1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NHÀ ĐẸP THÁI THỊNH 63M2 5.6 TỶ - LÔ GÓC - SIÊU THOÁNG - KHU VỰC KINH DOANH SẦM UẤT

111 198 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 111
Dung lượng 714 KB

Nội dung

MỞ ĐẦU Hiện nay, du lịch đã được coi là một nhu cầu tất yếu của con người khi các nhu cầu vật chất tối thiểu được đáp ứng. Con người có nhu cầu đi du lịch để tìm hiểu về những điều mới, lạ xung quanh mình. Họ muốn được nhìn ngắm những cảnh vật, tìm hiểu về văn hoá, con người hay đơn giản chỉ là nghỉ ngơi ở một nơi nào đó không phải nơi họ thường sống. Nhờ sự phát triển về giao thông đi lại và cơ sở hạ tầng, sự sẵn có của thông tin, du lịch quốc tế ngày càng trở nên dễ dàng hơn vàchi phí ngày càng hợp lý hơn. Công nghiệp không khói, tên gọi không chính thức của ngành du lịch, giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu. Tầm quan trọng của ngành du lịch cũng được nhấn mạnh qua báo cáo tóm lược hoạt động du lịch của Liên Hiệp Quốc (World Tourisrm Organization -Tourism Highlights 2014): “Tại nhiều quốc gia, du lịch quốc tế đóng vai trò lớn trong việc tạo ra nguồn thu ngoại tệ đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế và xã hội của quốc gia…. Du lịch quốc tế đóng góp đến 30% tổng giá trị xuất khẩu dịch vụ và 6% trong tổng giá trị xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ toàn cầu. Nguồn thu ngoại tệ xuất khẩu từ dịch vụ du lịch trên thế giới chỉ đứng sau nhiên liệu, hóa chất, thực phẩm và ô tô”. Tại Việt Nam, ngành du lịch ngày càng được quan tâm và chú trọng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia nhận định, du lịch Việt Nam vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng. Lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam tuy có tăng trưởng trong những năm trở lại đây nhưng không ổn định và dễ bị biến động theo tình hình môi trường quốc tế. Nguyên nhân chính được cho là do Việt Nam còn khá thụ động trong các hoạt động xúc tiến, quảng bá nhằmthu hút khách du lịch quốc tế. Vấn đề này đặt ra bài toán cho không những các cơ quan quản lý nhà nước của ngành du lịch nói chung mà còn cả các công ty kinh doanh trong lĩnh vực du lịch nói riêng tìm ra những định hướng và giải pháp để tăng cường thu hút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam. 1. Lý do lựa chọn đề tài Du lịch là ngành dịch vụ có vai trò to lớn trong sự phát triển kinh tế và xác hội của Việt Nam.Theo Hội đồng du lịch và lữ hành thế giới (WTTC), năm 2014, giá trị Tổng mức đóng góp của ngành du lịch Việt Nam vào GDP đạt 367,2 nghìn tỉ đồng, tương đương 9.3% tổng GDP và ngành du lịch cũng đóng góp 7.7% tổng việc làm quốc dân. Theo thống kê của Tổng cục Du lịch (TCDL), lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng khá tốt trong giai đoạn 2010 – 2013 ở mức trên 10% (11% - 19%) nhưng có dấu hiệu chững lại vào năm 2014 (chỉ tăng trưởng 4%). Đáng buồn hơn, trong bốn tháng đầu năm 2015, lượng khách quốc tế đến Việt Nam chỉ đạt gần 2,7 triệu lượt, giảm hơn 12% so cùng kỳ năm trước, trong đó lượng khách ở những thị trường trọng điểm như Trung Quốc giảm tới 40%, Nga giảm 27%. Góp phần đưa đến tình trạng này có những nguyên nhân khách quan như: sự bất ổn ở khu vực Biển Ðông và một số vùng trên thế giới (Nga, U-crai-na), sự biến động kinh tế toàn cầu với việc giá USD lên cao trong khi giá đồng Euro, yên, đô la Úc giảm. Tuy nhiên, cũng theo nhìn nhận của Tổng cục du lịch, hai nước láng giềng có xuất phát điểm về du lịch thấp hơn Việt Nam là Lào, Cam-pu-chia vẫn có tốc độ tăng trưởng rất tốt. Nếu năm 2010, Lào chỉ đón 737 nghìn lượt khách quốc tế, Cam-pu-chia chỉ đón 466 nghìn lượt khách thì đến năm 2014, con số này đã tăng thành 4,1 triệu lượt khách (Lào) và 4,5 triệu lượt khách (Cam-pu-chia). Ấy là còn chưa kể đến mức tăng trưởng về lượng khách quốc tế ở các quốc gia trong khu vực vốn có thương hiệu du lịch như Thái Lan, Malaysia, Singapore. Theo các chuyên gia đánh giá, nguyên nhân dẫn đến sự tụt dốc trong tăng trưởng du lịch ở nước ta chủ yếu xuất phát từ chủ quan, khâu xúc tiến, quảng bá ở tầm quốc gia còn yếu và các doanh nghiệp còn bị động trong việc tìm kiếm và thu hút khách du lịch. HG Travel là công ty hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ điểm đến cho khách du lịch quốc tế từ năm 1997 đến nay.Công ty đã gặt hái được nhiều thành công với thị phần ở hầu hết các thị trường khách từ châu Âu, châu Á, Mỹ và Úc. Tuy nhiên những biến động trong môi trường kinh doanh ngành du lịch đã ảnh hưởng không nhỏ tới lượng khách của công ty trong thời gian vừa qua đòi hỏi công ty phải có những biện pháp cần thiết để thu hútkhách du lịch quốc tế nhiều hơn trong thời gian tới. Học viên lựa chọn đề tài “Thu hút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam của công ty lữ hành HG Travel” với mong muốn kết quả của quá trình nghiên cứu sẽ giúp học viên đánh giá một cách có hệ thống về thực trạng thu hút khách du lịch quốc tế của công ty HG Travel và từ đó tìm ra được những giải pháp để có thể tăng cường thu hút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam giúp cho hoạt động kinh doanh của công ty ngày càng phát triển hơn. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu Mục tiêu của đề tài là dựa trên lý luận và thực tiễn về thu hút khách du lịch quốc tế, luận văn đề xuất các giải pháp nhằm thu hút khách du lịch quốc tế của một doanh nghiệp du lịch. Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, đề tài cần thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu như sau: -Hệ thống lý luận về thu hút khách du lịch quốc tế về nội dung thu hút và quy trình thu hút và xác định các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả thu hút khách du lịch quốc tế của một doanh nghiệp du lịch. -Đánh giá thực trạng thu hút khách du lịch quốc tế của công ty HG Travel -Đề xuất giải pháp nhằm tăng cường thu hút khách du lịch quốc tế của công ty HG Travel. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: -Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là lý luận và thực tiễn của việc thu hút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam của công ty lữ hành HG Travel -Phạm vi nghiên cứu Nội dung nghiên cứu: Lý luận về thu hút khách du lịch quốc tế bao gồm nội dung thu hút và quy trình thu hút, các chỉ tiêu đánh giá thu hút và thực trạng thu hút khách du lịch quốc tế tại công ty lữ hành HG. Phạm vi không gian: Tại công ty cổ phần lữ hành HG Phạm vi thời gian: Nghiên cứu phân tích thực trạng giai đoạn 2010 – 2014 và kiến nghị giải pháp 2015 – 2020. 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp chung: Học viên sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, cùng với việc phân tích, tổng hợp và sử dụng bảng, hình để so sánh và đánh giá Phương pháp cụ thể: Phương pháp thu thập số liệu: Số liệu sơ cấp: Báo cáo tình hình khách du lịch quốc tế đến Việt Nam của công ty lữ hành HG Travel giai đoạn 2010 – 2014, kế hoạch chiến lược phát triển của công ty giai đoạn 2015 – 2020..... Số liệu thứ cấp: Các số liệu trên website, trên các ấn phẩm báo, tạp chí của ngành, của công ty HG Travel, của công ty đối thủ cạnh tranh, của các cơ quan ban ngành có liên quan.... Phương pháp xử lý số liệu: Thông tin thu thập bằng phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh dưới dạng bảng và lập biểu đồ so sánh qua các năm để làm cơ sở đánh giá 5. Tổng quan các công trình nghiên cứu cho đến nay Qua quá trình nghiên cứu và tham khảo, học viên đã tìm hiểu một số các công trình nghiên cứu là luận văn thạc sĩ về đề tài liên quan đến thu hút khách du lịch quốc tế như sau: Khonesavanh Boutsady, Luận văn thạc sĩ (2007) trường Đại học kinh tế quốc dân “Một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường thu hút khách du lịch quốc tế đến nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào” Đề tài đã hệ thống hóa lý luận về khách du lịch, phân loại khách du lịch và hệ thống giải pháp để thu hút khách du lịch quốc tế, đồng thời cũng phân tích được thực trạng thu hút khách du lịch cũng như đưa ra được một số giải pháp nhằm thu hút khách du lịch quốc tế. Tuy nhiên, phạm vi nghiên cứu của đề tài ở góc độ quốc gia (nước CHDCND Lào) và thời gian nghiên cứu cách đây 8 năm nên những xu hướng của khách du lịch quốc tế cũng như sản phẩm du lịch đã có nhiều sự thay đổi. Lê Diệu Ly, Luận văn thạc sĩ (2011) trường Đại học Kinh tế quốc dân “Xúc tiến của Sở văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội nhằm thu hút khách du lịch quốc tế” Đề tài này dựa trên những lý luận cơ bản về xúc tiến du lịch của tỉnh, Thành phố, chỉ ra các nhân tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động xúc tiến du lịch, phân tích thực trạng xúc tiến của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội, và đưa ra những định hướng và giải pháp tăng cường xúc tiến thu hút khách du lịch quốc tế. Ở đề tài này, tác giả tập trung vào hoạt động xúc tiến, tuy nhiên hoạt động này chỉ là một trong những hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế, và một lần nữa, giác độ nghiên cứu của đề tài vẫn ở tầm vĩ mô (cơ quan quản lý nhà nước) mà chưa đề cập được các nội dung ở giác độ vi mô (công ty lữ hành). Phạm Diễm Hảo, Luận văn thạc sĩ (2011) trường Đại học Kinh tế quốc dân “Quản lý chất lượng sản phẩm du lịch nhằm thu hút khách du lịch quốc tế vào Hà Nội” Đề tài này tập trung vào khía cạnh quản lý chất lượng sản phẩm du lịch, cũng chỉ là một trong những hoạt động thu hút khách du lịch. Như đề tài của tác giả Lê Diệu Ly, đối tượng mà đề tài nghiên cứu là hoạt động quản lý chất lượng sản phẩm du lịch của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (ở tầm vĩ mô) nên cũng có những khía cạnh ở tầm vi mô chưa được đề cập. Các đề tài đã được nghiên cứu cách đây một thời gian khá lâu, môi trường kinh doanh của ngành du lịch đã có nhiều sự thay đổi. Hơn nữa, hầu như các đề tài nghiên cứu trên phạm vi vĩ mô (ở tầm quốc gia hoặc địa phương) mà chưa đi vào doanh nghiệp cụ thể. Lê Thị Thu Huyền, Luận văn thạc sĩ (2010) trường Đại học ngoại thương “Các giải pháp đẩy mạnh thu hút khách du lịch quốc tế đến thành phố Hội An giai đoạn 2010 - 2020” Kết quả nghiên cứu của đề tài này đã khái quát hóa lý luận về khách du lịch quốc tế và vấn đề thu hút khách du lịch quốc tế, tác giả còn tìm hiểu kinh nghiệm thu hút khách du lịch quốc tế tại một số quốc gia trên thế giới để rút ra bài học kinh nghiệm cho Hội An. Về phần thực trạng, tác giả đã có những đánh giá chung về những kết quả đạt được, những mặt hạn chế và nguyên nhân và từ đó đưa ra một số giải pháp và kiến nghị để đẩy mạnh thu hút khách du lịch quốc tế đến Hội An trong giai đoạn 2010 - 2020. Tuy nhiên, đề tài này được trên khía cạnh thu hút khách du lịch quốc tế đến địa phương, do vậy cũng chưa phân tích được các khía cạnh ở cấp doanh nghiệp. Qua các đề tài đã nghiên cứu về hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế, học viên nhận thấy các đề tài chủ yếu là nghiên cứu đối tượng ở tầm vĩ mô (quốc gia, địa phương) mà chưa nghiên cứu ở tầm vi mô cấp doanh nghiệp. Hơn nữa, thời gian thực hiện nghiên cứu đề tài đã cách đây nhiều năm, do vậy môi trường kinh doanh du lịch nói chung đã có nhiều sự thay đổi. Vì thế, đề tài “Thu hút khách du lịch quốc tế của công ty lữ hành HG Travel”là đề tài mà học viên mong muốn thực hiện dựa trên khía cạnh vi mô (công ty lữ hành, cụ thể là HG Travel) nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến thu hút khách du lịch của một công ty lữ hành, đề tài này không có sự trùng lặp với các đề tài nghiên cứu trước đã được công bố. 6. Kết cấu của đề tài bao gồm 3 chương Chương 1: Khái quát chung về thu hút khách du lịch quốc tế của doanh nghiệp Chương 2: Thực trạng thu hút khách du lịch quốc tế của công ty lữ hành HG Travel giai đoạn 2010 – 2014 Chương 3: Định hướng và giải pháp tăng cường thu hút khách du lịch quốc tế của công ty lữ hành HG Travel đến năm 2020

Trang 1

LÊ THỊ THU TRANG

THU HÚT KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ ĐẾN VIỆT NAM CỦA CÔNG TY LỮ HÀNH

HG TRAVEL

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS TẠ VĂN LỢI

HÀ NỘI – 2015

Trang 2

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của tôi Số liệu được nêu trong luận văn là trung thực và có trích nguồn Kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.

Tác giả luận văn

Lê Thị Thu Trang

Trang 3

Tôi xin chân thành cảm ơn Qúy thầy cô trường Đại học Kinh tế Quốc dân đãtận tâm truyền đạt, những kiến thức quý báu cho tôi trong suốt thời gian tôi học tậptại trường.

Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Tạ Văn Lợi đã tận tình chỉ bảo,hướng dẫn cho tôi hoàn thành luận văn này

Tôi xin chân thành cảm ơn các anh chị đồng nghiệp đang công tác tại Công ty

cổ phần lữ hành HG Travel đã hết lòng hỗ trợ cung cấp số liệu và đóng góp ý kiếnquý báu giúp tôi hoàn thành luận văn

Tác giả luận văn

Lê Thị Thu Trang

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG, HÌNH

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THU HÚT KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ CỦA DOANH NGHIỆP 8

1.1 Thu hút khách du lịch quốc tế và ý nghĩa của thu hút khách du lịch quốc tế 8

1.1.1 Một số khái niệm cơ bản 8

1.1.2 Ý nghĩa của việc thu hút khách du lịch quốc tế 10

1.2 Nội dung thu hút khách du lịch quốc tế 14

1.2.1 Đối tượng khách du lịch quốc tế cần thu hút 14

1.2.2 Kênh thu hút khách du lịch quốc tế 15

1.2.3 Chính sách thu hút khách du lịch quốc tế của doanh nghiệp du lịch 16

1.3 Quy trình thu hút khách du lịch quốc tế của doanh nghiệp du lịch 20

1.3.1 Nghiên cứu thị trường 20

1.3.2 Lập kế hoạch thu hút khách du lịch quốc tế 24

1.3.3 Triển khai thu hút khách du lịch quốc tế 25

1.3.4 Đánh giá thu hút khách du lịch quốc tế 26

1.4 Chỉ tiêu đánh giá thu hút khách du lịch quốc tế của doanh nghiệp du lịch 26

1.4.1 Số lượng khách du lịch quốc tế 26

1.4.2 Tốc độ tăng trưởng của lượng khách du lịch quốc tế 27

1.4.3 Doanh thu từ khách du lịch quốc tế 27

1.4.4 Tốc độ tăng trưởng doanh thu 27

1.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút khách du lịch quốc tế 28

Trang 5

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THU HÚT KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ CỦA CÔNG

TY HG TRAVEL GIAI ĐOẠN 2010 – 2014 34

2.1 Điều kiện kinh doanh của công ty HG Travel 34

2.1.1 Lĩnh vực kinh doanh hoạt động 34

2.1.2 Các nguồn lực của công ty 34

2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh 2010 – 2014 36

2.2 Thực trạng thu hút khách du lịch quốc tế của công ty cổ phần lữ hành HG Travel giai đoạn 2010 –2014 37

2.2.1 Kết quả thu hút khách du lịch quốc tế của Việt Nam nói chung giai đoạn 2010 – 2014 37

2.2.2 Thực trạng nội dung thu hút khách du lịch quốc tế của công ty HG Travel 42

2.2.3 Thực trạng quy trình thu hút khách du lịch quốc tế của công ty HG Travel 52

2.2.4 Kết quả chỉ tiêu thu hút khách du lịch quốc tế của công ty HG Travel 57

2.3 Đánh giá chung về thực trạng thu hút thu hút khách du lịch quốc tế ở công ty lữ hành HG Travel 2010 – 2014 64

2.3.1 Ưu điểm 64

2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân 65

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ CỦA CÔNG TY LỮ HÀNH HG TRAVEL ĐẾN NĂM 2020 69

3.1 Định hướng phát triển du lịch Việt Nam từ nay đến 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 69

3.1.1 Quan điểm phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.69 3.1.2 Mục tiêu cơ bản 70

3.1.3 Một số nhóm giải pháp được đưa ra trong chiến lược phát triển du lịch Việt Nam nhằm thu hút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến2030 71

Trang 6

năm 2020 75

3.3.1 Triển vọng 753.3.2 Thách thức 77

3.4 Giải pháp đề xuất tăng cường thu hút khách du lịch quốc tế của công ty cổ phần lữ hành HG Travel đến năm 2020 78

3.4.1 Giữ vững và mở rộng thị phần của các thị trường hiện tại, mở rộng thị phần một số thị trường hiện có và thâm nhập thị trường tiềm năng 783.4.2 Nghiên cứu và phát triển thêm sản phẩm mới 813.4.3 Tăng cường các mối quan hệ chiến lược và mối quan hệ trong ngành 833.4.4 Phát triển kênh bán hàng B2C 843.4.5 Phát triển đội ngũ nhân sự 85

KẾT LUẬN 87

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 8

STT Từ viết tắt Cụm từ tiếng Việt

TIẾNG ANH

STT Từ viết tắt Cụm từ tiếng Anh Cụm từ Tiếng Việt

giữa các doanh nghiệp với nhau

giữa các doanh nghiệp với khách hàng

Productivity

Tổng sản phẩm quốc nội

4 M.I.C.E (MICE) Meeting, Incentive,

Conference, Event

Loại hình du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo,

tổ chức sự kiện, khen thưởng

Tourism Council

Hội đồng Du lịch và Lữ hành thế giới

Tourism Organization

Tổ chức du lịch Thế giới

Trang 9

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty HG Travel 2010 – 2014 37Bảng 2.2: Tỉ trọng 6 quốc gia có lượng khách du lịch đến Việt Nam nhiều nhất

giai đoạn 2010 – 2014 41Bảng 2.3: Thống kê lượng khách theo mục đích du lịch của HG Travel giai đoạn

2010 – 2014 45Bảng 2.4 : Thống kê số lượng khách của HG Travel theo kênh bán hàng giai đoạn

2010 – 2014 46Bảng 2.5 : Khách du lịch quốc tế của HG Travel chia theo thị trường giai đoạn

2010 – 2014 60Bảng 2.6: Doanh thu của HG Travel giai đoạn 2010 – 2014 64

Hình:

Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty lữ hành HG Travel 35Hình 2.2: Tổng số lượng khách đến Việt Nam giai đoạn 2010 – 2014 38Hình 2.3: Tổng số lượng khách đến Việt Nam của công ty lữ hành HG Travel giai

đoạn 2010 – 2014 58

Trang 10

LÊ THỊ THU TRANG

THU HÚT KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ ĐẾN VIỆT NAM CỦA CÔNG TY LỮ HÀNH

HG TRAVEL

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS TẠ VĂN LỢI

HÀ NỘI – 2015

Trang 11

TÓM TẮT LUẬN VĂN

Du lịch là ngành dịch vụ có vai trò to lớn trong sự phát triển kinh tế và xã hội.Trong những năm gần đây, du lịch Việt Nam đã và đang tiếp tục phát triển vớilượng khách du lịch không ngừng tăng lên, đem lại nguồn thu và công ăn việc làmcho xã hội Thu nhập từ các hoạt động kinh doanh du lịch đã đưa ngành này trởthành ngành “công nghiệp không khói” đóng vai trò quan trọng trong sự phát triểnkinh tế xã hội của quốc gia

Du lịch Việt Nam đã và đang đạt được những tăng trưởng tích cực, với lượngkhách du lịch ngày càng tăng, đặc biệt là lượng khách nước ngoài đến Việt Nam vẫn liêntục tăng, tuy vậy, sự phát triển của ngành du lịch vẫn chưa có sự ổn định và dễ bị biếnđộng bởi các yếu tố khách quan Ví dụ như tình hình căng thẳng trên Biển Đông giữaViệt Nam và Trung Quốc vào giữa năm 2014 và sự khủng hoảng kinh tế chính trị củaNga đã khiến lượng khách Nga và Trung Quốc có sự sụt giảm nghiêm trọng khiến nhiềucông ty du lịch, khách sạn điêu đứng trong thời gian này Điều này đòi hỏi các cơ quanban ngành quản lý và các doanh nghiệp du lịch cần chủ động hơn nữa trong các hoạtđộng xúc tiến, thu hút khách du lịch quốc tế nhằm mở rộng nhiều hơn đối tượng thịtrường khách du lịch cũng như tăng cường quảng bá hình ảnh quốc gia, góp phần giúpđưa ngành du lịch của Việt Nam phát triển ổn định hơn

Đề tài “Thu hút khách du lịch quốc tế của công ty lữ hành HG Travel” đượcthực hiện dựa trên những lý luận chung về thu hút khách du lịch quốc tế dưới giác

độ một doanh nghiệp du lịch Thông qua việc thu thập số liệu từ các nguồn bêntrong và bên ngoài công ty, tác giả tổng hợp, phân tích và lập các bảng biểu so sánh

và bằng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, tác giả đưa ra nhữngnhận định đánh giá về tình hình thu hút khách du lịch của công ty HG trong giaiđoạn 2010 – 2014 và rút ra những kết quả, hạn chế mà công ty đã làm được trongviệc thu hút khách du lịch quốc tế của mình Từ đó, tác giả đề xuất các giải pháp vớimong muốn đem lại tác động tích cực giúp tăng cường việc thu hút khách du lịchquốc tế của công ty trong thời gian tới

Trang 12

Bố cục của luận văn được trình bày trong ba chương

Chương 1: Khái quát chung về thu hút khách du lịch quốc tế của doanh

nghiệp du lịch

Thu hút khách du lịch quốc tế là việc một quốc gia, địa phương hoặc doanhnghiệp thực hiện các chính sách, công cụ, biện pháp khác nhau nhằm khuyến khíchkhách du lịch quốc tế đến quốc gia, địa phương hoặc sử dụng dịch vụ của doanh nghiệptrong một khoảng thời gian nhất định.“Thu hút khách du lịch quốc tế” là việc một quốcgia, địa phương hoặc doanh nghiệp thực hiện các chính sách, công cụ, biện pháp khácnhau nhằm khuyến khích khách du lịch quốc tế đến quốc gia, địa phương hoặc sử dụngdịch vụ của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định

Ý nghĩa của việc thu hút khách du lịch quốc tế là giúp tăng thu nhập quốc dân,đem lại nguồn ngoại tệ cho quốc gia, góp phần thu hút đầu tư nước ngoài, tạo nhiềucông ăn việc làm cho xã hội, tạo đà cho phát triển cơ sở hạ tầng và góp phần tuyêntruyền quảng bá hình ảnh quốc gia đến bạn bè thế giới

Nội dung thu hút khách du lịch quốc tế trình bày ba vấn đề là đối tượng khách

du lịch quốc tế, kênh thu hút khách du lịch quốc tế, và chính sách để thu hút khách

du lịch quốc tế từ góc độ doanh nghiệp du lịch

Có nhiều cách để phân loại đối tượng khách du lịch quốc tế, có thể phân loạitheo hướng đi của khách (khách du lịch quốc tế chủ động và khách du lịch quốc tế

bị động) Đối tượng được xét trong đề tài là khách du lịch quốc tế chủ động, đó làkhách từ bên ngoài mang tiền đến quốc gia khách để du lịch và chi tiêu Khách dulịch quốc tế được phân loại theo khu vực và đây cũng là cách thức phân loại phổbiến ở nhiều công ty cho biết thị trường khách của doanh nghiệp đang ở khu vựcnào Với mỗi thị trường ở khu vực khác nhau sẽ có đặc điểm tiêu dùng và mức độchi tiêu khác nhau Ngoài ra còn có phân loại khách du lịch theo đọng cơ khởi hành.Kênh thu hút khách du lịch quốc tế bao gồm có 2 kênh là kênh trực tiếp(doanh nghiệp trực tiếp bán cho khách du lịch) và kênh gián tiếp (doanh nghiệpkhông trực tiếp bán cho khách du lịch mà thông qua các trung gian là đại lý, công ty

du lịch khác)

Trang 13

Du lịch là ngành dịch vụ, vì vậy, các chính sách, công cụ mà một doanh nghiệp dulịch có thể sử dụng cũng tương tự như các chính sách của một doanh nghiệp dịch vụ nóichung Các chính sách nhằm thu hút khách du lịch quốc tế được đề cập đến trong nghiêncứu bao gồm: chính sách sản phẩm, chính sách địa điểm, chính sách xúc tiến, chính sáchcon người, chính sách chăm sóc khách hàng Các chính sách này không phải chỉ đượcthực hiện một cách đơn lẻ mà cần thực hiện đồng thời và phối hợp nhằm đem lại hiệuquả cho mục tiêu thu hút mà doanh nghiệp cần đạt được.

Về mặt lý thuyết, quy trình để thu hút khách du lịch quốc tế cũng tương tự như quytrình thực hiện một dự án nào đó bao gồm nghiên cứu thị trường; lên kế hoạch chi tiết,triển khai thực hiện và đánh giá thực hiện Với mỗi doanh nghiệp khác nhau, quy trình cóthể được thực hiện đầy đủ hoặc không tuỳ vào tính chất và khả năng quản lý của từngdoanh nghiệp

Các chỉ tiêu đánh giá thu hút khách du lịch quốc tế dưới giác độ doanh nghiệp dulịch bao gồm số lượng khách du lịch quốc tế thực tế; tốc độ tăng trưởng của khách dulịch quốc tế; doanh thu từ khách du lịch quốc tế và tốc độ tăng trưởng của doanh thu.Nội dung cuối cùng được đề cập trong chương 1 là các nhân tố ảnh hưởng đến thuhút khách du lịch quốc tế bao gồm nhân tố môi trường ngoài (vĩ mô và môi trườngngành) và nhân tố bên trong doanh nghiệp Các nhân tố này sẽ ảnh hưởng đến tình hìnhthu hút khách du lịch quốc tế theo hướng tác động tích cực hoặc tiêu cực, các nhân tố này

là cơ sở của các nguyên nhân nhằm giải thích cho sự biến động về tình hình thu hútkhách du lịch quốc tế của doanh nghiệp được thể hiện qua các chỉ tiêu thu hút

Chương 2: Thực trạng thu hút khách du lịch quốc tế của công ty HG Travel

giai đoạn 2010 – 2014

HG Travel là công ty có lịch sử thành lập gần 20 năm chuyên về lĩnh vực dulịch, hiện công ty cung cấp dịch vụ điểm đến tại Việt Nam, Lào, Campuchia vàMyanmar, là đối tác của nhiều hãng lữ hành trên thế giới Công ty hiện có hơn 200nhân viên làm việc tại trụ sở chính, các văn phòng điều hành đặt tại các điểm đến vàvăn phòng Sales đại diện đặt tại một số quốc gia Tốc độ tăng trưởng kinh doanhhàng năm đạt khoảng 20% - 30%

Trang 14

Về tình hình thu hút khách du lịch quốc tế, trước hết điểm qua tình hình thuhút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam nói chung giai đoạn 2010 – 2014 có kết quảtích cực Số lượng khách tăng liên tục qua các năm, trong đó Trung Quốc, Nhật Bản

và Hàn Quốc là ba quốc gia có lượng khách đến Việt Nam nhiều nhất

Cụ thể thực trạng thu hút khách du lịch quốc tế của HG Travel được phântích theo các nội dung trên cơ sở lý thuyết gồm thực trạng nội dung thu hút, thựctrạng quy trình thu hút và kết quả các chỉ tiêu thu hút được phản ánh thực tế

HG Travel hiện có 3 nhóm thị trường khách du lịch chính là thị trường Nga(gồm Nga, Ukraina, Kazakhstan); thị trường Âu (gồm Úc, Newzealand, Đông Âu(Ba Lan, Séc, Hungary, Bungary); Bắc Âu (Thuỵ Điển, Phần Lan, Đan Mạch), Tây

Âu (Anh, Pháp, Đức), Bắc Mỹ (Hoa Kỳ, Cananda)); thị trường Á (Trung Quốc, ĐàiLoan, Hồng Kông, Phillipin, Malaysia, Singapore, Indonesia, Ấn Độ)

90% lượng khách là khách du lịch để nghỉ ngơi và chỉ có 10% khách đi dulịch với mục đích công việc 90% khách mua dịch vụ du lịch qua các kênh trunggian, còn chỉ có 10% khách mua trực tiếp

Các chính sách thu hút khách du lịch được công ty áp dụng trong khoảngthời gian 2010 -2014 bao gồm chính sách về sản phẩm – thay đổi dòng sản phẩmtheo hướng phù hợp hơn với sở thích của từng đối tượng khách hàng Chính sáchgiá vẫn tập trung vào bán hàng B2B với chính sách giá và hoa hồng cho các đại lýtrung gian Về chính sách địa điểm, doanh nghiệp quan tâm việc mở các văn phòngđiều hành tại các điểm đến du lịch điển hình như Hà Nội, Đà Nẵng, Tp Hồ Chíminh, Phnom Penh, Siêm Reap, Luang Pha Băng, Yangon nhằm quản lý tốt hơnchất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng, bên cạnh đó, các văn phòng bán đạidiện cũng được quan tâm đầu tư nhằm tiếp cận gần hơn với khách hàng như các vănphòng tại Úc, Anh, Đức, Hồng Kông, Ấn Độ Về chính sách xúc tiến, HG tích cựctham gia vào các hoạt động xúc tiến du lịch tại các hội chợ, triển lãm du lịch trênthế giới như WTM hay ITB (các hội chợ du lịch thế giới); các hoạt động Roadshowtriển lãm du lịch Chính sách con người tập trung vào việc đào tạo mỗi nhân viêntrở thành một chuyên gia tư vấn cho khách hàng, là cầu nối giữa công ty và khách

Trang 15

hàng Là một công ty làm về dịch vụ, yếu tố con người luôn được doanh nghiệp coitrọng và đề cao sự phát triển năng lực của cá nhân Chính sách chăm sóc kháchhàng được doanh nghiệp quan tâm đến hai khía cạnh là chăm sóc khách hàng làkhách du lịch và khách hàng là các công ty đại lý du lịch trung gian.

Về thực trạng quy trình thu hút khách du lịch quốc tế của HG Travel, thườngniên, công ty có kế hoạch thu hút khách du lịch quốc tế cho một số thị trường tuỳtheo ngân sách của công ty và mục tiêu thu hút mỗi năm Với mỗi thị trường, công

ty sẽ lập kế hoạch cụ thể bao gồm việc nghiên cứu thị trường (về xu hướng pháttriển du lịch của thị trường đó, hành vi tiêu dùng của khách hàng, triển vọng pháttriển thị trường) và lập SWOT để đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thứccủa công ty trong việc thu hút khách hàng từ thị trường đó Một kế hoạch thu hút sẽcòn bao gồm mục tiêu thu hút cụ thể về số lượng khách, tốc độ tăng trưởng mongmuốn và mục tiêu về doanh thu cùng một số chương trình hành động với ngân sách

cụ thể được đề ra Việc đánh giá được thực hiện thông qua so sánh nội dung kếhoạch mục tiêu và thực tế đạt được và rút ra các kết luận về thành công và hạn chế

có hay không cần phát huy hay thay đổi để các kế hoạch sau được thực hiện tốt hơn

Đánh giá chung về kết quả thu hút khách du lịch quốc tế của HG Travel giaiđoạn 2010 – 2014 cũng đã đạt được một số thành công nhất định, trong vòng 4 nămlượng khách tăng gấp 1,7 lần và doanh thu tăng gấp 2 lần Thị trường khách đa dạng

ở nhiều khu vực khác nhau gồm Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Nga, Anh,Pháp, Đức, Mỹ, Úc, Canada, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia góp phần giúp HGTravel giảm thiểu được rủi ro khi có một hay hai thị trường bị biến động

Tuy nhiên, việc thu hút khách du lịch quốc tế của HG Travel vẫn tồn tại một

số hạn chế như số lượng thị trường khai thác nhiều, nhưng tỉ trọng khai thác ở mỗithị trường còn rất nhỏ hay nói cách khác là công ty mới thu hút được theo chiềurộng mà chưa thu hút được theo chiều sâu Thị trường Á là thị trường gần nhưng tỉtrọng thị trường này ngày càng bị giảm do công ty thiếu sự sát sao và để mất thịtrường vào tay đối thủ cạnh tranh Hàn Quốc và Nhật Bản là hai quốc gia có kháchquốc tế đến Việt Nam năm trong top 3 nhưng HG travel cũng chưa thu hút được

Trang 16

Bên cạnh đó, M.I.C.E là một mảng thị trường rất tiềm năng, tuy nhiên HG Travelvẫn chỉ tập trung vào khách lẻ nghỉ dưỡng mà chưa có sự đầu tư thích đáng nênmảng thị trường này cũng còn bị bỏ ngỏ Chính sách sản phẩm tuy được đổi mớinhưng cũng mới theo hướng chiều rộng và chưa khai thác đề chiều sâu, các sảnphẩm mới chỉ mang tính cơ bản và phục vụ nhóm khách đại trà thay vì các kháchhàng có những sở thích đặc biệt khác

Việc nghiên cứu giúp tác giả xác định được các hạn chế tồn tại như được đềcập ở trên, cùng với đó là nguyên nhân làm cơ sở để tác giả đề xuất giải pháp nhằmgiải quyết các hạn chế này trong nội dung của chương 3

Chương 3: Định hướng và giải pháp tăng cường thu hút khách du lịch quốc tế

của công ty lữ hành HG Travel đến năm 2020

Định hướng phát triển du lịch của Việt Nam đến năm 2020 xác định du lịch

là ngành kinh tế mũi nhọn, chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong cơ cấu GDP Mụctiêu thu hút khách du lịch quốc tế đạt tốc độ tăng trưởng tầm 7 -8 %/ năm đến 2020

và xác định các thị trường khách quốc tế thu hút gồm các thị trường gần (TrungQuốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Malaysia, Inđônêxia, Thái Lan, Úc); tăngcường khai thác thị trường khách cao cấp đến từ Tây Âu (Pháp, Đức, Anh, Hà Lan),Bắc Âu, Bắc Mỹ (Mỹ, Canada) và Đông Âu (Nga, Ukraina); mở rộng các thị trườngmới (Trung Đông, Ấn Độ)

Tầm nhìn thu hút khách du lịch quốc tế đến năm 2020 của HG Travel làlượng khách tăng trưởng bình quân 15% - 20% /năm; giữ vững các thị trường hiệntại và khai thác thêm một số thị trường mới như Tây Ban Nha, Nam Mỹ, TrungĐông, Nhật Bản Tăng cường khai thác đối tượng khách M.I.C.E và dần đưa tỉ trọngnhóm khách này lên mức 30% - 40%

Du lịch Việt nam đến năm 2020 nhìn chung có nhiều triển vọng với sự ưu đãicủa thiên nhiên, chính sách nhà nước có nhiều nới lỏng cho khách quốc tế như việcmiễn thị thực hoặc giảm phí thị thực cho một số quốc gia, cơ quan ban ngành tíchcực trong việc tham gia các hoạt động xúc tiến du lịch quốc tế nhằm quảng bá hìnhảnh quốc gia

Trang 17

Bên cạnh những triển vọng lạc quan, du lịch Việt Nam vẫn có những tháchthức cần đối mặt như tình hình chính trị, kinh tế thế giới và an toàn, an ninh hàngkhông có nhiều bất ổn ảnh hưởng đến sự an toàn của khách quốc tế khi đi du lịchkhiến họ dè dặt hơn, xu hướng mua hàng trực tuyến tác động không nhỏ tới hành vitiêu dùng của khách hàng khiến cho những công ty du lịch như HG sẽ bị cạnh tranhngày càng gay gắt hơn.

Các giải pháp tác giả đề xuất nhằm tăng cường thu hút khách du lịch quốc tếcho công ty HG Travel đến năm 2020 bao gồm:

Giữ vững thị phần các thị trường Anh, Úc, Trung Quốc; Tăng cường hoạt độngtrên các thị trường đã khai thác nhưng thị phần còn hạn chế: Mỹ, Nga, Ấn Độ thôngqua việc thành lập văn phòng đại diện; Đẩy mạnh khai thác các thị trường mới nhưHàn Quốc, Nhật Bản, Tây Ban Nha thông qua việc nghiên cứu tìm hiểu thị trường

và xây dựng đội ngũ nhân lực đủ trình độ và chuyên môn

Khai thác nhóm khách M.I.C.E từ các nước châu Á thông qua việc xây dựng

cơ sở dữ liệu nhà cung cấp phục vụ được các đoàn M.I.C.E và thành lập đội ngũ tưvấn viên chuyên trách về M.I.C.E

Nghiên cứu và phát triển sản phẩm theo hướng chiều sâu với việc nghiên cứuthêm các dòng sản phẩm về du lịch khám phá và du lịch trách nhiệm, khai thácthêm điểm đến Thái Lan mở rộng lựa chọn về sản phẩm cho khách hàng

Tăng cường các mối quan hệ chiến lược trong ngành giúp công ty nắm bắt cácthông tin về thị trường, về xu hướng của khách hàng, về thông tin các đối thủ cạnhtranh và về cả khách hàng của đối thủ cạnh tranh Các thông tin này sẽ là vô cùngquan trọng cho HG có thể triển khai được các kế hoạch mở rộng thị phần và khaithác thị trường mới trong kế hoạch thu hút khách hàng của công ty

Phát triển kênh bán hàng B2C với việc bổ sung thêm cổng thông tin B2C chokhách hàng trên website nhưng đảm bảo không mâu thuẫn lợi ích với các kháchhàng thuộc đối tượng B2B

Phát triển đội ngũ nhân sự đáp ứng các tiêu chuẩn về ngoại ngữ của các thứtiếng Anh, Pháp, Đức, Nga, Trung Quốc và có kế hoạch tìm kiếm nhân sự đáp ứng

Trang 18

yêu cầu về chuyên môn và ngoại ngữ cho các thứ tiếng Hàn Quốc, Nhật Bản, TâyBan Nha nhằm phục vụ cho kế hoạch mở rông thị trường sắp tới Các nhân viên tưvấn, chăm sóc khách hàng và hướng dẫn viên nhất thiết phải qua trường lớp đào tạochính qui và đảm bảo đáp ứng được yêu cầu của công việc.

Nhìn chung, về mặt lý thuyết, kết quả nghiên cứu đã khái quát những nội dung

cơ bản của thu hút khách du lịch quốc tế

Về mặt thực tiễn, đề tài đã phân tích thực trạng thu hút khách du lịch quốc tếcủa công ty HG Travel trong giai đoạn 2010 – 2014 với những kết quả và hạn chếcủa công ty trong hoạt động thu hút khách của mình Các giải pháp được đưa ra cótính khả thi và phù hợp để tăng cường thu hút khách du lịch quốc tế của HG đến2020

Bên cạnh những kết quả đã đạt được và những nỗ lực của tác giả trong quátrình thực hiện luận văn, luận văn vẫn không tránh khỏi một số hạn chế:

Thứ nhất: Luận văn nghiên cứu về các nội dung thu hút khách du lịch quốc tếnhưng chưa xác định được nội dung nào là nội dung quan trọng nhất ảnh hưởngviệc thu hút khách du lịch quốc tế của một doanh nghiệp nói chung

Thứ hai: Luận văn nghiên cứu chưa đề cập đến vấn đề quản lý trong thu hútkhách du lịch quốc tế từ góc độ doanh nghiệp

Thứ ba: về mặt thời gian và nguồn lực cũng như kiến thức còn hạn hẹp nênnhững nhận xét, đánh giá còn đôi chút mang tính chủ quan, có những nội dung chưa

đi sâu vào mặt lý luận Những hạn chế trên cũng chính là những gợi mở để tác giả

có định hướng khắc phục, mở rộng đề tài và phạm vi áp dụng cho những nghiên cứutiếp theo

Trang 19

LÊ THỊ THU TRANG

THU HÚT KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ ĐẾN VIỆT NAM CỦA CÔNG TY LỮ HÀNH

HG TRAVEL

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS TẠ VĂN LỢI

HÀ NỘI – 2015

Trang 20

MỞ ĐẦU

Hiện nay, du lịch đã được coi là một nhu cầu tất yếu của con người khi cácnhu cầu vật chất tối thiểu được đáp ứng Con người có nhu cầu đi du lịch để tìmhiểu về những điều mới, lạ xung quanh mình Họ muốn được nhìn ngắm nhữngcảnh vật, tìm hiểu về văn hoá, con người hay đơn giản chỉ là nghỉ ngơi ở một nơinào đó không phải nơi họ thường sống Nhờ sự phát triển về giao thông đi lại và cơ

sở hạ tầng, sự sẵn có của thông tin, du lịch quốc tế ngày càng trở nên dễ dàng hơnvàchi phí ngày càng hợp lý hơn

Công nghiệp không khói, tên gọi không chính thức của ngành du lịch, giữ vịtrí quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu Tầm quan trọng của ngành du lịch cũngđược nhấn mạnh qua báo cáo tóm lược hoạt động du lịch của Liên Hiệp Quốc(World Tourisrm Organization -Tourism Highlights 2014): “Tại nhiều quốc gia, dulịch quốc tế đóng vai trò lớn trong việc tạo ra nguồn thu ngoại tệ đóng góp quantrọng vào sự phát triển kinh tế và xã hội của quốc gia… Du lịch quốc tế đóng gópđến 30% tổng giá trị xuất khẩu dịch vụ và 6% trong tổng giá trị xuất khẩu hàng hoá

và dịch vụ toàn cầu Nguồn thu ngoại tệ xuất khẩu từ dịch vụ du lịch trên thế giớichỉ đứng sau nhiên liệu, hóa chất, thực phẩm và ô tô”

Tại Việt Nam, ngành du lịch ngày càng được quan tâm và chú trọng Tuynhiên, theo các chuyên gia nhận định, du lịch Việt Nam vẫn chưa phát triển tươngxứng với tiềm năng Lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam tuy có tăng trưởngtrong những năm trở lại đây nhưng không ổn định và dễ bị biến động theo tình hìnhmôi trường quốc tế Nguyên nhân chính được cho là do Việt Nam còn khá thụ độngtrong các hoạt động xúc tiến, quảng bá nhằmthu hút khách du lịch quốc tế Vấn đềnày đặt ra bài toán cho không những các cơ quan quản lý nhà nước của ngành dulịch nói chung mà còn cả các công ty kinh doanh trong lĩnh vực du lịch nói riêngtìm ra những định hướng và giải pháp để tăng cường thu hút khách du lịch quốc tếđến Việt Nam

Trang 21

1 Lý do lựa chọn đề tài

Du lịch là ngành dịch vụ có vai trò to lớn trong sự phát triển kinh tế và xáchội của Việt Nam.Theo Hội đồng du lịch và lữ hành thế giới (WTTC), năm 2014,giá trị Tổng mức đóng góp của ngành du lịch Việt Nam vào GDP đạt 367,2 nghìn tỉđồng, tương đương 9.3% tổng GDP và ngành du lịch cũng đóng góp 7.7% tổng việclàm quốc dân

Theo thống kê của Tổng cục Du lịch (TCDL), lượng khách du lịch quốc tếđến Việt Nam tăng trưởng khá tốt trong giai đoạn 2010 – 2013 ở mức trên 10%(11% - 19%) nhưng có dấu hiệu chững lại vào năm 2014 (chỉ tăng trưởng 4%).Đáng buồn hơn, trong bốn tháng đầu năm 2015, lượng khách quốc tế đến Việt Namchỉ đạt gần 2,7 triệu lượt, giảm hơn 12% so cùng kỳ năm trước, trong đó lượngkhách ở những thị trường trọng điểm như Trung Quốc giảm tới 40%, Nga giảm27% Góp phần đưa đến tình trạng này có những nguyên nhân khách quan như: sựbất ổn ở khu vực Biển Ðông và một số vùng trên thế giới (Nga, U-crai-na), sự biếnđộng kinh tế toàn cầu với việc giá USD lên cao trong khi giá đồng Euro, yên, đô la

Úc giảm

Tuy nhiên, cũng theo nhìn nhận của Tổng cục du lịch, hai nước láng giềng cóxuất phát điểm về du lịch thấp hơn Việt Nam là Lào, Cam-pu-chia vẫn có tốc độtăng trưởng rất tốt Nếu năm 2010, Lào chỉ đón 737 nghìn lượt khách quốc tế, Cam-pu-chia chỉ đón 466 nghìn lượt khách thì đến năm 2014, con số này đã tăng thành4,1 triệu lượt khách (Lào) và 4,5 triệu lượt khách (Cam-pu-chia) Ấy là còn chưa kểđến mức tăng trưởng về lượng khách quốc tế ở các quốc gia trong khu vực vốn cóthương hiệu du lịch như Thái Lan, Malaysia, Singapore Theo các chuyên gia đánhgiá, nguyên nhân dẫn đến sự tụt dốc trong tăng trưởng du lịch ở nước ta chủ yếuxuất phát từ chủ quan, khâu xúc tiến, quảng bá ở tầm quốc gia còn yếu và các doanhnghiệp còn bị động trong việc tìm kiếm và thu hút khách du lịch

HG Travel là công ty hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ điểm đếncho khách du lịch quốc tế từ năm 1997 đến nay.Công ty đã gặt hái được nhiều thành

Trang 22

công với thị phần ở hầu hết các thị trường khách từ châu Âu, châu Á, Mỹ và Úc.Tuy nhiên những biến động trong môi trường kinh doanh ngành du lịch đã ảnhhưởng không nhỏ tới lượng khách của công ty trong thời gian vừa qua đòi hỏi công

ty phải có những biện pháp cần thiết để thu hútkhách du lịch quốc tế nhiều hơntrong thời gian tới

Học viên lựa chọn đề tài “Thu hút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam của công ty lữ hành HG Travel” với mong muốn kết quả của quá trình nghiên cứu sẽ

giúp học viên đánh giá một cách có hệ thống về thực trạng thu hút khách du lịchquốc tế của công ty HG Travel và từ đó tìm ra được những giải pháp để có thể tăngcường thu hút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam giúp cho hoạt động kinh doanhcủa công ty ngày càng phát triển hơn

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục tiêu của đề tài là dựa trên lý luận và thực tiễn về thu hút khách du lịchquốc tế, luận văn đề xuất các giải pháp nhằm thu hút khách du lịch quốc tế của mộtdoanh nghiệp du lịch Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, đề tài cần thực hiện cácnhiệm vụ nghiên cứu như sau:

- Hệ thống lý luận về thu hút khách du lịch quốc tế về nội dung thu hút và quytrình thu hút và xác định các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả thu hút khách du lịchquốc tế của một doanh nghiệp du lịch

- Đánh giá thực trạng thu hút khách du lịch quốc tế của công ty HG Travel

- Đề xuất giải pháp nhằm tăng cường thu hút khách du lịch quốc tế của công ty

HG Travel

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

- Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là lý luận và thực tiễn của việc thu hútkhách du lịch quốc tế đến Việt Nam của công ty lữ hành HG Travel

Trang 23

- Phạm vi nghiên cứu

Nội dung nghiên cứu: Lý luận về thu hút khách du lịch quốc tế bao gồm nộidung thu hút và quy trình thu hút, các chỉ tiêu đánh giá thu hút và thực trạng thu hútkhách du lịch quốc tế tại công ty lữ hành HG

Phạm vi không gian: Tại công ty cổ phần lữ hành HG

Phạm vi thời gian: Nghiên cứu phân tích thực trạng giai đoạn 2010 – 2014 vàkiến nghị giải pháp 2015 – 2020

4 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp chung: Học viên sử dụng phương pháp duy vật biện chứng vàduy vật lịch sử, cùng với việc phân tích, tổng hợp và sử dụng bảng, hình để so sánh

và đánh giá

Phương pháp cụ thể:

 Phương pháp thu thập số liệu:

Số liệu sơ cấp: Báo cáo tình hình khách du lịch quốc tế đến Việt Nam củacông ty lữ hành HG Travel giai đoạn 2010 – 2014, kế hoạch chiến lược phát triểncủa công ty giai đoạn 2015 – 2020

Số liệu thứ cấp: Các số liệu trên website, trên các ấn phẩm báo, tạp chí củangành, của công ty HG Travel, của công ty đối thủ cạnh tranh, của các cơ quan banngành có liên quan

 Phương pháp xử lý số liệu:

Thông tin thu thập bằng phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánhdưới dạng bảng và lập biểu đồ so sánh qua các năm để làm cơ sở đánh giá

Trang 24

5 Tổng quan các công trình nghiên cứu cho đến nay

Qua quá trình nghiên cứu và tham khảo, học viên đã tìm hiểu một số cáccông trình nghiên cứu là luận văn thạc sĩ về đề tài liên quan đến thu hút khách dulịch quốc tế như sau:

Khonesavanh Boutsady, Luận văn thạc sĩ (2007) trường Đại học kinh tế quốc dân “Một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường thu hút khách du lịch quốc

tế đến nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào”

Đề tài đã hệ thống hóa lý luận về khách du lịch, phân loại khách du lịch và hệthống giải pháp để thu hút khách du lịch quốc tế, đồng thời cũng phân tích được thựctrạng thu hút khách du lịch cũng như đưa ra được một số giải pháp nhằm thu hút khách

du lịch quốc tế Tuy nhiên, phạm vi nghiên cứu của đề tài ở góc độ quốc gia (nướcCHDCND Lào) và thời gian nghiên cứu cách đây 8 năm nên những xu hướng củakhách du lịch quốc tế cũng như sản phẩm du lịch đã có nhiều sự thay đổi

Lê Diệu Ly, Luận văn thạc sĩ (2011) trường Đại học Kinh tế quốc dân

“Xúc tiến của Sở văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội nhằm thu hút khách du lịch quốc tế”

Đề tài này dựa trên những lý luận cơ bản về xúc tiến du lịch của tỉnh, Thànhphố, chỉ ra các nhân tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động xúc tiến dulịch, phân tích thực trạng xúc tiến của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội, vàđưa ra những định hướng và giải pháp tăng cường xúc tiến thu hút khách du lịchquốc tế Ở đề tài này, tác giả tập trung vào hoạt động xúc tiến, tuy nhiên hoạt độngnày chỉ là một trong những hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế, và một lần nữa,giác độ nghiên cứu của đề tài vẫn ở tầm vĩ mô (cơ quan quản lý nhà nước) mà chưa

đề cập được các nội dung ở giác độ vi mô (công ty lữ hành)

Phạm Diễm Hảo, Luận văn thạc sĩ (2011) trường Đại học Kinh tế quốc dân “Quản lý chất lượng sản phẩm du lịch nhằm thu hút khách du lịch quốc tế vào Hà Nội”

Trang 25

Đề tài này tập trung vào khía cạnh quản lý chất lượng sản phẩm du lịch, cũngchỉ là một trong những hoạt động thu hút khách du lịch Như đề tài của tác giả LêDiệu Ly, đối tượng mà đề tài nghiên cứu là hoạt động quản lý chất lượng sản phẩm

du lịch của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (ở tầm vĩ mô) nên cũng có những khíacạnh ở tầm vi mô chưa được đề cập

Các đề tài đã được nghiên cứu cách đây một thời gian khá lâu, môi trườngkinh doanh của ngành du lịch đã có nhiều sự thay đổi Hơn nữa, hầu như các đề tàinghiên cứu trên phạm vi vĩ mô (ở tầm quốc gia hoặc địa phương) mà chưa đi vàodoanh nghiệp cụ thể

Lê Thị Thu Huyền, Luận văn thạc sĩ (2010) trường Đại học ngoại thương

“Các giải pháp đẩy mạnh thu hút khách du lịch quốc tế đến thành phố Hội An giai đoạn 2010 - 2020”

Kết quả nghiên cứu của đề tài này đã khái quát hóa lý luận về khách du lịchquốc tế và vấn đề thu hút khách du lịch quốc tế, tác giả còn tìm hiểu kinh nghiệmthu hút khách du lịch quốc tế tại một số quốc gia trên thế giới để rút ra bài học kinhnghiệm cho Hội An Về phần thực trạng, tác giả đã có những đánh giá chung vềnhững kết quả đạt được, những mặt hạn chế và nguyên nhân và từ đó đưa ra một sốgiải pháp và kiến nghị để đẩy mạnh thu hút khách du lịch quốc tế đến Hội An tronggiai đoạn 2010 - 2020

Tuy nhiên, đề tài này được trên khía cạnh thu hút khách du lịch quốc tế đếnđịa phương, do vậy cũng chưa phân tích được các khía cạnh ở cấp doanh nghiệp

Qua các đề tài đã nghiên cứu về hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế, họcviên nhận thấy các đề tài chủ yếu là nghiên cứu đối tượng ở tầm vĩ mô (quốc gia,địa phương) mà chưa nghiên cứu ở tầm vi mô cấp doanh nghiệp Hơn nữa, thời gianthực hiện nghiên cứu đề tài đã cách đây nhiều năm, do vậy môi trường kinh doanh

du lịch nói chung đã có nhiều sự thay đổi Vì thế, đề tài “Thu hút khách du lịch

quốc tế của công ty lữ hành HG Travel”là đề tài mà học viên mong muốn thực hiện

dựa trên khía cạnh vi mô (công ty lữ hành, cụ thể là HG Travel) nghiên cứu những

Trang 26

yếu tố ảnh hưởng đến thu hút khách du lịch của một công ty lữ hành, đề tài nàykhông có sự trùng lặp với các đề tài nghiên cứu trước đã được công bố.

6 Kết cấu của đề tài bao gồm 3 chương

Chương 1: Khái quát chung về thu hút khách du lịch quốc tế của doanh nghiệp Chương 2: Thực trạng thu hút khách du lịch quốc tế của công ty lữ hành HG Travel giai đoạn 2010 – 2014

Chương 3: Định hướng và giải pháp tăng cường thu hút khách du lịch quốc tế của công ty lữ hành HG Travel đến năm 2020

Trang 27

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THU HÚT KHÁCH

DU LỊCH QUỐC TẾ CỦA DOANH NGHIỆP

1.1 Thu hút khách du lịch quốc tế và ý nghĩa của thu hút khách du lịch quốc tế

1.1.1 Một số khái niệm cơ bản

Du lịch là một ngành kinh doanh bao gồm các hoạt động tổ chức hướng dẫn

du lịch, sản xuất, trao đổi hàng hoá và dịch vụ của những doanh nghiệp, nhằm đápứng các nhu cầu về đi lại lưu trú, ăn uống, tham quan, giải trí, tìm hiểu và nhu cầukhác của khách du lịch Các hoạt động đó đem lại lợi ích kinh tế, chính trị, xã hộithiết thực cho nước làm du lịch và cho bản thân doanh nghiệp

Du lịch quốc tế là sự dịch chuyển và lưu trú tạm thời của con người trongthời gian nhàn rỗi ở một quốc gia khác bên ngoài nơi cư trú thường xuyên của mìnhnhằm mục đích tham quan, giải trí, nghỉ ngơi, chữa bệnh Qua đó, con người cóđiều kiện phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao nhận thức văn hóa, kèm theoviệc tiêu thụ các giá trị tự nhiên, kinh tế và văn hóa qua các sản phẩm du lịch

Khách du lịch quốc tế là bất kỳ một người nào đó đi ra khỏi nước người đó

cư trú thường xuyên và ngoài môi trường sống thường xuyên của họ với thời gianliên tục ít hơn 12 tháng với mục đích của chuyến đi là không phải đến đó để nhậnthù lao (hay nói cách khác là không phải để kiếm sống) (định nghĩa UNWTO)

Theo khoản 3 (Điều 34, chương 1) của Luật Du lịch Việt Nam 2005 quyđịnh: “Khách du lịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nướcngoài vào Việt Nam du lịch; công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tạiViệt Nam ra nước ngoài du lịch”

Trong đề tài này, đối tượng được nghiên cứu là người nước ngoài, người ViệtNam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch, hay nói cách khác là khách dulịch quốc tế đến Việt Nam (Inbound) mà sau đây sẽ được gọi tắt là “khách du lịchquốc tế”

Trang 28

Từ trước đến nay đã có nhiều nghiên cứu về tình hình và thực trạng thu hútkhách du lịch đến quốc gia hay địa phương trên thế giới và ở Việt Nam, tuy nhiên, ởhầu hết các nghiên cứu này, khái niệm “thu hút khách du lịch quốc tế” ít được đềcập đến một cách hoàn chỉnh mà chỉ được biểu hiện bằng cách liệt kê các hoạt độngnhằm mục đích thu hút khách du lịch quốc tế.

Trong bài viết này, học viên xin được phép đưa ra khái niệm “Thu hút khách

du lịch quốc tế” là việc một quốc gia, địa phương hoặc doanh nghiệp thực hiện cácchính sách, công cụ, biện pháp khác nhau nhằm khuyến khích khách du lịch quốc tếđến quốc gia, địa phương hoặc sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp trong một khoảngthời gian nhất định

Các chính sách, công cụ, biện pháp sẽ phải theo hướng khuyến khích, tăngcường, thúc đẩy chứ không phải theo hướng thắt chặt và hạn chế mới có tác độngthu hút Ví dụ, khi quốc gia áp dụng chính sách miễn thị thực cho khách quốc tế từmột số quốc gia khác thì khả năng lượng khách từ các quốc gia được miễn thị thực

đó sẽ tăng lên Một ví dụ khác khi doanh nghiệp áp dụng các chương trình khuyếnmãi giảm giá tour trong một giai đoạn nhất định có thể khiến lượng khách tăng hơn

so với lượng khách của các giai đoạn khác

Khi xét đến thu hút khách du lịch quốc tế, chúng ta sẽ xem xét trong một giaiđoạn cụ thể nhất định Bởi chỉ khi trong một giai đoạn cụ thể, với những yếu tố tácđộng cụ thể gây ảnh hưởng theo hướng không thuận lợi thì các chính sách, công cụhay biện pháp mới cần được đưa ra nhằm tác động đem lại kết quả tích cực với điềukiện bối cảnh được xác định và dự báo Khi những bối cảnh từ môi trường có sựthay đổi và không như dự báo, thì các chính sách, công cụ và biện pháp sẽ có thểkhông còn hiệu quả nữa và sẽ cần phải thay đổi, vì vậy việc thu hút khách du lịchquốc tế phải được xem xét trong một giai đoạn nhất định

Trang 29

1.1.2 Ý nghĩa của việc thu hút khách du lịch quốc tế

Hiện nay, hầu hêt các quốc gia trên thế giới đều xác định du lịch là một trongnhững ngành kinh tế quan trọng, đóng góp đáng kể và hiệu quả vào sự nghiệp pháttriển kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá của một quốc gia Theo Công bố tại Hội nghị

Bộ trưởng du lịch G20 tại Mexico, ngành du lịch chiếm 9% thu nhập GDP thế giới.Tổng giá trị đóng góp du lịch vào GDP của quốc gia gồm:

Đóng góp trực tiếp (1) + Đóng góp gián tiếp (2) + Đóng góp phát sinh (3).(1) Đóng góp trực tiếp: Tổng chi tiêu (trên phạm vi quốc gia) của khách dulịch, chi tiêu của Chính phủ đầu tư cho các điểm tham quan; thu nhập của các doanhnghiệp lữ hành, khách sạn, cơ sở lưu trú, vận chuyển (đường bộ, đường không,đường thủy, ), cầu cảng, sân bay, dịch vụ vui chơi giải trí, các điểm tham quan dulịch, các cửa hàng bán lẻ, các khu dịch vụ văn hóa, thể thao, giải trí

(2) Đóng góp gián tiếp:

+ Chi tiêu đầu tư vật chất cho du lịch: Ví dụ như đầu tư mua máy bay mới,xây dựng khách sạn mới;

Trang 30

+ Chi tiêu công của chính phủ: ví dụ như đầu tư kinh phí xúc tiến, quảng bá,hàng không, chi phí cho công tác quản lý nhà nước chung, chi phí cho phục vụ antoàn an ninh, vệ sinh môi trường

+ Chi phí do các đơn vị, cơ sở cung cấp dịch vụ mua sắm trong nước đối vớihàng hóa, dịch vụ để phục vụ khách du lịch Ví dụ: chi phí mua sắm thực phẩm,dịch vụ giặt là trong khách sạn, chi phí mua xăng dầu, dịch vụ cho hàng không, dịch

vụ tin học, kết nối mạng trong các hãng lữ hành

(3) Đóng góp phát sinh: Đây là khoản chi tiêu cá nhân của tổng đội ngũ, lựclượng lao động tham gia cả trực tiếp và gián tiếp vào ngành du lịch trên toàn quốc,gồm cả các cấp quản lý nhà nước và cơ sở cung cấp dịch vụ, hãng lữ hành, kháchsạn

Du lịch là hoạt động xuất khẩu có hiệu quả cao nhất và đem lại đáng kể nguồn ngoại tệ cho quốc gia

Du lịch là loại hình xuất khẩu hiệu quả nhất vì đó là loại hình xuất khẩu tạichỗ (không cần phải chuyên chở mà khách hàng tự tìm đến) do vậy sẽ không phátsinh các chi phí về vận chuyển và không gặp rào cản thuế quan mậu dịch quốc tế

Không chỉ là ngành xuất khẩu tại chỗ, du lịch còn là ngành xuất khẩu “hànghoá vô hình” mang lại nguồn thu nhưng ở một mức độ nào đó không làm mất đi giátrị (cảnh quan thiên nhiên, văn hoá, phong tục tập quán)

Khách du lịch quốc tế mang theo tiền kiếm được từ quốc gia cư trú đến tiêu

ở nước đến du lịch, trong chừng mực nào đó được coi là xuất khẩu của nước đến dulịch, do đó giúp cải thiện cán cân thương mại quốc gia Vì vậy, nếu du lịch quốc tếđược duy trì một cách thường xuyên và phù hợp thì nó có thể được coi như một tácnhân giữ ổn định nguồn thu ngoại tệ từ xuất khẩu Các nước đang phát triển nhưViệt Nam cần du khách quốc tế đến đất nước đông hơn số công dân nước mình đi

du lịch ra nước ngoài Đây là lợi thế nhằm cải thiện cán cân thương mại do côngdân trong nước có thu nhập thấp ít có điều kiện đi du lịch ra nước ngoài

Trang 31

Du lịch góp phần thu hút vốn đầu tư nước ngoài và tăng cường hoạt động ngoại thương

Các nhà kinh doanh đi tìm hiệu quả của đồng vốn trong khi du lịch là mộtlĩnh vực kinh doanh hấp dẫn so với nhiều ngành kinh tế khác với tỉ suất lợi nhuậncao Du lịch đem lại tỷ suất lợi nhuận cao vì vốn đầu tư vào du lịch tương đối ít sovới ngành công nghiệp nặng, giao thông vận tải mà khả năng thu hồi vốn lại nhanh,

kỹ thuật không phức tạp Hơn nữa, du lịch quốc tế lại là một nguồn thu ngoại tệđáng kể trong tổng doanh thu mà ngành du lịch mang lại, vậy nên việc thu hútkhách du lịch quốc tế sẽ giúp các nhà đầu tư nước ngoài chú trọng và đẩy mạnh đầu

tư hơn nữa vào ngành du lịch Ngoài ra, hoạt động du lịch phát triển sẽ kéo theo sự

mở rộng giao lưu kinh tế văn hoá giữa các vùng, miền và với quốc tế Có thể nói,thông qua hoạt động du lịch quốc tế mà các giao dịch thương mại cũng như việc gặp

gỡ, trao đổi thông tin, công nghệ giữa các quốc gia được đẩy mạnh Điều này gópphần xúc tiến hoạt động ngoại thương và đem lại nguồn lợi lớn cho quốc gia

Tại Việt Nam, vốn nước ngoài vào du lịch chủ yếu được đầu tư vào các dự áncung cấp dịch vụ du lịch cao cấp, điển hình là các dự án bất động sản du lịch nhưLotte Hotels & Resorts (Hàn Quốc) mua Khách sạn Legend Hotel Saigon trị giáhơn 62 triệu USD,liên doanh 3 công ty Long Beach Corp, ESACO, Tropicana đầu

tư 68 triệu USD vào xây dựng khu nghỉ dưỡng tại huyện đảo Phú Quốc, Tập đoànSix Senses Thái Lan đã đầu tư 3 khu nghỉ mát mang thương hiệu Ana Mandara tạiNha Trang và Đà Lạt Ngoài ra, Tập đoàn Banyan Tree của Singapo đầu tư Khu dulịch sinh thái tại khu Kinh tế Chân Mây - Lăng Cô, tỉnh Thừa Thiên-Huế

Nguồn vốn đầu tư nước ngoài có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao chấtlượng của ngành du lịch, đa dạng hóa sản phẩm, khai thác tiềm năng vô cùng lớncủa du lịch của Việt Nam

Trang 32

1.1.2.2 Ý nghĩa về mặt xã hội

Du lịch tạo ra nhiều công ăn việc làm cho xã hội

Ngành du lịch được xem là một trong những ngành phát triển năng động nhấttrên toàn cầu Theo nghiên cứu của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), một công việctrong ngành du lịch có thể tạo thêm 1,5 việc làm gián tiếp khác cho các ngành kinh

tế liên quan

Việc làm trực tiếp: người làm việc những công việc có liên hệ trực tiếp vớikhách như người làm việc tại các hãng hàng không, khách sạn, cho thuê xe du lịch,nhà hàng, bán lẻ và các cơ sở giải trí

Việc làm gián tiếp: những người làm việc cho các cơ sở cung ứng cho ngành

du lịch, như cung cấp thức ăn cho các hãng hàng không, dịch vụ giặt là, cung cấpthực phẩm, bán buôn và kế toán, các cơ quan nhà nước, các công ty xây dựng vàsản xuất hàng xuất khẩu và hàng sử dụng trong ngành du lịch gồm sản xuất sắt thép,

Mặt khác, thông qua du lịch, người dân địa phương có cơ hội tiếp xúc với dukhách từ nơi khác đến, đặc biệt là du khách quốc tế, học hỏi được văn hoá, vănminh, phong cách sống, thẩm mĩ, cũng như những tiêu chuẩn của ngành dịch vụ mà

du khách yêu cầu

Như vậy, du lịch góp phần tạo nên sự phát triển về cả mặt cơ sở hạ tầng lẫnkiến trúc thượng tầng, điều này đặc biệt cần thiết đối với quốc gia đang phát triểnnhư Việt Nam

Trang 33

Du lịch là phương tiện tuyên truyền quảng bá hình ảnh quốc gia

Giới thiệu điểm đến là một trong những nhiệm vụ mà bất kỳ một công ty dulịch hay cơ quan quản lý nhà nước ngành du lịch phải làm khi thực hiện xúc tiến dulịch nhằm thu hút khách du lịch đến với đất nước, địa phương của họ Thông quaviệc giới thiệu điểm đến và sự trải nghiệm thực tế của du khách, du khách quốc tế sẽhiểu hơn một phần nào đó về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, con người, phongtục tập quán của một quốc gia nơi họ đến thăm, những hình ảnh về quốc gia đóđược họ lưu giữ, được chia sẻ với những người khác thông qua các phương tiện trựctiếp hoặc gián tiếp

1.2 Nội dung thu hút khách du lịch quốc tế

1.2.1 Đối tượng khách du lịch quốc tế cần thu hút

Đối tượng cần thu hút là khách du lịch quốc tế, như khái niệm ở trên “Khách

du lịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào ViệtNam du lịch; công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam ranước ngoài du lịch”

Khách du lịch quốc tế trước hết phải là khách du lịch, họ phải là người khởihành rời khỏi nơi cư trú thường xuyên của mình, với mục đích khác nhau trừ mụcđích lao động kiếm tiền ở nơi đến Những đối tượng sau sẽ không được thống kê làkhách du lịch:

 Những người đến để làm việc có hoặc không có hợp đồng lao động

Trang 34

 Phân loại khách du lịch quốc tế theo hướng đi của khách bao gồm:

 Khách du lịch quốc tế chủ động: là hình thức du lịch của những người từnước ngoài đến một quốc gia nào đó và tiêu ngoại tệ ở đó

 Khách du lịch quốc tế thụ động: là hình thức du lịch của công dân một quốcgia nào đó và của những người đang cư trú trên lãnh thổ quốc gia đó đi ranước khác du lịch

 Phân loại khách du lịch quốc tế theo khu vực cư trú có:

 Khách khu vực châu Âu

 Khách khu vực châu Mỹ

 Khách khu vực châu Á

 Khách khu vực Úc – New Zealand…

 Phân loại khách du lịch quốc tế theo động cơ khởi hành sẽ bao gồm:

 Nhóm đối tượng khách du lịch nghỉ ngơi: khách đi du lịch với mục đích nghỉngơi, giải trí, phục hồi tâm sinh lý, tiếp cận gần gũi với thiên nhiên, thay đổimôi trường sống hoặc đi với mục đích tìm hiểu văn hoá, lịch sử…

 Nhóm đối tượng khách đi du lịch với động cơ nghề nghiệp: đi du lịch vớimục đích tìm hiểu cơ hội kinh doanh kết hợp với giải trí, mục đích thămviếng, công tá hơạc đi du lịch kết hợp họp mặt, hội nghị, khuyến thưởng,tham gia sự kiện……

 Nhóm đối tượng khách đi du lịch với mục đích khác: là những khách du lịch

đi du lịch với mục đích thăm viếng người thân, chữa bệnh, quá cảnh hoặcmục đích khác…

1.2.2 Kênh thu hút khách du lịch quốc tế

Trang 35

Với chủ thể là doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch, có hai kênh để chủthể có thể thực hiện thu hút là:

Kênh thu hút trực tiếp: Chính doanh nghiệp bán trực tiếp các sản phẩm của mìnhcho khách du lịch Phương thức này áp dụng đối với những doanh nghiệp có quy môtương đối lớn với văn phòng đại diện phủ khắp nhiều thị trường, và doanh nghiệp amhiểu sâu sắc nhu cầu, xu hướng, thị hiếu của khách hàng Doanh nghiệp lúc này sẽ đảmpnhiệm cả vai trò tư vấn, bán trực tiếp và cung cấp, bố trí dịch vụ cho khách hàng

Kênh thu hút gián tiếp: không đòi hỏi có sự tiếp xúc trực tiếp giữa khách dulịch và công ty du lịch Công ty du lịch sẽ thông qua các công ty trung gian như cáccông ty điều hành du lịch hoặc đại lý du lịch tại nước ngoài.Lúc này công ty du lịch

sẽ không trực tiếp bán sản phẩm du lịch cho khách du lịch mà sẽ thông qua cáctrung gian, các công ty du lịch lúc này chỉ đóng vai trò là người cung cấp dịch vụ

1.2.3 Chính sách thu hút khách du lịch quốc tế của doanh nghiệp du lịch

Du lịch là sản phẩm vô hình, cũng như các ngành dịch vụ khác, sản phẩm dulịch không thể trực tiếp sở hữu hay tận mắt nhìn thấy mà nó được coi là chuỗi hànhđộng của bên bán cung cấp cho bên mua và kết quả tốt nhất là đem lại lợi ích, sự hàilòng và thoả mãn cho bên mua

Sản phẩm du lịch mang đặc tính hoàn toàn khác biệt của dịch vụ bao gồm:tính vô hình, tính không đồng nhất, không thể tách rời được, khó kiểm soát chấtlượng… Vì vậy, các nguyên lý sử dụng cho sản phẩm hữu hình không thể phù hợphoàn toàn với lĩnh vực dịch vụ, cũng bởi vậy, các chính sách nhằm tăng lượngkhách hàng mua một sản phẩm hữu hình sẽ khác với các chính sách thu hút kháchhàng cho sản phẩm vô hình như du lịch

Với một doanh nghiệp du lịch, các chính sách để thu hút khách hàng sẽ xoay quanhcác vấn đề về Sản phẩm; Giá; Địa điểm; Xúc tiến; Con người và Chăm sóc khách hàng.1.2.3.1 Chính sách sản phẩm

Trang 36

Sản phẩm du lịch là sự kết hợp của nhiều loại hình dịch vụ (ăn, ở, đi lại, giảitrí…) với điều kiện thời gian, không gian và điều kiện tiêu dùng.Sự kết hợp củađiểm đến và các dịch vụ tạo nên sự phong phú của sản phẩm.

Sản phẩm được thiết kế trọn gói sẽ bao gồm nhiều dịch vụ đơn lẻ được kếthợp lại với nhau mang lại nhiều lợi ích giá trị gia tăng cho khách hàng Việc góp tất

cả các dịch vụ đơn lẻ, các nhà cung cấp thành một giúp cho khách hàng cảm thấytiện lợi, dễ dàng và thú vị với các trải nghiệm được kết hợp có sự liên kết và phùhợp lẫn nhau.Các nhà cung cấp dịch vụ nhỏ lẻ cung cấp theo yêu cầu của đại lý dulịch, công ty du lịch sắp xếp các dịch vụ này thành một chương trình trọn gói, vàbán chúng theo giá bán Các công ty du lịch đã nâng các dịch vụ lên một cấp độmới, khuếch trương và nhận chi phí dịch vụ từ nó Khi các dịch vụ đơn lẻ tự thựchiện cung cấp trên thị trường, chưa chắc nó đã được thị trường chấp nhận Tuynhiên, nếu dịch vụ này nằm trong một khâu của một gói du lịch thì số lượng kháchhàng sử dụng nó sẽ trở nên nhiều hơn, ổn định hơn và với nhu cầu cao hơn, dịch vụ

đó thậm chí có thể bán được với giá cao hơn

Ví dụ, dịch vụ vận chuyển bằng xe trâu ở khu du lịch Vân Long – Ninh Bình,với khách nội địa hay người dân địa phương thì dịch vụ này lại rất bình thườngnhưng với khách du lịch quốc tế những người mà phương tiện đi lại của họ chủ yếu

là ô tô thì dịch vụ này lại trở nên đặc biệt Tuy nhiên nếu dịch vụ này được bánriêng lẻ thì lại khó thu hút khách hàng, những người làm sản phẩm sẽ khảo sát vànghiên cứu đưa ra gói du lịch bao gồm: di chuyển bằng xe trâu, thăm nhà ngườidân, tìm hiểu về văn hoá lúa nước, tự tay cấy lúa, gặt lúa với người dân địa phương,

ăn trưa/ tối tại nhà người dân địa phương… Nhờ gói dịch vụ này mà sản phẩm trởnên hấp dẫn hơn, thu hút khách du lịch quốc tế mong muốn tìm hiểu về đời sốngvăn hoá người dân địa phương thông qua nhiều hoạt động khác nhau được kết hợplại Giá của gói dịch vụ này cũng sẽ cao hơn so với giá của từng dịch vụ đơn lẻ gộplại bởi nó đã được “đóng gói”, và tính chi phí dịch vụ cũng như giá trị gia tăng vì sựtiện ích đem lại cho khách hàng

Trang 37

1.2.3.2 Chính sách giá

Giá cả là những gì mang lại doanh thu, lợi nhuận cho doanh nghiệp Đồngthời, giá tạo ra chi phí cho khách hàng, là những gì họ “trả” để có được sản phẩmvới tính năng và nhãn hiệu cụ thể Doanh nghiệp phát triển thói quen thường xuyênxem xét và xem xét lại các mức giá của các sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệpđang cung cấp để đảm bảo rằng nó luôn phù hợp với thực tế của thị trường hiện tại.Bằng việc nâng giá, các doanh nghiệp có thể đánh mất một số lượng khách hàng,nhưng tỷ lệ phần trăm khách hàng còn lại có thể sẽ phát sinh lợi nhuận trên từnggiao dịch bán hàng Do đó để xây dựng chính sách giá cả các doanh nghiệp luônphải cân nhắc chi phí nào doanh nghiệp phải chịu với mức giá mà thị trường chấpnhận có lãi; sản phẩm mang nhãn hiệu của doanh nghiệp mình đáng giá bao nhiêu

và làm sao truyền được giá trị này cho khách hàng; mức doanh thu hay thị phầnnào, sản phẩm có thể đạt được, để thu lợi nhuận tối đa

1.2.3.3 Chính sách về địa điểm

Địa điểm là nơi doanh nghiệp đặt văn phòng của mình, đó có thể là vănphòng điều hành đặt tại các điểm đến của doanh nghiệp giúp doanh nghiệp tiếp cậngần hơn với các nhà cung cấp, kiểm soát tốt hơn chất lượng dịch vụ cũng như đápứng được nhu cầu chăm sóc khách hàng tại chỗ Văn phòng của doanh nghiệp cũng

có thể là văn phòng đại diện đặt tại khu vực của khách hàng nơi doanh nghiệp cóthể tiếp cận gần gũi với khách hàng và thực hiện các hoạt động giới thiệu, quảng bá

và bán hàng tới khách hàng một cách nhanh chóng và hiệu quả Việc đầu tư, mởrộng hoạt động các văn phòng giúp doanh nghiệp tăng cường được hệ thống điềuhành – kinh doanh và tăng cường khai thác thị trường tại chỗ, qua đó tiếp tục mởrộng thị phần

Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ thông tin, bên cạnh các địa điểmvăn phòng hữu hình, phương thức bán hàng trực tuyến ngày càng phát triển mạnh

mẽ và đang dần chiếm thị phần so với phương thức truyền thống Do tính vô hìnhcủa sản phẩm du lịch, khách hàng thường tìm hiểu thông tin qua các phương tiện

Trang 38

truyền thông, qua các website và qua tham khảo của những người đã mua và sửdụng dịch vụ trước đó Do vậy hầu hết các khách hàng đều tìm kiếm thông tin quainternet trước khi mua sản phẩm dịch vụ, và vì vậy mà website dịch vụ du lịch trựctuyến ra đời ngày càng nhiều và phát triển mạnh mẽ, trở thành xu hướng mới củangành công nghiệp du lịch Lúc này, các công ty du lịch sẽ không chỉ bán dịch vụcho khách hàng thuộc khu vực lân cận văn phòng du lịch của mình nữa mà có thểbán cho tất cả các khách hàng trên toàn thế giới

1.2.3.4 Chính sách xúc tiến

Xúc tiến là một quá trình truyền thông do người bán thực hiện nhằm gây ảnhhưởng đến nhận thức, thái độ, hành vi của người mua và cuối cùng thuyết phục họmua sản phẩm của mình

Cầu sản phẩm dịch vụ bao giờ cũng mang tính thời vụ và thất thường Thôngthường khi mua sản phẩm dịch vụ nói chung khách hàng rất cần các lời khuyên củacác chuyên gia nhất là của các đại lý du lịch.Cầu về sản phẩm du lịch rất nhạy bén vềgiá cả và biến động về tình hình kinh tế Sự trung thành của khách hàng với các nhãnhiệu không sâu sắc Do vậy mục đích của xúc tiến là để thuyết phục, nhắc nhở kháchhàng mua sản phẩm của mình dù sản phẩm cũ hay mới, thậm chí là thay đổi các quanniệm, các hình ảnh,… Đồng thời xúc tiến thông báo cho khách hàng các chương trình

du lịch, các sản phẩm dịch vụ mới trong kinh doanh lữ hành – khách sạn và đặc tínhcủa nó Hoặc có thể thuyết phục khách hàng mua các chương trình du lịch Trongkinh doanh du lịch thìtruyền thông thuyết phục sẽ được quan tâm nhiều nhất vì nó cóthể sửa đổi thái độ, thói quen và củng cố niềm tin của khách hàng cả trước và sau khimua Xúc tiến hỗn hợp là thực hiện việc xúc tiến bằng cách kết hợp các công cụ xúctiến để đạt hiệu quả tốt nhất Các công cụ đó bao gồm: Quảng cáo, xúc tiến bán(khuyến mãi), bán trực tiếp, quan hệ công chúng và truyền thông

1.2.3.5 Chính sách con người

Con người là nhân tố giữ vị trí quan trọng trong ngành dịch vụ vì con người

là nhân tố chính tạo ra dịch vụ và quyết định tới chất lượng dịch vụ cung ứng Bởi

Trang 39

vì con người là nhân tố không thể thiếu tham gia vào quy trình cung ứng dịch vụcủa công ty Do vậy chất lượng dịch vụ cũng như sự thành công của một công typhụ thuộc rất nhiều yếu tố con người

Sản phẩm du lịch là sản phẩm dịch vụ, do vậy thời điểm tiêu thụ là sản phẩmsản xuất ra ở đâu thì tiêu thụ ngay tại đó nên yếu tố con người là không thể tách rời

và có ý nghĩa vô cùng quan trọng, nó quyết định sự thành công của sản phẩm, uy tíncủa sản phẩm, mức độ thoả mãn của sản phẩm đối với khách hàng hay nói cáchkhác nó quyết định lợi nhuận của doanh nghiệp Với tầm quan trọng như vậy chínhsách con người là một trong những yếu tố luôn được các doanh nghiệp đầu tư vàphát triển

1.2.3.6 Chính sách chăm sóc khách hàng

Sản phẩm du lịch thường là kinh nghiệm du lịch nên dễ bắt chước, và để đưa

ra một sản phẩm mới hoàn toàn rất khó Một điểm đến thì cũng có những nhà cungứng những dịch vụ du lịch tương tự nhau, nếu chỉ cần có hai công ty du lịch cùngkinh doanh tour tới điểm đó, cùng thời gian, cùng một đoạn thị trường khách hàngmục tiêu, thì dịch vụ của hai công ty đó cung cấp gần như ngang nhau Thành phầngiúp họ hơn đối thủ cạnh tranh chỉ có thể là sự chăm sóc khách của hướng dẫn viên,dịch vụ chăm sóc khách trên tour và sau tour cũng như những chính sách hậu mãicho khách hàng

Việc theo dõi những phản hồi của khách hàng và có những phúc đáp lạikhách hàng sẽ giúp công ty duy trì được mối quan hệ với khách hàng để khách hàngquay lại sử dụng dịch vụ hoặc giới thiệu với bạn bè, người thân của họ

1.3 Quy trình thu hút khách du lịch quốc tế của doanh nghiệp du lịch

Quy trình thu hút khách du lịch quốc tế bao gồm bốn hoạt động chính:Nghiên cứ thị trường, Lập kế hoạch thu hút, triển khai thực hiện kế hoạch thu hút vàđánh giákết quả

1.3.1 Nghiên cứu thị trường

Trang 40

Nghiên cứu thị trường là hoạt động đầu tiên và quan trọng nhất cho mọi kếhoạch thu hút khách hàng, bởi doanh nghiệp cần phải biết khách hàng của mình là

ai và nhu cầu của họ là gì để có thể tiến hành các hoạt động thu hút nhắm vào đốitượng khách hàng đó

1.3.1.1 Xác định nhu cầu của khách du lịch quốc tế

Chúng ta đang sống trong thời đại với sự phát triển không ngừng của nền sảnxuất xã hội Khi trình độ kinh tế, xã hội và dân trí của con người ngày càng pháttriển thì nhu cầu của con người không chỉ dừng ở mức ăn mặc, đi lại thông thường

mà còn có cả những nhu cầu vui chơi, giải trí, thưởng thức những cái đẹp, thư giãntinh thần, nâng cao hiểu biết xã hội

Du lịch chính là một hoạt động giúp cho con người có thể thoả mãn đượcnhững “cái cần” đã nói ở trên

Nhu cầu của khách du lịch quốc tế, cũng như nhu cầu của khách du lịchthông thường có các đặc điểm chung như sau:

Nhu cầu đi du lịch để nghỉ ngơi: khách đi du lịch với mục đích nghỉ ngơi,giải trí, phục hồi tâm sinh lý, tiếp cận gần gũi với thiên nhiên, thay đổi môi trườngsống hoặc đi với mục đích tìm hiểu văn hoá, lịch sử…

Nhu cầu đi du lịch để tìm hiểu cơ hội kinh doanh kết hợp với giải trí, mụcđích thăm viếng, công tác hơạc đi du lịch kết hợp họp mặt, hội nghị, khuyếnthưởng, tham gia sự kiện……

Nhu cầu đi du lịch để thoả mãn những nhu cầu khác là những khách du lịch đi dulịch với mục đích thăm viếng người thân, chữa bệnh, quá cảnh hoặc mục đích khác…

Tuy nhiên, khác với khách du lịch nội địa Việt Nam, khách du lịch quốc tế cónhững nhu cầu tương đối khác biệt trên các khía cạnh về nhu cầu vận chuyển, nhucầu ăn uống, nhu cầu thăm quan, các nhu cầu bổ sung khác

Về nhu cầu vận chuyển, do khách du lịch quôc tế đến từ các quốc giakhác nên đòi hỏi về dịch vụ vận chuyển đa dạng hơn so với khách du lịch nội

Ngày đăng: 13/09/2019, 15:43

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
14. Khonesavanh Boutsady, Luận văn thạc sĩ (2007) trường Đại học kinh tế quốc dân “Một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường thu hút khách du lịch quốc tế đến nước CHDCND Lào” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường thu hút khách du lịch quốctế đến nước CHDCND Lào
15. Lê Thị Thu Huyền, Luận văn thạc sĩ (2010) trường Đại học ngoại thương“Các giải pháp đẩy mạnh thu hút khách du lịch quốc tế đến thành phố Hội An giai đoạn 2010 - 2020” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các giải pháp đẩy mạnh thu hút khách du lịch quốc tế đến thành phố HộiAn giai đoạn 2010 - 2020
16. Lê Diệu Ly, Luận văn thạc sĩ (2011) trường Đại học Kinh tế quốc dân “Xúc tiến của Sở văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội nhằm thu hút khách du lịch quốc tế” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xúctiến của Sở văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội nhằm thu hút khách du lịchquốc tế
17. Phạm Diễm Hảo, Luận văn thạc sĩ (2011) trường Đại học Kinh tế quốc dân“Quản lý chất lượng sản phẩm du lịch nhằm thu hút khách du lịch quốc tế vào Hà Nội” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý chất lượng sản phẩm du lịch nhằm thu hút khách du lịch quốc tếvào Hà Nội
18. Phạm Quang Hưng (2012) “Đóng góp của du lịch vào GDP”http://www.vietnamtourism.com/index.php/news/items/6867 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đóng góp của du lịch vào GDP
19. Hồng Trang (2015), Giải pháp cấp bách thu hút khách du lịch quốc tế http://www.nhandan.com.vn/xahoi/du-lich/item/26470902-giai-phap-cap-bach-thu-hut-khach-du-lich-quoc-te.html Link
20. Thư viện học liệu mở Việt Nam (VOER), Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển hoạt động kinh doanh lữ hành của các doanh nghiệp lữ hànhhttp://voer.edu.vn/m/cac-chi-tieu-danh-gia-su-phat-trien-hoat-dong-kinh-doanh-lu-hanh-cua-cac-doanh-nghiep-lu-hanh/4c0ef9f0 Link

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w