1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

CHUYÊN ĐỀ MÔI TRƯỜNG SỐNG CỦA VẬT NUÔI

21 418 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 3,83 MB

Nội dung

Môi trường sống của vật nuôi là một trong những yếu tố quan trọng trong quá trình phát triển của vật nuôi. Khi nghiên cứu về môi trường sống của vật nuôi giúp ta có những tác động đúng về phương pháp chăm sóc vật nuôi. Hiểu đúng hơn về cách chăm sóc cho vật nuôi, từ đó kết hợp tốt các yếu tố như: chế độ dinh dưỡng, giống vật nuôi, môi trường sống…để chăn nuôi đạt hiệu quả tốt nhất mang lại lợi ích kinh tế. Chất thải của vật nuôi cũng là yếu tố ảnh hưởng khá lớn đời sống vật nuôi và con người. Nhiều năm gần đây quy mô trang trại chăn nuôi rất phát triển, chăn nuôi hộ gia đình cũng được bà con chú trọng.Nhưng việc xử lí chất thải chăn nuôi còn chưa đúng quy trình nên gây ô nhiễm cho môi trường sống ở nông thôn. Vậy nên kiến thức: “ Môi trường sống của vật nuôi” giúp các em hiểu sâu và rộng hơn về vấn đề tạo môi trường sống cho vật nuôi, đồng thời có ý thức bảo vệ môi trường sống ở địa phương mình sinh sống, tuyên truyền trong cộng đồng dân cư về vấn đề bảo vệ môi trường sống.

Trang 1

SỞ GD – ĐT VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT ……….

CHUYÊN ĐỀ MÔI TRƯỜNG SỐNG CỦA VẬT NUÔI

Người báo cáo: ………

Môn : Công nghệ 10

Số tiết : 2

Tổ : Hóa – Sinh - CN

Năm học: 2018 – 2019

Trang 2

CHUYÊN ĐỀ: MÔI TRƯỜNG SỐNG CỦA VẬT NUÔI

- Chất thải của vật nuôi cũng là yếu tố ảnh hưởng khá lớn đời sống vật nuôi vàcon người Nhiều năm gần đây quy mô trang trại chăn nuôi rất phát triển, chăn nuôi

hộ gia đình cũng được bà con chú trọng.Nhưng việc xử lí chất thải chăn nuôi cònchưa đúng quy trình nên gây ô nhiễm cho môi trường sống ở nông thôn

Vậy nên kiến thức: “ Môi trường sống của vật nuôi” giúp các em hiểu sâu và

rộng hơn về vấn đề tạo môi trường sống cho vật nuôi, đồng thời có ý thức bảo vệ môitrường sống ở địa phương mình sinh sống, tuyên truyền trong cộng đồng dân cư vềvấn đề bảo vệ môi trường sống

B NỘI DUNG CHÍNH CỦA CHUYÊN ĐỀ

Chuyên đề: “ Môi trường sống của vật nuôi” được chia làm 2 tiết.

+ Tiết 1: Xây dựng chuồng trại chăn nuôi: gồm 2 nội dung chính:

Nội dung 1: Một số yêu cầu kĩ thuật của chuồng trại chăn nuôi

Nội dung 2: Xử lí chất thải, chống ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi

+ Tiết 2: Chuẩn bị ao nuôi cá: gồm 2 nội dung chính:

Nội dung 1: Tiêu chuẩn ao nuôi cá

Nội dung 2: Quy trình chuẩn bị ao nuôi cá

C HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

C1 MỤC TIÊU

* Kiến thức:

- Hiểu được một số yêu cầu kĩ thuật của chuồng trại chăn nuôi

- Hiểu được tầm quan trọng, lợi ích và biết được phương pháp xử lí chất thảichăn nuôi để bảo vệ môi trường sống

- Hiểu được tiêu chuẩn của ao nuôi cá và quy trình chuẩn bị ao nuôi cá

- Ý thức được tầm quan trọng của việc tạo môi trường sống cho vật nuôi và giữgìn bảo vệ môi trường sống của con người

* Kĩ năng:

- Phát triển kĩ năng làm việc nhóm, giao tiếp, quan sát, phân tích, tổng hợp,phát hiện vấn đề, ý thức bảo vệ sức khỏe cộng đồng

Trang 3

* Thái độ:

- Yêu thích và tìm hiểu tri thức

- Có ý thức tuyên truyền trong cộng đồng về tác hại ô nhiễm môi trường dochất thải chăn nuôi, đồng thời thấy được lợi ích to lớn về công tác xử lí chất thảitrong chăn nuôi

* Năng lực:

- Rèn luyện phát triển năng lực giải quyết vấn đề

- Hình thành và rèn luyện năng lực sáng tạo

Yêu cầu kĩ thuật

Địa điểm - Yên tĩnh, hạn chế stress cho vật nuôi

- Không gây ô nhiễm khu dân cư

- Thuận tiện chuyên trở thức ăn và xuất bán spHướng chuồng - Mùa đông ấm áp, mùa hè mát mẻ

- Đủ ánh sáng nhưng tránh nắng gắtNền chuồng - Có độ dốc vừa phải, không đọng nước

Trang 4

- Bền chắc, không trơn, khô ráo và ấm ápKiến trúc - Thuận tiện chăm sóc, quản lí

- Phù hợp với đặc điểm sinh lí để vật nuôi sinh trưởng và phát dục tốt

chất thải

- Giảm ô nhiễm môi trường

- Tạo nguồn nhiên liệu cho nhu cầu sinh hoạt

- Tăng hiệu quả nguồn phân bón cho trồng trọt và nuôi cá

Trang 5

Tiêu chuẩn Đặc điểm

- Nguồn nước: có thể chủ động bổ sung, tháo nước khi cần

- Chất lượng: nước không nhiễm bẩn, không có độc tố, pH

Lấy nước vào ao

Kiểm tra nước và

thả cá

Đáp án phiếu số 4

Tu bổ ao Tháo cạn nước, tu sửa hệ thống lấy và thoát nước

Tu sửa bờ ao, lấp hang hốc quanh bờ ao, chống rò rỉDiệt tạp, khử

chua

Cải tạo đáy ao: vét bớt bùn, rắc vôi bột, phơi đáy ao, làm cho bùn đáy xốp, thoáng khí, diệt vi khuẩn, kí sinh trùng gây bệnh, tiêu diệt địch hại, cá tạp

Bón phân gây

màu nước

Bón phân chuồng ( rải đều khắp ao)Bón phân xanh ( bó thành từng bó đặt rải rác trong ao)Lấy nước vào ao Lần 1: mực nước từ 30 đến 40cm, ngâm từ 5 đến 7 ngày ( để

phân chuồng, phân xanh phân hủy nhanh)Lần 2: mực nước từ 1,5 đến 2m

Kiểm tra nước

và thả cá

Kiểm tra nước nếu có màu xanh nõn chuối thì thả cá vào aoNếu chưa có màu xanh nõn chuối thì bón them phân vô cơ rồi mới thả cá

C3 TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC

Tiết 1: TẠO MÔI TRƯỜNG SỐNG CHO VẬT NUÔI

Trang 6

HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG

1 Mục đích

- Tạo tâm thế vui vẻ, thoải mái cho học sinh

- Làm lộ những hiểu biết, quan niệm sẵn có của học sinh, tạo mối liên tưởnggiữa kiến thức đã có với kiến thức mới cần lĩnh hội trong bài học mới

- Giúp học sinh huy động những kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm của bản thân

có liên quan đến bài học mới, kích thích sự tò mò, mong muốn tìm hiểu bài học mới

- Giúp giáo viên tìm hiểu xem học sinh có hiểu biết như thế nào về những vấn

đề trong cuộc sống có liên quan đến nội dung bài học

2 Nội dung:

- GV cho HS quan sát một số hình ảnh liên quan đến chăn nuôi

* Học sinh quan sát hình ảnh: một số kiến trúc chuồng trại chăn nuôi, môi

trường chất thải vật nuôi, bệnh ở vật nuôi do ô nhiễm môi trường

- Quan sát một số môi trường sống của vật nuôi

- Quan sát chất thải chăn nuôi

Trang 7

- Quan sát một số bệnh ở vật nuôi

Bệnh lở mồm long móng ở lợn và tụ cầu trùng ở gà

Bệnh tụ huyết trùng và bệnh đóng dấu ở lợn

Trang 8

- Sau khi học sinh quan sát các hình ảnh liên quan đến chăn nuôi, GV đặt câuhỏi:

Trong chăn nuôi muốn tạo môi trường sống tốt cho vật nuôi ta cần quan tâm đến những vấn đề gì?

- GV đặt vấn đề vào bài: hôm nay chúng ta cùng nhau nghiên cứu bài “ Tạomôi trường sống cho vật nuôi”

3 Dự kiến sản phẩm học tập của học sinh

- Để vật nuôi có môi trường sống tốt ta cần quan tâm những vấn đề sau đây: + Chuồng trại: Yêu cầu xây dựng đúng kĩ thuật tùy vào từng đối tượng vậtnuôi

+ Xử lí các chất thải, chống ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi

- HS trả lời câu hỏi GV đưa ra

Cô giáo dẫn vào bài mới: Vậy để vật nuôi sinh trưởng phát triển tốt, cho ra sảnphẩm chất lượng nhất ta cần phải làm gì?

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

1 Mục đích:

- Học sinh trình bày được 4 yêu cầu kĩ thuật của chuồng trại chăn nuôi

- Trình bày được tầm quan trọng của việc sử lí chất thải, phương pháp xử líchất thải, lợi ích của việc xử lí chất thải

- Tuyên truyền sâu rộng ở địa phương để cho các hộ chăn nuôi thấy được táchại của ô nhiễm môi trường do chất thải chăn nuôi, lợi ích của việc xử lí chất thảiđúng kĩ thuật

2 Nội dung:

I Xây dựng chuồng trại chăn nuôi

1 Một số yêu cầu kĩ thuật chuồng trại chăn nuôi

a Địa điểm xây dựng:

- Chuồng trại phải được xây ở nơi yên tĩnh, hạn chế stress cho vật nuôi

- Có hệ thống vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, không gây ô nhiễm khu dân cư, giảmthiểu các chất gây ô nhiễm môi trường sống Hạn chế được các bệnh do ô nhiễm môitrường gây ra trong chăn nuôi gây ra như: bệnh vi rút gây dịch tả, lở mồm long móng,

- Địa điểm xây dựng chuồng trại phải ở những nơi thuận tiện chuyên trở thức

ăn và xuất bán sản phẩm

Trang 9

Khu xây dựng chuồng trại chăn nuô

- Có độ dốc vừa phải, không đọng nước Như vậy chuồng luôn khô ráo, tránh

ẩm ướt gây ra một số bệnh do nấm như: nấm phổi

- Bền chắc, không trơn, khô ráo và ấm áp

Nền chuồng trong chăn nuôi lợn

Trang 10

d Kiến trúc xây dựng:

- Thuận tiện chăm sóc, quản lí: chuồng có hệ thống chăm sóc tự động như: vòiphun nước, máng ăn tự động, lối đi lại phải dễ dàng chăm sóc

Chuồng với hệ thống chăm sóc tự động

- Phù hợp với đặc điểm sinh lí để vật nuôi sinh trưởng và phát dục tốt: tùy từnggiai đoạn phát triển của vật nuôi mà có kiến trúc phù hợp

Ví dụ: trong chăn nuôi lợn nái giai đoạn nuôi con ngoài phần chuồng chính còn

phải có sân thoáng để lợn con tắm nắng và chạy nhảy

- Có hệ thống xử lí chất thải hợp vệ sinh: xây dựng hệ thống vườn – ao –chuồng hoặc có hệ thống xử lí chất thải như công nghệ bioga

Hệ thống vườn – ao – chuồng.

Trang 11

2: Xử lí chất thải, chống ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi.

a Tầm quan trọng của việc xử lí chất thải.

- Các khu vực chăn nuôi thường bị các chất thải như phân, nước tiểu làm ônhiễm môi trường, nguồn nước, không khí, có hại cho sức khỏe con người và tạo điềukiện để bệnh lây lan thành dịch

Ô nhiễm nguồn nước do chất thải chăn nuôi

- Hiện nay, vấn đề giữ gìn và bảo vệ môi trường đang là mối quan tâm lớn củatoàn xã hội và cũng là một yêu cầu không thể thiếu khi xây dựng chuồng trại chănnuôi

b Phương pháp xử lí chất thải

- Có rất nhiều phương pháp xử lí chất thải chăn nuôi , nhưng phương pháp xử

lí chất thải tốt nhất hiện nay là dùng bể lên men vi sinh vật yếm khí sinh ga ( haycông nghệ bioga) Khí ga sinh ra khi xử lia chất thải có thể xử dụng làm nhiên liệu

c Lợi ích của việc xử lí chất thải bằng công nghệ bioga.

- Giảm thiểu ô nhiễm môi trường

- Tạo nguồn nhiên liệu cho nhu cầu sinh hoạt

- Tăng hiệu quả nguồn phân bón cho cây trồng

Trang 12

3 Dự kiến sản phẩm học tập của học sinh

- Học sinh hoạt động cá nhân và theo nhóm để hoàn thành phiếu học tập số 1,2

- Sản phẩm của học sinh có thể chưa chính xác thì sẽ được các bạn và cô giáochỉnh sửa

4 Kỹ thuật tổ chức

4.1 Nội dung 1: Một số yêu cầu kĩ thuật của chuồng trại chăn nuôi

- Chia lớp học thành 4 nhóm, mỗi nhóm hoàn thành một tiêu chí theo phiếu

- Thời gian hoàn thành phiếu học tập là 5 phút, báo cáo 2 phút.

- Mỗi nhóm cử một đại diện lên báo cáo.

- Các nhóm khác đóng góp ý kiến và giáo viên tổng kết kiến thức chuẩn thời gian là 5 phút.

( HS hoàn thành sản phẩm vào tờ Ao rồi treo lên bảng Sản phẩm bao gồm cả phần kiến thức và hình ảnh minh họa tương ứng với nội dung)

4.2: Nội dung 2: Xử lí chất thải, chống ô nhiễm môi trường chăn nuôi

- Chia lớp thành 4 nhóm như trên và hoàn thành phiếu học tập số 2.

- Nội dung này gồm 3 mảng kiến thức:

* Tầm quan trọng của việc xử lí chất thải

GV cho học sinh chơi trò chơi giải ô chữ.

- Ô chữ có 4 hàng ngang, cụ thể như sau:

- Để giải các ô chữ GV đặt câu hỏi: mỗi hàng tương ứng một câu hỏi

+ Hàng thứ 1: Đây là ô chữ gồm 4 chữ cái: Chất thải trong chăn nuôi ảnh hưởng rất lớn đến môi trường này?

+ Hàng thứ 2: Đây là ô chữ gồm 8 chữ cái: Đây là một trong những môi trường bị ô nhiễm do chất thải chăn nuôi?

+ Hàng thứ 3: Đây là ô chữ gồm 10 chữ cái: Con người bị ảnh hưởng như thế nào khi môi trường bị ô nhiễm?

+ Hàng thứ 4: Đây là ô chữ gồm 8 chữ cái: Khi môi trường bị ô nhiễm do chất thải chăn nuôi thì các bệnh lây lan sẽ phát triển như thế nào?

N Ư Ớ C

K H Ô N G K H Í

Trang 13

* Phương pháp xử lí chất thải.

- GV cho HS xem video hoặc mô hình công nghệ bioga Sau đó đặt câu hỏi:

Đây là phương pháp xử lí chất thải bằng công nghệ nào?Em hiểu gì về phương pháp xử lí chất thải bằng công nghệ này?

* Lợi ích của việc xử lí chất thải bằng công nghệ bioga

- GV cho HS chơi trò chơi: Ai là triệu phú bằng việc trả lời hệ thống câu hỏi

sau:

+ Câu 1: Việc xử lí chất thải bằng công nghệ bioga tác động đến môi trường sống như thế nào?

A Gây hại sức khỏe cho con người

B Ô nhiễm môi không khí

C Ô nhiễm môi trường nước

D Giảm ô nhiễm môi trường

+ Câu 2: Lợi ích kinh tế trong xử lí chất thải bằng công nghệ bioga?

A Sản phẩm chăn nuôi tăng

B Giảm chi phí chăn nuôi

C Tạo nguồn nhiên liệu cho nhu cầu sinh hoạt

D Không gây ô nhiễm môi trường

+ Câu 3: Trong trồng trọt thì xử lí chất thải bằng công nghệ bioga có lợi gì?

A Tăng hiệu quả nguồn phân bón cho cây trồng

B Tăng năng suất cây trồng

C Tạo nguồn nông sản sạch

D Thu được nông sản trái vụ

(Các nhóm trả lời câu hỏi bằng cách đưa ra tín hiệu xin trả lời nhanh nhất trong thời

gian cho phép- 1 phút vừa chuẩn bị và trả lời)

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP

1 Mục tiêu:

Học sinh thực hành vận dụng trực tiếp những kiến thức vừa học để giả quyết câu hỏi liên quan đến thực tiễn về xây dựng chuồng trại chăn nuôi và xử lí chất thải chăn nuôi

2 Nội dung:

Đặt câu hỏi:

- Chăn nuôi lợn nái sinh con và nuôi con thì chuồng trại cần đảm bảo yêu cầu

gì về kĩ thuật?

3 Dự kiến sản phẩm thu được:

- Địa điểm xây dựng

- Hướng chuồng

- Nền chuồng

Trang 14

- Kiến trúc xây dựng: đặc biệt trong kiến trúc xây dựng có thêm sân chơi chovật nuôi con để chúng được tắm nắng và chạy nhảy.

4 Kĩ thuật tổ chức:

- GV đặt câu hỏi

- HS làm việc cá nhân , GV gọi từng học sinh trả lời

- Hs trả lời câu hỏi

- Theo em, chúng ta nên có hành động gì để tạo môi trường sống tốt cho vật

nuôi và mang lại hiệu quả kinh tế?

3 Dự kiến sản phẩm

- Xây dựng hệ thống chuồng trại đúng kĩ thuật

- Chọn phương pháp xử lí chất thải phù hợp với môi trường chăn nuôi

- Tuyên truyền sâu rộng cho bà con về kiến thức chăn nuôi và các biện phápbảo vệ môi trường sống Thấy được tác hại của vấn đề ô nhiễm môi trường chăn nuôi

và lợi ích to lớn của chăn nuôi đúng kĩ thuật

4 Kỹ thuật tổ chức

- GV đưa ra câu hỏi vào cuối giờ học.

- HS làm việc cá nhân, ở nhà và trình bày vào vở bài tập

- GV sẽ kiểm tra vở bài tập và bài làm của học sinh vào buổi học hôm sau

Trang 15

TIẾT 2: TẠO MÔI TRƯỜNG SỐNG CHO THỦY SẢN

HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG

1 Mục đích

- Tạo tâm thế vui vẻ, thoải mái cho học sinh

- Làm lộ những hiểu biết, quan niệm sẵn có của học sinh, tạo mối liên tưởnggiữa kiến thức đã có với kiến thức mới cần lĩnh hội trong bài học mới

- Giúp học sinh huy động những kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm của bản thân

có lien quan đến bài học mới, kích thích sự tò mò, mong muốn tìm hiểu bài học mới

- Giúp giáo viên tìm hiểu xem học sinh có hiểu biết như thế nào về những vấn

đề trong cuộc sống có liên quan đến nội dung bài học

Sau đó GV đặt câu hỏi:

Ở vùng trung du miền núi như chúng ta thì môi trường nuôi cá chủ yếu là các

hệ thống ao.Vậy muốn cá trong ao có một môi trường sống tốt chúng ta cần chuẩn bị

ao nuôi cá như thế nào?

- HS trả lời câu hỏi của GV

Trang 16

- GV đặt vấn đề để vào bài: Hôm nay cô cùng các em sẽ nghiên cứu kiến thức

chuẩn bị ao nuôi cá.

3 Dự kiến sản phẩm học tập của học sinh

- Học sinh hình dung ra nội dung cần tìm hiểu trong bài học để tìm ra kiến thứcmới

+ Tiêu chuẩn ao nuôi cá: Diện tích, độ sâu, chất đáy, nguồn nước và chất lượng nước

+ Quy trình chuẩn bị ao nuôi: Tu bổ ao  Diệt tạp, khử chua  Bón phân gây màu nước  Lấy nước vào ao  Kiểm tra nước và thả cá

4 Kỹ thuật tổ chức

- GV cho học sinh quan sát hình ảnh ao nuôi cá và ao cá đang tu bổ để chuản bịthả cá

- GV đặt câu hỏi: Vậy muốn cá trong ao có một môi trường sống tốt chúng ta

cần chuẩn bị ao nuôi cá như thế nào?

- Học sinh trả lời câu hỏi mà giáo viên đưa ra

Cô giáo dẫn vào bài mới: Vậy để vật nuôi sinh trưởng phát triển tốt, cho ra sảnphẩm chất lượng nhất ta cần phải làm gì?

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

1 Mục đích

- Học sinh trình bày được tiêu chuẩn của ao nuôi cá: diện tích, độ sâu, chất đáy,

nguồn nước và chất lượng của nước

- Trình bày được quy trình chuẩn bị ao nuôi cá: Tu bổ ao  diệt tạp, khử chua

 bón phân gây màu nước  lấy nước vào ao  kiểm tra nước và thả cá

- Đề xuất ý tưởng trong việc bảo vệ nguồn nước cho ao nuôi cá

2 Nội dung:

I Chuẩn bị ao nuôi cá.

I.1 Tiêu chuẩn ao nuôi cá

- Diện tích: Từ 0,5 đến 1 ha, ao càng rộng cá càng nhanh lớn

- Độ sâu và đáy ao: + Tốt nhất từ 1,8 đến 2m nước

+ đáy ao bằng phẳng, có lớp bùn dày từ 20 đến 30 cm

- Nguồn nước và chất lượng của nước:

+ Có thể chủ động bổ sung, tháo nước khi cần

+ Nước không nhiễm bẩn, không có độc tố, pH và lượng oxi hòa tan thích hợp

Trang 17

I.2 Quy trình chuẩn bị ao nuôi cá

a Tu bổ ao

- Trước khi thả cá vụ tiếp theo ta phải có khâu tu bổ ao nhằm diệt các mầmbệnh gây hại cho cá sau này

- Tháo nước cạn, tu sửa hệ thống lấy và thoát nước

- Tu sửa bờ ao, lấp hang hốc quanh bờ ao, chống rò rỉ

b Diệt tạp, khử chua

- Cải tạo đáy ao: vét bớt bùn, răc vôi bột, phơi đáy ao, làm cho bùn đáy xốp,thoáng khí, diệt vi khuẩn, kí sinh trùng gây bệnh, tiêu diệt dịch hại, cá tạp

- Khâu này giúp cần bằng độ pH trong ao và độ thoáng khí trong ao

- Ngoài ra, còn tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh cho cá

c Bón phân gây màu nước

- Bón phân chuồng ( rải đều khắp ao)

- Bón phân xanh( bó thành từng bó đặt rải rác trong ao)

- Khâu này giúp tạo độ mùn đáy, tốt cho sự phát triển các sinh vật phù du( đây

là một trong các nguồn thức ăn cho cá), đồng thời mùn đáy là thức ăn cho các loại cásống ở tầng đáy

Ngày đăng: 21/02/2019, 09:59

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w