1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết không gia đình của hector malot

68 859 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 68
Dung lượng 1,38 MB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN ====== NGUYỄN THỊ GIANG NGHỆ THUẬT TỰ SỰ TRONG TIỂU THUYẾT KHÔNG GIA ĐÌNH CỦA HECTOR MALOT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Lí luận văn học HÀ NỘI - 2019 TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN ====== NGUYỄN THỊ GIANG NGHỆ THUẬT TỰ SỰ TRONG TIỂU THUYẾT KHÔNG GIA ĐÌNH CỦA HECTOR MALOT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Lí luận văn học Người hướng dẫn khoa học PGS.TS PHÙNG GIA THẾ HÀ NỘI - 2019 LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn trân thành và lòng biết ơn sâu sắc đối với thầy giáo: PGS TS Phùng Gia Thế - giáo viên giảng dạy đã trực tiếp giúp đỡ, chỉ bảo tận tình để em hoàn thành khóa luận này Em xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo khoa Ngữ Văn đặc biệt là các thầy cô trong tổ lý luận văn học và các bạn sinh viên trong nhóm khóa luận đã tạo điều kiện để giúp đỡ em hoàn thành khóa luận Khóa luận được viết bằng niềm yêu thích đặc biệt đối với vấn đề nghiên cứu, người viết đã có nhiều cố gắng tìm tòi nhất định, xong chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót Em rất mong nhận được sự ý kiến đóng góp của thầy cô và các bạn về khóa luận hoàn thiện hơn Em xin trân trọng cảm ơn! Xuân Hòa, tháng 05 năm 2019 Sinh viên Nguyễn Thị Giang LỜI CAM ĐOAN Khóa luận được hoàn thành dưới sự hướng dẫn trực tiếp của thầy giáo: PGS TS Phùng Gia Thế Em xin cam đoan: - Các tài liệu là kết quả nghiên cứu, tìm tòi của riêng em - Các tài liệu được trích dẫn trong khóa luận là trung thực - Kết quả khóa luận chưa từng được công bố ở bất cứ công trình nghiên cứu nào Hà Nội, tháng 05 năm 2019 Sinh viên Nguyễn Thi Giang MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1.Lý do chọn đề tài 1 2 Lịch sử vấn đề 2 3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4 4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4 5 Phương pháp nghiên cứu 5 6 Đóng góp của khóa luận 5 7.Bố cục của khóa luận 5 NỘI DUNG 6 CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ NGHỆ THUẬT TỰ SỰ VÀ VỀ TIỂU THUYẾT KHÔNG GIA ĐÌNH CỦA HECTOR MALOT 6 1.1.Khái lược về nghệ thuật tự sự 6 1.1.1 Khái niệm về tự sự 6 1.1.2.Các yếu tố cơ bản của nghệ thuật tự sự 6 1.1.2.1 Nhân vật văn học 6 1.1.2.2 Cốt truyện 10 1.1.2.3 Kết cấu 12 1.1.2.3.Thời gian và không gian nghệ thuật 14 1.1.2.4 Ngôn ngữ 15 1.1.2.5 Giọng điệu 17 1.2.Tiểu thuyết Không gia đình 18 1.2.2 Hoàn cảnh ra đời: 18 1.2.2 Giới thiệu về tác phẩm Không gia đình 19 CHƯƠNG 2: NGHỆ THUẬT TỰ SỰ TRONG TIỂU THUYẾT KHÔNG GIA ĐÌNH CỦA HECTOR MALOT 22 2.1 Nghệ thuật tố chức cốt truyện và kết cấu 22 2.1.1 Nghệ thuật tố chức cốt truyện 22 2.1.2.Kết cấu 29 2.2.Nhân vật 31 2.2.1 Nhân vật con người “ Thiện” 32 2.2.2 Nhân vật con người “ Ác” 42 2.2.3 Nhân vật là con vật 44 2.3.Thời gian và không gian nghệ thuật 46 2.3.1 Thời gian nghệ thuật 46 2.3.2 Không gian nghệ thuật 49 2.4 Ngôn ngữ 51 2.4.1 Ngôn ngữ đối thoại 51 2.4.2 Độc thoại nội tâm 54 2.5 Giọng điệu 56 KẾT LUẬN 59 TÀI LIỆU THAM KHẢO MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài 1 Tiểu thuyết là một thể loại tự sự cỡ lớn, giữ vị trí trung tâm góp phần làm nên diện mạo của một nền văn học Tiểu thuyết còn là nơi hội tụ nhiều khát vọng cách tân, đổi mới và cho thấy khá rõ những nét mới trong nghệ thuật tự sự Pháp được xem như là “cái nôi” của những tìm tòi và đổi mưới về tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Những điểm mới về tư duy nghệ thuật với những đặc sắc trong cách viết cốt truyện, đa dạng điểm nhìn, giọng điệu trần thuật và cả những kĩ thuật phân tích nội tâm của nhân vật được các nhà viết tiểu thuyết hiện thực Pháp vận dụng một cách tối đa Để tác phẩm có sức sống đòi hỏi nhà văn không ngừng sáng tạo, cách tân, đổi mới cả về hình thức lẫn nội dung của tác phẩm Trong đó đổi mới về nghệ thuật tự sự là một yêu cầu cần thiết đối với các tác phẩm tiểu thuyết Tác giả Trần Thị An trong bài Motif đứa trẻ bị bỏ rơi và kết cấu cổ tích trong Không gia đình và Oliver Twist viết: “Trẻ em và khát vọng được sống, được hạnh phúc là một vấn đề đang trở nên ngày càng nhức nhối trong thế giới phát triển, nơi mà sự phân hóa xã hội đang diễn ra ngày càng gay gắt trên toàn cầu Vấn đề này từ lâu nằm trong sự trăn trở của các nhà văn lớn Trong đó có Không gia đình của Hector Malot” Việc giáo dục đức tính trẻ nhỏ qua các tác phẩm văn học Thông qua các nhân vật trong truyện nói chung và tiểu thuyết Không gia đình nói riêng con người đặc biệt là lứa tuổi thiếu nhi các em sẽ nhận thức được như thế nào là người tốt, kẻ xấu từ đó hình thành nhân cách, lối sống từ nhỏ cho trẻ em – những tâm hồn naagy thơ trong sáng Hector Malot (Hecstor Malot) sinh ngày 20 tháng 03 năm 1830 tại La Bouile miền Bắc nước Pháp Ông được biết đến là bậc thầy trong viết tiểu thuyết Pháp Trước khi đến với nghề viết văn, Hector Malot đã tốt nghiệp đại học luật và làm việc cho một văn phòng luật sư Năm 25 tuổi, Hector Malot quyết định lên Pari làm biên tập cho tờ nhật báo, sau đó ông viết tiểu thuyết Với những cố gắng, trăn trở và nỗ lực không ngừng Hector Malot đã có những đóng góp không nhỏ cho nền văn học Pháp bởi những tác phẩm giàu tính giáo dục và nhân văn sâu sắc 2 Năm 1859, tác phẩm đầu tay “Những người tình” (Les Amants) của Hector Malot được xuất bản gây tiếng vang lớn trên diễn đàn văn học nước Pháp bấy giờ Hector Malot có sự nghiệp sáng tác với 70 tác phẩm Tiêu biểu trong số đó như “Những anh tình nhân” (1859), “Quán trọ người đời” (4 tập - 1877) “Những đứa trẻ” (1866), đặc biệt là “Không gia đình” (1878) là tác phẩm được giải thưởng của Viện Hàn lâm Văn học Pháp và được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới Không gia đình để lại ấn tượng sâu sắc cho các bạn thiếu nhi, trở thành người bạn thiếu nhi Pháp và thế giới Cuốn sách nổi tiếng này được dịch ra rất nhiều thứ tiếng trên thế giới trong đó có Việt Nam Với tài năng sáng tạo và cống hiến của mình đã khẳng định được tài năng và tâm huyết của nhà văn khi viết về con người Theo chúng tôi, một trong những thành công của tác phẩm là nhà văn đã tạo nên được dấu ấn nghệ thuật tự sự của mình Với sự yêu thích của tác phẩm tiểu thuyết của Hector Malot và tất cả những lí do trên chúng tôi quyết định lựa chọn nghiên cứu: “nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Không gia đình của Hector Malot” - làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình 2 Lịch sử vấn đề Nói đến nghệ thuật tự sự là bàn đến vấn đề tài năng của các nhà văn về các phương diện nghệ thuật như: người kể chuyện, điểm nhìn trần thuật, nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật, giọng điệu trần thuật, ngôn ngữ và thời gian,không gian nghệ thuật Mỗi nhà văn đều có cách thể hiện riêng biệt, đặc sắc về nghệ thuật tự sự và xem đó như phong cách nghệ thuật riêng biệt của mỗi người Khi nghiên cứu đến cuốn tiểu thuyết Không gia đình của nhà văn Hector Malot chúng tôi nhận thấy tiểu thuyết của ông đã thu hút được sự quan tâm, chú ý của độc giả đặc biệt lứa tuổi thiếu nhi và đặc biệt là của các nhà nghiên cứu khi tác phẩm mới được xuất bản Mặc dù tiểu thuyết được viết từ năm 1878 nhưng đến nay nó vẫn được coi là tác phẩm xuất sắc của độc giả nhỏ tuổi ở mọi thời đại Cho đến nay, tác phẩm được dịch ra tiếng Việt với một số dịch giả tiêu biểu 3 như: Nguyễn Đỗ Mục và Đào Hùng đã dịch sang Sans famille lấy tên là Vô gia đình (1931) Ở miền Bắc, Huỳnh Lý dịch tác phẩm này lấy tên là Không gia đình in lần đầu ở nhà xuất bản Kim Đồng năm 1965 (tập 1), năm 1966 (tập 2) và được tái bản qua các năm Ở miền Nam, dịch giả Hà Mai Anh giới thiệu đến bạn đọc một bản dịch cũng có tên là Vô gia đình Tuy nhiên những tài liệu nghiên cứu chuyên sâu về tác phẩm Không gia đình là không nhiều mà chỉ mang tính chất giới thiệu Tiểu thuyết Không gia đình có bản dịch đầu tiên vào năm 1931 đã được Hồ Biểu Chánh phỏng tác thành Cay đắng mùi đời (1923) Gần đây có một số công trình nghiên cứu về tiểu thuyết Không gia đình tiêu biểu là một số khóa luận, luận văn thạc sĩ khoa học Ngữ văn như: “Từ Không gia đình của Hector Malot của đến Cay đắng mùi đời của Hồ Biểu Chánh” - Vũ Kim Anh (2003) do giáo sư Nguyễn Đình Chú hướng dẫn, “Nghệ thuật tiểu thuyết Không gia đình của Hector Malot” – Nguyễn Thị Phương (2009) do PGS TS Lê Nguyên Cẩn hướng dẫn Trong công trình nghiên cứu tìm hiểu về đề tài “Nghệ thuật tiểu thuyết Không gia đình của Hector Malot”, Nguyễn Thị Phương đã đi sâu vào việc phân tích cốt truyện hai tuyến và nghệ thuật kể chuyện ngôi thứ nhất, đồng thời là nghệ thuật sử dụng thời gian và không gian vào tác phẩm Luận văn cũng đã khái quát nên hệ thống các nhân vật trong tác phẩm Luận văn của thạc sĩ Vũ Thị Kim Anh đã làm rõ sự kế thừa và phát huy của Hồ Biểu Chánh khi viết Cay đắng mùi đời dựa theo tiểu thuyết Không gia đình của Hector Malot Bên cạnh đó, tác giả Trần Thị An với bài viết” Motif đứa trẻ bị bỏ rơi và kết cấu cổ tích trong Không gia đình và Oliver Twist” (Tạp chí văn học nước ngoài số 5/2007) đã chỉ ra sự tương đồng của nhân vật cổ tích và nhân vật trong tiểu thuyết gồm có sự phân tuyến giữa hai tuyến nhân vật… Như vậy dựa trên sự khảo sát nghiên cứu cho thấy các nhà nghiên cứu đều viết về tiểu thuyết Không gia đình dựa trên cảm hứng nghệ thuật cũng như dựa trên sự so sánh đối chiếu trong tác phẩm ở mức độ rộng, hẹp khác nhau Vì vậy, người viết khóa luận dựa trên cơ sở kế thừa những thành quả của tác giả thuộc thế hệ đi trước và những phát hiện riêng của bản thân tiếp tục đi sâu để tìm hiểu những tìm tòi mới mẻ về phương diện nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Không gia đình của nhà văn Hector Malot 4 Thời gian nghệ thuật thể hiện sự cảm nhận của con người về thế giới, từ đó mỗi nhà văn đều có cách thể hiện thời gian nghệ thuật riêng, xây dựng cách thức phản ánh thời gian riêng biệt Không gian nghệ thuật mang tính độc lập tương đối, không hoàn toàn trùng khớp với không gian địa lí Trong tiểu thuyết Không gia đình, Hector Malot xây dựng nhiều kiểu không gian rộng hẹp khác nhau Thứ nhất là không gian hiện th ực, đã nói lên không gian sống của nhân vật Không gian này gợi cho bạn đọc ngay từ nhan đề cuốn tiểu thuyết là Không gia đình Ngay từ nhan đề tác phẩm nhà văn muốn xây dựng một không gian nghệ thuật độc đáo, ẩn sau đó mang những ý nghĩa vừa lạ vừa gây sự tò mò cho người đọc Từ đặc điểm thời gian nghệ thuật đối chiếu nó với tá c phẩm Không gia đình ta thấy nổi bật lên kiểu thời gian nghệ thuật hiện tại đan xen với quá khứ Đó là biểu hiện của thời gian hồi tưởng, hoài niệm quá khứ Nhà văn ý thức được tổ chức trong tác phẩm của mình dòng thời gian quá khứ trong đó có hồi tưởng Có thể nói hồi là một trong những con đường ngắn nhất đi đến với thế giới nội tâm của nhân vật Hồi tưởng thường xuất hiện khi con người có nhu cầu nhớ lại , làm sóng lại những hình ảnh, những sự kiện đó Thời gian hồi tưởng của quá khứ có thể là đẹp đẽ đối diện với hiện tại thì bế tắc đau khổ, hoặc cũng có thể hồi tưởng về quá khứ đầy khổ đau gắn liền với thực tế tốt đẹp Chẳng hạn những ngày thnags sống trên con thuyền Thiên Nga cùng bà Mi-li-gơn và Ác- tơ, Rê-mi có những quãng thời gian thật đẹp và sau này khi cụ Vi-ta-li đón Rê-mi khỏi thuyền thì cậu nhớ lại quãng thời gian đẹp đẽ đó: “Trong lúc đi đường trường như thế, nhiều khi tôi cố ý tụt lại sau để tha hồ nghĩ đến Ac-tơ, bà mẹ nó và con thuyền, và bằng trí tưởng tượng, tôi quay về sống lại những ngày vừa qua Chao ôi! Cái thời sung sướng! Mỗi khi đặt lưng xuống giường, trong mọt cái quán khổ ở thôn quê, tôi lại nghĩ đến cái buồng con của tôi trên chiếc du thuyền” [18;185-186] Và sau này trên chặng đường phiêu lưu, đến đâu Rê-mi cũng ngóng tìm xem có thấy chiếc thuyền Thiên Nga nữa không, hẳn thời gian đó Rê-mi được sống một cuộc sóng đầy đủ, hạnh 48 phúc mang lại nhiều kỉ niệm như vậy khiến Rê-mi luôn có cảm giác hồi hộp, chờ đợi Quãng thời gian quá khứ cậu hồi tưởng lại rất đẹp đẽ., lấp lánh nhưng gợi lên sự buồn Và nhớ về nó, cũng chính là động lực cho cậu tìm thấy niềm vui nho nhỏ, dù là nhớ về cũng xua tan đi trong cậu sự mệt mỏi hằng ngày Với thời gian hồi tưởng, truyện kể của Hector Malot được kể một cách tự nhiên, ngôn từ giản dị và hấp dẫn, chẳng trau chuốt Nhà văn cũng dã có cách thay đổi thời gian chi tiết trong truyện tránh sự nhàm chán và tích cực hơn nữa trong đổi mới cách kể chuyện Điều đó mang đến thành công cho tác phẩm đậm chất thật, không ảo tưởng và từ đó thu hút bạn đọc hơn Ngoài ra, nhà văn còn xây dựng hàng loạt thời gian trong tâm tưởng của các nhân vật Khi cụ Vi-ta-li hát một điệu buồn, Rê-mi nhớ về má Bác-bơ-ranh: “Cháu nghĩ đến má cháu, cháu trông thấy má cháu ở trong nhà cháu” [18;91] Trong khi đó nhà văn cũng để cụ miên man trong dòng hồi tưởng Vì vậy, Rê-mi hỏi cụ xem điều gì phiền cụ phiền lòng: “Không đâu, cháu ạ Cháu không làm ông buồn đâu Trái lại, cháu làm cho ông nhớ lại thời trai trẻ, thời tươi đẹp của ông” [18;91] Theo dòng hồi tưởng của ông, thời gina như ngưng đọng lại, nặng nề, chậm chạm , cảm giác luôn lâu hơn , dài hơn Trong cái nhịp điệu chung ấy, đời sống nội tậm của nhân vật như ngưng đọng lại, ứ đọng lại, gợi đến người đọc cảm giác buồn miên man như chính nội tâm của nhân vật Cũng như trong thế giới quan thì thời gian trong tiểu thuyết được Hector Malot là tập hơp của nhiều thời gian riêng biệt Đó còn là thời gian ban đêm được nhà văn chú ý miêu tả và chính trong thời gian này nội tâm của nhân vật được bộc lộ rõ nét hơn Như cảnh trong đêm bão tuyết ập xuống, cả đoàn phải ở lại túp lều trong đêm Cái đói, cái rét khiến cho Rê-mi ngủ quên và khiến cho con Dec-bi-nô, con Đôn-xơn bị ăn thịt Khiến cho nhân vật phải trải qua những lo lắng, suy tư Hay cả những đêm hai ông cháu trong đêm đầy giá rét đầy tuyết ở Paris, dêm đó cũng chính là đêm mà cụ Vi-ta-li qua đời Đặc biệt miêu tả thời gian ban đêm, chính là giây phút ánh sáng nhường cho bóng tối, gợi lên nỗi buồn, sự lụi tàn trong tâm tưởng cũng như trong hiện thực cuộc sống 49 mà nhà văn hướng người đọc đến Nhà văn còn sử dụng kiểu thời gian đang từ hiện tại đột ngột hướng tới tương lai, rồi từ tương lai lại quay trở lại hiện tại Tiêu biểu là đoạn trích mà Rê-mi tưởng tượng ra cảnh Mát-chi-a dắt con bò đến cho má: “Bà Bác-bơ-ranh ạ, cháu dắt con bò sữa đến cho bà”; “Con bò sữa à? Cháu ơi cháu nhầm rồi” (và má thở dài)… “Hoàng tử nào?” lúc đó thì tôi hiện ra Tôi xông vào lòng má Bác-bơ-ranh (…) Ôi! Giấc mơ đẹp quá” Rồi thời gian cũng quay trở lại đột ngột với thực tại, Rê-mi nghĩ rằng chắc con bò đó đắt lắm Cách xây dựng thời gian khiến cho người đọc thấy hóm hỉnh, vui vẻ, tạo sự lí thú trong trí tưởng tượng của độc giả Bất kì kiểu cốt truyện cổ tích nào cũng không thể thiếu đi những viễn cảnh trong tương lai, do vậy ta thấy rõ nhà văn còn chú ý xây dựng thời gian nghệ thuật trong viễ cảnh tương lai Đó là cảnh Rê-mi về thăm má Bác-bơ-ranh, và có cha mẹ đẻ đến tìm thăm Rê-mi và ở thực tại, Rê-mi nghĩ tới tương lai khi tìm lại được cha mẹ giàu có cậu sẽ chia sẻ cho Li-dơ, bác A-canh, má nuôi của mình Đó cũng chính là sự xuất phát từ tấm lòng thảo của cậu bé, đền ơn người đã giúp đỡ mình dù là viễn cảnh có thể không có thật nhưng xuất hiện trong tâm tưởng và suy nghĩ của nhân vật Qua tìm hiểu về thời gian nghệ thuật trong cuốn tiểu thuyết của nhà văn Hector Malot ta thấy rõ nổi bật lên thời gian ở quá khứ Thời gian gắn với các sự kiện, mặc dù thời gian đó ở thời điểm quá khứ Có nghĩa nhà văn để nhân vật tái hiện lại nó 2.3.2 Không gian nghệ thuật Trong cách hiểu của Lê Bá Hán trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học: “Không gian nghệ thuật là hình thức bên trong của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó” và Trần Đình Sử cũng giải thích thêm: “Không gian nghệ thuật là sản phẩm sáng tạo của nghệ sĩ nhằm biểu hiện con người và thể hiện một quan niệm nhất định về cuộc sống” Như vậy ta có thể hiểu không gian nghệ thuât chính là hình thức tồn tại của hình tượng nghệ thuật Đó còn là nền, cảnh cho sự kiện I.U.Lotman cho rằng: “Việc chú ý đến vấn đề không gian nghệ thuật là hệ quả của những quan niệm coi tác phẩm như một trong những không 50 gian khu biệt theo một cách nào đó, phản ánh trong cái hữu hạn của mình với đối tượng vô hạn- là thế giới ngoài tác phẩm” [27;76] Không gian nghệ thuật chính là không gian tinh thần của con người Cho nên không gian chính là nơi thể hiện những quan niệm về thế giới và con người trong văn học Không gian cũng chính là hình thức tồn tại của hình tượng nhân vật Dựa trên khái niệm về không gian nghệ thuật ở trên, căn cứ vào thực tế tác phẩm, chúng tôi tiến hành nghiên cứu không gian nghệ thuật trong tác phẩm Không gia đình của nhà văn Hector Malot Trong cuốn tiểu thuyết Không gia đình, không gian mang tính nghệ thuật được nhà văn cấu trúc một cách hiệu quả theo ý thức sáng tạo của nhà văn Trong tác phẩm Không gia đình nhà văn đã miêu tả không gian ở góc độ đa chiều Đầu tiên, người đọc thấy rõ đó chính là không gian thực của toàn cảnh xã hội Pháp cuối thế kỉ XIX với đầy đủ mọi tầng lớp, mọi ngành nghề và cả những hoạt động của nó Từ không gian rộng lớn, làng Sa-na-vông nhỏ bé đến không gian của các thị trấn, thành phố mà Rê-mi và cụ Vi-ta-li đi qua khi đặt chân lên nước Pháp và nước Anh … và thu hẹp lại không gian của gia đình nơi Rê-mi ở lúc với má Bácbơ-ranh hay ở lại với gia đình bác A-canh, hay thu nhỏ hơn nữa trong những túp lều, những hang đá nơi lạnh lẽo, cực khổ Ngoài không gian thực mà nhà văn vẽ ra trước mắt người đọc thì còn có không gian của hồi tưởng, của kí ức, của kỉ niệm Trong tác phẩm Không gia đình tác giả để nhân vật của mình miên man hồi tưởng về khi nhớ về thị trấn Út-xen, hay đôi khi là để Rê-mi hồi tưởng về không gian sống trên con thuyền Thiên Nga, hay cả những cả những khi nhớ về những con đường mà hai ông cháu đã đi qua Rê-mi được sống trong không gian đầy nguy hiểm, thử thách ngay cả khi mới lọt lòng từ lúc năm, sau thnags tuổi khi ông chú của cậu bắt cóc bỏ rơi ngoài đường, hay cả những không gian nhỏ bé của nhà Bác-bơ-ranh hay cả những con đường mà Rê-mi được học hỏi từ cụ Vi-ta-li hay cả những lúc khó khăn trong trận bão tuyết, cả trong nhà tù đó là cả những không gian rộng lớn của cả nước Anh và Pháp 51 Nhà văn Hector Malot đã xây dựng nên một không gian đa chiều, mà từ đó nhân vật được xuất hiện bộc lộ đời sống nội tâm của chính mình Có khi được đắm chìm trong không gian rộng lớn nước Pháp với cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, với những khám phá mới mẻ nhưng cũng có khi là chìm đắm trong không gian tù túng trật hẹp khi Rê-mi bị lụt trong vùng mỏ Mọi hành động trong mỗi không gian đều nói lên sắc thái, những nghĩ suy mà tác giả hướng đến, để nhân vật bộc lộ những suy nghĩ, những nội tâm sâu sắc trong tâm trạng của chính mình Khi trên con thuyền Thiên Nga khi cụ Vi-ta-li sắp mãn hạn tù, trong Rê-mi có suy nghĩ: “Phải lìa xa Ác-tơ và bà Mi-li-gơn Phải từ bỏ tình thương yêu của những người ấy, phải mất họ cũng như mất má Bácbơ-ranh Vậy là tôi chỉ yêu thương và được yêu thương để rồi phải xa lìa một cách phũ phàng, những người tôi cứ muốn sống suốt đời bên cạnh Không có cách gì để có thể đoàn tụ họ lại được sao?” [18;178] Và từ chính không gian ấy, nhân vật nói lên suy nghĩ của mình 2.4 Ngôn ngữ Ngôn ngữ luôn chiếm một phần quan trọng trong tác phẩm văn học Ngôn ngữ nghệ thuật phản ánh nét độc đáo trong phong cách riêng của mỗi nhà văn Nhờ có ngôn ngữ mà thế giới nhân vật hiên lên sống động như đang trước mắt người đọc Qua đó, tác giả có thể nắm bắt được nội dung, tư tưởng, chủ đề của tác phẩm được gửi gắm đằng sau hình tượng ấy Trong tiểu thuyết ngôn ngữ của nhân vật chủ yếu được trình bày dưới hai hình thức là ngôn ngữ đối thoại và ngôn ngữ độc thoại nội tâm Nếu ngôn ngữ đối thoại thể hiện thái độ trực tiếp của nhân vật đối với người đối thoại cũng như sự vật, hiện tượng được nói đến thì ngôn ngữ độc thoại nội tâm chủ yếu để nhà văn miêu tả tâm lí của nhân vật Trong tác phẩm Không gia đình, nhà văn không chỉ miêu tả nhân vật ở ngoại hình mà còn đi sâu khai thác thế giới nội tâm của nhân vật bằng ngôn ngữ đối thoại và độc thoại nội tâm 2.4.1 Ngôn ngữ đối thoại Đặc trưng của tiểu thuyết là có nhiều nhân vật, các nhân vật trong tiểu thuyết bao giờ cũng có mối quan hệ nào đó và thường có sự giao tiếp với 52 nhau nên trong tiểu thuyết ngôn ngữ đối thoại luôn chiếm một khối lượng khá lớn Đối thoại là hình thức giao tiếp giữa nhân vật này và nhân vật kia Ngoài là hình thức trao đổi thông tin thì đối thoại còn là phương thức để nhân vật thể hiện mình.Một tác phẩm không thể thiếu đi ngôn ngữ đối thoại của từng nhân vật và qua đó truyền đạt được những tư tưởng, tình cảm và cảm xúc của nhân vật “Đối thoại là sự giao tiếp qua lại, trong đó sự chủ động và thụ động được chuyển đổi luân phiên từ phía này sang phía kia (giữa những người tham gia giao tiếp) Đặc trưng cho ngôn ngữ đối thoại là sự luân phiên phát ngôn ngắn, của những phát ngôn khác nhau; nhưng những yếu tố đối thoại cũng đã có mặt ở lời nói của một người, được kích thích bởi nét mặt và cử chỉ của người cùng trò chuyện” [3;130] Như vậy lời đối thoại chỉ diễn ra khi có sự tham gia của người nói và người nghe và thường chỉ xoay quanh một chủ đề nhất định Qua lời thoại đã bộc lộ được suy nghĩ, tâm trạng và tính cách của nhân vật Xuyên suốt tác phẩm Không gia đình của nhà văn Hector Malot là kể về nhân vật Rê-mi Rê-mi đối thoại với các nhân vật trong truyện nhằm nổi bật lên tư tưởng của nhà văn là sống trong cảnh ngộ phải biets yêu thương đùm bọc lẫn nhau, biết quý trọng những phẩm giá và đức tính ngay thẳng của con người,biết hi sinh vì người khác đồng thời cũng lên án tố cáo nhưng con người chỉ biết quý trọng đồng tiền mà chà đạp lên những giá trị đó là sức lao động của người khác, thậm chí là xã hội thối nát tư sản Pháp tạo cơ hội cho bọn buôn trẻ em đó là một hành động vô nhân đạo khi lứa tuổi các em còn trong sự yêu thương, chăm sóc của những người làm cha làm mẹ, được học hành nhưng các em đã bị vứt vào xã hội để lo cơm ăn áo mặc sống qua ngày Đặc điểm của ngôn ngữ đối thoại là bộc lộ những tính cách của từng nhân vật, từng loại người trong xã hội Chẳng hạn đoạn đối thoại giữa Rê-mi và ông Rê-rôm và má Bác-bơ-ranh: - Thường ngày nó có ăn khỏe không? - Ồ, nó ăn được chứ lắm chứ! - Mặc xác nó, ít ăn ít uống thì còn được! Tất nhiên là tôi chả muốn nói gì… Ông lại hỏi tôi: 53 - Mày không đói à? - Không -Thế thì đi ngủ đi, và cố ngủ ngay nhé, không thì tao nổi giận lên đấy! [18;24] Hay đoạn đối thoại giữ cụ Vi-ta-li và tên gian cá, xảo quyệt Ga-rô-phô-li cũng thể hiện rõ nét: “- Thật là một sự nhục nhã! - Cụ Vi-ta-li thét - Âý tôi cũng bảo thế! - Thôi đừng có nhăn nhở vờ vịt nữa Cụ chủ tôi dằn mạnh – Anh thừa biết là tôi không nói với thằng bé ấy, mà nói với anh Ừ! Giay vò hành hạ một lũ trẻ bất lực như thế thì quả là nhục nhã hèn nhát! Ga-rô-phô-li đổi giọng: - Ông già điên rồ kia, việc gì đến ông?” [19;262] Qua cuộc đối thoại của các nhân vật ta thấy rõ được bản chất của các nhân vật Nhan vật ác được xuất hiện từ đầu trang truyện của tác phẩm là lão Bácbơ-ranh, hay bản chất gian trá, xảo quyệt qua giọng nói nịnh bợm, gian ác của Ga-rô-phô-li Hay những nhân vât có lòng nhân hậu qua nhân vật má Bác-bơranh, cụ Vi-ta-li Câu chuyện còn khắc họa nên tình bạn trong sáng, đẹp đẽ, vô tư không tính toán giữa Mát-chi-a và Rê-mi Là người bạn đồng hành cùng Rê-mi nhưng Mát-chi-a tỏ ra rõ là cậu bé tinh tường và nhạy bén hơn Rê-mi rất nhiều Nếu Rê-mi cam chịu số phận thì Mat-chi-a lại luôn đấu tranh giành lại công bằng Cậu xuất hiện trong tác phẩm giúp đỡ và tương trợ cho Rê-mi Mát-chi-a đã từng khuyên Rê-mi bỏ trốn nhưng vì ước mơ có một gia đình nên Rê-mi ở lại: “- Mát-chi-a ơi! Cậu phải đi thôi Cậu hãy trở về Pháp đi! - Lìa cậu à? Không đời nào! - Mình biết trước thế nào cậu cũng trả lời với mình như vậy, và cậu hãy tin rằng mình lấy làm sung sướng, rất sung sướng được nghe cậu nói không đời nào cậu lại rời mình… 54 - Thế còn cậu, cậu định đi đâu? Cậu định tính cho chúng ta đi đâu đây? - Đã thế thì cậu phải thấy cậu đi là đúng - Nếu tớ cần phải đi thì cậu cũng phải đi Chả ai cần hơn ai “ [19;259-260] Hector Malot xây dựng đối thoại để chúng ta thấy được tình cảm gắn bó của hai cậu bé nhỏ tuổi, yêu quý nhau, luôn lo lắng quan tâm nhau, vô tư, không toan tính Từ những phân tích trên có thể thấy, ngôn ngữ đối thoại là phần không thể thiếu trong tác phẩm truyền thuyết Đây là nhân tố quan trọng để tổ chức lời văn và thể hiện nhân vật Qua ngôn ngữ đối thoại, nhân vật bộc lộ tính cách rõ ràng, khách quan nhất, mỗi nhân vật một tính cách Từ đó nhà văn đi sâu vào đời sống bên trong của nhân vật, khám phá nội tâm con người Ngôn ngữ đối thoại trong tác phẩm tạo nên những tình huống bất ngờ và tạo ra cảm giác thực về đời sống của các nhân vật Ngôn ngữ tiểu thuyết đã trở nên gần gũi hơn với ngôn ngữ đời thường hơn Bằng cách đó nhà văn Hector Malot đã thêm một bước hoàn thiên nữa cho bức chân dung về nhân vật của mình, không chỉ là vẻ bề ngoài, tâm lí mà còn là mở rộng mối quan hệ của các nhân vật 2.4.2 Độc thoại nội tâm Độc thoại nội tâm là chính lời thoại của nhân vật nói với chính bản thân nhân vật, kiểu độc thoại thầm, thủ pháp này được sử dụng rộng rãi trong văn học Độc thoại nội tâm là “ lời phát ngôn của nhân vật nói với chính mình, thể hiện qua tâm lí nội tâm, mô phỏng các hoạt động cảm xúc, suy nghĩ của con người trong dòng chảy trực tiếp với nó” Độc thoại nội tâm xuất hiện rất sớm trong văn học thế giới, trong tiểu thuyết cổ điển người ta hay nhắc đến độc thoại nội tâm trong tiểu thuyết của L.Tonxtoi Độc thoại nội tâm chính là sự phân tâm của nhân vật, nhân vật vừa là người nói vừa là người nghe, những đoạn độc thoại nội tâm là những khoảnh khắc nhân vật bộc lộ chân thực cảm xúc, suy nghĩ của mình về bản thân, về thế giới xung quanh, do đó thể hiện rõ nhất tâm hồn và tính cách của nhân vật 55 Đọc tác phẩm này, chúng ta thấy rõ được vô vàn những lời độc thoại nội tâm của nhân vật nhưng ở đây chúng tôi chỉ trích dẫn nhưng đoạn tiêu biểu và thể hiện rõ nhất ngôn ngữ độc thoại nội tâm của nhân vật, phản ánh sâu sắc thế giới nội tâm của nhân vât Từ đó nhân vật bắt buộc phải suy nghĩ, phải trăn trở và tự đặt câu hỏi giải đáp thắc mắc của mình Khi cụ Vi-ta-li nói chuyện với bà Mi-li-gơn về việc sẽ đón cậu bé đi theo thì Rê-mi cũng đã tự đặt ra câu hỏi vơi chính bản thân mình: “Tại sao cụ Vi-ta-li không muốn cho tôi dự cuộc nói chuyện giữa cụ và bà Mi-li-gơn? Tôi tự hỏi như vậy và xoay quanh câu hỏi ấy đủ hướng đủ chiều” [18;181] Những đặc trưng tiêu biểu của ngôn ngữ độc thoại nội tâm là tác giả sử dụng các dấu chấm hỏi đó là những câu hỏi rất ngắn Việc độc thoại nội tâm diễn ra bằng hàng loạt câu hỏi tu từ và những câu hỏi mà Rê-mi đang tự hỏi bản thân mình Hay đoạn mà nói lên tâm trạng của Rê-mi khi cụ Vi-ta-li nói đến Paris sau hai ông cháu chia tay: “Tôi không bao giờ giữ được một người thân để yêu thương trọn đời chăng? Thế là tôi sẽ không bao giờ có cha sao? Không bao giờ có gia đình hay sao? Tôi luôn luôn nay đây mai đó trên mặt đất mênh mông không có chỗ nào dừng chân bến đỗ chăng?” [18;240] Rê-mi tự độc thoại nội tâm của chính bản thân mình bằng những câu hỏi đầy băn khoăn, lo lắng và có phần day dứt khi trên con đường phiêu bạt của mình không có cụ Vi-ta-li bên cạnh Đọc đoạn trích này, người đọc như cảm nhận được cảm xúc của cậu trên đường đời khó khăn, em luôn mong muốn có người thân yêu bên cạnh mình và có một mái ấm thật hạnh phúc Hay đoạn miêu tả em cùng cụ Vi-ta-li đến Paris Paris giàu sang và tráng lệ như vậy, nhưng càng đến nơi mọi thứ lại càng đập vào mắt làm Rê-mi thắc mắc: “Tôi lấy làm lạ rằng thôn quê ở đây cũng chẳng có gì đẹp hơn, làng mạc cũng chẳng có gì khác những nơi chúng tôi đã đi qua mấy hôm trước… Dù cố chú ý tìm những cây vàng, lá ngọc tôi vẫn thấy khách đi đường ở đây không nhìn chúng tôi nữa: họ vội quá đi chăng? Hay là họ đã quen với nhiều cảnh đau thương hơn chúng tôi? Nghĩ thế, tôi không yên lòng chút nào cả Chúng tôi đến Paris để làm gì, nhất là lại trong tình trạng xác xơ như thế này? Tôi lo lắng tự hỏi Câu hỏi ấy cứ lởn vởn trong đầu óc tôi suốt chặng 56 đường dài Tôi muốn hỏi cụ Vi-ta-li xem như thế nào nhưng tôi không dám vì cụ mặt ủ mày chau, khi nói gì thì rất vắn tắt” [18;181] Nhà văn Hector Malot là nhà văn rất tài năng trong việc lựa chọn ngôn ngữ để xây dựng nhân vật Ông không chỉ xây dựng nên những nhân vật đối lập mà cả những con người đối lập nhau hoàn toàn Đó là những con người xấu xa và những con người hiền lanh, nhân hậu Hector Malot bằng việc sử dụng ngôn ngữ đã cho người đọc như chính mình hòa vào nhân vật để cảm nhận sâu sắc Độc thoại nội tâm đã dẫn dắt người đọc vào thế giới nội tâm của nhân vật làm cho họ tin rằng chuyện họ đang đọc là có thật do chính nhân vật kể ra sẽ trở nên chân thực hơn,khách quan hơn Và từ đó đi khám phá nhân vật ở chiều hướng bên trong Làm cho cuốn tiểu thuyết thêm sức hút riêng, tạo niềm tin yêu với người đọc 2.5 Giọng điệu Theo M.B.Khrapchencô, một nhà văn tài năng bao giờ cũng tạo ra cho mình một giọng điệu riêng, độc đáo và “đề tài, tư tưởng, hình tượng chỉ được thể hiện trong một môi trường và giọng điệu nhất định đối với đối tượng sáng tác… Hiệu suất cảm xúc của lối kể chuyện, của hành động kịch, của lời lẽ trữ tình trước hết thể hiện ở giọng điệu chủ yếu vốn là đặc trưng của tác phẩm văn học với tư cách là một thể thống nhất hoàn chỉnh” [8] Trong nghiên cứu về tự sự học, giọng điệu luôn giữ một vị trí quan trọng Nó là một phạm trù thẩm mĩ của tác giả văn học, mang đậm dấu ấn cá nhân của chủ thể sáng tạo Cũng như giọng nói, nó giúp ta nhận ra con người, nhận ra tác giả, nhận ra chân dung người nghệ sĩ, từ đó bộc lộ rõ ràng và sâu sắc cái tôi nhà văn Giọng điệu làm thành đường dây liên kết giữa người đọc và người kể, giữa nhà văn và độc giả Vì thế, giọng điệu góp phần không nhỏ trong việc tạo nên sự thành công và bản sắc riêng của tác giả Vì vây, mỗi nhà văn sẽ nói bằng một giọng điệu riêng của mình Tìm được giọng điệu phù hợp sẽ tạo nên sự hấp dẫn trong việc kể chuyện , lôi cuốn người nghe theo dõi vào câu chuyện, thể hiện tư tưởng của tác phẩm.Trong tiểu thuyết Không gia đình mang giọng điệu trần thuật theo điểm nhìn của nhân vật Rê-mi Trong tiểu thuyết Không gia đình của Hector Malot, tác giả dường như giấu mình đi, để cho nhân vật tự bộc lộ những tư tưởng, tình cảm rất khác nhau để 57 cho nhân vật tự giới thiệu mình bằng giọng điệu mở đầu tác phẩm rất tự nhiên: “ Tôi là đứa trẻ người ta nhặt được Tuy vậy cho đến lên tám, tôi vẫn tưởng tôi có mẹ cũng như mọi đứa trẻ khác,…[18;11] Nhờ đó tạo điều kiện cho nhân vật tự bộc lộ những cảm xúc, những suy nghĩ của mình trước mọi diễn biến của cuộc đời mà cậu được chứng kiến “Hiện nay, Vác-xơ là một thành phố có mười hai vạn dân, trước mắt có một triển vọng to lớn để có thể dùng với A-le và Bet-xê-giơ là niềm hi vọng của miền nam lúc này Sự giàu có của Vác-xơ, hiện nay cũng như sau này, là cái nằm dưới lòng đất chứ không phải là ở trên mặt đất” [19;37] Tất cả sự kiện được nhìn qua giọng điệu của nhân vật Không gia đình có rất nhiều sự kiện được diễn ra trong từng mỗi trang giấy, mỗi sự kiện lại gắn với cuộc đời nhân vật nó còn có vai trò để vẻ đẹp tâm hồn và phẩm chất nhân hậu của Rê-mi được tỏa sáng Theo lời kể của nhân vật Rê-mi thì mỗi bước đi, mỗi một điểm dừng chân của Rê-mi như mở ra trước mắt bạn đọc những điều thú vị về nước Pháp Qua giọng điệu trần thuật thì người đọc như đang được du lịch trên từng trang sách, khám phá những vùng địa lí khác nhau hay những nền văn hóa khác nhau của từng vùng Đó là cảnh cằn cỗi hoang vu của miền trung nước Pháp “Làng Sa-va-nông là một trong những làng nghèo nàn nhất ở miền trung nước Pháp Không phải nghèo vì dân làng trây lười mà chính vì nó ở vào một vùng đất đai cằn cỗi Đất mặn rất mỏng, muốn mùa màng tốt phải có phân, vôi mà những thứ này trong vùng quá hiếm.” [19;12] Hay cảnh rơi phương Bắc: “Qủa tôi chưa biết thế nào là một cơn bão tuyết! Nhưng rồi tôi được biết liền ngay đấy, không phải chờ đợi lâu, và biết một cách thấm thía, suốt đời không thể quên Những đám mây từ tây bắc ùn về đã đến gần và trời về phía ấy sáng lên một màu trắng nhạt Bây giờ không phải là những cánh bướm bay lượn nữa mà là cả một trận mưa tuyết rào rào đổ xuống, phủ lên người chúng tôi” [19;192] Hay là cả cuộc sống sinh hoạt ở những mỏ than tiêu biểu cho sự phát triển của công nghiệp tư bản Hay cả những sự ngạc nhiệ của đứa bé lên tám tuổi nghĩ đến ngày thứ ba ăn dặm cùng má Bác-bơ-ranh rất thú vị cũng được nhà văn đặc tả đưa vào chuyện : “Thú thật, cái ngày hôm đó tôi thấy nó 58 dài làm sao và đã đôi ba lần tôi chạy tới nhấc chiếc khăn phủ trên nồi bột để dòm thử Má bảo : - Con dòm thế lạnh bột mất, rồi nó không dậy men tốt đâu! Nhưng bột dậy mất rồi Trên mặt bột, có những bong bóng phồng lên, vỡ lỗ chỗ Từ cái bột men lên ấy tỏa ra một mùi trứng và sữa ngon lành Má bảo: - Con bẻ cho má một mớ củi vụn Phải đốt lửa cho đượm, đừng có khói Rồi má thắp nến lên: - Con cho thêm củi vào lò đi… Má lấy mũi dao xén một cục bơ bằng quả hồ đào cho vào chảo Bơ chảy ra, reo xèo xèo Ôi! Cái mùi thơm làm nhỏ dãi, cái mùi thơm đã vắng lâu ngày nên càng kích thích miệng lưỡi ta! Ôi! Khúc nhạc vui vẻ của chảo bơ liu riu tí tách trên lò! [ ;19-20] Qua giọng điệu trần thuật của Rê-mi, thế giới hiện lên gần gũi với lối tư duy của các bạn nhỏ tuổi, phù hợp với lứa tuổi trẻ thơ 59 KẾT LUẬN Trong dòng chảy của văn chương, tiểu thuyết vẫn đang là một thể loại vận động không ngừng và chưa hoàn kết Do vậy, việc tìm hiểu những đặc trưng của tiểu thuyết thông qua các sáng tác văn học cụ thể là một việc làm cần thiết trong nghiên cứu văn học Khảo sát “Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Không gia đình của Hector Malot” không chỉ giúp đáp ứng yêu cầu đó mà còn thấy được những đóng góp và nỗ lực của nhà văn trong sáng tạo nghệ thuật nói chung và tiểu thuyết nói riêng Đồng thời, thấy được các tác phẩm viết cho thiếu nhi là rất nhiều tuy nhiên để đáp ứng được tâm lí lứa tuổi là điều không phải dễ dàng Trải qua hơn một trăm năm, Không gia đình của Hector Malot vẫn luôn là cuốn tiểu thuyết được độc giả nhỏ ở nước Pháp cũng như trên thế giới biết đến và yêu thích nó Có được vị trí đó trước hết là thành công của tác giả trong việc lựa chọn đề tài trong tác phẩm rất sâu sắc của nhà văn Thông qua việc trình bày cơ sở lí luận về nghệ thuật tự sự, là cơ sở để xác định, công cụ đi sâu tìm hiểu “Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Không gia đình của Hector Malot” Các yếu tố cơ bản của nghệ thuật tự sự là nhân vật, cố truyện, kết cấu, không gian, thời gian nghệ thuật, ngôn ngữ và giọng điệu Mỗi yếu tố giữ một vai trò nhất định và đồng thời bổ sung cho nhau làm tăng thêm tính hoàn chỉnh cho tác phẩm Điều đáng nói là thành công trong việc xây dựng nên các nhân vật trong truyện mà dõi theo trên chặng đường gắn với nhân vật Rê-mi Đó là những con người lương thiện, sống nhân hậu, chung thủy, thật thà và đặc biệt tình thương người với người được thể hiện rõ trong tác phẩm Một đức tính tốt đẹp mà người đọc học tập những đức tính cần thiết và cao cả đó chính là kiên trì vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, và dù trong hoàn cảnh khó khăn như thế nào, tiếp xúc với mọi người xấu ra sao thì bản tính nhân hậu và sống nhân đạo luôn luôn trong con người em Đó là điều quý giá và thiêng liêng cao cả mà mỗi độc giả dù lớn tuổi hay nhỏ tuổi đều cảm nhận được Bên cạnh đó, tác giả cũng đã lên án xã hội tư sản Pháp xưa với sự xuất hiện của những nhân vật phản diện, đã chèn ép những người nông dân lương thiện, đã tạo cơ hội cho bọn buôn bán trẻ em có cơ hội hoành hành Những đứa trẻ phải làm việc vô cùng vất vả vì miếng cơm manh áo nhưng chúng bị đối xử ngược đãi 60 đầy bất công Chúng phải làm việc vất vả trong hầm mỏ có thể chết bất cứ lúc nào, chôn vùi vĩnh viễn trong hầm mỏ hay cả những em nhỏ bị gia đình bán đi cho gánh xiếc vì đỡ tốn miệng ăn Các em còn bị đánh đập, bị bỏ đói thiếu thốn cả về thể chất lẫn tinh thần Những nhân vật phản diện đại diện cho người đề cao đồng tiền đè ép người khác, sống không có lương tâm khi sống trên nỗi vất vả của người khác khi đồng tiền thống trị mọi thứ Thành công mà Hector Malot mang đến cho tác phẩm là xây dựng thành công cốt truyện mang đậm màu sắc cổ tích, đánh thức trong tiềm năng trẻ thơ luôn yêu thích cái đẹp, lòng ham hiểu biết Mang đến cảm quan trong thế giới của trẻ thơ những tình cảm và ý nghĩ của cái đẹp đối với một người Từ đó, các em biết yêu mến, tôn trọng người khác 61 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Trần Thị An (2007), “Motif đứa trẻ bị bỏ rơi và kết cấu cổ tích trong Không gia đình và Oliver”, Tạp chí Văn học nước ngoài số 5 2 Lại Nguyên Ân (2004), 150 thuật ngữ văn học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội 3 Lại Nguyên Ân (1999), 150 thuật ngữ văn học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội 4 Aristote (1999) - Lưu Hiệp, Nghệ thuật thơ ca và văn tâm điêu long, Nxb Văn học, Hà Nội 5 Lê Huy Bắc (1998), Giọng và giọng điệu trong văn học hiện đại, Tạp chí Văn học số 09 6 M.B Khrapchenkô – Sáng tạo nghệ thuật hiện thực con người Tập I, II NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1984-1985 7 M.Khrapchenkô (1978) Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển văn học (Lê Sơn, Nguyễn Minh dịch), NXBTác phẩm mới, Hà Nội 8 Phan Cư Đệ (1974 - 1975), Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, Tập I,II NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội 9 Hà Minh Đức (chủ biên) (1993), Lí luận văn học, NXB, Hà Nội 10 Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (Chủ biên) (2006), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội 11 Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (Chủ biên) (1992), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội 12 Nguyễn Thị Bích Hải (1995), Thi pháp thơ Đường, NXB Thuận Hóa 13 Trần Thanh Hiệp (1965), Nhân vật trong tiểu thuyết, sáng tạo, Sài Gòn 14 Khái Hưng (1989), Nửa Chừng Xuân, NXB Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp 15 Phương Lựu (Chủ biên) (2006), Lí luận văn học.NXB Giáo dục 16 Phương Lựu (chủ biên) (2002), Lí luận văn học, NXB Giáo dục ... nghệ thuật tự tiểu thuyết Khơng gia đình Hector Malot Chương 2: Nghệ thuật tự tiếu thuyết Khơng gia đình Hector Malot NỘI DUNG CHƯƠNG : KHÁI QUÁT VỀ NGHỆ THUẬT TỰ SỰ VÀ VỀ TIỂU THUYẾT KHƠNG GIA. .. ngày không tán thành, không bị tiêm nhiễm 22 CHƯƠNG 2: NGHỆ THUẬT TỰ SỰ TRONG TIỂU THUYẾT KHƠNG GIA ĐÌNH CỦA HECTOR MALOT Tiểu thuyết Khơng gia đình tác phẩm thành công nghiệp sáng tác nhà văn Hector. .. KHÁI QUÁT VỀ NGHỆ THUẬT TỰ SỰ VÀ VỀ TIỂU THUYẾT KHƠNG GIA ĐÌNH CỦA HECTOR MALOT 1.1.Khái lược nghệ thuật tự 1.1.1 Khái niệm tự 1.1.2.Các yếu tố nghệ thuật tự 1.1.2.1

Ngày đăng: 29/08/2019, 12:16

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Trần Thị An (2007), “Motif đứa trẻ bị bỏ rơi và kết cấu cổ tích trong Không gia đình và Oliver”, Tạp chí Văn học nước ngoài số 5 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Motif đứa trẻ bị bỏ rơi và kết cấu cổ tích trongKhông gia đình và Oliver
Tác giả: Trần Thị An
Năm: 2007
2. Lại Nguyên Ân (2004), 150 thuật ngữ văn học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 150 thuật ngữ văn học
Tác giả: Lại Nguyên Ân
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia HàNội
Năm: 2004
3. Lại Nguyên Ân (1999), 150 thuật ngữ văn học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 150 thuật ngữ văn học
Tác giả: Lại Nguyên Ân
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia HàNội
Năm: 1999
4. Aristote (1999) - Lưu Hiệp, Nghệ thuật thơ ca và văn tâm điêu long, Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghệ thuật thơ ca và văn tâm điêu long
Nhà XB: NxbVăn học
5. Lê Huy Bắc (1998), Giọng và giọng điệu trong văn học hiện đại, Tạp chí Văn học số 09 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giọng và giọng điệu trong văn học hiện đại
Tác giả: Lê Huy Bắc
Năm: 1998
6. M.B Khrapchenkô – Sáng tạo nghệ thuật hiện thực con người. Tập I, II.NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1984-1985 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sáng tạo nghệ thuật hiện thực con người
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
7. M.Khrapchenkô (1978) Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển văn học (Lê Sơn, Nguyễn Minh dịch), NXBTác phẩm mới, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển vănhọc
Nhà XB: NXBTác phẩm mới
8. Phan Cư Đệ (1974 - 1975), Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, Tập I,II. NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại
Nhà XB: NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp
9. Hà Minh Đức (chủ biên) (1993), Lí luận văn học, NXB, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lí luận văn học
Tác giả: Hà Minh Đức (chủ biên)
Năm: 1993
10. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (Chủ biên) (2006), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điểnthuật ngữ văn học
Tác giả: Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (Chủ biên)
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2006
11. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (Chủ biên) (1992), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điểnthuật ngữ văn học
Tác giả: Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (Chủ biên)
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1992
14. Khái Hưng (1989), Nửa Chừng Xuân, NXB Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nửa Chừng Xuân
Tác giả: Khái Hưng
Nhà XB: NXB Đại học và Giáo dục chuyênnghiệp
Năm: 1989
15. Phương Lựu (Chủ biên) (2006), Lí luận văn học.NXB Giáo dục 16. Phương Lựu (chủ biên) (2002), Lí luận văn học, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lí luận văn học."NXB Giáo dục16. Phương Lựu (chủ biên) (2002), "Lí luận văn học
Tác giả: Phương Lựu (Chủ biên) (2006), Lí luận văn học.NXB Giáo dục 16. Phương Lựu (chủ biên)
Nhà XB: NXB Giáo dục16. Phương Lựu (chủ biên) (2002)
Năm: 2002
17. Phương Lựu (Chủ biên) (1987), Lí luận văn học, tập 2, NXb Đại học sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lí luận văn học
Tác giả: Phương Lựu (Chủ biên)
Năm: 1987
18. Hector Malot (2011), Không gia đình, tập 1, (Huỳnh Lý dịch), NXB Kim Đồng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Không gia đình, tập 1
Tác giả: Hector Malot
Nhà XB: NXB KimĐồng
Năm: 2011
19. Hector Malot (2011), Không gia đình, tập 2, Huỳnh Lý dịch), NXB Kim Đồng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Không gia đình, tập 2
Tác giả: Hector Malot
Nhà XB: NXB KimĐồng
Năm: 2011
21. Likhachop D.X. (3/1889), Thời gian nghệ thuật trong tác phẩm văn học.22Nhiều tác giả (1983 – 1984), Từ điển văn học, tập I,II. NXB Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển văn học
Nhà XB: NXB Khoa học xãhội
25.Trần Đình Sử (Chủ biên) (2017), Lí luận văn học (tập 2), Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lí luận văn học (tập 2)
Tác giả: Trần Đình Sử (Chủ biên)
Nhà XB: Nxb Đại học Sưphạm
Năm: 2017
26. Trần Đình Sử (2008), Lí luận văn học – Tác phẩm và thể loại văn học, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lí luận văn học "– "Tác phẩm và thể loại văn học
Tác giả: Trần Đình Sử
Nhà XB: NXB Đại học Sư phạm
Năm: 2008
27. Trần Đình Sử (Chủ biên) (2007), Giáo trình thi pháp học, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình thi pháp học
Tác giả: Trần Đình Sử (Chủ biên)
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2007

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w