1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin tại trường mầm non

20 205 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 5,46 MB

Nội dung

Trang 1

1 Mở đầu1.1 Lý do chọn đề tài

Giáo dục Mầm non là mắt xích đầu tiên trong hệ thống Giáo dục quốcdân, đào tạo nhân cách con người Chính vì thế nhiệm vụ của nhà giáo dục làphải quan tâm trang bị cho trẻ những tri thức khoa học và nhân cách toàn diệnđể theo kịp thời đại Muốn đạt được mục tiêu thì trước hết cần phải quantâm đến chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ một cách toàn diện Vì nó có tầmquan trọng rất lớn trong nhà trường, quyết định phần lớn chất lượng chuyên mônở trường mầm non

Nếu trước đây giáo viên mầm non phải rất vất vả để sử dụng tin học đểsoạn bài, có thể tìm kiếm những hình ảnh, biểu tượng, đồ dùng phục vụ bàigiảng thì hiện nay với ứng dụng CNTT giáo viên đã học hỏi qua nhiều kênh, biếtsử dụng Internet để chủ động khai thác tài nguyên giáo dục phong phú, chủ độngquay phim, chụp ảnh làm tư liệu cho bài giảng điện tử Chỉ cần vài cái "nhấpchuột" là hình ảnh những con vật ngộ nghĩnh, những bông hoa đủ màu sắc,những hàng chữ biết đi, những con vật biết nói và những con số biết nhảy theonhạc hiện ngay ra với hiệu ứng của những âm thanh sống động ngay lập tức thuhút được sự chú ý và kích thích hứng thú của học sinh vì được chủ động hoạtđộng nhiều hơn để khám phá nội dung bài giảng Đây có thể coi là một phươngpháp ưu việt vừa phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, vừa thực hiện đượcnguyên lý giáo dục "Dạy học lấy trẻ làm trung tâm" một cách dễ dàng hơn.Có thể thấy ứng dụng của công nghệ thông tin trong giáo dục mầm non đã tạo ramột biến đổi về chất trong hiệu quả giảng dạy của ngành giáo dục mầm non, tạora một môi trường giáo dục mang tính tương tác cao giữa giáo viên và học sinh.

Chỉ đạo giáo viên ứng dụng Công nghệ thông tin là một hoạt động nhằmgiúp giáo viên đổi mới trong phương pháp giảng dạy Công nghệ thông tin mởra triển vọng to lớn trong việc đổi mới các phương pháp và hình thức dạy học.Các hình thức dạy học như dạy theo lớp, dạy theo nhóm, dạy cá nhân cũng cónhững đổi mới trong môi trường Công nghệ thông tin.

Thực tế hiện nay cho thấy ở một số trường mầm non trong huyện nóichung, trường mầm non Xuân Thành nói riêng Việc tăng cường ứng dụng Côngnghệ thông tin vào dạy học đã thực hiện nhưng chưa mang lại hiệu quả cao.Giáo viên chưa thường xuyên thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin vào cácbài dạy Cho nên cần có những biện pháp để tăng cường hơn nữa việc ứng dụngcông nghệ thông tin vào hoạt động dạy học nhằm mang lại hiệu quả và làphương tiện tốt cho việc nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục trong trườngmầm non.

Ứng dụng công nghệ thông tin vào trong các hoạt động chăm sóc giáo dụctrẻ vừa tiết kiệm được thời gian, vừa tiết kiệm được chi phí cho nhà trường màvẫn nâng cao được tính sinh động, hiệu quả của giờ dạy Đây là một hình thứcdạy học mang tính tích cực, tiên tiến phù hợp với nhu cầu đổi mới phương phápgiáo dục và các hình thức giáo dục trẻ mầm non với mục đích nhằm nâng caochất lượng giáo dục cho trẻ Ngoài phương pháp dạy học ứng dụng công nghệ

Trang 2

thông tin trong soạn giáo án điện tử, nhà trường còn triển khai tới tập thể cán bộgiáo phần mềm " phổ cập giáo dục xóa mù chữ ", "phần mềm dinh dưỡng", "cơsở dữ liệu ngành", "chương trình bồi dưỡng thường xuyên" và ứng dụng cácphần mềm tin học khác để khai thác thiết kế các hoạt động chăm sóc và giáo dụctrẻ Vì thế việc cập nhật, áp dụng những tiến bộ mới của công nghệ thông tinvào công tác quản lý và chăm sóc giáo dục trẻ đóng vai trò quan trọng trong giaiđoạn hiện nay

Tuy nhiên thực tế cho thấy việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảngdạy và quản lý giáo dục mầm non chưa được giáo viên thực sự quan tâm đúngmức dẫn đến nhiều tiết dạy hiệu quả còn chưa sinh động hấp dẫn, bên cạnh đóvẫn còn một số ít giáo viên chưa biết cách sử dụng và ứng dụng công nghệthông tin Chính vì vậy việc quản lý, bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên mầm nonbiết ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy là nhiệm vụ trước tiên và lâudài của từng nhà trường và của cả bậc học.

Tuy nhiên kinh phí đầu tư các thiết bị công nghệ thông tin nhằm phục vụcho công tác giảng dạy ứng dụng công nghệ thông tin trong trường mầm non làrất lớn Vì thế nhà trường chưa có nhiều kinh phí để đầu tư đủ trang thiết bị côngnghệ thông tin cho giáo viên Mặt khác đối với giáo viên phần lớn thời gian làdành cho việc chăm sóc trẻ ở trường cả ngày nên việc làm quen và sử dụng máytính còn gặp nhiều khó khăn.

Tuy máy tính điện tử mang lại nhiều tiện ích cho việc giảng dạy của giáoviên mầm non nhưng công cụ hiện đại này không thể hỗ trợ và thay thế hoàntoàn cho các phương pháp trực quan khác của người giáo viên Đôi lúc vì là máymóc nên nó có thể gây ra một số tình huống bất lợi cho tiến trình bài giảng nhưlà mất điện, máy bị treo, bị virus…và mỗi khi có sự cố như vậy người giáo viênkhó có thể hoàn toàn chủ động điều khiển tiến trình bài giảng theo như ý muốn.

Kiến thức và kỹ năng về công nghệ thông tin của một số giáo viên mầmnon còn hạn chế, sự hiểu biết về công nghệ thông tin chưa được chuyên sâu,nhiều thuật ngữ cùng các kỹ thuật máy tính phức tạp nên chưa nắm bắt được.Bên cạnh đó, chúng ta có thể thấy sự đam mê sáng tạo ứng dụng công nghệthông tin ở các giáo viên mầm non trẻ nhưng điều đó khó có thể thấy ở nhữnggiáo viên mầm non đã có tuổi thậm chí còn là sự né tránh, làm cho xong Một sốgiáo viên chưa có ý thức xây dựng chương trình, nắm bắt phương pháp chưalinh hoạt, thiếu sáng tạo trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ.

Đứng trước thực trạng đó, bản thân tôi là Phó hiệu trưởng nhà trường phụtrách chuyên môn và dinh dưỡng Tôi đã suy nghĩ và mạnh dạn lựa chọn đề tài

nghiên cứu cho mình trong đó là “ Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên ứngdụng công nghệ thông tin tại trường mầm non”

Thực hiện đề tài này sau khi nghiên cứu với mong muốn là giáo viên trongtrường ứng dụng công nghệ thông tin tốt trong xây dựng kế hoạch giảng dạy,soạn bài, dạy trẻ trên lớp, sử dụng phần mềm đạt hiệu quả góp phần nâng caochất lượng giáo dục của nhà trường đi lên đáp ứng sự phát triển giáo dục mầmnon hiện nay.

Trang 3

1.2 Mục đích nghiên cứu

Nhằm giúp đỡ cán bộ giáo viên nhà trường làm việc nhanh, hiệu quảtrong công tác thực hiện nhiệm vụ giáo dục, cũng như công tác giảng dạy Tạođiều kiện cho cán bộ giáo viên có cơ hội giao lưu trao đổi kinh nghiệm trongcông tác, cũng như kinh nghiệm trong cuộc sống hàng ngày.

Rèn luyện cho cán bộ giáo viên có kỹ năng trong công tác truy cậpInternet để tìm kiếm thông tin, cũng như tìm kiếm các tư liệu phục vụ nhiệm vụcông tác giáo dục, công tác giảng dạy Rèn luyện cho bản thân không ngừng họctập nâng cao trình độ, kinh nghiệm trong công tác khai thác, ứng dụng và sửdụng công nghệ thông tin

Trong quá trình nghiên cứu, người nghiên cứu sẽ hiểu rõ hơn về côngnghệ thông tin, từ đó vận dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy hiệu quả hơn.Xác định ý nghĩa và tầm quan trọng của việc ứng dụng vào giảng dạy Đề xuấtmột số giải pháp nhằm đáp ứng tốt việc ứng dụng công nghệ thông tin trongquản lý và dạy học đạt kết quả cao.

1.3 Đối tượng nghiên cứu

Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin tạitrường Mầm non

1.4 Phương pháp nghiên cứu

+ Phương pháp nghiên cứu lý thuyết.

+ Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, để khảo sát số lượng giáo viên sửdụng máy tính.

+ Phương pháp thống kê toán học dùng để xử lý số liệu khi tiến hànhkhảo sát lúc chưa áp dụng sáng kiến và sau khi triển khai áp dụng sáng kiến.

2 Nội dung sáng kiến kinh nghiệm2.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm

2.1.1 Về cơ sở khoa học:

Việc chỉ đạo ứng dụng công nghệ thông tin vào trong trường mầm non làhoàn toàn có ích và mang lại những hiệu quả khá cao trong việc thiết kế bàigiảng của giáo viên, nó mang lại tính thiết thực trong việc phát triển tư duy,thẩm mỹ … hoàn thiện nhân cách trẻ, giúp trẻ có những kỹ năng sống và giúptrẻ phát triển một cách toàn diện về mọi mặt Một phần mềm quản lý, một giáoán tích hợp công nghệ thông tin có sử dụng máy tính, các chương trình hỗ trợnhư phần mềm power point, flash, ) giúp trẻ phát triển về cái nhìn trực quan,sinh động hơn trong hoạt động giáo dục.

Ví dụ: Trẻ có thể xem hình vẽ hay một đoạn phim mô tả về sự vật, hiệntượng, hoặc có thể xem các website nói về chủ đề mà trẻ đang học (Điều nàythật là thú vị mà ở một giáo án thông thường không thể có được)

Tuy nhiên khi soạn một giáo án điện tử cũng đòi hỏi những quy tắc nhấtđịnh nhằm tạo nên hiệu quả khi soạn giáo án điện tử Chính vì thế mà chúng tanên thận trọng trong việc sử dụng các kỹ xảo, hiệu ứng Nếu chúng ta quá lạmdụng hoặc dùng không hợp lý sẽ gây phản tác dụng, làm cho trẻ mất tập trung,không để ý đến hoạt động của cô, dẫn đến hiệu quả giáo dục không cao Chúng

Trang 4

ta nên dùng kỹ xảo, hiệu ứng vừa phải, phù hợp, làm nổi bật nội dung cầnchuyển tải đến trẻ một cách hợp lý

Việc cho trẻ tiếp cận với ứng dụng công nghệ thông tin trong trường mầmnon được diễn ra một cách rất linh hoạt theo hai hình thức chính: Hình thức thứnhất trong giờ hoạt động chung và hình thức thứ hai là các hoạt động khác Việclựa chọn các nội dung và hình thức cho trẻ làm quen, tiếp cận dựa trên đặc điểmtình hình lớp, trường, địa phương và đặc điểm tình hình của trẻ Do đó ngườigiáo viên phải lựa chọn các hình thức sao cho phù hợp với đặc điểm tâm sinh lýtrẻ và làm sao để trẻ dễ dàng tiếp thu và hứng thú chú ý vào nội dung bài giảngcủa cô.

Từ đó cho chúng ta thấy được sự cần thiết và tầm quan trọng của việc chotrẻ tiếp cận với công nghệ thông tin chăm sóc giáo dục trẻ và lựa chọn hình thứccho trẻ làm quen với công nghệ thông tin là yếu tố cần thiết tạo tiền đề cho trẻphát triển một cách toàn diện.

Thực hiện Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2007 củaChính phủ về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhànước Chỉ thị số 55/2008/CT-BGDĐT ngày 30/9/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáodục và Đào tạo về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng công nghệ thôngtin trong ngành giáo dục giai đoạn 2008- 2012 Công văn số: 4937/BGDĐT-CNTT ngày 18 tháng 8 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo V/vHướng dẫn thực hiện nhiệm vụ công nghệ thông tin năm học 2010- 2011

Triển khai công nghệ mới để lập website của sở GD&ĐT và của phòngGD&ĐT Theo đó có thể phân bổ trang web riêng cho các trường tiểu học, trunghọc và mầm non Các sở GDĐT chỉ cần đầu tư một hệ thống website tập trung,mỗi trường có quyền quản trị riêng trang web của mình Tránh tình trạng mỗitrường phải mua một tên miền riêng, thuê máy chủ đặt website riêng, gây tốnkém, không hiệu quả và không bền vững do thiếu đội ngũ kỹ thuật chăm sóc.

Hơn nữa hệ thống thư viện trực tuyến Violet có thể hỗ trợ các đơn vị giáodục như các trường học, Phòng GD&ĐT, Sở GD&ĐT, tạo được trang webThư viện cho riêng mình hoàn toàn miễn phí

2.1.2 Cơ sở thực tiễn:

Hiện nay không chỉ ngành giáo dục mà ở tất cả các lĩnh vực kinh tế, vănhóa, khoa học kỹ thuật đều triển khai, áp dụng rộng rãi mô hình quản lý và triểnkhai hiệu quả công việc bằng Email điện tử và đăng tải công khai thông tin trênwebsite Đối với đơn vị nhà trường rất cần thiết áp dụng hệ thống Email để triểnkhai nhiệm vụ công tác hàng tháng đến tổ trưởng chuyên môn (Giáo viên và chamẹ học sinh), và tới toàn thể cán bộ giáo viên, công nhân viên nhà trường.

Đối với cán bộ giáo viên rất cần thiết sử dụng Email, website để cập nhậtthông tin từ các cấp ngành quản lý; Cập nhật kế hoạch chỉ đạo thực hiện nhiệmvụ công tác từ phía lãnh đạo nhà trường Công tác phổ cập giáo dục mầm non vàchương trình học bồi dưỡng thường xuyên.

2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm2.2.1.Tình hình đội ngũ giáo viên trong nhà trường

Trang 5

Năm học 2018- 2019, nhà trường có tổng số 17 CBGV trong đó: Quản lý: 02

Giáo viên- nhân viên: 15

Trong đó: Trình độ: Đại học: 13 Trung cấp: 02 Cao đẳng: 02Đối với học sinh: Tổng số huy động 190 cháu Trong đó:

Lớp mẫu giáo 5 tuổi 2 lớp: 41 trẻLớp mẫu giáo 4 tuổi: 2 lớp 50 trẻLớp mẫu giáo 3 tuổi: 1 lớp 43 trẻ Nhóm trẻ 24-36 tháng: 2 nhóm 56 trẻ

Với số lượng cán bộ giáo viên và số lượng học sinh thực tế như trên, bảnthân là cán bộ quản lý chuyên môn và dinh dưỡng trong nhà trường, tôi nhậnthấy trong quá trình thực hiện còn gặp những khó khăn và thuận lợi sau:

2.2.2 Thuận lợi

Nhà trường luôn được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của lãnh đạo ngành,của Đảng ủy chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể và nhân dân Đây làyếu tố quan trọng thúc đẩy chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ củanhà trường ngày một đi lên.

Luôn làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục, phối kết hợp chặt chẽ với các bậcphụ huynh học sinh, xây dựng môi trường giáo dục mang tính thẩm mỹ, sư phạm.

Đội ngũ cán bộ giáo viên nhiệt tình, năng động, sáng tạo có trình độchuyên môn vững vàng, có tinh thần trách nhiệm cao trong mọi công việc

100% giáo viên có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn, được ban giám hiệubố trí sắp xếp, phân công nhiệm vụ một cách hợp lý và khoa học

Trường có 01 khu trung tâm tương đối đầy đủ về đồ dùng đồ chơi ngoàitrời, cơ sở vật chất tương đối đầy đủ đảm bảo cho việc thực hiện chương trìnhgiáo dục mầm non mới, mỗi lớp 01 ti vi và 01 đầu đĩa phục vụ cho công tácgiảng dạy, học tập của cán bộ giáo viên và học sinh.

Ban giám hiệu nhà trường và Phòng giáo dục đã không ngừng cung cấpnhững tài liệu bồi dưỡng những chuyên đề về công nghệ thông tin, phần mềmgiáo án điện tử để giáo viên có điều kiện học tập Nhà trường có đội ngũ giáoviên trẻ khỏe, nhiệt tình, năng động sáng tạo, có tinh thần trách nhiệm 55% giáoviên có chứng chỉ tin học, 56% giáo viên đã có máy tính Giáo viên có trình độchuẩn và có hiểu biết về tin học và thiết kế giáo án điện tử

2.2.3 Khó khăn:

Cơ sở vật chất, trang thiết bị chưa đồng bộ Thời gian giáo viên phải làmviệc ở trường chiếm rất nhiều, thời gian còn lại giáo viên phải lo cho gia đình nênviệc nghiên cứu, thực hành còn hạn chế.

Một số giáo viên chưa có chứng chỉ tin học, việc ứng dụng công nghệthông tin của một bộ phận giáo viên còn nhiều hạn chế, chưa thực sự chịu khóhọc hỏi.

Trang 6

Sự hiểu biết về công nghệ thông tin của đa số giáo viên trong trường cònchưa được chuyên sâu Nhiều thuật ngữ, cùng các kỹ thuật máy tính phức tạpchưa nắm bắt được.

2.2.4 Thực trạng

Qua khảo sát đầu năm mặc dù đã có nhiều cố gắng trong việc chỉ đạo ứngdụng công nghệ thông tin trong trường mầm non Xuân Thành, nhưng số lượnggiáo viên sử dụng thành thạo máy tính còn rất hạn chế Kết quả khảo sát đượcthể hiện cụ thể như bảng sau:

Sốlớp có

Sốlớp có

ti vivàđầu

Số giáo viênbiết sử dụngmáy vi tính để

soạn bài vàlàm kế hoạch

Số giáo viênsử dụng vi

tính thànhthạo khi giảng

Số giáo viênbiết thiết kếgiáo án điệntử khi giảng

Tỷ lệ%

Tỷ lệ%

Tỷ lệ%Tháng

2.3 Một số biện pháp chỉ đạo cán bộ giáo viên ứng dụng công nghệthông tin tại trường mầm non.

2.3.1 Biện pháp 1: Tham mưu với thủ trưởng đơn vị đầu tư cơ sở vậtchất, tạo mọi điều kiện cho tập thể cán bộ, giáo viên thực hiện việc ứng dụngcông nghệ thông tin trong trường học:

Biết được tầm quan trong của việc ứng dụng công nghệ thông tin vàotrường học nhằm giúp giáo viên thuận lợi hơn trong việc tìm kiếm tranh ảnh, mô

Trang 7

hình … và còn giúp học sinh tiếp thu những kiến thức sát thực với thực tế, pháthuy tính tích cực tư duy, sáng tạo của trẻ Ngay từ đầu năm học bản thân tôi đãtham mưu với hiệu trưởng nhà trường có kế hoạch rà soát hiện trạng số máy tínhhiện có, tình trạng chất lượng máy, ngân sách của nhà trường có thể đầu tư muasắm thêm, sắp xếp thứ tự ưu tiên cho các hạng mục…sắp xếp sao cho phù vớinhu cầu thực tế và yêu cầu về sử dụng, phù hợp với đặc thù từng công việc làmsao vừa phải đầu tư ít mà lại mang đến hiệu quả cao.

Nhà trường có sẵn 4 máy vi tính, 2 máy in, với kế hoạch và nguồn kinhphí còn hạn hẹp, trong năm học nhà trường đã đầu tư mua thêm được 2 máy vitính xách tay

Nhà trường đã kết nối internet cho toàn bộ máy tính để bàn và lắp đặtmạng wifi trong khuôn viên trường để các giáo viên có máy tính xách tay dễdàng kết nối internet, tạo thuận lợi cho họ trong việc tự học hỏi, trao đổi chuyênmôn, soạn bài và khai thác tư liệu trên internet.

Hàng năm ban giám hiệu xây dựng kế hoạch tham mưu các cấp lãnh đạoduyệt bổ sung thêm trang thiết bị, máy tính cho nhà trường Tiết kiệm các khoảnchi tiêu nội bộ trong năm, tranh thủ các dự án để mua sắm, bổ sung thêm trangthiết bị, máy tính, mạng máy tính phục vụ cho giảng dạy và ứng dụng công nghệthông tin cụ thể: Trong năm học đã mua mới 02 ti vi màn hình tinh thể lỏng 43inh cho 01 lớp 3 tuổi và 01 nhóm trẻ 24-36 tháng tuổi để cán bộ, giáo viên có đủđiều kiện học hỏi, rút kinh nghiệm và có điều kiện cho tất cả các giáo viên đứnglớp đăng ký tiết dạy trên ti vi và máy chiếu

Khuyến khích giáo viên mua sắm máy móc để chủ động trong soạn giảngvà làm hồ sơ sổ sách là rất cần thiết Trong đơn vị có một số giáo viên hoàn cảnhkhó khăn, hoặc lý do tuổi cao, có vấn đề sức khỏe nhưng tôi đã tìm cách độngviên để họ thấy được tầm quan trọng của việc mua máy, nối mạng Internet Vìmáy móc hỗ trợ kiến thức chuyên môn cho mình và mang thêm rất nhiều hiểubiết cho mọi thành viên của gia đình Giáo viên có máy sẽ chủ động hơn khithực hành dạy trình chiếu, không phải phụ thuộc vào máy của trường.

Để giúp giáo viên có điều kiện tiếp cận công nghệ thông tin và thực hành,khai thác có hiệu quả các ứng dụng của Tin học vào giờ học, nhà trường đã chủđộng liên hệ với Trung tâm chi nhánh Viettel huyện Thọ Xuân hợp đồng lắp đặthệ thống Wifi, đầu tư đường truyền, nâng cấp hệ thống mạng Internet Nhữngviệc làm này đã góp phần giúp giáo viên có nhiều cơ hội hơn trong việc ứngdụng công nghệ thông tin.

Song song với việc khai thác sử dụng, nhà trường luôn chú trọng khâuquản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị như: Giao trách nhiệm cụ thể cho các bộphận, giáo viên chủ nhiệm các các lớp thường xuyên bảo dưỡng, quan tâm bồidưỡng kiến thức cho người sử dụng nhằm khai thác tối đa, có hiệu quả trangthiết bị được cung cấp.

Ví dụ: Vào đầu năm học, Ban giám hiệu kiểm kê cơ sở vật chất, thiết bị

của từng lớp, bộ phận và bàn giao lại cho giáo viên chủ nhiệm lớp đó tự bảoquản, sử dụng (có biên bản bàn giao cụ thể) Đến cuối năm học, ban giám hiệu

Trang 8

sẽ đi kiểm tra lại và so sánh với biên bản đầu năm học xem có hư hỏng nhiềukhông Đề xuất với nhà trường có phương án khen thưởng đối với những lớpbiết bảo quản thiết bị tốt.

2.3.2 Biện pháp 2: Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng, lợi ích củaviệc ứng dụng CNTT cho đội ngũ giáo viên trong trường

Bằng nhiều hình thức quán triệt trong Chi bộ, Ban giám hiệu, Công đoàn,Đoàn thanh niên và các tổ chức khác trong nhà trường Cung cấp, tuyên truyềncác văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, của Bộ, Sở, Phòng GD&ĐT, Uỷ bannhân dân huyện, xã về việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong nhàtrường Xây dựng kế hoạch có tính chất chiến lược lâu dài, kết hợp triển khaitheo từng mảng công việc, giao trách nhiệm cho các tổ chuyên môn trong nhàtrường thực hiện nhiệm vụ về ứng dụng công nghệ thông tin Tạo sự đồng thuận,nhất trí trong Ban giám hiệu nhà trường

Quán triệt để giáo viên thấy rõ hiệu quả và yêu cầu mang tính tất yếu củaứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp giảng dạy thông quacác buổi sinh hoạt chuyên môn tổ khối, hội thảo, chuyên đề Thông qua dự giờthăm lớp và qua việc triển khai các cuộc thi có ứng dụng công nghệ thông tin dongành tổ chức Để giáo viên thấy được sự cần thiết của ứng dụng công nghệthông tin vào hoạt động dạy học Trên cơ sở đã nhận thức đúng đắn, sâu sắc,giáo viên sẽ chủ động tìm tòi những giải pháp phù hợp với yêu cầu ứng dụngcông nghệ thông tin trong hoạt động dạy học Góp phần đổi mới tư duy, nộidung, phương pháp, phương tiện dạy học

Phát động sâu rộng thành phong trào và đề ra yêu cầu cụ thể về số tiết ứngdụng công nghệ thông tin đối với mỗi giáo viên để chính họ qua áp dụng thấyđược hiệu quả và sự cần thiết của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảngdạy, đặc biệt là đối với đổi mới phương pháp dạy học

Ví dụ: Tất cả giáo viên phải biết soạn bài trên máy tính và biết trình bày

văn bản theo thể thức quy định Mỗi giáo viên soạn ít nhất 4 tiết có ứng dụngcông nghệ thông tin một tháng

Lãnh đạo nhà trường phải là người tiên phong, đi đầu trong việc ứng dụngcác tiện ích của công nghệ thông tin đem lại, tạo ra phong trào và là tấm gươngsáng cho cán bộ, giáo viên trong nhà trường noi theo Cần động viên, khuyếnkhích các cô giáo cao tuổi có kinh nghiệm, say mê công nghệ thông tin, say sưatìm tòi phương pháp giảng dạy mới Tổng hợp, góp ý, kết hợp các phương phápdạy học truyền thống và phương pháp dạy học hiện đại để đạt được hiệu quả caonhất trong dạy học, coi đó là tấm gương sáng cho cán bộ, giáo viên trẻ noi theo.

Có chế độ ưu tiên, khuyến khích, động viên, khen thưởng, tuyên dươngcác cá nhân ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin trong công việc và đổi mớiphương pháp dạy học Coi đó là một tiêu chí thi đua cho các cá nhân trong nhàtrường.

Chỉ đạo cho đội ngũ giáo viên đặc biệt là đoàn thanh niên nòng cốt đi đầutrong học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ ngoại ngữ, Tinhọc Tạo thói quen truy cập mạng Internet, cập nhật thông tin, sưu tầm dữ liệu,

Trang 9

phần mềm Giáo dục, đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong đổimới phương pháp giáo dục trẻ.

Tạo mọi điều kiện cho cán bộ, giáo viên đi học tập, bồi dưỡng nâng caotrình độ về chuyên môn, nghiệp vụ về lĩnh vực công nghệ thông tin.

2.3.3 Biện pháp 3: Quản lý bồi dưỡng nâng cao trình độ tin học chođội ngũ cán bộ giáo viên bằng nhiều hình thức khác nhau.

Ngay từ đầu năm học, Phòng giáo dục huyện Thọ Xuân đã triển khainhiệm vụ năm học đến các cấp học, ngành học, đó là: Tiếp tục đẩy mạnh ứngdụng Công nghệ thông tin vào trong công tác quản lý và tổ chức các hoạt độngnuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ trong trường mầm non Nhà trường đã trangbị máy tính và nối mạng internet, Ti vi, đầu Video, máy chiếu…tạo điều kiệncho giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động giảng dạy và giúpgiáo viên phát huy được tối đa khả năng truyền thụ kiến thức của mình đến vớihọc sinh Ngoài ra còn giúp giáo viên học tập, hình thành kỹ năng xây dựng giáoán điện tử, quản lý thông tin của trẻ một cách khoa học.

Thực hiện nhiệm vụ năm học, Ban giám hiệu nhà trường đã bồi dưỡngcho tập thể cán bộ giáo viên và giao nhiệm vụ cho tất cả cán bộ từ tổ trưởng,giáo viên chủ nhiệm các nhóm lớp đều phải soạn bài trên máy vi tính Khi độingũ cán bộ giáo viên đã sử dụng thành thạo vi tính để soạn bài và soạn thảo kếhoạch, nhà trường đã tạo mọi điều kiện về kinh phí, cơ sở vật chất cử tổ trưởngchuyên môn đi tập huấn về sử dụng phần mềm "giáo án điện tử", tiếp thu phầnmềm "phổ cập xóa mù chữ", "chương trình bồi dưỡng thường xuyên", "cơ sở dữliệu ngành"

Sau khi được tiếp thu, tổ trưởng chuyên môn thực hiện nhiệm vụ của bangiám hiệu ghi chép cẩn thận hướng dẫn, truyền đạt lại cho giáo viên trong tổ củamình về nội dung từng phần mềm, cách ứng dụng các phần mềm đó trong việc

Trang 10

áp dụng và tổ chức hoạt động giảng dạy, hoạt động khác nhằm trao đổi kinhnghiệm lẫn nhau.

Ngoài ra nhà trường còn tổ chức hội thi ứng dụng công nghệ thông tintrong giảng dạy, tạo điều kiện cho giáo viên đi học tin học, vận động và giaonhiệm vụ cho giáo viên giỏi tin học kèm cho giáo viên còn yếu về tin học vàchưa biết cách soạn bài Từ đó giáo viên có điều kiện trao đổi, học hỏi, giúp đỡnhau trong mọi hoạt động và cũng như các thao tác cắt vi deo, cắt nhạc, chènhình ảnh, chèn âm thanh, chọn hiệu ứng trong giáo án điện tử …

Nhà trường đã mời các thầy giáo giỏi tin học tập huấn cho đội ngũ giáoviên về một số kỹ năng tin học trong quá trình soạn bài, qua các buổi tập huấngiáo viên đã biết vận dụng các kiến thức được học để lựa chọn hình ảnh độngtrên các đĩa hình, những đoạn phim lấy trên mạng hoặc tự quay tạo ra các slidephù hợp nội dung tiết dạy của mình, giáo viên có thể tự cắt, chèn, sắp xếp cáchình ảnh theo lozíc tiết dạy rồi lồng ghép âm thanh, nhạc, bài hát để tạo nênnhững giáo án đầy hình ảnh thật và sống động cho trẻ quan sát

Thực hiện nội dung chương trình chăm sóc giáo dục trẻ về việc vận dụng,ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động hàng ngày Tất cả các giáoviên đã hiểu được nội dung các phần mềm có sẵn như: Phần mềm cơ sở dữ liệuquản lý học sinh, phần mềm giáo án điện tử, và biết chương trình Power point…Nhà trường tổ chức chuyên đề ứng dụng công nghệ thông tin trong giảngdạy, chọn các giáo viên cốt cán ở các khối xây dựng giáo án ứng dụng côngnghệ thông tin và thực hiện tiết dạy mẫu cho toàn thể giáo viên trong nhà trườnghọc tập, rút kinh nghiệm

Thông qua dự giờ, giáo viên nhận thấy việc ứng dụng công nghệ thông tintrong giảng dạy trẻ học rất hứng thú, và mang lại hiệu quả cao, giáo viên dạy rấtnhẹ nhàng, linh hoạt, không phải sử dụng các đồ dùng dạy học khác như tiết họcbình thường

Ví dụ: Chỉ đạo tổ trưởng chuyên môn bồi dưỡng cho giáo viên thông qua

buổi sinh hoạt tổ chuyên môn, qua các giờ dạy mẫu, thao giảng dự giờ nhằm đúcrút kinh nghiệm cho những giáo viên khác.

Chỉ đạo các nhóm giáo viên có chuyên môn nghiệp vụ tốt cùng Ban chỉđạo ứng dụng công nghệ thông tin tham gia thiết kế bài giảng điện tử Qua đó,nâng lên một tầm cao mới cho việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảngdạy của đội ngũ giáo viên trong nhà trường Quan tâm đến việc bồi dưỡng giáoviên giỏi và có khả năng triển khai các phần mềm hay bài giảng trên máytính Kết nối mạng Internet cho các máy tính để các cán bộ, giáo viên tranh thủ,truy cập lấy thông tin phục vụ công việc của mình

Ngày đăng: 23/08/2019, 16:16

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w