1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Rèn luyện kĩ năng dùng từ cho học sinh lớp 4,5 thông qua phân môn luyện từ và câu

78 129 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 78
Dung lượng 0,98 MB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC=== === NGUYỄN THỊ NHỊ RÈN LUYỆN KĨ NĂNG DÙNG TỪ CHO HỌC SINH LỚP 4, 5 THÔNG QUA PHÂN MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC

=== ===

NGUYỄN THỊ NHỊ

RÈN LUYỆN KĨ NĂNG DÙNG TỪ CHO HỌC SINH LỚP 4, 5 THÔNG QUA PHÂN MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học

HÀ NỘI - 2018

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo trường Đại học Sưphạm Hà Nội 2, các thầy cô giáo trong khoa Giáo dục Tiểu học, cô giáo vàhọc sinh trường Tiểu học Tiến Thắng A Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới cô giáo – tiến sĩ Khuất Thị Lan – người đã trực tiếp hướng dẫn

em làm khóa luận này

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nôi, Ngày… Tháng 05 năm 2018

Sinh viên

Nguyễn Thị Nhị

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan khóa luận là công trình nghiên cứu của riêng tôi Những kết quả nêu trong khóa luận chưa được công bố trên bất kì côngtrình nào

Hà Nôi, Ngày… Tháng 05 năm 2018

Sinh viên

Nguyễn Thị Nhị

Trang 4

DANH MỤC VIẾT TẮT

GV: giáo viên

HS: học sinh

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2

3 Mục đích nghiên cứu 3

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3

5 Nhiệm vụ nghiên cứu 3

6 Phương pháp nghiên cứu 4

7 Cấu trúc khóa luận 4

NỘI DUNG 5

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN 5

1.1 Cơ sở lí luận 5

1.1.1 Đặc điểm học sinh lớp 4, 5 5

1.1.2 Các lớp từ trong tiếng Việt 7

1.1.3 Vai trò của dùng từ trong tiếng Việt 12

1.1.4 Quan niệm về dùng từ trong các văn bản nghệ thuật 12

1.2 Cơ sở thực tiễn 16

1.2.1 Vị trí, nhiệm vụ của phân môn Luyện từ và câu 16

1.2.2 Vai trò của phân môn Luyện từ và câu 17

1.2.3 Chương trình sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4, 5 và phân môn Luyện từ và câu 18

1.2.4 Thực trạng dùng từ của học sinh lớp 4A, 5A trường Tiểu học Tiến Thắng A 19

1.2.5 Các lỗi dùng từ thường gặp 23

CHƯƠNG 2: BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KĨ NĂNG DÙNG TỪ CHO HỌC SINH TIỂU HỌC 29

2.1 Các biện pháp rèn luyện kĩ năng dùng từ 29

2.1.1 Luyện dùng từ đúng chính tả 29

Trang 6

2.1.2 Luyện dùng từ đúng nghĩa 32

2.1.3 Luyện dùng từ hay 37

2.1.4 Xây dựng bài tập Luyện kĩ năng dùng từ cho học sinh lớp 4, 5 40

CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 49

3.1 Mục đích thực nghiệm 49

3.2 Đối tượng, thời gian thực nghiệm 49

3.2.1 Đối tượng thực nghiệm 49

3.2.2 Thời gian thực nghiệm 49

3.3 Nội dung thực nghiệm 49

3.4 Kết quả thực nghiệm 62

KẾT LUẬN 63

TÀI LIỆU KHAM KHẢO 64

Trang 7

1 Lý do chọn đề tài

MỞ ĐẦU

Trang 8

Tiểu học được xem là cấp học nền tảng đặt cơ sở ban đầu cho việc hìnhthành và phát triển nhân cách của con người, đặt nền móng vững chắc chogiáo dục phổ thông và cho toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân Do đó, nhàtrường Tiểu học đã duy trì dạy học toàn diện việc giúp các em học tốt cácmôn học, học có phương pháp là mục tiêu hàng đầu được đặt ra trong mọi tiếthọc, góp phần vào việc phát triển kĩ năng, kĩ xảo, năng lực, tư duy và khảnăng của các em

Mỗi môn học ở Tiểu học đều góp phần hình thành và phát triển nhâncách cũng như cung cấp cho các em những tri thức cần thiết để phục vụ chocuộc sống, học tập và sinh hoạt cho tốt nhất và có hiệu quả cao.Trong đó,Tiếng Việt là môn học quan trọng nhất đối với học sinh, bởi Tiếng Việt là mộtcông cụ, là cơ sở để hình thành vốn ngôn ngữ chuẩn, làm nền tảng cho các lớphọc sau Đây là môn học rèn cho học sinh thao tác tư duy, cung cấp cho các

em kiến thức sơ giản, những hiểu biết về xã hội, tự nhiên, con người, văn hóa,

…của Việt Nam và nước ngoài Do vậy, người giáo viên Tiểu học cần cóphương pháp để làm sao cho học sinh của mình tiếp thu được những kiếnthức, kĩ năng của môn học

Luyện từ và câu là một trong những phân môn quan trọng của TiếngViệt Ở phân môn này, học sinh được học những kiến thức thức cơ bản về từ,

từ loại, câu,… Nếu không nắm vững những kiến thức cơ bản làm nền tảng thìhọc sinh dễ nhầm lẫn, mắc phải những lỗi sai cơ bản Đồng thời, nếu khôngđược củng cố kiến thức ngay từ cấp Tiểu học sẽ gặp nhiều khó khăn trongviệc phát triển ngôn ngữ viết của mình

Xuất phát từ những lí do nêu trên chúng tôi đã quyết định chọn đề tài:

“ Rèn luyện kĩ năng dùng từ cho học sinh lớp 4,5 thông qua phân môn

Trang 9

luyện từ và câu ” với mong muốn góp phần nâng cao khả năng dùng từ cho

học sinh Tiểu học nói chung và học sinh lớp 4, 5 nói riêng

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Môn Tiếng Việt đặc biệt là phân môn Luyện từ và câu có vai trò rất quantrọng đối với học sinh Tiểu học.Việc học từ ở Tiểu học sẽ tạo cho học sinhnăng lực từ ngữ, giúp học sinh nắm tiếng mẹ đẻ, tạo điều kiện để học tậpnhững cấp học tiếp theo và phát triển toàn diện Vốn từ của học sinh cànggiàu bao nhiêu thì khả năng lựa chọn từ càng lớn, càng chính xác, sự trình bày

tư tưởng, tình cảm càng rõ ràng, sâu sắc bấy nhiêu Vì vậy việc vận dụng cácphương pháp khác nhau để rèn kĩ năng dùng từ cho học sinh đặc biệt là họcsinh lớp 4,5 là một vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm

Đã có rất nhiều người nghiên cứu vấn đề này Một số tài liệu như cuốn

giáo trình “ Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học” của tác giả Lê

Phương Nga – Đặng Kim Nga (NXB ĐHSPHN,2003) nêu lên vai trò củaLuyện từ và câu ở Tiểu học nhằm mở rộng, hệ thống hóa làm phong phú vốn

từ của học sinh

“ Dạy học Luyện từ và câu ở Tiểu học” (2007), NXB Đại học Sư phạm

của tác giả Chu Thị Thúy cũng đã đề cập đến dạy học sinh sử dùng từ ngữcho phù hợp với ngữ cảnh giao tiếp

Trong dạy học Tiếng Việt, nhà biên soạn chương trình sách giáo khoacũng chú trọng tới việc dạy dùng từ bằng việc đưa ra hệ thống bài tập, các câuhỏi để giúp học sinh sử dụng từ ngữ một cách phù hợp, hiệu quả nâng cao vốn

từ của mình

Một số cuốn giáo trình trên đây là cơ sở, định hướng quan trọng trongviệc rèn luyện kĩ năng dùng từ cho học sinh Tuy nhiên các tác giả chỉ dừnglại ở lí thuyết chung mà chưa đưa ra được các biện pháp để khắc phục , cảithiện kĩ năng dùng từ trong quá trình nghiên cứu Chính vì vậy để kế thừa và

Trang 10

phát huy tư tưởng của các công trình nghiên cứu trên chúng tôi đã thực hiện

đề tài “ Rèn luyện kĩ năng dùng từ cho học sinh lớp 4, 5 thông qua phân

môn Luyện từ và câu”.

Thông qua đề tài này, chúng tôi xin kế thừa và phát huy các công trìnhnghiên cứu đi trước đồng thời đưa ra một số ý kiến cá nhân Đó là những kinhnghiệm mà chúng tôi đã tìm hiểu được qua quá trình nghiên cứu, qua sự họchỏi kinh nghiệm từ thầy cô Từ đó, góp phần cải thiện việc dùng từ cho họcsinh lớp 4, 5 trường Tiểu học Tiến Thắng A nói riêng và học sinh Tiểu họcnói chung

3 Mục đích nghiên cứu

Rèn cho học sinh lớp 4, 5 kĩ năng dùng từ ngày càng thành thạo nhằmnâng cao hiệu quả dùng từ trong nhà trường

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu: Kĩ năng dùng từ trong giờ Luyện từ và câu cho học sinh iểu học

4.2 Phạm vi nghiên cứu: Là các em học sinh lớp 4A, 5A trường Tiểu học Tiến Thắng A

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu lý thuyết về từ ngữ, cách dùng từ và một số vấn đề liênquan đến vốn từ

- Tìm hiểu thực trạng về việc học sinh sử dụng từ và vốn từ có sẵn củacác em trong quá trình học tập

- Tìm hiểu và tiến hành xây dựng các biện pháp giúp học sinh tích cựchóa vốn từ

- Đề xuất một số ý kiến về nâng cao vốn từ ngữ cho học sinh trong giaotiếp ngôn ngữ cũng như trong trình bày văn bản

Trang 11

6 Phương pháp nghiên cứu

Khi nghiên cứu chúng tôi đã sử dụng một số phương pháp sau:

- Phương pháp nghiên cứu lý luận : nhằm mục đích tìm chọn những kháiniệm và tư tưởng cơ bản là cơ sở cho lý luận của đề tài

- Phương pháp quan sát: đem lại cho người nghiên cứu những tài liệu cụthể, cảm tính trực quan, song có ý nghĩa khoa học rất lớn, đem lại cho khoahọc những giá trị thực sự

- Phương pháp thống kê: để thu thập và xử lí số liệu

- Phương pháp tổng hợp: là phương pháp liên quan kết những mặt,những

bộ phận, những mối quan hệ thông tin từ các lý thuyết đã thu thập được thànhmột chỉnh thể để tạo ra một hệ thống lý thuyết mới đầy đủ và sâu sắc về chủ

đề nghiên cứu

- Phương pháp điều tra: nhằm thu thập những thông tin khách quan nóilên nhận thức và thái độ của người điều tra

7 Cấu trúc khóa luận

Khóa luận bao gồm ba phần: Mở đầu, nội dung, kết luận Riêng phần nộidung khóa luận được tổ chức thành 3 chương

Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của hoạt động dùng từ trong phânmôn Luyện từ và câu

Chương 2: Các lỗi dùng từ thường gặp và biện pháp rèn luyện kĩ năngdùng từ cho học sinh Tiểu học

Chương 3: Thực nghiệm sư phạm

Trang 12

NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN

1.1 Cơ sở lí luận

1.1.1 Đặc điểm học sinh lớp 4, 5

1.1.1.1 Đặc điểm tâm lí của học sinh lớp 4, 5

So với HS lớp 2, 3 thì HS lớp 4, 5 đã có sự phát triển đột biến về thể chất

và tinh thần Về mặt cơ thể các em từ 9 đến 11 tuổi đã có đủ chiều cao và cânnặng để thực hiện hoạt động học tập và lao động trong nhà trường Về mặttâm lí các em là học sinh cuối cấp, được rèn luyện học tập trong thời gian khádài và đặc biệt các em chính là những anh chị trong trường nên các emthường tỏ ra chững chạc, mạnh mẽ HS ở lứa tuổi này đã ý thức được mình,biết đánh giá hành vi theo chuẩn mực đạo đức xã hội Do đó, các em giàu vốnsống về mặt thực tiễn và khả năng hoạt động kinh tế Chỉ đến khối lớp này thìviệc dùng từ của các em cần phải chính xác và hay hơn nữa Nó đòi hỏi họcsinh sự nhanh nhậy, sự cảm thụ và tiếp thu vốn từ của GV đầy đủ và sâu sắcnhất GV khuyến khích học sinh dùng từ hay, đúng qua môn Luyện từ và câu

1.1.1.2 Đặc điểm ngôn ngữ của học sinh lớp 4,5

Ngôn ngữ là phương tiện đắc lực nhất của hoạt dộng trí tuệ, là yếu tố gópphần làm cho các quá trình tâm lí của người khác về chất so với con vật.Ngôn ngữ liên quan đến tất cả các quá trình tâm lí của con người, đặc biệt làlên lớp 4,5 việc dùng từ của học sinh ngày càng được chú trọng Nhờ cóngôn ngữ phát triển mà trẻ có thể sử dụng từ ngữ một cách linh hoạt, phù hợpvới tình huống giao tiếp Để rồi từ đó, trẻ có khả năng tự học, tự đọc nhậnthức thế giới xung quanh

Ngôn ngữ có vai trò hết sức quan trọng nên giáo viên phải trau dồi vốnngôn ngữ cho trẻ bằng cách hướng dẫn trẻ vào việc dùng từ hay, đúng, phùhợp phong cách,…đồng thời cho trẻ làm các bài tập về từ vựng trong phân

Trang 13

môn Luyện từ và câu để trẻ phát huy hết khả năng của mình Từ đó, làm chotrẻ có khả năng dùng từ chính xác và hiệu quả

1.1.1.3 Đặc điểm nhận thức của học sinh lớp 4,5

Trong quá trình hoạt động, con người phải nhận thức để phản ánh hiệnthực khách quan xung quanh mình và hiện thực của bản thân mình.Kết quảhoạt động thực tiễn của con người ở mức độ nào là tùy thuộc vào trình độnhận thức Có hai mức độ nhận thức: nhận thức cảm tính và nhận thức lí tính

 Nhận thức cảm tính

Nhận thức cảm tính phản ánh những thuộc tính bên ngoài của sự vật vàhiện tượng Cấp độ này bao gồm hai quá trình tâm lý: cảm giác và tri giác.Cảm giác và tri giác càng phong phú thì các tri thức về thế giới xung quanhcủa trẻ sẽ càng rộng rãi, đa dạng và sâu sắc Cảm giác, tri giác các sự vật hiệntượng trong cuộc sống và thế giới khách quan xung quanh trẻ là nguồn gốcđầu tiên cũng là nội dung chủ yếu vốn tri thức ban đầu của trẻ

So với đầu cấp, đặc điểm tri giác của học sinh giai đoạn cuối cấp Tiểuhọc đã phát triển hơn, chính xác, đầy đủ hơn, phân hóa rõ ràng, có chọn lọchơn Các em đã biết tìm ra dấu hiệu đặc trưng của đối tượng, biết phân biệtsắc thái của các chi tiết để đi đến phân tích, tổng hợp và tìm ra mối liên hệgiữa các dấu hiệu đặc trưng ấy Tri giác của học sinh giai đoạn này đã mangtính mục đích và có phương hướng rõ ràng Điều này cho thấy sự cần thiếtphải hướng dẫn, rèn luyện HS dùng từ Việc dùng từ hay và phù hợp vớiphong cách giúp các em có vốn từ phong phú HS tri giác tốt hơn, sẽ hứng thú

và biết dùng từ trong Luyện từ và câu hiệu quả

 Nhận thức lí tính

Nhận thức lí tính là cấp độ nhận thức phản ánh những thuộc tính bảnchất (bên trong) và những mối liên hệ, quan hệ có tính chất quy luật của hiện

Trang 14

thực mà trước đó ta chưa biết, cấp độ này gồm các quá trình: trí nhớ, tưởngtượng, tư duy

Trí nhớ: Ở giai đoạn này, trí nhớ của các em là trí nhớ không chủ định

Nó vẫn hình thành và phát triển mạnh Nhưng ghi nhớ ý nghĩa đang dầnchiếm ưu thế Vì vậy giáo viên dạy học sinh dùng từ trong Luyện từ và câucần chủ động hình thành cho học sinh phương pháp ghi nhớ từ ngữ, sử dụng

từ ngữ trong các tình huống khác nhau Ở tuổi này, trí nhớ từ ngữ logic pháttriển hơn trí nhớ trực quan Cho nên các em có thể ghi nhớ từ ngũ, cách sửdụng từ ngữ một cách đầy đủ và chính xác

Tưởng tượng: Tưởng tượng của học sinh Tiểu học hoàn chỉnh về kếtcấu logic Các em đã biết tưởng tượng ra các tình huống khác nhau để có thể

sử dụng từ ngữ một cách phù hợp, khéo léo, tránh sự nhàm chán trong lời ăntiếng nói của mình

Tư duy: Tư duy của HS lớp 4, 5 đã thoát khỏi tính chất trực tiếp của trigiác và mang dần tính trừu tượng, khái quát Những kĩ năng này được hìnhthành dần qua quá trình học tập dưới sự định hướng của GV Nhờ những dấuhiệu cả bản chất và lẫn không bản chất của đối tượng, trẻ ở giai đoạn cuối cấpTiểu học năng lực phán đoán phát triển hơn, các em có thể chứng minh, lậpluận cho phán đoán của mình Vì vậy trong quá trình dạy học giáo viên phảinắm vững những đặc điểm nhận thức của học sinh để có biện pháp dạy họcphù hợp

1.1.2 Các lớp từ trong tiếng Việt.

a Phân loại dựa trên nguồn gốc.

1 Lớp từ bản ngữ

Lớp từ bản ngữ hay còn gọi là lớp từ thuần Việt, là cốt lõi của lớp từvựng tiếng Việt, làm chỗ dựa và có vai trò điều khiển, chi phối sự hoạt độngcủa mọi lớp từ khác

Trang 15

Ví dụ:

- Tương ứng với Việt – Mường : vợ, chồng, ông, ăn,…

- Tương ứng với Việt – Tày Thái: bắt, bóc, gọt,vải,…

- Tương ứng với nhóm ngôn ngữ Môn- Khmer ở Tây Nguyên Việt Nam :mưa, sấm, sét, nói,…

- Tương ứng với nhóm Việt Mường và Tày Thái: bao, bể, bát,…

- Các giai đoạn của quá trình tiếp xúc Hán- Việt:

+ Giai đoạn 1: từ đầu công nguyên đến đầu đời Đường ( đầu thế kỉ VIII)+ Giai đoạn 2: giai đoạn từ đời Đường (thế kỉ VIII-X) trở về sau

- Có 2 loại từ gốc Hán:

+ Từ Hán cổ:là những từ gốc Hán du nhập vào tiếng Việt trong giai đoạn

1, ví dụ: chè, ngà, chém, chén, buồn, mùi, cưa,

+Từ Hán Việt: là những từ gốc Hán du nhập vào tiếng Việt trong giaiđoạn 2, mà người Việt đã đọc thành âm chuẩn của chúng theo ngữ âm củamình, ví dụ: trà, mã trọng, khinh, cận, nam, nữ,…

- Đặc điểm:

+ Chúng được Việt hóa, cải tổ về mặt ngữ âm, ví dụ: cử nhân- cử, gần, tiểu đông-tiểu,…

cận-+ Khả năng nhập hệ của các từ gốc Hán rất không đều, nhiều từ không

dễ được người sử dụng nhận ra là có nguồn gốc Hán, ví dụ: cô, cậu, cao, thấp,tiên, bà,

Trang 16

+ Nhiều từ gốc Hán không giữ nguyên được ý nghĩa vốn có của nó, vídụ:từ “bạc”(mỏng ->quên ơn), khinh(nhẹ -> coi thường)

Các từ ngữ gốc Ấn- Âu (Pháp- Anh)

- Giai đoạn:các từ ngữ gốc Ấn- Âu du nhập vào tiếng Việt từ khi nước ta

bị người Pháp xâm lược và chịu ảnh hưởng trực tiếp của họ

- Đặc điểm:

+Sự biến đổi ngữ nghĩa của các từ ngữ này không rõ rệt khi du nhập vàotiếng Việt, nhưng bộ mặt ngữ âm của chúng lại được cải tổ rõ rệt, ví dụ: poste

- (bốt), boot - (bốt), café - (cà phê), gare - (gar),

+ Người Việt có xu hướng rút ngắn gọn độ dài các từ gốc Ấn- Âu: (xu), chef – (xếp), valse –( van),…

sou-+ Ứng xử của các đơn vị từ ngữ gốc Âu trong tiếng Việt khá đa dạng:những từ ngữ đơn tiết thì khả năng nhập vào tiếng Việt càng mạnh, ví dụ :lốp, dạ, len, ga, ray, gác, bốp,…; những từ đa tiết, đặc biệt là 3 âm tiết trở lênthì dấu ấn ngoại lai còn rất rõ: xà phòng, may ô, sô cô la, đăng ten, pa nen,

Trang 17

- Là những từ ngữ thuộc một phương ngữ nào đó của ngôn ngữ dân tộc

và chỉ phổ biến trong phạm vi lãnh thổ địa phương đó

 Đặc điểm

- Chỉ sự khác biệt về từ vựng chứ không phải ngữ âm

- Có những từ không có từ tương ứng, lại có những từ có từ tương ứngtrong ngôn ngữ chung, có từ vốn là từ cổ trong từ tương ứng trong ngôn ngữchung, có từ là từ đồng âm với từ trong từ vựng chung

- Lớp từ nghề nghiệp tập trung chủ yếu ở những nghề mà xã hội ít quen

- Những nghề thủ công nghiệp hoặc tiểu thủ công nghiệp có nhiều từnghề nghiệp hơn cả

- Sự hoạt động của các từ nghề nghiệp không đồng đều, có từ rất hạnchế, có từ thì đã đi vào vốn từ vựng chung

Ví dụ: cớm, lít, củ, gà,…

Trang 18

* Lớp từ chung

- Trừ từ ngữ thuộc các lớp từ sử dụng hạn chế, số còn lại là lớp từ vựngchung

c Phân lớp từ ngữ theo tần số sử dụng (từ ngữ tích cực và từ ngữ tiêu

Trang 19

cực)

1.Từ ngữ tích cực

- Là những từ ngữ luôn luôn được mọi người sử dụng ở mọi lúc, mọi nơi

- Thường xuất hiện trong giao tiếp, ở dạng này hay dạng khác,nói hay viết,độc thoại hay đối thoại, có tần số xuất hiện cao, độ phân bố lớn

- Là thành phần cơ bản, trụ cột của tiếng việt

- Ví dụ: rau, cháo, cơm,hoa…

âm hoặc bị từ khác thay thế

- Từ lich sử: Là những từ bị đẩy ra ngoài phạm vi từ vựng chung, tíchcực bởi các nguyên nhân lịch sử và xã hội

d Phân lớp từ theo phong cách sử dụng

1 Lớp từ khẩu ngữ

- Là những từ ngữ sử dụng trong hoàn cảnh giao tiếp nói

- Về cấu trúc hình thức, các lớp từ này khi đi vào hoạt động giao tiếp ítnhiều có thể tự do phóng túng nếu điều kiện cho phép

2 Lớp từ ngữ thuộc phong cách viết

Trang 20

- Là những từ chỉ chủ yếu trong sách vở, báo chí,…hiểu sâu xa, đó lànhững từ được chọn lọc, gắn bó với chuẩn tắc nghiêm ngặt.

3.Lớp từ trung hòa về phong cách

- Là những từ ngữ không mang dấu hiệu đặc trưng của lớp từ khẩu ngữhoặc lớp từ thuộc phong cách viết

1.1.3 Vai trò của dùng từ trong tiếng Việt

1.1.3.1 Dùng từ với sự hình thành và phát triển nhân cách học sinh

- Khi học sinh dùng từ đúng thì sẽ tạo thói quen viết đúng chính tả

- Rèn tính cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác cho học sinh

- Giúp học sinh tư duy tốt hơn

- Biết ứng xử thích hợp trong từng hoàn cảnh khác nhau

- Dùng từ đúng nghĩa sẽ làm cho người học mở mang vốn từ

1.1.3.2 Dùng từ là một nghệ thuật trong nhà trường Tiểu học

- Việc dung từ là vô cùng quan trọng, đặc biệt dùng từ trong trường Tiểuhọc càng quan trọng hơn Vì đây là cấp học mà trẻ mới bắt đầu có những sựphát triển nhất định

- Trong trường Tiểu học yêu cầu trẻ không những dùng từ đúng mà cònphải dùng từ hay Dùng từ nào phù hợp với ngữ cảnh nào Vì hơn bao giờ hếtlời ăn tiếng nói là vô cùng quan trọng

- Dùng từ phải thật khéo léo, tinh tế để từ đó toát lên ý mà người giáoviên muốn truyền thụ cho học sinh

- Nhờ việc dùng từ đúng , hay mà người học tiếp thu bài một cách hiệuquả, dễ hiểu

1.1.4 Quan niệm về dùng từ trong các văn bản nghệ thuật

1.1.4.1 Dùng từ trong văn bản thơ

Thơ là một hình thái nghệ thuật cao quí, tinh vi của sáng tạo văn họcnghệ thuật Vì vậy, ngôn ngữ thơ là ngôn ngữ mang tính nghệ thuật; ngôn ngữ

Trang 21

thơ trước hết mang đầy đủ những thuộc tính của ngôn ngữ văn học, đó là: tínhchính xác, tính hàm súc, tính đa nghĩa, tính tạo hình, tính biểu cảm Tuynhiên, ở mỗi loại tác phẩm khác nhau, những đặc điểm ấy lại biểu hiện dướinhững sắc thái và mức độ khác nhau Đồng thời, mỗi loại tác phẩm lại cónhững đặc trưng ngôn ngữ riêng

a Từ trong ngôn ngữ thơ giàu nhạc tính

Thơ trữ tình phản ánh cuộc sống qua những rung động của tình cảm Thếgiới nội tâm của nhà thơ không chỉ biểu hiện bằng ý nghĩa của từ ngữ mà cònbằng cả âm thanh, nhịp điệu của từ ngữ ấy Nếu như trong văn xuôi, các đặctính thanh học của ngôn ngữ (như cao độ, cường độ, trường độ ) không được

tổ chức thì trong thơ, trái lại, những đặc tính ấy lại được tổ chức một cáchchặt chẽ, có dụng ý, nhằm tăng hàm nghĩa cho từ ngữ, gợi ra những điều mà

từ ngữ không nói hết Bởi thế, đặc trưng tính nhạc được coi là đặc trưng chủyếu mang tính loại biệt rõ nét của ngôn ngữ thơ ca

Nhạc tính trong thơ được thể hiện ở 3 mặt: sự cân đối, sự trầm bổng và

sự trùng điệp

b Từ trong ngôn ngữ thơ có tính hàm súc

Đây là đặc điểm chung của ngôn ngữ trong tác phẩm văn chương, nhưng

do đặc trưng của thể loại mà nó biểu hiện một cách tập trung với yêu cầu caonhất trong ngôn ngữ thơ Nếu ngôn ngữ văn xuôi tự sự là ngôn ngữ của cuộcsống đời thường, nó chấp nhận mọi lớp từ, mọi biến thái, mọi chiều kích,thậm chí cả sự xô bồ, phức tạp đến cực độ để tái hiện bộ mặt cuộc sống, tâm

lý con người trong sự sâu rộng, đa chiều vốn có của nó thì ngôn ngữ thơ lạimang nặng tính "đặc tuyển" Là thể loại có một dung lượng ngôn ngữ hạn chếnhất trong các loại tác phẩm văn học, nhưng thơ lại có tham vọng chiếm lĩnhthế giới Nói như Ôgiêrốp: "Bài thơ là một lượng thông tin lớn nhất trong mộtdiện tích ngôn ngữ nhỏ nhất" Chính sự hạn định số tiếng trong câu thơ, bài

Trang 22

thơ buộc người nghệ sỹ phải "thôi xao", nghĩa là phải phát huy sự tư duy ngônngữ để lựa chọn từ ngữ cho tác phẩm Bởi thế, Maiacôpxki gọi lao động nghệ

thuật ngôn từ của nhà thơ là "trả chữ với với giá cắt cổ" :

Tính hàm súc được hiểu là khả năng của ngôn ngữ có thể miêu tả mọihiện tượng của cuộc sống một cách cô đọng, ít lời mà nói được nhiều ý, ý tạingôn ngoại

c Từ trong ngôn ngữ thơ có tính truyền cảm

Tính truyền cảm cũng là đặc trưng chung của ngôn ngữ trong tác phẩmvăn chương, bởi tác phẩm văn học là sản phẩm của cảm xúc của người nghệ

sĩ trước cảnh đời, cảnh người, trước thiên nhiên Cho nên, ngôn ngữ trong tácphẩm văn chương phải biểu hiện được cảm xúc của tác giả và phải truyềnđược cảm xúc của tác giả đến người đọc, khơi dậy trong lòng người đọcnhững cảm xúc thẩm mĩ Tuy nhiên, do đặc trưng của thơ là tiếng nói trực tiếpcủa tình cảm, trái tim nên ngôn ngữ thơ ca có tác dụng gợi cảm đặc biệt

Trang 23

1.1.4.2 Dùng từ trong văn bản văn xuôi

Văn xuôi là một dạng ngôn ngữ thể hiện một cấu trúc ngữ pháp và môphỏng văn nói tự nhiên, không tuân theo các lề luật như thi ca Mặc dù cónhiều tranh luận xung quanh cấu trúc của văn xuôi, tính đơn giản và cấu trúclỏng lẻo của nó đã đưa đến việc con người áp dụng văn xuôi vào phần lớn vănnói, để trình bày sự kiện cũng như viết về các chủ đề thực tế cũng như hư cấu.Văn xuôi chủ yếu dựa vào năng lực trí tuệ cộng với tình cảm và trí tưởngtượng

Văn xuôi hoàn toàn không có cấu trúc vần mà hầu hết thơ ca đều có Thơ

ca bao giờ cũng có nhịp, vần và độ dài quy định Ngược lại, văn xuôi chứatrọn bộ các câu đầy đủ và có ngữ pháp chặt chẽ, tạo ra các đoạn văn và bỏ quatính mỹ thuật của thơ ca Một số tác phẩm văn xuôi cũng chứa các đoạn vănmang tính đối xứng và có chất thơ, và việc kết hợp một cách có chủ ý giữavăn xuôi và thơ ca được gọi là văn xuôi có vần Vần điệu được coi là mangtính hệ thống và công thức, trong khi văn xuôi được coi là mang tính ngônngữ nói hay giao tiếp nhiều hơn Về mặt này, Samuel Taylor Coleridge nóiđùa rằng những nhà thơ mới vào nghề nên biết những "định nghĩa về văn xuôi

và thơ ca Văn xuôi là các từ được sắp xếp hay nhất Thơ là các từ hay nhấtđược sắp xếp theo cách hay nhất" Một bậc thầy triết học trả lời rằng "không

có cách nào khác để thể hiện bản thân mình với văn xuôi hay thơ ca", với lý

do đơn giản rằng "tất cả mọi thứ không phải là văn xuôi là thơ ca, và tất cảmọi thứ không phải là thơ ca là văn xuôi"

1.1.4.3 Dùng từ trong phân môn Luyện từ và câu

- Trong phân môn Luyện từ và câu cần dùng từ chính xác, cần lưu ý phải

đúng chính tả

- Dùng từ phù hợp với kiểu câu, phù hợp với mục đích giao tiếp.

- Dùng từ cần ngắn gọn và dễ hiểu, thu hút người đọc người nghe.

Trang 24

- Quá trình học “Luyện từ và câu” giúp các em biết sử dụng từ ngữ một

cách phù hợp trong quá trình giao tiếp hằng ngày với bạn bè, bố mẹ và mọingười xung quanh Bồi dưỡng cho các em biết thưởng thức cái đẹp, biết thểhiện những vui, buồn, yêu, ghét của con người Từ đó, học sinh biết phân biệtđẹp, xấu, thiện, ác để hoàn thiện nhân cách cho bản thân Hình thành và bồidưỡng kĩ năng sử dụng Tiếng Việt giúp em hoàn thiện các kĩ năng giao tiếpsau này

1.2 Cơ sở thực tiễn

1.2.1 Vị trí, nhiệm vụ của phân môn Luyện từ và câu

1.2.1.1 Vị trí của phân môn Luyện từ và câu

- Phân môn Luyện từ và câu là một phân môn có vị trí đặc biệt quan

trọng ở trường tiểu học Ngoài việc xây dựng thành phân môn độc lập, cáckiến thức và kỹ năng về từ và câu còn được tích hợp trong các phân môn cònlại của môn Tiếng Việt và cả trong các môn học khác ở trường tiểu học

- Vị trí quan trọng của phân môn này được qui định bởi tầm quan trọng

của từ và câu trong hệ thống ngôn ngữ

1.2.1.2 Nhiệm vụ của phân môn Luyện từ và câu

Về mặt Luyện từ: Phân môn này có nhiệm vụ tổ chức cho HS thực hànhlàm giàu vốn từ, cụ thể là:

+ Chính xác hoá vốn từ (dạy nghĩa từ): là giúp HS có thêm những từ

mới, những nghĩa mới của từ đã học, thấy được tính nhiều nghĩa và sự chuyểnnghĩa của từ

+ Hệ thống hoá vốn từ (trật tự hoá vốn từ): là giúp HS sắp xếp các từ

thành một trật tự nhất định trong trí nhớ của mình để có thể ghi nhớ từ nhanh,nhiều và tạo ra được tính thường trực của từ

+ Tích cực hoá vốn từ (luyện tập sử dụng từ): là giúp HS biến những từ

ngữ tiêu cực (những từ ngữ hiểu nghĩa nhưng không sử dụng trong khi nói,

Trang 25

viết) thành những từ ngữ tích cực, được sử dụng thường xuyên trong giao tiếp hàng ngày.

+ Văn hoá hoá vốn từ: là giúp HS loại bỏ khỏi vốn từ những từ ngữ

không văn hoá, tức là những từ ngữ thông tục hoặc sử dụng sai phong cách.Mặt khác, còn phải cung cấp cho HS một số khái niệm lý thuyết cơ bản và sơgiản về từ vựng học như về cấu tạo từ, các lớp từ có quan hệ về nghĩa để HS

có cơ sở nắm nghĩa từ một cách chắc chắn và biết hệ thống hoá vốn từ mộtcách có ý thức

Về mặt Luyện câu: Phân môn này phải tổ chức cho HS thực hành để rènluyện các kỹ năng cơ bản về ngữ pháp như kỹ năng đặt câu đúng ngữ pháp,

kỹ năng sử dụng các dấu câu, kỹ năng sử dụng các kiểu câu phù hợp mục đíchnói, tình huống lời nói để đạt hiệu quả giao tiếp cao, kỹ năng liên kết các câu

để tạo thành đoạn văn, văn bản

Để thực hiện tốt các nhiệm vụ thực hành, phân môn Luyện từ và câuphải cung cấp cho HS một số khái niệm, một số qui tắc ngữ pháp cơ bản, sơgiản và tối cần thiết: bản chất của từ loại, thành phần câu, dấu câu, các kiểucâu, qui tắc sử dụng câu trong giao tiếp và các phép liên kết câu Bên cạnh đó,qua phân môn này còn giúp HS tiếp thu một số qui tắc chính tả như: qui tắcviết hoa, qui tắc sử dụng dấu câu

Ngoài các nhiệm vụ kể trên, phân môn Luyện từ và câu phải chú trọngviệc rèn luyện tư duy, giáo dục thẩm mỹ cho HS Bởi vì HS Tiểu học là lứatuổi đầu cấp học nên khi học sinh biết cảm nhận cái hay, cái đẹp trong dùng

từ sẽ làm các em có vốn từ ngữ sâu sắc, là hành trang để các em cập bến bờ trithức

1.2.2 Vai trò của phân môn Luyện từ và câu

Mục tiêu của phân môn Luyện từ và câu là rèn luyện và phát triển kỹnăng giao tiếp cho HS tiểu học thông qua việc phát triển vốn từ, rèn luyện kỹ

Trang 26

năng sử dụng từ chính xác, tinh tế để đặt câu, rèn luyện kỹ năng tạo lập câu và

sử dụng câu phù hợp với tình huống giao tiếp Mục tiêu của phân môn được

thể hiện đầy đủ trong tên gọi " Luyện từ và câu".

Phân môn Luyện từ và câu là một phân môn có vị trí đặc biệt quan trọng

ở trường Tiểu học Dạy Luyện từ và câu cho học sinh Tiểu học là phải làmgiàu vốn từ ngữ cho học sinh, phải chú trọng số lượng từ, tính da dạng và tínhnăng động của từ Tuy nhiên, dạy từ ngữ cho học sinh phải gắn liền với dạycâu, dạy các quy tắc kết hợp từ thành câu, quy tắc sử dụng câu nhằm đạt hiệuquả giao tiếp cao,…

Phân môn này có nhiệm vụ tổ chức cho học sinh thực hành làm giàu vốn

từ, cụ thể là: Chính xác hóa vốn từ (dạy nghĩa từ), hệ thống hóa vốn từ (trật tựhóa vốn từ) tích cực hóa vốn từ

Phân môn này phải tổ chức cho học sinh thực hành để rèn luyện các kĩnăng cơ bản về ngữ pháp, cung cấp cho học sinh một số khái niệm, một sốquy tắc ngữ pháp cơ bản, sơ giản và tối thiểu nhất; giúp học sinh tiếp thu một

số quy tắc chính tả; rèn luyện tư duy, giáo dục thẩm mĩ cho học sinh

1.2.3 Chương trình sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4, 5 và phân môn Luyện

Trang 27

* Lớp 4:

- Câu: cung cấp các kiến thức sơ giản về cấu tạo, công dụng và cách sử

dụng các kiểu câu: Câu hỏi, câu kể , câu khiến, câu cảm, thêm trạng ngữ chocâu

- Dấu câu: cung cấp kiến thức về công dụng và luyện tập sử dụng các

dấu câu: Dấu hai chấm, Dấu chấm hỏi (học trong bài Câu hỏi và dấu chấmhỏi), Dấu gạch ngang

* Lớp 5:

- Câu: + Câu ghép và cách nối các vế câu ghép

+Ôn tập về dấu câu

- Văn bản: Liên kết các câu trong bài bằng cách lặp từ ngữ, liên kết cáccâu trong bài bằng cách thay thế từ ngữ, liên kết các câu trong bài bằng các từngữ nối

Những chủ điểm đưa vào trong sách giáo khoa Tiếng Việt 4, 5 không chỉđơn giản, gần gũi với học sinh mà còn thể hiện được khả năng dùng từ phùhợp với học sinh Trong các chủ điểm đó, có các bài dùng từ rất đọc đáo giúphọc sinh có cách dùng từ chính xác Có thể nói các bài Luyện từ và câu lớp 4,

5 đã tạo điều kiện vô cùng thuận lợi cho việc dạy học của giáo viên Nhiệm

vụ của giáo viên là sử dụng từ ngữ phù hợp để phát triển ngôn ngữ cho họcsinh tốt hơn

1.2.4 Thực trạng dùng từ của học sinh lớp 4A, 5A trường Tiểu học Tiến Thắng A

 Ưu điểm và hạn chế

Qua thời gian hai tháng thực tập tuy không trực tiếp giảng dạy nhiều tiếtLuyện từ và câu nhưng tôi quan sát, dự giờ các tiết dạy của giáo viên hướngdẫn cùng với dự giờ các giáo sinh thực tập tại lớp 4A, 5A trường Tiểu học

Trang 28

Tiến Thắng A, tôi thấy rõ thực trạng dạy và học tập của giáo viên và học sinh

có thể khái quát thành một số ưu điểm và hạn chế như sau:

Trước tiên chúng ta đều biết rằng giáo viên là một trong 3 nhân tố cầnđược xem xét của quá trình dạy học Đây là nhân tố quyết định đến sự thànhcông của quá trình dạy học đó

Nhìn chung, giáo viên trường Tiểu học Tiến Thắng A có chuyên mônnghiệp vụ, năng lực sư phạm vững vàng, có tinh thần dạy học, chỉ bảo tận tìnhhọc sinh Giáo viên khá tôn trọng phương pháp dạy học mới: “Thầy thiết kế,trò thi công” lấy học sinh làm trung tâm Trong quá trình giảng dạy, giáo viên

đã nắm được quy trình dạy Luyện từ và câu, nắm được cách thức hướng dẫnhọc sinh dùng từ một cách dễ hiểu nhất

Hơn nữa, Ban Giám hiệu nhà trường rất sát sao trong việc quản lí, kiểmtra chuyên môn của giáo viên, cơ sở vật chất, phương tiện dạy học tương đốiđầy đủ

Tuy nhiên, học sinh dùng từ chưa được như mong muốn Kết quả dùng

từ của các em chưa đáp ứng được yêu cầu của việc hình thành kĩ năng dùngtừ

Phần nhiều học sinh ít có hứng thú khi học phân môn Luyện từ và câu vàcho rằng đây là một phân môn khó Vì vậy, học sinh ít có lòng yêu thích mônnày Mặt khác, ở lứa tuổi này học sinh vẫn còn chịu ảnh hưởng của chú ýkhông chủ định nên học sinh còn ham chơi chưa tập trung vào bài học, làmcho quá trình truyền đạt kiến thức của giáo viên thường xuyên bị gián đoạn.Trong các giờ học các em thường thụ động tiếp thu bài của giáo viên Do

đó mà các kiến thức các em nắm được không chắc và không sâu, điều này thểhiện ở việc dùng từ không đúng nghĩa, hiểu sai, trùng lặp ý,…

Có thể khái quát một số lỗi khi dùng từ của học sinh như sau:

Trang 29

- Học sinh dùng từ trùng lặp: Là cách dùng đi dùng lại một từ thừa,

không cần thiết có thể bỏ đi được Người viết không bỏ đi làm cho câu vănrườm rà và nặng nề

Ví dụ khi bảo các em đặt câu với từ “Quê hương” thì học sinh viết: “Em

yêu quê hương vì quê hương là nơi em sinh ra và lớn lên”

- Lỗi dùng từ không đúng nghĩa:

+ Học sinh mắc lỗi dùng từ gần âm, gần nghĩa tức là vì hiểu không rõ

nghĩa của từ

Ví dụ khi học bài Luyện từ và câu bài “Mở rộng vốn từ : Ước mơ” có

yêu cầu học sinh tìm từ cùng nghĩa với từ “ước mơ”để thể hiện sự cầu đượcước thấy nhiều học sinh tìm sai từ là ảo tưởng, ảo mộng, Vì các em cho rằngđây là điều nó xa vời nên dùng từ ảo mộng, ảo tưởng cùng nghĩa với ước mơ

ở đây là không phù hợp

+ Học sinh dùng từ Hán-Việt không đúng nghĩa.

Ví dụ khi yêu cầu học sinh đặt câu với từ “bàng quan” (có nghĩa là chỉ thái độ của người nào đó) thì học sinh lại nhầm lẫn với từ “bàng quang”

(bóng đái)

- Học sinh dùng từ không hợp phong cách nghĩa là các em còn dùng từmang nhiều khẩu ngữ, mang tính địa phương và không đúng màu sắc phongcách của bài học đó

Ví dụ khi xưng hô giao tiếp thì một số em lại gọi theo tiếng địa phương

của mình là : “Cậu ơi ra đây tớ bi ể u ” mà phải xưng hô theo tiếng toàn dân:

“Cậu ơi ra đây tớ bả o ”

Nhìn chung vốn từ của các em còn nghèo nàn do ít tiếp xúc với thông tinđại chúng và nhiều em còn không được mở rộng vốn từ từ nhỏ do không trảiqua giai đoạn Mầm non Khả năng dùng từ chưa tốt nên các em ít làm các bài

Trang 30

tập, vì thế không chỉ kiến thức, kĩ năng trong Tiếng việt của các em yếu màkiến thức về văn học, văn hóa nói chung đều yếu.

Vai trò quyết định đến chất lượng dạy học chính là ở giáo viên Nguyênnhân quan trọng nhất làm cho chất lượng dùng từ chưa tốt cũng chính lànhững hạn chế, trăn trở mà giáo viên đang gặp phải: cần hướng dẫn dùng từthế nào cho các emthấy dùng từ cũng đơn giản, dễ hiểu và từ đó biết vậndụng tốt hơn trong bài học của mình

Thực tế cho thấy rằng cách giảng dạy của giáo viên đôi khi còn đơn điệu,

lệ thuộc một cách máy móc vào sách giáo viên, ít huy động được tính sángtạo, tích cực của học sinh Bài dạy chưa thực sinh động, cuốn hút Nhìn chunggiáo viên còn thiếu hụt về kĩ năng dùng từ giáo viên chưa biết cách làm saocho học sinh dùng từ hiệu quả nhất, cũng như cách để tổ chức hoạt động giúp

học sinh “chiếm lĩnh” các bài Luyện từ và câu.

Phần dùng từ chưa thực sự được giáo viên chú trọng, nhiều giáo viên cho

là dễ vì thấy học sinh nói trôi chảy, nhưng thực ra đây là phần rất khó Vớiviệc này giáo viên chưa phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh, chưarèn kĩ năng dùng từ cho học sinh phù hợp và đạt hiệu quả

Đa số các bài Luyện từ và câu lớp 4, 5 là những bài cần khá nhiều thờigian để chữa bài, hướng dẫn các em làm bài tập vậy mà thời lượng dành chomột tiết học lại ít nên việc rèn luyện kĩ năng dùng từ còn gặp khó khăn

 Khảo sát thực trạng dùng từ của học sinh

Qua khảo sát chất lượng học sinh ngay từ đầu năm học, tôi nhận thấy sốlượng học sinh biết dùng từ còn ít Cụ thể điều tra chất lượng dùng từ của họcsinh lớp 4A trường Tiểu học Tiến Thắng A đầu năm học 2017-2018 chúng tôi

đã cho các em làm bài tập 3 của bài “Mở rộng vốn từ:Ý chí- Nghị lực” (Tiếng

Việt lớp 4 tập 1 trang 118)

Trang 31

Bài tập yêu cầu học sinh chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống (nghịlực, quyết tâm, nản chí, quyết chí, kiên nhẫn, nguyện vọng) Mục đích của bàinày nhằm giúp cho học sinh biết dùng từ một cách chính xác:

Nguyễn Ngọc Ký là một thiếu niên giàu nghị lực Bị liệt cả hai tay, em buồn nhưng không nản chí Ở nhà, em tự tập viết bằng chân Quyết tâm của

em làm cô giáo cảm động, nhận vào học Trong quá trình học tập, cũng có lúc

Ký thiếu kiên nhẫn, nhưng được cô giáo và các bạn luôn tận tình giúp đỡ, em càng quyết chí học hành Cuối cùng, Ký đã vượt qua mọi khó khăn Tốt nghiệp một trường đại học danh tiếng, Nguyễn Ngọc Ký đạt nguyện vọng trở

thành thầy giáo và được tặng danh hiệu cao quý Nhà giáo Ưu tú

Qua khảo sát thực trạng dùng từ ở lớp 4A trường Tiểu học Tiến Thắng

A, chúng tôi thấy rằng việc nâng cao chất lượng dùng từ là một việc làm cầnthiết và phải có biện pháp hướng dẫn cũng như luyện tập cho các em thànhthục kĩ năng này

1.2.5 Các lỗi dùng từ thường gặp

1.2.5.1 Lỗi dùng từ trùng lặp

Là hiện tượng lặp đi lặp lại một cách tự phát và không cần thiết những

từ, ngữ nào đó trong câu

a Lỗi dùng từ thừa

- Là dùng lại một từ mà nghĩa của nó đã được bao hàm trong nghĩa củamột từ đứng trước hoặc sau nó

- Từ thừa sẽ làm cho câu văn rườm rà và lủng củng

Ví dụ: “Các ý tưởng của bài văn rất phong phú và đa dạng” ( thừa từ

“phong phú”hoặc từ “đa dạng”)

Trang 32

b Lỗi dùng từ trùng lặp

- Trùng lặp tức là lặp đi lặp lại một từ ngữ nào đó,mà nghĩa của nó đãđược bao hàm trong nghĩa của từ đứng trước hoặc sau nó, làm cho câu văn trởnên nhàm chán

Ví dụ: “Thánh Gióng là anh hùng diệt giặc mà ta không quên đã gây ấn tượng không quên.”

Ở câu này lặp lại từ “không quên” nên câu sau khi sửa là: “ Thánh Gióng

là anh hùng diệt giặc mà ta không quên.”

1.2.5.2 Lỗi dùng từ không đúng nghĩa

Là lỗi dùng từ không hiểu ý nghĩa của từ được đề cập đến, làm chongười nghe khó hiểu, hiểu sai từ ngữ đó Có 2 trường hợp điển hình của dùng

từ không đúng nghĩa:

a Lỗi dùng từ gần âm, gần nghĩa.

Âm thanh và hình thức cấu tạo là mặt vật chất, là cái biểu đạt của từ.Nếu cái biểu đạt mà bị dùng sai thì hệ quả kéo theo là cái được biểu đạt sẽkhông đúng hoặc vô nghĩa

Có trường hợp dùng từ sai do trong tiếng Việt có một từ gần âm nhưngkhác nghĩa Vì không nắm chắc điều này mà có thể sẽ dẫn đến bị nhầm lẫn

Ví dụ nhầm lẫn các từ gần âm: nhấp nhô – mấp mô; nhấp nháy – mấpmáy,…

Tương tự như vậy, các từ (nghe) phong thanh và (nghe) phong phanhcũng rất hay bị dùng nhầm dẫn đến sai Cần chú ý:

- Phong thanh: (tin tức) thoáng nghe được, chưa thật rõ ràng, chưa chắc

chắn

- Phong phanh: (quần áo mặc) ít và mỏng, không đủ ấm.

Trang 33

Thêm một trường hợp mắc lỗi sai dùng từ không đúng âm thanh và hìnhthức cấu tạo nữa là các từ bị viết sai chính tả (trường hợp này khá phổ biến).

Việc viết sai chính tả còn dẫn đến việc trong câu xuất hiện các từ không

có trong tiếng Việt Ví dụ: chỉ có bất trắc (sự việc không hay, không liệutrước được)chứ không có bất chắc, chỉ có bạt mạng (liều lĩnh, bất chấp tất cả)chứ không có bạc mạng, chỉ có vô hình trung (tuy không chủ ý chủ tâm nhưng

tự nhiên lại là như thế) chứ không có vô hình chung, …

b Lỗi dùng từ Hán- Việt không đúng nghĩa

Cũng như từ thuần Việt, nghĩa là một mặt rất quan trọng của từ HánViệt Nghĩa này được quy ước và được sử dụng thống nhất trong cộng đồng

sử dụng ngôn ngữ Tuy nhiên đây là lớp từ vay mượn bằng nhiều con đường,cách thức khác nhau nên việc hiểu đúng nghĩa của từ để sử dụng lại là mộtvấn đề sử dụng còn nhiều khó khăn Sự nhầm lẫn về nghĩa của từ dẫn đến sửdụng không đúng ngữ cảnh giao tiếp

Ví dụ:

- Từ “Cứu cánh” có nghĩa là “mục đích” nhưng trên thực tế, lại có rất nhiều người sử dụng với ý nghĩa “cứu giúp” Vì vậy có cách dùng: “Quyển sách này đã cứu cánh cho nhiều học sinh cho kì thi” và cách dùng đó là sai.

- “Cam lai” có nghĩa là “ngọt lại” nhưng có người hiểu cam lai là

“ghép” Chắng hạn trong thơ Bác viết,

Trang 34

“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây Phải chăng khổ tận đén ngày cam lai”.

Thì “cam lai” ở đây được hiểu là cuộc sống hạnh phúc, sung sướng đã

quay trở lại với con người

- Hoặc cách dùng từ “bao biện” với nghĩa là “dùng những lập luận có

vẻ như hợp lí nhưng thực ra là sai lầm để tranh cãi trong một vấn đề” trong câu: “Nói như thế là bao biện, nhưng thật ra không phải là như vậy”.

Trong khi đó nghĩa của từ “bao biện” là : “Ôm đồm làm tất cả việc thuộc phận sự người khác, khiến người có trách nhiệm không phát huy được ý kiến” Ở câu trên phải dùng từ “ngụy biện” mới chính xác về nghĩa Nói như vậy là ngụy biện, sự thật không phải là như vậy”.

Nghĩa từ vựng của từ thường được kể đến là nghĩa biểu vật (biểu thị sựvật, hiện tượng, đặc điểm… ngoài ngôn từ), nghĩa biểu niệm (là cấu trúc cácnét nghĩa được bắt nguồn từ các thuộc tính của các sự vật trong thực tế ) vànghĩa biểu thái (biểu thị thái độ, cảm xúc và sự đánh giá các mức độ khácnhau của sự vật, hiện tượng, tính chất… ) Dùng từ mà không nắm được cácthành phần nghĩa này của từ thì cũng dễ dẫn đến bị sai

Ví dụ:

(7) Người lùn nhất thế giới có nguy cơ bị tước danh hiệu

(8) Kết quả là một chuyện, nhưng rõ ràng đội tuyển Việt Nam đang để

lộ quá nhiều yếu điểm không dễ khắc phục trong thời gian ngắn

(9) Gặp mặt 26 tri thức trẻ làm phó chủ tịch các xã nghèo biên giới

Ở ví dụ (7), từ bị dùng sai là tước Theo từ điển tiếng Việt, tước cónghĩa là dùng sức mạnh hay quyền lực lấy đi, không cho sử dụng (tr 1381).Như vậy, trong câu trên, dùng từ tước là sai vì chúng ta có thể hiểu anh này đãđược công nhận là lùn nhất thế giới nhưng ở thời điểm của bài viết, người tatìm ra có người còn lùn hơn và sự ghi nhận về kỉ lục người lùn nhất thế giới

Trang 35

được nhắc đến theo tên của người mới Chắc chắn không có chuyện dùng sứcmạnh hay quyền lực để lấy đi, không cho sử dụng ở đây nên không thể dùng

từ tước

Ở ví dụ (8), từ yếu điểm đã bị dùng sai Cần phải phân biệt rõ yếu điểm

và điểm yếu:

- Yếu điểm: điểm quan trọng nhất, Từ điển Tiếng Việt, tr 1490

- Điểm yếu: có mức độ, năng lực hoặc tác dụng ít, kém so với bìnhthường

Như vậy, trong câu trên phải dùng là điểm yếu chứ không thể là yếuđiểm

Ở ví dụ (9), từ tri thức dùng ở trong câu là không đúng mà ở vào vị trícủa từ tri thức phải là từ trí thức Theo Từ điển tiếng Việt:

- Tri thức (danh từ): những điều hiểu biết có hệ thống về sự vật, hiệntượng tự nhiên hoặc xã hội/ tri thức khoa học, kinh tế tri thức (tr 1325)

- Trí thức (danh từ): Người chuyên làm việc lao động trí óc và có tri thứcchuyên môn cần thiết cho hoạt động nghề nghiệp của mình/ giới tri thức, mộtnhà trí thức yêu nước (tr 1326)

1.2.5.3 Lỗi dùng từ không hợp phong cách

Từ, ngữ sai phong cách ngôn ngữ văn bản là những từ, ngữ mà giá

trị phong cách của nó không phù hợp với phong cách ngôn ngữ văn bản.

Cũng giống như các ngôn ngữ khác, trong tiếng Việt, không phải tất cảcác đơn vị từ vựng và cụm từ cố định đều có thể sử dụng trong tất cả các lãnhvực giao tiếp Mà ở đây, thường xảy ra hiện tượng chuyên dùng, tức là việc

ưu tiên sử dụng từ, cụm từ cố định hay có xu hướng cố định hóa trong từnglãnh vực giao tiếp khác nhau Giá trị phong cách của từ, ngữ là nét nghĩa phụcủa từ, ngữ, cho biết từ, ngữ thường được ưu tiên sử dụng trong phạm vi giaotiếp nào, tức là phong cách ngôn ngữ nào (trong phong cách khẩu ngữ tự

Trang 36

nhiên hay phong cách ngôn ngữ gọt giũa, trong phong cách ngôn ngữ hànhchánh, khoa học hay phong cách ngôn ngữ văn chương ) Nếu một từ, ngữnào đó vốn được chuyên dùng trong phong cách ngôn ngữ này, nhưng họcsinh lại sử dụng trong phong cách khác, thì đó chính là hiện tượng chọn từ,ngữ sai phong cách ngôn ngữ văn bản.

Có 2 trường hợp điển hình dùng từ không đúng phong cách

a Lỗi dùng từ không đúng màu sắc phong cách

- Từ Hán có tính chất tĩnh, ít gợi hình ảnh, ổn định về nghĩa và đặc biệt

có tính chất trang trọng, nghiêm túc Do đó, nó phù hợp với phong cách ngônngữ gọt rũa như phong cách ngôn ngữ hành chính, phong cách ngôn ngữchính luận…Riêng đối với phong cách ngôn ngữ sinh hoạt hoặc phong cáchngôn ngữ văn chương nghệ thuật, tỉ lệ từ Hán Việt xuất hiện ít hơn vì haiphong cách ngôn ngữ này đòi hỏi tính cụ thể, sinh động giàu hình ảnh Khi sửdụng nên lưu ý đặc điểm này để tránh lỗi

Thí dụ: Cùng nói về ý nghĩa từ “chết” gồm có: hi sinh, từ trần, tạ thế,

quy tiên, toi, tỏi, nghẻo, ngỏm,…thì trong một số trường hợp ta dùng các từ

này với ý nghĩa khác nhau Chúng ta nên nói: “Bác Hồ đã ra đi”, chứ không nên dùng là: “Bác Hồ đã tỏi”.

Mà nên nói: Họ giúp đỡ nhau vượt qua khó khăn

Hoặc trong văn bản hành chính lại nên viết là : Dự trù kinh phí tổ chứcngày nhà giáo Việt Nam

Không nên viết: Dự trù tiền tổ chức ngày nhà giáo Việt Nam

Trang 37

CHƯƠNG 2: BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KĨ NĂNG DÙNG TỪ

CHO HỌC SINH TIỂU HỌC 2.1 Các biện pháp rèn luyện kĩ năng dùng từ

- Trong giờ nghe - viết: Học sinh sẽ xác định được cách viết đúng chính

tả bằng việc tiếp nhận chính xác âm thanh của lời nói, nghĩa là cơ chế củacách viết đúng dựa trên sự xác lập được mối quan hệ giữa âm thanh và chữviết

- Tuy nhiên, trong thực tế, sự biểu hiện của mối quan hệ giữa đọc và viết

là khá phong phú và đa dạng, mỗi dịa phương có cách phát âm thực tế, cónhiều sai lệch với âm chính

- Không thể hoàn thành phương châm nghe như thế nào thì viết như thế

Trang 39

- “Con chai” chỉ vật dưới sông Ví dụ: chai, hến

c Nguyên tắc truyền thống lịch sử:

- Nguyên tắc này liên quan đến một số trường hợp bất hợp lý trong chữviết Tiếng Việt

- Sự bất hợp lí này có nguồn gốc từ lịch sử chữ quốc ngữ, chữ quốc ngữ

sử dụng bộ chữ cái la tinh cùng hệ chữ với các ngôn ngữ: Pháp, Bồ Đào Nha

và bị ảnh hưởng bởi các nguyên tắc thuộc viết chữ của các ngôn ngữ này

+ Các chữ cái “i,e,ê” thường ghép với “k, gh, ngh”

2.1.1.3 Nguyên nhân và cách phân biệt:

- Học sinh phát âm theo phương ngữ Bắc Bộ thường không viết sai thanhđiệu, âm đầu vần, cuối vần, giữa vần, nghĩa là không sai thanh điệu và phầnvần trừ vần ưu/ươu nhưng thường viết sai nhóm phụ âm đầu quặt lưỡi: tr/s/r

Ví dụ: trong trẻo, chơi vơi, chông chênh, cheo leo,…

- Những âm tiết của từ Tiếng Việt mang thanh nặng và thanh huyền là

“tr” chứ không phải “ch”

Ví dụ: trịnh trọng, triệu phú, trình độ, truyền thống,…

Ngày đăng: 04/09/2019, 09:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w