ĐẶT VẤN ĐỀCúm mùa là một bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp tính do vi rút cúm gây nên.Bệnh có biểu hiện của viêm đường hô hấp, có thể dẫn đến viêm phổi nặng và tửvong nếu không được phát hiện
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
-*** -NGUYỄN THÀNH QUÂN
THỰC TRẠNG VÀ CÁCH
PHÒNG BỆNH CÚM MÙA
Người hướng dẫn khoa học: 1 PGS.TS.Lê Thị Thanh Xuân
2 PGS.TS.Nguyễn Minh Sơn
Thuộc đề tài: Thực trạng tiêm vắc xin phòng bệnh cúm mùa của nữ tuổi sinh đẻ và hiệu quả một số giải pháp can thiệp tại quận Đống Đa
Trang 2ARN Axít Ribonucleic
ADN Axit đêoxiribonucleic (deoxyribonucleic acid)
CDC Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật Hoa Kỳ
(Centers for Disease Control and Prevention)ELISA Enzyme-linked immunosorbent assay (thử nghiệm hấp phụ
enzyme)ICD Hệ thống phân loại các bệnh tật theo quốc tế (International
Classification Diseases)RT-PCR Phản ứng chuỗi trùng hợp (Reverse transcriptase polymerase
chain reaction)WHO World Health Organization (Tổ chức Y tế thế giới)
MỤC LỤC
Trang 33 NỘI DUNG 3
3.1 Giới thiệu về bệnh cúm mùa 3
3.1.1 Định nghĩa bệnh cúm mùa 3
3.1.2 Tác nhân gây bệnh 3
3.1.3 Triệu chứng 5
3.1.3.1 Giai đoạn ủ bệnh 5
3.1.3.2 Giai đoạn khởi phát 5
3.1.3.3 Giai đoạn toàn phát 5
3.1.3.4 Giai đoạn lui bệnh 6
3.1.4 Chẩn đoán bệnh [5] 6 3.1.4.1 Chẩn đoán ca bệnh 6
3.1.4.2 Chẩn đoán mức độ bệnh 7
3.2 Tình trạng mắc bệnh cúm mùa 8
3.2.1 Một số đặc điểm dịch tễ học bệnh cúm mùa 8 3.2.2 Lịch sử bệnh cúm mùa và các đại dịch 9 3.2.3 Tình hình bệnh cúm mùa trên Thế giới 10 3.2.4 Tình hình bệnh cúm mùa tại Việt Nam 13 3.3 Cách phòng bệnh cúm mùa 16
3.3.1 Kế hoạch sử dụng vaccine toàn cầu 16 3.3.2 Kế hoạch sử dụng vắc xin cúm toàn cầu 18 3.3.3 Sử dụng vắc xin cúm mùa tại Việt Nam 19 3.3.3 Các biện pháp phòng bệnh khác 21 4 KẾT LUẬN 23 4.1 Thực trạng mắc bệnh cúm mùa 23
4.1 Cách phòng bệnh cúm mùa 23
TÀI LIỆU THAM KHẢO 24
Trang 41 ĐẶT VẤN ĐỀ
Cúm mùa là một bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp tính do vi rút cúm gây nên.Bệnh có biểu hiện của viêm đường hô hấp, có thể dẫn đến viêm phổi nặng và tửvong nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời Bệnh có thể xảy ra hàng nămtheo mùa hoặc bùng phát thành đại dịch trên quy mô toàn cầu Hàng năm, trênthế giới có khoảng 20-30% trẻ em và 5-10% người lớn mắc bệnh cúm mùa.Trung bình các vụ dịch cúm gây bệnh cho khoảng 500-800 triệu người/năm,trong đó khoảng 5 triệu ca bệnh nặng và khoảng 250 đến 500 nghìn người tửvong Bệnh cúm mùa chủ yếu do các chủng vi rút cúm A (H3N2), cúm A(H1N1), cúm B và cúm C Vi rút cúm mùa lưu hành khắp thế giới, dễ lây lan từngười sang người và có thể ảnh hưởng tới bất cứ ai ở bất kỳ độ tuổi nào Mangthai là một yếu tố nguy cơ tăng tỷ lệ bệnh tật và tử vong ở nữ độ tuổi sinh đẻ khimắc cúm Nguy cơ tăng được cho là liên quan đến một số thay đổi sinh lý vàmiễn dịch xảy ra trong thai kỳ Sự thay đổi này có thể làm cho phụ nữ mangthai dễ bị, hoặc bị ảnh hưởng nặng nề hơn bởi một số vi rút gây bệnh bao gồm
cả vi rút cúm Do đó việc mẹ nhiễm cúm trong thời kỳ mang thai cũng gây ảnhhưởng nhất định đến thai nhi Bệnh cúm mùa là một trong những nguyên nhângây tử vong cao tại nhiều quốc gia và là vấn đề sức khỏe toàn cầu
Tại Việt Nam, hàng năm ghi nhận từ 1,5 đến 1,8 triệu người mắc bệnh,bệnh luôn đứng đầu trong số các bệnh truyền nhiễm có số mắc lớn nhất Phầnlớn các trường hợp mắc bệnh ở nhóm 5-14 tuổi (29,1%) và nữ ở độ tuổi sinh đẻ15-24 tuổi (23,3%)
Nhằm tìm hiểu sâu hơn về tình trạng bệnh cúm mùa và các biện phápphòng bệnh hiện nay đang được áp dụng trên Thế giới và tại Việt Nam, chúng
tôi tiến hành chuyên đề: “Thực trạng và cách phòng bệnh cúm mùa” nhằm
mục tiêu cung cấp các kiến thức cơ bản về bệnh cúm mùa, thực trạng mắc vàcách phòng bệnh cúm mùa trên thế giới và Việt Nam
Trang 63 NỘI DUNG 3.1 Giới thiệu về bệnh cúm mùa
3.1.1 Định nghĩa bệnh cúm mùa
Bệnh cúm được ký hiệu trong phân loại bệnh tật quốc tế ICD10 là J10,11 ,
và là bệnh thuộc nhóm B trong Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm của ViệtNam
Cúm mùa là một bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp tính do virus cúm gây nên.Tại Việt Nam các vi rút gây bệnh cúm mùa thường gặp là cúm A/H3N2,A/H1N1 và cúm B Khởi đầu sốt nhẹ, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, sổ mũi kèm đauhọng và ho Ho thường nặng và kéo dài Có thể kèm theo các triệu chứng đườngtiêu hóa (buồn nôn, nôn, ỉa chảy), đặc biệt ở trẻ em Thông thường bệnh diễnbiến nhẹ và có thể hồi phục trong vòng 2-7 ngày Ở phụ nữ có thai, trẻ em,người lớn tuổi, người mắc bệnh mạn tính về tim phổi, thận, bệnh chuyển hóa,thiếu máu hoặc người có suy giảm miễn dịch, bệnh có thể diễn biến nặng hơnnhư viêm tai, viêm phế quản, viêm phổi, viêm não dẫn đến tử vong ,
3.1.2 Tác nhân gây bệnh
Bệnh cúm mùa do vi rút cúm gây ra Vi rút cúm thuộc họOrthomyxoviridae và được chia thành 3 typ A, B, C Trong 3 typ vi rút cúm thìchỉ có cúm typ A gây bệnh cho cả người và động vật và thường lưu hành phổbiến trên gia cầm, người và các động vật khác như lợn, ngựa , gây đại dịch vớichu kỳ 10-15 năm, còn cúm typ B thường chỉ gây ra các vụ dịch nhỏ với chu kỳ5-7 năm Riêng vi rút cúm typ C chỉ gây bệnh nhẹ và tản phát
Vi rút cúm hình cầu có đường kính 80-100nm Ba typ cúm giống nhau vềmặt hình thái, cũng như một số tính chất sinh học căn bản, nhưng khác nhau vềcác kháng nguyên chính và không gây miễn dịch chéo Nhân của vi rút chứa 8đoạn ARN có chức năng sao chép, tổng hợp các thành phần của vi rút Tiếp theo
Trang 7là lớp protein cơ bản (Matrix protein M) gồm M1 và M2 chức năng chưa rõràng Ngoài cùng là lớp vỏ lipid có hai kháng nguyên bề mặt là kháng nguyênngưng kết hồng cầu H (Haemaglutinin) và kháng nguyên trung hòa N(Neuraminidase)
Hình 1.1 Cấu trúc phân tử vi rút cúm
Hình 1.2 Cấu trúc hạt virus cúm A.
Về kháng nguyên vi rút cúm có 4 loại kháng nguyên chính Khángnguyên nhân và kháng nguyên M (Matrix) là hai kháng nguyên ổn định dùng đểđịnh typ cúm A, B, C Hai kháng nguyên bề mặt H và N được dùng để xác định
Trang 8phân typ cúm A Cho tới nay người ta phát hiện ra 16 loại kháng nguyên H và 9loại kháng nguyên N Các vi rút cúm có sự biến đổi và chuyển đổi cấu trúckháng nguyên gây nên sự thay đổi phân typ vi rút Hiện tượng này là nguồn gốcgây nên các đại dịch trên toàn cầu
Vi rút cúm có thể tồn tại hàng giờ ở ngoại cảnh đặc biệt khi thời tiết lạnh
và độ ẩm thấp Ở nhiệt độ 00C đến 40C vi rút sống được vài tuần, ở -200C vàđông khô vi rút sống được hàng năm
3.1.3 Triệu chứng
Bệnh cúm mùa có nhiều biểu hiện lâm sàng khác nhau, từ thể không có triệuchứng hoặc chỉ sốt nhẹ cho đến những bệnh cảnh nặng trong các vụ dịch
3.1.3.1 Giai đoạn ủ bệnh
Thông thường từ 24-48 giờ, có thể kéo dài đến 3 ngày
3.1.3.2 Giai đoạn khởi phát
Bệnh nhân có các triệu chứng toàn thân khởi phát cấp tính như sốt caođột ngột 39-400C, tăng nhanh trong 24h đầu, có thể kèm theo rét run hoặc chỉ
ớn lạnh, nhức đầu, đau mình, mệt mỏi Bệnh nhân có ho cơn ngắn, không cóđờm
3.1.3.3 Giai đoạn toàn phát
Thời kỳ này có 3 biểu hiện chính
- Hội chứng nhiễm khuẩn: sốt cao liên tục 39-400C, mặt đỏ bừng, mạchnhanh, biếng ăn, lưỡi trắng, tiểu ít, nước tiểu vàng Chảy máu cam hiếm xảy ranhưng là triệu chứng quan trọng Bệnh nhân mệt lả
- Biểu hiện đau: đau đầu tăng từng đợt khi sốt cao hoặc khi ho gắng sức,thường đau nhiều ở vùng trán và trên nhãn cầu Cảm giác đau gia tăng khi cửđộng nhãn cầu Ngoài ra còn đau ở các bắp cơ toàn thân, đặc biệt khu trú ởngực, thắt lưng, chi dưới và vùng thắt lưng cùng, vùng trên xương ức
Trang 9- Hội chứng hô hấp: là triệu chứng nổi bật xuất hiện ngay từ các ngày đầuvới các mức độ
+ Hắt hơi, sổ mũi, mắt đỏ, chảy nước mắt, sợ ánh sáng, cảm giác khô đaurát họng
+ Triệu chứng viêm thanh khí quản: ho khan, khàn tiếng
- Ngoài ra, còn có biểu hiện rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy có thể gặp ở trẻ
em hiếm gặp ở người lớn
- Một số dấu hiệu hiếm gặp khác như: viêm não - màng não, viêm đa thầnkinh, liệt thần kinh sọ não, điếc, liệt nửa người, rối loạn tâm thần, hạ huyết áp,viêm cơ tim…
3.1.3.4 Giai đoạn lui bệnh
Sốt thường kéo dài từ 2 đến 5 ngày rồi giảm đột ngột Nếu không có biếnchứng phần lớn bệnh nhân tự hồi phục trong vòng một tuần dù những biểu hiện
hô hấp có thể còn kéo dài nhiều tuần Ở người cao tuổi có thể có triệu chứng mệtmỏi, chán ăn, mất ngủ kéo dài nhiều tuần trước khi hồi phục hoàn toàn
- Hình ảnh chụp X-quang phổi bình thường hoặc có tổn thương thâm nhiễmlan tỏa ở phổi
- Xét nghiệm công thức máu bạch cầu bình thường hoặc giảm
Trang 10Ca bệnh xác định:
- Có các tiêu chuẩn của ca bệnh nghi ngờ
- Xét nghiệm dương tính với vi rút cúm bằng kỹ thuật RT-PCR hoặc realtime RT-PCR hoặc nuôi cấy vi rút dương tính đối với các bệnh phẩm là dịchngoáy họng, dịch tỵ hầu, dịch phế quản
+ Có các biến chứng thứ phát như viêm xoang, viêm phổi do bội nhiễm vikhuẩn, sốc nhiễm khuẩn, suy đa phủ tạng
+ Có các dấu hiệu nặng lên của các bệnh lý mạn tính kèm theo (bệnh phổi,bệnh gan, suy thận, tiểu đường, bệnh tim mạch, bệnh về máu)
- Các đối tượng nguy cơ dễ mắc cúm biến chứng bao gồm:
+ Trẻ em: dưới 5 tuổi, suy dinh dưỡng, béo phì, hen phế quản hoặc bị suygiảm miễn dịch bẩm sinh hay mắc phải
+ Người già trên 65 tuổi
+ Phụ nữ có thai
+ Người lớn mắc các bệnh mạn tính (như đã nêu trên)
+ Suy giảm miễn dịch (bệnh nhân đang điều trị thuốc chống ung thư, HIV/AIDS)
Trang 113.2 Tình trạng mắc bệnh cúm mùa
3.2.1 Một số đặc điểm dịch tễ học bệnh cúm mùa
Bệnh cúm mùa nguy hiểm là do tính lây lan nhanh và gây thành dịch Tỷ
lệ mắc bệnh cúm là 5-10% ở người lớn và 20-30% ở trẻ em Tỷ lệ mắc bệnhcúm ở phụ nữ mang thai là 11% theo số liệu nghiên cứu ở Anh quốc năm 2000 Trong các vụ dịch cúm hàng năm, 5-15% dân số bị nhiễm khuẩn đường hô hấptrên Bệnh nặng và tử vong xảy ra chủ yếu ở những nhóm người có nguy cơ caotrong đó có phụ nữ có thai
Vi rút cúm typ A có khả năng gây nhiễm cho người, các loài động vật có
vú (như lợn và ngựa), các loài chim và gia cầm Trong đó, vi rút cúm B và C chỉgây bệnh ở người Tất cả các typ vi rút cúm A tồn tại trong quần thể chim hoang
dã Nhìn chung, các vi rút cúm động vật không có khả năng gây bệnh cho ngườitrừ khi nó đã thích ứng với người hoặc tái tổ hợp với typ vi rút cúm gây bệnh ởngười Người bệnh (thể nhẹ và thể nặng) là ổ chứa vi rút của bệnh cúm mùa vớithời gian ủ bệnh ngắn thường từ 1-5 ngày, trung bình là 2 ngày Thời kỳ lâybệnh khoảng 1-2 ngày trước khi khởi phát và 3-5 ngày sau khi có triệu chứnglâm sàng Phương thức lây truyền qua đường hô hấp bằng đường tiếp xúc trựctiếp với dịch tiết mũi họng của bệnh nhân hoặc có thế lây truyền qua các giọtnhỏ nước bọt của bệnh nhân được khuyếch tán trong không khí Bệnh cúm cótính lây truyền cao Tỷ lệ lây lan càng mạnh khi tiếp xúc trực tiếp và mật thiết,đặc biệt ở nơi tập trung đông người như trường học, nhà trẻ, bệnh viện Trongđiều kiện thời tiết lạnh và ẩm thấp, tế bào đường hô hấp của người dễ bị tổnthương, làm tăng tính cảm nhiễm với bệnh Mọi người đều có thể cảm nhiễmvới vi rút cúm Phụ nữ trong thời kỳ có thai rất dễ bị mắc cúm và thường bị ở thểcúm có biến chứng gây những ảnh hưởng xấu tới thai nhi như gây sảy thai, chếtlưu Trẻ em sẽ bị mắc bệnh sau khi đã hết kháng thể của mẹ truyền cho qua rauthai Tính miễn dịch sau khi mắc bệnh tự nhiên không bền vững Kháng thể đặchiệu xuất hiện cao nhất vào cuối tuần thứ 2 của bệnh, giữ mức đó khoảng một
Trang 12tháng rồi giảm dần Không có miễn dịch chéo giữa các typ và phân typ vi rútcúm Có thể gây miễn dịch chủ động bằng cách tiêm vắc xin phòng cúm thườngniên Trẻ sơ sinh có kháng thể mẹ thường được bảo vệ 6 tháng tùy thuộc vào sốlượng kháng thể mẹ truyền qua rau thai.
3.2.2 Lịch sử bệnh cúm mùa và các đại dịch
Trong lịch sử, bệnh cúm lần đầu tiên được Hippocrates mô tả vào năm
412 trước công nguyên Các ổ dịch giống như dịch cúm từ năm 1173 trước côngnguyên cũng đã được Hirsch tổng hợp Năm 1931, Richard Schope phân lậpđược vi rút cúm A ở lợn Đến năm 1933, nhóm nghiên cứu y tế Anh quốc doPatrick Laidlaw đã phát hiện ra vi rút cúm A ở người
Đại dịch đầu tiên với chứng bệnh giống cúm xuất hiện năm 1580, đâyđược coi là dịch cúm đầu tiên mà con người biết tới
Đại dịch cúm A/H1N1 năm 1918-1919 là một thảm họa, người ta ước tínhkhoảng 20-40% dân số thế giới đã mắc bệnh và 40 triệu người tử vong Đạidịch cúm này được giới nghiên cứu y học xem ngang hàng với đại dịch dịchhạch làm chết hai phần ba dân Châu Âu giữa thế kỷ 14 Một đặc điểm của dịchcúm này là tỷ lệ mắc bệnh và tử vong cao nhất ở người lớn từ 20-50 tuổi Tỷ lệ
tử vong ở phụ nữ mang thai dường như là cao bất thường Trong số 1.350trường hợp mắc cúm ở phụ nữ mang thai đã báo cáo trong đại dịch năm 1918, tỷ
lệ tử vong đã được báo cáo là 27%
Vài năm sau, Frank Macfarlane Burnet khám phá ra vi rút cúm bị giảmkhả năng gây bệnh nếu được nuôi cấy trong trứng gà Năm 1944, nhóm nghiêncứu của Thomas Francis tại đại học Michigan được quân đội Hoa Kỳ bảo trợnghiên cứu thành công vắc-xin phòng cúm đầu tiên
Những trận dịch cúm sau đó gồm dịch cúm Châu Á năm 1957 (cúmA/H2N2 và dịch cúm Hồng Kông (cúm A/H3N2) Tuy không gây đại dịchnhưng cũng gây tổn thất lớn về người và của tại các nước xảy ra dịch
Trang 133.2.3 Tình hình bệnh cúm mùa trên Thế giới
Cúm mùa lây lan dễ dàng, lây lan nhanh ở những khu vực đông người.Khi một người bị ho hoặc chảy mũi, những giọt nhỏ chứa vi rút (các giọt truyềnnhiễm) được phân tán vào trong không khí và lan truyền đến những người gầnnhững người hít thở những giọt này Vi rút cũng có thể lây lan bằng tay bịnhiễm vi rút cúm Hàng năm trên toàn thế giới có khoảng 3 triệu đến 5 triệutrường hợp mắc cúm mùa nặng phải nhập viện trong đó có 250.000 đến 500.000trường hợp tử vong
Có 3 loại vi rút cúm theo mùa, loại A, B, và C Vi rút cúm loại A đượcphân loại thành các phân nhóm khác dưới sự kết hợp của 2 loại protein khácnhau, haemagglutinin (H) và neuraminidase (N) nằm trên bề mặt của virus Cácphân typ của vi rút cúm A đang lưu hành trong quần thể người là các chủng phụcúm A/H1N1 và A/H3N2 Cúm A/H1N1 lưu hành cũng được viết là A/H1N1pdm09 do nó gây ra đại dịch trong năm 2009 và sau đó thay thế vi rút cúm theomùa A/H1N1 đã lây lan trước năm 2009 Cho tới nay, chỉ có vi rút cúm loại Amới gây ra đại dịch
Việc lưu hành vi rút cúm B có thể được chia thành 2 nhóm chính (dònghọ), được gọi là dòng B / Yamagata và B / Victoria Virus cúm B không đượcphân loại thành các phân typ
Vi rút cúm A và B lưu hành và gây ra dịch bệnh Vì lý do này, các chủngcúm A và B có liên quan được đưa vào trong vắc xin cúm theo mùa
Loại vi rút cúm loại C được phát hiện ít hơn nhiều và thường gây nhiễmtrùng nhẹ, do đó có ít liên quan đến sức khoẻ cộng đồng
Cúm A/H3N2 với tác nhân gây bệnh là vi rút cúm A/H3N2, được hìnhthành do trao đổi tích hợp giữa vi rút cúm người và vi rút cúm gia cầm Đại dịchcúm này cũng bắt nguồn từ Trung Quốc vào tháng 7 năm 1968 sau đó lan sangHồng Kông và nhanh chóng đạt đỉnh trong vòng 2 tuần Đến tháng 8 năm 1968,dịch lan sang Đài Loan, Philippin, Singapore và Việt Nam và tháng 9 xuất hiện ở
Trang 14Úc, Ấn Độ và Iran Cũng vào thời gian này, dịch xâm nhập vào California, Mỹ dolính Mỹ từ Việt Nam mang theo dịch bệnh trở về Mỹ Tại Mỹ dịch đạt đỉnh vàotháng 12 năm 1968 Đại dịch này gây nhiễm cho khoảng 30-50% dân số thế giới
Năm 2009, xuất hiện dịch bệnh mới nổi là cúm A/H1N1, trường hợp đầutiên được thông báo tại Mêhicô vào tháng 03/2009, sau 4 tháng dịch nhanhchóng lan rộng ra khắp thế giới Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố một đạidịch mới sau hơn 40 năm Đến ngày 20/12/2009, dịch đã được ghi nhận tại 208quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có 11.516 trường hợp tử vong Theo thôngbáo của WHO ngày 06/8/2010, toàn thế giới đã ghi nhận 214 quốc gia và vùnglãnh thổ có xét nghiệm dương tính với cúm A/H1N1, trong đó 18.449 trườnghợp tử vong Ngày 10/8/2010, Tổ chức Y tế thế giới đã đưa ra thông báo: Thếgiới không còn trong giai đoạn đại dịch cúm (giai đoạn 6), đã chuyển sang giaiđoạn sau đại dịch và khẳng định tình hình dịch cúm A/H1N1 bước vào giai đoạnthoái lui Theo nhận định của các chuyên gia quốc tế, vi rút cúm A/H1N1 gâyđại dịch năm 2009 sẽ diễn biến như cúm mùa và tiếp tục lưu hành Hiện chưaphát hiện sự biến đổi gen của vi rút cúm A/H1N1 gây đại dịch năm 2009, trẻ em
và phụ nữ có thai nằm trong nhóm có nguy cơ cao bị bệnh nặng do vi rút cúm A/H1N1
Năm 2011, tác giả Nair H cùng cộng sự thực hiện năm nghiên cứu phântích tổng quan về gánh nặng bệnh tật trên trẻ em < 5 tuổi do bệnh cúm mùa gây
ra Kết quả tổng quan được phân tích dựa trên 43 nghiên cứu được xuất bản giaiđoạn 1995 đến 2010, số liệu được quy đổi về năm 2008 Nghiên cứu cho thấy,hàng năm trên toàn thế giới, có khoảng 90 triệu trẻ <5 tuổi mắc cúm mùa(95%CI: 49-162 triệu), 20 triệu ca nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới liên quan tớicúm, khoảng 1 triệu ca nhiễm khuẩn đường hô hấp nặng có liên quan tới bệnhcúm mùa Nhiên cứu cũng ước tính, trong năm 2008 có khoảng 28.000 đến 111.trẻ < 5 tuổi tử vong là do các triệu chứng nhiễm khuẩn hô hấp dưới liên quan tớicúm mùa, trong đó 99% số trường hợp tử vong sinh sống tại các nước đang pháttriển