1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số biện pháp để góp phần làm tốt công tác chủ nhiệm lớp 1 ở trường tiểu học nga phú nga sơn

24 105 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 9,23 MB

Nội dung

Người giáo viên Tiểu học là một người thầy tổng thể, không chỉ “dạy chữ” màcòn “dạy người”, không những là người dẫn dắt đưa các em vào thế giới tri thức,khoa học, văn hoá, nghệ thuật mà

Trang 1

1 MỞ ĐẦU 1.1 Lý do chọn đề tài

Khi bàn về vai trò giáo dục trong sự phát triển nhân cách con người, Bác

Hồ đã nói:

Theo quan niệm của Bác, con người ta khi mới sinh ra vốn bản chất là tốt,nhưng sau do ảnh hưởng của giáo dục và môi trường sống cùng sự phấn đấu, rènluyện của mỗi cá nhân mà hình thành những con người thiện, ác khác nhau Do

đó, giáo dục là một nhiệm vụ vô cùng cần thiết

Như chúng ta đã biết, “Giáo dục Tiểu học nhằm giúp học sinh hình thànhnhững cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ,thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học Trung học cơ

sở” (Theo Điều 27 - Luật Giáo dục -2005) Để thực hiện các nhiệm vụ đó không

ai khác là những người thầy, người cô - những người “lái đò” cần mẫn khôngquản khó khăn, mệt mỏi trên “con thuyền tri thức”

Người giáo viên Tiểu học là một người thầy tổng thể, không chỉ “dạy chữ” màcòn “dạy người”, không những là người dẫn dắt đưa các em vào thế giới tri thức,khoa học, văn hoá, nghệ thuật mà còn có nhiệm vụ xây dựng tập thể, tổ chức các hoạtđộng khác của học sinh để giúp các em mở rộng tri thức, rèn luyện kĩ năng, giáo dục

ý thức và ứng xử, thoả mãn nhu cầu và hứng thú, phát triển năng lực (Tham khảo tài liệu Module TH 34 - Công tác chủ nhiệm lớp ở trường Tiểu học)

Với lứa tuổi học sinh ở bậc Tiểu học nói chung và lớp 1 nói riêng là lứatuổi ngây thơ, trong trắng Trẻ dễ dàng tiếp thu cái hay, cái đẹp nhưng cũng dễ

bị lôi kéo vào những việc làm không đúng Trong tâm trí trẻ nếu không có giáodục sớm, trẻ cũng tiếp thu một cái gì đó ngoài dự kiến của chúng ta Những cái

đó nếu là điều sai trái, việc giáo dục lại khó khăn gấp bội Kinh nghiệm của ôngcha xưa đã đúc kết:

" Bé không vin, cả gãy cành!"

Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy lớp 1, trước hết phải xác định đượcvai trò của mình Bên cạnh việc giáo dục đạo đức và truyền thụ kiến thức chohọc sinh, giáo viên chủ nhiệm lớp còn phải quản lý việc học tập và rèn luyện củahọc sinh

Trong thực tế cũng có giáo viên đến trường chỉ quan tâm nhiều đến việcdạy, chưa quan tâm đến việc hình thành nề nếp và tìm hiểu tình cảm cuộc sốngcủa các em… Do đó, chất lượng giáo dục chưa đồng đều, vẫn còn nhiều họcsinh chưa ngoan Để có một lớp học sinh ngoan, chịu khó học tập, đội ngũ tựquản tốt, biết vâng lời thầy cô, biết yêu quý bạn bè, biết giúp đỡ bạn khi gặp khókhăn, biết giữ gìn của công, biết giao tiếp, ứng xử văn minh, lịch sự…thì ngườithầy, người cô cần phải làm gì cho có hiệu quả ?

Vậy phải làm thế nào để làm tốt công tác chủ nhiệm lớp? Đó là một câuhỏi khó không phải ai cũng tìm được câu trả lời Từ những vấn đề trăn trở nêu

trên, bản thân tôi đã nghiên cứu, tìm tòi và rút ra: “Một số biện pháp để làm tốt công tác chủ nhiệm ở lớp 1A Trường Tiểu học Nga Phú Nga Sơn”

“Hiền dữ phải đâu là tính sẵn Phần nhiều do giáo dục mà nên”

Trang 2

1.2 Mục đích nghiên cứu

- Nghiên cứu lý luận và thực trạng của công tác chủ nhiệm lớp, lựa chọnnhững giải pháp thích hợp để nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác chủnhiệm lớp góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh lớp 1

1.3 Đối tượng nghiên cứu

- Nghiên cứu tâm lí đối tượng học sinh lớp 1 để tìm ra biện pháp tốt nhấtgiáo dục học sinh trong công tác chủ nhiệm lớp

- Tập thể học sinh lớp 1A Trường tiểu học Nga Phú Nga Sơn

- Nghiên cứu mọi hoạt động liên quan đến công tác chủ nhiệm lớp

1.4 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp quan sát: Quan sát các hoạt động, biểu hiện tâm lí của họcsinh lớp 1

- Phương pháp điều tra, thu thập thông tin: Điều tra, thu thập các thông tincủa từng phụ huynh, học sinh trong lớp

- Phương pháp trao đổi: Dùng để trao đổi với các đồng nghiệp có kinhnghiệm; trao đổi với học sinh; trao đổi với phụ huynh…

- Phương pháp trải nghiệm: Thông qua thực tế tình hình trên lớp để tìm racái tốt để phát huy, cái hạn chế để khắc phục

2 NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm

2.1.1 Đặc điểm tâm lý và nhận thức của học sinh lớp 1.

Giáo dục đạo đức, hình thành nhân cách, phát triển tư duy và nhận thứccủa học sinh là mục tiêu và là nhiệm vụ hàng đầu của nhà trường phổ thông.Giai đoạn học sinh ở bậc tiểu học nhất là giai đoạn lớp 1 với học sinh là hết sứcquan trọng Đây chính là giai đoạn nền móng của quá trình phát triển năng lực tưduy và đặc biệt là quá trình phát triển nhân cách của học sinh sau này So vớituổi mẫu giáo, nội dung và tính chất hoạt động cũng như mối quan hệ giao tiếp,quan hệ xã hội của học sinh Tiểu học nhất là học sinh lớp 1 đã có những thayđổi cơ bản Học tập trở thành hoạt động chủ đạo Nhưng tư duy của các em vẫncòn mang tính trực quan, cụ thể Các em rất ham hiểu biết, thích bắt chước, hiếuđộng, chưa biết tập trung lâu sự chú ý vào một cái gì đó Do đó, các em dễ nhớ

nhưng cũng mau quên (Tham khảo tài liệu Tâm lí lứa tuổi và tâm lí học sư phạm).

Học sinh lớp 1 còn rất non nớt, các em sống trong những gia đình có hoàncảnh khác nhau, nếp sống khác nhau nên nhận thức và nếp sống cũng khác nhau

2.1.2 Vai trò và nhiệm vụ của công tác chủ nhiệm

Như chúng ta đã biết, Bộ giáo dục đã ban hành một số Quyết định, Thông

tư quy định đối với Công tác chủ nhiệm lớp như Quyết định số BGDĐT về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học, Thông tư số 43/2012/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về Ban hành điều lệ thi giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi giáo dục phổ thông và giáodục thường xuyên Điều đó chứng tỏ rằng công tác chủ nhiệm lớp có vai trò rấtquan trọng trong nhà trường nhất là trường Tiểu học

Trang 3

14/2007/QĐ-Công tác chủ nhiệm lớp là một nội dung về chuyên môn nghiệp vụ của giáoviên tiểu học Công tác chủ nhiệm quyết định chất lượng dạy và học của giáo viên

và học sinh Làm tốt công tác chủ nhiệm tức là người giáo viên đã hoàn thành tốtviệc giảng dạy các bộ môn và tổ chức giáo dục, rèn luyện đạo đức cho học sinh.Đặc biệt trong nhà trường tiểu học, vai trò của người giáo viên chủ nhiệm hết sứcquan trọng Giáo viên chủ nhiệm thay mặt nhà trường quản lý điều hành lớp, trựctiếp giáo dục tư tưởng đạo đức, hình thành nhân cách cho học sinh; là cầu nốigiữa ba môi trường giáo dục gia đình, nhà trường và xã hội nhằm thực hiện mục

tiêu giáo dục toàn diện học sinh một lớp học (Tham khảo tài liệu Module TH Công tác chủ nhiệm lớp ở trường Tiểu học)

2.2 Thực trạng trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.

2.2.1 Đặc điểm tình hình Trường Tiểu học Nga Phú Nga Sơn

Trường Tiểu học Nga Phú Nga Sơn là trường Tiểu học có bề dày thành tíchtrong công tác giáo dục Dưới sự lãnh chỉ đạo sát sao, tận tình của Ban giám hiệu nhàtrường, thành tích dạy và học của giáo viên và học sinh không ngừng nâng cao trongcác năm học Chất lượng giáo dục của các hoạt động phong trào khác ngày càng đilên Nhà trường luôn được phụ huynh học sinh tin yêu, tín nhiệm

Tuy nhiên, bên cạnh đó một khó khăn không nhỏ ảnh hưởng đến công tácchủ nhiệm lớp đó là toàn xã có gần 70% số dân theo đạo thiên chúa Điều kiệnkinh tế xã hội còn nhiều khó khăn, nhiều phụ huynh phải đi làm ăn xa, học sinhphải ở với ông bà đã ảnh hưởng không nhỏ đến ý thức tự giác trong học tập cũngnhư trong rèn luyện của các em

2.2.2 Thực trạng công tác chủ nhiệm lớp ở Trường Tiểu học Nga Phú Nga Sơn.

a Về phía giáo viên:

Giáo viên chủ nhiệm nhận được sự chỉ đạo, quan tâm sâu sát của Bangiám hiệu, của Công đoàn giáo dục cơ sở cùng sự giúp đỡ của tất cả các banngành trong Hội đồng sư phạm nhà trường Đội ngũ các thầy cô giáo nhiệt tình,yêu nghề và trách nhiệm cao, chuyên môn vững vàng Nhà trường luôn đặt mụctiêu giáo dục đạo đức, nhân cách cho học sinh lên hàng đầu “ Tiên học lễ - Hậuhọc văn” Chính vì vậy, làm tốt công tác chủ nhiệm lớp luôn được phần lớn cácgiáo viên trong trường chú trọng

Song không phải giáo viên chủ nhiệm nào cũng nhận ra được điều đó.Vẫn còn có một số giáo viên chưa coi công tác chủ nhiệm là việc làm quan trọngđối với bậc học này

- Một số giáo viên chủ nhiệm lớp vẫn còn nặng về “dạy chữ” hơn “dạyngười” Trong quá trình giảng dạy, giáo viên chỉ tập trung động viên các em họctập tốt mà quên đi việc động viên khuyến khích các em có tinh thần giúp đỡtương trợ bạn trong học tập, vui chơi cũng như trong sinh hoạt khác

- Một số giáo viên chủ nhiệm chưa thật sự sát sao với hoạt động của lớp.Giáo viên chưa nắm vững tâm lý học sinh, thường có thiện cảm với học sinhkhá, giỏi và nặng nề ngôn ngữ với những học sinh yếu kém; chưa gần gũi, tìmhiểu tâm tư nguyện vọng và hoàn cảnh của các em, chưa biết lắng nghe các emlàm cho học sinh cảm thấy sợ sệt tự ti, mặc cảm, các em chưa dám thổ lộ, tâmtình với giáo viên

Trang 4

- Mặt khác, giáo viên chưa phát huy tốt tính tích cực của học sinh Chưatìm hiểu và khám phá được điểm mạnh và điểm yếu, điểm còn hạn chế của từnghọc sinh Đặc biệt là chưa tìm được giải pháp để phát huy hết khả năng sáng tạo

và phát triển tư duy cho trẻ, chưa tìm được giải pháp khắc phục những nhượcđiểm về ý thức và nhận thức của trẻ

- Một số giáo viên chủ nhiệm chưa biết phối hợp với giáo viên bộ môn,với các tổ chức khác trong nhà trường, phụ huynh học sinh để giáo dục các em

b Đối với học sinh

* Thuận lợi:

- Hầu hết học sinh thuộc vùng nông thôn, theo đạo thiên chúa giáo nên các

em rất ngoan, nghe lời thầy cô giáo

- Một số phụ huynh đã nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của giáodục Họ đã có ý thức tự giác, thái độ tích cực trong việc giáo dục con em mình

và kết hợp với nhà trường để giáo dục học sinh

* Khó khăn:

Năm học 2018-2019 tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 1A có

30 học sinh Các em đều cùng độ tuổi và hầu hết đã qua lớp mẫu giáo nhưngnhiều em chưa nhận biết được mặt 29 chữ cái và 10 chữ số

Đa số các em thuộc gia đình thuần nông, bố mẹ đi làm ăn xa phải ở vớiông bà như em: Mạnh, Vân Thư, Phương, Cường, Long, Yến…Nhiều em thuộcgia đình có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, bố mẹ sống không hòa thuận Chính vìvậy ngay từ khi nhận lớp tôi đã tiến hành khảo sát ban đầu về một số hoạt độnggiáo dục cũng như năng lực, phẩm chất của học sinh thu được kết quả như sau:

Chưađạt Tốt Đạt

Chưađạt

Bảng số liệu trên cho thấy, tỉ lệ học sinh chưa đạt về hoạt động giáo dụccũng như năng lực và phẩm chất còn cao do một số nguyên nhân như:

- Một số phụ huynh vì lí do điều kiện kinh tế còn khó khăn, bố mẹ đi làm

ăn xa, hay đi làm công ti cả ngày tối mới về hoặc gia đình không hạnh phúc, …nên ít gặp gỡ giáo viên để trao đổi về việc học tập, sinh hoạt của con em ở nhàcũng như ở trường, việc giáo dục con cái của họ là “Trăm sự nhờ thầy” Từ đóảnh hưởng rất lớn đến việc dạy học và giáo dục của thầy cô ở trường, làm choviệc dạy học và giáo dục ở trường khó khăn, kém hiệu quả hơn

- Khả năng giao tiếp giữa học sinh với giáo viên, giữa học sinh với họcsinh còn nhiều hạn chế, một số em gần như cả tiết học không nói một câu nàonhư: em Yến, em Thái Thanh, em Mạnh, em Phương…, chỉ có một số học sinhkhá giỏi mạnh dạn tham gia còn học sinh nhút nhát thì thu mình ngại tham gia

- Học sinh chưa mạnh dạn tự tin trong việc phân tích, xử lý tình huốngnhư em: Long, em Lâm, em Tuyên… do khả năng đánh giá hành vi của bảnthân và xung quanh còn thiên về cảm tính

Trang 5

Từ thực trạng trên, tôi đã mạnh dạn áp dụng một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác chủ nhiệm với hi vọng học sinh lớp tôi sẽ được phát

triển một cách toàn diện

2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 2.3.1 Giải pháp 1: Tìm hiểu, phân loại học sinh của lớp. Đối tượng của công tác giáo dục là con người Mỗi con người lại là một thế giới tâm hồn phong phú, đa dạng Chính vì thế, ngay từ đầu năm học khi nhận lớp tôi phải tìm hiểu và nắm vững học sinh lớp mình phụ trách, đó là: a Tìm hiểu hoàn cảnh gia đình của học sinh: Trước đây, chưa bao giờ đòi hỏi giáo viên chủ nhiệm lại phải nghiên cứu đặc điểm gia đình học sinh Ngày nay, giáo viên chủ nhiệm cần phải tìm hiểu, nghiên cứu đặc điểm gia đình và phải coi là một nhiệm vụ để phục vụ cho công tác giáo dục Từ đó, tìm ra các biện pháp khai thác, phối hợp với gia đình thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện Ngay từ đầu năm học, khi mới nhận lớp, trong buổi họp phụ huynh đầu năm học, tôi đã phát cho mỗi phụ huynh một phiếu điều tra và hướng dẫn phụ huynh ghi đầy đủ vào phiếu

Ngoài ra, tôi còn tìm hiểu về hoàn cảnh gia đình, nếp sống, sự quan tâm của bố mẹ đối với vấn đề giáo dục con cái để từ đó tìm ra nguyên nhân và hiện tượng tâm lí của học sinh Ví dụ: Phiếu điều tra dành cho cha mẹ học sinh 1.Họ và tên học sinh: Ngày sinh: Giới tính:

- Tình trạng sức khỏe của học sinh: Chiều cao: Cân nặng:

- Khả năng nhận thức:

- Năng khiếu của học sinh.: Sở thích.:

- Góc học tập ở nhà: (Có, không)

- Sống với :

- Hoàn cảnh gia đình (khá giả, đủ ăn, nghèo) :

2 Họ tên cha; Tuổi.:

- Nghề nghiệp: Nơi công tác:

3 Họ tên mẹ: Tuổi:

- Nghề nghiệp; Nơi công tác.:

4 Địa chỉ liên lạc với phụ huynh

- Số điện thoại

Qua phiếu điều tra và trao đổi trực tiếp với phụ huynh tôi đã nắm được hoàn cảnh gia đình của từng học sinh Tôi đã phân loại đối tượng học sinh và ghi chép đầy đủ thông tin cần thiết vào sổ theo dõi chất lượng, sổ chủ nhiệm, …Cập nhật phần mềm Quản lý học sinh, cụ thể: - Học sinh gặp hoàn cảnh khó khăn (em Mạnh, em Phương, )

- Học sinh chưa ngoan (em Thắng, em Thành, )

- Học sinh có sức khỏe yếu ( em Yến, em Thái Thanh,…) - Học sinh học yếu (em Long, em Mạnh, em Ngọc Dũng, )

Trang 6

- Học sinh có năng khiếu: em Dương, em Hiệu, em Cường, em Hoài… Qua đó, tôi đề ra các biện pháp giáo dục đối với nhóm đối tượng học sinh, cáthể học sinh, đồng thời tôi tiếp thu ý kiến phụ huynh, cùng tìm hiểu, tạo ra sự đồngthuận thống nhất hành động trong sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình.

- Đối với những học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn: Tôi thường

xuyên động viên giúp đỡ cả về vật chất lẫn tinh thần Để vừa giúp đỡ học sinhkhắc phục được khó khăn lại vừa giáo dục được lòng nhân ái cho học sinh vàtranh thủ được sự hỗ trợ của nhà trường của hội phụ huynh học sinh, tôi kêu gọihọc sinh cả lớp có tinh thần đoàn kết giúp bạn vượt khó, phát động phong trào

“Lá lành đùm lá rách” tạo điều kiện giúp đỡ những em đó

- Đối với học sinh chưa ngoan : Dùng phương pháp tác động tình cảm,

nghiêm khắc đối với học sinh nhưng không cứng nhắc Tôi gần gũi chuyện tròcùng em và thường xuyên nhắc nhở động viên, khen - chê kịp thời Giao cho

em đó một chức vụ trong lớp nhằm gắn với các em trách nhiệm để từng bướcđiều chỉnh mình

- Đối với những học sinh có sức khỏe yếu: Tôi luôn dành tình cảm ưu ái

hơn Động viên các em chú ý giữ gìn sức khỏe, sắp xếp chỗ ngồi phù hợp.Thường xuyên gặp gỡ phụ huynh để kết hợp theo dõi diễn biến về sức khoẻ vàhọc tập của các em

- Đối với học sinh học yếu: Tôi tìm hiểu nguyên nhân vì sao em đó học

yếu, học yếu những môn nào Tôi dành thời gian luyện đọc, luyện viết, làm toánthêm cho em vào những tiết luyện buổi chiều, ra bài tập phù hợp với mức độtiếp thu của các em Tổ chức cho học sinh học theo nhóm để học sinh khá giỏigiúp đỡ học sinh yếu kém tiến bộ Gặp gỡ phụ huynh học sinh trao đổi về tìnhhình học tập, cũng như sự tiến bộ của con em để phụ huynh giúp đỡ thêm việchọc ở nhà cho các em Chú ý tránh thái độ miệt thị, phân biệt đối xử làm cho các

em nhụt chí, xấu hổ trước bạn bè

- Đối với học sinh năng khiếu: Đối với những em này, trong quá trình

giảng dạy, tôi luôn kết hợp ra các câu hỏi, bài tập nâng cao hơn, khó hơn cho các

em không nhàm chán và hứng thú học tập Qua đó giúp các em phát huy hết khảnăng của mình Những việc làm rất đỗi bình thường đó đã giúp các em trong lớp

có sự tiến bộ về cả học tập lẫn rèn luyện đạo đức, nhân cách

b Tìm hiểu và nắm được đặc điểm tâm lí, tính cách của từng học sinh:

Mỗi trẻ em trong cùng một lứa tuổi cũng có những nét tính cách khácnhau Do vậy, người giáo viên nói chung, giáo viên chủ nhiệm nói riêng, trongcông tác giáo dục cần chú ý đến đặc điểm lứa tuổi và cá nhân học sinh để lựachọn phương pháp, hình thức giáo dục phù hợp với từng đối tượng học sinh.Ngoài ra tìm hiểu trình độ nhận thức, năng lực học tập và các năng lực khác,mối quan hệ với những người xung quanh,…để tìm cách giúp các em

Chẳng hạn: Mới ngày đầu nhận lớp, tôi thấy có em Thành luôn gây gổđánh nhau với bạn, lời nói với người lớn chưa lễ phép, trong lớp chưa tập trungnghe giảng, chuyên làm việc riêng, thích thì học, không thích thì thôi Qua tìmhiểu thực tế, tôi biết em là một học sinh có hoàn cảnh đặc biệt: Bố mẹ em sốngkhông hạnh phúc, lục đục hay cãi nhau, bố suốt ngày say xỉn thường xuyên đánhđập vợ con… Điều này cũng ảnh hưởng không ít đến tâm - sinh lí của em Trước

Trang 7

học sinh như vậy, tôi luôn gần gũi hỏi han, động viên em, nhẹ nhàng chỉ cho emthấy những việc nào làm đúng, việc nào chưa đúng để em sửa chữa Để làm tốtnhiệm vụ này, em phải gương mẫu Từ đó em dần dần thay đổi về hành vi, nhậnthức, học tập tiến bộ và đặc biệt là em đã biết thân thiện với bạn bè.

Tâm lí của trẻ em là rất thích được khen nên dù học sinh có tiến bộ chỉmột chút thôi tôi cũng tuyên dương, động viên để các em cố gắng hơn nữa.Chẳng hạn, lớp tôi có em Long, Ngọc Dũng, Tiến Thành, em Quỳnh Như… khảnăng nhận thức chậm nên các em đọc còn yếu, viết và làm tính chậm Tôithường xuyên gọi các em đọc bài, lên bảng Khi các em có tiến bộ hơn, tôi gầngũi động viên, khen các em có cố gắng Được cô quan tâm, các em đã có tiến bộhơn nhiều Hay em Cường thông minh nhanh nhẹn thường làm bài xong trướccác bạn, mỗi khi làm bài xong em thường ngoảnh đi ngoảnh lại khoe với các bạn

“ tớ xong nhất’’ nhưng bài em làm rất ẩu Để chấn chỉnh điều đó, tôi cho em lênbảng chữa bài kèm theo một điều kiện “Nếu trình bày đúng và đẹp cô sẽ thưởng

1 ngôi sao” Vì cháu rất thích được bạn khen và thán phục mình, trước lời độngviên và yêu cầu của cô nên em đã làm bài trên bảng vừa nhanh vừa trình bày bàicẩn thận Em trở về chỗ ngồi với 1 ngôi sao và một tràng pháo tay giòn giã củacác bạn Em vui lắm nét mặt hớn hở và hãnh diện Em Thùy Dương cũng vậy,cháu có giọng đọc lưu loát, diễn cảm nên tôi cho cháu đọc bài mẫu cho các bạn,đọc truyện cho các bạn nghe đầu giờ, cháu rất vui khi được các bạn tặng chodanh hiệu “Người có giọng đọc của phát thanh viên” Cũng từ đó tôi thấy cáccháu trong lớp có sự thi đua ngầm, cháu nào cũng muốn được lên đọc như bạn Biết các em thích làm người lớn, tôi hướng dẫn các em tự thực hiện tiết sinh hoạt cuối tuần Dưới sự điều hành của lớp trưởng, các em được thoải máitrình bày những suy nghĩ, những thắc mắc của mình, đến những phút cuối thì tôi

là người giải đáp những thắc mắc đó Chính vì thế, nhận thức của các em đượcnâng lên và kĩ năng giao tiếp của các em cũng dần được hoàn thiện

Trang 8

Bạn lớp trưởng đang điều khiển lớp sinh hoạt

2.3.2 Giải pháp 2: Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm.

Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm là việc làm rất quan trọng đối với mỗi giáoviên chủ nhiệm Đó chính là mục tiêu giáo dục toàn diện mà sau mỗi năm họcmỗi lớp phải thực hiện được Sau khi tìm hiểu những đặc điểm của tập thể họcsinh, tôi có cơ sở để lên kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục của lớp trong mộtnăm học

Kế hoạch chủ nhiệm chung của một năm học được Ban giám hiệu nhàtrường duyệt Hàng tháng tôi lại lên kế hoạch theo chủ điểm, phù hợp với nhiệm

vụ trong tháng của nhà trường, của Đội, đề xuất các giải pháp phù hợp với đặc

điểm của học sinh trong lớp qua các phong trào thi đua, qua sân chơi: Đường lên đỉnh Olympia, Kết hoa tặng mẹ, Hoa thơm dâng Bác Bằng cách mỗi buổi

học được khen về thành tích học tập hoặc làm một việc tốt ( nhặt được của rơi,giúp đỡ bạn ) thì bạn đó sẽ leo lên 1 bậc của núi và được dán một ngôi sao vào

sổ thi đua Cuối tháng tổng kết, ai lên đỉnh núi nhanh hoặc ai kết được nhiềungôi sao thì người đó sẽ thắng cuộc Nên dù không chấm điểm nhưng với cácphong trào này, các em luôn luôn phấn đấu vươn lên để đạt thành tích cao nhất.Bạn nào đạt thành tích xuất sắc nhất trong tháng sẽ được làm lớp trưởng tháng

đó Cuối mỗi tháng, tôi tổng kết các mặt đã làm được và chưa làm được để lên

kế hoạch cho tháng sau Từ đó đề ra các biện pháp giáo dục thích hợp

Ví dụ, tháng 9 là khai giảng mở đầu năm học mới cần giáo dục cho họcsinh thái độ, nề nếp, làm quen với bạn mới, thầy mới đối với học sinh lớp 1 Căn

cứ vào mục tiêu giáo dục, căn cứ vào đặc điểm của học sinh, tôi đặt ra chủ đề:

“Em yêu trường em” Tôi tìm các biện pháp, hình thức hoạt động, tạo cơ hội cho

các em được giao lưu, làm quen với thầy, với bạn với không gian sinh hoạt củatrường như tổ chức trò chơi: “Vòng tròn giới thiệu”, hay thăm quan phòngtruyền thống của nhà trường trong giờ học ngoại khóa để các em được khámphá, được thể hiện mình,

Nhờ có kế hoạch cụ thể, sát với tình hình, đặc điểm của lớp nên trong cácphong trào tập thể do Đội phát động, lớp tôi chủ nhiệm thường đạt các giải caonhư giải Nhất thi văn nghệ, giải Nhì thi kể chuyện về Bác Hồ trong dịp kỉ niệmngày 20/11

2.3.3 Giải pháp 3: Xây dựng nề nếp lớp học.

Xây dựng nề nếp lớp học là một trong những nhiệm vụ trọng yếu hàng đầucủa người giáo viên tiểu học Thực tế, nếu học sinh không có nề nếp thì việcgiáo dục và dạy học sẽ không đạt hiệu quả cao

a Thành lập ban cán sự lớp- đội ngũ tự quản:

Ngay từ đầu năm học, tôi luôn chăm lo tổ chức xây dựng lớp thành một tậpthể tự quản tốt Thành lập đội ngũ cán bộ lớp là việc làm không thể thiếu trongcông tác chủ nhiệm lớp Đội ngũ cán bộ của lớp tôi gồm có: 1 lớp trưởng, 2 lớpphó, 3 tổ trưởng, 3 tổ phó Tôi phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng em Tôi còn

có kế hoạch bồi dưỡng về ý thức đạo đức, về cách quản lí cho các em để các emtrở thành những tấm gương sáng cho các em khác học tập

Trang 9

Vì học sinh lớp 1 còn thiếu kinh nghiệm sống, nhưng lại có nhu cầu được hoạtđộng, nhu cầu được chia sẻ, giàu xúc cảm,…nên tôi chọn những em cởi mở, biếtnhường nhịn, biết lắng nghe, biết quan tâm giúp đỡ, biết thuyết phục bạn bè,…làmđội ngũ tự quản như em: Thùy Dương, em Thu Hoài, em Hiệu, em Cường,…

Theo yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay, giáo viên chủ nhiệm phải phânloại được trình độ học sinh và có kế hoạch tổ chức rèn luyện cho tất cả học sinh

có kĩ năng, phát triển năng lực của từng em thông qua các hoạt động tự quản Vìvậy mỗi một tháng, tôi lại cho các em bầu lại ban cán sự lớp để các em đượctham gia vào việc chung, được đánh giá và tự đánh giá, mạnh dạn, tự tin hơn vàquan trọng hơn cả là các em đều hiểu được vai trò của mình trong tập thể, các

em tích cực, tự giác trong các hoạt động

b Xây dựng nề nếp trật tự kỷ luật:

Ngay từ đầu năm tôi đã hướng dẫn thật tỉ mỉ để các em thực hiện tốt các nềnếp mà nhà trường đã qui định như: nếp chào hỏi, xếp hàng ra vào lớp, đi họcđúng giờ, nghỉ học phải xin phép… Vì học sinh mới bước vào lớp 1, các emchưa biết đọc, biết viết nên tôi làm bảng nội quy dán ở góc lớp, quy định rấtngắn gọn để các em dễ nhớ, dễ thực hiện

Nội quy lớp học lớp 1A

Tuy nhiên để các em thực hiện tốt các nề nếp, kỉ luật đó, cô giáo và bancán sự lớp cần thường xuyên nhắc nhở, động viên, khuyến khích các em tích cựctham gia các hoạt động Ví dụ: Để học sinh có thói quen biết cách vệ sinh cánhân, tôi thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở hằng ngày việc rửa tay trước khi ăn,sau khi dùng bảng phấn, sau khi đi vệ sinh Nếu em nào tay chân bẩn cần cho

đi rửa ngay và nhắc nhở nhẹ nhàng trước lớp

Đặc biệt, học sinh lớp một thường hay mách cô Với những lần như vậy tôiluôn phải hỏi rõ ngọn nguồn Cả hai đối tượng đều được trình bày cùng với nhânchứng (nếu có) Từ đó giáo viên mới có cách giải quyết công bằng đối với các

Trang 10

em Sau những lần như vậy giáo viên lại rút kinh nghiệm những trường hợp nàocác em không nên và không cần thiết phải thưa cô Dần dần học sinh tự nhận ranhững việc gì thưa cô là chính đáng, cần thiết để giảm dần việc thưa mách cô.Giáo viên vừa cứng rắn cương quyết vừa thể hiện tình cảm dịu dàng thươngyêu chăm sóc các em Song cũng cần thể hiện rõ sự nghiêm khắc không bỏ lửngkhi nhắc nhở, giao việc cho học sinh Chẳng hạn, học sinh chưa hoàn thành bàitập không phải vì lỗi chưa hiểu bài mà vì chưa chăm chỉ học bài, tôi dành thờigian yêu cầu em đó hoàn thiện bài tại lớp Tránh tình trạng giao việc cho học học sinh song không có sự kiểm tra đôn đốc khiến cho lời nói của cô trở nênkém trọng lượng, lần sau cô nói sẽ không có hiệu lực nữa.

Giáo viên kiên trì huấn luyện phong thái tự tin cho học sinh làm lớp trưởng,luôn nghiêm túc trong công việc mà cô giáo giao Giáo viên hướng dẫn thật chitiết, tỉ mỉ cho đội ngũ cán bộ lớp trong vài tuần đầu để các em quen thành nếp vàdần dần có đội ngũ tự quản tốt

Ví dụ: Khi có tiếng trống trường báo hiệu giờ vào học, hay tập thể dục giữagiờ lớp trưởng là người điều động các bạn xếp hàng sao cho thật nhanh, thậtngay ngắn

Sau mỗi tuần, giáo viên cần tổ chức sinh hoạt lớp để nhận xét công việctrong tuần qua: cả lớp cùng nhận xét các việc mà lớp đã thực hiện, nhận xétđược mặt tốt cần phát huy cho lớp trong thời gian tới Đồng thời giáo viên lồngghép giáo dục kĩ năng sống, giáo dục an toàn giao thông, giáo dục an ninh quốcphòng và triển khai bảng nội quy ngắn gọn trên tường thành nội quy lớp học Nhờ có đội ngũ tự quản tốt, cùng với sự động viên khích lệ kịp thời của

cô giáo chủ nhiệm, của ban cán sự lớp, học sinh lớp tôi tự giác tích cực thựchiện quy định nề nếp của lớp học Chính vì vậy mà lớp tôi thường xuyên đứngđầu trong bảng điểm thi đua của Đội hàng tuần, hàng tháng, hàng kì

c Xây dựng nề nềp học tập:

* Rèn HS ý thức tự học trong giờ truy bài và tự giác học ở nhà:

Rèn cho học sinh có ý thức tự học là một phần rất quan trọng trong vấn đềhình thành nề nếp học tập cho học sinh lớp Một Trong giờ truy bài cán bộ lớp

sẽ kiểm tra sự chuẩn bị sách vở, đồ dùng học tập của từng bạn để báo cáo côgiáo kịp thời nhắc nhở những bạn còn vi phạm

Ngay cả việc học tập ở nhà, tôi cũng có yêu cầu rất rõ ràng Tôi phân tíchcho các em thấy, học là việc của chính bản thân các em Bố mẹ, thầy cô khôngthể học hộ các em được Do đó về nhà các con phải tự giác ôn bài, tự tay soạnsách vở, chuẩn bị đồ dùng cho ngày hôm sau Nhờ đó, học sinh lớp một nhưngtôi được phụ huynh phản ánh là các em rất tự giác học bài Bố mẹ không cầngiục giã, nhắc nhở mà con em họ rất lo lắng đến bài vở của mình

* Rèn HS ý thức trong giờ học:

Khi bắt đầu cắp sách đến trường, hầu hết các em đều chưa có ý thức về nềnếp trong học tập Vì vậy giáo viên ngay từ đầu phải hướng dẫn cụ thể, tỉ mỉ,uốn nắn lời nói của học sinh cho đầy đủ câu văn từ những câu trả lời đơn giảnnhất Không cần quá rập khuôn nhưng sửa ngay từ đầu rất dễ đối với lứa tuổinày và dần dần sẽ trở thành kỹ năng của học sinh

Trang 11

+ Tư thế ngồi học trong lớp cũng là một nề nếp của học sinh Tôi luônnhắc nhở và quan sát tư thế ngồi học của các em để kịp thời sửa chữa cho các

em ngồi đúng tư thế Học sinh lớp 1 nên khả năng tập trung chú ý kém, để giúpcác con ngồi nghiêm chỉnh tập trung chú ý vào bài học, sau mỗi tiết học hoặcgiữa tiết tôi tổ chức các trò chơi hoặc cho các em đứng dậy hát múa 1 bài giúpcác em thoải mái hơn ở các tiết học sau

Trò chơi giữa tiết học của lớp 1A

+ Nề nếp giơ tay phát biểu cũng rất quan trọng Nhiều khi học sinh hiểu bàimuốn giơ tay phát biểu thường đứng dậy : “Thưa cô em”, “ em , em ” thật to,làm như vậy dẫn đến mất trật tự, thời gian Chúng ta phải quán triệt và sửasai cho học sinh: muốn phát biểu phải ngồi ngay vị trí của mình đưa tay phải lênkhi có lệnh của giáo viên mới được phát biểu tuyệt đối không được nháonhác ồn ào làm mất trật tự lớp học

+ Khi gọi các em đọc bài tôi luôn uốn nắn cách cầm, cách đứng đọc, cách

lấy hơi để các em đọc to và rõ ràng Khi trả lời các câu hỏi phải có đầu, đuôi.

Khi đọc xong bài tôi hướng dẫn các em kẹp que tính vào trang bài vừa học rồigập lại đến khi GV yêu cầu chỉ cầm que tính lật là đến luôn không cần mất nhiềuthời gian

+ Rèn nếp giữ gìn sách vở và đồ dùng học tập cũng là một nội dung quantrọng trong việc dạy dỗ các em Việc ngăn nắp trong khi sắp xếp sách vở và đồdùng học tập cũng là yếu tố dẫn đến thói quen học tập nghiêm túc Hướng dẫncác em cách lấy sách vở trong cặp nhanh không gây tiếng động Ngoài việchướng dẫn các em viết đúng kỹ thuật và đẹp các em còn phải biết sử dụng bútkhi viết, không được ấn mạnh quá sẽ gẫy ngòi, hoặc sẽ rách vở, không tỳ taylàm quăn mép vở…

+ Để dạy một tiết học đủ thời gian 35 phút thật khoa học, hiệu quả tôi đã

đưa các em vào nề nếp yêu cầu các em làm theo hiệu lệnh của mình Trong giờ

Trang 12

học vần, học sinh khi nào thì phát âm, đánh vần, khi nào đọc trơn, phân tíchtiếng hay luyện nói đều theo quy định mà giáo viên đã quy ước với học sinh Ví

dụ như: kí hiệu hình tròn là học sinh ngồi khoanh tay nhìn lên bảng, b học sinh

lấy bảng con, phấn, khăn lau để lên bàn, mũi tên chỉ lên là giơ bảng, mũi tên chỉxuống là quay bảng ra sau, dấu gạch ở giữa là đặt bảng xuống bàn và xóa bảng,

chữ T là bộ đồ dùng Toán, chữ V là bộ đồ dùng Tiếng Việt dấu x là cất bảng, cất

đồ dùng… Chia nhóm đôi, nhóm bốn, nhóm sáu… muốn học sinh hoạt độngtheo nhóm nào tôi chỉ thước vào kí hiệu đó viết sẵn ở góc trái của bảng lớp.Ngoài việc dạy kiến thức tôi luôn quan tâm đến việc ghi chép bài vở của họcsinh, hướng dẫn các em ghi chép đầy đủ và khoa học hơn

Để thực hiện được các nề nếp học tập trên không phải là nói xong là làmđược ngay mà đòi hỏi phải có cả một quá trình Giáo viên phải có sự kiên trì dẫndắt, nhắc nhở các em thực hiện Giáo viên “vừa dạy, vừa dỗ” vừa nghiêm khắcnhưng cũng phải nhẹ nhàng mềm mỏng đối với các em Thông qua các tiết thaogiảng, dự giờ, các đợt thi giáo viên giỏi, lớp tôi được các thầy cô đánh giá là lớp

có nề nếp học tập tốt, các thầy cô bộ môn đều khen ngợi

2.3.4 Giải pháp 4: Xây dựng mối quan hệ thầy - trò và bạn bè trong lớp.

a Xây dựng mối quan hệ thầy - trò

Đối với trẻ em, mái trường là chỗ dựa tinh thần và bền vững nhất, tin cậynhất và có sức hấp dẫn nhất Vì vậy phải làm sao cho trẻ em thích đến trường

học tập và cảm thấy “Đi học là hạnh phúc và mỗi ngày đến trường là một ngày vui ” Giáo viên chủ nhiệm phải thực sự là người mẹ, là cô giáo, là chị phụ trách,

là bạn người quản lý của học sinh, chứ không phải coi công tác chủ nhiệm làkhiển trách, kiểm điểm học sinh Mọi hành vi của giáo viên sẽ ảnh hưởng trựctiếp đến tâm lí cũng như sự hình thành tính cách của trẻ Vì vậy, khi lên lớp, tôiluôn chú ý đến cả cách đi đứng, nói năng, cách ăn mặc, cách cầm sách, chữ viết,thái độ, để học trò noi theo Không vì bất cứ lí do gì mà tôi cho phép mình cẩuthả hoặc xuề xòa, qua loa trước mặt học sinh

Các em lớp 1 rất bé, còn bỡ ngỡ, sợ sệt khi mới bước chân vào trường tiểuhọc Khi trao đổi, khi giảng bài, cũng như khi nhắc nhở, uốn nắn những lỗi lầmcủa học sinh, tôi luôn thể hiện cho các em thấy tình cảm yêu thương của mộtngười thầy đối với học trò Tôi quan tâm đến những điều nhỏ nhặt nhưng lại rất

cần thiết đối với các em Chẳng hạn: Có học sinh khi đến lớp cổ áo chưa bẻ tôi

đi xuống bẻ cổ áo cho em Nghe thời tiết biết trời lạnh tôi nhắc các em mặc ấm,

đi tất, những hôm trời mưa tôi nhắc nhở các em không được chạy ra sân chơi,nhắc nhở các em đội mũ nón khi đi học về,…Bằng những việc làm nhỏ củamình tôi dần dần hình thành ở các em ý thức giữ gìn vệ sinh thân thể, mặc quần

áo gọn gàng, sạch sẽ

Tạo được tâm thế cho học sinh trong buổi học là vô cùng cần thiết Hiểu điều

đó nên tiết đầu tiên tôi không bao giờ trách phạt bất cứ một học sinh nào Dù hôm đóhọc sinh đi muộn hay quên đồng phục hoặc quên sách, vở, thiếu phần chuẩn bị Nếunặng lời mắng mỏ sẽ đem lại cho học sinh đó nỗi buồn, cảm giác có tội sẽ đè nặng,phá tan sự tiếp thu của học sinh trong cả buổi học hôm ấy Để tránh tình trạng trên,sáng sáng khi bước chân vào lớp tôi thường nghĩ ra một câu chào, một câu đùa hóm

Ngày đăng: 08/08/2019, 14:10

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w