Bảođảm chất lượng an toàn thực phẩm giữ vị trí quan trọng trong sự nghiệp bảo vệ sứckhỏe nhân dân nói chung và sinh viên nói riêng.Nhận thức đúng về an toàn thực phẩm có một vai trò rất
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
KHOA TÂM LÝ - GIÁO DỤC HỌC
HOÀNG THỊ TRẦM
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NHẬN THỨC VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM CỦA SINH VIÊN NỘI TRÚ-TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
Chuyên ngành: Tâm lí học trường học
Hà Nội, 2020
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
KHOA TÂM LÝ – GIÁO DỤC HỌC
HOÀNG THỊ TRẦM
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NHẬN THỨC VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM CỦA SINH VIÊN NỘI TRÚ - TRƯỜNG
ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
Chuyên ngành: Tâm lí học trường học
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Lê Minh Nguyệt
Hà Nội, 2020
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu “Nhận thức về an toàn thực phẩmcủa sinh viên nội trú trường Đại học Sư phạm Hà Nội”, em đã nhận được nhiều sựgiúp đỡ, tạo điều kiện của Ban chủ nhiệm khoa Tâm lý - Giáo dục; các thầy cô trongkhoa Tâm lý - Giáo dục; Ban quản lí kí túc xá trường Đại học Sư phạm Hà Nội cùngcác sinh viên khoa Tâm lí- Giáo dục và các bạn sinh viên nội trú trường Đại học Sưphạm Hà Nội
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS TS Lê Minh Nguyệt, người đã tận tìnhchu đáo hướng dẫn em thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học này Xin chân thành cảm
ơn các thầy cô trong tổ Tâm lý học lứa tuổi, các thầy cô đã đưa ra những ý kiến chuyênmôn quý báu cho đề tài của em
Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu, Ban quản lí kí túc xá trường, cácanh chị quản lí các tòa nhà và các sinh viên nội trú đã hết sức tạo điều kiện và hỗ trợ
em hoàn thành giai đoạn nghiên cứu thực tiễn
Em xin cảm ơn các bạn sinh viên trong khoa Tâm lí - Giáo dục đã luôn ủng hộ,giúp đỡ và động viên em trong suốt quá trình nghiên cứu
Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh nhất Song
do buổi đầu mới làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, do hạn chế về thời gian
và năng lực bản thân nên chắc chắn đề tài nghiên cứu không tránh khỏi thiếu sót Vớitinh thần cầu thị, em rất mong nhận được sự chia sẻ, góp ý của quý thầy cô và các bạn
để đề tài được hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 15 tháng 06 năm 2020
Sinh viên
Trang 4MỤC LỤ
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 3
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3
4 Giới hạn phạm vi nghiên cứu 3
5 Giả thuyết khoa học 4
6 Nhiệm vụ nghiên cứu 4
7 Phương pháp nghiên cứu 4
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN NHẬN THỰC VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM CỦA SINH VIÊN 6
1.1 Tổng quan nghiên cứu về vấn đề 6
1.1.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài 6
1.1.2 Các nghiên cứu ở trong nước 9
1.2 Lý luận về nhận thức 13
1.2.1.Khái niệm về nhận thức 13
1.2.2.Bản chất của nhận thức 15
1.2.3.Cấu trúc của nhận thức 16
1.2.4.Mức độ của nhận thức 17
1.2.5.Vai trò của nhận thức 20
1.3 Lý luận về an toàn thực phẩm 21
1.3.1 Khái niệm về an toàn thực phẩm 21
1.3.2 Điều kiện về an toàn thực phẩm 22
1.3.3 Tiêu chí về an toàn thực phẩm 30
1.4 Lý luận về nhận thức của sinh viên về an toàn thực phẩm 33
1.4.1 Đặc điểm tâm lý của sinh viên 33
1.4.1 Khái niệm về nhận thức của sinh viên nội trú về an toàn thực phẩm 38 1.4.2 Biểu hiện về nhận thức của sinh viên nội trú về an toàn thực phẩm 39
Trang 51.4.3 Mức độ nhận thức của sinh viên về an toàn thực phực phẩm 41
1.5.Các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức về an toàn thực phẩm của sinh viên nội trú 42
1.5.1.Yếu tố khách quan 42
1.5.2.Yếu tố chủ quan 45
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 51
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NHẬN THỨC VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM CỦA SINH VIÊN NỘI TRÚ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 52
2.1 Vài nét về địa bàn và khách thể nghiên cứu 52
2.1.1 Về địa bàn nghiên cứu 52
2.1.2 Khách thể nghiên cứu 52
2.2 Tổ chức và phương pháp nghiên cứu 53
2.2.1 Tổ chức nghiên cứu 53
2.2.2 Phương pháp nghiên cứu 54
2.3 Thực trạng nhận thức về an toàn thực phẩm của sinh viên nội trú trường Đại học Sư phạm Hà Nội 56
2.3.1 Đánh giá chungnhận thức về an toàn thực phẩm của sinh viên nội trú trường Đại học Sư phạm Hà Nội 56
2.3.2 Biểu hiện nhận thứcvề an toàn thực phẩm của sinh viên nội trú trường Đại học Sư phạm Hà Nội 58
2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức về an toàn thực phẩm của sinh viên nội trú trường Đại học Sư phạm Hà Nội 69
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO 77
PHỤ LỤC 81
Trang 6DANH MỤC BIỂU BẢNG
Bảng 2.1 Thống kê số lượng sinh viên tham gia khảo sát theo giới tính 52
Bảng 2.2 Thống kê số lượng sinh viên tham gia khảo sát theo khoa
(ngành đang học) 52
Bảng 2.3 Thống kê số lượng sinh viên tham gia khảo sát theo số năm học tại trường 53
Bảng 2.4.Đánh giá chung của sinh viên nội trú trường Đại học Sư phạm Hà Nội về nhận thức an toàn thực phẩm 57
Bảng 2.5.Nhận thức về khái niệm an toàn thực phẩm 58
Bảng 2.6 Nhận thức về sản xuất và chế biến thực phẩm 61
Bảng 2.7 Nhận thực về bảo quản / phân phối / vận chuyển thực phẩm 63
Bảng 2.8 Các yếu tố ảnh hưởng đế nnhận thức về an toàn thực phẩm của
sinh viên nội trú trường Đại học Sư phạm Hà Nội 70
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Thực phẩm là nguồn cung cấp dinh dưỡng không thể thiếu trong cuộc sống củacon người, là nguồn sống thiết yếu, mỗi bữa ăn hằng ngày đều trở thành một phầnquan trọng đối với sức khoẻ mỗi chúng ta Sử dụng các thực phẩm không đảm bảo vệsinh trước mắt có thể bị ngộ độc cấp tính với các triệu chứng ồ ạt, dễ nhận thấy, nhưngvấn đề nguy hiểm hơn nữa là sự tích lũy dần các chất độc hại ở một số cơ quan trong
cơ thể sau một thời gian mới phát bệnh hoặc có thể gây các dị tật, dị dạng cho thế hệmai sau
Theo tổ chức y tế thế giới thì lương thực, thực phẩm chính là nguyên nhân đã gây
ra khoảng 50% các trường hợp tử vong đối với con người trên thế giới hiện nay Theo
số liệu từ tổng cục thống kê Việt Nam 2014 tính trung 11 tháng năm 2013 cả nước có
127 vụ ngộ độc thực phẩm, 14,4 nghìn người bị ngộ độc, trong đó có 20 trường hợp tửvong Từ năm 2013, những năm qua bằng việc tuyên truyền giáo dục, tỷ lệ người hiểuđúng về an toàn thực phẩm đã tăng lên, việc đảm bảo an toàn thực phẩm cũng đượcchú tâm nhiều hơn và giảm đáng kể số người bị ngộ độc thực phẩm Theo số liệuthống kê từ tổng cục thống kê Việt Nam về ngộ độc thực phẩm, tính chung cả năm
2018, trên địa bàn cả nước xảy ra 84 vụ ngộ độc thực phẩm, làm 3.174 người bị ngộđộc, trong đó 11 người tử vong.Có thể thấy qua số liệu trên vấn đề an toàn thực phẩm
sẽ hạn chế được tỷ lệ lớn việc mắc phải các bệnh nguy hiểm An toàn thực phẩm gópphần giảm tỷ lệ mắc bệnh, duy trì và phát triển nòi giống, tăng cường sức lao động,học tập, thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, văn hóa xã hội và thể hiện nếp sống vănminh Chính vì những lợi ích mang lại từ an toàn thực phẩm mà an toàn thực phẩm cóvai trò ngày càng quan trọng đối với cuộc sống của con người Hơn ai hết chúng ta
Trang 8hiểu rằng có sức khỏe an toàn mới có thể làm được mọi điều mong muốn khác Bảođảm chất lượng an toàn thực phẩm giữ vị trí quan trọng trong sự nghiệp bảo vệ sứckhỏe nhân dân nói chung và sinh viên nói riêng.
Nhận thức đúng về an toàn thực phẩm có một vai trò rất quan trọng trong quátrình con người nhận biết các thực phẩm bẩn sạch, hiện tượng trong hoạt động thựctiễn của cá nhân về nhận biết an toàn thực phẩm Nhận thức có vai trò quan trọng trongviệc định hướng, điều chỉnh hoạt động của con người trong môi trường và là điều kiện
để xây dựng nên nhận thức và toàn bộ đời sống tâm lý của con người
Như vậy, hoạt động nhận thức mang lại hiểu biết cần thiết về an toàn thực phẩm.Nhận thức quyết định đến thái độ và hành vi của cá nhân đó trong hoạt động và trongquan hệ của cá nhân đó với an toàn thực phẩm Nhận thức có tác động tới hành độngcủa con người theo các hướng sau: Nếu cá nhân nhận thức đúng sẽ dẫn đến các hoạtđộng đúng, thái độ đúng về an toàn thực phẩm; Nếu cá nhân nhận thức sai dẫn đến tớicác hành động và thái độ sai về an toàn thực phẩm; Cá nhân nhận thức đúng nhưngthái độ và hành động sai về an toàn thực phẩm
Đối với nhận thức của sinh viên, mặc dù cho đến nay đã có khá nhiều tiến bộ vềkhoa học kỹ thuật trong công tác bảo vệ và an toàn thực phẩm, cũng như biện pháp vềquản lý giáo dục như ban hành luật, điều lệ và thanh tra giám sát an toàn thực phẩm,nhưng các bệnh do kém chất lượng về an toàn thực phẩm và thức ăn ở Việt Nam vẫnchiếm tỷ lệ khá cao Bởi vậy, vấn đề an toàn thực phẩm là vấn đề cấp thiết hiện nay
Mà một trong số đó là việc nhận thức đúng về an toàn thực phẩm ở người tiêu dùng,nhất là sinh viên để có lựa chọn, hành vi, thái độ đúng đắn về an toàn thực phẩm.Thực tế, sinh viên nội trú có cuộc sống xa nhà mới đầu khá vất vả và khókhăn Sống xa nhà, đa số sinh viên theo học đại học, cao đẳng ở các thành phố lớn phảixoay xở hàng tháng với số tiền khoảng 1,5 – 2 triệu đồng, trong đó chủ yếu do gia đìnhchu cấp Cuộc sống tự do, tự lập không hề dễ dàng Sinh viên phải tự túc làm mọi thứ
từ việc đi chợ, nấu ăn, giặt giũ, dọn dẹp phòng, thậm chí là thức dậy ăn gì vào mỗibuổi sáng để đi học Điều “quá sức” nhất là vấn đề ăn uống, nhận thức đúng về an toànthực phẩm và học cách chi tiêu sao hợp lý Sinh viên phải tự quyết định mình sử dụngsản phẩm như thế nào, mức độ dinh dưỡng ra sao, chất lượng sản phẩm, giá cả và việcđảm bảo an toàn thực phẩm
Trang 9Vấn đề an toàn thực phẩm đối sinh viên nội trú nói chung và của trường Đại học
Sư phạm Hà Nội nói riêng đang được các sinh viên nội trú và nhà trường quan tâm rấtnhiều.Vấn đề an toàn thực phẩm ở kí túc xá tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội nóiriêng đã và đang tạo ra nhiều mối lo lắng cho sinh viên Vậy nên để có một sức khỏetốt để học tập và có lựa chọn đúng về những mặt hàng thực phẩm chất lượng, đảm bảo
an toàn thực phẩm thì việc nhận thức của sinh viên về an toàn thực phẩm là rất quantrọng, nhất là đối với sinh viên nội trú trường Đại học Sư phạm Hà Nội Vậy nên, đểgiúp nâng cao nhận thức về an toàn thực phẩm từ thực trạng nêu trên, tôi đã tiến hành
nghiên cứu đề tài: “ Nhận thức về an toàn thực phẩm của sinh viên nội trú - trường Đại học Sư phạm Hà Nội”
2 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, khảo sát thực trạng nhận thức của sinh viên nộitrú trường Đại học Sư phạm Hà Nội về an toàn thực phẩm Từ đó đề xuất biện phápnhằm nâng cao nhận thức về an toàn thực phẩm cho sinh viên, giúp sinh viên biết lựachọn, sử dụng thực phẩm trong sinh hoạt một cách hiệu quả
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Biểu hiện và mức độ nhận thức về an toàn thực phẩm của sinh viên
3.2 Khách thể nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành trên 150 sinh viên nội trú sinh hoạt tại kí túc xá củatrường Đại học Sư phạm Hà Nội (sinh viên năm nhất, hai, ba và năm tư)
4 Giới hạn phạm vi nghiên cứu
4.1 Giới hạn về nội dung nghiên cứu
Trang 104.2 Giới hạn về khách thể khảo sát
- 150 sinh viên các khoa trong trường Đại học Sư phạm Hà Nội đang sống trong
kí túc xá của trường Đại học Sư phạm Hà Nội
- Sinh viên trực tiếp lựa chọn và chế biến thực phẩm đang sống trong kí túc xácủa trường Đại học Sư phạm Hà Nội
5 Giả thuyết khoa học
Hiện nay, đa số sinh viên nội trú của trường Đại học Sư phạm Hà Nội nhận thức
về an toàn thực phẩm ở mức độ trung bình được biểu hiện thông qua nhận thức về cáckhái niệm về an toàn thực phẩm, tầm quan trọng của an toàn thực phẩm đến sức khỏecon người, nhận thức về sản xuất, chế biến, bảo quản, phân phối và vận chuyển thựcphẩm Có các yếu tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến thực trạng này, trong đóyếu tố chủ quan ảnh hưởng lớn hơn Có thể đề xuất biện pháp nâng cao nhận thức về
an toàn thực phẩm cho sinh viên nội trú của trường Đại học Sư phạm Hà Nội
6 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu hệ thống lý luận liên quan đến đề tài: nhận thức, an toàn thực phẩm,nhận thức về an toàn thực phẩm của sinh viên nội trú
- Khảo sát nhận thức về an toàn thực phẩm của sinh viên nội trú trường Đại học
Sư phạm Hà Nội và các yếu tố ảnh hưởng tới thực trạng này
- Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao nhận thức về an toàn thực phẩm củasinh viên nội trú trường Đại học Sư phạm Hà Nội
7 Phương pháp nghiên cứu
7.1 Phương pháp nghiên cứu lí luận
Tiến hành phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa một số nghiên cứu trong và ngoàinước về nhận thức của con người về an toàn thực phẩm, từ đó xây dựng cơ sở lý luậncho đề tài
7.2 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Xây dựng bộ câu hỏi cho sinh viên nội trú trường Đại học Sư phạm Hà Nội vềnhận thức về khái niệm an toàn thực phẩm, tầm quan trọng của an toàn thực phẩm,nhận thức về cách sản xuất, chế biến, bảo quản, phân phối và vận chuyển thực phẩm,các nguyên nhân ảnh hưởng đến quá trình nhận thức về an toàn thực phẩm của sinhviên nhằm tìm hiểu nhận thức về an toàn thực phẩm của sinh viên nội trú trường Đạihọc Sư phạm Hà Nội
Trang 117.3 Phương pháp phỏng vấn sâu
Tiến hành phỏng vấn một số sinh viên nhằm tìm hiểu sâu hơn nhận thức của sinhviên về an toàn thực phẩm và thu thập thông tin giúp ta hiểu rõ câu trả lời của họ trongphiếu hỏi
7.4 Phương pháp xử lý số liệu bằng phương pháp thống kê toán học
Sử dụng phương pháp này để xử lý kết quả thu được từ phiếu bảng hỏi Từ đóđưa ra những số liệu cụ thể và biểu hiện, mức độ nhận thức về an toàn thực phẩm củasinh viên nội trú trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Các số liệu được xử lý bằng các thống kê toán học của phần mềm SPSS 22.0
Trang 12CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN NHẬN THỰC VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM
CỦA SINH VIÊN
1.1 Tổng quan nghiên cứu về vấn đề
Vấn đề về an toàn thực phẩm đang là một vấn đề hết sức cấp thiết, có tính thời sựcao, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay Vấn đề mất an toàn thực phẩm không chỉdiễn ra ở các nước đang phát triển, kém phát triển mà còn ở cả những nước phát triển,
có trình độ khoa học tiên tiến Tình trạng mất an toàn thực phẩm hiện nay “rất nghiêmtrọng” và thực phẩm an toàn là một điều vô cùng quan trọng với mỗi con người Antoàn thực phẩm không chỉ ảnh hưởng trực tiếp, thường xuyên đến sức khỏe mà cònliên quan chặt chẽ đến năng suất lao động, hiệu quả phát triển kinh tế, thương mại,dịch vụ và an sinh xã hội Rõ ràng vấn đề an toàn thực phẩm ngày càng cần được nhìnnhận là một vấn đề quan trọng cấp bách Vì vậy nước ta cũng như quốc tế trong nhữngnăm qua vấn đề an toàn thực phẩm cũng đã thu hút sự quan tâm của nhiều chuyên gia,nhà nghiên cứu trên nhiều góc độ khác nhau về an toàn thực phẩm
Thực phẩm an toàn đóng góp to lớn đối với việc cải thiện sức khoẻ con người
và chất lượng cuộc sống cũng như về lâu dài, đối với phát triển giống nòi Trongthời gian qua, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong công tác bảo đảm an toàn thựcphẩm Tuy nhiên, nếu nhìn về tổng thể, công tác bảo đảm an toàn thực phẩm vẫn làvấn đề thách thức to lớn ở nước ta Ngộ độc thực phẩm và các mối nguy đe dọa mất
an toàn thực phẩm tiếp tục là những vấn đề quan tâm hàng đầu đối với sức khỏecộng đồng, an sinh xã hội và tăng trưởng kinh tế Có một thực tế tồn tại nhiều nămqua khi thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm là số cơ sở tái phạm sau khi bị xử phạtlên tới 100% Điều đó đã minh chứng cho ý thức chưa tốt của người sản xuất, đẩymọi nỗ lực của cộng đồng về con số không Vấn đề đặt ra là muốn kiểm soát vệsinh an toàn thực phẩm, nhất thiết phải siết chặt quản lý trên mọi mặt, đồng thời có
sự liên kết, hỗ trợ giữa các mặt, các lực lượng với nhau Các giải pháp giải quyếtvấn đề này đang được đặt ra rất cấp bách Trên tình hình này, tôi xin chọn đề tàinghiên cứu về thực trạng an toàn thực phẩm ở nước ta hiện nay
1.1.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài
Trang 13Qua tìm hiểu cho thấy thời gian qua đã có nhiều công trình nghiên cứu của cáctác giả nước ngoài về vấn đề an toàn thực phẩm Tuy nhiên tôi chỉ xin trình bày một sốcông trình nghiên cứu trong phạm vi những nguồn tài liệu mà tôi tiếp cận được Các đềtài nghiên cứu mà em tiếp cận đa phần nghiêm cứu về sự ảnh hưởng của nhân tố xã hộiđến kiến thức, thái độ, thực hành về an toàn thực phẩm; Nghiên cứu nhận thức và thựchành an toàn thực phẩm ở người tiêu dùng; Nghiên cứu những yếu tố tác động đếnkiến thức thực hành về an toàn thực phẩm của người dân; Các vấn đê về ý thức sứckhỏe và mối quan tâm của người tiêu dùng về an toàn thực phẩm, các quy định, kiểmtra quy định khiếu nại về an toàn thực phẩm… Các nghiên cứu ngoài nước về an toànthực phẩm đa phần quan tâm đến sự ý thức và thái độ, hành động của người tiêu dùng
là chính, đồng thời cũng có một số nghiên cứu về các quy định, kiểm tra, lợi ích của
ở 430 người chế biến thực phẩm sinh sống ở Kota Bharu Kết quả nghiên cứu chothấy tỷ lệ người chế biến thực phẩm chưa tham gia lớp tập huấn về an toàn thựcphẩm chiếm 27,2% và 61,9% có khám sức khỏe định kỳ, gần một nửa 48,4% chưa
có kiến thức tốt và có sự khác biệt không đáng kể về thái độ và thực hành giữanhững người tham gia và không tham gia tập huấn nghiên cứu này cũng chỉ rachúng ta cần phải có những can thiệp cộng đồng cho người chế biến thực phẩmnhằm cải thiện kiến thức, thái độ thực hành về các bệnh lây truyền qua thực phẩm
và an toàn thực phẩm Hơn nữa quá trình này sẽ giúp làm giảm sự lan truyền cácbệnh tật trên thế giới, đặc biệt là các bệnh hiểm nghèo.[36]
Trong đề tài: “Nghiên cứu nhận thức và thực hành an toàn thực phẩm trong các
hộ gia đình ở Trinidad” (2005) tác giả Deryck Damian Pattron đã tiến hành tìm hiểu
350 hộ gia đình sống tại Trinidad thuộc phía đông Ấn Độ nhằm đánh giá nhận thứcđúng về thực hành an toàn thực phẩm Cuộc khảo sát cho thấy 95% hộ gia đình chưabiết cách chế biến, vận chuyển, tồn trữ và bảo quản thực phẩm an toàn Nghiên cứu có
Trang 14cho thấy có 98% hộ không rửa tay trước khi chế biến thực phẩm và trước khi ăn Chỉ
có 45% chìa bếp nấu ăn được vệ sinh sạch sẽ các loại dụng cụ chế biến như: thớt, dao,kéo,… kết quả nghiên cứu cho thấy việc thực hiện an toàn thực phẩm của các hộ giađình chưa đạt theo các tiêu chuẩn cơ bản để đảm bảo an toàn thực phẩm, an toàn sứckhỏe cho con người Vì vậy để đảm bảo sức khỏe gia đình, hạn chế ngộ độc thực phẩm
và nâng cao nhận thức an toàn thực phẩm cho người dân thì việc mở các lớp học giáodục cộng đồng là rất cần thiết [35]
Nghiên cứu:“Phân tích những yếu tố tác động đến kiến thức thực hành về an toàn thực phẩm ở khu đô thị thành phố Varanasi” (2010) của Suchi Rai Bhatt với cộng
sự đã tiến hành khảo sát trên 300 người nội trợ với bảng câu hỏi thiết kế sẵn về thóiquen mua hàng và nhận thức của họ trong việc thực hiện an toàn thực phẩm, kết quảcho thấy thói quen mua thực phẩm và thực hành an toàn thực phẩm của những ngườinội trợ tại khu phố này không liên quan đến độ tuổi Kết quả cũng cho thấy không có
sự khác biệt đáng kể về học vấn của hai giới tính trong việc kiểm tra khi nhập hàng.Tuổi và kiến thức không có mối liên quan với nhau nhưng học vấn lại có mối liên quanliên hệ về việc thực hành tốt điều này có thể do nhiều nguyên tố: thu nhập, nhận thức
và hiểu biết kém về sức khỏe con người Vì vậy, hiện nay có nhiều tổ chức và hoạtđộng chính phủ đang cố gắng tuyên truyền dưới nhiều hình thức như tivi, radio, cáctrang web trên điện thoại thông minh,… nhằm nâng cao nhận thức của người dânnhưng cho đến nay có nhiều người vẫn chưa có thói quen tốt trong việc mua thựcphẩm thực hành an toàn và chọn nguồn nước sạch [26]
Ngoài ra còn một số đề tài khác:
Đề tài: “Đánh giá an toàn thực phẩm trong canh tác hữu cơ” của nhóm tác giả
Birgitte Hansen, Hugo Fjelsted Alroe, Erik Steen Kristensen và Mette Wier của Trungtâm nghiên cứu về nông nghiệp hữu cơ (DARCOF), Viện nghiên cứu chính quyền địaphương, tháng 1 năm 2002 có nghiên cứu về mối quan tâm của công chúng về an toànthực phẩm ở Châu Âu đã tăng lên, để đối phó với vụ bê bối về an toàn thực phẩm, mất
an toàn thực phẩm v.v Những cân nhắc về sức khỏe và việc đảm bảo an toàn thựcphẩm là một trong những khuyến khích quan trọng nhất để giúp cho cá nhân côngchúng mua thực phẩm hữu cơ đảm bảo và đã giúp thúc đẩy tăng trưởng nhanh chóngtrong lĩnh vực hữu cơ.[29]
Trang 15Luận văn thạc sĩ năm 2015 của tác giả Pia Wellerp, đề tài:“Ảnh hưởng của ý thức về sức khỏe và mối quan tâm về an toàn thực phẩm đối với thái độ của người tiêu dùng về thực phẩm hữu cơ” từ nghiên cứu của tác giả tại Đức và Vương quốc Anh.
Luận án này phân tích vai trò cụ thể của hai yếu tố ý thức sức khỏe và an toàn thựcphẩm đối với thái độ của người tiêu dùng và ý định mua hàng của họ liên quan đếnthực phẩm hữu cơ Mục đích của nghiên cứu là chứng minh ý thức về sức khỏe và antoàn thực phẩm ảnh hưởng đến thái độ của người tiêu dùng và ý định mua hàng đối vớicác sản phẩm hữu cơ như thế nào [45]
Đề tài: “Hoạt động hiện nay về an toàn thực phẩm: Kiểm tra và kiểm tra quy định khiếu nại” tác giả Thea Meijer - Nhóm luật và quản trị, Đại học & Nghiên cứu
Wageningen vào tháng 2 năm 2019 có nghiêm cứu về luật hiện đại hóa an toàn thựcphẩm: Đánh giá các quy định kiểm tra và tuân thủ, có quy định về kiểm tra và tuân thủ
an toàn thực phẩm Pháp luật cải thiện luật an toàn thực phẩm tại Hoa Kỳ [31]
Đề tài: “Các yếu tố chất lượng thực phẩm và thái độ ảnh hưởng đến nhận thức của khách du lịch trong nước về an toàn thực phẩm đường phố” tác giả
Suphaphon.W& Agmapisarn, trường đại học Iowa State Nghiên cứu trường hợp tại
đường KhaoSan, Bangkok Tạp chí Quản lý WMS , tuần 8 (trang10-23) Mục tiêu của
nghiên cứu này là nghiên cứu mức độ chất lượng thực phẩm, thái độ và nhận thức đốivới an toàn thực phẩm của khách du lịch nội địa về thức ăn đường phố ở Khao San Đểxem xét ảnh hưởng của chất lượng thực phẩm và thái độ đối với an toàn thực phẩm cóảnh hưởng đến nhận thức về an toàn thực phẩm của khách du lịch nội địa và kháchnước ngoài; cung cấp hướng dẫn về cách tăng cường nhận thức về an toàn và chiếnlược thực hiện dịch vụ ăn uống đường phố ở đường Khao San [33]
1.1.2 Các nghiên cứu ở trong nước
Ở nước ta trong những năm qua vấn đề an toàn thực phẩm cũng đã thu hút sựquan tâm của nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu trên nhiều góc độ khác nhau Có thể
kể đến một số công trình nghiên cứu tiêu biểu như:
Trong nghiên cứu “Kiến thức thực hành về vệ sinh an toàn thực phẩm của người nội trợ chính trong gia đình ở phường Thanh Lương, quận Hai Bà Trưng - Hà Nội (2006)” tác giả Cao Thị Hoa và cộng sự đã tiến hành khảo sát 132 người/132 hộ gia
đình ở phường Thanh Lương quận Hai Bà Trưng - Hà Nội Kết quả cho thấy mức độ
Trang 16thực hành an toàn thực phẩm của người nội trợ chưa đi đôi với phần kiến thức đã đạtmức độ kiến thức tốt là 76,5% trong khi đó thực hành đạt yêu cầu chỉ có 65,1% Những vấn đề thiếu sót và không chú ý trong việc thực hành lựa chọn chế biến, bảoquản thực phẩm của người nội trợ là 26,5% không thường xuyên mua thực phẩm tạinơi có địa chỉ tin cậy, 25% không thường xuyên rửa tay trước khi chế biến thực phẩm
và 29,5% không thường xuyên che đậy thức ăn sau khi nấu chín 12,2% thông thườngxuyên sử dụng hay thuốc riêng biệt để chế biến Từ đó nghiên cứu đưa ra một số kiếnnghị, trong đó đặc biệt chú ý đến việc xây dựng các chiến lược tuyên truyền, truyềnthông nhằm nâng cao kiến thức và nhận thức, kiến thức thực hành đúng về an toànthực phẩm trong cộng đồng nói chung và những người nội trợ nói riêng [13]
Với đề tài “Kiến thức, thái độ thực hành về vệ sinh an toàn thực phẩm của người bán và người mua thức ăn đường phố ở thị xã Bến Tre tỉnh Bến Tre” năm 2007 Hai
tác giả Lý Thành Minh và Cao Thanh Diễn Thúy đã tiến hành nghiên cứu trên 266người bán người tiêu dùng thức ăn đường phố Kết quả cho thấy tình hình an toàn thựcphẩm của các cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố chưa được kiểm soát tốt có nhiềungười bán thức ăn đường phố chưa được khám sức khỏe định kỳ và tập huấn kiến thức
về an toàn thực phẩm, tình hình nhận thức an toàn thực phẩm chưa được cao Ý thức
vệ sinh cá nhân của người bán thấp, người tiêu dùng thức ăn đường phố thị xã Bến Tre
có kiến thức khá tốt về vệ sinh an toàn thực phẩm tuy vậy vẫn còn 96,2% sử dụng thức
ăn đường phố không rõ nguồn gốc Tác giả đã đưa ra kiến nghị cần tăng cường côngtác quản lý và phân cấp hành chính nhất là từ xã để thúc đẩy người bán thức ăn đườngphố đi khám sức khỏe định kỳ, học tập kiến thức an toàn thực phẩm từ đó để họ có ýthức an toàn thực phẩm, cơ sở tốt hơn, tăng cường công tác truyền thông giáo dục đểnâng cao nhận thức của cả cộng đồng Người tiêu dùng cương quyết không sử dụngnhững thức ăn đường phố kém vệ sinh góp phần thúc đẩy người bán ý thức an toànthực phẩm tốt hơn.[3] Các đề tài nghiên cứu khác:
Đề tài:“Sự quản lý của nhà nước đối với vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm tại thành phố Hồ Chí Minh” Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh (2009) của
các tác giả: Trần Hưng Đạo; Lê Văn Hiệp; Trần Tuấn Lộc; Lê Đình đã nghiên cứu vềthực phẩm là nhu cầu thiết yếu của mỗi người, cho nên vấn đề sản xuất, chế biến kinhdoanh và tiêu dùng thực phẩm an toàn luôn là vấn đề mang tính thời sự Trong giai
Trang 17đoạn hiện nay, vấn đề thực phẩm không an toàn gây tác hại cho con người đang là nỗibức xúc của toàn xã hội nói chung và trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh nói riêng.Trong đó, công tác đảm bảo an toàn thực phẩm là một vấn đề hết sức cấp bách Vậynên, đề tài trên đã cho thấy ảnh hưởng của việc quản lí nhà nước đối với vấn đề antoàn thực phẩm [6]
Đề tài: “Thể chế quản lí nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với hàng nông sản ở Việt Nam” tác giả Đào Thế Anh, bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn năm 2010.
Đề tài đánh giá thực trạng an toàn thực phẩm đối với nông sản về vấn đề đặt ra đối vớiviệc quản lý vệ sinh an toàn đối với hàng nông sản ở Việt Nam trên cơ sở đó có các đềxuất giải pháp nhằm hoàn thiện về các quy định đối với hàng nông sản [1]
Chuyên đề:“Tình hình và xu hướng ngộ độc thực phẩm tại Việt Nam giai đoạn 2000-2010” tác giả Lâm Quốc Hùng, Cục an toàn thực phẩm bộ Y tế năm 2011.
Chuyên đề đã thống kê, phân tích những đặc điểm tiêu biểu của bộ luật Việt Nam năm
2010 trên cơ sở đó đưa ra dự đoán về xu hướng và đề xuất những biện pháp giảm thiểu
ở Việt Nam trong những năm tiếp theo đặc biệt là về vấn đề an toàn thực phẩm và vấn
đề quản lí nhà nước về an toàn thực phẩm [16]
Luận văn thạc sĩ: “Quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm ở Việt Nam hiện nay”
tác giả Vũ Đăng Khoa, Học viện Hành chính Quốc Gia năm 2011 Luận văn đã hệthống hóa kiến thức liên quan tới việc quản lí nhà nước về an toàn thực phẩm Chỉ rachủ thể, khách thể, nội dung các hoạt động quán lí về an toàn thực phẩm; đánh giáthực trạng về quản lý của Việt Nam, đề xuất các giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiệnluật nhà nước về an toàn thực phẩm ở Việt Nam Làm sáng tỏ lý luận thực tiễn đối vớinhận thức của sinh viên về an toàn thực phẩm [18]
Đề tài“An toàn thực phẩm ở thành phố Hồ Chí Minh” khoa Kinh tế thương mại ngành tài chính - ngân hàng lớp TC111 trong đề án“con người và môi trường” năm
2012 của các thành viên: Lê Minh Huân; Nguyễn Thị Mỹ Hằng; Trần Phan HữuChánh; Nguyễn Thắng Tú đã nghiên cứu vấn đề: “an toàn thực phẩm” tại Thành phố
Hồ Chí Minh là một trong hai thành phố lớn nhất nước, vấn đề “an toàn thực phẩm”cũng là mối quan tâm hàng đầu của các cơ quan chức năng và người tiêu dùng Để tàinày nhằm chỉ ra những hiện trạng về an toàn thực phẩm ở Thành phố Hồ Chí Minh,cũng như tìm ra những nguyên nhân và giải pháp cho vấn đề này Qua đề tài này, biết
Trang 18được nguyên nhân gây mất an toàn thực phẩm không chỉ do người buôn bán, sản xuất
mà nó còn do ý thức kém của người tiêu dùng, cùng với sự quản lý lỏng lẻo của các cơquan chức năng [15]
Tài liệu chuyên khảo: “Truyền thông về an toàn thực phẩm tại cộng đồng”
chủ biên Lê Văn Bảo; Hoàng Hải, Học viện Quân y, Hà Nội Năm 2013 Tài liệu
đã đề cập tới những nội dung như: quan điểm, chiến lược về an toàn thực phẩmcủa Đảng và Nhà nước Việt Nam, tầm quan trọng của công tác truyền thông antoàn thực phẩm tại cộng đồng [2]
Luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế: “Quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh” tác giả Trần Thị Cúc, Học viện Nông nghiệp Việt
Nam năm 2014 Luận văn đã đưa ra cơ sở lý luận về việc quản lí nhà nước về việckinh doanh sản phẩm, phân tích thực trạng, đưa ra những điểm hạn chế tồn tại đối vớiviệc quản lý về an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh Trên cơ sở đó để đềxuất các giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện về những quy định của nhà nước về
an toàn thực phẩm tại Bắc Ninh [5]
Trong đề tài: “Đánh giá về nhận thức của sinh viên trường Đại học nông lâm Thái Nguyên với vấn đề an toàn thực phẩm” năm 2014 của Hoàng Thanh Huy -
chuyên ngành khoa học môi trường có chỉ ra rằng: Một số vấn đề liên quan đến quản
lý an toàn thực phẩm, sự khác biệt giữa các kết quả phân tích kiểm tra, chất lượng sảnphẩm đã gây ra không ít khó khăn cho người sản xuất và qua đó cũng đã tạo nên lolắng cho người tiêu dùng Sinh viên là lực lượng tiêu thụ các sản phẩm của ngànhtrồng trọt và chăn nuôi cùng với các loại thức ăn đã được chế biến sẵn là rất lớn nên họrất lo lắng cho sức khỏe của mình Nếu không có được một sức khỏe tốt thì sẽ làm ảnhhưởng tới tất cả các vấn đề khác, đặc biệt là vấn đề học tập và rèn luyện sẽ bị ảnhhưởng rất lớn Xuất phát từ lý do đó mà tác giả đã tiến hành nghiên cứu nhằm đánh giáđược nhận thức của sinh viên trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên với vấn đề antoàn thực phẩm Đánh giá, phân tích, tổng hợp các hành vi, nhận thức của sinh viêntrường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên về an toàn thực phẩm, và có biện pháp tuyêntruyền để nâng cao nhận thức.[17]
Tóm lại: Đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề an toàn thực phẩm nhưngchỉ nghiên cứu ở các góc độ: Nghiên cứu các nhân tố xã hội - kiến thức ảnh hưởng đến
Trang 19an toàn thực phẩm;nhận thức và thực hành về an toàn thực phẩm của người tiêu, cácyếu tố ảnh hưởng đến thực hành về an toàn thực phẩm, đánh giá an toàn thực phẩmcanh tác hữu cơ, ảnh hưởng của ý thức về sức khỏe và an toàn thực phẩm, các yếu tốchất lượng thực phẩm và thái độ ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm đường phố, kiếnthức và thái độ thực hành về an toàn thực phẩm, quản lí về an toàn thực phẩm;…Dovậy, chưa có một công trình nghiên cứu nào nghiên cứu một cách sâu sắc, toàn
diện“Nhận thức về an toàn thực phẩm của sinh viên nội trú - trường Đại học Sư phạm
Hà Nội” nên tôi nghiên cứu đề tài này.
Theo từ điển triết học:
Nhận thức là quá trình tái tạo lại hiện thực ở trong tư duy của con người, được quyết định bởi quy luật phát triển xã hội và gắn liền cũng như không thể tách rời khỏi thực tiễn, nó phải là mục đích của thực tiễn, phải hướng tới chân lí khách quan.
Theo Cuốn “Giải thích thuật ngữ Tâm lý – Giáo dục học”: “Nhận thức là toàn
bộ những quy trình mà nhờ đó những đầu vào cảm xúc được chuyển hoá, được mã hoá, được lưu giữ và sử dụng Hiểu nhận thức là một quy trình, nghĩa là nhờ có quy trình đó mà cảm xúc của con người không mất đi, nó được chuyển hoá vào đầu óc con người, được con người lưu giữ và mã hoá,…[24; tr.1]
Nhận thức theo góc độ là sự phản ảnh
Theo phản ánh của V.I.Lênin: Nhận thức là sự phản ánh thế giới khách quan vào
bộ óc con người Sự phản ánh này không phải đơn giản, thụ động mà là quá trình biệnchứng dựa trên hoạt động tích cực của chủ thể trong mối quan hệ với khách thể Tínhtích cực của chủ thể nhận thức thể hiện không chỉ ở sự tác động của chủ thể diễn xãhội mà còn ở sự phản ánh khách thể như là một quá trình sáng tạo trong đó chủ thểngày càng nắm bắt được quy luật, bản chất của khách thể [30]
Nhận thức là hoạt động
Các nhà tâm lí học theo quan điểm này cho rằng: hoạt động nhận thức bao gồmnhiều hoạt động chuyển các hoạt động vật chất bên ngoài thành những hoạt động tâm
Trang 20lí ở bên trong, qua đó con người nhận thức thế giới.
Có những quan điểm cho rằng: “Nhận thức là hoạt động tâm lý của con ngườihướng vào đối tượng để nhận biết về nó tồn tại dưới dạng tri thứ.” [4, tr.122]
Xuất phát từ các từ các tiếp cận hoạt động liên quan đến các hiện tượng tâm lýcủa các nhà tâm lý Xô Viết cũ, các nhà tâm lý học Việt Nam đã đưa ra các khái niệmnhận thức đa phần là tương đồng nhau Theo giáo sư Phạm Minh Hạc, giáo sư NguyễnQuang Uẩn, Hoàng Thị Thu Hiền: “Nhận thức là quá trình phản ánh hiện tượng xungquanh, hiện thực của bản thân mình, trên cơ sở đó con người tỏ rõ thái độ và hànhđộng đối với thế giới xung quanh và đối với bản thân mình.” [8], [11], [23]
Hoạt động nhận thức bao gồm nhiều quá trình phản ánh hiện thực khách quan ởnhững mức độ khác nhau: cảm giác, tri giác, tư duy, tưởng tượng… Những quá trìnhnày cho ta những sản phẩm khác nhau: hình ảnh, biểu tượng, khái niệm Có thể chiahoạt động nhận thức thành 2 giai đoạn lớn: nhận thức cảm tính (cảm giác và tri giác)
và nhận thức lý tính (tư duy và tưởng tượng) Trong hoạt động nhận thức của conngười, hai giai đoạn này quan hệ chặt chẽ và tác động lẫn nhau, bổ sung và chi phốicho nhau trong cùng một hoạt động nhận thức thống nhất của con người [14, tr 98]Theo từ điển tâm lý học tác giả Nguyễn Khắc Viện (chủ biên) đã nêu ra địnhnghĩa: “Nhận thức là một quá trình hoặc kết quả phản ánh và tái hiện hiện thực vàotrong tư duy, nhận biết và hiểu biết thế giới khách quan.”[24]
Nhận thức được xem như là một quá trình lĩnh hội
Các nhà tâm lý học theo hướng này cho rằng: Nhận thức là quá trình lĩnh hội,tiếp nhận thông tin, biến thành tri thức của cá nhân Theo quan điểm của K.K.Platônôp
- nhà tâm lý học Liên Xô nhận thức là quá trình thu thập những tri thức, nhận thứcchân thực trong thế giới khách quan trong quá trình hoạt động xã hội [19]
Nói đến nhận thức là nói đến tính tích cực của con người, nói đến khả năng phảnánh những thuộc tính của sự vật hiện tượng mối quan hệ của chúng trong hiện thựckhách quan thông qua hoạt động thực tiễn của con người con người sống trong nhữngđiều kiện tự nhiên và môi trường xã hội nhất định, đòi hỏi con người phải nhận thứcđược các quy luật của tự nhiên phải tạo xã hội phục vụ cho mục đích của con người
Theo tác giả Phạm Minh Hạc (1970): “Quá trình nhận thức giúp chúng ta phản ánh hiện thực khách quan tác động vào con người trong quá trình hoạt động
Trang 21của mình.Nhờ có nhận thức mà con người có những cảm xúc, tình cảm, đặt ra mục đích có những ý định và dựa vào đó mà có hành động Ngược lại, phải thông qua hành động mới biết được nhận thức là đúng hay sai Hành động đạt kết quả chứng
tỏ chúng ta phản ánh đúng, hành động không có kết quả chứng tỏ nhận thức sai Nói tóm lại, nhận thức để chỉ đạo hành động và kết quả của hành động làm sáng tỏ thêm nhận thức.”[9 tr 102 -103]
Trên cơ sở về các cách tiếp cận và quan niệm về nhận thức của các nhà tâm lýhọc tôi không nghiên cứu quá trình nhận thức, không nghiên cứu hoạt động của nhậnthức mà chỉ đi sâu vào nghiên cứu kết quả của nhận thức, biểu hiện của nhận thức ởgóc độ hiểu biết
Tóm lại trong đề tài này, tôi kế thừa khái niệm nhận thức: “Nhận thức là sự hiểu biết của con người về sự vật hiện tượng trong hiện thực khách quan ở các mức độ khác nhau nhận thức mang lại cho con người kiến thức và sự hiểu biết về sự vật hiện tượng, từ đó mà con người có những định hướng và điều kiện điều chỉnh thái độ và hành vi của họ tương ứng với sự nhận thức của họ về sự vật hiện tượng đó.”
1.2.2 Bản chất của nhận thức
Nhận thức mang bản chất hoạt động được hình thành trong hoạt động, pháttriển trong hoạt động và thể hiện thông qua hoạt động Ở con người quá trình nhậnthức được gắn với mục đích và động cơ nhất định nên nhận thức con người là mộthoạt động
Đặc trưng nổi bật nhất của hoạt động nhận thức là tri thức về hiện thực kháchquan Đó không chỉ là tri thức về các thuộc tính bên ngoài mà còn là tri thức về cácthuộc tính bên trong Không chỉ phản ánh hiện thực của bản thân ta, không thì phảnánh hiện tại mà còn phản ánh cả cái đã qua và cái sẽ tới của hiện thực khách quan.Hoạt động nhận thức là cơ sở của mọi hoạt động tâm lý con người
Nhận thức là hoạt động khám phá thế giới xung quanh của sự vật, hiện tượng.Nhận thức đúng làm cơ sở cho tình cảm, ý chí, quan điểm, lập trường tư tưởng và hànhđộng đúng
Hành động nhận thức thể hiện những mức độ nhận thức khác nhau và mang lạisản phẩm khác nhau về hiện thực khách quan
Nhận thức mang bản chất xã hội, lịch sử
Trang 22Hoạt động nhận thức bao giờ cũng phải dựa vào tri thức đã có, dựa vào kinhnghiệm của nhân loại đã tích lũy được, tức là dựa vào kết quả hoạt động nhận thức mà
xã hội loài người đã đạt được trình độ phát triển lịch sử lúc đó
Nhận thức phải sử dụng các ngôn ngữ khác nhau do các thế hệ trước sáng tạo ravới tư cách là phương tiện biểu đạt khái quát và gìn giữ kết quả hoạt động nhận thứcloài người
Quá trình nhận thức được thúc đẩy bởi nhu cầu xã hội, ý nghĩa của người đượchướng vào giải quyết các vấn đề bức xúc do xã hội đặt ra
Nhận thức của con người mang tính chất lịch sử bởi bề rộng của sự khái quátchiều sâu của việc khái của việc phát hiện ra bản chất của sự vật hiện tượng được quyđịnh không chỉ bởi khả năng của cá nhân, mà còn bởi kết quả của hoạt động nhận thức
mà loài người đã đạt được vào kho tàng tri thức nhân loại
Cảm giác là quá trình tâm lý phản ánh thuộc tính riêng lẻ của sự vật hiện tượngkhi chúng đang tác động trực tiếp và các giác quan của ta
Tri giác là quá trình tâm lý phản ánh một cách trọn vẹn các thuộc tính của sự vậthiện tượng khi chúng trực tiếp tác động vào các giác quan của ta
Nhận thức lý tính là quá trình nhận thức phản ánh các thuộc tính, bản chất bên trongcủa sự vật hiện tượng khi chúng đang trực tiếp tác động vào các giác quan của chúng ta.Các quá trình của nhận thức lý tính bao gồm: tư duy và tưởng tượng
Tư duy là một quá trình tâm lý phản ánh những thuộc tính bản chất, những liên
hệ và quan hệ bên trong có tính quy luật của sự vật hiện tượng trong hiện thực kháchquan mà trước đó ta chưa biết Sản phẩm của tư duy là các tri thức mới như các kháiniệm, công thức, định luật…
Trang 23Tưởng tượng là một quá trình tâm lý phản ánh những cái chưa từng có trong kinhnghiệm của cá nhân bằng cách xây dựng những hình ảnh mới trên cơ sở những biểutượng đã có.Sản phẩm của tưởng tượng là những hình ảnh, biểu tượng mới trên cơ sởnhững những biểu tượng đã có trước đó.
Mối quan hệ giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính
Nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính đều có các mức độ nhận thức khác nhaucủa con người, chúng có quan hệ biện chứng với nhau để nhận thức của con người trởnên hoàn chỉnh, điều này được thể hiện như sau:
- Nhận thức cảm tính là cơ sở, là nguồn nguyên liệu cho nhận thức lý tính
- Nhận thức lý tính tác động trở lại nhận thức cảm tính làm cho nhận thức cảmtính đầy đủ hơn chính xác hơn, tinh vi hơn
Nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính đều nảy sinh từ thực tiễn và lấy thực tiễn
là tiêu chuẩn kiểm tra tính đúng đắn của nhận thức Thực tiễn kiểm nghiệm tính chân
lý của nhận thức và tiếp tục làm nảy sinh quá trình nhận thức mới
Tóm lại hoạt động nhận thức mang lại hiểu biết cần thiết về sự vật, hiện tượng.Con người có thể đạt được những mức độ nhận thức khác nhau từ chưa biết đến biết,
từ nhận thức những thuộc tính về ngoài tới bản chất bên trong, từ mức độ nhận thức lànhận thức cảm tính đến nhận thức ở mức độ cao là nhận thức lý tính Con người cómức độ nhận thức không giống nhau, để trình độ nhận thức cũng như tính tích cực củahoạt động chiếm lĩnh tri thức của mỗi người là khác nhau
1.2.4 Mức độ của nhận thức
Trong việc nhận thức thế giới, con người có thể đạt tới những mức độ khác nhau
từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp Nhận thức ở mức độ thấp nhất là nhận thứccảm tính, mức độ cao hơn là nhận thức lý tính.Nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính
có quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau, chi phối lẫn nhau trong cùng mộthoạt động thống nhất của con người M.I.Lênin đã tổng kết quy luật đó của hoạt động
nhận thức như sau: “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn đó là con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý của sự nhận thức hiện thực khách quan” [7; tr.297]
Nhận thức cảm tính bao gồm cảm giác và tri giác, trong đó con người phản ánhnhững thuộc tính bên ngoài của sự vật hiện tượng đang trực tiếp tác động đến giácquan của con người
Trang 24Nhận thức lý tính bao gồm tư duy và tưởng tượng trong đó con người phản ánhnhững thuộc tính bản chất những mối liên hệ và quan hệ bên trong có tính quy luật củacác sự vật hiện tượng.
Một trong những nhà nghiên cứu đặc biệt quan tâm đến nhận thức cũng như cácmức độ của nó mà sau này quan điểm của ông được nhiều nhà tâm lý học, giáo dụchọc, sư phạm học kế thừa là và phát huy Đó là B.S.Bloom nhà sư phạm người Mỹ,năm 1956 ông đã góp đóng góp vào việc phân loại các mục tiêu giáo dục “Hệ phânloại các mục tiêu Sư phạm lĩnh vực nhận thức” Ông chia nhận thức thành nhiều mức
độ khác nhau, phân loại mục tiêu nhận thức ra 6 mức độ từ thấp đến cao mỗi mức độđặc trưng cho một loại hoạt động trí tuệ
- Mức 1: Biết (Knowledge) đưa vào trí nhớ và phục hồi lại thông tin của cùngmột đối tượng nhận thức, ghi nhớ, có thể nhắc lại các sự kiện, định nghĩa, khái niệm,nội dung của các định luật…
- Mức 2: Hiểu (Comprehension) có thể thuyết minh, giải thích, chứng minhnhững kiến thức đã lĩnh hội (phục hồi ngữ nghĩa thông tin trong những đối tượng khácnhau, thiết lập liên hệ ở những đối tượng khác nhau)
- Mức 3: Vận dụng (Application) có thể áp dụng kiến thức vào những tình huốngmới khác với trong bài học (sử dụng các quy tắc, nguyên tắc, những phác đồ để giảiquyết một vấn đề nào đó)
- Mức 4: Phân tích (Anelysis) biết phân chia một toàn thể thành các bộ phận, mộtvấn đề lớn thành những vấn đề nhỏ, làm sáng tỏ những mối quan hệ giữa các bộ phận(đồng nhất những bộ phận tạo nên cái tổng thể, từ đó phân biệt các ý tưởng trong đốitượng đó)
- Mức 5: Tổng hợp (Synthesis) biết sắp xếp các bộ phận thành toàn thể thốngnhất, ghép các vấn đề nhỏ thành các vấn đề lớn hơn, tạo thành một tổng thể mới (liênkết tất cả các bộ phận tạo nên tổng thể)
- Mức 6: Đánh giá (Evaluation) có thể nhận định phán đoán về giá trị, ý nghĩacủa mối kiến thức (tạo thành những phán đoán về số lượng cũng như chất lượng thaotác tạo nên chất lượng của trí tuệ) [27]
Hai mức đầu là nhận thức ở mức thấp Bốn mức sau gọi là nhận thức ở mứccao,chúng đề cập đến các thao tác tư duy phức tạp hơn, huy động 3 thao tác phân tích,tổng hợp, đánh giá
Trang 25Hạn chế của cách phân loại B.S Bloom này nằm ở 3 mức (phân tích, tổng hợp,đánh giá) Có rất nhiều hoạt động có giá trị không thể sắp xếp theo thang phân loạiBloom Một số tác giả khác còn cho rằng thang bậc 6 kỹ năng tư duy này của Bloomchưa được chính xác bởi 3 bậc cao của tư duy là phân tích, tổng hợp, đánh giá nhiềukhi được thực hiện song song với nhau chứ không phải mang tính tính thứ bậc.Tínhthứ bậc chỉ đúng ở với 3 cấp độ đầu (biết, hiểu và vận dụng).
Tuy nhiên, thành công của hệ phân loại này đã giúp khá nhiều nhà sư phạm hayđào tạo tìm thấy các thang đánh giá nhận thức dễ sử dụng cho phép họ đào tạo sâu theomục tiêu giảng dạy Phân loại mục tiêu nhận thức của Bloom trở thành phổ cập trongsoạn thảo các giáo trình và xây dựng các mục tiêu đánh giá chất lượng dạy học Đa sốcác nhà tâm lý học và giáo dục học đều thống nhất cao với quan điểm của Bloom với 3mức độ biết, hiểu và vận dụng
Nhận biết: là mức độ nhận thức thấp nhất bao gồm cảm giác và tri giác Một cánhân được cho là nhận biết được sự vật, hiện tượng nghĩa là người đó có thể nhắc lạicác thông tin đã tiếp nhận trước đó bằng cách mô tả, liệt kê, trình bày, gọi tên
Hiểu: là kết quả của quá trình nhận thức Cá nhân đó phải nắm được các ý nghĩacủa thông tin, thể hiện qua khả năng diễn giải, suy diễn, liên hệ, khái quát Hiểu phảnánh những thuộc tính bản chất, những mối liên hệ và quan hệ bên trong có tính quyluật của sự vật, hiện tượng được biểu hiện từ chưa đầy đủ chưa sâu sắc đến sâu sắc, từnông đến sâu Hiểu có nhiều mức độ:
- Nêu được những thuộc tính bản chất của đối tượng một cách chung chung
- Nêu được các thuộc tính bản chất nhưng chưa chỉ đúng các thuộc tính bản chấtnhất của đối tượng, dẫn đến hiệu quả rộng hoặc hẹp
- Hiểu những dấu hiệu bản chất, xác lập được mối quan hệ giữa tri giác mới và trithức đã có, nắm được các biểu hiện đa dạng của khái niệm
Hiểu được thể hiện dưới những nhiều dạng khác nhau như: xếp loại được các sựvật hiện tượng, nhận ra được một số dấu hiệu, bản chất, cấu trúc bên trong và sự vậthiện tượng; thấy rõ nguyên nhân phát sinh, phát triển của thực vật, chỉ rõ hậu quả của
nó hoặc vạch ra nguồn gốc phát triển của sự vật, hiện tượng Hiểu là quá trình phảnánh được bản chất, những mối liên hệ của quy luật của các đối tượng và hiện tượngcủa hiện thực
Trang 26Vận dụng là mức độ quan trọng nhất trong nhận thức Vận dụng có nhiều cấpđộ: cụ thể hóa và trừu tượng hóa Vận dụng trở thành tiêu chí xem xét con người hiểuhay không hiểu Hiểu thấp vận dụng ở mức độ thấp, hiểu cao vận dụng ở mức độ cao.Vận dụng có những biểu hiện sau:
- Vận dụng tri thức và giải quyết các vấn đề của thực tiễn
- Tổng hợp lại, tạo nên một hệ thống một tổng thể mới
- Phê phán, bình luận, đánh giá Con người biết vận dụng tri thức hiểu biết củamình để giải thích, nhận định, phán đoán về giá trị, ý nghĩa của sự vật, hiện tượng…
- Biểu hiện cao nhất của điều khiển hành vi con của con người Con người biết vậndụng tri thức vào thực tiễn cuộc sống nhằm thay đổi hành vi của mình và người khác.Trong đề tài này, áp dụng kết hợp nội dung đánh giá của B.S Bloom và chiathành 3 mức độ: biết, hiểu và vận dụng để đánh giá mức độ nhận thức của sinh viênnội trú trường Đại học Sư phạm Hà Nội về an toàn thực phẩm
1.2.5 Vai trò của nhận thức
Nhận thức có một vai trò rất quan trọng trong quá trình con người nhận biết các
sự vật, hiện tượng trong hoạt động thực tiễn của cá nhân
Trước hết là trong quá trình nhận biết sự vật, hiện tượng của chủ thể:
Nhận thức cảm tính có vai trò quan trọng trong việc định hướng, điều chỉnh hoạtđộng của con người trong môi trường và là điều kiện để xây dựng nên nhận thức vàtoàn bộ đời sống tâm lý của con người
Nhận thức lý tính có vai trò quan trọng trong việc hiểu biết bản chất những mốiliên hệ có tính quy luật của sự vật hiện tượng, tạo điều kiện để con người không nhữngnhận thức thế giới mà còn cải tạo thế giới
Như vậy, hoạt động nhận thức mang lại hiểu biết cần thiết về sự vật hiệntượng.Trong nhận thức thế giới con người có thể đạt tới những mức độ khác nhau từchưa biết đến biết, từ những dấu hiệu về ngoài đến bản chất bên trong, mức thấp cảmtính cho đến mức cao lý tính Nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính có mối quan hệchặt chẽ với nhau, bổ sung chi phối lẫn nhau Trước một sự vật hiện tượng cụ thể conngười không nhận thức giống nhau là do trình độ nhận thức của mỗi người,do tính tíchcực hoạt động của mỗi người để chiếm lĩnh tri thức
Trang 27Trong hoạt động thực tiễn, nhận thức cũng có những vai trò rất lớn Nhận thứcquyết định đến thái độ và hành vi của cá nhân đó trong hoạt động và trong quan hệ của
cá nhân đó với xã hội Nhận thức có tác động tới hành động của con người theo cáchướng sau:
- Nếu cá nhân nhận thức đúng sẽ dẫn đến các hoạt động đúng, thái độ đúng
- Nếu cá nhân nhận thức sai dẫn đến tới các hành động và thái độ sai
- Cá nhân nhận thức đúng nhưng thái độ và hành động sai
Đối với mỗi cá nhân, làm thế nào để nhận thức đúng và hành ảnh động đúng làhết sức quan trọng Không phải ai ngay từ đầu cũng có thể làm được như vậy mà cầnphải có quá trình rèn luyện và học tập con người trong nhà trường và trong cuộc sốngthực tế Do đó việc nhận thức sự vật, hiện tượng đúng, đủ, chính xác sẽ giúp một cánhân tham gia thực hiện hoạt động một cách tốt nhất
1.3 Lý luận về an toàn thực phẩm
1.3.1 Khái niệm về an toàn thực phẩm
Khái niệm về thực phẩm: “Thực phẩm” hay còn được gọi là thức ăn là bất kỳ vật
phẩm nào, bao gồm chủ yếu các chất: chất bột (cacbohydrat), chất béo (lipit), chất đạm(protein), hoặc nước, mà con người hay động vật có thể ăn hay uống được, với mục đích
cơ bản là thu nạp các chất dinh dưỡng nhằm nuôi dưỡng cơ thể hay vì sở thích Dù cónhiều khái niệm cũng như quan niệm khác nhau về thực phẩm nhưng ta có thể căn cứpháp lý cơ bản hiểu về thực phẩm như sau: “Thực phẩm là những sản phẩm mà con người
ăn, uống ở dạng tươi, sống hoặc đã qua sơ chế, chế biến, bảo quản Khái niệm thực phẩmnày không bao gồm thuốc dùng cho người, các chất gây nghiện và thuốc lá”.[13]
Theo tổ chức WHO định nghĩa, an toàn thực phẩm có nghĩa là đảm bảo thựcphẩm sẽ không gây hại cho con người cả trong quá trình chuẩn bị hoặc khi đã sử dụng.Khái niệm “An toàn thực phẩm” là khái niệm khoa học có nội dung rộng hơnkhái niệm vệ sinh thực phẩm An toàn thực phẩm được hiểu như khả năng không gâyngộ độc của thực phẩm đối với con người Nguyên nhân không chỉ ở vi sinh vật màcòn được mở rộng ra do các chất hóa học, các yếu tố vật lý An toàn thực phẩm hiểutheo nghĩa hẹp là một môn khoa học dùng để mô tả việc xử lý, chế biến, bảo quản vàlưu trữ thực phẩm bằng những phương pháp phòng ngừa, phòng chống bệnh tật dothực phẩm gây ra
Trang 28An toàn thực phẩm cũng bao gồm một số thói quen, thao tác trong khâu chế biếncần được thực hiện để tránh các nguy cơ gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe An toànthực phẩm là tất cả điều kiện, biện pháp cần thiết từ khâu sản xuất, chế biến, bảo quản,phân phối, vận chuyển cũng như sử dụng nhằm bảo đảm cho thực phẩm sạch sẽ, antoàn, không gây hại cho sức khỏe, tính mạng người tiêu dùng Vì vậy, an toàn thựcphẩm là công việc đòi hỏi sự tham gia của nhiều ngành, nhiều khâu có liên quan đếnthực phẩm như nông nghiệp, thú y, cơ sở chế biến thực phẩm, y tế, người tiêu dùng.Theo khái niệm của Luật an toàn thực phẩm năm 2010 thì “An toàn thực phẩm làviệc bảo đảm để thực phẩm không gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người.”[20]Bảo đảm chất lượng an toàn thực phẩm giữ vị trí quan trọng trong sự nghiệp bảo
vệ sức khỏe nhân dân, góp phần giảm tỷ lệ mắc bệnh, duy trì và phát triển nòi giống,tăng cường sức lao động, học tập, thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, văn hóa xã hội vàthể hiện nếp sống văn minh
Vậy đề tài này, tôi kế thừa và sử dụng khái niệm an toàn thực phẩm của Luật antoàn thực phẩm năm 2010 như sau: “An toàn thực phẩm là việc bảo đảm để thực phẩmkhông gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người.”
1.3.2 Điều kiện về an toàn thực phẩm
Điều kiện về đảm bảo an toàn thực phẩm được quy định rõ trong Luật an toànthực phẩm 2010 và một số văn bản hướng dẫn:
Điều kiện chung về bảo đảm an toàn đối với thực phẩm: Đáp ứng quy chuẩn kỹthuật tương ứng, tuân thủ quy định về giới hạn vi sinh vật gây bệnh, dư lượng thuốcbảo vệ thực vật, dư lượng thuốc thú y, kim loại nặng, tác nhân gây ô nhiễm và các chấtkhác trong thực phẩm có thể gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người Ngoài ra còn
có một số các điều kiện cụ thể như sau:
Điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm tươi sống:
- Bảo đảm truy xuất được nguồn gốc theo quy định tại của Luật an toàn thực phẩm
- Có chứng nhận vệ sinh thú y của cơ quan thú y có thẩm quyền đối với thựcphẩm tươi sống có nguồn gốc từ động vật theo quy định của pháp luật về thú y
Điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm đã qua chế biến:
- Nguyên liệu ban đầu tạo nên thực phẩm phải bảo đảm an toàn và giữ nguyêncác thuộc tính vốn có của nó; các nguyên liệu tạo thành thực phẩm không được tương
Trang 29tác với nhau để tạo ra các sản phẩm gây hại đến sức khoẻ, tính mạng con người.
- Thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn phải đăng ký bản công bố hợp quy với
cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi lưu thông trên thị trường
- Chính phủ quy định cụ thể việc đăng ký bản công bố hợp quy và thời hạn củabản đăng ký công bố hợp quy đối với thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn
Điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng:
- Nguyên liệu ban đầu tạo nên thực phẩm phải bảo đảm an toàn và giữ nguyêncác thuộc tính vốn có của nó; các nguyên liệu tạo thành thực phẩm không được tươngtác với nhau để tạo ra các sản phẩm gây hại đến sức khoẻ, tính mạng con người
- Chỉ được tăng cường vi chất dinh dưỡng là vitamin, chất khoáng, chất vi lượngvào thực phẩm với hàm lượng bảo đảm không gây hại đến sức khoẻ, tính mạng conngười và thuộc danh mục theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế
Điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm chức năng:
- Có thông tin, tài liệu khoa học chứng minh về tác dụng của thành phần tạo nênchức năng đã công bố
- Thực phẩm chức năng lần đầu tiên đưa ra lưu thông trên thị trường phải có báocáo thử nghiệm hiệu quả về công dụng của sản phẩm
Điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm biến đổi gen:
- Tuân thủ các quy định về bảo đảm an toàn đối với sức khỏe con người và môitrường theo quy định của Chính phủ
Điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm đã qua chiếu xạ:
- Thuộc danh mục nhóm thực phẩm được phép chiếu xạ
- Tuân thủ quy định về liều lượng chiếu xạ
Điều kiện bảo đảm an toàn đối với phụ gia thực phẩm và chất hỗ trợ chế biến thực phẩm:
- Đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, tuân thủ quy định về phụ gia thựcphẩm và chất hỗ trợ chế biến thực phẩm
- Có hướng dẫn sử dụng ghi trên nhãn hoặc tài liệu đính kèm trong mỗi đơn vịsản phẩm bằng tiếng Việt và ngôn ngữ khác theo xuất xứ sản phẩm
Trang 30- Thuộc danh mục phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm được phép
sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định
- Đăng ký bản công bố hợp quy với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khilưu thông trên thị trường
- Chính phủ quy định cụ thể việc đăng ký bản công bố hợp quy và thời hạncủa bản đăng ký công bố hợp quy đối với phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biếnthực phẩm
Điều kiện bảo đảm an toàn đối với dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm:
- Sản xuất từ nguyên vật liệu an toàn, bảo đảm không thôi nhiễm các chất độchại, mùi vị lạ vào thực phẩm, bảo đảm chất lượng thực phẩm trong thời hạn sử dụng
- Đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, tuân thủ quy định đối với dụng cụ, vậtliệu bao gói, chứa đựng thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- Đăng ký bản công bố hợp quy với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khilưu thông trên thị trường Chính phủ quy định cụ thể việc đăng ký bản công bố hợpquy và thời hạn của bản đăng ký công bố hợp quy đối với dụng cụ, vật liệu bao gói,chứa đựng thực phẩm
Điều kiện chung bảo đảm an toàn thực phẩm của cơ sở sản xuất, kinh doanh: (Thông tư số 15/2012/TT-BYT)
- Các cơ sở Sản xuất thực phẩm phải tuân thủ các yêu cầu về địa điểm môi
trường; thiết kế bố trí nhà xưởng; kết cấu nhà xưởng; hệ thống thông gió; hệ thốngchiếu sáng; hệ thống cung cấp nước; hơi nước và khí nén; hệ thống xử lý chất thải, rácthải; nhà vệ sinh, khu vực thay đồ bảo hộ lao động; nguyên liệu thực phẩm và bao bìthực phẩm; trang thiết bị, dụng cụ (phương tiện rửa và khử trùng tay; thiết bị, dụng cụSản xuất thực phẩm; thiết bị dụng cụ giám sát, đo lường, v.v…)
- Đối với người trực tiếp sản xuất thực phẩm: Chủ cơ sở và người trực tiếp Sản
xuất thực phẩm phải được tập huấn và được cấp giấy xác nhận tập huấn kiến thức antoàn thực phẩm theo quy định; phải được cấp giấy xác nhận đủ sức khoẻ theo quy địnhcủa Bộ Y tế… Người trực tiếp sản xuất thực phẩm phải mặc trang phục bảo hộ riêng,đội mũ, đi găng tay chuyên dùng, đeo khẩu trang
- Về bảo quản thực phẩm trong sản xuất: Kho thực phẩm phải bảo đảm chắc
chắn, an toàn, thông thoáng, dễ vệ sinh và phòng chống được côn trùng, động vật gây
Trang 31hại xâm nhập và cư trú Khu vực chứa đựng, kho bảo quản thực phẩm phải có đầy đủbiển tên; nội quy, quy trình, chế độ vệ sinh; đối với nguyên liệu, thành phẩm thựcphẩm có yêu cầu bảo quản đặc biệt phải có sổ sách theo dõi nhiệt độ, độ ẩm và cácđiều kiện khác Nguyên liệu thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thựcphẩm, chất bảo quản thực phẩm và sản phẩm thực phẩm phải được chứa đựng, bảoquản theo các quy định về bảo quản sản phẩm của nhà sản xuất và yêu cầu của loạithực phẩm về nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng và các yếu tố ảnh hưởng tới an toàn thựcphẩm Nước đá dùng trong bảo quản thực phẩm phải được sản xuất từ nguồn nướcsạch theo quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia (QCVN) về nước sạch số 02:2009/BYT.
- Các cơ sở kinh doanh thực phẩm phải tuân thủ 15 yêu cầu về nhà xưởng, 4 yêu
cầu đối với trang thiết bị Chủ cơ sở và người trực tiếp kinh doanh thực phẩm phảiđược tập huấn và được cấp giấy xác nhận tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm theoquy định, phải được khám sức khoẻ được cấp giấy xác nhận đủ sức khoẻ theo quy địnhcủa Bộ Y tế
- Việc khám sức khoẻ do các cơ sở y tế từ cấp quận, huyện và tương đương trở
lên thực hiện
Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe:
- Phải thiết lập và duy trì hệ thống quản lý chất lượng để kiểm soát quá trình sản xuất và
lưu thông phân phối nhằm bảo đảm mọi sản phẩm do cơ sở sản xuất đạt chất lượng theo tiêuchuẩn đã công bố và an toàn đối với người sử dụng cho đến hết hạn sử dụng;
- Đủ nhân viên có trình độ chuyên môn phù hợp với vị trí công việc được giao và
được huấn luyện đào tạo kiến thức cơ bản về an toàn thực phẩm và kiến thức chuyênmôn liên quan Trưởng bộ phận sản xuất và trưởng bộ phận kiểm soát chất lượng phải
là nhân sự chính thức, làm việc toàn thời gian cho cơ sở và độc lập với nhau Ngườiphụ trách chuyên môn của cơ sở phải có trình độ từ đại học trở lên thuộc một trong cácchuyên ngành Y, dược, dinh dưỡng, an toàn thực phẩm, công nghệ thực phẩm và phải
có ít nhất 3 năm kinh nghiệm làm việc tại lĩnh vực chuyên ngành có liên quan;
- Hệ thống nhà xưởng, thiết bị và tiện ích phụ trợ được thiết kế, xây dựng, lắp đặt
phù hợp với mục đích sử dụng, theo nguyên tắc một chiều, dễ làm vệ sinh, ngăn ngừa,giảm thiểu nguy cơ nhầm lẫn, tránh tích tụ bụi bẩn, ô nhiễm và các yếu tố ảnh hưởngbất lợi đến sản phẩm và thực hiện duy trì hoạt động vệ sinh hàng ngày;
Trang 32- Thực hiện và lưu đầy đủ hồ sơ, tài liệu về sản xuất, kiểm soát chất lượng, lưu
thông phân phối để truy xuất được lịch sử mọi lô sản phẩm và hồ sơ ghi chép toàn bộcác hoạt động khác đã được thực hiện tại cơ sở;
- Mọi thao tác sản xuất phải thực hiện theo quy trình, hướng dẫn Áp dụng các
biện pháp kiểm tra, giám sát trong quá trình sản xuất để phòng, tránh nguy cơ nhầmlẫn, ô nhiễm, nhiễm chéo Ghi chép kết quả ngay khi thực hiện thao tác hoặc ngay saukhi hoàn thành công đoạn sản xuất vào hồ sơ;
- Có bộ phận kiểm soát chất lượng để bảo đảm sản phẩm được sản xuất theo các
điều kiện, quy trình phù hợp và đáp ứng tiêu chuẩn đã thiết lập; các phép thử cần thiết
đã được thực hiện; nguyên vật liệu không được duyệt xuất để sử dụng, sản phẩmkhông được duyệt xuất bán khi chưa được đánh giá đạt chất lượng theo yêu cầu; sảnphẩm phải được theo dõi độ ổn định;
- Trong trường hợp kiểm nghiệm hoặc sản xuất theo hợp đồng thì bên nhận hợp
đồng phải có đủ nhà xưởng, trang thiết bị và nhân sự đáp ứng yêu cầu bên giao và tuânthủ quy định của cơ quan quản lý có thẩm quyền về điều kiện kiểm nghiệm hoặc sảnxuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe;
- Có quy trình quy định giải quyết khiếu nại, thu hồi sản phẩm, hoạt động tự
kiểm tra; thực hiện theo quy trình và ghi chép, lưu giữ đầy đủ hồ sơ đối với các hoạtđộng này
- Bộ Y tế hướng dẫn thực hành sản xuất tốt (GMP) thực phẩm bảo vệ sức khỏe
để các cơ sở sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe triển khai áp dụng
Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với phụ gia thực phẩm:
Cơ sở sản xuất, kinh doanh phụ gia thực phẩm phải đáp ứng các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm sau đây:
- Chỉ được phối trộn các phụ gia thực phẩm khi các phụ gia thực phẩm đó thuộcdanh mục các chất phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm do Bộ Y tế quy định
và sản phẩm cuối cùng của sự phối trộn không gây ra bất cứ tác hại nào với sức khỏecon người; trường hợp tạo ra một sản phẩm mới, có công dụng mới phải chứng minhcông dụng, đối tượng sử dụng và mức sử dụng tối đa
- Việc sang chia, san, chiết phụ gia thực phẩm phải được thực hiện tại cơ sở đủđiều kiện an toàn thực phẩm và ghi nhãn theo quy định hiện hành
Trang 33Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm:
- Có địa điểm, diện tích thích hợp, có khoảng cách an toàn đối với nguồn gây độc
hại, nguồn gây ô nhiễm và các yếu tố gây hại khác;
- Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
- Có đủ trang thiết bị phù hợp để xử lý nguyên liệu, chế biến, đóng gói, bảo quản và
vận chuyển các loại thực phẩm khác nhau; có đủ trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện rửa vàkhử trùng, nước sát trùng, thiết bị phòng, chống côn trùng và động vật gây hại;
- Có hệ thống xử lý chất thải và được vận hành thường xuyên theo quy định của
pháp luật về bảo vệ môi trường;
- Duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và lưu giữ hồ sơ về nguồn
gốc, xuất xứ nguyên liệu thực phẩm và các tài liệu khác về toàn bộ quá trình sản xuất,kinh doanh thực phẩm;
- Tuân thủ quy định về sức khoẻ, kiến thức và thực hành của người trực tiếp sản
xuất, kinh doanh thực phẩm
Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong bảo quản thực phẩm:
- Nơi bảo quản và phương tiện bảo quản phải có diện tích đủ rộng để bảo quảntừng loại thực phẩm riêng biệt, có thể thực hiện kỹ thuật xếp dỡ an toàn và chính xác,bảo đảm vệ sinh trong quá trình bảo quản;
- Ngăn ngừa được ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm, côn trùng, động vật, bụi bẩn,mùi lạ và các tác động xấu của môi trường; bảo đảm đủ ánh sáng; có thiết bị chuyêndụng điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm và các điều kiện khí hậu khác, thiết bị thông gió vàcác điều kiện bảo quản đặc biệt khác theo yêu cầu của từng loại thực phẩm;
- Tuân thủ các quy định về bảo quản của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanhthực phẩm
Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong vận chuyển thực phẩm:
- Phương tiện vận chuyển thực phẩm được chế tạo bằng vật liệu không làm ônhiễm thực phẩm hoặc bao gói thực phẩm, dễ làm sạch;
- Bảo đảm điều kiện bảo quản thực phẩm trong suốt quá trình vận chuyển theohướng dẫn của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh;
- Không vận chuyển thực phẩm cùng hàng hoá độc hại hoặc có thể gây nhiễmchéo ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm
Trang 34- Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quy định về phương tiện vận chuyểnthực phẩm; đường vận chuyển thực phẩm đối với một số loại thực phẩm tươi sống tạicác đô thị.
Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ:
- Có khoảng cách an toàn đối với nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm;
- Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
- Có trang thiết bị phù hợp để sản xuất, kinh doanh thực phẩm không gây độc hại,gây ô nhiễm cho thực phẩm
- Sử dụng nguyên liệu, hóa chất, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thựcphẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm trong sơ chế, chế biến, bảoquản thực phẩm;
- Tuân thủ quy định về sức khỏe, kiến thức và thực hành của người trực tiếp thamgia sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
- Thu gom, xử lý chất thải theo đúng quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
- Duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và lưu giữ thông tin liên quan
đến việc mua bán bảo đảm truy xuất được nguồn gốc thực phẩm.
Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống:
- Bảo đảm các điều kiện về đất canh tác, nguồn nước, địa điểm sản xuất để sảnxuất thực phẩm an toàn;
- Tuân thủ các quy định của pháp luật về sử dụng giống cây trồng, giống vậtnuôi; phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, chất kích thíchtăng trưởng, chất tăng trọng, chất phát dục, chất bảo quản thực phẩm và các chất khác
có liên quan đến an toàn thực phẩm;
- Tuân thủ quy định về kiểm dịch, vệ sinh thú y trong giết mổ động vật; về kiểmdịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt;
- Thực hiện việc xử lý chất thải theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
- Chất tẩy rửa, chất diệt khuẩn, chất khử độc khi sử dụng phải bảo đảm an toàncho con người và môi trường;
- Duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm, lưu giữ hồ sơ về nguồn gốc,xuất xứ nguyên liệu thực phẩm và các tài liệu khác về toàn bộ quá trình sản xuất thựcphẩm tươi sống
Trang 35Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sơ chế, chế biến thực phẩm:
- Quy trình sơ chế, chế biến phải bảo đảm thực phẩm không bị ô nhiễm chéo, tiếp
xúc với các yếu tố gây ô nhiễm hoặc độc hại
Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với nguyên liệu, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, vi chất dinh dưỡng dùng để chế biến thực phẩm:
- Nguyên liệu dùng để chế biến thực phẩm phải còn thời hạn sử dụng, có nguồn
gốc, xuất xứ rõ ràng, bảo đảm an toàn và giữ nguyên các thuộc tính vốn có của nó; cácnguyên liệu tạo thành thực phẩm không được tương tác với nhau để tạo ra các sảnphẩm gây hại đến sức khoẻ, tính mạng con người
Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm đã qua chế biến:
- Tuân thủ quy định về ghi nhãn thực phẩm;
- Tuân thủ các điều kiện về bảo đảm an toàn đối với dụng cụ, vật liệu bao gói,
chứa đựng thực phẩm, điều kiện về bảo đảm an toàn thực phẩm trong bảo quản thựcphẩm quy định theo Luật an toàn thực phẩm
- Bảo đảm và duy trì vệ sinh nơi kinh doanh;
- Bảo quản thực phẩm theo đúng hướng dẫn của tổ chức, cá nhân sản xuất.
- Có biện pháp bảo đảm cho thực phẩm không bị hỏng, mốc, tiếp xúc với côn
trùng, động vật, bụi bẩn và các yếu tố gây ô nhiễm khác;
- Rửa sạch hoặc khử trùng các dụng cụ ăn uống, chứa đựng thực phẩm trước khi
sử dụng đối với thực phẩm ăn ngay;
- Có thông tin về xuất xứ và ngày sản xuất của thực phẩm.
Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với nơi chế biến, kinh doanh dịch vụ
ăn uống:
- Bếp ăn được bố trí bảo đảm không nhiễm chéo giữa thực phẩm chưa qua chếbiến và thực phẩm đã qua chế biến
- Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ việc chế biến, kinh doanh.
- Có dụng cụ thu gom, chứa đựng rác thải, chất thải bảo đảm vệ sinh
- Cống rãnh ở khu vực cửa hàng, nhà bếp phải thông thoát, không ứ đọng
Trang 36- Nhà ăn phải thoáng, mát, đủ ánh sáng, duy trì chế độ vệ sinh sạch sẽ, có biệnpháp để ngăn ngừa côn trùng và động vật gây hại.
- Có thiết bị bảo quản thực phẩm, nhà vệ sinh, rửa tay và thu dọn chất thải, rácthải hàng ngày sạch sẽ
- Người đứng đầu đơn vị có bếp ăn tập thể có trách nhiệm bảo đảm an toàn thực phẩm
- Có dụng cụ, đồ chứa đựng riêng cho thực phẩm sống và thực phẩm chín
- Dụng cụ nấu nướng, chế biến phải bảo đảm an toàn vệ sinh
- Dụng cụ ăn uống phải được làm bằng vật liệu an toàn, rửa sạch, giữ khô
- Tuân thủ quy định về sức khoẻ, kiến thức và thực hành của người trực tiếp sảnxuất, kinh doanh thực phẩm
Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong chế biến và bảo quản thực phẩm:
- Sử dụng thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm phải rõ nguồn gốc và bảo đảm antoàn, lưu mẫu thức ăn
- Thực phẩm phải được chế biến bảo đảm an toàn, hợp vệ sinh
- Thực phẩm bày bán phải để trong tủ kính hoặc thiết bị bảo quản hợp vệ sinh,chống được bụi, mưa, nắng và sự xâm nhập của côn trùng và động vật gây hại; đượcbày bán trên bàn hoặc giá cao hơn mặt đất
Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với nơi bày bán thức ăn đường phố:
- Nguyên liệu để chế biến thức ăn đường phố phải bảo đảm an toàn thực phẩm,
có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng
- Dụng cụ ăn uống, chứa đựng thực phẩm phải bảo đảm an toàn vệ sinh
- Bao gói và các vật liệu tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm không được gây ônhiễm và thôi nhiễm vào thực phẩm
- Có dụng cụ che nắng, mưa, bụi bẩn, côn trùng và động vật gây hại.
- Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ việc chế biến, kinh doanh
- Tuân thủ quy định về sức khoẻ, kiến thức và thực hành đối với người trực tiếpsản xuất, kinh doanh thực phẩm
1.3.3 Tiêu chí về an toàn thực phẩm
Có thể thấy vấn đề an toàn thực phẩm vô cùng quan trọng đối với người tiêudùng,nhất là đối với đối tương sinh viên.Vậy nên để nhận biết biết được thực phẩmnào là đảm bảo an toàn thực phẩm ta cần có tiêu chí an toàn thực phẩm để đánh giá
Trang 37thực phẩm Đánh giá thực phẩm có ý nghĩa thực tế rất quan trọng đến tính mạng, sứckhỏe và trong sự phát triển kinh tế và xã hội, bảo vệ môi trường sống của các nước đã
và đang phát triển, cũng như nước ta Nên cần có những tiêu chí để người tiêu dễ dàngnhận ra đâu là sản phẩm sạch, đâu là sản phẩm bẩn Có thể kể những tiêu chí về antoàn thực phẩm ảnh hưởng trức tiếp đến người sử dụng thực phẩm, nhất là sinh viênnhư sau:
Theo quyết định của bộ trưởng bộ Y tế số 1057- BYT/QĐ ngày 21/11/1994 về việc ban hành 7 tiêu chí về an toàn thực phẩm.
Tiêu chí an toàn thực phẩm tại cơ sở kinh doanh ẩm thực, chất lượng:
Yêu cầu với cơ sở
Có đủ diện tích để bố trí các khu vực bày bán thực phẩm, khu vực chứa đựng,bảo quản và thuận tiện để vận chuyển nguyên liệu, sản phẩm thực phẩm
Không bị ngập nước, đọng nước
Không bị ảnh hưởng bởi động vật, côn trùng, vi sinh vật gây hại
Không bị ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm từ các khu vực ô nhiễm bụi, hoáchất độc hại, các nguồn gây ô nhiễm khác
Thiết kế các khu vực kinh doanh thực phẩm, vệ sinh, thay đồ bảo hộ và các khuvực phụ trợ phải tách biệt, phù hợp với yêu cầu thực phẩm kinh doanh
Cửa ra vào, cửa sổ phải nhẵn, phẳng thuận tiện cho việc làm vệ sinh; những nơicần thiết phải có lưới bảo vệ tránh sự xâm nhập của côn trùng và động vật gây hại
Nguồn ánh sáng, cường độ ánh sáng phải bảo đảm theo quy định; các bóng đèncần được che chắn an toàn
Hệ thống thông gió phù hợp với yêu cầu bảo quản thực phẩm, bảo đảm thôngthoáng ở các khu vực
Có đủ dụng cụ thu gom chất thải, rác thải; dụng cụ làm bằng vật liệu ít bị hưhỏng, bảo đảm kín, có nắp đậy và được vệ sinh thường xuyên
Có đủ nước sạch để vệ sinh trang thiết bị, dụng cụ và vệ sinh cơ sở và phù hợpvới quy chuẩn
Thực phẩm kinh doanh phải có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, còn hạn sử dụng.Yêu cầu với trang thiết bị, dụng cụ
Trang thiết bị phục vụ kinh doanh, bảo quản phù hợp với yêu cầu của từng loại
Trang 38thực phẩm (giá kệ, tủ bày sản phẩm, trang thiết bị điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm, thônggió ở khu vực chứa đựng, bày bán, bảo quản thực phẩm); có quy định về quy trình, chế
độ vệ sinh đối với cơ sở
Đủ trang thiết bị để kiểm soát được nhiệt độ, độ ẩm, thông gió và các yếu tố ảnhhưởng tới an toàn thực phẩm theo yêu cầu kỹ thuật của từng loại sản phẩm thực phẩmtrong suốt quá trình kinh doanh thực phẩm
Thiết bị phòng chống côn trùng và động vật gây hại không han gỉ, dễ tháo rời
để bảo dưỡng và làm vệ sinh, thiết kế bảo đảm hoạt động hiệu quả phòng chống côntrùng và động vật gây hại; không sử dụng thuốc, động vật diệt chuột, côn trùng trongkhu vực kinh doanh, bảo quản thực phẩm
Thiết bị, dụng cụ giám sát, đo lường chất lượng, an toàn sản phẩm phải đảm bảo
Tiêu chí an toàn thực phẩm trong kinh doanh thực phẩm đã qua chế biến:
Bảo quản thực phẩm theo đúng hướng dẫn của tổ chức, cá nhân sản xuất Cóbiện pháp bảo đảm cho thực phẩm không bị hỏng, mốc, tiếp xúc với côn trùng, độngvật, bụi bẩn và các yếu tố gây ô nhiễm khác Rửa sạch hoặc khử trùng các dụng cụ ănuống, chứa đựng thực phẩm trước khi sử dụng đối với thực phẩm ăn ngay.Có thông tin
về xuất xứ và ngày sản xuất của thực phẩm
Tiêu chí an toàn thực phẩm trong kinh doanh thực phẩm tươi sống:
Bảo đảm các điều kiện về đất canh tác, nguồn nước, địa điểm sản xuất để sảnxuất thực phẩm an toàn.Tuân thủ các quy định của pháp luật về sử dụng giống câytrồng, vật nuôi, phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y,…chất bảo quản thực phẩm và các chất khác có liên quan an toàn thực phẩm; Tuân thủquy định về kiểm dịch, vệ sinh thú y trong giết mổ động vật; Chất tẩy rửa, chất diệtkhuẩn, chất khử độc khi sử dụng phải bảo đảm an toàn cho con người và môi trường.Duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm, lưu giữ hồ sơ về nguồn gốc, xuất xứnguyên liệu thực phẩm và các tài liệu khác về toàn bộ quá trình sản xuất thực phẩmtươi sống
Tiêu chí an toàn thực phẩm trong thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế
biến thực phẩm:
Trang 39 Thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vậtliệu bao gói, chứa đựng thực phẩm nhập khẩu phải được kiểm tra nhà nước về an toànthực phẩm (trừ một số thực phẩm được miễn kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩmtheo quy định của Chính phủ).
Tiêu chí an toàn thực phẩm cho thực phẩm nhập khẩu:
Được đăng ký bản công bố hợp quy tại cơ quan nhà nước có thẩm quyềntrước khi nhập khẩu Phải được cấp “Thông báo kết quả xác nhận thực phẩm đạt yêucầu nhập khẩu” đối với từng lô hàng của cơ quan kiểm tra được chỉ định theo quy địnhcủa Bộ trưởng Bộ quản lý ngành, có giấy chứng nhận lưu hành tự do hoặc giấy chứngnhận y tế theo quy định của Chính phủ
1.4 Lý luận về nhận thức của sinh viên về an toàn thực phẩm
1.4.1 Đặc điểm tâm lý của sinh viên
Khái niệm sinh viên và sinh viên sư phạm
Khái niệm sinh viên
Thuật ngữ “sinh viên” có nguồn gốc từ tiếng Latinh “student” có nghĩa là ngườilàm việc, học tập nhiệt tình, người tìm kiếm khai thác kiến thức
Sinh viên là con người thuộc một lứa tuổi nhất định và là một nhân cách nên cóthể xác định về ba phương diện: sinh lí, tâm lý và xã hội sinh viên là những ngườiđang chuẩn bị cho một hoạt động mang lại lợi ích vật chất hay tinh thần của xã hội.Cáchoạt động học tập, nghiên cứu khoa học, sản xuất hay hoạt động xã hội của họ đềuphục vụ cho việc chuẩn bị tốt nhất cho hoạt động mang tính nghề nghiệp của mình saukhi kết thúc quá trình học trong các trường nghề
Về tuổi sinh học, đa số sinh viên thuộc lứa tuổi thanh niên từ 17 đến 25 tuổi, một
số ít có tuổi đời thấp hoặc cao hơn tuổi thành niên vì vậy sự phát triển và trưởng thành
về giải phẫu và sinh lý của tuổi thiếu niên có đặc trưng như lứa tuổi sinh viên
Về phương diện xã hội, sinh viên cũng giống thanh niên học sinh là nhómngười chưa ổn định hoặc phụ thuộc về địa vị xã hội do chưa thực sự tham gia vàobuồng máy sản xuất của xã hội Vì vậy, đặc điểm tâm lý của sinh viên có phần khác
so với thanh niên cùng lứa tuổi nhưng đã có việc làm ổn định và trưởng thành vềnghề nghiệp [10, tr.215]
Trang 40Khái niệm sinh viên sư phạm là những người đang học tập, rèn luyện trong cáctrường đại học và cao đẳng sư phạm sinh viên mang đầy đủ những đặc điểm chung củasinh viên, song vẫn có những đặc điểm riêng về nhân cách, nghề nghiệp Sinh viên họchỏi và rèn luyện để trở thành những nhà giáo tương lai yêu người, yêu nghề.
Tuổi sinh viên sư phạm là thời kỳ tự ý thức phát triển ở mức độ cao, sinh viêntích cực tự giác giáo dục thực hiện những kế hoạch, hoạt động của bản thân
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến động cơ học tập của sinh viên sư phạm như: Nộidung tri thức khoa học, phương pháp giảng dạy của giảng viên, ý thức của sinh viên vềgiá trị của việc học… [21]
Trong quá trình được đào tạo dưới sự hướng dẫn của giáo viên, sinh viên sưphạm có thể tự học và tự hoàn thiện nhân cách của mình một cách hiệu quả nhất Họctập của sinh viên sư phạm là quá trình lĩnh hội tri thức theo mục tiêu xác định củangành sư phạm Hoạt động chủ đạo của sinh viên sư phạm là học tập theo định hướngnghề dạy học, gắn liền với nghiệp vụ sư phạm trở thành nhà giáo dục
Một số đặc điểm của sinh viên và sinh viên sư phạm:
Những biến đổi về thể chất:
Tuổi sinh viên là giai đoạn 2 của tuổi thanh niên Sự phát triển cơ thể của thanhniên trong thời kỳ này đã hoàn thành và ổn định sau những biến động sâu sắc của tuổidậy thì
Về mặt sinh học thì đây là giai đoạn hoàn tất sự thay đổi da thịt của những thiếuniên, sự chín chắn chín muồi về mặt sinh lý Não ở lứa tuổi này đạt trọng lượng tối đa(khoảng 1400 gam) chứa khoảng 100 tỷ noron và 900 tỷ tế bào đệm
Nhịp độ tăng trưởng chiều cao và trọng lượng đã chậm lại Đến cuối độ tuổi sinhviên đã có các bước phát triển hoàn thiện về chiều cao, cân nặng Đây được xem làthời kì phát triển rực rỡ nhất về các chỉ số của cơ thể
Sự phát triển của hệ thần kinh có nhiều thay đổi quan trọng do cấu trúc bên trongcủa não phức tạp và chức năng của não phát triển Cấu trúc của tế bào bán cầu đại não
có những đặc điểm như trong cấu trúc tế bào não của người lớn Số lượng dây thầnkinh liên hợp tăng lên, liên kết các phần khác nhau vào của vỏ não hoàn thiện Đóchính là tiền đề cần thiết cho sự phức tạp hóa hoạt động nhận thức [22, Tr 58]
Một số đặc điểm tâm lý của sinh viên sư phạm