Phương pháp sơ đồ hóa ra đời nhằm giải quyết vấn đề trên, dạy kiến thức “Sinh vật và môi trường” rất thuận lợi khi được diễn đạt bằng sơ đồ vì sơ đồ có thể diễn đạt một cách chặt chẽ các
Trang 1MỤC LỤC Phần Trang
PHẦN I MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài……… 1
2 Mục đích nghiên cứu……… 2
3 Đối tượng nghiên cứu……….2
4 Phương pháp nghiên cứu……… 2
PHẦN II.NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 1 Cơ sở lí luận……… 3
2 Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng SKKN….……… 4
3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề……… 6
4 Hiệu quả của SKKN đối với hoạt động giáo dục với bản thân đồng nghiệp và nhà trường ……… 16
PHẦN III KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 1 Kết luận……….18
2 Kiến nghị……… 18
Trang 2PHẦN I: MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Như chúng ta đã biết đổi mới phương pháp dạy học trong những năm gần đây
đã trở thành vấn đề cấp thiết đang được các ngành, các cấp quan tâm Sự phát triển giáo dục đòi hỏi phải đổi mới việc dạy và học để đào tạo thế hệ trẻ phát triển một cách toàn diện theo kịp sự phát triển của xã hội
Ngày nay do tác động mạnh mẽ của tốc độ phát triển kinh tế xã hội, khoa học
kỹ thuật ngày càng nhanh, khối lượng tri thức nói chung và tri thức khoa học Sinh học nói riêng trên thế giới khám phá ra ngày càng tăng nhanh nên chúng ta không thể hi vọng rằng trong thời gian nhất định ở trường có thể cung cấp cho học sinh một kho tàng tri thức khổng lồ mà loài người đã tích luỹ được Vì vậy nhiệm vụ của người giáo viên ngày nay không những phải cung cấp cho học sinh một vốn tri thức cơ bản
mà điều quan trọng là cần phải trang bị cho học sinh khả năng tự làm việc, tự nghiên cứu để tìm hiểu và lĩnh hội tri thức Do đó để học sinh tiếp thu kiến thức có hiệu quả
và hình thành năng lực tự học tư duy sáng tạo thì cần phải vận dụng hiệu quả và linh hoạt các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực
Tuy nhiên đổi mới phương pháp dạy học không phải là giáo viên phải đi tìm phương pháp mới hơn mà phải đổi mới về vai trò của giáo viên và học sinh Điều quan trọng là biết cách sử dụng phối kết hợp các phương pháp, các kỹ thuật dạy học
đã biết và mới tiếp nhận sao cho phù hợp với nội dung bài học tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh tích cực chủ động tham gia vào quá trình nhận thức
Sinh học là một bộ môn khó và mang tính trừu tượng cao vì nó nghiên cứu về các cơ thể sống, các quá trình sống và đặc biệt nó gắn liền với hoạt động thực tiễn của con người Vì vậy nắm bắt tốt các kiến thức Sinh học sẽ góp phần nâng cao đời sống của loài người Do đó việc tìm ra phương pháp nâng cao chất lượng dạy học là một vấn đề cực kì quan trọng và cần thiết Đặc biệt Sinh học 9 là môn học có kiến thức dài, khó và mang tính trừu tượng cao gồm 2 phần “ Di truyền và biến dị” và “ Sinh vật và môi trường” Phần “ Sinh vật và môi trường” cung cấp cho học sinh hệ thống tri thức về môi trường, các nhân tố của môi trường trong sự tương tác vận động và phát triển của chúng Vấn đề đặt ra là làm sao học phần kiến thức này thật “dễ”, thật
“sâu”, nhớ lâu, dễ áp dụng
Phương pháp sơ đồ hóa ra đời nhằm giải quyết vấn đề trên, dạy kiến thức
“Sinh vật và môi trường” rất thuận lợi khi được diễn đạt bằng sơ đồ vì sơ đồ có thể diễn đạt một cách chặt chẽ các mối quan hệ giữa cái chung, cái riêng cũng như hệ thống hoá được các khái niệm, các quy luật … kích thích tư duy cũng như khả năng sáng tạo trong việc thiết lập nội dung các kiến thức một cách ngắn gọn có lôgíc và dễ hiểu Vì thế chúng ta cần tăng cường sử dụng sơ đồ hoá trong dạy học Sinh học nói chung và phần “Sinh vật và môi trường” nói riêng giúp học sinh nhanh chóng thực hiện các thao tác và quá trình phân tích tổng hợp để lĩnh hội tri thức mới, phát triển trí tuệ, rèn luyện trí nhớ tạo điều kiện cho học sinh học tập sáng tạo tích cực
Trang 3Vì những lý do trên tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài: Sử dụng sơ đồ hóa để nâng cao hiệu quả trong giảng dạy phần “ Sinh vật và môi trường” môn Sinh học 9
2 Mục đích nghiên cứu
Bản thân tôi là giáo viên dạy môn Sinh học 9 nhiều năm và qua nhiều lần tham gia sinh hoạt chuyên môn cụm… Tôi nhận thấy tôi và các giáo viên khi dạy phần
“Sinh vật và môi trường" vẫn ghi nội dung kiến thức trọng tâm dài dòng, chưa hướng dẫn được học sinh ghi bài theo logic để các em dễ dàng trong học bài, kết quả khảo sát của các em ở phần này không cao
Từ thực trạng đó, tôi đã vận dụng dạy và hướng dẫn học sinh học tập phần
“Sinh vật và môi trường” môn Sinh học 9 theo hướng sử dụng sơ đồ hóa để giúp các
em có cách học những kiến thức mới dựa vào cách sử dụng các dạng sơ đồ giúp các
em học, ghi và nhớ bài tốt hơn
3 Đối tượng nghiên cứu
Sơ đồ hóa vào phần “Sinh vật và môi trường” để giúp các em thấy thích thú, dễ học và dễ nhớ phần kiến thức này
4 Phương pháp nghiên cứu:
Trong quá trình thực hiện đề tài này tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết:
+ Nghiên cứu kỹ chương trình, bài học về sinh vật và môi trường trong SGK, sách tham khảo
+ Nghiên cứu các dạng sơ đồ để áp dụng có hiệu quả vào từng bài học
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin:
Qua việc trực tiếp giảng dạy, trực tiếp khảo sát kết quả học tập của học sinh, qua việc dự giờ thăm lớp, dự các giờ chuyên đề cụm, nghiên cứu kỹ kiến thức môn Sinh học 9 đặc biệt là phần kiến thức về “ Sinh vật và môi trường”
- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu: Thống kê kết quả làm bài kiểm tra và kết quả khảo sát học kỳ 2 của học sinh qua các năm học của các em học sinh lớp 9
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu thông qua mạng internet
Trang 4PHẦN II NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1 Cơ sở lý luận
Sơ đồ hoá là kỹ thuật diễn đạt nội dung kiến thức bài học bằng ngôn ngữ sơ đồ được thể hiện bằng các ký hiệu khác nhau như bảng biểu, đồ thị, mũi tên, bản đồ tư duy…
Ngôn ngữ sơ đồ vừa trừu tượng khái quát cao, có thể diễn đạt bằng sơ đồ hình hoạ trực quan nên sơ đồ có ưu thế tuyệt đối trong việc mô hình hoá cấu trúc cũng như
mô hình hoá lôgic phát triển của sự vật hiện tượng
Phương pháp sơ đồ là phương pháp khoa học sử dụng sơ đồ để mô tả sự vật hoạt động cho phép hình dung một cách trực quan các mối liên hệ giữa các yếu tố trong cấu trúc của sự vật, hoạt động, cấu trúc logic của quy trình triển khai hoạt động giúp con người quy hoạch tối ưu, điều khiển tối ưu các hoạt động
1.1 Đặc điểm của sơ đồ
Sơ đồ thể hiện được toàn bộ nội dung cơ bản của một bài học hay một chương một phần, khi nhìn vào sơ đồ ta thấy rõ nội dung kiến thức chọn lọc nhất, cơ bản nhất của bài học Sơ đồ thể hiện rõ ràng trọng tâm của từng phần, từng bài và của cả chương Do đó sơ đồ là cơ sở để học sinh tái hiện lại kiến thức trong từng bài giảng của giáo viên (hay trong SGK ) Kiến thức trong ý tưởng sơ đồ được sắp xếp theo thứ
tự từng bậc nêu lên trình tự kiến thức của bài thể hiện những kiến thức trọng tâm, cần ghi nhớ và khắc sâu Sự sắp xếp kiến thức là điều kiện quan trọng giúp học sinh nhớ kiến thức tốt hơn
Sơ đồ mang tính lôgíc cao thể hiện rõ ràng, rành mạch trong các mối quan hệ ngang dọc, rẽ nhánh …giữa các cấp độ kiến thức Qua đó người đọc có thể thấy lôgíc của sự phát triển các nội dung giúp cho tư duy của học sinh rõ ràng và dễ nhớ hơn
Sơ đồ có thể sử dụng màu sắc, hình ảnh và âm thanh để mở rộng đào sâu các ý tưởng nhờ tính hấp dẫn của hình ảnh và âm thanh …kích thích mạnh lên hệ thống rìa của não bộ giúp cho việc ghi nhớ được bền lâu và tạo điều kiện thuận lợi để vỏ não phân tích, xử lý và rút ra kết luận hoặc xây dựng mô hình về đối tượng cần nghiên cứu
1.2.Tác dụng của sơ đồ hoá trong dạy học Sinh học
Sinh học là môn học nghiên cứu các đối tượng sống (cấu tạo, quá trình sinh lý, sinh hóa, mối quan hệ giữa các tổ chức sống với nhau và với môi trường) thì sơ đồ hóa là một kênh truyền tải thông tin có những ưu điểm sau:
* Hiệu quả thông tin.
Sơ đồ là một kênh truyền tải thông tin có ưu thế tuyệt đối bởi sơ đồ có tác dụng
mô hình hoá các đối tượng bằng một loại ngôn ngữ vừa trực quan vừa cụ thể và cô đọng
Sử dụng sơ đồ có thể diễn đạt tối ưu mối quan hệ giữa các yếu tố cấu trúc, giữa các chức năng sinh học, giữa cấu trúc với chức năng của đối tượng nghiên cứu
Trang 5Vì vậy dạy bằng sơ đồ có tác dụng nâng cao hiệu quả truyền thông tin nhanh chóng và chính xác giúp học sinh dễ dàng định hướng tập trung vào kiến thức cơ bản,
sự phát triển lôgíc của nội dung bài học và ghi chép dễ dàng hơn ở trên lớp
* Hiệu quả phát triển năng lực nhận thức của học sinh
Sử dụng sơ đồ sẽ phát triển được các thao tác tư duy cơ bản (phân tích,tổng hợp, so sánh trừu tượng hoá, khái quát hoá, hệ thống hoá ) và khả năng hình thành năng lực tự học cho học sinh
Hiệu quả này lớn hơn khi việc sơ đồ hoá thể hiện nội dung tri thức do học sinh tiến hành Vì học sinh phải sử dụng tư liệu sách giáo khoa và tài liệu đọc được để gia công chuyển hoá kiến thức thành sơ đồ, bằng phép gia công biến hoá này sẽ rèn được năng lực tư duy cho học sinh
Sử dụng sơ đồ rất phù hợp với tâm sinh lý học sinh vì nó đơn giản dễ hiểu thay cho việc ghi nhớ lý thuyết bằng ghi nhớ dưới dạng sơ đồ hoá kiến thức Không học sinh nào có thể giữ trong trí nhớ một nội dung chi tiết trong SGK nhưng lại có thể lưu trong bộ nhớ một sơ đồ hình ảnh những hiểu biết về kiến thức đã học
Sơ đồ là một biện pháp giúp học sinh ghi chép ngắn gọn đầy đủ những ý chính làm cơ sở đối chiếu với SGK khi học tập.Vì vậy giáo viên thường xuyên hướng dẫn học sinh tự học bằng sơ đồ sẽ giúp học sinh có thói quen tự học suốt đời một cách khoa học, phát huy tác dụng của SGK và tài liệu tham khảo Sơ đồ là một biện pháp
tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh
Phần kiến thức “Sinh vật và môi trường” là kiến thức nghiên cứu mối quan hệ giữa các sinh vật với sinh vật và sinh vật với môi trường nên việc sử dụng sơ đồ hóa
có thể diễn đạt một cách chặt chẽ các mối quan hệ tương hỗ cũng như hệ thống hóa các khái niệm, các quá trình, các quy luật … kích thích tư duy cũng như khả năng sáng tạo trong việc thiết lập các sơ đồ kiến thức của học sinh
2.Thực trạng của vấn đề
Phần “Sinh vật và môi trường” trong chương trình Sinh học 9 nghiên cứu về mối quan hệ giữa sinh vật với sinh vật và giữa sinh vật với môi trường xung quanh
nó Phần này đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống con người Ngay từ xa xưa khi con người chỉ biết dựa vào tài nguyên thiên nhiên nhờ những hiểu biết về môi trường xung quanh mà họ tồn tại và phát triển … Nói chung mọi hoạt động kinh tế xã hội đều liên quan đến môi trường, nếu không chú ý đến quan hệ đó mà sử dụng thiên nhiên một cách tuỳ tiện, phá vỡ sự cân bằng của các quy luật tự nhiên thì có thể chỉ đạt được một số yêu cầu trước mắt nhưng sẽ gây hậu quả tai hại lâu dài đến môi trường Trên cơ sở đó việc sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên, nắm được những điều kiện cần thiết để thuần hoá cải tạo giống vật nuôi cây trồng là vô cùng cần thiết nhất là đối với tình trạng môi trường hiện nay Do đó nâng cao hiểu biết những kiến thức về môi trường cho học sinh những chủ nhân tương lai của đất nước là rất quan trọng
Kiến thức phần “ Sinh vật và môi trường” là kiến thức sinh thái học có cấu trúc
hệ thống chặt chẽ vì nghiên cứu các hệ thống sống ở các cấp độ khác nhau Do đó nếu
Trang 6sử dụng cách dạy cũ đó là giảng giải, minh hoạ, ghi chép dài dòng thì học sinh nhớ máy móc kiến thức, ít nghiên cứu sách giáo khoa, không sáng tạo trong giờ học, kiến thức thu được rời rạc, không có tính hệ thống, không biết vận dụng vào thực tế và dễ cảm thấy nhàm chán
Học sinh lớp 9 ở lứa tuổi 14 và 15 ở giai đoạn này các em muốn tự khẳng định mình, ưa thích hoạt động tự quản, có năng lực tư duy, phân tích, tổng hợp, có tiềm năng năng động sáng tạo trong học tập Do đó trên cơ sở của bài giảng đã được nghiên cứu giáo viên có thể nâng cao vai trò của học sinh với những dự kiến có định hướng tạo điều kiện cho học sinh tham gia xây dựng bài, có như vậy hiệu quả giờ dạy mới cao Vì vậy sử dụng sơ đồ hoá sẽ giúp chúng ta nâng cao chất lượng và hiệu quả giờ học
Mặt khác trong thực tế hiện nay ở trường THCS nói chung và trường THCS Phú Lộc nói riêng giáo viên chưa biết đặt bài học này trong mối quan hệ với bài học trước thông qua sơ đồ Cách thể hiện nội dung chính của bài học còn dài dòng, nội dung trùng lặp với SGK nên học sinh ngại học, khó nhớ nội dung cơ bản của bài học, không gây hứng thú học tập cho học sinh
Phần lớn học sinh chưa chú trọng đến việc tìm hiểu kiến thức bộ môn Sinh học hoặc chưa biết cách học mà chỉ học thuộc lòng, học vẹt, thuộc một cách máy móc nhưng không nhớ được kiến thức trọng tâm và không biết vận dụng vào thực tiễn, liên kết các nội dung có liên quan với nhau nên dễ quên hoặc kiến thức dài nên các em ngại học
Trong giảng dạy, nhiều giáo viên cũng đã lập bảng biểu vẽ sơ đồ và cả lớp có chung cách trình bày của giáo viên chứ không phải do học sinh tự xây dựng theo cách hiểu của mình nên đa số học sinh chưa biết cách lập sơ đồ hóa đối với môn Sinh học Kiến thức thực tế đặc biệt là những kiến thức về môi trường là rất yếu chưa biết liên
hệ thực tế
Một số gia đình phụ huynh ít quan tâm đến việc học tập của con em mình, việc
sử dụng SGK và làm bài tập ở nhà của học sinh còn hạn chế
Qua khảo sát chất lượng học sinh ở các lớp 9A và 9B năm học 2017 – 2018 ở trường THCS Phú Lộc trong các tiết dạy ở chương I và chương II phần “Sinh vật và môi trường” tôi nhận thấy:
- Đa số học sinh chưa nhớ được kiến thức và chưa biết cách lập sơ đồ hóa kiến thức môn Sinh học
- Kiến thức thực tế đặc biệt là những kiến thức về môi trường là rất hạn chế
- Tỷ lệ học sinh yếu kém nhiều, học sinh khá giỏi ít:
Lớp Sĩ số SLGiỏi% SLKhá% Trung bìnhSL % SLYếu% SLKém%
Trang 73 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
Trên cơ sở thực trạng như vậy, tôi đã đề ra một số giải pháp như sau:
3.1 Giáo viên phải tìm hiểu kỹ nội dung cấu trúc chương trình trong phần
“Sinh vật và môi trường”.
Để sử dụng sơ đồ hoá trong dạy học môn Sinh học trước hết giáo viên phải nắm vững chương trình, cấu trúc của từng mục, từng bài và từng chương Trong mỗi bài học giáo viên cần định hướng cho các em xem mục nào, tình huống nào có thể sử dụng sơ đồ là hợp lý và có hiệu quả nhất Kiến thức phải được mở rộng và liên hệ với thực tiễn đời sống nhằm làm phong phú thêm kiến thức cho học sinh
Đồng thời giáo viên cũng phải xác định rõ nhiệm vụ học tập và các bước thực hiện nhiệm vụ đó, nghĩa là phải xác định cụ thể mục tiêu bài giảng theo chuẩn kiến thức kỹ năng
3.2 Định hướng một số dạng sơ đồ chủ yếu sử dụng trong phần “ Sinh vật
và môi trường”.
Một số dạng sơ đồ chủ yếu :
+ Sơ đồ dạng nhánh.
Sơ đồ dạng này sử dụng để diễn đạt kiến thức giữa cái toàn thể và bộ phận hay những kiến thức thể hiện mục tiêu rèn luyện kỹ năng phân tích - tổng hợp - so sánh
Ví dụ: Các loại môi trường :
Đất Mặn
Môi trường Nước Lợ
Không khí Ngọt
Sinh vật Động vật
Thực vật
Con người
+ Sơ đồ dạng thẳng
Sơ đồ dạng này dùng để diễn đạt kiến thức thể hiện nguyên nhân kết quả hay khái niệm có thể phân tích thành cấu trúc nhỏ hơn
Ví dụ: Các chuỗi thức ăn:
Lúa chuột rắn VSV
Chất mùn bã ĐV đáy cá chép VSV
Trang 8
+ Sơ đồ dạng lưới
Ví dụ : Lưới thức ăn trong một quần xã sinh vật
Nai Hổ
Cỏ Thỏ Cáo VSV
Gà Mèo rừng
+ Sơ đồ dạng bảng biểu
Dạng sơ này dùng để rèn luyện kỹ năng so sánh cho học sinh
Ví dụ: Lập bảng biểu về một số loài sinh vật và môi trường sống của chúng
Sinh vật biến nhiệt
- Giun đất
- Cá
- Thằn lằn bóng đuôi dài
………
- Môi trường trong lòng đất
- Môi trường nước
- Môi trường trên mặt đất-không khí
……
Sinh vật hằng nhiệt
- Chim sẻ
- Chó
-
- Môi trường sinh vật
- Môi trường trên mặt đất-không khí
-
+ Sơ đồ kiểm tra đánh giá.
Ví dụ: So sánh quần thể và quần xã
- Thành phần loài
- Các mối quan hệ
-Chức năng dinh dưỡng
- Phạm vi phân bố
-Cơ chế đảm bảo sự cân
bằng sinh học
- Cá thể
- Sinh sản -Là mắt xích trong chuỗi thức ăn
- Hẹp
- Cơ chế điều hòa mật
độ quần thể
- Quần thể
- Dinh dưỡng
- Tạo lưới thức ăn với nhiều chuỗi thức ăn, nhiều mắt xích thức ăn, đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái
- Rộng
- Khống chế sinh học
+ Sơ đồ câm
Ví dụ: về lưới thức ăn
b c
a e f d
Trang 9+ Sơ đồ khuyết thiếu.
+ Mô hình hoá.
Ví dụ: Sơ đồ quần xãsinh vật
x1, x2, x3 là các quần thể của quần xã Mts x1
x2 x3
+ Sơ đồ tư duy:
Sơ đồ tư duy là hình thức ghi chép nhằm tìm tòi đào sâu, mở rộng một ý tưởng, tóm tắt những ý chính của một nội dung, hệ thống hóa một chủ đề bằng cách kết hợp việc sử dụng hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết Đặc biệt đây là một sơ đồ
mở, việc thiết kế theo sơ đồ là mạch tư duy của mỗi người
Một sơ đồ tư duy thông thường có cấu trúc gồm hai phần chính: Các hình ảnh (hay từ khóa) và các đường nối liên kết chúng với nhau Ở vị trí trung tâm sơ đồ là một hình ảnh hay một từ khóa thể hiện một ý tưởng hay khái niệm chủ đạo Ý trung tâm sẽ được nối với các hình ảnh hay từ khóa cấp 1 bằng các nhánh chính, từ các nhánh chính lại có sự phân nhánh đến các từ khóa cấp 2 để nghiên cứu sâu hơn
Với phương thức tiến dần từ trung tâm ra xung quanh, sơ đồ tư duy khiến tư duy con người cũng phải hoạt động tương tự Từ đó các ý tưởng của con người sẽ phát triển Chẳng hạn, khi bạn đọc một cuốn sách, thay vì chỉ đọc đơn thuần, việc dùng giản đồ trong khi đọc mỗi lần nảy sinh ra được một vài ý tưởng hay ý quan trọng
Khác loài
Ảnh hưởng lẫn nhau
giữa các loài sinh vật
…… ?
… ?
… ?
…… ? , ,
……?
….?
…?
Cùng loài
….?
Trang 10thì chỉ cần thêm chúng vào trong sơ đồ tư duy Việc này làm tăng chất lượng và hiệu quả đọc sách
Ví dụ: Viết sơ đồ tư duy về ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật