1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn nâng cao chất lượng dạy và học ở nội dung âm nhạc thường thức trong môn âm nhạc ở THCS

26 459 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 157,5 KB

Nội dung

- Về phía học sinh do đời sống còn nhiều khó khăn, đa số các em phảilao động hàng ngày ở ngoài đồng ruộng nên ít có thời gian để nghe và tiếpxúc với một số tác phẩm âm nhạc hay một số nh

Trang 1

PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong các nhà trường nói chung và ở các trường THCS nói riêng Âmnhạc là môn học mang tính nghệ thuật nhằm hình thành và phát triển nănglực cảm thụ âm nhạc của học sinh, tạo cho các em có trình độ văn hoá nhấtđịnh, góp phần giáo dục toàn diện và hài hoà nhân cách

Môn âm nhạc trong trường THCS không nhằm tạo ra những ngườilàm nghề âm nhạc, những diễn viên, những nhạc sĩ, ca sĩ mà mục đíchchính là thông qua môn học để tác động vào đời sống tinh thần của các em,góp phần cùng với môn học khác thực hiện mục tiêu của nhà trường phổthông cũng như mục tiêu cấp học Nhận thức này hết sức quan trọng để từ đóđịnh ra nội dung học tập và phương pháp giảng dạy thích hợp

Trong chương trình âm nhạc THCS học sinh học hát là tiếp xúc với

âm nhạc có lời, mỗi bài hát là một cảm xúc riêng, có nội dung cụ thể về sựvật hiện tượng, được diễn tả bằng âm nhạc và ngôn ngữ văn học, nhằm pháttriển năng lực nhận thức của học sinh Ngoài ra các em còn được học phânmôn, đọc nhạc để phát triển năng lực âm nhạc, có cảm nhận về âm thanh vàbiết thể hiện về cao độ trường độ, tốc độ, sự ngắt nghỉ trong phân mônnhạc lý và âm nhạc thường thức

Trong những năm qua cùng với việc ban hành chương trình giáodục các sách giáo khoa ở tất cả các môn Bên cạnh những đổi mới khátriệt để về nội dung giáo dục, những nỗ lực tích cực về đổi mới quá trìnhgiáo dục đã được thúc đẩy, đặc biệt những đổi mới về phương pháp dạyhọc, tích hợp nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ ChíMinh trong môn âm nhạc Tổ chức dạy học tích cực và kiểm tra đánh giátheo chuẩn kiến thức kỹ năng

Trang 2

Quan trọng là vậy, nhưng là giáo viên giảng dạy âm nhạc, đã nhiềunăm tôi luôn băn khoăn và trăn trở, tôi thấy bản thân tôi, một vài đồngnghiệp và các em luôn chú trọng tới phân môn học hát và tập đọc nhạc nhiềuhơn phân môn nhạc lý và âm nhạc thường thức Do đó việc thực hiện dạy vàhọc ở nội dung nhạc lý và âm nhạc thường thức giảng dạy chưa được khắcsâu và chưa thực sự được yêu tích Chính vì thế tôi mạnh dạn đưa ra một vàikinh nghiệm góp phần nâng cao chất lượng dạy và học ở nội dung âm nhạcthường thức trong môn âm nhạc ở THCS nhằm đảm bảo mục đích cho việcgiảng dạy ở trường THCS Dữu Lâu năm học 2012 – 2013.

Trang 3

PHẦN 2: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

I CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ

Người giáo viên bao giờ cũng muốn giờ dạy của mình đạt chât lượng và họctrò của mình học tập tích cực, hứng thú và yêu môn học Nhưng đó khôngphải là một việc dễ Giờ học thành công là giờ học mà giáo viên phải truyềntải đủ và khắc sâu được nội dung bài học, học sinh học tập tích cực Đối vớiphân môn học hát và tập đọc nhạc thì giờ học luôn sôi nổi nhưng với phânmôn âm nhạc thường thức thì thật khó thành công nếu giáo viên không phốihợp tốt các phương pháp dạy học, chưa chuẩn bị chu đáo về thiết bị, phươngtiện dạy học như đàn, băng đĩa nhạc, âm thanh, hình ảnh, máy chiếu Bởitác phẩm âm nhạc nằm trên giấy chỉ là âm nhạc không có sức sống, nó cầnphải được vang lên thành âm nhạc “sống” Muốn vậy tác phẩm phải đượctrình bày, biểu diễn dưới các hình thức khác nhau nhằm khơi gợi, hấp dẫn,thuyết phục người học Giai điệu vang lên sẽ gợi được cảm xúc và mang đếnnhững yếu tố thẩm mỹ

Do đó tôi thấy cần phải tìm tòi, nghiên cứu để tìm ra giải pháp tốt giúphọc sinh hứng thú học tập Qua thời gian tìm tòi và vận dụng, cho đến naytôi đã tìm được cho mình một cách làm mang lại hiệu quả cao, trong cáchlàm đó vấn đề đổi mới phương pháp, tích hợp có vai trò rất quan trọng Đócũng là yêu cầu day học âm nhạc hiện nay, nhất là đối với phân môn âmnhạc thường thức với nhiều dạng bài

Trang 4

II THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ

- Về phía người giáo viên, trước đây khi dạy phân môn âm nhạcthường thức, tôi mới chỉ giúp các em nắm bắt được những nội dung cơ bảntrong SGK với việc học bài nhận biết qua tranh ảnh Trong quá trình dạyphân môn âm nhạc thường thức ở nội dung tìm hiểu tác phẩm hay sơ lược vềmột số loại nhạc cụ chưa khắc sâu, chưa biến các tác phẩm trên giấy vanglên thành nhạc “sống”

- Về phía học sinh do đời sống còn nhiều khó khăn, đa số các em phảilao động hàng ngày ở ngoài đồng ruộng nên ít có thời gian để nghe và tiếpxúc với một số tác phẩm âm nhạc hay một số nhạc cụ phổ biến, cũng mộtphần do các em còn chưa chú trọng học tập bộ môn này

Xa trung tâm, nhà trường lại chưa đủ cơ sở vật chất để phục vụ việcdạy học nên không đủ tài liệu tham khảo, chưa có phòng học bộ môn Vì vậychỉ có thể nắm bắt được những gì SGK cung cấp

Với những khó khăn như vậy, mỗi giáo viên dạy âm nhạc phải tìmbiện pháp giúp học sinh cảm thụ âm nhạc, tiếp thu tác phẩm hay hình dáng,cấu tạo, âm sắc của một số loại nhạc cụ góp phần quan trọng vào giáo dụcthẩm mỹ tạo nên một trình độ văn hoá nhất định Cũng chính từ sự bănkhoăn, trăn trở: “Làm sao giúp học sinh thực sự say mê, ham thích đối vớinghệ thuật âm nhạc”

Sau đây tôi xin trình bày “một vài kinh nghiệm góp phần nâng caochất lượng dạy và học phân môn âm nhạc thường thức ở THCS Những biệnpháp này được áp dụng ở các khối lớp 6, 7, 8

Trang 5

III CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH ĐỂ THỰC HIỆN GIẢI PHÁP MỚI

1 Quy trình tiến hành

1.1 Quy cách dạy giới thiệu tác giả, tác phẩm

Giới thiệu tác giả là nội dung trọng tâm, chiếm 2/3 thời lượng khi dạygiới thiệu về tác giả tác phẩm Mục tiêu của phần này giúp học sinh nắmđược một số thông tin về tác giả như: thân thế, sự nghiệp âm nhạc, tác phẩmnổi bật, phong cách hoặc bút pháp sáng tác, ghi nhận sự đóng góp của nghệ

sỹ Có nhiều cách dạy giới thiệu về tác giả Cách thứ nhất giáo viên yêu cầuhọc sinh đọc SGK để trả lời một số câu hỏi về tác giả, qua đó nắm đượcnhững thông tin cần thiết như: Sơ lược tiểu sử, tác phẩm nổi bật, đặc điểm

âm nhạc và nghe một vài tác phẩm tiêu biểu của nhạc sỹ

VD: Giới thiệu về nhạc sỹ Bét – tô - ven, giáo viên yêu cầu học sinhđọc sách rồi đặt một số câu hỏi

- Bét – tô - ven là ai?

- Những sáng tác nổi bật của Bét – tô - ven?

- Đặc điểm âm nhạc trong những sáng tác của Bét – tô - ven là gì?Giáo viên kết luận: Bét-tô-ven là nhạc sỹ thiên tài người nước Đức,ông sinh nă 1770 và mất năm 1827 Ông sáng tác hàng trăm tác phẩm, trong

đó nổi bật nhất là 9 bản giao hưởng và 32 xô-nát viết cho piano Hàng trămnăm nay, âm nhạc của Bét –tô-ven đã được phổ biến trên khắp thế giới, tácphẩm của ông được xếp vào hàng kinh điển, mẫu mực, chúng luôn được sửdụng trong các cuộc thi âm nhạc, dùng để biểu diễn, để nghiên cứu và họctập tác các nhạc viện Đặc điểm chung trong tác phẩm âm nhạc của Bét –tô-ven là sự bùng nổ, mới lạ, giàu tính chiến đấu Tuy vậy, bên cạnh những sángtác mang tính mạnh mẽ, bùng nổ, ông sáng tác cả những số tác phẩm rất sâusắc và trữ tình, để phản ánh nỗi bất hạnh và sự trăn trở trong cuộc đời mình

Trang 6

Sau đó giáo viên cho học sinh nghe trích đoạn những tác phẩm minhhoạ cho đặc điểm âm nhạc bùng nổ, mới lạ, giàu tính chiến đấu như: giaohưởng số 5- Định Mệnh; giao hưởng số 9- Bài ca hoà bình Nghe những tácphẩm minh hoạ cho đặc điểm âm nhạc trữ tình như: Thư gửi Ê-li-dơ; Sô-nátánh trăng

Cách thứ hai, các nhóm học sinh nghiên cứu sách giáokhoa và trình bày những thông tin về tác giả Cách thứ ba,giáo viên giới thiệu về chân dung nhạc sỹ, cung cấp cho các

em biét những điều cần thiết, có thể bổ sung những thông tinngoài sách giáo khoa, rồi đưa ra một bảng dữ liệu để họcsinh khẳng định hiểu biết của mình về nhạc sỹ đó Ví dụ giáoviên yêu cầu học sinh đánh dấu vào ô Đúng hoặc Sai cho phùhợp với thông tin về nhạc sỹ Trai-cốp-xki

Thông tin về nhạc sỹ Trai-cốp-xki Đúng Sai

Trai-cốp-xki sinh năm 1840, mất năm 1893

Trai-cốp-xki là người nước Nga

Trai-cốp-xki bắt đầu sáng tác âm nhạc từ năm 7 tuổi

Trai-cốp-xki là giác giả bài hát Cô giá miền đồng cỏ

Trai-cốp-xki là tác giả của 41 bản giao hưởng

Điểm chung của những cách giới thiệu trên, sau khi học sinh nắm đượcmột số thông tin về tác giả, giáo viên cần cho các em nghe một số tác phẩmtiêu biểu của nhạc sĩ đó, bởi vì điều quan trọng nhất đối với nhạc sĩ sáng tác làgiá trị của những tác phẩm Việc cho các em nghe những tác phẩm nổi bật của

họ là điều cần thiết nhất, giá trị hơn mọi lời giới thiệu hoặc phân tích Để họcsinh hiểu và đánh giá đúng vai trò của tác giả, việc lựa chọn tác phẩm cho các

em nghe cần được tính toán cho phù hợp và hiệu quả Ví dụ khi giới thiệu vềMô-da, giáo viên không cần thiết phải cho học sinh nghe nhiều tác phẩm, các

Trang 7

em chỉ nghe khoảng 2-3 sáng tác nổi bật (ví dụ đoạn trích trong các bản Hành

khúc Thổ-nhĩ-kì, Waltz Favorit, Giao hưởng số 40) với thời lượng 5 – 7 phút

là thích hợp

Giáo viên sưu tầm và kể một vài mẩu chuyện về cuộc đời của nhạc sĩcũng là một cách dạy học được nhiều giáo viên áp dụng Tuy nhiên, cũngkhông nên lạm dùng vì thời gian thường không đủ để giáo viên kể cho họcsinh nghe những câu chuyện dài

Một ví dụ khác về cách dạy bài giới thiệu về tác giả, nhạc sĩ Trầ Hoàn

- Giáo viên giới thiệu một vài bức ảnh về nhạc sĩ Trần Hoàn: Chân dung nhạc sĩ, quê ông ở Quảng Trị, ảnh ông chụp cùng một số ca sĩ, nghệ sĩ

- Giáo viên chỉ định học sinh đọc phần giới thiệu về nhạc sĩ Trần Hoàntrong sách giáo khoa

- Giáo viên dùng phương pháp phát vấn:

Giáo viên: Hãy giới thiệu sơ lược về tiểu sử nhạc sĩ Trần Hoàn?

Học sinh: Tên thật của ông là Nguyễn Tăng Hích, ông sinh năm 1928

ở Quảng Trị, mất năm 2003 ở Hà Nội

Giáo viên: Như vậy ông mất khi bao nhiêu tuổi?

Học sinh: Khi ông 75 tuổi

Giáo viên: Ông đã từng được Nhà nước giao cho trọng trách gì?

Học sinh: Ông từng là Bộ trưởng Bộ văn hoá - thông tin

Giáo viên: Kể tên một số sáng tác âm nhạc của ông?

Học sinh: Sơn nữ ca, Lời người ra đi, Lời ru trên nương

Giáo viên: Những sáng tác thành công nhất của ông là viết về đề tàinào?

Học sinh: Đề tài Bác Hồ, với các các khúc như: Giữa Mạc-tư –khoanghe câu hò ví dặm, Thăm bến Nhà Rồng, Lời Bác dặn trước lúc đi xa

Trang 8

Giáo viên: Nhà nước đã ghi nhận những đóng góp của ông cho nền âmnhạc Việt Nam như thế nào?

Học sinh: Ông đã được Nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh

về Văn học – nghệ thuật

- Giáo viên minh hoạ về tác phẩm của nhạc sĩ Trần Hoàn :

+ Giáo viên đàn và hát một đoạn của bài Sơn nữ ca (hoặc bài khác).Giáo viên tiếp tục minh hoạ một vài ca khúc khác của nhạc sĩ Trần Hoàn

Giới thiệu tác phẩm

Đây chỉ là một trong những tác phẩm tiêu biểu của nhạc sĩ vì thế thờilượng dạy học sẽ ngắn gọn hơn so với phần giới thiệu tác giả Cách giớithiệu về tác phẩm có thể thực hiện gồm 4 bước: Giới thiệu bản nhạc; nghenhạc lần thứ nhất; trao đổi về bản nhạc; nghe nhạc lần thứ hai

Bước 1: Giới thiệu bản nhạc

- Giáo viên giới thiệu khái quát về tên bản nhạc, xuất xứ, đặc điểmriêng của bản nhạc

- Giáo viên quy định thời gian nghe khoảng bao lâu

Bước 2: Nghe nhạc lần thứ nhất

- Giáo viên tự trình bày hoặc mở băng, đĩa nhạc

- Học sinh nghe nhạc có thể kết hợp các hoạt động như gõ nhịp, vậnđộng nhẹ nàng

Bước 3: Trao đổi về bản nhạc

- Học sinh nói cảm nhận của mình như: Bản nhạc sôi nổi hay tha thiết,nhanh hay chậm, vui hay buồn, đã từng nghe, từng đàn hoặc hát

- Giáo viên đặt câu hỏi và yêu cầu, ví dụ:

+ Em yêu thích nét nhạc nào trong bản nhạc, hình ảnh nào trong bàihát?

+ Giọng hát trong băng, đĩa nhạc là giọng nam hay nữ (nếu là bài hát)?

Trang 9

+ Hình thức trình bày đơn ca, song ca hay tốp ca (nếu là bài hát)?+ Diễn tả lại một nét nhạc nào đó (huýt sáo hoặc đọc bằng nguyên âm)?

- Giáo viên kết luận về nội dung, tính chất của bản nhạc giáo dục thái

độ tập trung khi nghe nhạc hoặc khuyến khích học sinh thường xuyên tìmhiểu và nghe những bản nhạc hay

Bước 4: Nghe nhạc lần thứ hai.

- Giáo viên tự trình bày hoặc mở băng, đĩa nhạc

- Học sinh lần thứ hai để cảm nhận sâu sắc hơn về bản nhạc, các em cóthể kết hợp các hoạt động như gõ nhịp, vận động nhẹ nhàng, vẽ tranh diễn tảcảm nhận về bản nhạc, hát hoà theo

Lỗi cần tránh khi dạy nghe nhạc là giáo viên cho học sinh nghe bài hátrồi dạy các em bài hát đó Giáo viên hướng dẫn các em tập hát từng câu, yêucầu học sinh hát đúng giai điệu kết hợp gõ đệm hoặc vận động Điều này làsai trọng tâm và không đúng mục tiêu, mục tiêu nghe nhạc chỉ để các emhiểu biết về bài hát chứ không phải hát đúng giai điệu bài hát đó

1.2 Cách dạy giới thiệu nhạc cụ

Môn Âm nhạc ở Trung học cơ sở không dạy học sinh cách sử dụngnhạc cụ, giới thiệu một số loại nhạc cụ của Việt Nam và thế giới, để các em

có hiểu biết sơ lược những phương tiện biểu diễn âm nhạc

Bước 1: Giới thiệu tên, hình dáng, đặc điểm của từng nhạc cụ

- Sẽ rất tốt nếu giáo viên có nhạc cụ thật để giới thiệu với học sinh(với những phổ biến, dễ tìm kiếm) Nếu không có nhạc cụ thật, giáo viên nên

sử dụng tranh ảnh để giới thiệu tên, hình dáng, cấu tạo sơ lược hoặc đặcđiểm của từng nhạc cụ

- Giáo viên mô tả tư thế trình diễn nhạc cụ

- Giáo viên giới thiệu vai trò của nhạc cụ, ví dụ: hay biểu diễn ở dànnhạc nào, thuộc đảm nhận vai trò độc tấu hay hoà tấu

Trang 10

Bước 2: Nghe âm sắc

- Giáo viên mô tả âm sắc của nhạc cụ

- Giáo viên cho học sinh nghe âm sắc của nhạc cụ (nghe qua nhạc cụthật, qua âm đàn phím điện tử hoặc qua băng đĩa nhạc)

Giáo viên có thể kết hợp với nội dung trong các câu chuyện, bài thơhoặc bài hát nói về âm sắc các nhạc cụ Ví dụ :Tiếng đàn được mô tả trongcâu chuyện Thạch Sanh:

Đàn kêu tích tịnh tình tang

Ai mang công chúa dưới hang lên trần

Tiếng đàn trong Truyện Kiều của Nguyễn Du:

“Trong như tiếng hạc bay quaĐục như nước suối mới sa nửa vời

Tiếng khoan như gió thoảng ngoàiTiếng mau sầm sập như trời đổ mưa”

Bài hát “Cộc cách tùng cheng” (Phan Trần Bảng) đã mô tả âm sắc của sênh, thanh la, mõ, trống:

Senh kêu nghe tiếng vui nhất cách cách cách cách cách cách

Thanh la kêu tiếng rất vang cheng cheng cheng cheng cheng cheng

Mõ kêu nghe sao đĩnh đạc cộc cộc cộc cộc cộc cộc

Trang 11

- Tổ chức trò chơi, ví dục học sinh nghe âm sắc rồi đoán tên nhạc cụhoặc giáo viên mở băng đĩa âm sắc nhạc cụ nào, học sinh thể hiện tư thếtrình diễn nhạc cụ đó.

- Nghe hoặc xem dàn nhạc biểu diễn có sự tham gia của nhạc cụ

Ngoài cách dạy trên, giáo viên có thể dạy kết hợp giữa bước 1 vớibước 2 Theo cách này, giáo viên sẽ giới thiệu riêng từng loại nhạc nhạc cụ:tên, hình dáng, đặc điểm, tư thế biểu diễn rồi cho học sinh nghe âm sắc Giớithiệu xong nhạc cụ này mới chuyển sang nhạc cụ khác

Với học sinh THCS, để phát huy tính tích cực, năng lực tự học và khả nănglàm việc theo nhóm, giáo viên có thể chia lớp thành một vài nhóm, giao cho mỗinhóm giới thiệu một loại nhạc cụ Tuy nhiên, cần hướng dẫn và tổ chức thật chặtchẽ mới đảm bảo về thời gian và hiệu quả Ví dụ cách tổ chức cho học sinh lớp 8giới thiệu về các nhạc cụ là cồng, chiêng, đàn t’rưng và đàn đá

Nhóm 1 giới thiệu về cồng, chiêng, nếu có các nhạc cụ thật thì rất tốt,nếu không thì học sinh phải chuẩn bị tranh ảnh Trong khoảng 4 – 5 phút các

em cần giới thiệu được về chất liệu của cồng, chiêng, kích thước, cách sửdụng, vai trò, sau đó cho mọi người nghe âm thanh của cồng, chiêng

Tương tự như vậy, nhóm 2 sẽ giới thiệu về đàn t’rưng và nhóm 3 giớithiệu về đàn đá Giáo viên đánh giá về kết quả công việc của từng nhóm rồi

bổ sung thông tin cần thiết cho bài học thêm sinh động

1.3 Cách dạy bài về các hình thức biểu diễn

Dạng bài giới thiệu các hình thức biểu diễn gồm nội dụng:

- Sơ lược về nhạc hát và nhạc đàn

- Hát bè

- Sơ lược về một vài thể loại nhạc đàn

Trang 12

Về mục tiêu, dạng bài này giới thiệu để học sinh nắm bắt được một vàihình thức biểu diễn âm nhạc, giúp các em nhận biết được vai trò và đặc điểmcủa từng hình thức.

Bước 1: Giới thiệu kiến thức (tên, đặc điểm, tính chất) giúp học sinh

nắm bắt được khát quát về vấn đề, giáo viên nên kết hợp sử dụng phươngpháp thuyết trình, đàm thoại, trực quan

Bước 2: Minh hoạ kiến thức trên bản nhạc giúp học sinh được quan sát

bản nhạc hoặc tranh ảnh trực quan giới thiệu về kiến thức Giáo viên có thểyêu cầu các em tìm trong sách giáo khoa những bản nhạc, bài hát có sử dụngkiến thức

Bước 3: Minh hoạ kiến thức bằng âm thanh, giúp học sinh được nghe

hoặc xem băng đĩa nhạc, băng đĩa hình về các hình thức biểu diẽn Đôi khi,giáo viên có thể tự trình bày bản nhạc hoặc chỉ định một vài em cùng trình bày

Bước 4: Củng cố, học sinh trả lời một vài câu hỏi để nhắc lại và khắc

sâu về kiến thức vừa học

1.4 Cách dạy các bài về một số vấn đề của đời sống âm nhạc

Dạng bài một số vấn đề của đời sống âm nhạc giới thiệu với học sinhnhững kiến thức như:

- Sơ lược về dân ca Việt Nam, dân ca dân tộc it người, những bài hátmang âm hưởng dân ca

- Một số thể loại bài hát

- Đôi nét về ca khúc thiếu nhi

- Giới thiệu về những bài hát thiếu nhi phổ thơ; những nhạc sĩ ViệtNam có tác phẩm cho thiếu nhi

Về mục tiêu, dạng bài này cung cấp cho học sinh những kiến thức âmnhạc phổ biến và cần thiết, giáo dục các em có ý thức tìm hiểu và trân trọngnền âm nhạc Việt Nam, cùng các phân môn khác góp phần xây dựng cho học

Trang 13

sinh có một trình độ văn hoá âm nhạc nhất định mang tính phổ thông, gópphần giáo dục toàn diện.

Thời lượng dạy về một số vấn đề của đời sống âm nhạc khoảng 20 –

25 phút Giáo viên cần giúp học sinh hiểu về những điểm nổi bật của nộidung này, điều quan trọng là các em phải được nghe rồi phân tích, so sánh,cảm nhận qua một số tác phẩm cụ thể Quy trình và cách dạy tương tự vớidạng bài các hình thức biểu diễn

1.5 Giáo án minh hoạ

+ Tập trình bày để giới thiệu vài bài hát của nhạc sỹ Trần Hoàn

* Dự kiến kiểm tra :

- Em hãy nêu vài nét về nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu và bài hát Bóng cây nia?

Kơ-1 Giới thiệu bài học:

2 Dạy học bài mới:

- Hoạt động 1 : +) Mục tiêu : Học sinh biết một số nét về sự nghiệp sáng

tác của nhạc sĩ Trần Hoàn qua tác phẩm “Một mùa xuân nho nhỏ”

+) Cách tiến hành :

Ngày đăng: 24/09/2019, 08:36

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w