Xây dựng văn hoá an toàn người bệnh là hoạtđộng quan trọng sẽ làm thay đổi theo chiều hướng tích cực những suy nghĩ,thái độ và hành vi của nhân viên bệnh viện liên quan đến an toàn người
Trang 1PHAN THỊ THU HIỀN
ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ BỆNH VIỆN
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS NGUYỄN VĂN HUY
HÀ NỘI - 2017
Trang 2ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1- TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1 Một số khái niệm sử dụng trong nghiên cứu 3
1.1.1 Văn hóa an toàn 3
1.1.2 An toàn người bệnh 4
1.1.3 Sự cố y khoa 4
1.2 Thực trạng văn hóa an toàn người bệnh tại các bệnh viện 9
1.3 Các yếu tố liên quan đến văn hóa an toàn người bệnh 11
1.4 Giới thiệu địa bàn nghiên cứu 16
1.5 Khung lý thuyết 19
CHƯƠNG 2 - ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20
2.1 Đối tượng nghiên cứu 20
2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 20
2.3 Thiết kế nghiên cứu 20
2.4 Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu 20
2.5 Phương pháp thu thập số liệu 20
2.5.1 Kỹ thuật thu thập thông tin 20
2.5.2 Công cụ thu thập số liệu 21
2.6 Biến số nghiên cứu 23
2.7 Phương pháp phân tích số liệu 37
2.7.1 Xử lý khi thu thập số liệu 37
Trang 3CHƯƠNG 3 - DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 40
CHƯƠNG 4 - DỰ KIẾN BÀN LUẬN 50
DỰ KIẾN KẾT LUẬN 51
DỰ KIẾN KHUYẾN NGHỊ 51 TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 4ATNB An toàn người bệnh
Trang 5Bảng 3.1 Đặc điểm của các đối tượng tham gia nghiên cứu 40
Bảng 3.2 Phân độ an toàn người bệnh 41
Bảng 3.3 Quan điểm tổng quát về an toàn người bệnh 41
Bảng 3 4 Tần suất ghi nhận sự cố/sai sót/ lỗi 41
Bảng 3.5 Tần suất sự cố/sai sót/ lỗi được báo cáo 42
Bảng 3.6 Quan điểm và hành động về an toàn người bệnh của người quản lý 42 Bảng 3.7 Tính cải tiến liên tục và học tập một cách hệ thống 43
Bảng 3.8 Làm việc theo ê kíp trong Khoa/ Phòng 43
Bảng 3.9 Trao đổi cởi mở 44
Bảng 3.10 Phản hồi và trao đổi về sai sót/lỗi 44
Bảng 3.11 Không trừng phạt khi có sai sót/lỗi 45
Bảng 3.12 Nhân sự 45
Bảng 3.13 Hỗ trợ về quản lý cho An toàn người bệnh 46
Bảng 3.14 Làm việc theo ê kíp giữa các Khoa/phòng 46
Bảng 3.15 Bàn giao và chuyển tiếp 47
Bảng 3.16 Tỉ lệ trả lời tích cực theo khoa 47
Bảng 3 17 Tỷ lệ trả lời tích cực theo 12 lĩnh vực so sánh giữa Bệnh viện đa khoa Quốc tế Vimec Times City và các nước 48
Bảng 3.18 Đánh giá của nhân viên yề mức độ ATNB của bệnh viện 49
Bảng 3.19 Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính 49
Trang 6Biểu đồ 3 1 Phân bố độ tuổi của các ĐTNC 40
Biểu đồ 3 2 Phân bố tỷ lệ chức vụ/vị trí công tác của ĐTNC 40
Biểu đồ 3 3 Phân bố tỷ lệ thâm niên công tác của ĐTNC 40
Biểu đồ 3 4 Phân bố mức thu nhập của các ĐTNC 40
Biểu đồ 3.5 Tỷ lệ trả lời tích cực theo 12 nhóm lĩnh vực tại Bệnh viện đa khoa Quốc tế Vimec Times City 47
Trang 7ĐẶT VẤN ĐỀ
Nguyên tắc hàng đầu của thực hành y khoa là “Điều đầu tiên không gâytổn hại cho người bệnh - First Do No Harm to patient” Văn hóa an toànngười bệnh là phương thức mà an toàn người bệnh được tư duy, cấu trúc vàthực hiện tại một bệnh viện Xây dựng văn hoá an toàn người bệnh là hoạtđộng quan trọng sẽ làm thay đổi theo chiều hướng tích cực những suy nghĩ,thái độ và hành vi của nhân viên bệnh viện liên quan đến an toàn người bệnh.Hàng năm có khoảng 44.000 đến 98.000 trường hợp tử vong tại bệnh viện mànguyên nhân là do các sai sót y khoa Số người chết do sự cố y khoa còn lớnhơn hẳn số tử vong do tai nạn giao thông ( > 43.000) Bệnh AIDS ( > 16.000)
và bệnh Ung thư vú ( > 42.000)[33], [21], [17]
Thống kê tại nhiều nước trên thế giới cho thấy một tỷ lệ không nhỏ (cónơi đến 16%) người đến khám chữa bệnh tại bệnh viện từng trải qua ít nhấtmột lần các sự cố liên quan An toàn người bệnh (ATNB), trong đó có hơn50% các sự cố là có thể ngăn ngừa được [15] Đối với các nước đang pháttriển nguy cơ này thậm chí còn cao hơn [32]
Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO, hàng năm có khoảng 230 triệu caphẫu thuật, và tử vong trực tiếp liên quan tới phẫu thuật từ 0,4-0,8%; biếnchứng phẫu thuật từ 3-16 % Ngoài ra nhưng tổn thất đằng sau hay hậu quảcủa những sự cố y khoa không mong muốn thì có thể vô cùng nặng nề, tốnkém và kéo dài thời gian nằm viện [19]
Văn hóa an toàn được định nghĩa là “Thái độ, niềm tin, và giá trị đượcthừa nhận làm cơ sở để mọi người nhận thức và hành động vì sự an toàn theo
tổ chức của họ” Tổ chức nào có văn hóa an toàn thì ở đó giá trị công việcđược xây dựng trên sự tin tưởng, mọi người nhận thức được tầm quan trọngcủa văn hóa an toàn và độ tin cậy tính hiệu quả của các biện pháp phòng ngừa[17], [18]
Ở Việt Nam, Bộ Y tế đã ban hành rất nhiều các Văn bản hướng dẫnnhằm nâng cao chất lượng và quản lý ATNB Định hướng ATNB từ góc nhìn
Trang 8hệ thống, từ quan điểm của người bệnh, của cán bộ y tế thông qua việc cungcấp thông tin dịch tễ về sự cố y khoa, cách phân loại sự cố, tìm hiểu nguyênnhân và đề xuất các giải pháp nhằm bảo đảm ATNB trên cơ sở tổng hợp vànghiên cứu các khuyến cáo của Tổ chức y tế Thế giới và các nước đi tiênphong trong lĩnh vực ATNB
Các Bộ tiêu chuẩn đo lường chất lượng bệnh viện đã được xây dựng,gần đây nhất, Bộ Y tế đã xây dựng Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng Bệnhviện gồm 83 tiêu chí để áp dụng chung cho toàn hệ thống Y tế Việt Nam vớimục tiêu cao cả là đảm bảo an toàn người bệnh trên cơ sở xây dựng văn hóa
an toàn (VHAT)
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City đi vào hoạt động từ7/1/2012 với định hướng chất lượng đạt chuẩn JCI- bộ tiêu chuẩn quốc tế vềchất lượng y tế và an toàn cho người bệnh Năm 2015, Bệnh viện ĐKQTVinmec Times City đã trở thành bệnh viện đa khoa đầu tiên tại Việt Nam đạtchứng chỉ JCI- chứng chỉ uy tín hààng đầu thế giới về đánh giá chất lượngbệnh viện Trong đó vấn đề về VHAT trong quá trình báo cáo phân tích và xử
lý sự cố là 1 trong những tiêu chí bắt buộc phải đạt được và tại lần đầu tiênthẩm định, thì Vinmec Times City đã thành công Bên cạnh đó, Bệnh viện đakhoa Quốc tê Vinmec Times City lại chuẩn bị cho đợt thẩm định lần 2 đánhgiá tiêu chuẩn bệnh viện vào năm , vì vậy để có được bức trang tổng thể vềVHAT, các yếu tố tác động ảnh hưởng, sự quản trị đường lối, và nhận thứchành vi của các cá nhân trong tổ chức là cấp thiết và mang lại lợi ích Chúng
tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nhận thức của nhân viên y tế về Văn hóa an
toàn người bệnh tại Bệnh viện đa khoa Quốc tế Vimec Hà Nội năm 2017”
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1 Mô tả nhận thức chung của nhân viên y tế về văn hóa an toàn người bệnhtại Bệnh viện đa khoa Quốc tế Vimec Hà Nội năm 2017
2 Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa an toàn người bệnh củanhân viên y tế tại Bệnh viện đa khoa Quốc tế Vimec Hà Nội năm 2017
Trang 9CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Một số khái niệm sử dụng trong nghiên cứu
1.1.1 Văn hóa an toàn
Khái niệm văn hoá an toàn bắt nguồn từ bên ngoài chăm sóc sức khoẻ,trong các nghiên cứu về các tổ chức có độ tin cậy cao , các tổ chức luôn giảmthiểu các tác dụng bất lợi mặc dù thực hiện công việc phức tạp và nguyhiểm Các tổ chức có độ tin cậy cao duy trì cam kết về an toàn ở tất cả các cấp
độ, từ các nhà cung cấp dịch vụ trực tiếp tới các nhà quản lý và giám đốc điềuhành Cam kết này thiết lập một "văn hoá an toàn" bao gồm các đặc điểmchính : (1) Thừa nhận bản chất nguy cơ cao của hoạt động của một tổ chức vàquyết tâm đạt được các hoạt động liên tục an toàn; (2) Một môi trường không
có lỗi, nơi mà các cá nhân có thể báo cáo lỗi hoặc bỏ sót gần mà không sợkhiển trách hoặc trừng phạt; (3) Khuyến khích hợp tác qua các cấp bậc và kỷluật để tìm kiếm các giải pháp cho các vấn đề an toàn bệnh nhân; (4) Cam kết
tổ chức các nguồn lực để giải quyết các mối quan ngại về an toàn [20]
Cải thiện văn hoá an toàn trong chăm sóc sức khoẻ là một thành phầnthiết yếu trong việc ngăn ngừa hoặc giảm bớt các sai sót và nâng cao chấtlượng chăm sóc sức khoẻ nói chung Các nghiên cứu đã ghi nhận sự khác biệtđáng kể trong nhận thức về văn hoá an toàn giữa các tổ chức và mô tả côngviệc Trong các cuộc điều tra trước, các y tá thường phàn nàn về việc thiếu mộtmôi trường không có lỗi, và các nhà cung cấp ở tất cả các cấp đã ghi nhận nhữngvấn đề với cam kết của tổ chức đối với việc thiết lập một nền văn hoá antoàn Những lý do cơ bản cho nền văn hoá an toàn chăm sóc sức khoẻ kém pháttriển là phức tạp, với sự làm việc theo nhóm và truyền thông kém , " văn hoá củanhững kỳ vọng thấp " và các mức độ thẩm quyền đều có vai trò [20]
Trang 101.1.2 An toàn người bệnh
An toàn người bệnh là sự phòng ngừa các sai sót có thể gây nguyhại cho người bệnh trong quá trình điều trị và chăm sóc [31] An toàn ngườibệnh là một chuyên ngành trong lĩnh vực y tế, áp dụng các phương pháp antoàn nhằm hướng đến mục đích xây dựng một hệ thống cung ứng dịch vụ
y tế đáng tin cậy (AHRQ, 2004) An toàn người bệnh còn là một thuộctính của ngành y tế, nó tối thiểu hóa các sự cố và tối đa hóa sự phục hồi từcác sự cố An toàn người bệnh ngày nay được xem là một môn học trongkhoa học quản lý bao gồm các nguyên lý chính về an toàn người bệnh nhưsau, cách tiếp cận hệ thống, văn hóa không buộc tội, tư duy yếu tố con ngườivào môi trường làm việc tạo nên một hệ thống khó mắc lỗi và văn hóa antoàn người bệnh
1.1.3 Sự cố y khoa
Theo WHO: Sự cố không mong muốn là tác hại liên quan đến quản lý y
tế (khác với biến chứng do bệnh) bao gồm các lĩnh vực chẩn đoán, điều trị,chăm sóc, sử dụng trang thiết bị y tế để cung cấp dịch vụ y tế Sự cố y khoa
có thể phòng ngừa và không thể phòng ngừa [34]
Theo Bộ sức khỏe và dịch vụ con người của Mỹ: Sự cố không mong muốngây hại cho người bệnh do hậu quả của chăm sóc y tế hoặc trong y tế [24]
1.2 Phân loại sự cố y khoa
1.2.1 Phân loại theo tính chất chuyên môn
Hiệp hội an toàn người bệnh Thế giới phân loại sự cố y khoa theo 6nhóm gồm:
- Sự cố y khoa liên do nhầm tên người bệnh
- Sự cố y khoa do thông tin bàn giao của CBYT không đầy đủ
- Sự cố y khoa do sai sót dùng thuốc: xảy ra trong tất cả các công đoạn từkhi kê đơn thuốc, cấp phát thuốc, pha chế thuốc, sử dụng thuốc và theo dõi
Trang 11sau dùng thuốc Viện Nghiên cứu Y học Mỹ ước tính tại Mỹ có khoảng 1,5triệu sai sót, sự cố do dùng thuốc xảy ra hàng năm và có tới 7.000 người chết
do sai sót dùng thuốc hàng năm [34]
- Sự cố y khoa do nhầm lẫn liên quan tới phẫu thuật (nhầm vị trí, nhầmphương pháp, nhầm người bệnh) Sự cố y khoa do phẫu thuật theo ước tínhcủa WHO: Cứ 25 người có một người có phẫu thuật, hàng năm có khoảng
230 triệu phẫu thuật, tử vong liên quan tới phẫu thuật từ 0,4% - 0,8% và biếnchứng do phẫu thuật từ 3% - 16%23 Sự cố y khoa không mong muốn có tầnsuất cao trên những người bệnh có phẫu thuật (50%)[34],[5]
- Sự cố y khoa do nhiễm khuẩn bệnh viện
- Sự cố y khoa do người bệnh bị té ngã trong khi đang điều trị tại các cơ
sở y tế
Chú ý: Thông tư số 19 /2013/TT-BYT Hướng dẫn thực hiện quản lý chấtlượng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh tại bệnh viện bổ sung thêm nội dung an
toàn người bệnh trong việc sử dụng trang thiết bị y tế
1.2.2 Phân loại theo lỗi cá nhân và hệ thống
Trong y tế, các quy trình chuyên môn, các hoạt động của thầy thuốcnhư khám bệnh, chẩn đóan, kê đơn, can thiệp thủ thuật, kể cả các hoạt độnghành chính gián tiếp cũng đều có thể gây rủi ro trực tiếp hoặc gián tiếp trên
Trang 12người bệnh Vì vậy, thường quy làm việc của các bệnh viện, mọi quy trìnhcông việc cần được thiết kế sao cho toàn bộ hệ thống có khả năng phát hiện
và phòng ngừa sự cố xảy ra với người bệnh
Các lỗi do cá nhân người hành nghề hay còn gọi là lỗi hoạt động(active errors) Người hành nghề ở lớp hàng rào phòng ngự cuối cùng trựctiếp với người bệnh nên khi sự cố xảy ra họ dễ bị gán lỗi Trên thực tế cónhiều lỗi cá nhân do hệ thống gây ra Theo các nhà nghiên cứu y khoa, 70%các sự cố y khoa không mong muốn có nguồn gốc từ các yếu tố của hệ thống
và chỉ có 30% là do cá nhân người hành nghề 6,12 Quy chụp trách nhiệm cho
cá nhân sẽ dẫn đến văn hóa giấu diếm sự thật sẽ ít hiệu quả trong việc manglại những kết quả dài hạn
Các lỗi do hệ thống (latent factors) liên quan tới các sai sót, sự cố ykhoa có thể là: Các chính sách không phù hợp, các quy định chuyên mônchưa lấy người bệnh làm trung tâm, thiếu nhân lực, ca kíp kéo dài, thiếuphương tiện phục vụ người bệnh, cơ chế tự chủ v.v Những yếu tố này thường
ít được chú ý xem xét liên quan khi phân tích nguyên nhân sự cố y khoa Dovậy nếu chỉ tập trung vào lỗi cá nhân thì nguyên nhân gốc gây ra sự cố vẫnchưa được giải quyết và lỗi tương tự sẽ tiếp tục xảy ra
Các nhà nghiên cứu đã đưa ra Hội chứng hệ thống suy yếu của tổ chức(Vulnerable System Syndrome) Hội chứng này có ba nhóm triệu chứng chínhlà: (1) Đổ lỗi cho cá nhân trực tiếp (bác sĩ, điều dưỡng, hộ sinh…); (2) Phủnhận sự tồn tại các điểm yếu của lỗi hệ thống; (3) Theo đuổi lợi nhuận dẫnđến lạm dụng các chỉ định chuyên môn, xa rời mục tiêu lấy người bệnh làmtrung tâm
Trang 131.2.3 Phân loại theo các yếu tố liên quan
a Yếu tố người hành nghề
Sai sót không chủ định: (1) Do thói quen công việc như một người phathuốc và một người tiêm; sao y lệnh thuốc; (2) Do dựa vào trí nhớ như bác sĩkhám bệnh cho tất cả bệnh nhân sau đó mới ghi bệnh án, điều dưỡng cuốingày mới ghi nhận xét vào hồ sơ bệnh nhân…; (3) Do quên như quên khônglấy bệnh phẩm xét nghiệm, quên không bàn giao cho ca trực sau, quên khôngcho người bệnh dùng thuốc đúng giờ, ra y lệnh miệng sau đó quên không ghibệnh án ; (4) Do tình cảnh của người hành nghề như mệt mỏi, ốm đau, tâmlý…; (5) Do kiến thức, kinh nghiệm của người hành nghề Một số trường hợp
sự cố y khoa không mong muốn xảy ra ngay đối với các thầy thuốc có kinhnghiệm nhất và đang trong lúc thực hiện công việc chuyên môn có trách nhiệm
Sai sót do cố ý: (1) Cắt xén hoặc làm tắt các quy trình chuyên môn(chưa tuân thủ vệ sinh tay, mang găng tay ); (2) Vi phạm đạo đức nghềnghiệp, lợi ích của người bệnh không được đặt lên hàng đầu dẫn đến lạmdụng thuốc, lạm dụng kỹ thuật cao và các thiết bị y tế can thiệp trên ngườibệnh không bảo đảm chất lượng
b Yếu tố chuyên môn
Y học mang tính xác suất và bất định cao Người bệnh trong các cơ sở
y tế phải trải qua nhiều can thiệp thủ thuật, phẫu thuật, đưa thuốc, hóa chấtvào cơ thể dễ gây phản ứng dẫn đến rủi ro bất khả kháng Vì vậy, cần nhậnthức không phải sự cố y khoa nào cũng do thầy thuốc thiếu trách nhiệm vàthiếu y đức
Hạn chế của y học Những thành tựu y học trong y tế đã giúp phát hiệnsớm bệnh tật và nhiều người mắc bệnh nan y đã được điều trị thành côngmang lại hạnh phúc cho hàng triệu người bệnh Tuy nhiên, những hạn chế của
y học trong một số trường hợp tạo nên sự cố y khoa nghiêm trọng Ví dụ, tạiĐài Loan (2012) đã dùng tạng của người bệnh HIV (+) để ghép tạng cho 5người bệnh khác
Trang 14Dây chuyền khám chữa bệnh phức tạp Nhiều đầu mối, ngắt quãng,nhiều cá nhân tham gia trong khi hợp tác chưa tốt, thông tin chưa đầy đủ vàchưa kịp thời.
c Yếu tố môi trường chăm sóc y tế
Môi trường chăm sóc y tế có nhiều áp lực do quá tải, ca kíp trái vớisinh lý bình thường (trong khi mọi người ngủ thì cán bộ y tế phải trực) Nơilàm việc chật chội nhiều tiếng ồn, cán bộ y tế nhiều khoa/bệnh viện phải làmviệc với cường độ rất cao và áp lực tâm lý luôn căng thẳng
d Yếu tố chính sách, quản lý và điều hành
Một số chính sách, những quy định cần nghiên cứu điều chỉnh để khắcphục những mặt trái tác động tới sự an toàn người bệnh như: Quy định chothuốc 2-3 ngày; đăng ký nơi khám chữa bệnh ban đầu dẫn đến giữ người bệnh
ở tuyến dưới; thu viện phí theo dịch vụ dẫn đến lạm dụng xét nghiệm, thuốc,
kỹ thuật cao v.v
Cơ chế bệnh viện tự chủ cũng mang theo những rủi ro tiềm ẩn cần kiểmsoát như: Giảm chi phí đầu vào đặc biệt là giảm nhân lực điều dưỡng chămsóc người bệnh, giảm sử dụng vật tư, hàng tiêu hao y tế, thầy thuốc trước khichỉ định thuốc, xét nghiệm cho người bệnh phải xem xét khả năng chi trả củangười bệnh, v.v
Tổ chức cung cấp dịch vụ chưa thực sự hợp lý như: Hoạt động bệnh việntập trung nhiều vào buổi sáng; ca-kíp kéo dài (24 giờ/ngày); nhân lực trựcđêm và ngày nghỉ, ngày lễ chưa thực hiện được nguyên tắc “Bệnh viện hoạtđộng 24 giờ/ngày và 7 ngày/tuần” Nhiều bệnh viện tuyến huyện, bố trí 1 bác
sĩ trực theo khối (nội nhi lây và ngoại sản) dẫn đến bác sĩ không đáp ứng tốtđược yêu cầu chuyên môn chuyên khoa (ví dụ, bác sĩ chuyên khoa mắt trựckhối ngoại khám sản v.v.)
Trang 151.3 Thực trạng văn hóa an toàn người bệnh tại các bệnh viện
Cho đến nay đã có rất ít nghiên cứu trên lĩnh vực văn hóa an toàn ngườibệnh tại các bệnh viện ở Việt Nam Các nghiên cứu nhằm xác định xem vănhóa an toàn được đánh giá tích cực nhất là trong lĩnh vự nào và kiểm định sựkhác biệt về văn hóa an toàn người bệnh với các yếu tố chức danh nghềnghiệp, chức vự, thâm niên công tác, mức thu nhập của nhân viên y tế
Nghiên cứu của tác giả Tăng Chí Thượng và cộng sự (2012) về “Khảosát văn hóa an toàn người bệnh tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 năm 2012” Kết quảcho thấy tỉ lệ trả lời tích cực cao tập trung ở các lĩnh vực: làm việc nhómtrong khoa, hỗ trợ của bệnh viện trong việc khuyến khích ATNB, thông tinphản hồi và học tập cải tiến liên quan đến ATNB.Trong khi đó, có nhiều phảnhồi không tích cực ở các lĩnh vực như: sự phối hợp giữa các khoa phòng, phốihợp giữa các khoa trong bàn giao chuyển bệnh, thiếu nhân sự, cởi mở trongthông tin về sai sót, tần suất báo cáo sự cố và nhất là “hành xử không buộc tộikhi có sai sót” [2]
Nghiên cứu của Trần Nguyễn Như Anh và cộng sự (2015) về “Nghiêncứu an toàn người bệnh tại Bệnh viện Từ Dũ” trên 2118 nhân viên bệnh viện.Văn hóa an toàn người bệnh được đánh giá tích cực nhất là lĩnh vực “Làmviệc theo ê kíp trong khoa/phòng” với điểm số trung bình là 4,18 điểm, tiếpđến là “Quan điểm và hành động về an toàn người bệnh của người quản lý”với điểm trung bình là 4,07; và lĩnh vực nhận phản hồi tích cực thấp nhất,chỉ khoảng 2,3 điểm là thành phần “Bàn giao và chuyển bệnh” và “Khôngtrừng phạt khi có sai sót” [3]
Nghiên cứu của Lê Thanh Chiến và cộng sự (2016) về “Khảo sát thựctrạng văn hóa an toàn người bệnh tại Bệnh viện Trưng Vương năm 2016” trên
Trang 16768 nhân viên Văn hóa an toàn, phản hồi tích cực tập trung ở các lĩnh vực:Làm việc nhóm trong khoa, lãnh đạo khoa khuyến khích ATNB, học tập - cảitiến liên tục, hỗ trợ của lãnh đạo bệnh viện Các lĩnh vực có ít ý kiến tích cực:cởi mở thông tin về sai sót, hành xử không buộc tội , bàn giao và chuyểnbệnh, nhân lực, tần suất báo cáo sự cố, nhận thức về ATNB, làm việc nhómgiữa các khoa phòng Bác sỹ có ý kiến trả lời tích cực thấp hơn Điều dưỡngtrong 4 lĩnh vực: Học tập - cải tiến liên tục, Nhận thức về ATNB, Nhân lực,Bàn giao và chuyển bệnh [1].
Chăm sóc y tế còn là hoạt động rất phức tạp do sự đa dạng của cácnhiệm vụ liên quan đến cung ứng chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân, sự đadạng về bệnh nhân, bác sĩ, nữ hộ sinh, điều dưỡng và các nhân viên khác; rồicòn vô số các mối quan hệ giữa bệnh nhân, thân nhân người bệnh, nhânviên y tế, các nhà quản lý, và cộng đồng; cũng như những khác biệt trongcách bố trí các khoa/phòng, hay tạo dựng các qui định chồng chéo, khôngthống nhất hoặc không có qui định cũng tạo nên vô số rắc rối, phức tạp trongvận hành hệ thống Hay như chưa kể đến một hệ thống cơ sở vật chất, trangthiết bị, vật tư tiêu hao, công nghệ kỹ thuật mới đa dạng và phức tạp Điều
đó cũng tạo nên nhiều cơ hội mắc lỗi và nhiều sai sót hơn [23] Do vậy, tất
cả nhân viên trong cơ sở y tế cần hiểu bản chất phức tạp trong hệ thống y tế
để tránh đổ lỗi cho những cá nhân trực tiếp liên quan đến tai biến, sự cố, saisót mà không nhận ra rằng luôn có nhiều yếu tố khác góp phần và qua đógiúp phân tích, đề xuất giải pháp phòng ngừa biến cố bất lợi tránh lặp lại lỗitương tự về sau
Tóm lại, cách tiếp cận hệ thống buộc chúng ta phải từ bỏ văn hóa đổ lỗi,buộc tội để hướng tới cách tiếp cận hệ thống Ví như khi phân tích nguyên nhân
Trang 17của tai biến điều trị đòi hỏi phải đi tìm các sai sót của cả một hệ thống chứ khôngchỉ dừng ở sai sót cá nhân hay nói cách khác là phải tìm cho ra những lỗi tiềm ẩntrong hệ thống bên cạnh lỗi chủ động đã được phát hiện.
Văn hóa buộc tội là cách tiếp cận truyền thống khi có sự cố, tai biến,sai sót xảy ra Văn hóa đổ lỗi, văn hóa buộc tội là một cách tiếp cận conngười rất mạnh mẽ và cũng rất tự nhiên [35] Mỗi khi xảy ra tai biến, câuhỏi đầu tiên thường gặp là “Ai? Ai làm sai?” (Who’s wrong ?), và thường cókhuynh hướng qui trách nhiệm liên quan đến cá nhân, người trực tiếpchăm sóc người bệnh ở thời điểm gây ra tai biến Với cách tiếp cận này,thường sẽ tạo ra tâm lý che giấu sai sót và ngại báo cáo Hậu quả là các saisót có thể lặp đi lặp lại ở các cá nhân khác hoặc ở khoa khác do bệnh việnkhông biết và đương nhiên chưa có giải pháp chủ động phòng ngừa Bêncạnh đó, xét đến khía cạnh tâm lý của cá nhân liên quan, dù người bị quytrách nhiệm có vai trò gì trong quá trình dẫn đến sự cố đi chăng nữa, có rất ítkhả năng là hành động của người đó là cố ý gây tổn hại người bệnh mà phầnlớn họ thường rất buồn vì nghĩ rằng hành động của họ hoặc việc họ khônghành động đã có thể góp phần gây ra sự cố Và điều họ không cần đến nhất là
bị trừng phạt
Theo cách tiếp cận hệ thống nêu trên, để có thể nhận diện hết nhữngsai sót liên quan đến tai biến bao gồm sai sót chủ động và sai sót tiềm ẩn, tốtnhất tìm hiểu xem chuyện gì đã xảy ra và vì sao lại xảy ra? Giúp nhận diệnnhững nguyên nhân hoặc yếu tố có liên quan, từ đó đề xuất các giải phápkhắc phục Với cách tiếp cận như vậy, không những làm giảm sự e ngại khibáo cáo sai sót mà còn giúp bệnh viện chủ động phòng ngừa các sai sót lặp
đi lặp lại
1.4 Các yếu tố liên quan đến văn hóa an toàn người bệnh
Trang 18Yếu tố con người trong văn hóa an toàn người bệnh Ủy ban về an toàn
và chất lượng chăm sóc sức khoẻ của Úc (2005), yếu tố con người công nhậnbản chất của con người là có thể mắc sai lầm [8] Ngành hàng không là một ví
dụ tốt về ngành công nghiệp đã ứng dụng nghiên cứu về yếu tố con người nhưmột cách tiếp cận để nâng cao an toàn Từ giữa thập niên 1980, ngành hàngkhông đã chấp nhận khả năng phạm lỗi của con người là điều không thể tránhkhỏi và thay vì đòi hỏi con người phải luôn hoàn thiện, và có biện pháp trừngphạt sai sót một cách công khai, thì ngành công nghiệp này đã thiết kế các hệthống để giảm thiểu tác động của sai sót do con người gây ra Kỷ lục về antoàn của ngành hàng không ngày nay là minh chứng cho cách tiếp cận đó,mặc dù mỗi năm trung bình có 10 triệu lượt máy bay cất cánh và hạ cánh,nhưng từ năm 1965 đến nay trên toàn thế giới mỗi năm trung bình chỉ xảy rachưa đến 10 vụ máy bay rơi và thường xảy ra ở các nước đang phát triển theomột báo cáo của Hiệp hội An toàn và chất lượng cơ sở y tế của Úc (2006) [7]
Hoạt động chăm sóc y tế cũng phải học hỏi kinh nghiệm từ các ngànhcông nghiệp khác vì con người không phải là những cỗ máy, con người dễ bịmất tập trung Đã có nhiều nghiên cứu chứng minh có mối liên quan mạnh mẽgiữa sự mệt mỏi và áp lực với mức độ thực hiện công việc kém của conngười, một yếu tố nguy cơ trong an toàn người bệnh [22], [30], [12] Cũngnhư làm việc kéo dài nhiều giờ liền có ảnh hưởng tiêu cực tới khả năng hoạtđộng của con người tương đương như tác động của nồng độ cồn trong máu0,05 mmol/l, là mức qui định không được phép lái xe ở nhiều nước [9]
Chúng ta không thể loại bỏ bản chất có thể mắc lỗi của con người, songchúng ta có thể hành động để giảm bớt và hạn chế nguy cơ Điều quan trọngđối với tất cả nhân viên y tế là phải nhận diện được các tình huống làm tăngkhả năng xảy ra sai sót [14], [26] Vì vậy, việc tạo dựng môi trường làm việc,
Trang 19một hệ thống khó mắc lỗi giúp hạn chế khả năng gây sai sót của con ngườinhư sau Tạo dựng môi trường làm việc tránh dựa vào trí nhớ như xây dựngphần mềm kê toa điện tử hoặc hình ảnh/sơ đồ hóa các bước trong qui trình;giúp làm mọi việc trở nên rõ ràng hơn như sử dụng hình vẽ và hướng dẫn vềcác bước vận hành trang thiết bị; hay như đơn giản hóa các bước trong quitrình, càng đơn giản càng tốt, vì quá phức tạp là công thức cho sai sót xảy ra.
Ví dụ giới hạn các loại thuốc sẵn có để kê đơn; hay giới hạn số liều của cácloại thuốc sẵn có; và giữ bản kiểm kê các loại thuốc thường được dùng chobệnh nhân hay như đơn giản hóa qui trình thông tin liên lạc bằng cách nhắclại hai lần, hoặc ISBAR [28] Chuẩn hoá các qui trình và thủ tục, vì tại bệnhviện hoặc tại các cơ sở y tế rất dễ dàng quan sát thấy mỗi Khoa/phòng, mỗinhân viên thực hiện cùng một công việc với những cách khác nhau Điều đó
có nghĩa là họ phải học lại cách thực hiện công việc mỗi khi chuyển sang mộtlĩnh vực mới Với phương pháp làm việc tiêu chuẩn hóa các qui trình và thủtục sẽ giúp nhân viên đỡ phải dựa vào trí nhớ, hạn chế sai sót, sự cố và giúptăng hiệu suất làm việc và tiết kiệm thời gian Sử dụng bảng kiểm, một công
cụ đơn giản nhưng hiệu quả nếu được tuân thủ nghiêm túc, ví như bảng kiểm
an toàn phẫu thuật của Tổ chức Y tế thế giới [11] Và hạn chế phụ thuộc vàokhả năng tập trung của con người vì họ dễ bị mất tập trung và cảm thấy chánkhi họ tham gia những hoạt động kéo dài và lặp đi lặp lại
Một trong những thách thức lớn nhất hiện nay trong công tác chăm sócsức khỏe là làm sao để công tác này an toàn hơn nữa trong môi trường y
tế vô cùng phức tạp, đầy áp lực và thay đổi nhanh chóng [31] Thách thứcnày được minh chứng một cách rõ nét từ cuối thập niên 1990, từ hai bản Báocáo có tầm ảnh hưởng lớn - Nhân vô thập toàn, do Viện Y khoa Mỹ xuấtbản năm 1999 và Một tổ chức của chính phủ Vương quốc Anh công bố năm
2000 Cả hai Báo cáo đều thừa nhận sai sót là chuyện thường gặp trong quá
Trang 20trình cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe và xảy ra đối với khoảng 10%trường hợp nhập viện điều trị Trong một số trường hợp, tác hại của sai sótrất nghiêm trọng, thậm chí làm chết người An toàn người bệnh trở thànhmột quan ngại ở tất cả các nước phát triển cũng như không phát triển
Từ đó mở ra nhiều nghiên cứu xem xét số liệu về kết quả điều trị bệnhnhân cho thấy có nhiều biến cố bất lợi có thể ngăn ngừa được [10], [6], [16].Trong một nghiên cứu của Leape và cộng sự (1993) đã thực hiện, ghi nhậnhơn 2/3 số biến cố bất lợi trong số mẫu mà họ thu thập được có thể ngăn ngừađược, 28 trong số đó là do sự xao lãng của nhân viên y tế và 42 do các yếu tốkhác Họ kết luận rằng nhiều bệnh nhân bị thương do hậu quả của quản lý ykhoa yếu kém và chăm sóc không đến nơi đến chốn [16] Ngoài ra, một nghiêncứu khác của Bates và cộng sự (1995) cho thấy các sự cố bất lợi liên quan đếndược cũng rất phổ biến và sự cố bất lợi nghiêm trọng liên quan đến thuốc cũng
có thể ngăn ngừa được Họ còn thấy rằng trong 100 bệnh nhân nhập viện tạicác bệnh viện thực hành lớn ở Mỹ có khoảng 6,5 bệnh nhân được cho sử dụngcác loại thuốc gây hại Không dừng lại ở đó, nhiều nghiên cứu khẳng định saisót y khoa là chuyện thường nhật trong hệ thống y tế, và chi phí liên quan đếnsai sót y khoa là rất lớn Ở Úc, 18.000 trường hợp tử vong và hơn 50.000 bệnhnhân bị tàn tật do sai sót y khoa [29] Tại Mỹ, ước tính mỗi năm có khoảng44.000 đến 98.000 bệnh nhân chết, và hơn một triệu người bị tàn tật do sai sót
y khoa [14]
Một số công bố các nghiên cứu quốc tế được liệt kê trong bảng dưới đâycho thấy những con số choáng ngợp về số ca tai biến điều trị, với tỉ lệ daođộng trong khoảng 3,2 đến 16,6 [23]
Bảng 2.1 Tỉ lệ tai biến tại các nước phát triển
Trang 21nhập viện
tai biến
tai biến (%)
Mỹ (New York) (Nghiên cứu thực
và tại Việt Nam nói riêng hiện chưa có số liệu công bố chính thức về tai biếnđiều trị Tuy nhiên tỉ lệ tai biến điều trị tại các nước này chắc chắn sẽ cao hơnnhiều do những khó khăn về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị yếu kém, cung ứng
và chất lượng thuốc không đáng tin cậy, yếu kém trong công tác kiểm soátnhiễm khuẩn, cũng như nguồn nhân lực chưa đáp ứng được mong đợi dothiếu kỹ năng làm việc và tạo động lực thấp (WHO, 2009) Riêng nhiễmkhuẩn bệnh viện, Tổ chức y tế thế giới (2009) ước tính tại các nước đang pháttriển cao gấp 20 lần so với các nước đã phát triển
Trang 22Những quan ngại về an toàn người bệnh không chỉ gây tổn hại và đauđớn về thể chất và tinh thần cho người bệnh và gia đình của họ, mà còn gây ranhững gánh nặng về mặt kinh tế với chi phí y tế do sai sót y khoa gây ra ởmột số nước là từ 6 tỷ đến 29 tỷ đô la Mỹ hàng năm do thời gian nằm việnđiều trị kéo dài, chi phí kiện tụng, khiếu nại, nhiễm khuẩn bệnh viện, mất thunhập, tàn phế [14].
Trước tình hình đó, WHO đã đưa ra quan điểm về an toàn người bệnhnhằm phòng ngừa các sai sót có thể gây nguy hại cho người bệnh trong quátrình điều trị và chăm sóc, có rất nhiều các giải pháp được đưa ra nhưng hiệuquả và tính xác thực còn đang là một vấn đề cần phải theo dõi lâu dài
1.5 Giới thiệu địa bàn nghiên cứu
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City đi vào hoạt động từ7/1/2012, Vimec là thương hiệu trong lĩnh vực y tế do Tập đoàn kinh tế tư nhânhang đầu Việt Nam - Vingroup đầu tư và phát triển Bệnh viện Vimec với độingũ y - bác sỹ là các chuyên gia đầu ngành, trình độ chuyên môn cao, tận tụy
và hết lòng vì lợi ích của người bệnh; Dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh toàndiện, chuyên nghiệp; Hệ thống trang thiết bị hiện đại, hỗ trợ chẩn đoán và điềutrị hiệu quả; Không gian khám chữa bệnh hiện đại, văn minh, sang trọng và tiệttrùng tối đa; Mô hình quản lý, chia sẻ và kết nối dữ liệu thông tin trực tuyếnhiện đại, hiệu quả tối ưu Tọa lạc trong khu Đô thị Times City hiện đại và sangtrọng bậc nhất Hà Nội, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City có diệntích lên đến 24.670m2, bao gồm 2 tầng hầm và 7 tầng nổi, môi trường xungquanh hiện đại, sang trọng, tiện lợi về giao thông [27]
Trang 23Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City có quy mô 600 giường,
32 chuyên khoa cùng 03 trung tâm hỗ trợ chuyên ngành và công nghệ caođược đầu tư nhiều trang thiết bị hiện đại
Tháng 6/2015, Vinmec Times City đạt chứng chỉ quốc tế JCI (JointCommission International) - tiêu chuẩn quốc tế về quản lý bệnh viện và antoàn người bệnh Vinmec Times City là bệnh viện đa khoa quốc tế đầu tiên tạiViệt Nam đạt chứng chỉ JCI [27]
Chiến lược phát triển của Hệ thống Y tế Vinmec đến năm 2020 là xâydựng và đưa vào hoạt động 10 bệnh viện trên khắp cả nước Ngoài ra, Vinmec
sẽ thành lập trường Đại học Y Vinmec và chính thức tuyển sinh khóa đầu tiênvào năm 2019
Với định hướng chất lượng đạt chuẩn JCI- bộ tiêu chuẩn quốc tế về chấtlượng y tế và an toàn cho người bệnh Sau 2 năm hoạt động, bệnh viện đã xâydựng được hệ thống giám sát các chỉ số đánh giá chất lượng an toàn ngườibệnh bằng việc áp dụng phương pháp thống kê nhằm phân tích và đánh giáđịnh kỳ hàng tháng các chỉ số chất lượng Các chỉ số này cho phép theo dõixác định các vấn đề bất cập trong thực hành chăm sóc và điều trị cho ngườibệnh để kịp thời cải tiến nâng cao chất lượng dịch vụ [27]
Tiêu chuẩn JCI về xây dựng văn hóa an toàn [27]
1 Lãnh đạo bệnh viện thiết lập và hỗ trợ văn hóa tổ chức nhằm thúcđẩy trách nhiệm giải trình và tính minh bạch
2 Lãnh đạo bệnh viện xây dựng và đưa vào văn bản bộ quy tắc ứng xử
và xác định, sửa chữa những hành vi không thể chấp nhận
Trang 243 Lãnh đạo bệnh viện cung cấp đào tạo và thông tin (như văn học vàkhuyến cáo) liên quan đến văn hóa an toàn của bệnh viện cho tất cả các cánhân làm việc trong bệnh viện.
4 Lãnh đạo bệnh viện xác định phương thức xác định và quản lý cácvấn đề liên quan đến văn hóa an toàn trong bệnh viện
5 Lãnh đạo bệnh viện cung cấp nguồn lực để thúc đẩy và hỗ trợ vănhóa an toàn trong bệnh viện
6 Lãnh đạo bệnh viện cung cấp một hệ thống đơn giản, dễ tiếp cận và
bí mật hỗ trợ việc báo cáo các vấn đề liên quan đến văn hóa an toàn trongbệnh viện
7 Lãnh đạo bệnh viện đảm bảo rằng tất cả các báo cáo liên quan đếnvăn hóa an toàn của bệnh viện được điều tra một cách kịp thời
8 Bệnh viện xác định hệ thống các vấn đề dễ khiến nhân viên y tế cócác hành vi không an toàn
9 Lãnh đạo bệnh viện sử dụng các đánh giá tiêu chuẩn để đánh giá vàgiám sát các cải tiến được xác định từ quy trình đánh giá
10 Lãnh đạo bệnh viện thực hiện một quy trình ngăn chặn sự trừngphạt đối với người báo cáo các vấn đề liên quan đến văn hóa an toàn
Để đạt được các tiêu chí như vậy, Vinmec đã thực hiện cả quá trình
Các giải pháp của Vinmec để xây dựng và thúc đẩy văn hóa an toàn [27]:
Xây dựng qui trình tiếp nhận báo cáo và xử lý xử cố
Trang 25 Các Bản tin Rủi ro được xuất bản kịp thời mỗi khi có sự cố nổi cộm
Các bài học không chỉ rút ra từ sự cố tại Vinmec mà còn rút ra từnhững sự cố ở nhiều nơi khác Ví dụ: Sự cố nước RO không đạt tiêu chuẩntrong chạy thận, Sock phản vệ do thuốc gây mê…
Thưởng và không xử phạt đối với các nhân gây lỗi và tự giác báo cáo
Sử dụng các công cụ để phân tích lỗi, đảm bảo an toàn cho người báo cáo
Các khảo sát nhỏ lấy ý kiến đóng góp diễn ra định kỳ
Quan trọng nhất là hoạt động Safety Walk: Lãnh đạo Bệnh viện xuốngkhoa phòng lắng nghe góp ý kiến của nhân viên Trong cuộc họp này, mọi ýkiến và phản ánh của NVBV đều được ghi nhận và phản hồi tức thì Các ýkiến này xoay quan nội dung “ những gì hiện tại đang làm ảnh hưởng đến Antoàn người bệnh” từ quan hệ đồng nghiệp, hợp tác giữa các khoa phòng, cơ sởvật chất hay kể cả thu nhập…
Để xây dựng và duy trì văn hóa an toàn, mọi người đều có trách nhiệmtrong báo cáo sự cố, góp ý cho cải thiện chất lượng bệnh viện, phát hiện sớmnhững sai sót và kể cả việc nhận diện những rủi ro là việc làm không phải
“một sớm một chiều” Con số phản ánh kết quả của quá trình xây dựng vănhóa an toàn thể hiện một phần qua các báo cáo sự cố
Tuy nhiên, với sự phát triển rất nhanh và mạnh của Vinmec, với tínhchất một bệnh viện tư nhân trẻ, nhân lực trẻ và tần suất biến động nhân lựclớn, việc tiếp nhận và duy trì Văn hóa an toàn người bệnh vẫn đang là mộtthách thức lớn với Ban lãnh đạo bệnh viện và hệ thống quản lý Để có cáinhìn tổng quát về thực trạng Văn hóa an toàn tại Vinmec, để kịp thời canthiệp chuẩn bị cho lần thẩm định tiếp theo vào tháng 5/2018, chúng tôi quyếtđịnh thực hiện nghiên cứu này
1.6 Khung lý thuyết
Trang 26Văn hóa An toàn ng ười i
b nh ệnh
Trang 27CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng nghiên cứu
Tiêu chuẩn lựa chọn: Tất cả nhân viên y tế tham gia chăm sóc trực tiếp
và gián tiếp bệnh nhân, trong đó có thể kể đến nhân viên y tế chăm sóc trựctiếp người bệnh như bác sĩ, điều dưỡng, nữ hộ sinh, hộ lý Nhân viên y tếkhông trực tiếp chăm sóc người bệnh nhưng công việc của họ có ảnh hưởngđến việc chăm sóc người bệnh như dược sĩ, kỹ thuật viên xét nghiệm, kỹ thuậtviên trang thiết bị, nhân viên hành chính và người quản lý Có thời gian côngtác tại Bệnh viện đa khoa Quốc tế Vimec từ 6 tháng trở lên và đồng ý thamgia vào nghiên cứu
Tiêu chuẩn loại trừ: Đối tượng từ chối tham gia nghiên cứu; Nhân viên
y tế là những thành phần khác hoặc đang đi học, nghỉ thai sản, ốm
2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 07 đến tháng 12 năm 2017
Địa điểm nghiên cứu: Bệnh viện đa khoa Quốc tế Vimec Times City Hà Nội
2.3 Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích
2.4 Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu
Chọn mẫu toàn bộ các đối tượng phù hợp với tiêu chuẩn lựa chọn Sốmẫu nghiên cứu dự kiến là 600 nhân viên
2.5 Phương pháp thu thập số liệu
2.5.1 Kỹ thuật thu thập thông tin
- Phát vấn trực tiếp đối tượng nghiên cứu tại Phòng trực
Trang 28- Bộ câu hỏi đã được nghiên cứu viên điều tra thử trên 10 đối tượngnghiên cứu trước khi tiến hành điều tra trên quần thể nghiên cứu, sau đó cóchỉnh sửa cho phù hợp.
- Người tham gia hoàn thành mẫu phiếu với các câu hỏi và hoàn toàn
ẩn danh
- Người tham gia được quyền làm rõ câu hỏi nếu họ không hiểu
- Người tham gia có thể góp ý kiến (nếu có)
2.5.2 Công cụ thu thập số liệu
Cơ quan chất lượng và nghiên cứu sức khỏe Hoa Kỳ đã xây dựng bộcông cụ khảo sát văn hóa an toàn người bệnh trong các môi trường khác nhau,trong đó phiên bản dùng tại bệnh viện có tên là Hospital Survey on PatientSafety Culture (HSOPSC) Hiện bộ câu hỏi đã được sử dụng trong rất nhiềunghiên cứu và được chứng minh là có giá trị trong phản ánh văn hóa an toànngười bệnh, đã được sử dụng để đánh giá văn hóa an toàn tại các hệ thống y tế[25] Ngoài ra, thông qua việc lượng giá, bộ câu hỏi khảo sát văn hóa an toànngười bệnh (HSOPSC) còn được xem là công cụ có tính can thiệp lên hệthống để cải thiện tình trạng văn hóa an toàn người bệnh [4], [13] Mục đíchcủa khảo sát nhằm cung cấp một chỉ số hữu hình về thực trạng hoạt động antoàn người bệnh của từng bệnh viện, từ đó làm cơ sở chính để tiến hành đánhgiá hiệu quả của những cải tiến trong hoạt động an toàn người bệnh
Nghiên cứu phân tích về thái độ và kinh nghiệm của văn hóa an toànngười bệnh mà các nhân viên y tế Vinmec đã thực hiện Công cụ đo lường cóđược điều chỉnh theo bộ câu hỏi khảo sát Hospital survey of patient safetyculture (HSOPSC) của AHRQ Trong nghiên cứu cũng so sánh một số dữ liệu
từ điểm chuẩn sử dụng HSOPSC (Benchmaching) và những điểm đặc trưngtại Vinmec
Trang 29Hiện nay trên thế giới đã áp dụng bộ công cụ và phương pháp nghiêncứu VHATNB của AHRQ cho kết quả đáng tin cậy Sở Y tế TP Hồ ChíMinh đã phổ biến và triển khai thực hiện trong toàn ngành và thông báo côngnhận bộ công cụ đánh giá VHANTB.
Bộ công cụ và phương pháp nghiên cứu của AHRQ có những lợi íchkhông thể phủ nhận:
1 Miễn phí cósẵn
2 Cuộc điều tra được thiết kế để khảo sát tất cả nhân viên bệnh viện,bao gồm cả khoa lâm sàng, cận lâm sàng và những khu vực khác Nó có thểđược sử dụng để đánh giá các khoa/ phòng, cá nhân hoặc phòng ban, hoặcquản lý toàn bệnhviện
3 Đáng tin cậy và hợp lệ: Quá trình phát triển điều tra cẩn thận và chặtchẽ dựa trên sự xem xét của các nghiên cứu và khảo sát hiện có của nềnVHATNB các BV khác Quan trọng hơn, các mục khảo sát của bộ công cụ
đã được chứng minh độ tin cậy và tính hợp lệ
4 Toàn diện và cụ thể: Cuộc khảo sát bao gồm tất cả khu vực của tổchức, cung cấp mức độ chi tiết giúp các bệnh viện xác định các lĩnh vực cụthể của nơi thực hiện tốt và khu vực nào cần cải thiện ở cả hai cấp khoa vàbệnhviện
5 Dễ dàng sử dụng: Cuộc điều tra có một bộ công cụ chuẩn đi kèmVăn hóa an toàn người bệnh được khảo sát xuyên suốt qua 42 câu hỏigồm 12 thành phần như (1) Làm việc theo ê kíp trong cùng một Khoa/phòng,
Trang 30(2) Quan điểm và hành động về an toàn người bệnh của người quản lý, (3)Tính cải tiến liên tục và học tập một cách hệ thống, (4) Hỗ trợ về quản lý cho
an toàn người bệnh, (5) Quan điểm tổng quát về an toàn người bệnh, (6) Phảnhồi và trao đổi về sai sót/lỗi, (7) Trao đổi cởi mở, (8) Tần suất ghi nhận sựcố/sai sót/lỗi, (9) Làm việc theo ê kíp giữa các Khoa/phòng, (10) Nhân sự,(11) Bàn giao và chuyển tiếp, và cuối cùng (12) là Không trừng phạt khi cósai sót/lỗi với thang đo Likert 5 giá trị do Cơ quan chất lượng và nghiên cứusức khỏe Hoa Kỳ (AHRQ) xây dựng, và đã được triển khai tại 16 quốc giatrên thế giới như Mỹ, Ả rập Saudi, Bỉ, Thổ Nhĩ Kỳ, Hà Lan, Tây Ban Nha,Đài Loan, Libăng, …, vì đề tài nghiên cứu không những mang tính đa chiều,
đa thành phần mà còn là dạng xác định ý kiến hoặc thái độ của đối tượngnghiên cứu Bên cạnh đó, văn hóa an toàn người bệnh không chỉ dựa vào mộtbiến hay một chỉ tiêu mà được tính trên tổng số điểm của rất nhiều tiêu chí
2.6 Biến số nghiên cứu
Biến số gồm có 12 nhóm biến như sau:
biến
Phươn
g pháp thu thập thông
A NHẬN THỨC VỀ KHOA/ PHÒNG NƠI LÀM VIỆC
1 Hỗ trợ nhau
khi làm việc
Tỷ lệ % không đồng ý/không biết/đồng ý khi hỗ trợ nhau làm việc bằng:
S ố Đ TNC x
T ổ ng s ố đố it ượ ng NC
Thứ bậc Phát vấn
Trang 31TT Biến số Định nghĩa Loại
biến
Phươn
g pháp thu thập thông
2 Nhân sự tại
khoa/phòng
Tỷ lệ % không đồng ý/không biết/đồng ý về số lượng nhân sự để làm việc tại khoa/phòng bằng:
S ố Đ TNC x
T ổ ng s ố đố it ượ ng NC
Thứ bậc Phát vấn
3 Làm việc theo
nhóm
Tỷ lệ % không đồng ý/không biết/đồng ý khi có công việc khẩn cấp thì mọi người làm việc theo nhóm
để hoàn thành bằng:
S ố Đ TNC x
T ổ ng s ố đố it ượ ng NC
Thứ bậc Phát vấn
4 Sự hỗ trợ và
tôn trọng lẫn
nhau
Tỷ lệ % không đồng ý/không biết/đồng ý đối với sự hỗ trợ, tôn trọng của các nhân viên khác trong khoa/phòng bằng:
S ố Đ TNC x
T ổ ng s ố đố it ượ ng NC
Thứ bậc Phát vấn
5 Thời gian làm
việc
Tỷ lệ % không đồng ý/không biết/đồng ý về công việc luôn khiến mọi người phải mất nhiều thời gian làm việc thì mới hoàn thành được bằng:
S ố Đ TNC x
T ổ ng s ố đố it ượ ng NC
Thứ bậc Phát vấn
Trang 32TT Biến số Định nghĩa Loại
biến
Phươn
g pháp thu thập thông
S ố Đ TNC x
T ổ ng s ố đố it ượ ng NC
Thứ bậc Phát vấn
7 Sử dụng nhân
viên không
chính thức
Tỷ lệ % không đồng ý/không biết/đồng ý đối với việc Khoa sử dụng nhiều nhân viên không chính thức để đảm bảo chăm sóc cho người bệnh bằng:
Thứ bậc Phát vấn
8 Thành kiến
khi có sai sót
Tỷ lệ % không đồng ý/không biết/đồng ý về việc nhân viên trong khoa cảm thấy có thành kiến khi
có sai sót y khoa bằng:
S ố Đ TNC x
T ổ ng s ố đố it ượ ng NC
Thứ bậc Phát vấn
9 Sai sót để cải
tiến chất
lượng
Tỷ lệ % không đồng ý/không biết/đồng ý về việc cảm thấy những sai sót có thể làm cải tiến chất lượng công việc bằng:
S ố Đ TNC x
T ổ ng s ố đố it ượ ng NC
Thứ bậc Phát vấn
Trang 33TT Biến số Định nghĩa Loại
biến
Phươn
g pháp thu thập thông
do khoa phòng ngừa bằng:
S ố Đ TNC x
T ổ ng s ố đố it ượ ng NC
Thứ bậc Phát vấn
11 Sự hỗ trợ từ
các khoa khác
Tỷ lệ % không đồng ý/không biết/đồng ý về việc nhận được sự hỗ trợ
từ các khoa khác khi công việc bị quá tải bằng:
S ố Đ TNC x
T ổ ng s ố đố it ượ ng NC
Thứ bậc Phát vấn
12 Nguyên nhân
sự cố
Tỷ lệ % không đồng ý/không biết/đồng ý về việc khi xảy ra sự cố y khoa, thì Khoa chỉa tìm kiếm trách nhiệm thuộc cá nhân mà không tìm hiểu nguyên nhân do quy trình hay hệ thống bằng:
Thứ bậc Phát vấn
Trang 34TT Biến số Định nghĩa Loại
biến
Phươn
g pháp thu thập thông
S ố Đ TN C x
T ổ ng s ố đố it ượ ng NC
Thứ bậc Phát vấn
14 Vội vã hoàn
thành công
việc
Tỷ lệ % không đồng ý/không biết/đồng ý về việc Khoa thường vội vã hoàn thành công việc nên
dễ xảy ra sai sót bằng:
S ố Đ TNC x
T ổ ng s ố đố it ượ ng NC
Thứ bậc Phát vấn
15 An toàn người
bệnh là hàng
đầu
Tỷ lệ % không đồng ý/không biết/đồng ý về việc Khoa luôn đặt ATNB lên hàng đầu chứ không phải cố gắng hoàn thiện công việc thật nhanh bằng:
S ố Đ TNC x
T ổ ng s ố đố it ượ ng NC
Thứ bậc Phát vấn
16 Sai sót là cơ
sở đánh giá
thi đua
Tỷ lệ % không đồng ý/không biết/đồng ý về việc nhân viên luôn lo sợ rằng sai sót của họ sẽ bị ghi nhận làm cơ sở để đánh giá thi đua của họ:
S ố Đ TNC x
T ổ ng s ố đố it ượ ng NC
Thứ bậc Phát vấn
Trang 35TT Biến số Định nghĩa Loại
biến
Phươn
g pháp thu thập thông
17 Vấn đề về an
toàn người
bệnh
Tỷ lệ % không đồng ý/không biết/đồng ý về việc khoa/phòng từng có những vấn đề về an toàn người bệnh bằng:
S ố Đ TNC x
T ổ ng s ố đố it ượ ng NC
Thứ bậc Phát vấn
18 Ngăn ngừa sai
sót xảy ra
Tỷ lệ % không đồng ý/không biết/đồng ý về việc khoa có những quy trình và biện pháp để ngăn ngừa sai sót xảy ra bằng:
S ố Đ TNC x
T ổ ng s ố đố it ượ ng NC
Thứ bậc Phát vấn
B NHẬN THỨC VỀ QUẢN LÝ/LÃNH ĐẠO TRỰC TIẾP
S ố Đ TNC x
T ổ ng s ố đố it ượ ng NC
Thứ bậc Phát vấn
Trang 36TT Biến số Định nghĩa Loại
biến
Phươn
g pháp thu thập thông
Thứ bậc Phát vấn
3 Sự thúc ép khi
áp lực công
việc tăng cao
Tỷ lệ % không đồng ý/không biết/đồng ý về việc Lãnh đạo khoa luôn thức éo nhân viên hoàn thành công việc dù phải bỏ qua một số quy trình an toàn khia áp lực công việc tăng cao bằng:
Thứ bậc Phát vấn
Thứ bậc Phát vấn
C NHẬN THỨC VỀ TRUYỀN ĐẠT THÔNG TIN