1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vấn đề hôn nhân và gia đình trong tiểu thuyết thời xa vắng của lê lựu

52 121 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN ====== TRƯƠNG THỊ DUYÊN VẤN ĐỀ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH TRONG TIỂU THUYẾT THỜI XA VẮNG CỦA LÊ LỰU KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Văn học Việt Nam HÀ NỘI, 2018 TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN ====== TRƯƠNG THỊ DUYÊN VẤN ĐỀ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH TRONG TIỂU THUYẾT THỜI XA VẮNG CỦA LÊ LỰU KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Người hướng dẫn khoa học ThS NGUYỄN PHƯƠNG HÀ HÀ NỘI, 2018 LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên cho phép tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô giáo, ThS Nguyễn Phương Hà đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện khóa luận này Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong tổ văn học Việt Nam, khoa Ngữ văn Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã giúp đỡ tôi và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành tốt khóa luận Tôi xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, tháng 5 năm 2018 Sinh viên Trương Thị Duyên LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, khóa luận với đề tài Vấn đề hôn nhân và gia đình trong tiểu thuyết Thời xa vắng của Lê Lựu được hoàn thành dưới sự cố gắng của bản thân cùng với sự hướng dẫn tận tình của ThS Nguyễn Phương Hà cũng như các thầy, cô trong Tổ văn học Việt Nam Khóa luận của tôi không trùng với kết quả nghiên cứu của tác giả nào đã từng công bố Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm Hà Nội, tháng 5 năm 2018 Sinh viên Trương Thị Duyên MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1 Lí do chọn đề tài 1 2 Lịch sử vấn đề 2 3 Mục đích nghiên cứu 3 4 Nhiệm vụ nghiên cứu nghiên cứu 3 5 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3 6 Phương pháp nghiên cứu 4 7 Cấu trúc khóa luận 4 NỘI DUNG 5 CHƯƠNG 1: TIỂU THUYẾT LÊ LỰU TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM THỜI KÌ ĐỔI MỚI 5 1.1 Khái quát về vấn đề hôn nhân và gia đình trong tiểu thuyết Việt Nam thời kì đổi mới 5 1.1.1 Thời kì trước 1975 5 1.1.2 Thời kì sau 1975 6 1.2 Tác giả Lê Lựu 7 1.2.1 Cuộc đời 8 1.2.2 Sự nghiệp sáng tác 8 1.2.3 Vị trí tiểu thuyết Thời xa vắng trong tiểu thuyết Việt Nam thời kì đổi mới 10 CHƯƠNG 2 MỘT SỐ PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG THỂ HIỆN VẤN ĐỀ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH TRONG TIỂU THUYẾT THỜI XA VẮNG CỦA LÊ LỰU 12 2.1 Vấn đề hôn nhân 12 2.1.1 Sự đổ vỡ, mất mát trong hôn nhân 12 2.1.2 Sự vênh lệch, khập khiễng trong hôn nhân 16 2.2 Vấn đề gia đình 18 2.2.1 Gia đình với những hệ lụy, tàn dư xã hội phong kiến 19 2.2.2 Gia đình với những khao khát hạnh phúc đích thực 21 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN VẤN ĐỀ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH TRONG TIỂU THUYẾT THỜI XA VẮNG CỦA LÊ LỰU 25 3.1 Ngôn ngữ 26 3.1.1 Ngôn ngữ đối thoại 26 3.1.2 Ngôn ngữ độc thoại nội tâm 29 3.2 Giọng điệu 32 3.2.1 Giọng điệu thương cảm, xót xa 32 3.2.2 Giọng điệu khắc khoải, da diết 34 3.3 Không gian, thời gian nghệ thuật 36 3.3.1 Không gian nghệ thuật 36 3.3.2 Thời gian nghệ thuật 39 KẾT LUẬN 43 TÀI LIỆU THAM KHẢO MỞ ĐẦU 1 Lí do chọn đề tài Nền văn học Việt Nam phát triển qua từng thời kì, mỗi giai đoạn mang những đặc trưng riêng Hòa vào công cuộc đổi mới xây dựng xã hội chủ nghĩa, văn học có sự thay đổi về đề tài, chủ đề, tư tưởng và quan niệm nghệ thuật Tiêu biểu cho công cuộc đổi mới ấy phải kể đến hàng loạt các tác phẩm tiêu biểu như: Dấu chân người lính, Miền cháy (Nguyễn Minh Châu), Tướng về hưu (Nguyễn Huy Thiệp), Mùa lá rụng trong vườn (Ma Văn Kháng)…Đặc biệt, với thành công và để lại nhiều dấu ấn trong văn học giai đoạn này, chúng ta không thể không nhắc đến tác giả Lê Lựu với hàng loạt các tiểu thuyết như: Thời xa vắng (1986), Chuyện làng Cuội (1991), Hai nhà (2000), Sóng ở đáy sông (2010)…đã tạo nên chỗ đứng và vị thế của nhà văn Lê Lựu trong nền văn học Việt Nam sau 1975 Lê Lựu là một trong những nhà văn tiêu biểu trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ Ngay từ những tác phẩm đầu tay, ông đã nhanh chóng khẳng định được tên tuổi của mình với độc giả và cả những nhà phê bình nghiên cứu văn học Lê Lựu được coi là “người lính xung kích” trong trận đánh mở đường ngoạn mục đổi mới văn chương đương đại Việt Nam (Bùi Việt Thắng) Ngòi bút của Lê Lựu hướng đến số phận, vấn đề hôn nhân và gia đình, hạnh phúc của con người từ đó thấy được những đau khổ, mất mát mà nhân vật phải gánh chịu Nếu coi gia đình là yếu tố cơ bản của mọi hình thái xã hội, thì hôn nhân, gia đình là vấn đề thiết yếu trong văn học Vấn đề hôn nhân, gia đình trong văn học đã sớm được giới nghiên cứu phê bình quan tâm Tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có nhiều công trình mang cái nhìn bao quát về vấn đề này Nhận thức được tầm quan trọng và sức hấp dẫn của các tác phẩm đó, chúng tôi quết định lựa chọn đề tài: Vấn đề hôn nhân và gia đình trong tiểu 1 thuyết Thời xa vắng của Lê Lựu để hiểu rõ hơn về những mặt trái, những mối quan hệ phức tạp trong cuộc sống hôn nhân, gia đình Qua đó khẳng định tài năng và vị trí của Lê Lựu trong dòng chảy văn học Việt Nam sau 1975 2 Lịch sử vấn đề Nằm trong xu hướng vận động và phát triển của thể loại, tiểu thuyết Thời xa vắng ra đời đã tạo nên một tiếng vang lớn với công chúng Tác phẩm được khẳng định và đánh giá trên nhiều phương diện nội dung và nghệ thuật Vì thế có không ít độc giả, nhà nghiên cứu quan tâm đến Tìm hiểu về giá trị nghệ thuật tác giả Đinh Quang Tốn trong công trình Lê Lựu tạp văn nhận xét: “Văn Lê Lựu có giọng điệu riêng, có duyên riêng, không rành rẽ, không mạch lạc, nó có một chất nhựa gì đấy bên trong” Ông cho rằng: “Nếu trong tổng số sáu trăm hội viên Hội nhà văn Việt Nam, cứ mười người chọn lấy một người tiêu biểu thì Lê Lựu là một trong số sáu mươi nhà văn ấy” [16] Đánh giá về sức hấp dẫn trong sáng tác của Lê Lựu, nhà thơ Trần Đăng Khoa cho rằng: “Lê Lựu biết cuốn hút người đọc bằng một thứ văn đọc không nhạt Ngay ở những chuyện xoàng xoàng, người đọc vẫn thu lượm được một cái gì đó…nghĩa là đọc anh không bị lỗ trắng Cũng bởi Lê Lựu không chấp nhận sự nhạt nhẽo, tầm thường Ở bất kì tác phẩm nào dù lớn hay nhỏ Lê Lựu cũng có vấn đề gì đấy gửi gắm” [6, 669] Gần đây, trong một số luận văn thạc sĩ đã tìm hiểu về tiểu thuyết Thời xa vắng nói riêng và vấn đề hôn nhân và gia đình nói chung Có thể kể đến luận văn thạc sĩ của tác giả Lê Thu Hà với tên gọi: Bi kịch tình yêu và hôn nhân trong tiểu thuyết Lê Lựu (Trường Đại học Quốc gia Hà Nội) đã nghiên cứu bi kịch tình yêu hôn nhân ở các khía cạnh: Bi kịch yêu nhầm, bi kịch tình yêu thực dụng, toan tính, bi kịch hôn nhân không có tình yêu, bi kịch hôn nhân “cọc cạch” để làm nổi bật lên những bất hạnh mà con người phải gánh chịu Công trình nghiên cứu này sẽ giúp chúng tôi hoàn thiện thêm đề tài khóa luận của mình Tóm lại, nhìn một cách khái quát, hầu hết chưa có nhiều công trình nghiên cứu tìm hiểu về vấn đề hôn nhân và gia đình trong tiểu thuyết Thời xa vắng của Lê Lựu Các bài viết, công trình nghiên cứu chỉ mới dừng lại ở mức độ khái quát Vì vậy, lựa chọn đề tài Vấn đề hôn nhân và gia đình trong tiểu thuyết Thời xa vắng của Lê Lựu, chúng tôi hy vọng sẽ góp thêm một cái nhìn, hướng tiếp cận khác về vấn đề hôn nhân và gia đình trong tiểu thuyết Thời xa vắng của Lê Lựu Qua đó, khẳng định tài năng, vị thế của Lê Lựu trong dòng chảy văn học sau 1975 3 Mục đích nghiên cứu Từ tên gọi của đề tài, chúng tôi hướng tới những mục đích sau: - Tìm hiểu và lí giải những đổ vỡ, mất mát và bi kịch trong vấn đề hôn nhân và gia đình qua tiểu thuyết Thời xa vắng của Lê Lựu - Qua đó khẳng định tài năng, phong cách và những đóng góp to lớn của Lê Lựu với nền văn học Việt Nam đương đại 4 Nhiệm vụ nghiên cứu nghiên cứu Khoá luận này hướng đến những nhiệm vụ sau: - Tìm hiểu vấn đề hôn nhân và gia đình trong tiểu thuyết Thời xa vắng của Lê Lựu ở một số phương diện nội dung: Sự đổ vỡ, mất mát trong hôn nhân; sự vênh lệch, khập khiễng trong hôn nhân, gia đình - Tìm hiểu vấn đề hôn nhân và gia đình trong tiểu thuyết Thời xa vắngở một số phương diện nghệ thuật: Ngôn ngữ, giọng điệu, không gian, thời gian nghệ thuật - Đóng góp thêm cái nhìn mới mẻ về đề tài hôn nhân và gia đình cho văn học Việt Nam sau 1975 5 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 5.1 Đối tượng nghiên cứu: Vấn đề hôn và gia đình trong tiểu thuyết Thời xa vắng của Lê Lựu 5.2 Phạm vi nghiên cứu: Thời xa vắng, Lê Lựu (1998), Nxb Hội nhà văn Trong quá trình triển khai đề tài, chúng tôi có thể so sánh với các tác phẩm viết về vấn đề hôn nhân và gia đình như: tiểu thuyết Hai nhà (Lê Lựu) 6 Phương pháp nghiên cứu Trong đề tài này tôi sử dụng một số phương pháp sau: - Phương pháp thống kê, phân loại - Phương pháp so sánh, tổng hợp - Phương pháp phân tích, bình giảng - Phương pháp liên ngành 7 Cấu trúc khóa luận Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Tài liệu tham khảo, nội dung khóa luận bao gồm 3 chương: Chương 1: Tiểu thuyết Lê Lựu trong dòng chảy Văn học Việt Nam thời kì đổi mới Chương 2: Một số phương diện nội dung thể hiện vấn đề hôn nhân và gia đình trong tiểu thuyết Thời xa vắng của Lê Lựu Chương 3: Một số phương diện nghệ thuật thể hiện vấn đề hôn nhân và gia đình trong tiểu thuyết Thời xa vắng của Lê Lựu thoại Sử dụng ngôn ngữ ấy Lê Lựu đã khắc họa thế giới nghệ thuật một cách đầy chân thực, cụ thể, qua đó những day dứt, đau khổ và khát vọng yêu thương mãnh liệt của nhân vật cũng được bộc lộ rõ 3.2 Giọng điệu Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “Giọng điệu là thái độ, tình cảm, lập trường tư tưởng, đạo đức của nhà văn đối với hiện tượng được miêu tả thể hiện trong lời văn quy định cách xưng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ gần xa, thân, sơ, thành kính hay suồng sã, ngợi ca hay châm biếm” [8,134] Đánh giá về vai trò giọng điệu đối với tác phẩm văn học, Giáo sư Trần Đình Sử trong Một số vấn đề thi pháp học hiện đại cho rằng: “Phân tích tác phẩm mà bỏ qua giọng điệu tức là tước đi cái phần quan trọng tạo nên bản sắc độc đáo cho nhà văn”.Giọng điệu phản ánh lập trường xã hội, thái độ tình cảm và thị hiếu thẩm mĩ của tác giả, đóng vai trò rất lớn trong việc tạo nên phong cách nhà văn và truyền cảm cho người đọc Đến với tiểu thuyết của Lê Lựu ta bắt gặp nhiều loại giọng điệu khác nhau nhưng nổi bật chính là: giọng điệu xót xa, thương cảm và giọng điệu khắc khoải, da diết đầy trải nghiệm Những yếu tố đó hòa quyện, pha trộn tạo nên sức hấp dẫn riêng trong tiểu thuyết của ông thời kì sau 1975 3.2.1 Giọng điệu thương cảm, xót xa Trong tiểu thuyết Thời xa vắng Lê Lựu đã đi sâu khám phá những số phận đau đớn đầy bi kịch của cuộc sống hôn nhân và gia đình, ông đã sử dụng giọng điệu thương cảm, xót xa để tái hiện lên chiều sâu bên trong số phận nhân vật Giọng điệu này xuất hiện khá dày đặc trong tác phẩm Lê Lựu đã dành tình cảm yêu thương và trái tim nhân hậu để cảm thông với số phận những con người bất hạnh có số phận éo le Mỗi nhân vật hiện lên với những bất hạnh riêng nếu Sài yếu thế, Tuyết cô đơn, bất hạnh, Hương yêu hết mình nhưng thất bại thì Châu ghê gớm nhưng cũng phải chịu nhiều cay đắng Ngòi bút của Lê Lựu dường như không thiên vị một ai mà mở rộng cảm thương, san sẻ với tất cả nhân vật của mình Tuyết cũng như bao người con gái khác, lấy chồng với mong ước có một gia đình hạnh phúc nhưng lại bị Sài coi thường, khinh rẻ Tuyết chính là điển hình cho người phụ nữ thôn quê chịu nhiều bất hạnh, cay đắng Điểm nhìn bên trong đã giúp nhà văn hiểu thấu nỗi khát khao và cô đơn của một cô gái mười bảy tuổi: “Cái tuổi dậy thì của người con gái mỗi ngày như trông thấy cái cơ thể đồi dào sức lực của mình cứ mát mẻ và êm ái, căng đầy lên, đã khao khát đến cháy khô đôi môi mọng đỏ trước cái nhìn đăm đắm của con trai, đã thấy phập phồng mỗi đêm nghe tiếng chồng chậy về” [10, 44] Lê Lựu thấu hiểu, quan tâm và cảm thông cho số phận của người phụ nữ cả đời không được chồngyêu thương, sống cuộc sống tủi nhục, cam chịu như cái bóng lặng lẽ, lầm lũi hết ngày này qua ngày khác Sau này có con với Sài, nhưng dường như Sài chỉ biết đến con mà quên mất đi sự tồn tại của người phụ nữ đã sinh ra đứa con ấy Sự mất mát dang dở cứ gắn chặt với cuộc đời Tuyết Nhà văn đã dùng ngòi bút của mình để cảm thông cho số phận người phụ nữ bất hạnh này Rõ ràng chính xã hội đã tạo nên một Giang Minh Sài yếu thế, không có chứng kiến, không dám sống với chính bản thân mình Mười tuổi đầu nhưng Sài đã phải sống một cuộc sống đầy giả dối và ép buộc, phải sống vừa lòng mọi người, làm đẹp vì mọi người,lấy vợ nhưng không hề có tình cảm với vợ, yêu mà không dám đến với người mình yêu Trước những đau khổ, dằn vặt, nhà văn không kìm được cảm xúc xót xa đối với nhân vật mà đành phải thốt lên “thật khốn khổ thay” Đất nước hòa bình, tưởng rằng Sài sẽ cùng với Hương xây dựng hạnh phúc gia đình nhưng anh lại vướng vào cuộc hôn nhân thứ hai với Châu- song bi kịch ở chỗ Sài không được là chính mình Mỗi ngày anh đều đầu tắp mặt tối từ bốn giờ sáng để nấu cơm, rửa bát, giặt giũ, cho con ăn…và nhiều thứ việc khác nữa Chính cái khoảng thời gian sống cùng với Châu ấy khiến anh trở nên thay đổi: “Sài già đi đến hơn chục tuổi, nhom nhem và bê tha như anh đạp xích lô trực đêm trước cửa ga” [10, 310] Anh không có thời gian dành cho bản thân, không có thời gian quan tâm đến bạn bè, những người đhã cưu mang, giúp đỡ mình Anh trở thành con người âm thầm, lặng lẽ với bao nhiêu giằng xé, day dứt: “hàng tiếng đồng hồ đứng lặng như chết, chỉ có hai làn môi động đậy run run và khuôn mặt như méo mó hẳn đi” Cuộc đời Sài là cả một chuỗi ngày bi kịch, bỏ vợ, cuộc hôn nhân thứ hai tan vỡ, Sài nhận quyền nuôi con nhưng cuối cùng anh đau đớn nhận ra đứa con anh vẫn yêu thương, chăm sóc ấy lại không phải con của mình mà là kết quả những ngày tháng yêu đương tự do của Châu Thật trớ trêu, ngay cả tình yêu với Hương, Sài cũng không đủ dũng cảm để dành lấy gần hai chục năm theo đuổi một mối tình tuyệt vọng với anh Cũng gần hai mươi năm sống trong tình cảm khắc khoải Hướng ngòi bút của mình đến những số phận bất hạnh nhà văn không chỉ lên án mà còn bày tỏ niềm cảm thông, xót xa, trân trọng những khát vọng hạnh phúc cá nhân của con người Giọng điệu cảm thương, xót xa đã giúp Lê Lựu viết lên những trang văn đầy ý nghĩa và mang giá trị nhân đạo cao 3.2.2 Giọng điệu khắc khoải, da diết Trong tiểu thuyết của Lê Lựu nhân vật hiện lên đầy tâm sự: Sài khát khao, lẩn tránh, Tuyết luôn chờ đợi và hy vọng, Hương luôn ngóng trông Giọng điệu khắc khoải, da diết đã giúp nhà văn thâm nhập vào thế giới nội tâm của nhân vật Tác giả đã dựa vào giác quan để bày tỏ những tình cảm của mình với nhân vật: đó là nỗi niềm tha thiết yêu thương của Hương, là ước mơ cháy bỏng của Sài Thời xa vắng chính là câu chuyện của Sài và Hương- cô gái xinh đẹp, mạnh mẽ, học giỏi Chính trận lụt ở làng Hạ Vị đã gắn kết cuộc đời Sài với cô, cũng từ đây hàng loạt bị kịch đã đến với họ Lúc này Sài đã có gia đình, Hương chỉ biết sống âm thầm và gửi tình yêu của mình vào những lá thư từ niềm vui, nỗi buồn và cả niềm khát khao và sự chờ đợi Đó là những háo hức, mong chờ “ liệu ở nhà anh đã biết tin này chưa! Em chỉ cần biết có một mình anh yêu em, anh ở bên em” [10, 75] Ngay cả trong giấc mơ, hình ảnh Sài cũng luôn thường trực trong trái tim Cô mơ thấy người yêu bị đánh đập, hung hãm: “Không đêm nào em không khóc và đã có lần nằm mơ thấy anh đang bị bủa vây có hàng trăm, hàng nghìn người cầm dao, cầm súng, xô vào chém và bắn anh” [10, 75] những ý nghĩ ấy cứ dồn dập trong suy nghĩ của Hương chứng tỏ tình yêu của cô dành cho Sài quá lớn, nó luôn thường trực trong tâm trí của Hương, tình yêu tha thiết, chân thành nhưng không đến được nhau nên trong Hương luôn mang một nỗi lòng khắc khoải, ngóng trông Giọng điệu khắc khoải còn được tác giả khắc họa rõ nét khi Hương đọc bài báo viết về chiến công của Sài: “Đừng khóc khi trở về thấy em âu yếm, vỗ về chồng con mà câm lặng, lẩn tránh em Nhưng…anh ơi…Nhưng đến bao giờ em mới có thể để anh hiểu nỗi lòng của em để anh bớt đau đớn, tủi thân Bao giờ! Đến bao giờ hả anh!!!” [10, 208] Giọng đệu khắc khoải, da diết không chỉ bộc lộ ở ngôn từ mà còn nằm trong những dấu chấm lửng, những dấu chấm than, và cả những câu hỏi cứ thường trực, trở đi, trở lại trong đầu cô Hương mạnh mẽ bao nhiêu thì Sài lại trầm lắng, suy tư bấy nhiêu, anh gửi gắm nỗi nhớ, tình yêu với Hương vào những trang nhật kí Anh tưởng tượng ra nỗi nhớ nhung, khuôn mặt hạnh phúc của cô, cảnh hai người cùng học, cùng dắt nhau đi ăn kem quanh Hồ Gươm anh mường tượng ra cảnh Hương trở thành con dâu nhà họ Giang, ra cuộc sống tươi đẹp cuả hai người Trong cả tập tiểu thuyết, giọng điệu khắc khoải, da diết tập trung diễn tả tâm trạng nhân vật Sài và Hương những con người khát khao yêu thương mà không được yêu thương Khát vọng tình yêu cháy bỏng của họ chính là minh chứng rõ rệt nhất của ý thức cá nhân về hạnh phúc Viết về mối tình của Sài và Hương, tác giả cũng bày tỏ niềm cảm thông, xót xa trước hạnh phúc của con người Giọng điệu khắc khoải của Lê Lựu khi viết về con người, cuộc đời đã trở thành tiếng nói riêng khá độc đáo trong sáng tác của ông Cuộc sống đời tư của Lê Lựu không mấy bình lặng, có lẽ chính cuộc sống ấy đã giúp ông có nhiều trải nghiệm và những trang viết có giá trị về vấn đề hôn nhân và gia đình 3.3 Không gian, thời gian nghệ thuật 3.3.1 Không gian nghệ thuật Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “Không gian nghệ thuật là hình thức bên trong của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó Sự miêu tả, trần thuật trong nghệ thuật bao giờ cũng xuất phát từ một điểm nhìn nhất định, qua đó thế giới nghệ thuật cụ thể, cảm tính bộc lộ toàn bộ quảng tính của nó: cái này bên cạnh cái kia, liên tục, cách quãng, tiếp nối, cao, thấp, xa, gần, rộng, dài, tạo thành viễn cảnh nghệ thuật” [8,160] Khái niệm không gian văn học được tác giả Hoàng Phê định nghĩa trong cuốn Từ điển Tiếng việt: “Không gian là khoảng không gian bao la trùm lên tất cả sự vật, hiện tượng xung quanh cuộc sống con người” [14] Trong cuốn Dẫn luận thi pháp học,Trần Đình Sử lí giải thêm: “Không gian nghệ thuật là một phạm trù qua trọng của thi pháp học nó là hình thứ tồn tại cùng thế giới nghệ thuật Đó là sản phẩm sáng tạo của nghệ sĩ nhằm biểu hiện con người và thể hiện một quan niệm nhất định về cuộc sống” [15,108] Tóm lại, có rất nhiều khái niệm về không gian nghệ thuật, nhưng chúng ta đều hiểu không gian nghệ thuật là hình thức tồn tại của hình tượng nghệ thuật Đó là không gian tồn tại sinh hoạt của nhân vật, là bối cảnh để nhân vật thể hiện tính cách, suy nghĩ, hành động,…không gian nghệ thuật còn là nền tảng cho các sự kiện Mở đầu cuốn tiểu thuyết hiện lên trong mắt người đọc đó chính là không gian nông thôn làng Hạ Vị: “Làng bập bềnh trôi trong đêm sương muối Những cây cau thẳng tuột cao vóng như chỉ chực lao thẳng đến tận trời chìm ngập giữa âm thầm giá lạnh Đã năm đêm nay sương làm táp đen những luống khoai làng và những cây đòn tay bằng tre ngâm nổ toang toác” [10,5] Bối cảnh của câu chuyện là làng Hạ Vị- một làng quê nghèo khó, con người luôn mang lối sống bảo thủ quanh năm quen với cuộc sống làm thuê, cuốc mướn, họ không thiết tha với ruộng đồng, nhưng cũng không đủ can đảm để vứt bỏ: “Họ không yêu tha thiết với đồng ruộng nhưng không đủ sức dứt bỏ những gì quen thuộc từ thủa cha sinh mẹ đẻ ở cái nơi mà ai cũng quen thuộc gọi là quê hương” [10, 26] Có thể nói, làng Hạ Vị chính là mô hình thu nhỏ của nông thôn Việt Nam giai đoạn trước thời kì đổi mới Khi được giao đất, giao ruộng tự mình làm chủ thì họ lại trở nên bối rối, họ có thể bỏ ruộng chứ không bỏ nghề làm thuê Những người nông dân ấy chỉ quen với việc làm tôi tớ, ăn xin, ăn nhặt ngửa tay xin việc kiếm miếng ăn, còn lúc tự mình làm chủ lấy việc, làm chủ lấy ruộng, làm chủ lấy đời mình thì lại phá ngay.Lê Lựu lớn lên trong một gia đình nông thôn nên việc tạo dựng không gian nông thôn trong tác phẩm của ông không phải là điều khó khăn, ông xây dựng lên những khung cảnh làng quê rất đỗi gần gũi, dân dã, thân thuộc thông qua đó nhà văn nêu lên những hủ tục lạc hậu từ xa xưa đã in đậm trong tiềm thức con người cụ thể là tục tảo hôn mà nạn nhân chính là Giang Minh Sài chính cuộc hôn nhân ép buộc đã đẩy anh vào đau khổ, bất hạnh Bên cạnh không gian nông thôn thì không gian phố phường, thành thị cũng là một hình ảnh tiêu biểu trong tiểu thuyết Thời xa vắng Trong tác phẩm, Lê Lựu đã giúp người đọc hình dung ra một không gian chật chội, bế tắc, đầy rẫy những vấn đề xã hội: hôn nhân gia đình, lối sống đạo đức…Tuy được sinh ra ở làng quê nhưng đã có một khoảng thời gian Lê Lựu sống ở thành phố vì vậy ông rất am hiểu cuộc sống sinh hoạt của con người nơi đây Ở tiểu thuyết Thời xa vắngLê Lựu tập trung khắc họa cuộc sống chật chội, bế tắc của vợ chồng Sài và Châu: “Trong căn nhà chật chội của Sài đã che kín một nửa như buồng trò Nửa còn lại không thểdựng hết ngần ấy khách ở quê”[10, 301] hay “Đứa cháu ngủ chiếc giường một còn ba người ở chiếc giường đôi bừa bộn tã lót, chai, phích sữa, chậu đựng tã lót, lọ để “hứng chim” khi đái, không còn chỗ nào mà cựa mình, mà thở” [10, 304] Tác giả đã miêu tả căn phòng của vợ chồng Sài nhỏ bé, chật hẹp đựng đầy thứ đồ nào là quà quê, nào là đồ dùng sinh hoạt Ngay từ khi xây dựng không gian phố phường Lê Lựu đã vạch ra sự đối lập giữa thành thị và nông thôn Nếu không gian nông thôn rộng lớn là nơi dù đi bất đâu con người vẫn có thể trở về và cảm thấy nhẹ nhàng, bình yên thì không gian thành thị lại mang đầy chật chội, bế tắc, ngột ngạt ở đó con người thiếu sự cảm thông, Châu luôn tỏ ra hách dịch, coi thường chồng Con người thôn quê sống có tình, có nghĩa bao nhiêu thì thì con người thành thị lại thực dụng, toan tính bấy nhiêu Ngoài không gian nông thôn, không gian thành thị thì không gian chiến trường với những đêm Sài ngồi viết nhật kí cũng được tác giả chú ý đến: “Đêm…tôi quyết định ghi nhật kí từ đêm nay Đây là công việc đầu tiên của của riêng tôi” [10, 87]; “…Đêm…anh thương yêu của riêng em Từ khi anh ra đi đến nay đã được sáu tháng, năm ngày.” [10, 87]; “Đêm…toàn tiểu đội bắn đạn thật bài một Có đến hàng trăm sĩ quan cấp úy, cấp tá và cả thiếu tường Tư lệnh Quân khu cũng về theo dõi cuộc bắn thí điểm cho toàn quân khu.” [10, 88]; “Đêm 25…”; “ Đêm 29…” [10, 90] Có thể nói không gian này cứ trở đi, trở lại trong toàn bộ cuốn nhật kí của Sài Đưa không gian quân ngũ với những đêm dài ngồi viết nhật kí, Lê Lựu đã diễn tả nỗi cô đơn cuả Sài mà anh không thểtrò chuyện, tâm sự với ai bao nhiêu nhớ nhung, tình cảm dành cho Hương anh đều gửi gắm vào cuốn nhật kí, nó như một người bạn cùng anh chia ngọt sẻ bùi giúp anh bớt cô đơn, hưu quạnh Đặt nhân vật của mình vào những không gian nghệ thuật này, Lê Lựu đã diễn tả thành công những suy nghĩ, tâm trạng, hành động, những đau khổ, dằn vặt mà con người phải gánh chịu Điều này cũng góp phần tạo nên sự sinh động, hấp dẫn, lôi cuốn cho tác phẩm 3.3.2 Thời gian nghệ thuật Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “Thời gian nghệ thuật là hình thức nội tại của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chính chính thể của nó Cũng như không gian nghệ thuật, sự miêu tả trần thuật trong văn học nghệ thuật bao giờ cũng xuất phát từ một điểm nhìn nhất định trong thế giới Và cái được trần thuật bao giờ cũng diễn ra trong thời gian, được biết qua thời gian trần thuật Sự phối hợp hai yếu tố thời gian này tạo thành thời gian nghệ thuật, một hiện tượng ước lệ chỉ có trong thế giới nghệ thuật” [8, 322] Theo Gs.Trần Đình Sử trong Một số vấn đề thi pháp học hiện đạiđã nhận định: “Thời gian nghệ thuật là phạm trù của hình thức nghệ thuật, thể hiện phương thức tồn tại và triển khai của thế giới nghệ thuật Nếu thế giới thực tại chỉ tồn tại trong không gian và thời gian, thì cũng như thế, thế giới nghệ thuật chỉ tồn tại trong không gian và thời gian nghệ thuật Thời gian nghệ thuật là cái thời gian được cảm nhận bằng tâm lí, qua chuỗi liên tục các biến đổi (biến cố) có ý nghĩa thẩm mĩ xảy ra trong thế giới nghệ thuật Là thời gian cảm nhận bằng tâm lí mang ý nghĩa thẩm mĩ nên thời gian nghệ thuật khác với thời gian khách quan đo bằng lịch và đồng hồ, nó có thể đảo ngược, từ hiện tại hồi tưởng lại quá khứ” Từ các khái niệm trên, chúng ta có thể thấy Thời gian nghệ thuật là thời gian mà tác giả thể hiện trong một tác phẩm văn chương với độ dài, ngắn, nhịp độ nhanh chậm khác nhau và các chiều quá khứ, hiện tại, tương lai Lê Lựu viết tác phẩm Thời xa vắng vào năm 1984 khi đất nước đang trong quá trình đổi mới đi lên xây dựng xã hội chủ nghĩa Bối cảnh của cuốn tiểu thuyết chính là những năm 60 của thế kỉ XX với cuộc sống của những người dân quê lao động quanh năm chỉ trực làm thuê cuốc mướn.Thời gian nghệ thuật trong cuốn tiểu thuyết là thời gian tuyến tính, nó không dừng lại ở bất kì thời thời điểm nào Đọc tiểu thuyết Thời xa vắng người đọc dễ dàng nhân thấy thời gian đêm tối xuất hiện trở đi trở lại trong cuốn tiểu thuyết Đó là thời gian đêm khi mà làng Hạ Vị chìm trong nước lũ, mọi người dân trong làng thi nhau đi sơ tán: “Đến qua nửa đêm đê quai vỡ ở chỗ cây đa còn cách dầu làng đến dăm cây số mà nghe tiếng nước ầm ầm rung chuyển như bom” hay: “Đêm ấy Sài cùng các công nhân, chở hết người chưa chạy kịp trong các xóm, xong lại chở nốt người, lợn ,gà, trâu bò đã chạy lên đê quai vào đê chính” [10, 51] Đó còn là thời gian đêm mà dân làng Hạ Vị dậy từ sớm khi trời còn chưa sáng để gọi nhau đi làm thuê: “Đêm nào cũng khoảng nửa đêm là ông đồ tỉnh dậy, đun nước ủ tích nụ vối và hút thuốc lào chờ khi nào nghe được tiếng ơi ới gọi nhau ở xung quanh hoặc tiếng nói oàm oàm như lội nước của vợ chồng nhà Mồng là ông chỉ cần hỏi khẽ khàng: Bà đồ đã tỉnh dậy chưa” [10,27] Có thể nói, thời gian đêm tối cứ trở đi trở lại trong cuốn tiểu thuyết, phải chăng xây dựng thời gian nghệ thuật này cũng là dụng ý của tác giả, khi thời gian đêm tối cứ triền miên mà cuộc đời nhân vật cứ nối dài những bi kịch Thời gian đêm ấy còn là thời gian mà Sài đã gặp và có những phút giây bên Hương: “Đêm nay, cái đêm chỉ còn những tiếng kêu yếu ớt Em sợ Đừng làm thế Và cái giây phút ấy có thể đánh đổi cả trời đất, đánh đổi cả cuộc đời để lấy một phút giây” [10, 66] có thể nói đây chính là những phút giây yên bình nhất trong toàn bộ tác phẩm ở đó Sài được sống với tình yêu, không phải giáp mặt với Tuyết cũng không bị chèn ép như sống với Châu nhưng cũng chính từ giây phút ấy đã dự báo hàng loạt những bi kịch sẽ ập xuống cuộc đời của Sài và Hương Thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Thời xa vắng còn là thời gian lịch sử Đó là thời gian nghệ thuật từ khi Sài còn là cậu thiếu niên nhi đồng mới lớn luôn hăng hái, tích cực tham gia các phong trào thi đua của đoàn đội, Sài luôn làm tốt trách nhiệm của mình được giao bên cạnh việc học hành Sài còn dạy các bạn viết chữ, làm toán: “không đêm nào liên đội của Sài không tập trung hô khẩu hiệu rồi về sân nhà ông Cần học hát, học múa Sài còn dạy các bạn học hành làm tính, học viết chữ Liên đội của Sài làm gì cũng đông đủ, được khen, được giải nhất Dăm bảy tháng sau toàn xã Hạ Vị đã “ăn nên làm ra”, các đoàn thể tiến rầm rập, Sài là một trong năm thiếu niên tiêu biểu nhất của toàn xã trở thành thiếu niên tháng 8” [10, 42], đến những ngày tháng học tập và rèn luyện trong quân ngũ: “Có đến hàng trăm sĩ quan cấp úy, cấp tá và cả thiếu tướng Tư lệnh Quân khu cũng về dõi theo cuộc bắn thí điểm cho toàn quân khu Chú Hà và đoàn thăm quan của tỉnh mình cũng đến…” [10, 88] Có thể nói, trong toàn bộ tác phẩm thời gian cứ trôi đi nhẹ nhàng không gấp gáp nhưng vẫn tạo được sự lôi cuốn, gay cấn đối với người đọc Cùng một giai đoạn nhưng Lê Lựu vẫn luôn khẳng định tên tuổi của mình bằng sự sáng tạo cả về nội dung và hình thức nghệ thuật Với việc sử dụng thành công thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Thời xa vắng, Lê Lựu đã tạo nên một ánh sáng mới cho cuốn tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 nói chung và tiểu thuyết Thời xa vắng nói riêng KẾT LUẬN Sau đại thắng mùa xuân năm 1975, đất nước hoàn toàn độc lập Nền văn học dân tộc cũng có sự thay đổi để phù hợp với nhận thức của con người và yêu cầu của thời đại Tiểu thuyết của Lê Lựu được đánh giá cao và dần khẳng định được giá trị của mình Tác phẩm Thời xa vắng không chỉ khắc hoa bức tranh sống động về một thời kì lịch sử mà còn đó còn là trang viết mang đậm giá trị hiện thực nói lên những đau khổ, bất hạnh, những bi kịch mà con người phải gánh chịu Đi sâu vào đề tài hôn nhân và gia đình Lê Lựu đã phản ánh những bi kịch giằng xé trong tâm hồn con người, giúp người đọc hình dung những vấn đề của thời đại, những nỗi đau, bất hạnh mà nhân vật phải gánh chịu Ông diễn tả nỗi đau đớn mà con người phải gánh chịu trên các phương diện: sự đổ vỡ, mất mát trong hôn nhân, hôn nhân vênh lệch giữa hai con người, đến những cô đơn, bất hạnh vẫn đè nặng lên đôi vai của họ vẫn đè nặng lên đôi vai của họ Đó là những con người cả đời chỉ biết sống theo ý của người khác luôn cam chịu, nhẫn nhục không dám đấu tranh, lên tiếng để đòi quyền hạnh phúc cho chính bản thân mình và rồi cuối cùng họ cũng bị cuộc sống xã hội nhẫn chìm Trong tác phẩm Thời xa vắng Lê Lựu đã đi vào khai thác số phận, cuộc đời nhân vật chủ yếu ở góc độ đời tư thông qua các phương diện nghệ thuật như ngôn ngữ, giọng điệu, không gian, thời gian nghệ thuật Vận dụng những thủ pháp nghệ thuật này tính cách nhân vật hiện lên một cách rõ nét, chân thực và sinh động nhất Với những sáng tác của mình nói chung và đặc biệt là tiểu thuyết Thời xa vắng nói riêng Lê Lựu đã có những góp không nhỏ cho kho tàng văn học dân tộc đồng thời giúp Lê Lựu có một vị thế vững chắc trong dòng chảy tiểu thuyết Việt Nam Từ đây, bộ mặt của nền văn học dân tộc cũng có sự thay đổi Với những trang viết của mình Lê Lựu đã xây dựng được hình ảnh của ông trong mắt người đọc, đó là hình ảnh một nhà văn xông xáo, từng trải, am hiểu sâu sắc cuộc sống của những người dân quê mà bất kì ai khi đọc cũng thấy bóng dáng của mình ở trong đó TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Phan Cự Đệ (2000), Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội 2 Nguyễn Chí Điệp (2014), Yếu tố bi kịch trong tiểu thuyết Lê Lựu, Luận văn thạc sĩ ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 3 Lê Thu Hà (2016), Bi kịch tình yêu và hôn nhân trong tiểu thuyết Lê Lựu, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Lý luận văn học, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội 4 Nguyễn Hoà (2002), Suy tư từ một thời xa vắng, Lê Lựu tạp văn, Nxb văn hóa thông tin 5 Trần Đăng Khoa (1998), Chân dung và đối thoại, Nxb Thanh niên, Hà Nội 6 Trần Đăng Khoa (2002), Lê Lựu: Chân dung văn học, Lê Lựu tạp văn, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội 7 Nguyễn Công Khanh (2007), Đề tài gia đình trong văn học Việt Nam sau 1975, Tạp chí khoa học 8 Nhiều tác giả (1992), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội 9 Lê Lựu (2002), Về Thời xa vắng, Lê Lựu tạp văn, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội 10 Lê Lựu (1998), Thời xa vắng, Nxb Hội nhà văn 11 Lê Lựu (2006), Hai nhà, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội 12 Lê Hồng Lâm (2002), Nhà văn Lê Lựu: Đi đến tận cùng tính cách nhân vật, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội 13 Phan Trọng Luận (2006), Sách giáo khoa Ngữ văn 10, tập 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội 14 Hoàng Phê (2017), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Hồng Đức, Văn Lang 15 Trần Đình Sử (1998), Dẫn luận thi pháp học, Nxb Giáo dục 16 Đinh Quang Tốn (2002), Lê Lựu tạp văn, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội 17 Ngô Thảo (2003), Về truyện ngắn Lê Lựu, Văn học về người lính, Nxb Quân đội Nhân dân Việt Nam 18 Bùi Việt Thắng (2009), Tiểu thuyết đương đại, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội ... VẤN ĐỀ HƠN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH TRONG TIỂU THUYẾT THỜI XA VẮNG CỦA LÊ LỰU 2.1 Vấn đề hôn nhân Trong tiểu thuyết Lê Lựu, nhân vật thường rơi vào bi kịch hôn nhân: nhân khơng có tình u hạnh phúc, nhân. .. thuật thể vấn đề nhân gia đình tiểu thuyết Thời xa vắng Lê Lựu NỘI DUNG CHƯƠNG 1: TIỂU THUYẾT LÊ LỰU TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM THỜI KÌ ĐỔI MỚI 1.1 Khái quát vấn đề hôn nhân gia đình tiểu thuyết Việt... hiểu vấn đề nhân gia đình tiểu thuyết Thời xa vắng Lê Lựu số phương diện nội dung: Sự đổ vỡ, mát hôn nhân; vênh lệch, khập khiễng nhân, gia đình - Tìm hiểu vấn đề nhân gia đình tiểu thuyết Thời xa

Ngày đăng: 11/09/2019, 11:04

Xem thêm:

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w