phương pháp nghiên cứu khoa học

202 570 0
phương pháp nghiên cứu khoa học

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

HỌC PHẦN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Trường đại học Thương Mại Bộ môn phương pháp nghiên cứu khoa họcCHƯƠNG I TỔNG LUẬN VỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Trường đại học Thương Mại Bộ môn phương pháp nghiên cứu khoa học Tháng 7 năm 2018Nội dung chương học 1.1 Bản chất của nghiên cứu khoa học 1.2 Phân loại nghiên cứu khoa học 1.3 Tiến trình tư duy trong nghiên cứu khoa học 1.4 Các sản phẩm nghiên cứu khoa học1.1 Bản chất của nghiên cứu khoa học 1.1.1 Đặc điểm của nghiên cứu khoa học • Mark Saunder (2003) định nghĩa “nghiên cứu” là việc người ta thực hiện các công việc cần thiết một các có hệ thống để phát hiện sự việc nhờ đó sẽ tăng thêm kiến thức cho họ.1.1 Bản chất của nghiên cứu khoa học 1.1.1 Đặc điểm của nghiên cứu khoa học • Hai cụm từ quan trọng trong khái niệm trên: o “Nghiên cứu có hệ thống” là việc nghiên cứu dựa trên nền tảng những quan hệ logic và chắc chắn không chỉ trên niềm tin (Ghauri và Gronhaugh, 2005) o “Phát hiện sự việc” hiểu là sự khám phá, và thể hiện mục đích nghiên cứu nhằm tìm ra điều gì. Có thể bao gồm việc mô tả, giải thích, hiểu biết, bình luận và phân tích (Ghaudi và Gronhaugh, 2005)1.1.1 Đặc điểm của nghiên cứu khoa học (tiếp) Như vậy, một số đặc điểm cơ bản sau (Mark Saunder, 2003): • Dữ liệu được thu thập một cách có hệ thống • Dữ liệu được diễn giải một cách có hệ thống • Có mục đích rõ ràng: khám phá các sự việc1.1.2 Bản chất của NCKH trong kinh tế và quản lý Easterby – Smith và cộng sự (2002) giải thích cảm hứng nghiên cứu xuất phát từ kinh tế và quản lý là do cách thức nhà quản lý (nhà nghiên cứu) vận dụng kiến thức từ ngành khác • Các nhà quản lý thường bận rộn và nhiều quyền lực nên họ có thể không đồng ý cho tiếp cận nghiên cứu nào đó nếu họ không thấy những lợi ích cá nhân hay thương mại • Yêu cầu nghiên cứu phải có kết quả thực tiễn nào đó tức là cần có tiềm năng tiến hành hành động hoặc cần xem xét những hệ quả thực tiễn của các khám phá.1.2 Phân loại nghiên cứu khoa học Phân loại theo cách tiếp cận nghiên cứu • Nghiên cứu theo quy trình suy diễn (diễn dịch) • Nghiên cứu theo quy trình quy nạp Phân loại theo phương pháp nghiên cứu • Nghiên cứu định tính • Nghiên cứu định lượng • Phương pháp hỗn hợp Phân loại theo mục đích sử dụng • Nghiên cứu cơ bản • Nghiên cứu ứng dụng1.2 Phân loại nghiên cứu NCKH cơ bản và ứng dụng trong kinh tế và quản lý Nghiên cứu cơ bản Nghiên cứu ứng dụng Mục đích: Mở rộng kiến thức về tiến trình kinh doanh và quản lý Dẫn đễn những nguyên tắc chung liên quan tới tiến trình và quan hệ của tiến trình với kết quả Các kết quả có ý nghĩa và giá trị đối với xã hội nói chung Mục đích: Cải thiện sự hiểu biết về các vấn đề kinh doanh và quản lý cụ thể Dẫn đến giải pháp cho vấn đề Những kiến thức mới giới hạn trong vấn đề Khám phá có tầm quan hệ và giá trị thực tiễn đối với người quản lý trong tổ chức Bối cảnh: Được thực hiện bởi những người thuộc cơ sở trường đại học Việc lựa chọn đề tài và mục tiêu được xác định bởi người nghiên cứu Thang thời gian linh hoạt Bối cảnh: Được thực hiện bởi người trong nhiều bối cảnh khác nhau, bao gồm các tổ chức, trường đại học Các mục tiêu được thương lượng với người đề xuất Thang thời gian chặt chẽ Hình 1.1 Suy diễn và quy nạp trong nghiên cứu khoa học 1.2 Phân loại nghiên cứu khoa họcBảng 1.1 Phân biệt nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng Yếu tố Định tính Định lượng Dữ liệu thu thập Dữ liệu mềm (tính chất) Dữ liệu cứng (số lượng) Phương pháp thu thập dữ liệu Chủ động giao tiếp với đối tượng nghiên cứu Thụ động giao tiếp với đối tượng nghiên cứu Số lượng mẫu Nhỏ Lớn Thu thập dữ liệu Trực tiếp quan sát hoặc phỏng vấn Phải qua xử lý Mối quan hệ Trực tiếp tiếp xúc với người được phỏng vấn Gián tiếp Bối cảnh nghiên cứu Không kiểm soát Có kiểm soát Phân tích dữ liệu Phân tích nội dung Phân tích số liệu với sự hỗ trợ của các trình xử lý dữ liệu Ví dụ Nghiên cứu hệ thống quản trị rủi ro của ngân hàng Vietcombank Nghiên cứu các yếu tố tác động đến quyết định mua của khách hàng 1.2 Phân loại nghiên cứu khoa học1.3. Qui trình tiến hành đề tài nghiên cứu khoa học Bước 6 Viết báo cáo Bước 5 Phân tích dữ liệu Bước 4 Thu thập dữ liệu Bước 3 Thiết kế nghiên cứu Bước 2 Tổng quan nghiên cứu Bước 1 Xác định chủ đề nghiên cứuBước 1: Xác định chủ đề nghiên cứu • Vấn đề nghiên cứu • Ý tưởng nghiên cứu • Giả thuyết nghiên cứu Bước 2: Tổng quan nghiên cứu Bước 3: Thiết kế nghiên cứu • Thiết kế nghiên cứu định tính • Thiết kế nghiên cứu định lượng • Thiết kế nghiên cứu hỗn hợp 1.3. Qui trình tiến hành đề tài nghiên cứu khoa họcBước 4: Thu thập dữ liệu • Thu thập dữ liệu sơ cấp • Thu thập dữ liệu thứ cấp Bước 5: Phân tích dữ liệu • Phân tích dữ liệu sơ cấp • Phân tích dữ liệu thứ cấp Bước 6: Viết báo cáo • Bố cục các phần trong báo cáo • Văn phong sử dụng trong báo cáo khoa học 1.3. Qui trình tiến hành đề tài nghiên cứu khoa học1.4. Các sản phẩm nghiên cứu khoa học Luận văn thạc sĩ Bố cục phụ thuộc chuyên ngành và đề tài cụ thể. Thông thường bao gồm: • Mở đầu: • Tổng quan • Những nghiên cứu thực nghiệm hoặc lý thuyết • Trình bày, đánh giá, bàn luận kết quả • Kết luận và kiến nghị những nghiên cứu tiếp theo • Danh mục công trình công bố của tác giả (nếu có) • Phụ lụcBáo cáo đề tài nghiên cứu khoa học Đề tài NCKH là một hình thức tổ chức NCKH được đặc trưng bởi một nhiệm vụ nghiên cứu và do một người hoặc nhóm người thực hiện. Các loại báo cáo đề tài NCKH: Dự án, chương trình Bố cục: • Mở đầu • Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu cơ sở lý luận • Chương 2: Phương pháp nghiên cứu (Nếu có) Kết quả nghiên cứu • Chương 3: Thảo luận và đề nghị • Kết luận • Danh mục tài liệu tham khảo • Phụ lục 1.4. Các sản phẩm nghiên cứu khoa họcBài báo khoa học Bài báo khoa học viết để công bố trên tạp chí, hội nghị khoa học, tham gia tranh luận và cần trình bày chính xác về kết quả nghiên cứu Bố cục: • Tiêu đề: Tên bài báo • Tác giả • Địa chỉ thư tín • Tóm lược • Giới thiệu • Phương pháp • Kết quả • Thảo luận • Kết luận và đề nghị • Cảm tạ • Tài liệu tham khảo 1.4. Các sản phẩm nghiên cứu khoa họcDự án khoa học Dự án khoa học là một loại đề tài được thực hiện nhằm mục đích ứng dụng, có xác định cụ thể về hiệu quả kinh tế xã hội. Dự án có tính ứng dụng cao, có ràng buộc về thời gian và nguồn lực. Một số ví dụ về dự án khoa học như sau: • Dự án xây dựng thí điểm mô hình phát triển nông thôn mới • Dự án xây dựng thí điểm mô hình hợp tác liên kết bốn nhà trong sản xuất và kinh doanh hàng nông sản. 1.4. Các sản phẩm nghiên cứu khoa họcCHƯƠNG II THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU Trường đại học Thương Mại Bộ môn Phương pháp nghiên cứu khoa học Tháng 7 năm 2018Giới thiệu Cho dù tư liệu nghiên cứu có rất nhiều loại và thuật ngữ khác nhau nhưng có thể chia thành 3 loại cơ bản: • Tiếp cận định lượng • Tiếp cận định tính và tiếp cận theo • Phương pháp kết hợp (gọi tắt là tiếp cận kết hợp).2.1. Một số định nghĩa Mối quan hệ giữa một số khái niệm quan trọng như ý tưởng nghiên cứu, vấn đề nghiên cứu, mục đích và mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu.2.1.1 Ý tưởng nghiên cứu (research ideas) Ý tưởng nghiên cứu. Là những ý tưởng ban đầu về vấn đề nghiên cứu, từ những ý tưởng ban đầu này, nhà nghiên cứu sẽ tiếp tục tìm hiểu để nhận dạng được vấn đề nghiên cứu. Ý tưởng nghiên cứu có thể đến từ nhiều nguồn khác nhau: từ quan sát thực tế, từ hiểu biết, kiến thức và kinh nghiệm, từ lý thuyết đã có và nhu cầu từ các bên liên quan...Hình thành ý tưởng nghiên cứu như thế nào? Bảng 2.1: Những kĩ thuật thường được sử dụng để hình thành các ý tưởng nghiên cứu Tư duy hợp lý Tư duy sáng tạo  Khảo sát những điểm mạnh và sở thích của bạn  Nhìn lại những chủ đề công trình đã qua  Thảo luận  Tìm kiếm tài liệu  Lưu sổ các ý tưởng  Khám phá quan tâm cá nhân nhờ sử dụng những công trình đã qua  Sơ đồ hình cây tương quan  Động não (brainstorming) 2.1.1 Ý tưởng nghiên cứu (research ideas)Ý tưởng nghiên cứu đến từ đâu? • Tổ chức chính phủ phi chính phủ • Doanh nghiệp, địa phương • Phương tiện truyền thông • Bài báo khoa học • Sở thích cá nhân 2.1.1 Ý tưởng nghiên cứu (research ideas)Định nghĩa: vấn đề nghiên cứu là vấn đề mà nhà nghiên cứu đặt ra như là một bức xúc, một khó khăn, một vấn nạn cần được giải quyết Vấn đề nghiên cứu có 2 đặc điểm: • Vấn đề nghiên cứu phải là một vấn đề có thực và • Giải quyết vấn đề nghiên cứu phải mang lại lợi ích thiết thực cho mọi người. 2.1.2 Vấn đề nghiên cứu Vấn đề nghiên cứu đến từ đâu? • Từ lý thuyết • Từ thị trường thực tiễn2.1.2 Vấn đề nghiên cứu2.1.2 Vấn đề nghiên cứuTiêu chí nào để đánh giá một vấn đề nghiên cứu: • Về tầm quan trọng của vấn đề • Về sở thích cá nhân • Về tính khả thi của đề tài 2.1.2 Vấn đề nghiên cứu2.1.3. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu Mục đích nghiên cứu: • Là hướng đến một điều gì hay một công việc nào đó trong nghiên cứu mà người nghiên cứu mong muốn để hoàn thành. • Mục đích trả lời câu hỏi nghiên cứu để làm gì?, hoặc để phục vụ cho điều gì? và mang ý nghĩa thực tiển của nghiên cứu, nhắm đến đối tượng phục vụ sản xuất, nghiên cứu.Mục tiêu nghiên cứu: • Mục tiêu nghiên cứu (research objective) là các phát biểu cụ thể rõ ràng, xác định điều mà nhà nghiên cứu mong muốn đạt được (kết quả) của công trình nghiên cứu (Mark Saunders et al., 2009). • Mục tiêu nghiên cứu được phân chia thành 2 loại là mục tiêu tổng quát (generaloverall objectives) và mục tiêu cụ thể (Specific objectives) 2.1.3. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu2.1.4. Câu hỏi, đối tượng và phạm vi nghiên cứu Có thể phát biểu mục tiêu ở dạng câu hỏi và đó chính là câu hỏi nghiên cứu. Câu hỏi nghiên cứu (research question) là một phát biểu mang tính bất định về một vấn đề. • Đối tượng nghiên cứu: là bản chất của sự vật hay hiện tượng cần xem xét và làm rõ trong vấn đề nghiên cứu. • Phạm vi nghiên cứu: đối tượng nghiên cứu được khảo sát trong trong phạm vi nhất định về mặt thời gian, không gian và lĩnh vực nghiên cứu2.1.5. Giả thuyết nghiên cứu • Giả thuyết nghiên cứu xuất phát từ câu hỏi nghiên cứu. • Giả thuyết là câu trả lời sơ bộ, cần chứng minh về câu hỏi nghiên cứu của đề tài.Một giả thuyết nghiên cứu có thể được phát triển theo 2 dạng thức: • Dạng thức quan hệ nhân quả: Một giả thuyết tốt phải chứa đựng mối quan hệ nhân quả, và thường sử dụng từ ướm thử có thể. • Dạng thức nếu vậy thì: Đó là Nếu (Hệ quả hoặc nguyên nhân) … có liên quan tới (Nguyên nhân hoặc hệ quả) …, vậy thì nguyên nhân đó có thể hay ảnh hưởng đến hiệu quả. 2.1.5. Giả thuyết nghiên cứuNhà khoa học cần chú ý trong cách đặt giả thuyết là phải đặt như thế nào để có thể thực hiện thử nghiệm kiểm chứng đúng hay sai giả thuyết đó. Trong việc xây dựng giả thuyết nghiên cứu cần trả lời các câu hỏi : • Giả thuyết này có thể tiến hành thực nghiệm được không? • Các biến số hay các yếu tố nào cần được nghiên cứu? • Phương pháp thử nghiệm nào được sử dụng trong nghiên cứu? 2.1.5. Giả thuyết nghiên cứu2.2 Tổng quan nghiên cứu 2.2.1 Khái niệm và vai trò của tổng quan nghiên cứu Khái niệm tổng quan lý thuyết Hart (2009) định nghĩa việc tổng quan lý thuyết là 1 “việc chọn lọc các tài liệu về chủ đề nghiên cứu, trong đó bao gồm thông tin, ý tưởng, dữ liệu và minh chứng được trình bày trên một quan điểm nào đó để hoàn thành các mục tiêu đã xác định hay diễn tả các quan điểm về bản chất của chủ đề đó cũng như phương pháp xem xét chủ đề đó” và 2 “việc đánh giá một cách hiệu quả các tài liệu này trên cơ sở liên hệ với nghiên cứu chúng ta đang thực hiện.”2.2.1 Khái niệm và vai trò của tổng quan nghiên cứu Việc tổng quan lý thuyết có thể chia thành 2 nhóm : • Nhóm thứ nhất: Tập trung vào tổng quan các nghiên cứu thực tiễn đã thực hiện trong quá khứ để đưa ra kết luận chung về kết quả của các nghiên cứu này, nhằm mục đích đúc rút những gì đã làm được (đã tổng quát được) và những gì cần được tiếp tục nghiên cứu (khe hổng nghiên cứu).2.2.1 Khái niệm và vai trò của tổng quan nghiên cứu Việc tổng quan nghiên cứu có thể chia thành 2 nhóm : • Nhóm thứ hai: Tập trung vào tổng quan lý thuyết trong đó trình bày các lý thuyết đã có cùng giải thích một hiện tượng khoa học nào đó và so sánh chúng về mật độ sâu, tính nhất quán cũng như khả năng dự báo của chúng. => thuật ngữ tổng quan nghiên cứu cho cả tổng quan nghiên cứu thực tiễn và tổng quan lý thuyết (thuần túy).2.2.1 Khái niệm và vai trò của tổng quan nghiên cứu Mục đích, vai trò của tổng quan lý thuyết Mục đích của tổng quan nghiên cứu có thể tổng kết lại như sau: • Giúp bạn điều chỉnh tiếp những câu hỏi và mục đích nghiên cứu • Làm rõ những khả năng nghiên cứu bị bỏ qua trong các nghiên cứu trước dó • Phát hiện những kiến nghị rõ ràng cho các nghiên cứu tiếp theo • Giúp bạn tránh lặp lại các công việc đã được thực hiện • Lẫy mẫu ý kiến hiện tại từ các chuyên gia thông qua các nghiên cứu đã được công bố.2.2.1 Khái niệm và vai trò của tổng quan nghiên cứu Mục đích, vai trò của tổng quan lý thuyết Vai trò của tổng quan lý thuyết được thể hiện qua việc phục vụ cho các công đoạn của quá trình nghiên cứu gồm: • Đối với việc xác định vấn đề nghiên cứu: giúp người nghiên cứu nhận dạng được những gì đã làm và những gì chưa làm được (khe hổng nghiên cứu), • Xây dựng cơ sở lý thuyết cho nghiên cứu: giúp xây dựng nền tảng lý thuyết cho mô hình nghiên cứu, giả thuyết cho nghiên cứu kiểm định lý thuyết hoặc làm cơ sở cho việc cần thiết phải xây dựng lý thuyết2.2.1 Khái niệm và vai trò của tổng quan nghiên cứu Mục đích, vai trò của tổng quan lý thuyết • Đối với việc lựa chọn phương pháp nghiên cứu: đánh giá được các phương pháp nghiên cứu đã được sử dụng và lựa chọn phương pháp thích hợp cho nghiên cứu của mình. • Đối với việc so sánh kết quả: Tổng quan lý thuyết giúp nhà nghiên cứu có cơ sở biện luận, so sánh kết quả nghiên cứu của mình với những nghiên cứu đã có2.2.2 Quy trình tổng quan nghiên cứu Các câu hỏi đặt ra đối với việc tổng quan nghiên cứu • Nguồn tài liệu nào cần tham khảo về chủ đề nghiên cứu? • Những vấn đề, câu hỏi nghiên cứu về chủ đề nghiên cứu là gì? • Những vấn đề, những tranh luận chính về chủ đề nghiên cứu? • Những ý tưởng, khái niệm, lý thuyết về chủ đề nghiên cứu? • Những phương pháp luận, phương pháp và công cụ nghiên cứu đã sử dụng và những tranh luận về việc sử dụng chúng? • Cách thức sắp xếp những tri thức đã có về chủ đề nghiên cứu?2.2.2 Quy trình tổng quan nghiên cứu Các tài liệu này tồn tại ở dạng sẵn có và chia thành 3 loại: • Các nguồn tài liệu sơ cấp (đã được xuất bản và chưa được xuất bản) bao gồm: luận án, báo cáo, Email, báo cáo hội nghị, bản thảo không xuất bản, báo cáo công ty, một số ấn bản của chính phủ • Các nguồn tài liệu thứ cấp như sách, tạp chí, báo chí • Các nguồn tài liệu cấp ba gồm Chỉ mục, tóm tắt, catalogues, sách bách khoa toàn thư, từ điển, sách tham khảo, chỉ mục chú dẫn2.2.2 Quy trình tổng quan nghiên cứu2.3. Nội dung thiết kế nghiên cứu 2.3.1. Khái niệm và vai trò của thiết kế nghiên cứu • Thiết kế nghiên cứu là một kế hoạch tổng quan về cách thức tiến hành trả lời các câu hỏi nghiên cứu như thế nào. Thiết kế nghiên cứu sẽ bao gồm rõ ràng dẫn xuất từ các câu hỏi nghiên cứu, chỉ rõ các nguồn dự định thu thập dữ liệu và xem xét các yếu tố như tiếp cận dữ liệu, thời gian và địa điểm thu thập dữ liệu và khả năng tài chính của nghiên cứu. (Saunder, 2009).2.3.1. Khái niệm và vai trò của thiết kế nghiên cứu Đinh Văn Sơn và các cộng sự (2015) cho rằng các khái niệm thống nhất với nhau ở khía cạnh là: • Thiết kế nghiên cứu là bản kế hoạch về lựa chọn nguồn và loại thông tin sẽ sử dụng để có thể trả lời những câu hỏi nghiên cứu. • Thiết kế nghiên cứu là kết cấu cơ bản thể hiện mối quan hệ giữa các biến của nghiên cứu. • Thiết kế nghiên cứu là bản tóm tắt quá trình nghiên cứu từ công việc xác định giả thiết đến phân tích dữ liệu.2.3.2 Quy trình thiết kế nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu phải trả lời được câu hỏi: Người nghiên cứu cần làm gì để trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu? Dựa vào chủ đề nghiên cứu, tổng quan nghiên cứu, các câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu đã xác định được ở các bước trên, nội dung của quy trình thiết kế nghiên cứu tập trung vào việc lựa chọn các phương pháp nghiên cứu, phương pháp thu thập và xử lý thông tin và dữ liệu cần thiết cho việc trả lời câu hỏi nghiên cứu2.3.2 Nội dung thiết kế nghiên cứu a. Xác định phương pháp nghiên cứu Phân loại phương pháp nghiên cứu: • Tiếp cận định lượng (Quantitative Approach hay Fixed Design) Cách tiếp cận liên quan đến việc nghiên cứu thực nghiệm mang tính hệ thống các thuộc tính định lượng, hiện tượng và quan hệ giữa chúng (Đinh Văn Sơn, 2015).a. Xác định phương pháp nghiên cứu • Tiếp cận định tính (Qualitative ApproachFlexible): Là cách tiếp cận trong đó nhà nghiên cứu tìm hiểu hành vi, động cơ và ý đồ đối tượng nghiên cứu (con người) và những lý do điều khiển những hành vi đó (Saunder cộng sự, 2003). 2.3.2 Nội dung thiết kế nghiên cứu2.3.2 Nội dung thiết kế nghiên cứub. Xác định phương pháp thu thập dữ liệu • Việc lựa chọn phương pháp thu thập dữ liệu phải phù hợp với câu hỏi nghiên cứu, phương pháp tiếp cận và phương pháp nghiên cứu. • Nghiên cứu định lượng thường thu thập dữ liệu bằng Bảng hỏi khảo sát (SurveyQuestionnaire) Phương pháp quan sát. • Nghiên cứu định tính thường sử dụng: Phương pháp phỏng vấn Phương pháp quan sát và Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp. 2.3.2 Nội dung thiết kế nghiên cứuc. Xác định phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu Dữ liệu sơ cấp Dữ liệu thứ cấp Phương pháp thu thập dữ liệu Dữ liệu định tính Dữ liệu định lượng Quan sát Phỏng vấn Kinh nghiệm cuộc sống cá nhân Tự chuyện (auto biographic) Mô tảđiều tra tường thuật (narative analysis) Case study Kết hợp nhiều phương pháp thu thập dữ liệu Bảng hỏi Phỏng vấn Quan sát Kết hợp nhiều phương pháp thu thập dữ liệu Các văn bản pháp luật, quy định (legal document) Báo cáo của các tổ chức (Report) Video và hình ảnh Sách, báo, tạp chí, Internet Kết hợp nhiều phương pháp thu thập dữ liệu Phương pháp phân tích dữ liệu Phân tích lịch sử Phân tích tương tác, cử chỉ Phân tích tình huống Phân tích thống kê mô tả Phân tích nhân tố khám phá Phân tích thang đo Kiểm định mối liên hệ Phân tích nhân – quả (casual) Dự báo (Forecasting) Phân tích thử nghiệm (experiment) Phân tích so sánh tổng hợp Kiểm định mối liên hệ Phân tích nhân – quả (casual) Dự báo (Forecasting) Phân tích với sự trợ giúp của máy tính 2.3.2 Nội dung thiết kế nghiên cứu2.3.3. Lập kế hoạch thời gian và nguồn lực a. Khái niệm và vai trò Một kế hoạch về nguồn lực thời gian tốt là tiêu chuẩn cho tính khả thi của 1 dự án. Marshall (2013) cho rằng lập kế hoạch thời gian và dự báo nhu cầu nguồn lực là một hoạt động không thể thiếu cho việc triển khai các đề tài nghiên cứu khoa học.b. Lập kế hoạch thời gian và nguồn lực đối với dự án nghiên cứu Nghiên cứu quy mô lớn hơn đòi hỏi phải có nhiều nguồn lực cần thiết hơn để đảm bảo rằng có: • Đủ thời gian (đủ để mô tả và phân tích thực tế một cách chi tiết). • Nhân sự (có khả năng tập hợp dữ liệu cần thiết một cách hiệu quả và kỹ lưỡng). • Các hỗ trợ khác cho nhân sự (như phương tiện và chi phí cho việc di chuyển, phân tích dữ liệu và viết báo cáo). 2.3.3. Lập kế hoạch thời gian và nguồn lực2.3.3. Lập kế hoạch thời gian và nguồn lực tháng 9 tháng 10 tháng 11 tháng 12 tháng 1 tháng 2 tháng 3 tháng 4 tháng 5 tháng 6 tháng 7 năm 1 (82001 72002): Lập kế hoạch và nghiên cứu địa điểm lập kế hoạch → → họp nhóm nghiên cứu trường ĐH x x x x x x x x x Họp tất cả nhóm nghiên cứu x x x x x x Họp các giám đốc và đồng giám đốc x x x x x x Thu thập dữ liệu tại các trường → → → → → → → → Thu thập dữ liệu cộng đồng → → → → Chuẩn bị cho hội nghị → → x Lập kế hoạch thực hiện diễn đàn, chính sách → → → x Bàn giao RPI RDG năm 2 (82002 72003): Lập kế hoạch và nghiên cứu địa điểm lập kế hoạch → → họp nhóm nghiên cứu trường ĐH Họp tất cả nhóm nghiên cứu Họp các giám đốc và đồng giám đốc Họp ban tư vấn Thu thập dữ liệu cộng đồng khảo sát địa điểm → → → → → Tổng hợp các phỏng vấn → → → → → Tổng hợp các quan sát thực địa → → → → → Viết phân tích nội bộ → → → → Viết tóm tắt tạm thời → → → Chuẩn bị cho hội nghị → → x → → x Lập kế hoạch thực hiện diễn đàn, chính sách → → → → x Viết báo cáo tổng kết → → → → → Bàn giao RFS FR2.3.3. Lập kế hoạch thời gian và nguồn lực Khoản mục Khoản tiền Hỗ trợ Tổng Năm 1 Chi phí trực tiếp Tiền lương () 134,201 3,343 137,544 Quyến lợi nhân viên 15,678 40,740 56,418 Chi phí đi lại 12,340 12,340 Trang thiết bị 11,590 11,590 Vật tư, nguyên liệu 1,250 1,250 Tư vấn và hợp đồng 318,629 318,629 Chi phí khác 13,550 13,550 Tổng chi phí trực tiếp 507,238 44,083 551,321 Chi phí gián tiếp 124,981 124,981 Tổng 632,219 44,083 676,302 Năm 2 Tiền lương () 101,672 3,444 105,116 Quyền lợi nhân viên 19,571 40,740 60,311 Chi phí đi lại 15,940 15,940 Trang thiết bị 0 0 Vật tư, nguyên liệu 850 850 Tư vấn và hợp đồng 325,087 325,087 Chi phí khác 13,550 13,550 Tổng chi phí trực tiếp 476,670 44,184 520,854 Chi phí gián tiếp 109,436 109,436 Tổng 586,106 586,106 Tổng ngân sách yêu cầuc. Lập kế hoạch thời gian và nguồn lực đối với luận văn trình độ sau đại học Theo Marshall (2013, tr.370), một luận án, công trình nghiên cứu độc lập của một cá thể sẽ có ý nghĩa cá nhân hơn một dự án nghiên cứu. Việc lập kế hoạch thời gian và nguồn lực đối với luận án nghiên cứu trình độ sau đại học mang các đặc điểm sau: • Nguồn lực nhân sự. • Lập kế hoạch thời gian • Lập kế hoạch tài chính 2.3.2 Nội dung thiết kế nghiên cứuThời gian biểu (Sơ đồ Gantt). (Tham khảo thêm nếu cần) 2.3.2 Nội dung thiết kế nghiên cứu5. Lập kế hoạch thời gian và sử dụng các nguồn lực (tham khảo) Thời gian biểu (Sơ đồ Gantt). (tham khảo thêm nếu cần)2.3.4. Phân loại thiết kế nghiên cứu (tham khảo nếu cần) 1. Phân loại theo mức độ thăm dò của nghiên cứu, gồm có: Nghiên cứu thăm dò Nghiên cứu chuẩn tắc 2. Phân loại theo phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp, gồm có: Nghiên cứu quan sát Nghiên cứu trực tiếp3. Phân loại theo khả năng kiểm soát biến nghiên cứu, gồm có: Nghiên cứu thực nghiệm Nghiên cứu đa biến 4. Phân loại theo mục đích nghiên cứu, gồm có: Nghiên cứu khám phá (hay thăm dò) Nghiên cứu mô tả Nghiên cứu nhân quả (hay Các nghiên cứu có tính giải thích). 2.3.4. Phân loại thiết kế nghiên cứu (tham khảo nếu cần)5. Phân loại theo độ dài thời gian nghiên cứu, gồm có: Nghiên cứu thời điểm Nghiên cứu giai đoạn 6. Phân loại theo phạm vi chủ đề nghiên cứu, gồm có:: Nghiên cứu thống kê Nghiên cứu tình huống. 2.3.4. Phân loại thiết kế nghiên cứu (tham khảo nếu cần)Theo mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu khám phá (hay thăm dò): Áp dụng trong trường hợp vấn đề nghiên cứu còn khó hiểu, chưa rõ ràng; vấn đề nghiên cứu còn mới hoặc lý thuyết chưa rõ ràng hoặc bản thân người nghiên cứu có ít hiểu biết về vấn đề nghiên cứu. Câu hỏi nghiên cứu đối với loại nghiên cứu này thường là: Cái gì? Như thế nào? Ví dụ: Vấn đề doanh thu bán hàng giảm chưa rõ nguyên nhân. 2.3.4. Phân loại thiết kế nghiên cứu (tham khảo nếu cần)Theo mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả: Áp dụng khi vấn đề nghiên cứu đã được xác định rõ. Ví dụ, nghiên cứu nhu cầu mua hàng hóa nhật dụng của dân cư ở một địa phương hoặc nhu cầu mua giáo trình của sinh viên đại học Thương Mại. Các câu hỏi nghiên cứu liên quan đến loại nghiên cứu này là: Ai? cái gì? khi nào? ở đâu và bao nhiêu? 2.3.4. Phân loại thiết kế nghiên cứu (tham khảo nếu cần)Phân loại thiết kế nghiên cứu (tham khảo nếu cần) Theo mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu nhân quả: Áp dụng khi vấn đề nghiên cứu đã được xác định, cần làm rõ mối quan hệ nhân quả, mức độ và liều lượng tác động giữa các yếu tố. Nghiên cứu này thường liên quan đến các câu hỏi: Tại sao hay như thế nào? Loại nghiên cứu này nhấn mạnh việc nghiên cứu một tình huống hay một vấn đề, nhằm giải thích quan hệ giữa các biến số.2.3.4.Phân loại thiết kế nghiên cứu (tham khảo nếu cần) Theo phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu định tính: Là thiết kế được dựa trên phương pháp nghiên cứu định tính để thu thập, đo lường và phân tích dữ liệu nhằm trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu. Thiết kế nghiên cứu định lượng: Là thiết kế được dựa trên phương pháp nghiên cứu định lượng là chủ yếu, thường được sử dụng để kiểm định lý thuyết khoa học dựa vào quy trình suy diễn, nghĩa là nhằm mục đích thu thập, đo lường và xử lý dữ liệu để kiểm định các lý thuyết khoa học được suy diễn từ lý thuyết đã có.Theo phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu hỗn hợp: Là thiết kế được dựa trên cả 2 phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng, bao gồm các dạng kết hợp như thiết kế hỗn hợp đa phương pháp, thiết kế hỗn hợp gắn kết, thiết kế hỗn hợp giải thích, thiết kế hỗn hợp khám phá 2.3.4.Phân loại thiết kế nghiên cứu (tham khảo nếu cần)2.3.5 Các tiêu chí lựa chọn (tham khảo nếu cần) Có ba tiêu chí cần cân nhắc để đi đến quyết định này: sự phù hợp với vấn đề nghiên cứu, kinh nghiệm cá nhân của nhà nghiên cứu, và độc giả của báo cáo nghiên cứu. Sự phù hợp giữa vấn đề và cách tiếp cận thiết kế nghiên cứu: • Nếu vấn đề là nhận diện những yếu tố ảnh hưởng đến một kết quả, sử dụng một biện pháp can thiệp, tìm hiểu các yếu tố dự báo tốt nhất cho kết quả, hay kiểm định một lý thuyết hay giải thích thì cách tiếp cận định lượng là tốt nhất.2.3.5 Các tiêu chí lựa chọn (tham khảo nếu cần) Sự phù hợp giữa vấn đề và cách tiếp cận thiết kế nghiên cứu: • Thiết kế theo các phương pháp kết hợp sẽ giúp ta thu tóm tốt nhất cả hai cách tiếp cận định tính và định lượng.Kinh nghiệm cá nhân: Một nhà nghiên cứu được huấn luyện trong các chương trình kỹ thuật, viết khoa học, thống kê và thống kê điện toán, vốn quen thuộc với các tạp chí định lượng trong thư viện, rất có thể sẽ chọn thiết kế định lượng. Cách tiếp cận định tính liên quan nhiều hơn đến hình thức viết văn chương hơn, các chương trình phân tích văn bản điện toán, và kinh nghiệm trong việc thực hiện các cuộc phỏng vấn có kết thúc mở và quan sát. Nhà nghiên cứu theo các phương pháp kết hợp cần quen thuộc với cả nghiên cứu định lượng và định tính. 2.3.5 Các tiêu chí lựa chọn (tham khảo nếu cần)Độc giả: Cuối cùng, các nhà nghiên cứu cần nhạy cảm trước độc giả, người mà họ sẽ báo cáo nghiên cứu của họ. Các độc giả này có thể là các nhà biên tập tạp chí, độc giả tạp chí, hội đồng tốt nghiệp, những người tham dự hội nghị, hay đồng nghiệp trong ngành. Các sinh viên nên xem xét những cách tiếp cận thường được giáo viên huớng dẫn ủng hộ và sử dụng. 2.3.5 Các tiêu chí lựa chọn (tham khảo nếu cần)CHƯƠNG III THU THẬP DỮ LIỆU Trường đại học Thương Mại Bộ môn phương pháp nghiên cứu khoa học Tháng 7 năm 2018Nội dung chương 3.1. Đạo đức nghiên cứu 3.2 Chọn mẫu 3.3 Thu thập dữ liệu thứ cấp 3.4 Thu thập dữ liệu sơ cấp3.1 Đạo đức trong nghiên cứu 3.1.1 Khái niệm và vai trò của đạo đức trong nghiên cứu • Đạo đức là “những chuẩn mực hay tiêu chuẩn hành vi, hướng dẫn những cách thức ứng xử và mối quan hệ với người khác” (Blumberg và cộng sự, 2005). • Đạo đức trong nghiên cứu được đề cập liên quan đến những nguyên tắc đạo đức về tôn trọng con người (Saunder, 2010). • Đạo đức trong nghiên cứu liên quan đến những câu hỏi về cách thức hình thành và làm rõ chủ đề nghiên cứu, thiết kế nghiên cứu, tiếp cận, thu thập dữ liệu, xử lý dữ liệu, lưu giữ và phân tích dữ liệu, trình bày khám phá nghiên cứu theo cách có trách nhiệm đạo đức (Saunder, 2010)3.1 Đạo đức trong nghiên cứu 3.1.1 Khái niệm và vai trò của đạo đức trong nghiên cứu • Đạo đức trong nghiên cứu đòi hỏi nhà nghiên cứu khi thiết kế nghiên cứu phải hợp lý về phương pháp luận và phù hợp về mặt đạo đức đối với người tham gia • Hành vi đạo đức của nhà nghiên cứu sẽ bị tác động bởi chuẩn mực hành vi chung của xã hội (Zikmund, 2000).3.1.1 Khái niệm và vai trò của đạo đức trong nghiên cứu Thực hành nghiên cứu đúng đạo đức dựa trên nền tảng của 3 nguyên tắc đạo đức sau: • (1) Sự tôn trọng con người • (2) Sự thiện tâm (benificience) • (3) Sự công bằng 3.1 Đạo đức trong nghiên cứu3.1.1 Khái niệm và vai trò của đạo đức trong nghiên cứu • (1) Sự tôn trọng con người: Nghĩa là nhà nghiên cứu không sử dụng những người tham gia vào nghiên cứu như là phương tiện để đạt được mục đích cá nhân. Nhà nghiên cứu tôn trọng sự riêng tư (quyền nặc danh) của họ và quyền quyết định có tham gia vào nghiên cứu hay không? • (2) Sự thiện tâm (benificience): Nhà nghiên cứu dù làm bất kì việc gì với lý do gì cũng có lý trí đảm bảo người tham gia không bị nguy hại gì khi tham gia vào nghiên cứu đó. • (3) Sự công bằng: là sự cân bằng trong phân bổ, cân nhắc ai được lợi và không được lợi từ nghiên cứu (Marshall, 2015). 3.1 Đạo đức trong nghiên cứu3.1.1 Khái niệm và vai trò của đạo đức trong nghiên cứu Nguồn: Saunder (2010) Bảng 3.1: Các địa chỉ về quy tắc đạo đức3.1.2 Những vấn đề đạo đức trong quá trình nghiên cứu Về cơ bản, những vấn đề đạo đức liên quan đến: • Quyền riêng tư của người tham gia trực tiếp hay gián tiếp • Sự tham gia tự nguyện, rút lui một phần hay toàn phần khỏi dự án • Sự ưng thuận hay dối trá của người tham gia • Duy trì và bảo mật dữ liệu được cung cấp bởi cá nhân hay tổ chức, đảm bảo sự ẩn danh của họ • Phản ứng của người tham gia về cách thức tìm kiếm thu thập dữ liệu • Ảnh hưởng đối với người tham gia về cách thức nhà nghiên cứu sử dụng dữ liệu và báo cáo dữ liệu • Cách ứng xử và sự khách quan của nhà nghiên cứu 3.1 Đạo đức trong nghiên cứu3.1.2 Những vấn đề đạo đức trong quá trình nghiên cứu3.1.2 Những vấn đề đạo đức trong quá trình nghiên cứu • Trong số các nguyên tắc đạo đức, nguyên tắc tôn trọng con người được chú trọng nhiều nhất trong các chính sách và thủ tục của cơ sở nghiên cứu. • Nhà nghiên cứu cần khẳng định với hội đồng thẩm định rằng các đối tượng tham gia tham gia sẽ được cung cấp hoàn toàn đầy đủ về thông tin mục đích nghiên cứu, sự tham gia của họ là tự nguyện, họ hiểu được mức độ cam kết của họ với nghiên cứu, thân nhân của họ được bảo mật và một vài nguy cơ nhỏ sẽ được báo trước. • Tuy nhiên, trên thực tế ranh giới giữa các tiêu chuẩn đạo đức là rất khác nhau, nhận thức của nhà nghiên cứu cũng khác nhau hay quy định về quyền con người ở các quốc gia, các vùng cũng có những điểm khác biệt. 3.1 Đạo đức trong nghiên cứu3.1.2 Những vấn đề đạo đức trong quá trình nghiên cứu • Ranh giới giữa thiếu ưng thuận, hàm ý ưng thuận và ưng thuận rõ ràng khá mong manh. Do đó nhà nghiên cứu cần làm rõ tính ưng thuận của người tham gia nghiên cứu. • Sự ưng thuận của đối tượng tham gia nghiên cưu được thể hiện thông qua mẫu thư ưng thuận. • Nhà nghiên cứu phải thường xuyên củng cố sự ưng thuận của đối tượng tham gia nghiên cứu ngay tại thời điểm thu thập. 3.1 Đạo đức trong nghiên cứu3.1.2 Những vấn đề đạo đức trong quá trình nghiên cứu Box 3.1: Mẫu ưng thuận3.2 Chọn mẫu 3.2.1 Sự cần thiết phải chọn mẫu Nhằm mục đích phục vụ cho quá trình nghiên cứu chúng ta cần tìm hiểu, thu thập dữ liệu của đám đông. Việc nghiên cứu toàn bộ các phần tử của đám đông là không khả thi vì nhiều lý do, vì vậy mà ta tiến hành chọn một nhóm của đám đông (chọn mẫu) để nghiên cứu 3.2.2 Các phương pháp chọn mẫu 3.2.3.1. Chọn mẫu theo xác suất. Chọn mẫu theo xác suất là phương pháp chọn mẫu mà trong đó các phần tử của đám đông có xác suất được chọn vào mẫu là như nhau.3.2.3.1. Chọn mẫu theo xác suất. Chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản. • Phương pháp này được thực hiện khi có khung mẫu hoành chỉnh. Để chọn mẫu ta thực hiện đánh số các phần tử và chọn các phần tử ngẫu nhiên thông qua bảng ngẫu nhiên hoặc hàm sinh số ngẫu nhiên. • Phương pháp này tiện lợi và dễ thực hiện tuy nhiên do cách chọn ngẫu nhiên nên tính phân bố đồng đều trên đám đông có thể bị vi phạm.3.2.3.1. Chọn mẫu theo xác suất. Chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống. • Trong phương pháp này ta sắp xếp các phần tử của đám đông từ 1 đến N, sau đó xác định bước nhảy Nn (SI = sampling interval). Giá trị nN được gọi là tỷ lệ chọn mẫu (sampling fraction). Khi đó ta chia đám đông thành n nhóm, mỗi nhóm gồm Nn phần tử. Phần tử đầu tiên của mẫu được chọn theo phương pháp ngẫu nhiên đơn giản từ một nhóm nào đó. Giả sử phần tử đầu tiên có thứ tự a trong nhóm thì các phần tử tiếp theo được chọn dựa trên thứ tự a + Nn, a + 2.Nn….Chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng. • Để thực hiện chọn mẫu theo phương pháp này ta thực hiện chia đám đông thành các nhóm nhỏ (stratum), các nhóm này chính là các đơn vị chọn mẫu. Các nhóm này thỏa mãn điều kiện các phần tử của nhóm có tính đồng nhất cao và các phần tử giữa các nhóm có tính dị biệt cao. Để chọn phần tử cho mẫu trong từng nhóm ta có thể sử dụng phương pháp hệ thống hoặc ngẫu nhiên đơn giản. 3.2.3.1. Chọn mẫu theo xác suất.Chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng. • Phương pháp chọn mẫu phân tầng có thể thực hiện theo tỉ lệ (số phân tử chọn cho mẫu trong mỗi nhóm tỉ lệ với số phần tử của nhóm) hoặc không theo tỉ lệ (số phân tử chọn cho mẫu trong mỗi nhóm không tỉ lệ với số phần tử của nhóm). 3.2.3.1. Chọn mẫu theo xác suất.Chọn mẫu theo phương pháp chọn nhóm. • Phương pháp chọn mẫu theo nhóm hay còn gọi là phương pháp chọn mẫu dị biệt. Ta chia đám đông thành các nhóm nhỏ (cluster) – đơn vị chọn mẫu – như trong phương pháp phân tầng. Tuy nhiên khác với phương pháp phân tầng các phần tử trong cùng một nhóm có tính dị biệt cao và các phần tử giữa các nhóm lại có tính đồng đều cao. Sau đó ta dùng phương pháp chọn ngẫu nhiên đơn giản hoặc phương pháp hệ thống để chọn ngẫu nhiên một số nhóm. Khi đó mẫu sẽ được hợp thành từ các nhóm được chọn. 3.2.3.1. Chọn mẫu theo xác suất.3.2.3.2. Chọn mẫu không theo xác suất. Chọn mẫu thuận tiện. Chọn mẫu thuận tiện là cách mà ta có thể chọn những phần tử mà ta có thể tiếp cận được cho đến khi đủ kích thước mẫu mà ta yêu cầu. Chọn mẫu theo phương pháp phán đoán. Đây là phương pháp trong đó ta tự phán đoán sự thích hợp của các phần tử được chọn vào mẫu. Điều đó dẫn đến tính đại diện của các phần tử trong mẫu dựa trên kinh nghiệm và kiến thức của người lấy mẫu.Chọn mẫu theo phương pháp định mức. • Là phương pháp chọn mẫu dựa vào các đặc tính kiểm soát (control characteristic) xác định trong đám đông để chọn số phần tử cho mẫu sao cho chúng có cùng tỉ lệ của đám đông theo các thuộc tính kiểm soát. Chọn mẫu theo phương pháp Snowball. • Ban đầu ta thực hiện việc chọn ngẫu nhiên một số phần tử của đám đông, sau khi nghiên cứu các phần tử này ta thông qua các phần tử đó để giới thiệu các phần tử tiếp theo cho mẫu đến khi được kích thước mẫu như ta mong muốn. 3.2.3.2. Chọn mẫu không theo xác suất.• Kích thước mẫu sẽ ảnh hưởng đến khả năng nghiên cứu có thể hoàn thành hay không. Nếu kích thước mẫu quá lớn, ngoài khả năng thu thập ta cần thiết kế lại nghiên cứu để đảm bảo sự khả thi của nghiên cứu. • Trong mỗi nghiên cứu ta luôn có nguồn lực có hạn cho việc lấy mẫu do vậy cần xác định kích thước mẫu. 3.2.4 Xác định kích thước mẫu (cỡ mẫu)• Việc lấy mẫu gắn liền với vấn đề đạo đức trong nghiên cứu. Nếu kích thước mẫu ta có khả năng khảo sát nhỏ hơn kích thước mẫu cần thiết khi đó độ chính xác, tin cậy của nghiên cứu sẽ không được đảm bảo. Mặt khác có những nghiên cứu việc lấy mẫu gây ảnh hưởng tiêu cực tới đối tượng lấy mẫu (các xét nghiệm gây đau đớn hay các khảo sát có tính cá nhân về bệnh lý…) khi đó việc tính toán kích thước mẫu là điều cần thiết. 3.2.4 Xác định kích thước mẫu (cỡ mẫu)• Kích thước của mẫu áp dụng trong nghiên cứu phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) và hồi quy đa biến: Công thức 1: Đối với phân tích nhân tố khám phá EFA. Kích thước mẫu tối thiểu là gấp 5 lần tổng số biến quan sát. Đây là cỡ mẫu phù hợp cho nghiên cứu có sử dụng phân tích nhân tố, n = 5m. Lưu ý m là số lượng câu hỏi trong bài. Công thức 2: Đối với phân tích hồi quy đa biến: cỡ mẫu tối thiểu cần đạt được tính theo công thức là n = 50 + 8m (m: số biến độc lập). Lưu ý m là số lượng nhân tố độc lập, chứ không phải là số câu hỏi độc lập. Do đó, khi lựa chọn số lượng mẫu phải thỏa cả hai công thức trên. 3.2.4 Xác định kích thước mẫu (cỡ mẫu)3.3 Thu thập dữ liệu thứ cấp 3.3.1 Phân loại dữ liệu thứ cấp 3.3.2 Xác định nguồn tìm kiếm 3.3.3 Đánh giá dữ liệu thứ cấp3.3.1. Phân loại dữ liệu thứ cấp • Khái niệm: • Là dữ liệu có sẵn, đã được người khác thu thập cho mục tiêu nghiên cứu của họ. Dữ liệu thứ cấp có thể là dữ liệu thô chưa qua xử lý hoặc dữ liệu đã xử lý (Saunders, 2010). • Theo Zikmund (2013), dữ liệu thứ cấp là loại được thu thập và ghi lại bởi người khác trước đó và vì mục đích khác với mục đích của dự án hiện tại. • Dữ liệu thứ cấp có thể được phân chia thành các loại như hình sau3.3.1. Phân loại dữ liệu thứ cấpTheo Saunder (2010, p.279): Tài liệu: gồm 2 dạng: Văn bản và phi văn bản (video, hình ảnh, bản ghi âm phỏng vấn…). Dữ liệu đa nguồn: các báo cáo nghiên cứu, thống kê số liệu theo khu vực hoặc theo chuỗi thời gian Dữ liệu điều tra khảo sát: o Từ các cuộc tổng điều tra (dân số, lao động, thu nhập…) o Dữ liệu điều tra định kỳ hoặc liên tục (chi tiêu hộ gia đình, xu hướng thị trường lao động…) o Điều tra theo chuyên . 3.3.1. Phân loại dữ liệu thứ cấp3.3.2. Xác định nguồn và tìm kiếm dữ liệu thứ cấp • Theo Sơn (2015, tr 153154), thường các nhà khoa học sẽ tìm trong các cuốn sách, tài liệu chuyên khảo, bài báo khoa học liên quan đến chủ đề nghiên cứu. Trong các công trình khoa học đó, họ tiếp tục có thể dựa vào các dữ liệu đã được công bố, được trích nguồn, các danh mục tài liệu đã được tham khảo để có định hướng các nguồn dữ liệu tiếp. • Ngoài ra, có thể tìm tới các ấn phẩm của bên thứ ba về các doanh nghiệp, như các báo cáo phân tích, các kho dữ liệu thống kê về doanh nghiệp của các tổ chức nghiên cứu, công ty chứng khoán • Kênh thông tin quan trọng nữa đó là Internet.3.3.2. Xác định nguồn và tìm kiếm dữ liệu thứ cấp • Theo Zikmund (2013), có thể phân chia nguồn dữ liệu thứ cấp thành 2 loại: Nguồn bên trong doanh nghiệp và nguồn bên ngoài doanh nghiệp. o Nguồn bên trong doanh nghiệp: Là loại dữ liệu có nguồn gốc từ trong doanh nghiệp, hay nói cách khác là được tạo ra hoặc sinh ra từ doanh nghiệp. o Nguồn bên ngoài doanh nghiệp: Là loại dữ liệu được tạo ra bởi các đối tượng khác bên ngoài doanh nghiệp.Ưu điểm Nhược điểm Theo (Saunders, 2010, pp. 290293) và (Sơn, 2015, pp. 154 155) Zikmund (2013) Giúp tiết kiệm thời gian và chi phí thu thập dữ liệu, không cần bận tâm đến vấn đề đo lường các khái niệm nghiên cứu. Quá trình thu thập dữ liệu thứ cấp đảm bảo sự kín đáo. Sử dụng dữ liệu thứ cấp giúp việc thực hiện các nghiên cứu dài hạn có so sánh đối chiếu. Sử dụng dữ liệu thứ cấp có thể dẫn tới những khám phá bất ngờ. Dữ liệu thứ cấp có tính lâu dài và ổn định. Một số dữ liệu miễn phí Khi không thể thu thập được dữ liệu sơ cấp thì dữ liệu thứ cấp là vô cùng cần thiết. Theo (Saunders, 2010, pp. 293296) và (Sơn, 2015, pp. 156157) Zikmund (2013) Dữ liệu thứ cấp có thể được thu thập cho mục đích nào đó không phù hợp với nhu cầu của nhà khoa học. Truy cập dữ liệu thứ cấp có thể khó khăn hoặc tốn kém. Các định nghĩa và cách thức xử lý dữ liệu thứ cấp có thể không phù hợp cho nghiên cứu của nhà khoa họcSV. Chất lượng dữ liệu thứ cấp không phải đều được kiểm soát. Dữ liệu đã quá cũ. Ưu điểm và nhược điểm của việc sử dụng dữ liệu thứ cấp 3.3.2. Xác định nguồn và tìm kiếm dữ liệu thứ cấpQui trình thực hiện đánh giá gồm 3 bước: (1) Đánh giá độ phù hợp tổng thể của dữ liệu đối với các câu hỏi và mục tiêu nghiên cứu. Quan tâm đến các yếu tố • Giá trị đo lường • Độ bao phủ bao gồm các biến số không được đo lường (2) Đánh giá độ phù hợp chính xác của dữ liệu phân tích để trả lời câu hỏi nghiên cứu và đáp ứng mục tiêu nghiên cứu • Độ giá trị • Độ tin cậy • Sai lệch đo lường (3) Phán đoán có nên dùng dữ liệu căn cứ vào đánh giá chi phí và lợi ích so sánh với các nguồn khác. 3.3.3. Đánh giá dữ liệu thứ cấp(1) Sự phù hợp tổng thể • Đơn vị đo lường (hoặc giá trị đo lường) được sử dụng có thể không hoàn toàn phù hợp với những số liệu nhà khoa học cần (Jacob, 1994). Ví dụ: chúng ta cần số lượng đơn hàng theo tháng của 1 công ty nhưng lại chỉ có dữ liệu về doanh số theo tháng.  Đánh giá giá trị của dữ liệu và quyết định xem có sử dụng hay không. • Cần xem xét độ bao phủ của tập dữ liệu thứ cấp gồm: loại bỏ những dữ liệu không cần thiết, và đảm bảo sau khi loại bỏ thì vẫn còn đủ dữ liệu để tiến hành việc phân tích (Hakim, 2000). (2) Sự phù hợp chính xác • Độ giá trị: thể hiện những khám phá có liên quan với mục tiêu mà những khám phá này hướng đến. • Độ tin cậy: Liên quan đến tính nhất quán của kết quả • Sai lệch đo lường: Theo Kervin (1999), sai lệch đo lường có thể xuất hiện vì hai lý do: Bóp méo có chủ đích và thay đổi trong cách thu thập dữ liệu. (3) Chi phí và lợi ích: so sánh chi phí lấy được dữ liệu với những lợi ích mà chúng mang lại. 3.3.3. Đánh giá dữ liệu thứ cấp3.4. Thu thập dữ liệu sơ cấp Thu thập dữ liệu sơ cấp qua phỏng vấn bán cấu trúc, phỏng vấn sâu và phỏng vấn nhóm  Phỏng vấn  Phỏng vấn được hiểu là thảo luận có mục đích giữa hai hoặc nhiều người.  Phỏng vấn có thể giúp nhà nghiên cứu thu thập những dữ liệu giá trị và tin cậy, có liên quan đến câu hỏi và mục tiêu nghiên cứu  Phỏng vấn là phương pháp rất phù hợp để khám phá suy nghĩ, quan điểm của đối tượng nghiên cứu3.4.2 Thu thập dữ liệu sơ cấp qua phỏng vấn (tiếp) Hình 3. Các dạng phỏng vấn Phỏng vấn có cấu trúc  Phỏng vấn có cấu trúc là phương pháp phỏng vấn tất cả các đối tượng những câu hỏi như nhau.  Sử dụng bảng phỏng vấn dựa trên một bộ câu hỏi xác định trước và tiêu chuẩn hóa hay đồng nhất  Thông tin thu được bằng phương pháp này có thể bao gồm cả các con số và các dữ liệu có thể đo đếm được. 3.4.2 Thu thập dữ liệu sơ cấp qua phỏng vấn (tiếp) Phỏng vấn có cấu trúc  Phương pháp này được coi là một bộ phận trong nghiên cứu định tính  Cách đặt câu hỏi trong phỏ ng vấn có cấu trúc được trình bày nhiều dạng:  Liệt kê tự do  Phân loại nhóm  Phân hạng sử dụng thang điểm 3.4.2 Thu thập dữ liệu sơ cấp qua phỏng vấn (tiếp) Phỏng vấn bán cấu trúc  Người phỏng vấn sẽ có một danh sách các chủ đề và câu hỏi cần đề cập, tuy chúng có thể thay đổi tùy thuộc cuộc phỏng vấn.  Ưu điểm:  Sử dụng bản hướng dẫn phỏng vấn sẽ tiết kiệm thời gian phỏng vấn;  Danh mục các câu hỏi giúp xác định rõ những vấn đề cần thu thập thông tin nhưng vẫn cho phép độ linh hoạt cần thiết để thảo luận các vấn đề mới nảy sinh;  Dễ dàng hệ thống hoá và phân tích các thông tin thu được.  Nhược điểm: cần phải có thời gian để thăm dò trước chủ đề quan tâm để xác định chủ đề nghiên cứu và thiết kế câu hỏi phù hợp. 3.4.2 Thu thập dữ liệu sơ cấp qua phỏng vấn (tiếp) Phỏng vấn phi cấu trúc  Người phỏng vấn không có danh sách câu hỏi xác định trước để sử dụng, nhưng người phỏng vấn cần có ý tưởng rõ ràng về các khía cạnh muốn khám phá  Phỏ ng vấn phi cấu trúc cho phép nhà nghiên cứu linh hoạt thay đổi cấu trúc phỏng vấn tùy theo ngữ cảnh và đặc điểm của đối tượng  Người được phỏng vấn có cơ hội nói tự do về sự kiện, các hành vi và niềm tin liên quan lĩnh vực chủ đề 3.4.2 Thu thập dữ liệu sơ cấp qua phỏng vấn (tiếp) Thảo luận nhóm  Phỏng vấn nhóm là thuật ngữ chung để mô tả tất cả những phỏng vấn phi tiêu chuẩn, được tiến hành với hai hoặc nhiều hơn hai người  Phỏng vấn nhóm điển hình gồm từ 4 đến 8 người tham gia hoặc có thể là 12 người  Thảo luận nhóm thường được áp dụng với các vấn đề nghiên cứu có nhiều người quan tâm và sẵn sàng chia sẻ quan điểm của mình 3.4.2 Thu thập dữ liệu sơ cấp qua phỏng vấn (tiếp) Việc lựa chọn hình thức phỏng vấn nào phụ thuộc vào liên kết với mục đích nghiên cứu và chiến lược nghiên cứu Bảng 3.X: Mức độ công dụng của những loại phỏng vấn khác nhau trong mỗi nghiên cứu Khám phá Mô tả Giải thích Có cấu trúc xx x Bán cấu trúc x xx Phi cấu trúc xx 3.4.2 Thu thập dữ liệu sơ cấp qua phỏng vấn (tiếp)3.4. Thu thập dữ liệu sơ cấp (tiếp) 3.4.3 Thu thập dữ liệu sơ cấp qua bảng hỏi • Bảng hỏi là tập hợp các câu hỏi theo một trật tự xác định • Bảng hỏi có thể được phân loại thành bảng hỏi cấu trúc (structured questionnaire) dùng trong thu thập dữ liệu định lượng và bảng câu hỏi phi cấu trúc (unstructured questionnaire) dùng trong thu thập dữ liệu định tính3.4.3 Thu thập dữ liệu sơ cấp qua bảng hỏi Bảng hỏi trong nghiên cứu định lượng Thông thường bảng hỏi dùng trong nghiên cứu định lượng thì có cấu trúc chặt chẽ, theo một trình tự nhất định. Trong mục này tập trung vào các loại câu hỏi trong bảng hỏi và qui trình thiết kế bảng câu hỏi 3.4. Thu thập dữ liệu sơ cấp (tiếp)3.4.3 Thu thập dữ liệu sơ cấp qua bảng hỏi a. Các loại câu hỏi trong nghiên cứu định lượng: Thông thường các câu hỏi trong thu thập dữ liệu sơ cấp định lượng là câu hỏi đóng vàhoặc các câu hỏi định trước câu trả lời. Loại này thường dễ trả lời hơn và nhanh hơn vì chúng cần kĩ năng viết rất ítCác loại câu hỏi • Câu hỏi liệt kê • Câu hỏi phân loại • Câu hỏi xếp hạng • Câu hỏi mức độ • Câu hỏi số lượng • Câu hỏi lưới 3.4.3 Thu thập dữ liệu sơ cấp qua bảng hỏiXác định cụ thể dữ liệu cần thu thập Xác định dạng phỏng vấn Đánh giá nội dung câu hỏi Xác định hình thức trả lời xác định cách dùng thuật ngữ xác định cấu trúc bảng hỏi xác định hình thức bảng hỏi Pilot 3.4.3 Thu thập dữ liệu sơ cấp qua bảng hỏiBảng hỏi trong nghiên cứu định tính Để thu thập dữ liệu sơ cấp định tính thông thường người ta sử dụng bảng hỏi phi cấu trúc hay dàn bài thảo luận thay cho bảng hỏi chi tiết. Hình 3.2: So sánh câu hỏi định tính với câu hỏi định lượng 3.4.3 Thu thập dữ liệu sơ cấp qua bảng hỏiBảng hỏi trong nghiên cứu định tính Dạng câu hỏi định tính Ví dụ Câu hỏi giới thiệu (introducory questions) Anh chị có biết gì về ….? Có thể cho tôi biết về …? Câu hỏi đào sâu (probing questions) Anh chị có thể nói thêm về…? Khi nói vậy thì nó có ý nghĩa gì? Câu hỏi trực tiếp (direct question) Anhchị có thường xuyên tranh cãi với cấp trên không? Câu hỏi gián tiếp (indirect questions) Vì sao ở đây nhân viên thường bỏ việc Câu hỏi diễn nghĩa (interpretive questions) Nếu tôi hiểu đúng ý anhchị thì vấn đề như thế nào 3.4.3 Thu thập dữ liệu sơ cấp qua bảng hỏiCHƯƠNG IV PHÂN TÍCH DỮ LIỆU Trường đại học Thương Mại Bộ môn phương pháp nghiên cứu khoa học Tháng 7 năm 20184.1. Phân tích dữ liệu định tính 4.1.1 Đặc điểm phân tích dữ liệu định tính 4.1.1.1. Phân tích dữ liệu gắn liền với quá trình thu thập dữ liệu 4.1.1.2. Phân tích dữ liệu định tính liên kết nhưng không bị giới hạn bởi lý thuyết 4.1.2. Các loại dữ liệu định tính 4.1.2.1. Dạng văn bản 4.1.2.2. Dạng phi văn bản 4.1.3. Quy trình phân tích dữ liệu định tính4.1.3. Quy trình phân tích dữ liệu định tính 4.1.3.1 Tổ chức và làm sạch dữ liệu 4.1.3.2 Mã hoá và hợp nhất dữ liệu 4.1.3.3 Nhận biết mối quan hệ và phát triển các mã dữ liệu 4.1.4 Các công cụ hỗ trợ phân tích dữ liệu dịnh tính 4.1. Phân tích dữ liệu định tính4.1.1 Đặc điểm phân tích dữ liệu định tính 4.1.1.1. Phân tích dữ liệu gắn liền với quá trình thu thập dữ liệu • Trong nghiên cứu định lượng quá trình thu thập dữ liệu diễn ra trước quá trình xử lý và phân tích dữ liệu thì trong nghiên cứu định tính hai quá trình này xảy ra đồng thời và tương tác với nhau. • Khi nhà nghiên cứu thảo luận, phỏng vấn với đối tượng nghiên cứu, ngay trong quá trình ấy, nhà nghiên cứu đã thực hiện phân tích sơ bộ và phát hiện ra các khái niệm nghiên cứu4.1.1.1. Phân tích dữ liệu gắn liền với quá trình thu thập dữ liệu • Khái niệm nghiên cứu được phát hiện giúp xác định kích thước mẫu nghiên cứu. Cho đến khi nhà nghiên cứu không thu được thông tin gì mới từ đối tượng nghiên cứu tiếp thì lúc đó, số lượng phần tử mẫu nghiên cứu được xác định và quá trình thu thập dữ liệu dừng lại. 4.1.1 Đặc điểm phân tích dữ liệu định tính4.1.1.2. Phân tích dữ liệu định tính liên kết nhưng không bị giới hạn bởi lý thuyết • Nhà nghiên cứu cần phải dựa vào khung lý thuyết để triển khai thu thập và phân tích dữ liệu nghiên cứu • Bên cạnh đó, , nghiên cứu định tính là một quy trình mở và sáng tạo và không bị giới hạn bởi lý thuyết. Do đó nhà nghiên cứu cần phải biết cân bằng giữa hai yếu tố này. 4.1.1 Đặc điểm phân tích dữ liệu định tínhMột số chú ý cần tuân thủ khi phân tích dữ liệu định tính: • Phân tích định tính cần có sự nhạy cảm với lý thuyết. Nhà nghiên cứu cần phải thiết lập được khung nghiên cứu, trong đó xác định và đánh giá được những lý thuyết nào liên quan đến vấn đề mình nghiên cứu. • Việc xác định khung nghiên cứu giúp nhà nghiên cứu phân loại được các nhóm khái niệm để khi thu thập dữ liệu thực tế phát hiện ra “cái lạ” và những tri thức mới so với khung nghiên cứu đã thiết lập 4.1.1 Đặc điểm phân tích dữ liệu định tính4.1.2 Các loại dữ liệu định tính 4.1.2.1. Dữ liệu định tính bằng văn bản • Dữ liệu định tính sơ cấp bằng văn bản bao gồm: hồ sơ, báo cáo, email, báo chí của tổ chức, các mẩu chuyện bằng văn bản, hồi kí, tự chuyện ... hoặc trong phương pháp sử dụng bảng hỏi để thu thập dữ liệu, các hồi đáp từ các câu hỏi mở cũng là một dạng dữ liệu định tính bằng văn bản. • Bên cạnh dữ liệu định tính bằng văn bản còn có các dữ liệu định tính phi văn bản. Dạng thức của các dữ liệu này tồn tại dưới dạng ghi hình, ghi âm.4.1.3 Quy trình phân tích dữ liệu định tính 4.1.3.1. Tổ chức và làm sạch dữ liệu • Nhà nghiên cứu có thể liệt kê trong các thẻ ghi nhớ các dữ liệu đã thu thập được, thể hiện những chỉnh sửa nhỏ cân thiết nhưng vẫn đảm bảo các ghi chép ở hiện trường được tái hiện một cách trung thực. • Yêu cầu của việc tổ chức dữ liệu là vẫn phải thể hiện được trung thực và khách quan nhất bản chất của dữ liệu • Dữ liệu định tính có đặc điểm riêng biệt, đó là ngoài nội dung truyền tải còn bao gồm cả hành vi, thái độ, cảm xúc của đối tượng được quan sát hay nghiên cứu.4.1.3.1. Tổ chức và làm sạch dữ liệu • Khi tổ chức dữ liệu phải chú ý không làm sai lệch đi bối cảnh thu thập dữ liệu lúc đó, đặc biệt cần ghi chú lại chi tiết những hành vi, thái độ, cảm xúc của đối tượng nghiên cứu để khi nhà nghiên cứu cần xem lại có thể hồi cố lại bối cảnh bất kì lúc nào. • Trong quá trình tổ chức dữ li

HỌC PHẦN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Trường đại học Thương Mại Bộ môn phương pháp nghiên cứu khoa học CHƯƠNG I TỔNG LUẬN VỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Trường đại học Thương Mại Bộ môn phương pháp nghiên cứu khoa học Tháng năm 2018 Nội dung chương học 1.1 Bản chất nghiên cứu khoa học 1.2 Phân loại nghiên cứu khoa học 1.3 Tiến trình tư nghiên cứu khoa học 1.4 Các sản phẩm nghiên cứu khoa học 1.1 Bản chất nghiên cứu khoa học 1.1.1 Đặc điểm nghiên cứu khoa học • Mark Saunder (2003) định nghĩa “nghiên cứu” việc người ta thực công việc cần thiết có hệ thống để phát việc nhờ tăng thêm kiến thức cho họ 1.1 Bản chất nghiên cứu khoa học 1.1.1 Đặc điểm nghiên cứu khoa học • Hai cụm từ quan trọng khái niệm trên: o “Nghiên cứu có hệ thống” việc nghiên cứu dựa tảng quan hệ logic chắn không niềm tin (Ghauri Gronhaugh, 2005) o “Phát việc” hiểu khám phá, thể mục đích nghiên cứu nhằm tìm điều Có thể bao gồm việc mơ tả, giải thích, hiểu biết, bình luận phân tích (Ghaudi Gronhaugh, 2005) 1.1.1 Đặc điểm nghiên cứu khoa học (tiếp) Như vậy, số đặc điểm sau (Mark Saunder, 2003): • Dữ liệu thu thập cách có hệ thống • Dữ liệu diễn giải cách có hệ thống • Có mục đích rõ ràng: khám phá việc 1.1.2 Bản chất NCKH kinh tế quản lý Easterby – Smith cộng (2002) giải thích cảm hứng nghiên cứu xuất phát từ kinh tế quản lý cách thức nhà quản lý (nhà nghiên cứu) vận dụng kiến thức từ ngành khác • Các nhà quản lý thường bận rộn nhiều quyền lực nên họ khơng đồng ý cho tiếp cận nghiên cứu họ khơng thấy lợi ích cá nhân hay thương mại • u cầu nghiên cứu phải có kết thực tiễn tức cần có tiềm tiến hành hành động cần xem xét hệ thực tiễn khám phá 1.2 Phân loại nghiên cứu khoa học Phân loại theo cách tiếp cận nghiên cứu • Nghiên cứu theo quy trình suy diễn (diễn dịch) • Nghiên cứu theo quy trình quy nạp Phân loại theo phương pháp nghiên cứu • Nghiên cứu định tính • Nghiên cứu định lượng • Phương pháp hỗn hợp Phân loại theo mục đích sử dụng • Nghiên cứu • Nghiên cứu ứng dụng 1.2 Phân loại nghiên cứu NCKH ứng dụng kinh tế quản lý Nghiên cứu Nghiên cứu ứng dụng Mục đích: Mục đích: - Mở rộng kiến thức tiến trình kinh doanh quản lý - Cải thiện hiểu biết vấn đề kinh doanh quản lý cụ thể - Dẫn đễn nguyên tắc chung liên quan tới tiến trình quan hệ tiến trình với kết - Dẫn đến giải pháp cho vấn đề - Các kết có ý nghĩa giá trị xã hội nói chung - Những kiến thức giới hạn vấn đề - Khám phá có tầm quan hệ giá trị thực tiễn người quản lý tổ chức Bối cảnh: Bối cảnh: - Được thực người thuộc sở trường đại học - Được thực người nhiều bối cảnh khác nhau, bao gồm tổ chức, trường đại học - Việc lựa chọn đề tài mục tiêu xác định người nghiên cứu - Thang thời gian linh hoạt - Các mục tiêu thương lượng với người đề xuất - Thang thời gian chặt chẽ 1.2 Phân loại nghiên cứu khoa học  Hình 1.1 Suy diễn quy nạp nghiên cứu khoa học 5.3.2 Các công cụ hỗ trợ cho thuyết trình a Phần mềm hỗ trợ trình diễn PowerPoint • Người dùng đưa thêm vào: hình ảnh sinh động, kích thước, màu sắc font chữ khác Hoặc ghi thêm nội dung khó nhớ vào phần ghi (Note), in thu nhỏ slide (handouts) với phần khoảng trống để khán giả ghi vào nghe tác giả trình bày • Màu sắc slide: Nên lựa chọn phù hợp với nội dung trình bày, cần có hài hòa, đồng slide • Kiểu chữ: Thường chọn chữ không chân (sans serif) font: Arial, Tahoma… 5.3.2 Các công cụ hỗ trợ cho thuyết trình a Phần mềm hỗ trợ trình diễn PowerPoint • Phân bổ thơng tin slide • Tiêu đề: Mỗi trang slide nên có tiêu đề, nhiều slide có tiêu đề slide sử dụng tiêu đề thêm vào cụm từ “tiếp theo” • Nội dung: Số lượng chữ, bullet, thống font chữ • Hiệu ứng trình diễn: Thêm hiệu ứng chữ chạy, làm mờ, phân tách… mục Animations MS PowerPoint Tuy nhiên, không nên lạm dụng 5.3.2 Các công cụ hỗ trợ cho thuyết trình a Phần mềm hỗ trợ trình diễn PowerPoint • Sử dụng bảng biểu, sơ đồ: Trình bày kết thông qua biểu đồ, bảng biểu làm cho thuyết trình trở nên trực quan tổng quát Tuy nhiên, cần lưu ý cỡ chữ bảng biểu • Chạy thử slide: Trước thuyết trình nên chạy thử slide để xem sai sót nội dung hình thức khơng Ngoài việc chạy thử slide giúp tác giả định lượng thời gian trình bày slide tồn 5.3.2 Các cơng cụ hỗ trợ cho thuyết trình b Cơng cụ khác Hội thảo trực tuyến Ưu điểm: Tiết kiệm chi phí, tiết kiệm thời gia, phù hợp làm việc nhóm Nhược điểm: Phụ thuộc vào thiết bị, việc giao tiếp khơng rõ ràng tín hiệu bị nhiễu 5.3.3 Một số lưu ý thuyết trình a Làm chủ nội dung • Tránh đọc/lạm dụng slide • Tránh đọc từ văn viết sẵn • Tránh nói lan man • Trình bày nội dung rõ ràng, mạch lạc, xác b Làm chủ thân • Trang phục phù hợp • Tiếp xúc với khán giả thông qua cử chỉ, ánh mắt, ngơn ngữ thể • Tự tin thuyết trình 5.4 Một số quy định trình bày báo cáo khoa học 5.4.1 Quy định định dạng văn 5.4.2 Quy định dung lượng báo cáo khoa học 5.4.3 Quy định dẫn nguồn tài liệu trình bày tài liệu tham khảo a Trích dẫn nguồn tài liệu văn b Các trình bày tài liệu tham khảo 5.4.1 Quy định định dạng văn Theo quy định trường đại học Thương Mại, luận văn thạc sĩ cần tuân theo quy định: - Luận văn in mặt giấy khổ A4 (210x297mm), font chữ Time New Roman, cỡ chữ 13-14, paragraph 1.3-1.5 lines, lề 3.5cm, lề 3cm, lề trái 3.5cm, lề phải 2cm - Tóm tắt luận văn trình bày theo trình tự luận văn, phản ánh trung thực kết cấu, bố cục nội dung luận văn - Tóm tắt luận văn (in mặt, khổ 140x210 mm) không 20 trang, font chữ Time New Roman, cỡ chữ 11-12, paragraph 1.1-1.3 lines Lề trên, dưới, trái, phải 2cm 5.4.2 Quy định dung lượng báo cáo khoa học • Số trang luận văn từ 70 trang đến 80 trang (không tính mục lục, tài liệu tham khảo phụ lục) • Số trang luận văn đánh giữa, phía đầu trang giấy, từ đến hết (bắt đầu từ phần Mở đầu) • Thứ tự trang thông tin trước phần Mở đầu (lời cam đoan, mục lục, danh mục từ viết tắt, danh mục bảng biểu, hình vẽ…) đánh số trang theo kí hiệu chữ i (i, ii, iii, iv,…) • Nếu có bảng, biểu, hình vẽ trình bày theo chiều ngang khổ giấy đầu bảng lề trái trang 5.4.3 Quy định dẫn nguồn tài liệu trình bày tài liệu tham khảo a Trích dẫn nguồn tài liệu văn • Các tham khảo trích dẫn văn thường dùng để thừa nhận/ thừa kế tác phẩm ý tưởng người khác • Khi trình bày ý tưởng thơng tin từ nguồn đó, cần gắn kèm tên họ tác giả năm xuất dấu ngoặc đơn vào văn • Nếu trích dẫn tên tác giả phần văn đưa thêm phần ngày (năm) cơng bố vào ngoặc • Khi trích dẫn trực tiếp từ nguồn phải đưa vào số trang có đặt dấu ngoặc kép quanh trích dẫn • Hoặc đánh số theo thứ tự danh mục tài liệu tham khảo đặt dấu ngoặc vuông 5.4.3 Quy định dẫn nguồn tài liệu trình bày tài liệu tham khảo b Cách trình bày tài liệu tham khảo • Thường với tài liệu tiếng Anh, danh sách tài liệu tham khảo xếp theo thứ tự bảng chữ “họ” tác giả • Nhiều tác giả o Sử dụng trình tự tên họ tác giả theo trật tự đưa ấn phẩm Tác giả thường liệt kê • Cùng tác giả o Năm khác nhau: liệt kê tài liệu tham khảo tác giả theo trình tự, ngày sớm o Cùng năm: sử dụng hậu tố theo bảng chữ (ví dụ 1983a, 1983b) 5.4.3 Quy định dẫn nguồn tài liệu trình bày tài liệu tham khảo b Cách trình bày tài liệu tham khảo Với báo cáo khoa học tiếng Việt:  Xếp theo thứ tự sách kinh điển trước, văn kiện thức đến tác phẩm cá nhân  Các tài liệu tham khảo xếp riêng theo khối tiếng (Nga, Anh, Pháp, Đức ) trình tự xếp danh mục tài liệu tham khảo khối tiếng theo nguyên tắc thứ tự ABC họ tên tác giả: 5.4.3 Quy định dẫn nguồn tài liệu trình bày tài liệu tham khảo - Tác giả Việt Nam xếp theo thứ tự ABC theo tên tác giả, không đảo lộn trật tự họ tên tác giả - Tác giả nước ngoài: xếp theo họ tác giả (kể tài liệu dịch tiếng Việt xếp khối tiếng Việt)  Tài liệu khơng có tên tác giả xếp theo thứ tự ABC theo từ tên tài liệu  Số thứ tự đánh từ đầu đến hết, không đánh riêng khối tiếng 5.4.3 Quy định dẫn nguồn tài liệu trình bày tài liệu tham khảo Nếu tài liệu tham khảo sách • Tác giả (Lấy họ) • Năm • Tên sách (in nghiêng) • Số xuất • Nhà xuất • Nơi xuất 5.4.3 Quy định dẫn nguồn tài liệu trình bày tài liệu tham khảo Nếu tài liệu tham khảo tạp chí  Tác giả (Lấy họ)  Năm xuất tạp chí  Tiêu đề báo (bằng dấu phảy đảo ngược nhất)  Tiêu đề tạp chí (in nghiêng)  Số tạp chí  Số phát hành tạp chí  Số trang báo 5.4.3 Quy định dẫn nguồn tài liệu trình bày tài liệu tham khảo Nếu tài liệu tham khảo luận án chưa cơng bố • Tác giả (Lấy họ) • Năm • Tiêu đề báo (bằng dấu phảy đảo ngược) • Cấp độ luận văn • Tên trường đại học • Thành phố ... LUẬN VỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Trường đại học Thương Mại Bộ môn phương pháp nghiên cứu khoa học Tháng năm 2018 Nội dung chương học 1.1 Bản chất nghiên cứu khoa học 1.2 Phân loại nghiên cứu khoa học. .. Tiến trình tư nghiên cứu khoa học 1.4 Các sản phẩm nghiên cứu khoa học 1.1 Bản chất nghiên cứu khoa học 1.1.1 Đặc điểm nghiên cứu khoa học • Mark Saunder (2003) định nghĩa nghiên cứu việc người... tài nghiên cứu khoa học Bước 1: Xác định chủ đề nghiên cứu • Vấn đề nghiên cứu • Ý tưởng nghiên cứu • Giả thuyết nghiên cứu Bước 2: Tổng quan nghiên cứu Bước 3: Thiết kế nghiên cứu • Thiết kế nghiên

Ngày đăng: 07/09/2019, 22:46

Mục lục

    Học phần PHƯƠNG PHÁP nghiên cứu khoa học

    Chương I tổng luận về nghiên cứu khoa học

    Chương II THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

    Chương III THU THẬP DỮ LIỆU

    Chương IV Phân tích dữ liệu

    Chương V VIẾT VÀ THUYẾT TRÌNH BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan