1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Chuyên đề sản xuất thức ăn cho vật nuôi và thủy sản công nghệ nông nghiệp

29 591 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 401,4 KB

Nội dung

Trong chương trình sách giáo khoa công nghệ 10, phần sản xuất thức ăn cho vật nuôi và thủy sản chia thành nhiều bài: bài 29, bài 31 và bài 33. Các bài này có kiến thức liên quan đến nhau nhưng sắp xếp chưa khoa học. Khi áp dụng các phương pháp dạy học tích cực theo phân phối chương trình hiện hành thì giáo viên sẽ gặp phải khó khăn như vừa phải đảm bảo được nội dung kiến thức vừa phải tuân thủ thời gian theo kế hoạch giảng dạy lại phải tập trung nhiều cho các hoạt động của học sinh trong tiết học nên có thể các tiết học sẽ không đạt được các mục tiêu đã đề ra. Từ lí do trên chúng tôi xây dựng chuyên đề: “ Sản xuất thức ăn cho vật nuôi và thủy sản”

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ……….

Trang 2

CHUYÊN ĐỀ: SẢN XUẤT THỨC ĂN CHO VẬT NUÔI VÀ THỦY SẢN

(4 tiết)

I LÍ DO CHỌN CHUYÊN ĐỀ

Ngành chăn nuôi và thủy sản luôn góp phần lớn trong việc nâng cao kinh tế nền nông nghiệp ở nước ta Để làm được điều này thì khâu sản xuất thức ăn cho vậtnuôi và thủy sản chiếm vị trí rất quan trọng

Trong chương trình sách giáo khoa công nghệ 10, phần sản xuất thức ăn cho vật nuôi và thủy sản chia thành nhiều bài: bài 29, bài 31 và bài 33 Các bài này có kiến thức liên quan đến nhau nhưng sắp xếp chưa khoa học Khi áp dụng các

phương pháp dạy học tích cực theo phân phối chương trình hiện hành thì giáo viên

sẽ gặp phải khó khăn như vừa phải đảm bảo được nội dung kiến thức vừa phải tuân thủ thời gian theo kế hoạch giảng dạy lại phải tập trung nhiều cho các hoạt động của học sinh trong tiết học nên có thể các tiết học sẽ không đạt được các mục tiêu

đã đề ra Từ lí do trên chúng tôi xây dựng chuyên đề: “ Sản xuất thức ăn cho vật nuôi và thủy sản”

II NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ

Căn cứ vào nội dung chương trình và sách giáo khoa Công nghệ 10 chuyên

đề được cấu trúc lại với các nội dung chính:

1 Các loại thức ăn thường dùng cho vật nuôi

2 Các loại thức ăn thường dùng cho thủy sản

3 Sản xuất thức ăn hỗn hợp cho vật nuôi và thủy sản

4 Ứng dụng công nghệ vi sinh để sản xuất thức ăn chăn nuôi

III TỔ CHỨC DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ

1 Mục tiêu

Trang 3

Kiến thức

- Biết được đặc điểm của một số loại thức ăn thường dùng trong

chăn nuôi

- Biết được các loại thức ăn tự nhiên và thức ăn nhân tạo của cá.

- Hiểu được cơ sở khoa học của các biện pháp phát triển và bảo vệ

nguồn thức ăn tự nhiên của cá

- Biết được các biện pháp bảo vệ và phát triển nguồn thức ăn tự

nhiên và thức ăn nhân tạo cho cá

- Biết được quy trình sản xuất thức ăn hỗn hợp cho vật nuôi và hiểu

được vai trò của thức ăn hỗn hợp trong việc phát triển chăn nuôi

- Trình bày được quy trình sản xuất thức ăn hỗn hợp cho thủy sản.

- Hiểu được cơ sở khoa học của việc ứng dụng công nghệ vi sinh để

sản xuất và chế biến thức ăn chăn nuôi

- Hiểu được nguyên lí của việc chế biến thức ăn bằng công nghệ vi

- So sánh được quy trình sản xuất thức ăn hỗn hợp cho vật nuôi và

quy trình sản xuất thức ăn hỗn hợp cho thủy sản

- Rèn kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng giải quyết vấn đề.

Thái độ

- Tích cực vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn.

- Có ý thức tìm hiểu các biện pháp sản xuất thức ăn chăn nuôi và

thủy sản theo công nghệ tiên tiến và phương pháp cổ truyền để vận dụng vào nuôi dưỡng vật nuôi và thủy sản một cách khoa học và kinh tế

Các năng lực cần hướng tới

Trang 4

Thông qua việc tham gia các hoạt động học tập chuyên đề này, HS được định hướng hình thành những năng lực sau

- Năng lực tự học, năng lực hợp tác được hình thành thông qua việc

thực hiện các nhiệm vụ cá nhân và các nhiệm vụ của nhóm HS sẽ xác định được trách nhiệm, vai trò của mình trong nhóm; tự đánh giá khả năng của mình và đánh giá khả năng của các thành viên trong nhóm để phân công công việc phù hợp, chủ động hoàn thành việc được giao

- Năng lực ngôn ngữ, năng lực giao tiếp, ứng xử được hình thành

thông qua việc HS trình bày kết quả, tự đánh giá và tham gia nhận xét, đánh giá lẫn nhau, được tiếp nhận phản hồi của GV và các bạn trong lớp

- Năng lực giải quyết vấn đề: Vận dụng các kiến thức đã học để xử

lý các tình huống từ thực tế Với những hiểu biết về thức ăn của vậtnuôi và thủy sản HS có khả năng quan sát thực tế sản xuất và sử dụng thức ăn trong chăn nuôi và thủy sản tại gia đình và địa

phương Từ đó phát hiện vấn đề và đề xuất ý tưởng để đóng góp cho việc tạo nguồn thức ăn, tận dụng phế phụ phẩm làm thức ăn, sản xuất thức ăn…

- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin: sử dụng mạng internet để

tìm kiếm thông tin, kiến thức liên quan đến bài học để mở rộng kiến thức và vận dụng thực tế

Trang 5

- Tranh ảnh minh họa một số loại thức ăn chăn nuôi và thủy sản.

- Tranh ảnh, nhãn mác thức ăn hỗn hợp của vật nuôi và thủy sản.

- Đoạn phim về cách ủ thức ăn xanh, ủ kiềm hoặc ure đối với thức ăn

thô

- Nghiên cứu thêm các tài liệu liên quan đến chuyên đề.

- Bút dạ, Ao, nam châm, máy tính, máy chiếu.

Chuẩn bị của HS

- Tài liệu học tập (SGK), đọc trước bài sẽ học.

- Tham gia sưu tầm một số tranh ảnh, nhãn mác thức ăn của vật nuôi

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

GV sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn

GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm 8 – 10 HS

GV đưa ra một số tranh ảnh về các loại thức ăn thường dùng trong chăn nuôi cho các nhóm (nguồn tranh ảnh là do cả GV và HS sưu tầm,chuẩn bị), yêu cầu học sinh quan sát và kể tên các loại thức ăn thường dùng Căn cứ vào hàm lượng chất dinh dưỡng và khả năng tiêu hóa thức ăn của vật nuôi có thể xếp thành các nhóm thức ăn nào?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

HS quan sát các tranh ảnh thức ăn của nhóm mình, suy nghĩ tìm câu trả lời rồi ghi vào tờ giấy sau đó dán câu trả lời của mình vào tờ giấy A0 Nhóm trưởng sẽ tổng hợp các ý kiến cá nhân thành câu trả lời của nhóm

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

Đại diện 1 nhóm HS trình bày ý kiến của nhóm mình, đại diện HS của nhóm khác nhận xét

GV nhận xét ngắn ngọn và dẫn dắt sang hoạt động 2

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Nội dung 1: Các loại thức ăn thường dùng cho vật nuôi

Trang 6

1 Mục tiêu

- Kể tên được các loại thức ăn thường dùng trong chăn nuôi.

- Trình bày được đặc điểm của một số loại thức ăn thường dùng

trong chăn nuôi

- Rèn kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng giải quyết vấn đề.

- Tích cực vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn.

2 Phương thức

Thảo luận nhóm

3 Tổ chức hoạt động

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

Nghiên cứu phần I bài 29 trang 84 – 85, quan sát các tranh ảnh, nhãn mác thức ăn mà giáo viên vừa giao các thành viên trao đổi thảo luận trong nhóm

để hoàn thành phiếu học tập sau:

Hoàn thiện nội dung theo mẫu bảng sau: Phiếu học tập số 1

Loại thức ăn Ví dụ Đặc điểm Lưu ý khi sử

dụng và bảo quản

Đối tượng sửdụng chủ yếuThức ăn tinh

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS nghiên cứu phần I bài 29 trang 84 – 85, quan sát các tranh ảnh, nhãn

mác thức ăn mà giáo viên vừa giao

- Nhóm cử ra nhóm trưởng, thư kí để thống nhất các ý kiến trong nhóm để

hoàn thành phiếu học tập

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- GV chiếu bảng kiến thức chuẩn lên bảng và yêu cầu dựa vào đáp án và

thang điểm các nhóm chấm chéo nhau Sau đó GV gọi 1 nhóm trình bày trước lớp, các nhóm bạn bổ sung góp ý

Trang 7

- GV nhận xét, giải thích những chỗ HS chưa hiểu rõ (giới thiệu về cách ủ

xanh, ủ kiềm và ure đối với thức ăn thô – Gv chiếu video về phương pháp ủ cho học sinh) và chốt kiến thức nội dung 1

- Các nhóm ghi bổ sung và hoàn thiện sản phẩm của mình

Đáp án phiếu học tập (mỗi một nội dung đúng trong phiếu học tập sẽ được

1 điểm Điểm tối đa là 16 điểm)

Loại thức ăn Ví dụ Đặc điểm Lưu ý khi sử

dụng và bảo quản

Đối tượng

sử dụng chủ yếuThức ăn tinh Giàu năng

lượng (ngô, thóc, bột sắn )Giàu protein (bột cá, đậu tương, khô dầu lạc…)

Có hàm lượng các chất dinh dưỡng cao

Cần phối hợp và chế biến phù hợp với từng đối tượng vật nuôi

Dễ bị ẩm, mốc, sau mọt và chuột phá hoại nên cần bảo quản cẩn thận

Lợn và giacầm

Thức ăn

xanh

Cỏ tươi, rau, bèo…

Thức ăn ủ xanh

Chứa nhiều vitamin khoáng chất

Dễ héo, hư hỏng,

sử dụng ngay sau khi thu hoạch

Cần thu hoạch đúng lứa để đạt được năng suất

và chất lượng caoThức ăn ủ xanh khi lấy để sử

Tất cả các loại vật nuôi

Trang 8

dụng cần thao tácnhanh, đậy kĩ để tránh bị hỏng khi tiếp xúc với không khí.

Thức ăn thô Rơm rạ, cỏ

khô, bã mía

Chứa nhiều chất xơ, nghèo chất dinh dưỡng

Phơi khô, bảo quản khô ráo để đảm bảo chất lượng Có thể ủ ure hoặc kiềm đẻ bảo quản và nângcao tỷ lệ tiêu hóa thức ăn

Trâu bò

Thức ăn hỗn

hợp

Cám con còn, cám biozin

Chứa đầy đủ

và cân đối các chất dinhdưỡng vì TAHH được phối hợp từ nhiều loại nguyên liệu theo tỷ lệ phùhợp

Dùng đúng loại thức ăn cho từng đối tượng gia súc

Để nơi cao rao tránh ẩm mốc

Tất cả các loại vật nuôi

Trang 9

- Trình bày được cơ sở khoa học của các biện pháp phát triển và bảo

vệ nguồn thức ăn tự nhiên cho cá

- Nêu được các biện pháp bảo vệ và phát triển nguồn thức ăn tự

nhiên và nhân tạo cho cá

- Rèn kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng giải quyết vấn đề.

- Tích cực vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn.

2 Phương thức

Thảo luận nhóm

3 Tổ chức hoạt động

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

Nghiên cứu phần I, II bài 31 trang 90 – 92, quan sát các tranh ảnh, nhãn mác thức ăn cho thủy sản mà giáo viên vừa giao các thành viên trao đổi thảo luận trong nhóm để hoàn thành phiếu học tập sau:

Câu 4: Theo em cá có ăn được phân đạm, phân lân không? Vì sao để tăng cường nguồn thức ăn cho cá lại bón các loại phân này? Bón phân hữu cơ cho vực nước nuôi cá có tác dụng gì?

Câu 5: Thức ăn nhân tạo có vai trò như thế nào trong nuôi thủy sản? Hãy

kể tên các loại thức ăn nhân tạo thường sử dụng nuôi cá ở địa phương em.Câu 6: Dựa vào sơ đồ 31.3 hãy trình bày đặc điểm của các loại thức ăn nhân tạo của cá? Đề xuất biện pháp để sản xuất được nhiều thức ăn nhân tạo nuôi thủy sản?

Lớp học được chia làm 3 nhóm:

Nhóm 1 sẽ nghiên cứu và trả lời cầu hỏi 1, 2 trong phiếu học tập

Nhóm 2 sẽ nghiên cứu và trả lời cầu hỏi 3, 4 trong phiếu học tập

Nhóm 3 sẽ nghiên cứu và trả lời cầu hỏi 5, 6 trong phiếu học tập

Trang 10

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Các cá nhân nghiên cứu, đưa ra các ý kiến và thảo luận trong nhóm.

- Nhóm cử ra nhóm trưởng, thư kí để thống nhất các ý kiến trong nhóm để

hoàn thành phiếu học tập

- Hoàn thành câu trả lời ra giấy A0

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Đại diện 3 nhóm lên trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình

- Các nhóm khác phản biện, góp ý, bổ sung

- GV nhận xét, giải thích những nội dung HS chưa hiểu rõ và đưa ra kết luận nội dung 2

Đáp án phiếu học tập số 2

Câu 1: Các loại thức ăn tự nhiên của cá

- Thực vật phù du, vi khuẩn: tảo lam, tảo vàng

- Thực vật bậc cao: bèo, cỏ, rong…

- Động vật phù du: luân trùng, chân kiếm, chân chèo…

- Động vật bậc cao: ốc, trai, giun ít tơ…

- Chất vẩn: bao gồm các vật thể mùn bã hữu cơ và các sản phẩm của quá trình phân hủy các chất hữu cơ từ xác động thực vật…

Câu 2: Cơ sở bảo vệ và phát triển nguồn thức ăn tự nhiên

Nguồn thức ăn tự nhiên trong nước luôn luôn có quá trình trao đổi chất và năng lượng tạo thành chu trình tuần hoàn vật chất và năng lượng trong hệ sinh thái ao hồ Nếu chu trình này diễn ra hợp lí thì số lượng và chất lượng nguồn thức ăn tự nhiên trong thủy vực được duy trì tốt

Yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn thức ăn của cá là: nhiệt độ, ánh

sang, oxy, cacbonic, khí metan, độ pH…

Yếu tố ảnh hưởng gián tiếp là các yếu tố sinh vật trong nước và con người.Như vậy con người có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ và phát triển nguồn thức ăn tự nhiên cho cá

Câu 3: Các biện pháp bảo vệ và phát triển nguồn thức ăn của cá

- Bón phân cho vực nước

+ Phân vô cơ: phân đạm, phân lân+ Phân hữu cơ: phân chuồng, phân xanh

- Quản lý và bảo vệ nguồn nước

Trang 11

+ Quản lý về mực nước, tốc độ dòng chảy và thay nước khi cần thiết.

+ Bảo vệ nguồn nước: làm tăng nguồn dinh dưỡng trong nước nhưng không để bị ô nhiễm

Câu 4: Cá không ăn được phân đạm, phân lân Để tăng cường thức ăn cho cá lại bón các loại phân này vì phân này có tác dụng cho thực vật thủy sinh phát triển Khi thực vật thủy sinh phát triển sẽ là nguồn thức

ăn trực tiếp cho cá hoặc là thức ăn cho các loài động vật phù du, động vật đáy rồi đến lượt chúng lại là thức ăn cho cá

Bón phân hữu cơ cho vực nước nuôi cá có tác dụng: tăng cường chất vẩn, mùn bã hữu cơ, hàm lượng các chất dinh dưỡng khác và cũng là nguồn thức ăn của nhiều động vật thủy sinh và cá

Câu 5: Thức ăn nhân tạo có vai trò: cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho

cá, tăng khả năng đồng hóa thức ăn, cá mau lớn, nhanh béo, làm tăng năng suất, sản lượng cá và rút ngắn thời gian nuôi

Ở địa phương thường sử dụng các loại thức ăn nhân tạo như………

Câu 6: Đặc điểm của các loại thức ăn nhân tạo

- Thức ăn tinh: là loại thức ăn giàu đạm, tinh bột như cám, bã đậu, đỗ tương, phụ phẩm lò mổ

- Thức ăn thô: các loại phân bón được cá ăn trực tiếp không qua phân giải

- Thức ăn hh: phối hợp đầy đủ và cân đối các chất dinh dưỡng, có thêm chất phụ gia để giữ lâu tan trong nước

Biện pháp để sản xuất được nhiều thức ăn nhân tạo nuôi thủy sản: Tận dụng đất, kênh mương, phế phụ phẩm chăn nuôi, phế phụ phẩm lò mổ, phếphụ phẩm các ngành chế biến lương thực, thực phẩm, thức ăn thừa, gây nuôi các loài sinh vật làm thức ăn cho cá như giun đỏ…

Tiết 3

Nội dung 3: Sản xuất thức ăn hỗn hợp cho vật nuôi và thủy sản

Trang 12

1 Mục tiêu

- Nêu được quy trình sản xuất thức ăn hỗn hợp cho vật nuôi và hiểu

được vai trò của thức ăn hỗn hợp trong việc phát triển chăn nuôi

- Trình bày được đặc điểm các loại thức ăn hỗn hợp cho vật nuôi.

- Nêu được quy trình sản xuất thức ăn hỗn hợp cho thủy sản.

- Rèn kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng giải quyết vấn đề.

- Tích cực vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn.

- Câu 1: Thức ăn hỗn hợp có vai trò gì trong chăn nuôi?

- Câu 2: Phân biệt thức ăn hỗn hợp đậm đặc và thức ăn hoàn chỉnh?

- Câu 3: Nêu quy trình sản xuất thức ăn hỗn hợp cho vật nuôi?

- Câu 4: Nêu quy trình sản xuất thức ăn hỗn hợp cho thủy sản?

Hoạt động cả lớp: Trò chơi tiếp sức

Chia lớp thành 4 đội, bảng được chia thành 4 phần để các đội lần lượt cử người lên ghi các nội dung trả lời 4 câu hỏi trên

Sau 5 - 7 phút dừng cuộc chơi

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

Đầu tiên các cá nhân nghiên cứu nội dung SGK và trả lời câu hỏi sau đó lớp chia thành 4 nhóm để chơi trò chơi

Các thành viên trong đội xếp hàng dọc và lần lượt các thành viên phải lên ghicác ý trả lời, nếu người phía trước không ghi được hoặc ghi sai thì đồng đội được quyền ghi lại (lưu ý: mỗi người chỉ được ghi 1 ý trả lời)

Đội thắng là đội nhanh và đầy đủ ý nhất

Thời gian chơi khoảng 5 – 7 phút

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

GV hướng dẫn các nhóm tự nhận xét và nhận xét lẫn nhau GV bổ sung kết luận và đánh giá

Kết luận

Câu 1: Vai trò của thức ăn hỗn hợp

Trang 13

- Tăng hiệu quả sử dụng thức ăn

- Giảm chi phí thức ăn

- Hiệu quả kinh tế cao trong chăn nuôi

- Tiết kiệm nhân công, chi phí chế biến, bảo quản…

- Hạn chế được dịch bệnh cho vật nuôi

- Đáp ứng yêu cầu chăn nuôi lấy sản phẩm để xuất khẩu.

Câu 2: - Thức ăn hỗn hợp đậm đặc có tỷ lệ protein, khoáng, vitamin cao

- Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh đầy đủ và hợp lý nhu cầu dinh dưỡng

của từng loại vật nuôi

- Khi sử dụng thức ăn HH đậm đặc cần bổ sung các loại thức ăn khác

như ngô, cám gạo…

- Khi sử dụng thức ăn HH hoàn chỉnh không cần bổ sung các loại

thức ăn khác

Câu 3: Quy trình sản xuất thức ăn hỗn hợp cho vật nuôi

Câu 4: Quy trình sản xuất thức ăn hỗn hợp cho thủy sản

B1 Làm sạch và nghiền nhỏ nguyên liệu

B2 Trộn theo tỉ lệ, bổ sung chất kết dính

B3 Hồ hoá và làm ẩm

B4 Ép viên và sấy khô

Trang 14

B5 Đóng gói, bảo quản.

Tiết 4

Nội dung 4: Ứng dụng công nghệ vi sinh để sản xuất thức ăn chăn nuôi

1 Mục tiêu

- Nêu được cơ sở khoa học của việc ứng dụng công nghệ vi sinh để

sản xuất và chế biến thức ăn chăn nuôi

- Trình bày được quy trình của việc chế biến thức ăn chăn nuôi bằng

công nghệ vi sinh

- Trình bày được quy trình của việc sản xuất thức ăn chăn nuôi bằng

công nghệ vi sinh

- Rèn kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng giải quyết vấn đề.

- Tích cực vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn.

2 Phương thức

Thảo luận nhóm

3 Tổ chức hoạt động

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

Nghiên cứu phần I, II, III bài 33 trang 96 – 98, các thành viên trong nhóm trao đổi thảo luận để hoàn thành phiếu học tập sau:

Phiếu học tập số 3

Câu 1: Ứng dụng công nghệ vi sinh để sản xuất thức ăn là gì? Nêu rõ cơ

sở khoa học? Tại sao dùng nấm men hay vi khuẩn có ích ủ lên men thức ănlại nâng cao giá trị dinh dưỡng thức ăn?

Câu 2: Nêu quy trình chế biến thức ăn từ VSV? Cho ví dụ Giải thích hiện tượng protein bột sắn tăng từ 1,7 % lên 27 – 35 %? Hãy cho biết chế biến thức ăn bằng phương pháp lên men VSV có tác dụng gì? Ở gia đình và địa phương em có chế biến thức ăn chăn nuôi từ VSV không? Cho ví dụ

Câu 3: Nêu quy trình sản xuất thức ăn từ VSV? Hãy cho biết nguyên liệu, điều kiện sản xuất và sản phẩm của quy trình sản xuất thức ăn từ VSV

Lớp học được chia làm 3 nhóm:

Nhóm 1 sẽ nghiên cứu và trả lời cầu hỏi 1 trong phiếu học tập

Nhóm 2 sẽ nghiên cứu và trả lời cầu hỏi 2 trong phiếu học tập

Ngày đăng: 06/08/2019, 14:41

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w