sản xuất nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững gắn với xây dựng NTM, sản xuất hàng hóa tập trung, hiệu quả cao
- Khó khăn:
+ Địa hình đồi núi dốc, các hộ dân sống không tập trung nên việc đầu tư các công trình, dự án sản xuất có quy mô lớn còn gặp nhiều khó khăn
+ Với hơn 90% người dân là dân tộc thiểu số đã quen với tập quán canh tác, sản xuất thủ công nên việc tiếp thu, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn gặp nhiều khó khăn
+ Điều kiện thời tiết khắc nghiệt mùa đông kéo dài, thường xuyên xuất hiện hiện tượng rét đậm, rét hại ảnh hưởng đến số lượng đàn gia súc trên địa bàn xã
2 Tìm hiểu về kết quả thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã Tả Phìn:
2.1 Kết quả chỉ đạo thực hiện xây dựng NTM:
- Công tác chỉ đạo, điều hành
+ Đảng ủy xã Tả Phìn đã ban hành Nghị quyết số 47-NQ/ĐU ngày 08/5/2018
của Ban chấp hành Đảng ủy xã Tả Phìn về việc triển khai thực hiện nhiệm vụ hoàn thành xây dựng NTM năm 2018
+ Hội đồng nhân dân xã Tả Phìn ban hành Nghị quyết số 04/2017/NQ-HĐND
ngày 29/12/2017 về kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh – xã hội, đầu tư phát triển năm 2017, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đầu tư phát triển năm
2018 xã Tả Phìn
+ Ủy ban nhân dân xã Tả Phìn ban hành Kế hoạch số 33/KH-UBND ngày
30/3/2018 về triển khai thực hiện nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững năm 2018
Chỉ đạo thành lập, kiện toàn, phân công nhiệm vụ và ban hành Quy chế hoạt động Ban chỉ đạo, Ban quản lý xã và Ban Phát triển, Ban Giám sát các thôn
Trong quá trình chỉ đạo, thực hiện nhiệm vụ, UBND xã, BCĐ NTM xã đã tập trung chỉ đạo các cán bộ, công chức chuyên môn căn cứ chức năng, nhiệm vụ của mình, căn cứ chương trình, kế hoạch của xã chủ động xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện các nội dung của Chương trình xây dựng NTM của cá nhân
- Công tác tuyên truyền
+ Tuyên truyền, vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông - lâm nghiệp cũng như chăn nuôi; phát triển, mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng các sản phẩm tiểu thủ công nghiệp, sản phẩm dịch vụ thương mại gắn với việc xây dựng các dự án sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi để hỗ trợ nhân dân đảm bảo phát triển kinh tế bền vững, nâng cao thu nhập cho người dân, khuyến khích người dân phát triển dịch vụ du
Trang 6lịch hộ gia đình, dịch vụ du lịch nhóm theo hình thức chuỗi dịch vụ đưa thu nhập bình quân đầu người của xã năm 2017 là 23,2 triệu đồng/người/năm đến năm 2018 lên 31,93 triệu đồng/người/năm
+ MTTQ và các đoàn thể xã phối hợpvới trưởng thôn, bí thư chi bộ và các ban ngành đoàn thể thôn tuyên truyền, vận động nhân dân hiến đất, đóng góp ngày công thực hiện các công trình giao thông nông thôn gồm công trình mở mới, cấp phối, bê tông xi măng
+ Tuyên truyền sâu rộng trong quần chúng nhân dân giữ gìn và phát huy văn hóa bản sắc dân tộc, 100% các hộ gia đình chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; thực hiện tốt quy chế dân chủ tại cơ sở
+ BCĐ xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững xã đã tổ chức tuyên truyền tại các thôn bản với nhiều hình thức: tuyền truyền qua các buổi họp thôn, qua các cụm loa truyền thanh ở thôn, tuyên truyền lồng ghép với các phong trào,
mô hình do Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể phát động như: mô hình3 sạch 01 tốt,
vệ sinh đường làng ngõ xóm, 5 không, 3 sạch…
+ Hàng năm Ban công an xã tham mưu tổ chức “Ngày toàn dân bảo vệ an ninh
tổ quốc” thường xuyên tuyên truyền, kêu gọi quần chúng nhân dân nâng cao trách nhiệm tố giác tội phạm, không nghe theo các đối tượng xấu có ý đồ chống phá cách mạng, giữ vững an ninh trật tự trên địa bàn xã
Xã xác định tuyên truyền là một trong những giải pháp quan trọng trong công tác xây dựng NTM Thường xuyên cấp phát các Tài liệu để tuyên truyền, hướng dẫn, sổ tay và tham khảo thực hiện Ngoài ra, UBND, MTTQ, BCĐ xã và các ngành đoàn thể tăng cường công tác tuyên truyền, tập huấn và tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên và nhân dân tích cực tham gia xây dựng NTM: làm đường bê tông, góp công sức, vật chất, hiến đất xây dựng NTM Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên
xã triển khai Kế hoạch và hướng dẫn các hộ dân tham gia mô hình “phân loại, xử lý rác hữu cơ tại gia đình”; phát động cán bộ, hội viên phụ nữ tham gia hưởng ứng tổng vệ sinh đường làng ngõ xóm
Kết quả: Nhận thức của nhân dân về xây dựng NTM được nâng lên, nhân dân
là người được hưởng lợi thành quả xây dựng NTM Từ đó nhân dân trở thành chủ thể xây dựng NTM, mọi người dân cùng tích cực tham gia hưởng ứng Thông qua tuyên truyền, đông đảo nhân dân tích cực tham gia, hưởng ứng phong trào “ Toàn dân chung tay xây dựng NTM”; Phụ nữ thi đua thực hiện phong trào “5 không, 3 sạch” Nhiều công trình được nhân dân đóng góp hàng ngàn ngày công lao động, hiến hàng chục ha đất
- Công tác chỉ đạo phát triển sản xuất, ngành nghề, nâng cao thu nhập cho người dân
+ Công tác phát triển sản xuất nông nghiệp.
Phương châm lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành theo chương trình đề án tái cơ cấu nền nông nghiệp của Chính Phủ, của tỉnh và chương trình đề án phát triển nông nghiệp toàn diện gắn với ứng dụng khoa học công nghệ cao, của huyện Sa Pa
Trang 7Đánh giá thực trạng trong sản xuất nông nghiệp địa phương, xác định điểm nghẽn lớn nhất đó là tư liệu sản xuất đất đai manh mún, nhỏ lẻ; trình độ sản xuất còn thấp chưa áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật chủ yếu là bằng sức người Để tháo gỡ thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển, địa phương đã hướng dẫn, khuyến khích, tạo điều kiện cho người dân trong việc ứng dụng hoa học, kỹ thuật vào sản xuất thông qua các lớp tập huấn, các dự án hỗ trợ sản xuất nông nghiệp…, xây dựng kế hoạch và triển khai chủ trương tập trung đất đai từng bước hình thành cánh đồng lớn, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa chuyên canh Đồng thời có giải pháp thúc đẩy hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp phát triển làm bà đỡ cho hộ sản xuất nông nghiệp, tạo mối liên doanh liên kết với các doanh nghiệp, tạo chuỗi giá trị Kết quả đạt được đó là:
Hết năm 2018, địa phương đã thực hiện tập trung đất đai 75ha chủ yếu trồng rau, hoa chuyên canh ứng dụng công nghệ cao
Chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi: tập chung vào sản xuất cây hàng hóa
có giá trị kinh tế cao: rau sạch, hoa ly, hoa hồng, hoa địa lan…
Đã cho hiệu quả cao trên đơn vị sản xuất, vụ mùa năm 2018 cho thu nhập trên toàn xã đạt 83 tỷ đồng
Nhìn chung, các mô hình sản xuất được lựa chọn đã đáp ứng được yêu cầu thực tế, phù hợp với nguyện vọng của người dân và đúng với nội dung của Chương trình xây dựng NTM, lấy phát triển sản xuất là gốc để nâng cao giá trị sản xuất và thế mạnh địa phương, nhờ đó đã góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống người dân
+ Công tác phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề nông thôn.
Cấp uỷ Đảng và chính quyền xã trong những năm qua đã không ngừng tạo điều kiện thuận lợi, cơ chế chính sách hỗ trợ, nhằm phát triển đa dạng hoá các ngành nghề, hoạt động dịch vụ thương mại, hàng hoá phong phú đáp ứng nhu cầu của nhân dân
Là một địa phương thuần nông đến nay xã có 01 công ty, 04 hợp tác xã hoạt động đạt kết quả caotạo việc làm thường xuyên cho hơn 500 lao động tại địa phương
Dịch vụ thương mại, ngành nghề từng bước phát triển, góp phần quan trọng vào nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội địa phương.Đồng thời phát động các Phong trào của các đoàn thể như: Cựu chiến binh, nông dân, phụ nữ về sản xuất kinh doanh giỏi được phát động hàng năm, đem lại kết quả cao, có nhiều hộ gia đình đăng ký và đạt gia đình sản xuất, kinh doanh giỏi
Các nghề tiểu thủ công nghiệp được bảo tồn và phát triển như nghề làm trống, nghề trạm khắc bạc
+ Kết quả nâng cao thu nhập, giảm nghèo cho người dân.
Trang 8Thu nhập bình quân đầu người năm 2018 đạt 31,93 triệu đồng/người/năm Cơ cấu trong các ngành đang chuyển dịch theo hướng tích cực nhưng vẫn chú trọng vào ngành nông nghiệp
Từ kết quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế, áp dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất, sản xuất với quy mô tập trung đời sống nhân dân đã được tứng bước nâng cao rõ nét, tăng hộ khá giàu, giảm hộ nghèo Năm 2017 tỷ lệ hộ nghèo là18,7% đến năm
2018 giảm còn 7,98% (tỷ lệ giảm nghèo đạt 10,72%) bộ mặt nông thôn ngày một thêm khang trang, đổi mới toàn diện
- Kết quả huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới
Tổng kinh phí đã thực hiện: 121.345 triệu đồng, trong đó:
+ Ngân sách Trung ương:12.164 triệu đồng, chiếm 10,02%;
+ Ngân sách tỉnh:20.971 triệu đồng, chiếm 17,3%;
+ Ngân sách huyện:22.602 triệu đồng, chiếm 18,6%;
+ Vốn tín dụng từ các ngân hàng: 30.900 triệu đồng, chiếm 25,4%;
+ Cộng đồng dân cư, doanh nghiệp đóng góp: 27.671 triệu đồng, chiếm 28,68%
2.2 Kết quả thực hiện các tiêu chí xây dựng NTM:
Tổng số tiêu chí xã tổ chức tự đánh giá đạt chuẩn nông thôn mới theo quy định là 19/19 tiêu chí cụ thể như sau:
- Quy hoạch: Có quy hoạch chung xây dựng xã được phê duyệt và công bố
công khai đúng thời hạn; ban hành quy định quản lý quy hoạch chung xây dựng xã
và tổ chức thực hiện theo quy hoạch
- Giao thông: Đường xã và đường từ trung tâm xã đến đường huyện được
nhựa hóa hoặc bê tông hóa, đảm bảo ô tô đi lại thuận tiện quanh năm có: 6,5/6,5
km đạt 100%; Đường trục thôn, bản, ấp và đường liên thôn, bản, ấp ít nhất được cứng hóa, đảm bảo ô tô đi lại thuận tiện quanh năm có: 13,21/20,2 km đạt 65,4%; Đường ngõ, xóm sạch và không lầy lội vào mùa mưa có: 8,67/16,57 km đạt 53,3%; Đường trục chính nội đồng đảm bảo vận chuyển hàng hóa thuận tiện quanh năm có: 3,3/6 km đạt 55%
- Thủy lợi: Tỷ lệ diện tích đất sản xuất nông nghiệp được tưới và tiêu nước
chủ động đạt từ 80% trở lên có: 208/238 ha đạt 87,4%; Đảm bảo đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu dân sinh và theo quy định về phòng chống thiên tai tại chỗ
- Điện: Hệ thống điện đạt chuẩn; Tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn
từ các nguồn có: 678/702 hộ đạt 96,5%
- Trường học: Tỷ lệ trường học các cấp: mầm non, mẫu giáo, tiểu học, trung
học cơ sở có cơ sở vật chất và thiết bị dạy học đạt chuẩn quốc gia có: 3/3 trường đạt chuẩn đạt 100%
- Cơ sở vật chất văn hóa: Xã có nhà văn hóa hoặc hội trường đa năng và sân
thể thao phục vụ sinh hoạt văn hóa, thể thao của toàn xã; Xã có điểm vui chơi, giải
Trang 9trí và thể thao cho trẻ em theo quy định; Tỷ lệ thôn, bản, ấp có nhà văn hóa hoặc nơi sinh hoạt văn hóa, thể thao phục vụ cộng đồng: 6/6 thôn đạt 100%
- Cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn: Xã có chợ nông thôn hoặc nơi mua
bán, trao đổi hàng hóa
- Thông tin và Truyền thông: Có điểm phục vụ bưu chính; Xã có dịch vụ
viễn thông, internet có: 6/6 thôn đạt 100%; Xã có đài truyền thanh và hệ thống loa đến các thôn; Xã có ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, điều hành
- Nhà ở dân cư: Không có nhà tạm, dột nát; Tỷ lệ hộ có nhà ở đạt tiêu chuẩn
của Bộ xây dựng: 625/702 nhà đạt 89%
- Thu nhập: Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đến năm 2018
là 31,93 triệu đồng
- Hộ nghèo: Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều giai đoạn 2016-2020: năm 2018 có
56/702 hộ chiếm tỷ lệ 7,9%
- Lao động có việc làm: Tỷ lệ người có việc làm trên dân số trong độ tuổi lao
động có khả năng tham gia lao động có 2129/2194 lao động đạt 97%
- Tổ chức sản xuất: Xã có hợp tác xã hoạt động theo đúng quy định của Luật
Hợp tác xã năm 2012; Xã có mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản chủ lực đảm bảo bền vững
- Giáo dục và Đào tạo: Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, xóa mù
chữ, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục trung học cơ sở; Tỷ
lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở được tiếp tục học trung học (phổ thông, bổ túc, trung cấp nghề) có 41/54 học sinh đạt 75,93%; Tỷ lệ lao động có việc làm được đào tạo là 825/2129 lao động đạt 38,75%
- Y tế: Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế là 97%; Xã đạt tiêu chí quốc
gia về y tế; Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể thấp còi (chiều cao theo tuổi) là 32,9%
- Văn hóa: Tỷ lệ thôn, bản, ấp đạt tiêu chuẩn văn hoá theo quy định là 5/6
thôn đạt thôn văn hóa 5 năm liên tục đạt 83,3%
- Môi trường và an toàn thực phẩm: Tỷ lệ hộ được sử dụng nước hợp vệ
sinh và nước sạch theo quy định là 647/702 hộ đạt 92,1%; Tỷ lệ cơ sở sản xuất -kinh doanh, nuôi trồng thủy sản, làng nghề đảm bảo quy định về bảo vệ môi trường
là 100%; Xây dựng cảnh quan, môi trường xanh - sạch - đẹp, an toàn; Mai táng phù hợp với quy định và theo quy hoạch; Chất thải rắn trên địa bàn và nước thải khu dân cư tập trung, cơ sở sản xuất - kinh doanh được thu gom, xử lý theo quy định;
Tỷ lệ hộ có nhà tiêu, nhà tắm, bể chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh và đảm bảo 3 sạch có 566/702 hộ đạt 80,6%; Tỷ lệ hộ chăn nuôi có chuồng trại chăn nuôi đảm bảo vệ sinh môi trường có 497/575 hộ chăn nuôi đạt 86,4%; Tỷ lệ hộ gia đình và cơ
sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm tuân thủ các quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm là 100%
Trang 10- Hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật: Cán bộ, công chức xã đạt chuẩn
có 18/22 đạt chuẩn đạt 81,8%; Có đủ các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở theo quy định; Đảng bộ, chính quyền xã đạt tiêu chuẩn "trong sạch, vững mạnh";
Tổ chức chính trị - xã hội của xã đạt loại khá trở lên là 100%; Xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật theo quy định; Đảm bảo bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình; bảo vệ và hỗ trợ những người dễ bị tổn thương trong các lĩnh vực của gia đình và đời sống xã hội
- Quốc phòng và An ninh: Xây dựng lực lượng dân quân “vững mạnh, rộng
khắp” và hoàn thành các chỉ tiêu quốc phòng; Xã đạt chuẩn an toàn về an ninh, trật
tự xã hội và đảm bảo bình yên: không có khiếu kiện đông người kéo dài; không để xảy ra trọng án; tội phạm và tệ nạn xã hội (ma túy, trộm cắp, cờ bạc, nghiện hút) được kiềm chế, giảm liên tục so với các năm trước
3 Nhận xét, đánh giá:
3.1 Những mặt làm được
Sau thời gian hơn 5 năm triển khai thực hiện chương trình xây dựng NTM, xã
Tả Phìn với nhiều giải pháp đồng bộ- sáng tạo- linh hoạt, phát huy sức mạnh của toàn Đảng, toàn dân, bộ mặt nông nghiệp - nông thôn và nông dân đã thực sự thay đổi toàn diện Tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn phát triển nhanh, bền vững; nhận thức của người dân được nâng lên tầm cao mới; người người, nhà nhà có ý thức hơn trong công tác bảo vệ môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm
- Xây dựng NTM là chủ trương đúng đắn, kịp thời của Đảng và nhà nước, hợp với lòng dân Được sự quan tâm chỉ đạo trực tiếp của của Huyện uỷ, HĐND, UBND huyện Sa Pa, đồng thời với các chủ trương, chính sách, cơ chế sáng tạo-linh hoạt- đổi mới- tích cực - đồng bộ và quyết liệt của Tỉnh Sự quyết tâm của cấp
ủy Đảng, chính quyền xã trong công tác lãnh, chỉ đạo và sự vào cuộc của tổ chức chính trị, xã hội,đặc biệt là sự đồng thuận nhất trí cao của các tầng lớp nhân dân trên địa bàn toàn xã, xã Tả Phìn đã đạt được những thành tựu quan trọng, làm nền tảng hoàn thành mục tiêu xây dựng NTM năm 2018
- Phong trào thi đua “ Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” do Thủ tướng Chính phủ phát động đã có tác động đến sự quan tâm, hỗ trợ nguồn lực cao
và động viên tinh thần của toàn xã hội đối với nông dân, nông thôn Hệ thống thông tin tuyên truyền về NTM hoạt động phong phú, liên tục đã động viên rất tích cực, kịp thời đến phong trào xây dựng NTM
- Nhận thức của cán bộ Đảng viên và người dân về xây dựng NTM đã có chuyển biến rõ nét Xây dựng NTM đã trở thành phong trào rộng khắp trên toàn xã, dân chủ cơ sở được nâng cao hơn, ý thức và trách nhiệm làm chủ của người dân từng bước được nâng lên tầm cao mới Qua đó đã phát huy được nhiều cách làm sáng tạo góp phần huy động được nhiều nguồn lực đóng góp cho xây dựng NTM
- Bộ mặt địa phương được đổi mới, văn minh hơn, cơ sở hạ tầng thiết yếu được nâng cấp, hệ thống chính trị cơ sở tiếp tục được củng cố, thu nhập và điều kiện sống của nhân dân được cải thiện và nâng cao Công tác xóa đói giảm nghèo bền vững, chính sách đền ơn đáp nghĩa được thực hiện tốt, giáo dục đào tạo phát