1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng dinh dưỡng cho trẻ ở trường mầm non nga thắng

29 198 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 4,42 MB

Nội dung

Việc chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em làtrách nhiệm của mọi gia đình, nhà trường và của toàn xã hội, chính vì thế “Mụctiêu GDMN là hình thành cho trẻ những yếu tố nhân cách đầu tiên c

Trang 1

1 MỞ ĐẦU 1.1 Lý do chọn đề tài

“Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai” Trẻ em sinh ra có quyền được chămsóc và bảo vệ, được tồn tại, được chấp nhận trong gia đình và cộng đồng

Hồ chủ tịch đã dành nhiều tâm huyết cho công tác giáo dục, đặc biệt giànhcho trẻ em những tình cảm vô bờ, Bác thường nhắc nhở: Phải giữ gìn vệ sinhcho các cháu, các cô phải học hành tốt, nuôi dạy các cháu ngoan và khỏe Bác đãnhấn mạnh:’’ Dạy trẻ cũng như trồng cây non tốt, chăm sóc dạy các cháu tốt thìsau này các cháu trở thành người tốt” [1] Nên trẻ em là niềm hạnh phúc của mỗigia đình, là tương lai của dân tộc Việc chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em làtrách nhiệm của mọi gia đình, nhà trường và của toàn xã hội, chính vì thế “Mụctiêu GDMN là hình thành cho trẻ những yếu tố nhân cách đầu tiên của conngười, con người phát triển toàn diện về 5 mặt: Nhận thức, thể chất, ngôn ngữ,tình cảm - xã hội, thẩm mỹ.” [2] Để đạt được mục tiêu giúp trẻ phát triển toàndiện thì ta cần phải kết hợp hài hòa giữa nuôi dưỡng chăm sóc sức khỏe và giáodục đó là điều tất yếu Ngày nay cùng với sự phát triển chung của xã hội, mỗigia đình đều có cuộc sống đầy đủ, sung túc hơn, trình độ dân trí cũng ngày đượcnâng cao Chính vì vậy việc chăm sóc giáo dục trẻ cũng được gia đình và xã hộiđặc biệt quan tâm Vậy quan tâm như thế nào là đúng mực để cơ thể trẻ khỏemạnh, học tốt phát triển cân đối thì trước tiên ta phải có một chế độ ăn uống hợp

lý, khoa học nhằm giúp trẻ ăn uống ngon miệng nhưng luôn đảm bảo vệ sinh antoàn thực phẩm

Tất cả chúng ta đều thấy rõ tầm quan trọng của việc ăn uống, đây là nhucầu hàng ngày, một nhu cầu cấp bách, cần thiết không thể không có, không chỉđơn thuần là giải quyết chống lại cảm giác đói Mà còn giúp cơ thể cung cấpnăng lượng hoạt động, các axit amin, các vitamin, chất khoáng là những chấtcần thiết cho sự phát triển của cơ thể duy trì các tế bào, các cơ quan trong cơ thể.Nếu thiếu hoặc thừa các chất dinh dưỡng nói trên đều có thể gây bệnh hoặc ảnhhưởng bất lợi cho sức khoẻ Muốn có một cơ thể khoẻ mạnh cần ăn uống hợp lý

và được chăm sóc sức khoẻ đầy đủ Ở trẻ em tuổi cơ thể đang phát triển mạnhnhu cầu dinh dưỡng rất lớn, nếu thiếu ăn trẻ sẽ là đối tượng đầu tiên chịu hậuquả các bệnh về dinh dưỡng Ăn uống là cơ sở của sức khoẻ, ăn uống theo đúngyêu cầu dinh dưỡng thì thể lực và trí tuệ phát triển tốt trẻ em mạnh khoẻ học giỏithông minh và phát triển một cách toàn diện

“Hiện nay vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đang là mối quan tâm lớn nhấtcủa toàn xã hội, chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm liên quan đến cả quá trình

từ khâu sản xuất đến khâu tiêu dùng, trên công tác này đòi hỏi có tính liên ngànhcao và là công việc của toàn dân Đối với ngành giáo dục nói chung, trong đóbậc học mầm non đóng vai trò rất lớn đến việc tổ chức khâu an toàn vệ sinh thựcphẩm cho trẻ ăn bán trú tại trường mầm non chính vì vậy việc chăm sóc nuôidưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ là vô cùng quan trọng.” [2]

Việc tổ chức cho trẻ ăn ở các lớp như thế nào để nâng cao được chất lượngbữa ăn của trẻ là vấn đề mà ban quản lý nhà trường cần phải bàn Thực hiệnnhiệm vụ trọng tâm trong năm học 2018 - 2019 của nhà trường là nâng cao chấtlượng nuôi dưỡng trẻ và vệ sinh an toàn thực phẩm, đề phòng ngộ độc thực

Trang 2

phẩm là một vấn đề có ý nghĩa thực tế và vô cùng quan trọng trong trường mầmnon Muốn nâng cao chất lượng dinh dưỡng cho trẻ thì bộ phận nuôi dưỡng phảiđược xây dựng theo khẩu phần thực đơn, các món ăn thường xuyên được thayđổi, thực phẩm chế biến cần phải tươi, sống, rõ nguồn gốc, không có chất bảoquản…để trẻ ăn ngon miệng, tăng sự tiêu hoá, hấp thu giúp trẻ phát triển tốt,giảm tỷ lệ trẻ em bị suy dinh dưỡng, phòng chống các bệnh dịch Từ những quanđiểm trên và qua thực tế tìm hiểu thực trạng chất lượng giáo dục dinh dưỡng và

vệ sinh an toàn thực phẩm trường mầm non cho thấy trình độ chuyên mônnghiệp vụ của giáo viên dinh dưỡng còn nhiều hạn chế trong công tác chế biếnmón ăn, chọn mua thực phẩm, thực hiện công tác vệ sinh trong khi chế biến,việc bảo quản thực phẩm, vệ sinh dụng cụ ăn uống trong bếp ăn bán trú nhàtrường Nên đứng trước những vấn đề trên, bản thân tôi thực sự băn khoăn, trăntrở trong các bữa ăn hàng ngày của trẻ, Làm sao để trẻ ăn không kiêng khem, trẻ

ăn hết suất của mình một cách ngon miêng, không cần thúc ép trẻ ăn và giảmđược tỷ lệ suy dinh dưỡng Vì vậy nâng cao chất lượng dinh dưỡng, vệ sinh antoàn thực phẩm giữ vị trí quan trọng đối với sức khỏe trẻ thơ nó góp phần nângcao sức học tập, lao động của trẻ trong xã hội ngày càng phát triển hiện nay

Chính vì vậy nên tôi chọn đề tài “Một số giải pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng dinh dưỡng cho trẻ ở trường mầm non Nga Thắng - Huyện Nga Sơn - Tỉnh Thanh Hóa Đây là một thông điệp giúp cho toàn thể cộng đồng quan tâm

đến sức khỏe và cùng nhau thực hiện ngày càng tốt hơn trong công tác tổ chứcbán trú đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, chất lượng dinh dưỡng tại trườngmầm non Nga Thắng - Huyện Nga Sơn -Tỉnh Thanh Hóa, nơi tôi đang công tác

1.2 Mục đích nghiên cứu.

- Nhằm nâng cao chất lượng dinh dưỡng bữa ăn cho trẻ

- Nhằm nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục toàn diện về các lĩnh vực giáo dục cho trẻ

- Nhằm tìm tòi, khám phá ra cách chế biến món ăn phong phú hơn, hấp dẫnhơn, mùi vị thơm ngon hơn và phối hợp nhiều loại thực phẩm sẵn có ở địaphương mình, đảm bảo dinh dưỡng hợp lý và vệ sinh an toàn thực phẩm giúp trẻ

ăn ngon miệng, ăn hết xuất, đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cần thiết cho trẻ

- Nhằm nâng cao năng lực quản lý, chuyên môn, kỹ năng sư phạm cho bản thân,đồng thời có kiến thức, phương pháp chỉ đạo cán bộ giáo viên, nhân viên trong nhàtrường hiểu rõ mục đích, nắm vững nội dung, biết cách tổ chức nâng cao chất lượngdinh dưỡng cho trẻ ở trường mầm non Nga Thắng - Huyện Nga Sơn -Tỉnh Thanh Hóa

1.3 Đối tượng nghiên cứu

- Một số giải pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng dinh dưỡng, bữa ăn cho trẻ

độ tuổi nhà trẻ, mẫu giáo tại bếp ăn tập thể trường mầm non Nga Thắng

- Phối kết hợp với các đoàn thể trong và ngoài nhà trường để xây dựng mụctiêu an toàn thực phẩm, tu sửa cở vật chất; Nhà trường với các đối tác ký kết hợpđồng cung cấp thực phẩm

1.4 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý luận

- Phương pháp trao đổi trực tiếp qua thực tiễn

- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế, thu thập thông tin

Trang 3

- Phương pháp kiểm tra đánh giá chất lượng thực phẩm hàng ngày.

- Phương pháp thực hành, trải nghiệm

- Phương pháp tổng kết và rút kinh nghiệm

2 NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1 Cơ sở lý luận sáng kiến kinh nghiệm.

Dinh dưỡng là nhu cầu sống hàng ngày của con người, đặc biệt là trẻ emcần dinh dưỡng để phát triển thể lực và trí tuệ con người lớn lên cần dinh dưỡng

để duy trì sự sống và làm việc, hay nói cách khác dinh dưỡng quyết định sự tồntại và phát triển của cơ thể mà đặc trưng cơ bản của sự sống là sinh trưởng, pháttriển, sinh sản, cảm ứng, vận động, trao đổi chất và năng lượng Con người làmột thực thể sống, nhưng sự sống không thể tồn tại được nếu con người khôngđược ăn, uống Danh y Việt Nam: Tuệ Tĩnh (Thế kỷ XIV) đã từng nói: “Thức ăn

là thuốc, thuốc là thức ăn”.[3]“ Viện dinh dưỡng quốc gia biên soạn: Cẩm nangdinh dưỡng cho trẻ mầm non cho chúng ta biết: Chất dinh dưỡng có vai trò vôcùng quan trọng đối với sức khỏe và sự phát triển của cơ thể Chất dinh dưỡngbao gồm các chất sinh năng lượng và chất không sinh năng lượng Các chất sinhnăng lượng gồm chất đạm, chất béo và chất bột đường Các chất không sinhnăng lượng bao gồm các vitamin, chất khoáng và nước”.[4] “Vì vậy thức ăn,thông qua quá trình hấp thụ và chuyển hóa các chất trong cơ thể Khi cơ thểkhông được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng sẽ không thể phát triển bìnhthường và đó là nguyên nhân gây ra bệnh tật như: Suy dinh dưỡng, còi xương,thiếu máu do sắt,…thiếu sức đề kháng các bênh dịch Theo nghiên cứu cảu Việndinh dưỡng thì ăn uống có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe trẻ Trẻ được nuôidưỡng tốt, ăn uống đầy đủ thì da dẻ hồng hào, thịt chắc nịch và cân nặng, chiềucao đảm bảo Sự ăn uống không điều độ sẽ ảnh hưởng đến sự tiêu hóa của trẻ.Nếu cho trẻ ăn uống không khoa học, không có giờ giấc, thì thường gây ra rốiloạn tiêu hóa và trẻ có thể mắc một số bệnh như tiêu chảy, còi xương, khô mắt

do thiếu Vitamin Vì vậy muốn khỏe mạnh cần được ăn uống hợp lý và đảmbảo vệ sinh an toàn thực phẩm Do đó bữa ăn đối với con người rất quan trọng.Đặc biệt là trẻ em, vì trẻ em lúc này đang trong thời kỳ phát triển mạnh, nhu cầudinh dưỡng rất lớn nếu thiếu ăn trẻ sẽ là đối tượng đầu tiên chịu hậu quả của cácbệnh về dinh dưỡng như: suy dinh dưỡng, còi xương,…

Bên cạnh đó căn bệnh béo phì ở trẻ có xu hướng gia tăng ở khu vực nông thônchúng ta, đây cũng là mối quan tâm của nhiều gia gia đình và nhà trường nhất là lứatuổi mầm non Vì trẻ mầm non lúc này nhu cầu dinh dưỡng của trẻ rất lớn, nếuchúng ta không có khẩu phần dinh dưỡng thích hợp thì dẫn đến trẻ bị béo phì ởtrẻ.Chúng ta biết rằng tình trạng dinh dưỡng tốt của mọi người phụ thuộc vào khẩuphần dinh dưỡng thích hợp thì mới cho chúng ta cơ thể khoẻ mạnh

Nhờ áp dụng dinh dưỡng vào cuộc sống sức khoẻ mà khoa học đã khám phá ratầm quan trọng của dinh dưỡng trong đời sống sức khoẻ con người, mà chế độdinh dưỡng không hợp lý sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ và sự phát triểntoàn diện của trẻ, việc đảm bảo chế độ ăn hàng ngày cho trẻ được an toàn, vệsinh, dinh dưỡng hợp lý cân đối các chất là rất quan trọng và cần thiết trong cácbữa ăn của trẻ Vì vậy căn cứ QĐ số 1246/QĐ-BYT ngày 31 tháng 3 năm 2017

Trang 4

Về việc hướng dẫn thực hiện chế độ kiểm thực ba bước và lưu mẫu thức ăn:Thức ăn khô:100g, Thức ăn lỏng:150ml, thức ăn lưu từ 2°C đến 8°C.[5] Thông

tư số 28/2016/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giáodục và Đào tạo ban hành chương trình Giáo dục mầm non trong đó nhu cầu dinhdưỡng của trẻ bán trú tại trường được quy định đối với trẻ nhà trẻ: 18-36 thángtuổi: 600 -651Kcal, Trẻ Mẫu giáo: 615-726Kcal và chế độ dinh dưỡng và vệsinh an toàn thực phẩm trong trường Mầm Non.[6]

Để chế biến được những món ăn phong phú, thơm ngon, hấp dẫn, đạt tiêuchuẩn về vệ sinh dinh dưỡng cho trẻ đòi hỏi cô nuôi phải luôn luôn tìm tòi, họchỏi, khám phá ra những món ăn ngon mới lạ, hấp dẫn để chế biến cho trẻ ăn tạitrường Phải tuyên truyền, phối kết hợp chặt chẽ với các bậc phụ huynh về côngtác chăm sóc, giáo dục và nuôi dưỡng trẻ

2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.

2.2.1.Thuận lợi:

* Về cơ sở vật chất: Trường Mầm non Nga Thắng nằm ngay khu trung

tâm của xã Là trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ I, theo Quyết định số 36 của

Bộ Giáo dục và Đào tạo, được kiểm định chất lượng năm học 2016 - 2017.Trường kiểm định chất lượng giáo dục đạt cấp độ 2

* Đội ngũ cán bộ QL, giáo viên, nhân viên trong nhà trường.

Quản lý nhà trường chú trọng công tác nâng cao chất lượng nuôi dưỡng vàđảm bảo nhu cầu dinh dưỡng phù hợp từng độ tuổi cho trẻ

Cán bộ, giáo viên, nhân viên nhiệt tình, ham học hỏi, tích cực tham gia họctập qua các lớp đào tạo, tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn,năng lực sư phạm và đoàn kết, nhằm xây dựng nhà trường ngày một vững mạnh

* Về bản thân: Bản thân tôi được phân công phụ trách công tác chăm sóc

-nuôi dưỡng nên tôi không ngừng học hỏi, nâng cao chất lượng -nuôi dưỡng, tìm tòichế biến những món ăn giàu chất dinh dưỡng, phù hợp với trẻ nhà trẻ, mẫu giáo

* Đối với phụ huynh: Nhà trường đã thành lập được Ban chấp hành

(BCH) phụ huynh học sinh nhóm, lớp BCH phụ huynh cùng với nhà xây dựng

kế hoạch hoạt động và thực hiện theo kế hoạch có hiệu quả, phụ huynh toàntrường đều quan tâm chăm lo nuôi dưỡng trẻ và thường xuyên cung cấp thựcphẩm sạch, tươi ngon đảm bảo chất lượng do chính cha mẹ các cháu làm ra

* Đối với trẻ: Trẻ đến trường được học chương trình đúng độ tuổi quy

định, mạnh dạn, tự tin, khoẻ mạnh, các cháu đều ăn bán trú tại trường nên cáchoạt động lồng ghép tích hợp vào môn học vào tất cả các thời điểm trong ngàycủa trẻ được đảm bảo chất lượng và tất cả các trẻ đều được tham gia, qua đó trẻhiểu biết về thực phẩm, lợi ích của việc ăn uống đối với sức khỏe, giữ gìn sứckhỏe và đảm bảo an toàn của bản thân

2.2.2 Khó khăn.

*Về cơ sở, vật chất, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi trong nhà trường:

Trường xa trung tâm huyện, do đó tiền cước vận chuyển thực phẩm đếntrường cũng rất khó khăn

Giá cả thực phẩm biến động cũng ảnh hương đến việc xây dựng thực đơn.Trường thuộc khu vực nông thôn, các bậc phụ huynh trong trường đều xuấtphát từ nhà nông, nên điều kiện kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, mức đóng góp

Trang 5

tiền ăn của các cháu chỉ mới 14.000 đ/ cháu/ ngày.

Số trẻ đầu năm học suy dinh dưỡng cao do dịp nghỉ hè đa số các cháu mẫugiáo nghỉ ở nhà, chế độ ăn ngủ không cân đối, không đúng giờ giấc…

* Đội ngũ cán bộ QL, giáo viên, nhân viên trong nhà trường: Số lượng

giáo viên trên nhóm lớp còn thiếu so với quy định nên cũng ảnh hưởng rất nhiềuđến chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ Giáo viên khi cho trẻ ăn chưa khích lệgiới thiệu món ăn trước khi trẻ ăn để gây phấn khích cho trẻ trong khi ăn

* Đối với phụ huynh: Nga Thắng là 1 xã vùng chiêm trũng, nhân dân chủ

yếu sống bằng nghề trồng lúa nên có nguồn thu nhập thấp có một số gia đình,

bố, mẹ đi làm ăn xa để con ở nhà với ông bà, nên ảnh hưởng rất lớn đến sốlượng cũng như chất lượng nuôi dưỡng

* Về học sinh: Do điều kiện kinh tế khó khăn nên bố mẹ trẻ để con ở nhà

cho ông bà chăm cháu, ông bà cưng chiều cháu không động viên cháu ăn nêncháu ăn ít, lười không ăn thịt, không ăn cá, tôm, rau và hành, không ăn cháo vàchưa có nề nếp, thói quen, văn minh trong ăn uống

2.2.3 Kết quả của thực trạng.

Từ đầu năm học 2018 - 2019 Tôi đã thực nghiệm khảo sát, theo dõi số trẻ

ăn ở 9 nhóm lớp với tổng số cháu ăn là 216 cháu và được đánh giá theo các tiêu

chí sau: (Bảng khảo sát 1 ở phụ lục minh họa.

Qua lần khám sức khỏe ở đầu năm học tôi thấy tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ

còn quá cao so với yêu cầu (Bảng khảo sát 2 ở phụ lục minh họa).

Qua kiểm tra trình độ chuyên CBGV nhân viên, cô nuôi kết quả như sau:

(Bảng khảo sát 3 ở phụ lục minh họa).

Vì vậy nên tôi đã có những biện pháp để nâng cao chất lượng bữa ăn chotrẻ để đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của trẻ

2.3 Các giải pháp tổ chức thực hiện.

2.3.1 Giải pháp 1: Thực hiện tốt công tác bồi dưỡng chuyên môn, chuyên

đề giáo dục dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm, nâng cao năng lực nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên, nhân viên nuôi dưỡng

Trước sự phát triển không ngừng của xã hội và những yêu cầu của giáo dục,

để khắc phục những yếu kém trong công tác đào tạo giáo viên, Ban quản lý nhàtrường đã tạo điều kiện cho cán bộ, giáo viên đi học tập nâng cao trình độ chínhtrị, trình độ chuyên môn nghiệp vụ Giáo dục nâng cao nhận thức của giáo viên là

sự cần thiết và vai trò quan trọng của công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng bằng cáchkhơi sâu lòng tự tôn nghề nghiệp để họ hiểu sâu sắc vai trò, nhiệm vụ của ngườigiáo viên mầm non Từ đó giúp họ có ý thức tự giác quyết tâm phấn đấu rèn luyệnkhông ngừng, mỗi giáo viên cần phải nhận thức được rằng; Ai không luôn họchỏi, phấn đấu, bồi dưỡng sẽ không đảm nhiệm được công việc của người giáoviên Mầm non trong giai đoạn hiện nay Từng giáo viên phải cần phấn đấu vươnlên để khẳng định mình Thành tích của nhiều cá nhân sẽ tạo nên thành tích củatập thể Muốn có chất lượng chăm sóc giáo dục toàn diện không chỉ có một vài cánhân phấn đấu mà phải cả tập thể cùng quyết tâm phấn đấu Làm được như vậythì mới đáp ứng được yêu cầu chuẩn hóa đội ngũ giáo viên mầm non

Trang 6

Nhà trường nghiêm chỉnh các công văn hướng dẫn nhiệm vụ của Phònggiáo dục và Đào tạo của ngành học Mầm non về các hoạt động nuôi dưỡng,chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ.

*Bồi dưỡng về lý thuyết:

Bồi dưỡng nâng cao năng lực giáo viên thông qua việc học tập chuyên đề,học đại học nâng cao trình độ chuyên môn: Hàng năm nhà trường tạo điều kiệncho chị em giáo viên đi dự các lớp chuyên đề phòng giáo dục mở về triển khaitới 100% cán bộ, giáo viên ở trường Năm học 2018 - 2019 tôi cùng với BGH,các tổ chuyên môn cùng thống nhất kế hoạch mở chuyên đề tại trường với cácnội dung như sau: Chuyên đề vệ sinh, giáo dục dinh dưỡng và ATTP, kế hoạchthực hiện các chuyên đề phòng chống suy dinh dưỡng, chuyên đề vệ sinh antoàn thực phẩm

(Hình ảnh 1 CBGV đang học chuyên đề tại trường)

Tổ chức chuyên đề có trọng tâm trọng điểm và phù hợp với nguyện vọngcủa giáo viên Mỗi tháng tổ chức ít nhất 1 chuyên đề, nội dung các buổi chuyên

đề thường xuyên được đổi mới, đáp ứng với yêu cầu của giáo viên Việc bồidưỡng giáo viên không những được thể hiện qua việc đi học tập nâng cao trình

độ chuyên môn nghiệp vụ mà còn được thể hiện qua việc tự học tập, tự bồidưỡng qua bạn bè, đồng nghiệp Để làm được điều đó, nhà trường đã phát độngphong trào tự bồi dưỡng trong tập thể giáo viên nhà trường Tổ chức đọc báo,tập san, tạp chí về chăm sóc nuôi dưỡng vệ sinh an toàn thực phẩm Tổ chứcđọc tài liệu tham khảo Xem băng, hình ti vi đầu đĩa, dự các hoạt động của đồngnghiệp trong trường, các đồng nghiệp trường bạn

a Đối với cô nuôi

Bồi dưỡng kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm cho 100% cô nuôi qua cáclớp tập huấn do Phòng Giáo dục và Đào tạo Huyện phối hợp với Trung tâm y tế,Phòng Y tế huyện tổ chức

Nhà trường tổ chức bồi dưỡng về kiến thức, kỹ năng cho cô cô nuôi ngay từđầu năm học, tổ chức cho đội ngũ cấp dưỡng sưu tầm, đăng ký chế biến món ănmới qua hội thi cấp dưỡng giỏi, chế biến các món ăn, bữa phụ tại trường để chị emhọc tập kinh nghiệm lẫn nhau

Giáo dục kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm cho nhân viên, giáo viên,

về cách xử lý thực phẩm từ khâu chọn nguyên liệu thực phẩm đến chế biến vàbảo quản thực phẩm vì vệ sinh an toàn thực phẩm

Cô nuôi nấu ăn phải kiểm tra sức khỏe 2 lần/năm (6 tháng/1 lần) Thực hiệntốt các biện pháp phòng nhiễm bẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, ngoài ra trongnhà bếp có bảng tuyên truyền 10 nguyên tắc vàng về vệ sinh an toàn thực phẩm,

10 lời khuyên dinh dưỡng hợp lý cho mọi người thực hiện Phân công cụ thể ởcác khâu: Chế biến theo thực đơn, theo số lượng trẻ đảm bảo nhu cầu dinhdưỡng và hợp vệ sinh Để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm khi tổ chức ăn chotrẻ, người chế biến thực phẩm, chia thức ăn cần thực hiện các yêu cầu sau:

Thực hiện rửa tay theo quy định: Đi vệ sinh, tiếp xúc với thực phẩm sống,chạm tay vào rác, sau mỗi lần nghỉ và mỗi khi tiếp xúc với thực phẩm Mặcquần áo bảo hộ động, không để móng tay dài, không đeo đồ trang sức, khônghút thuốc trong khi làm việc Không khạc, nhổ trong khu vực nấu nướng

Trang 7

b Đối với cô giáo

Bản thân là Phó Hiệu trưởng phụ trách nuôi dưỡng tôi luôn tìm tòi để chếbiến được những món ăn ngon, hấp dẫn để khi ăn trẻ cảm thấy ngon miệng và ănhết xuất Để làm được điều đó tôi luôn phối hợp chặt chẽ với giáo viên trên lớpqua đó chúng tôi còn lồng ghép giáo dục dinh dưỡng cho trẻ thông qua các món

ăn Nâng cao chất lượng giáo dục dinh dưỡng chăm sóc trẻ ăn thì cô giáo chuẩn

bị giờ ăn cho trẻ phải đảm bảo yều cầu sau: Chuẩn bị bàn ăn phải sạch sẽ, gọngàng, đủ cho trẻ ngồi, trên bàn phải có đĩa đựng cơm rơi, khăn ẩm để lau tay.Muỗng,bát tô phải đủ so với trẻ

*Đối với thực hành:

- Cô nuôi thực hành dinh dưỡng chế biến các món ăn cho trẻ.

* Chỉ đạo cô nuôi, nhân viên về quá trình chế biến thực phẩm

Trước khi chế biến thực phẩm sống, nhân viên cấp dưỡng rửa dụng cụ: dao, thớt sạch sẽ tránh để nhiễm khuẩn, rêu mốc trên dao thớt

Dụng cụ cho trẻ ăn uống như: bát, thìa, ly… phải được rửa sạch để ráo trướckhi sử dụng Nhân viên chọn nguyên liệu thực phẩm tươi ngon có nguồn gốc rõràng: Ví dụ: Thịt: Phải rõ nguồn gốc, mùi vị bình thường, có màu hồng, thớ thịt nhỏphải có độ rắn…Để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm chúng tôi còn coi trọng đếnkhâu chế biến các món ăn cho trẻ, thực phẩm được chế biến theo một chiều, thức ănsống không để gần thức ăn chín, đảm bảo cho trẻ ăn chín, uống sôi Riêng thựcphẩm phải đảm bảo số lượng, chất lượng có giá cả hợp lý

Nhà trường dù có hợp đồng thực phẩm sạch, đảm bảo yêu cầu vệ sinh theoquy định với các nhà cung cấp thực phẩm nhưng tổ trưởng cấp dưỡng vẫn phâncông từng nhân viên cấp dưỡng trực nhận thực phẩm trong ngày, có nhật xét vềthực phẩm và ký nhận rõ ràng Người không phân sự không được vào bếp

“Kiểm tra nguyên liệu thực phẩm trước khi nhập vào trường học: Thựcphẩm tươi sống, thực phẩm đông lạnh: tên thực phẩm, khối lượng, giấy chứngnhận kiểm dịch động vật; thông tin trên nhãn sản phẩm Loại thực phẩm bao góisẵn, phụ gia thực phẩm: tên sản phẩm khối lượng, kiểm tra nhãn sản phẩm (tênsản phẩm, cơ sở sản xuất, địa chỉ sản xuất, lô sản xuất

Trong quá trình chế biến thức ăn: Người tham gia chế biến: Cần mặc trangphục, mũ, găng tay và rửa dụng cụ: Dao thớt …Thức ăn chín phải đảm bảo đủthời gian và nhiệt độ, không để thực phẩm sống tiếp xúc với thực chín

Trong quá trình sơ chế, chế biến, nếu phát hiện nguyên liệu, thức ăn cóbiểu hiện khác lạ (màu sắc, mùi vị ) cần được kiểm tra, đánh giá và loại bỏ thựcphẩm, thức ăn và ghi rõ biện pháp xử lý [5]

Thực hiện tốt biện pháp phòng tránh ngộ độc bằng cách thường xuyênkiểm tra các thực phẩm của đối tác trước khi ký nhận thực phẩm hàng ngày vàphát hiện những thực phẩm không đảm bảo chất lượng và số lượng

Ngày hội ngày 20/10, ngày 8/3, nhà trường tổ chức thi nấu ăn theo tổ để nhân viên nuôi dưỡng thể hiện tài năng của mình

(Hình ảnh 2: Phòng chia ăn ở trường mầm non Nga Thắng)

- Đối với giáo viên:

Khi ăn cô giáo phải đeo khẩu trang, trong khi cho trẻ ăn cô cần chú ý đếnnhững trẻ biếng ăn để động viên cháu ăn hết suất và lồng ghép kiến thức về giáo

Trang 8

dục dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm vào các hoạt động trong ngày chotrẻ, kỹ năng tự phục vụ của trẻ phù hợp với từng độ tuổi Động viên, khích lệ trẻlàm các công việc nhẹ nhàng, vừa sức, phù hợp với độ tuổi của trẻ Trong quátrình trẻ tự phục vụ, GV quan sát, hướng dẫn trẻ để phòng tránh các nguy cơ mất

Ví dụ: Hôm nay lớp mình ăn cơm với những thức ăn nào? Ngon không?

Bạn nào ăn giỏi? Từ những biện pháp nhỏ này đã giúp trẻ cố gắng ăn hết suất.Lồng giáo dục dinh dưỡng qua các hoạt động:

Tôi lên kế hoạch cho các giáo viên đưa giáo dục dinh dưỡng vào các hoạtđộng, đây là vấn đề quan trọng bởi trẻ thường xuyên được chơi mà học

Ví dụ: Trong giờ đón - trả trẻ là thời gian thuận lợi cho việc tuyên truyền,

giáo dục dinh dưỡng cho trẻ, cho phụ huynh Bằng hình thức hỏi thăm phụhuynh về chế độ ăn uống hàng ngày của trẻ ở nhà, hỏi phụ huynh ở nhà trẻ được

ăn cơm với những thức ăn gì?

Trong các giờ học và hoạt động vui chơi, các cô giáo cần phải giải thích cho trẻthấy được giá trị của từng loại thức ăn, ăn uống đầy đủ sẽ làm cơ thể khỏe mạnh, da dẻhồng hào, thông minh học giỏi, nếu ăn không đủ chất sẽ gầy còm ốm yếu

Kết quả: Bản thân tôi và 100% giáo viên, nhân viên, cô nuôi đã nắm vững

kiến thức về nội dung giáo dục dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm biết vậndụng vào chuyên đề một cách linh hoạt Bản thân biết cách xây dựng được thựcđơn, tính khẩu phần ăn cho trẻ Chỉ đạo nhân viên chế biến một số món ăn, giúptrẻ ăn ngon miệng nhằm mục đích nâng cao dinh dưỡng cho trẻ giúp trẻ cân đối

về chiều cao và cân nặng

Trường đã nhận bằng cử nhân đại học 3 đồng chí giáo viên

Trường phối hợp với công đoàn tổ chức 2 lần hội thi nữ công gia tránh:Nấu các món ăn cho trẻ mầm non đạt kết quả cao

Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm hàng năm không xảy ra ngộ độc

Lồng ghép nội dung vệ sinh an toàn thực phẩm vào chương trình chăm sócgiáo dục trẻ phù hợp theo từng độ tuổi để giám sát công tác vệ sinh nói chung,

vệ sinh an toàn thực phẩm nói riêng thường xuyên theo từng chủ đề cụ thể

2.3.2 Giải pháp 2: Xây dựng thực đơn, tính khẩu phần ăn phù hợp với điều kiện kinh tế và nguyên liệu sẵn có ở địa phương để nâng cao chất lượng bữa

ăn cho trẻ.

Khẩu phần ăn là tiêu chuẩn ăn của một người trong một ngày để đảm bảonhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể và khẩu phần ăncủa trẻ được tính trên phần mềm pms.vietec.com.vn

Trang 9

Vào đầu tháng 8 tôi đã tham mưu với đồng chí Hiệu trưởng nhà trường tổchức họp Ban lãnh đạo nhà trường và Ban đại diện cha mẹ trẻ thống nhất về chế

độ ăn uống, xây dựng thực đơn Chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất đồdùng, thiết bị cho việc tổ chức nuôi dưỡng trẻ Sau đó mời các nhà cung cấpthực phẩm (Cá, tôm, cua, rau, thịt, gạo, trứng, sữa gà, lươn ) về ký hợp đồng.Nguồn thực phẩm cung cấp phải đủ về số lượng, đảm bảo điều kiện vệ sinh antoàn thực phẩm, giá cả hợp lý theo thị trường địa phương

Đảm bảo tính đa dạng về giá trị dinh dưỡng Mỗi bữa ăn không chỉ cần có

đủ các nhóm thực phẩm mà ngay trong cùng nhóm thực phẩm cũng nên thay thếnhiều loại khác nhau kể cả thịt, ngũ cốc hay rau quả Các món ăn cần phong phú

về màu sắc, mùi vị, nấu nướng ở nhiệt độ thích hợp

Xây dựng thực đơn trong thời gian dài nhằm giúp cho việc điều hòa khốilượng thực phẩm, tổ chức công việc chế biến Số bữa ăn và giá trị năng lượngcủa từng bữa theo yêu cầu của từng độ tuổi Nhằm đảm bảo đầy đủ nhu cầu vềnăng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ, đảm bảo vệ sinh an toànthực phẩm trong ăn uống để phòng tránh bệnh tật

Để xây dựng khẩu phần ăn cho trẻ cần đảm bảo nhu cầu năng lượng và các chấtdinh dưỡng cần thiết với tỷ lệ cân đối, hợp lý Cân đối giữa các nhóm chất sinh nănglượng (P-L-G) Cân bằng các chất dinh dưỡng (Protein động vật/Protein thực vật;lipid động vật/ lipid thực vật) Khẩu phần đảm bảo tối ưu các vitamin, chất khoáng(C,A, sắt, kẽm…)Xây dựng dựa trên thực phẩm sẵn có ở địa phương Thực đơn cânđối, hợp lý, đa dạng nhiều loại thực phẩm để cung cấp nhiều các chất dinh dưỡngkhác nhau cho cơ thể Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

Dưới đây là bảng thực đơn, tôi cùng tổ cấp dưỡng đã phối hợp, xây dựng

và hiện đang thực hiện tại trường

Bước 1: Lựa chọn mức năng lượng phù hợp với thực trạng dinh dưỡng của học sinh: Calo cần đạt cả ngày cho 1 trẻ

Năng lượng calo cần đạt theo thông tư 28/2016/TT- BGDĐT: Nhà trẻ : 1000calo; Mẫu giáo: 1320 calo Tỷ lệ các chất cung cấp năng lượng được

khuyến nghị theo cơ cấu nhà trẻ là: P: 13-20%; L: 30-40%; G: 47-50% Tỷ lệcác chất cung cấp năng lượng được khuyến nghị theo cơ cấu trẻ mẫu giáo là: P:13-20%; L: 25-35%; G: 52- 60%

Theo lý thuyết cách tính khẩu phần ăn áp dụng theo tình tự các bước sau:

Bước 2: Lựa chọn tỷ lệ cân đối, hợp lý của các chất cung cấp năng lượng

P-L-G Tỷ lệ suy dinh dưỡng cao ta chọn % năng lượng cung cấp từ lipid khẩuphần cao hơn các trường có tỷ lệ thừa cân béo phì cao Ước tính năng lượngcung cấp từ nguồn protein, lipid và glucid khẩu phần

Dựa vào năng lượng ước tính từ nguồn protein, lipid và glucid khẩu phầntính ra khối lượng cần có của mỗi chất trong khẩu phần Bằng cách chia nănglượng từ nguồn protein và glucid cho 4,1 và năng lượng từ chất béo cho 9,0Khẩu phần nhà trẻ (18-36 Tháng) với mức 600 Kcal bán trú tại trường và tỷ

lệ P-L-G: 18-35-50

Số gram protein cần có trong khẩu phần: (600:100x18):4,1=26,34g)

Số gram lipid cần có trong khẩu phần: (600:100x35):9,0 = 23,33g)

Số gram glucid cần có trong khẩu phần: (600:100x50):4,1= 73,17g)

Trang 10

Khẩu phần mẫu giáo với mức726 Kcal bán trú tại trường và tỷ lệ P-L-G:15-28-55.

Số gram protein cần có trong khẩu phần: (726:100x15):4,1=26,56g)

Số gram lipid cần có trong khẩu phần: (726:100x28):9,0 = 22,59g)

Số gram glucid cần có trong khẩu phần: (726:100x55):4,1= 97,39g)

Bước 3: Lên thực đơn 1 tuần: Thực phẩm tươi ngon, đảm bảo số lượng,

chất lượng

Thực phẩm ngon nhất Thực phẩm sẵn có ở địa phương

Tô màu cho các món ăn bằng các màu sắc khác nhau của thực phẩm đểkích thích trẻ hứng thú với món ăn, đồng thời đem lại giá trị dinh dưỡng (chọnnhiều thực phẩm kết hợp)

Bước 4: Chọn và tính thực phẩm cần có để đạt khẩu phần dự tính.

Dựa vào bảng thành phần dinh dưỡng của thực phẩm để tính lượng thựcphẩm cần có cho khẩu phần

Tính lượng gạo và thực phẩm giàu đạm cho 1 xuất ặn

Bổ sung vitamin, chất khoáng bằng các loại rau

Bổ sung cho đạt năng lượng với dầu mỡ và đường

Tính toán và cân đối các thực phẩm sao cho khẩu phần đạt tiêu chuẩn vềnăng lượng sự cân đối giữa các chất cung cấp năng lượng, giữa thực phẩmnguồn gốc động vật và thực vật phù hợp với mức tiền ăn của trẻ” [5]

Sau khi xác định được khẩu phần ăn cho 1 trẻ nhà trẻ hoặc 1 trẻ mẫugiáo/ngày rồi thì tuỳ thuộc số cháu ăn cả ngày đó/trường là bao nhiêu chúng tachỉ thực hiện nhân 1 trẻ với tổng số cháu ăn trong ngày sẽ được số lượng cụ thểcho từng loại thực phẩm giúp cho người đi chợ hoặc người tiếp phẩm có sốlượng chính xác để tổ chức sơ chế và nấu ăn cho trẻ đảm bảo một cách tuyệt đối,chống thất thoát, dư thừa hoặc chi âm tiền ăn của trẻ; tổng hợp vào sổ theo mẫucủa Sở GD&ĐT dễ dàng

Được sự quan tâm của Sở Giáo dục và Đào Tạo, Phòng Giáo dục và Đàotạo huyện Nga Sơn đã tổ chức những buổi tập huấn trực tuyến về chăm sóc nuôidưỡng Thực hiện xây dựng thực đơn trên máy tính bằng phần mềmPMS.vietec.com.vn giúp nhà trường rút được nhiều kinh nghiệm và có nhiềuthực đơn mẫu, căn cứ vào mục thực đơn mẫu để đặt hàng rồi làm bảng điều trathực tế

Chọn thực phẩm theo mùa, phối hợp nhiều loại thực phẩm, trung bình chọn

và sử dụng khoảng 5 - 6 loại thực phẩm/ngày Trong mỗi bữa ăn của trẻ phải có

đủ 4 nhóm thực phẩm, các loại thức ăn trong mỗi nhóm cũng phải thay đổi từngbữa, từng ngày, từng món ăn cũng cần hỗn hợp nhiều loại thực phẩm vì mỗi loạithực phẩm cung cấp một số chất dinh dưỡng, nếu hỗn hợp nhiều loại thức ăn, ta

sẽ có thêm nhiều chất dinh dưỡng và các chất bổ sung cho nhau ta sẽ có bữa ăncân đối, đủ chất, giá trị sử dụng sẽ tăng lên Chú ý bổ sung dầu, đường, muối để

đủ chất cân đối phù hợp với tiền ăn mà cha mẹ trẻ đóng góp Mức thu tiền ănđược điều chỉnh hàng năm phù hợp với giá cả thực phẩm, để đảm bảo chất lượngbữa ăn của trẻ, mức thu hiện nay nhà trường thu là 14.000 đồng/ngày/cháu

Một khẩu phần ăn cân đối sẽ giúp cho cơ thể có đủ năng lượng các chất dinhdưỡng cần thiết cho sự phát triển, duy trì sự sống và làm việc, vui chơi giải trí

Trang 11

Nếu ăn nhiều mà không hoạt động dẫn đến thừa năng lượng gây ra hiện tượngbéo phì, nếu để trẻ đói ăn không đủ chất, đủ lượng trẻ sẽ mệt mỏi, kém hoạt động

và dẫn đến hiện tượng trẻ bị suy dinh dưỡng Vì vậy mà tôi yêu cầu nhân viênphải tính khẩu phần ăn cho hợp lý đảm bảo cân đối giữa năng lương ăn vào, nănglượng tiêu hao

Nhà trường phối hợp với Công đoàn tổ chức trồng rau xanh cung cấp rausạch cho bếp ăn của trẻ, sưu tầm món ăn, xây dựng thực đơn, cải tiến chế biếnmón ăn phù hợp với trẻ góp phần cung cấp dinh dưỡng và cải thiện bữa ăn chotrẻ luôn đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm

(Hình ảnh 3 CB đoàn viên đang trồng rau)

Kết quả: Với cách tính thực đơn tổng hợp theo ngày của trẻ nhà trẻ và mẫu

giáo sẽ đảm bảo định lượng kcalo trong ngày ở trường là: 600 - 651 kcalo đốivới cháu nhà trẻ và 615 - 726 Kcalo đối cháu mẫu giáo và cách xây dựng thựcđơn trên đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho trẻ

Xây dựng khẩu phần ăn hợp lý cho từng bữa ăn phù hợp với địa phương,với tình hình kinh tế của nhân dân

Công đoàn đã trồng được 460kg rau quả cho học sinh với số tiền:4.000.000đ (Bốn triệu đồng)

Kiểm tra bếp: Trung tâm y tế dự phòng kiểm tra và công nhận đạt bếp vệsinh an toàn thực phẩm

2.3.3 Giải pháp 3: Lựa chọn thực phẩm đảm an toàn, phù hợp với lứa tuổi mầm non và thực hiện tốt vệ sinh an toàn thực phẩm.

Trong những năm gần đây nền kinh tế của nước ta chuyển sang cơ chế thịtrường bởi vậy đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao, nhưng sen vào đó

là các loại thực phẩm không rõ nguồn gốc hoặc các sản phẩm mà nhà sản xuất,chế biến đã sử dụng các chất phụ gia như: phẩm màu, đường hóa học, chất kíchthích tăng trưởng vào các loại rau, quả, cây, con vật chế biến thức ăn sẵn nhưthịt quay, giò, chả, thịt nướng…vì vậy là một cán bộ quản lý nuôi dưỡng tôi phảihợp đồng với chủ sản xuất giết mổ, nuôi trồng thủy sản, khuyến khích cán bộgiáo viên, nhân viên trong nhà trường trồng rau, củ quả sạch cung cấp cho nhàtrường để ký kết hợp đồng chặt chẽ để đảm bảo sức khỏe cho các cháu trongtrường mầm non

* Sau đây là một số cách lựa chọn thực phẩm tươi ngon tôi đã thực hiện:

Thịt là nguồn thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao được xếp vào thức ăn nhóm

1, đồng thời là loại thức ăn dễ chế biến dưới nhiều hình thức khác nhau Vì vậytrong gia đình, trường mầm non sử dụng thường xuyên hàng ngày trong chế biếncác món ăn và xây dựng thực đơn ăn

Đối với thịt gia súc, gia cầm như: Thịt gà, thịt lợn, thịt bò,…

+ Đối với thịt lợn: chúng ta cần lựa chọn những chủ cửa hàng tin cậy, uy tín,

chọn thịt có mỡ mầu trắng tinh và thịt nạc có màu đỏ tươi hoặc không có màu lạkhác, bề mặt của thịt phải khô không nhớt, độ đàn hồi cao, mùi thơm tự nhiên…

+ Đối với thịt gà: Ta chọn những cửa hàng uy tín, chọn thịt mền dẻo, thớ

thịt săn chắc, đầu sườn có màu trắng hồng, da thịt mỏng có màu vàng tự nhiênkhông có nốt thâm tím ở ngoài da

+ Đối với thịt bò: ta nên chọn thịt có màu đỏ tươi, mỡ màu vàng nhạt, thớ

Trang 12

thịt nhỏ săn chắc, mềm dẻo có mùi thơm đặc trưng.

Trước khi mang chế biến thực phẩm cho trẻ thì chúng ta phải rửa sạch sau

đó thái nhỏ và cho vào cối xay nhỏ (tuỳ từng độ tuổi) Thực phẩm được sơ chế ởtrên bàn hoặc bệ sạch để đảm bảo vệ sinh

- Đối với các loại hải sản như: Tôm, cua, cá,…rất tốt cho con người chúng

ta và đặc biệt là trẻ thơ vì nó cung cấp can xi, chất đạm làm cho xương của trẻchắc khỏe hơn và không bị bệnh còi xương

+ Đối với Tôm: Nên chọn những con còn sống, mình của tôm phải trắng

trong khi sơ chế phải làm sạch, bóc vỏ, đầu Đầu và râu tôm dùng để nấu canh

+ Đối với cá: Ta nên chọn những con cá bơi khoẻ, còn vẩy không bị chảy

sước Khi sơ chế chúng ta chúng ta nên đập chết cá và đem rửa sạch, đánh vẩycho nồi luộc sau đó gỡ bỏ xương, sau đó phần đầu và phần xương dã nhỏ lọc lấynước nấu canh, nấu dấm

*Ngoài việc lựa chọn các thực phẩm cung cấp chất đạm chúng ta còn phải lựa chọn những thực phẩm cung cấp chất Vitamin và các khoáng chất như: rau, củ, quả.

+ Đối với rau: Chúng ta cần hợp đồng với các hộ gia đình chuyên trồng

rau, củ sạch: chọn rau, củ phải tươi ngon, không bị dập nát và úa vàng

Chúng tôi còn tăng gia trồng rau tại trường để phục vụ nấu ăn cho trẻ bảođảm 100% vệ sinh an toàn thực phẩm

+ Đối với hạt, quả: khi mua chúng ta cần phải loại bỏ thực phẩm mốc, mọt.

Nhất là khi chọn gạo, lạc, vừng, nên chọn những loại gạo ngon, không có mẩytrấu, không có sạn, không có mọt, không có mùi hôi, không bị mốc,…

+ Đối với bún và bánh phở tươi: cần chọn nhà cung cấp có uy tín và tin

cậy, cam kết không có chất bảo quản, hàn the, bánh phở không có mùi chua,…

+ Đối với thực phẩm làm gia vị: như nước mắm, dầu,…khi mua chúng ta

nên chú ý đến hãng sản xuất có thương hiệu và thời hạn sử dụng của sản phẩm

để đảm bảo được an toàn

Để làm tốt việc này tôi yêu cầu nhà bếp lên lịch vệ sinh hàng ngày, hàngtuần, hàng tháng thực hiện đúng lịch

Nhà bếp hàng ngày phải vệ sinh dụng cụ nấu ăn, chia thức ăn, dụng cụ ănuống như: Tô, muỗng, nồi…hàng ngày phải được rửa sạch, phơi khô dưới ánhnắng, nhúng nước sôi dụng cụ dựng thức ăn cho trẻ Hàng tuần tổng vệ sinh nhàbếp, khơi thông cống rãnh

Để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm chúng tôi còn coi trọng đến khâuchế biến các món ăn cho trẻ, thực phẩm được chế biến theo một chiều, thức ănsống không để gần thức ăn chín, đảm bảo cho trẻ ăn chín, uống sôi Riêng thựcphẩm phải đảm bảo số lượng, chất lượng có giá cả hợp lý

Ví dụ: Thịt phải rõ nguồn gốc, có màu hồng, thớ thịt nhỏ phải có độ rắn

Kết quả: Qua việc nghiên cứu đề tài trên tôi đã rút ra cho mình một số kinh

nghiệm về lựa chọn thực phẩm, tôi đã rút ra bài học cho bản thân áp dụng vàoviệc lựa chọn thực phẩm cho gia đình mình và nhà trường, để chế biến những

món ăn ngon cho các cháu trong trường mầm non Nga Thắng.

Tuyên truyền cho 216 phụ huynh biết lựa chọn thực phẩm sạch cho gia đình

(Hình ảnh 4: Giao nhận thực phẩm từ nhà cung cấp)

Trang 13

2.3.4 Giải pháp 4: Cách chế biến món ăn cho trẻ mầm non giúp trẻ ăn ngon miệng.

Như chúng ta đã thấy quá trình phát triển của trẻ được phân chia ra nhiềuthời kỳ và giai đoạn khác nhau Nên việc chế biến các món ăn cho trẻ cũng phảituân theo các thời kỳ và giai đoạn khác nhau để phù hợp với từng độ tuổi đảmbảo cho quá trình hấp thụ các chất dinh dưỡng để nuôi sống cơ thể, ở đây việcchế biến các món ăn cho trẻ Mầm non, đòi hỏi cô nuôi phải hiểu rõ nhu cầu dinhdưỡng của từng độ tuổi để có thể đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ mộtcách phù hợp, giúp trẻ phát triển thể chất tốt nhất

Với trách nhiệm là Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn nuôi dưỡng tôiluôn nhắc nhở chị em trong tổ nuôi luôn coi trọng công tác chế biến món ăn chotrẻ sao cho phù hợp với trẻ Khi chế biến các thực phẩm như rau, củ, quả chúngtôi phải thái như hình hạt lựu để trẻ dễ ăn

Khi chế biến chúng ta cần chú ý thực phẩm gần chín thì chúng ta mới đượccho gia vị, nếu cho sớm thì mất tác dụng của muối I ốt, nếu thực phẩm mà đểchín quá cũng không tốt sẽ mất hết các Vitamin chứa trong rau, củ, quả, thức ănchín quá cũng dễ có mùi nồng làm cho trẻ khó ăn, dẫn đến trẻ ăn không ngonmiệng và không ăn hết suất, chất dinh dưỡng trong thức ăn giảm Các thực phẩmrau, củ, quả trước khi nấu chúng ta xào sẽ làm cho rau, củ, quả mềm ra giúp trẻ

Canh khoai môn, nấu thịt

Bữa chiều: Phở bò, sữa

Bữa trưa: Trẻ mẫu giáo: Cơm Thịt đúc trứng

Đậu xào thịt

Canh khoai môn, nấu thịt

Bữa chiều: Phở bò, sữa

Để chế biến được món: Thịt đúc trứng thì tôi cần sử dụng nguyên liệu sau:Thịt tươi, trứng vịt, nấm hương, dầu thực vật, bột canh, nước mắm, hạt nêm,…Trước khi bắt tay vào chế biến Tôi đem các thực phẩm đó rửa sạch rồi sơchế: Thịt rửa sạch thái miếng nhỏ băm nhỏ rồi tẩm ướt gia vị

Trứng đập bỏ vỏ và trộn thịt với trứng khuấy tan đều

Nấm hương, đem ngâm nước ấm rồi rửa sạch, xay nhỏ bỏ vào thịt trứng rồikhuấy đều

Lấy chảo bắt lên bếp đun nóng chảo đổ dầu vào đun sôi rồi đổ thịt trứng vàrán, khi nhìn thấy bề mặt trứng vàng thì ta lật mặt bên kia và rán vàng là ra

Để món ăn thêm phần hấp dẫn và để dễ ăn tôi đã chế biến thêm nước sốt đểrưới lên mặt của thịt trứng giúp trẻ ăn ngon miệng và dễ ăn

Với món lạc vừng đem lạc, vừng rang chín lên, bóc vỏ lụa, say nát bỏ ítmuối bột canh…

“Với món khoai môn nấu thịt Tôi chọn các thực phẩm sau: Khoai môn, thịtlợn, Tôm tươi, rau nhút, miếng gừng…

Trang 14

Tôi đem những thực phẩm đã lựa chọn rửa sạch và sơ chế: Thịt thái nhỏbăm thịt với củ hành, tôm luộc qua bóc bỏ vỏ lấy nõn tôm băm nhỏ đem tẩm ướtgia vị với thịt, khoai môn gọt vỏ rửa sạch sắt miếng nhỏ bằng ngón tay, rau nhútnhặt bỏ chỗ già, lấy khúc non, sắp lại cho bằng rồi bóp nhẹ hơi giập cọng rau đểsẵn Bắc xoong lên bếp lửa đập vài tép tỏi cho vào mỡ xào sơ, đổ khoai môn vàoxào, cho nước sôi vào nấu chín, bỏ thịt và tôm vào xoong nấu khi nước sôi đềuthì bỏ rau nhút vào, nêm vừa ăn, nhấc xuống, bỏ gừng băm nhỏ vào, cho hành,mùi tàu vào cho thơm rồi bắc ra”

Đậu xào thịt: Tôi cần đậu leo, hành mùi, thịt vai…Đậu tôi tước 2 bên quảđậu, rửa sạch, cắt ngắn chéo quả đậu, thịt rửa sạch băm nhỏ ướp gia vị: Bắc chảolên bếp đun nóng chảo đổ dầu vào đun sôi rồi cho thịt vào xào tái thịt rồi chođậu vào xào tới khi đậu thịt chín cho rau thơm vào rồi bắc ra

Phở bò: Với món Phở bò thì tôi cần những nguyên liệu sau: Xương bò,miếng gừng, thịt bò loại:I, hồi hương, xương ống lợn, chút quế, đinh hương,bánh phở, hành lá tiêu, rau thơm…Giống như các món ăn trên đầu tên tôi đemcác thực phẩm rửa sạch, ngâm, rồi thái hoặc xay nhỏ

Xương và thịt bò ngâm một lát rồi rửa sạch, giã gừng hòa với rượu trắng đổvào xương và thịt để lấy hết mùi hôi rồi rửa lại bằng nước ấm

Nước đun sôi bỏ xương và thịt vào hầm Nướng mấy củ hành cho thơm vàlát gừng cho vào nồi, hồi hương, chút quế, đinh hương rang lên gói vào miếngvải buộc chặt cho vào nồi xương

Nước hầm xương phải nếm mắm muối cho vừa miệng, có bọt vớt ra

Bánh phở xắt mỏng trụng nước sôi cho mềm rồi bỏ ra xoong cho hành tỏitươi rau thơm cắt nhỏ vào, Nước hầm xương đun sôi đổ vô xoong bánh phở khi ăn cần cho thêm tiêu, bột ngọt…món này cần dùng ăn nóng mới ngon Đểphở bò ăn ngon và tôi đã cho trẻ uống thêm cốc sữa để giúp trẻ ăn ngon, dễ ăn

và lại rất tốt cho sức khoẻ

Qua quá trình nghiên cứu cho Tôi thấy rằng để chế biến được một món ănngon, đủ chất thì chúng ta phải trải qua biết bao cung đoạn, theo tôi chúng ta cầntuân thủ chế biến theo qui trình bếp một chiều: từ thực phẩm sống làm sạch rửa thái nhỏ nấu chín chia ăn,…Đây là một quá trình rất phù hợpcho công tác chế biến, nó giúp chúng ta rút ngắn được thời gian và công sức màđảm bảo được vệ sinh an toàn thực phẩm Khi chế biến thực phẩm xong chúng

ta cần đậy vung lại để đảm bảo không cho các vi khuẩn xâm nhập vào thức ăn.Chế biến món ăn ngon miệng rồi chưa đủ, để giúp trẻ hôm nào cũng thíchthú với giờ ăn, ăn ngon miệng và hết suất thì Tôi đã phải thường xuyên thay đổicách chế biến món ăn sao cho phù hợp với trẻ, phù hợp với nguồn thực phẩm địaphương, tạo cho trẻ cảm giác ngon miệng khi ăn

* Sau đây là các món ăn mà tổ nuôi dưỡng thường xuyên chế biến cho các cháu tại trường mầm non Nga Thắng - Huyện Nga Sơn - Tỉnh Thanh Hóa và tuyên truyền cho các bậc phụ huynh chế biến cho trẻ ăn ở nhà.

a Món Súp hến món ăn ngon hấp dẫn giàu chất dinh dưỡng và tốt cho

hệ niễm dịch của trẻ mầm non.

* Nguyên liệu:

- Thịt hến đã tách vỏ: 300g, Tôm đất: 500g, Thịt cua: 200g Cà rốt: 1 củ,

Ngày đăng: 08/08/2019, 15:49

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w