1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Vai trò của nhà nước đối với việc giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường ở việt nam hiện nay

107 82 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 107
Dung lượng 358,67 KB

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRUNG TÂM BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ ---o0o---LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI VIỆC GIỮ VỮNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA TRONG

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRUNG TÂM BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

-o0o -LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI VIỆC GIỮ VỮNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN NỀN KINH

TẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Trang 2

CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

Kinh tế thị trường Lực lượng sản xuất Nhà xuất bản

Phó giáo sư Quan hệ sản xuất Thời kỳ quá độ Trung ương Tiến sĩ Tiến sĩ khoa học

Tư bản chủ nghĩa

Xã hội chủ nghĩa

Xã hội tư bản

Trang 3

Mở đầu

Chương 1. Nhà nước và kinh tế – một số vấn đề lý luận

1.1. Nhà nước và chức năng kinh tế của nhà nước

1.2 Kinh tế thị trường và kinh tế thị trường định hướng xã

hội chủ nghĩa 1.3 Vai trò của nhà nước đối với phát triển kinh tế thị

trường

Kết luận chương 1

Chương 2 Thực trạng vai trò của nhà nước giữ vững định

hướng XHCN trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường ở việt nam qua 25 năm đổi mới Nguyên nhân và những vấn đề đang đặt ra

2.1 Thực trạng vai trò của nhà nước giữ vững định hướng XHCN trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường

ở Việt Nam qua 25 năm đổi mới

2.2 Nguyên nhân và những vấn đề đặt ra liên quan tới việc

phát huy vai trò của Nhà nước giữ vững định hướng XHCN trong phát triển kinh tế thị trường

Kết luận chương 2

Chương 3 Một số giải pháp chủ yếu phát huy vai trò của Nhà

nước đối với việc giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển nền kinh tế thị trường ở nước

ta hiện nay

3.1 Hệ giải pháp tiếp tục đẩy mạnh xây dựng Nhà nước

pháp quyền XHCN Việt Nam của dân, do dân, vì dân

để nó làm tốt hơn vai trò giữ vững định hướng XHCN

2

Tr

19915

2034

37

37

6280

82

82

Trang 4

nước giữ vững định hướng XHCN trong phát triển của

KTTT

3.3 Hệ giải pháp đẩy mạnh CNH, HĐH để tạo cốt vật chất

cho Nhà nước giữ vững định hướng XHCN đối với sự

phát triển nền KTTT ở nước ta hiện nay

3.4 Hệ giải pháp giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng

kinh tế, phát triển văn hóa và thực hiện tiến bộ, công

bằng xã hội - một nội dung quan trọng của định hướng

XHCN trong quá trình phát triển nền KTTT

3.5 Hệ giải pháp phát huy vai trò của chủ đạo của kinh tế

Trang 5

MỞ ĐẦU 1-TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) là một trongnhững vấn đề căn bản của triết lý phát triển ở Việt Nam hiện nay Không phải đợi khi khủnghoảng tiền tệ xuất phát từ Mỹ năm 2008 và sự lan toả ra hầu khắp thế giới hiện nay cùng conđường cơ bản mà các nước đang sử dụng với hy vọng ngăn ngừa những kết cục bi thảm vềmặt kinh tế - xã hội do khủng hoảng đó gây ra, chúng ta mới thấy tính phi lý của cái gọi là

“thị trường tự do”, của cái gọi là “bàn tay vô hình” Từ rất sớm chúng ta đã khẳng định, nền

kinh tế mà chúng ta đang xây dựng phải có quản lý của Nhà nước Kiên trì tư tưởng đó, tại

Đại hội XI của mình, Đảng ta đã nhấn mạnh sự cần thiết phải “Giữ vững định hướng xã hộichủ nghĩa của nền kinh tế thị trường” [21, tr.204] Khi nêu lên nhiệm vụ của Chính phủ trongnhiệm kỳ 2011-2016, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh rằng thị trường cónhững mặt tiêu cực và tự nó không bảo đảm định hướng XHCN của sự phát triển

Ở Việt Nam hiện nay, vai trò của Nhà nước đối với kinh tế không chỉ xuất phát từ yêucầu phổ biến của quá trình phát triển kinh tế thị trường, mà còn xuất phát từ tính đặc thù của nềnkinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Thị trường, kinh tế thị trường không phải là quan hệ giữa người và vật, nó là một kiểuquan hệ giữa người với người trong sản xuất, trao đổi và tiêu dùng, nên nó mang đậm dấu ấncủa quan hệ xã hội, quan hệ chính trị của thể chế mà nền kinh tế đó tồn tại Việt Nam là mộtnước đang phát triển theo định hướng XHCN Với mức độ đáng kể, sự phát triển kinh tế thịtrường ở Việt Nam hiện nay bị chi phối và nhằm phục vụ cho định hướng đó Đương nhiên,nhân tố sâu xa bảo đảm định hướng chính trị đối với kinh tế là đường lối, quan điểm, tưtưởng chỉ đạo của Đảng; song để đường lối, quan điểm, tư tưởng chỉ đạo của Đảng biến thànhhiện thực vận động của nền kinh tế, chúng phải được thể chế hoá thành hệ thống pháp luật,chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và được triển khai bằng Nhà nước, thôngqua Nhà nước, dưới sự quản lý của Nhà nước do Đảng lãnh đạo Xét từ giác độ đó, Nhà nước

có tác động trực tiếp nhất tới việc định hướng sự vận động của kinh tế thị trường Pháp luật,

Trang 6

chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước chỉ đúng, khi chúng phản ánh

chính xác yêu cầu phát triển khách quan của thị trường, lấy quy luật thị trường làm cơ sở Xét

về mặt đó, chúng mang tính khách quan Nhưng pháp luật, chương trình, kế hoạch phát triểnkinh tế – xã hội của Nhà nước lại là sự thể chế hoá, cụ thể hoá mục tiêu chính trị của Đảng.Cho nên, chúng có mặt chủ quan Trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường địnhhướng XHCN, định hướng chủ quan (ý chí của Đảng, của Nhà nước và nhân dân ta) là ở chỗ,

cùng với việc bảo đảm lợi ích hợp lý cuả nhà doanh nghiệp, thì việc ưu tiên bảo vệ lợi ích

hợp pháp, chính đáng của người lao động là một vấn đề có tính nguyên tắc Nhà nước có cơ

chế, chính sách để bảo đảm sự ưu tiên đó

Trong những năm đổi mới vừa qua, do nhận thức chưa thật đầy đủ về các vấn đề nêutrên, nên bên cạnh những thành tựu đáng kể đã đạt được, chúng ta cũng có không ít hạn chế,yếu kém và cả sai lầm Liên quan tới chủ đề luận văn này, điểm rõ nhất là nhận thức về vaitrò của Nhà nước trong việc giữ vững định hướng XHCN đối với quá trình phát triển nềnkinh tế thị trường: bên cạnh những bước tiến rất căn bản, cũng đang còn có nhiều điểm chưađược làm sáng tỏ Một trong những vấn đề như vậy là nhận thức về vai trò của Đại hội Đảng,Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng và thẩm quyền của Quốc hội với tư cách là cơquan quyền lực nhà nước cao nhất cuả nhân dân trong hoạch định chiến lựơc phát triển kinh

tế (bao gồm chiến lược CNH, HĐH; cơ cấu nền kinh tế, cơ cấu thành phần kinh tế; địnhhướng phát triển những vùng kinh tế trọng điểm; chiến lược hội nhập kinh tế quốc tế ).Cùng với việc phân định chưa rõ giữa vai trò của Đảng và vai trò cuả Nhà nước trong việcgiữ vững định hướng XHCN trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường là việc nhậnthức còn có nhiều điểm khác nhau trực tiếp liên quan tới chức năng của Nhà nước trong việcbảo đảm định hướng đó Một số người cho rằng, yếu tố định hướng phát triển của kinh tếphải là những nhân tố nội tại của kinh tế, vì “phát triển là quá trình tự thân vận động, tự thânphát triển do những nhân tố nội tại cuả nó quy định” Một số khác cho rằng, định hướng kinh

tế phải do các yếu tố bên ngoaì kinh tế, đó là chính trị, quyết định Từ đó, họ tuyệt đối hoá vaitrò định hướng do Đảng, Nhà nước thực hiện Từ thực tiễn đổi mới, cả hai quan điểm trên đây

đã dần được khắc phục Một quan điểm toàn diện hơn như là sự “hợp đề” đã hình thành: Cả

Trang 7

phát triển của kinh tế Trong nhân tố chính trị, giữ vững sự lãnh đạo của Đảng trong quá trìnhxây dựng nền KTTT có vị trí định hướng rất quan trọng, nhưng để biến sự định hướng củaĐảng thành hiện thực định hướng trong thực tiễn của đời sống kinh tế, phải qua Nhà nước.Bởi lẽ, chính Nhà nước là thiết chế tổ chức thực hiện các quan điểm định hướng của Đảng.Trong số các nhân tố kinh tế bảo đảm định hướng XHCN, kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể

có vị trí vô cùng quan trọng Sự lớn mạnh của chúng khiến cho kinh tế nhà nước năm đượcvai trò chủ đạo, kinh tế nhà nước cùng kinh tế tập thể tạo thành nền tảng của nền kinh tế quốcdân sẽ tạo thành cơ sở vật chất nội tại quan trọng nhất bảo đảm sự phát triển của KTTT theođịnh hướng XHCN Liên quan nội taị với chủ đề luận văn này, nhận thức về vai trò cuả Nhànước với tư cách là một nhân tố chính trị trong việc giữ vững định hướng XHCN đối với sựphát triển nền KTTT cũng không phải mọi điều đã được làm sáng tỏ Nhà nước phaỉ chăngchỉ làm nhiệm vụ định hướng mà không trực tiếp làm kinh tế? Các nhân tố kinh tế có vai tròđịnh hướng tự nó hình thành hay cũng phải có sự tác động và định hướng của Nhà nước? Sựchưa sáng tỏ về nhận thức dẫn tới sự chưa thật khoa học trong hoạt động thực tiễn Trongnhững năm gần đây, mặc dù Nhà nước ngày càng ít trực tiếp can thiệp vào hoạt động sản xuấtkinh doanh cuả doanh nghiệp; nhưng đây đó, lúc này, lúc khác vẫn còn tình trạng Nhà nướctrực tiếp làm quá nhiều việc trên các lĩnh vực phát triển kinh tế, còn trực tiếp đảm nhận nhiệm

vụ “chèo thuyền”, chưa thực sự đóng vai trò là người “cầm lái” Điều đó đã gây cản trở lớntới việc phát huy tính chủ động, sáng tạo của doanh nghiệp và nhân dân nói chung Nhà nước

là thiết chế bảo đảm quyền làm chủ cuả nhân dân Do chưa nhận thức đầy đủ vai trò cuả Nhànước trong việc giữ vững định hướng XHCN trong quá trình phát triển nền KTTT, nên vai tròlàm chủ cuả nhân dân nói chung, trên lĩnh vực kinh tế nói riêng cũng bị kìm hãm Đây là mộtnguyên nhân hết sức quan trọng làm hạn chế hiệu quả quá trình phát triển kinh tế ở nước ta;khiến cho những biểu hiện chệch hướng có nguy cơ gia tăng Đề cập vấn đề này, Đại hội XIchỉ ra: “Những yếu tố bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường chưađược chú ý đúng mức” [21, tr.166]

Để khắc phục những hạn chế đó nhằm làm cho Nhà nước ta thực hiện tốt hơn chứcnăng là một nhân tố chính trị giữ vững đúng hướng XHCN trong quá trình phát triển nềnKTTT, chúng ta phải tiếp tục đổi mới nhận thức và nâng cao chất lượng vận dụng vấn đề này

Trang 8

vào thực tiễn Với lý do đó, em chọn vấn đề: “Vai trò của Nhà nước đối với việc giữ vững

định hướng XHCN trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nam” làm đề tài luận văn cao học của mình với hy vọng góp một phần sức lực nhỏ bé vào

việc giải quyết nhiệm vụ nêu trên

2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

Trong những năm gần đây, liên quan tới luận văn này đã có một số đề tài, luận văn,luận án đề cập, qua đó, đã mang lại cho chúng ta những nhận thức mới nhất định Chẳng hạn:

“Định hướng XHCN ở Việt Nam, nội dung cơ bản và điều kiện chủ yếu để thực hiện” (Luận

án tiến sĩ khoa học Triết học, chuyên nghành CNCSKH của Nguyễn Văn Oánh, Hà Nội,

1994) “Định hướng XHCN trong phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam” (Đề tài khoa học cấp nhà nước, mã số KX 04.07./ 06-10, PGS.TS Phạm Văn Dũng chủ nhiệm) “Kinh tế thị tr-

ường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta” (Tô Xuân Dân, Hoàng Xuân Nghĩa Tạp chí

Nghiên cứu kinh tế, số tháng 2-2003 Hà Nội) “Một số vấn đề định hướng XHCN” (TS Nguyễn Đức Bách, Nxb Lao động, Hà Nội 1998), “Một số quan điểm và giải pháp chuyển

sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam” (Ban Tư tưởng - Văn hóa

Trung ương, Nxb CTQG, Hà Nội, 2001) “Định hướng xã hội chủ nghĩa nền kinh tế thị

tr-ường ở nước ta” (GS.TS Chu Văn Cấp Tạp chí Cộng sản, số 71-2004) “Những vấn đề lý luận về CNXH và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam” (GS.TS Nguyễn Duy Quý chủ biên,

Nxb CTQG, Hà Nội, 1998), “Về CNXH và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam” (GS.Nguyễn Đức Bình chủ biên, Nxb TCQG, Hà Nội, 2003) “Phát triển nền kinh tế thị trường định hư-

ớng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam” (TS Đinh Văn Ân chủ biên, Nxb Thống Kê, Hà Nội,

2003) “Một số vấn đề về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam” (GS.TS

Vũ Đình Bách, Nxb CTQG, Hà Nội, 2004) “Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế

thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam” (TS.Đinh Văn Ân, TS Lê Xuân Bá

đồng chủ biên, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 2006) “Đặc trưng của nền kinh tế thị

trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam” (GS.TS Vũ Đình Bách, GS, TS Trần Minh

Hạo đồng chủ biên, Nxb CTQG, Hà Nội, 2006) “Sở hữu nhà nước và các doanh nghiệp nhà

nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam” (PGS.

Trang 9

TS.Nguyễn Cúc- PGS.TS Kim Văn Chính đồng chủ biên Nxb Lý luận Chính trị, Hà Nội,

2006) “Phát triển các loại thị trường trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ

nghĩa ở Việt Nam” (GS.TS Nguyễn Đình Hương chủ biên, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội,

2006) “Sở hữu tập thể và kinh tế tập thể trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ

nghĩa ở Việt Nam” (TS Chử Văn Lâm chủ biên Nxb CTQG, Hà Nội, 2006) “Nguồn lực và động lực phát triển trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam”

(GS.TSKH Lê Du Phong chủ biên, Nxb Lý luận chính trị Hà Nội, 2006) “Quản lý nhà

nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam” (GS.TSKH.

Lương Xuân Quỳ chủ biên, Nxb Lý luận chính trị Hà Nội, 2006) “Sự thống nhất và khác

biệt giữa C.Mác, V.I.Lênin và các trào lưu lý luận mác xít về vấn đề sử dụng kinh tế thị trường trong thời kỳ quá độ lên CNXH và quá trình xây dựng CNXH: căn nguyên dẫn đến sự khác biệt và hệ quả” (GS.TS Chu Văn Cấp, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia: Các lý

thuyết kinh tế chính trong bối cảnh phát triển mới của thế giới và những vấn đề rút ra cho Việt Nam, tháng 1-2010) “Kế thừa, phát triển tư tưởng, quan điểm, đường lối đổi mới của

Đảng để tiếp tục hoàn thiện mô hình kinh tế thị trường định hướng XHCN ở giai đoạn 2020” (Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia: Các lý thuyết kinh tế chính trong bối cảnh phát

2011-triển mới của thế giới và những vấn đề rút ra cho Việt Nam, tháng 1-2010)

Các đề tài, công trình trên đây đã nêu lên được những nét cơ bản trong quan điểm củachủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng ta về CNXH và con đường đi lênCNXH, về phát triển kinh tế thị trường và vai trò của kinh tế thị trường nói chung, trong sựvận dụng vào điều kiện cụ thể ở nước ta nói riêng, nhưng chưa làm rõ vai trò của Nhà nước tatrong việc giữ vững định hướng XHCN trong phát triển kinh tế Đó tuy là những kết quả rấtđáng trân trọng và cần đựơc đánh giá cao; song, một là, các công trình, đề tài đó mới dừng lại

ở nhận thức trong thời kỳ trước đây, chưa bao quát được những nhận thức mới đạt đựơc trongvài năm gần đây; hai là, nhiều vấn đề về vai trò của Nhà nước định hướng và giữ vững địnhhướng xây dựng kinh tế ở nước ta còn chưa được nghiên cứu đầy đủ Các vấn đề này còn phảinghiên cứu lâu dài trên cơ sở thực tiễn không ngừng biến đổi của thế giới và trong nước Luậnvăn này chỉ góp một phần nhỏ vào việc làm sáng tỏ, bổ sung, phát triển vài điểm trong hệ vấn

đề to lớn và quan trọng đó

Trang 10

3 MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ CỦA LUẬN VĂN

3.1- Mục đích

Xuất phát từ quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về vai tròcủa nhà nước đối với sự phát triển xã hội nói chung, đối với phát triển kinh tế trong quá trìnhxây dựng CNXH nói riêng, luận văn làm rõ thực trạng vai trò của Nhà nước cộng hòa XHCNViệt Nam đối với việc giữ vững định hướng XHCN trong quá trình phát triển nền kinh tế thịtrường những năm đổi mới vừa qua ở nước ta; đưa ra những giải pháp cơ bản nhằm nâng caohiệu quả tác động cuả Nhà nước tới việc phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCNtrong giai đoạn hiện nay

3.2- Nhiệm vụ

Để đạt mục tiêu nêu trên, luận văn có những nhiệm vụ chủ yếu sau:

Một là, làm rõ quan niệm cuả chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò

của nhà nước đối với kinh tế, quan điểm của Đảng về vai trò của Nhà nước ta đối với việc giữvững định hướng XHCN trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường

Hai là, làm rõ thực trạng vai trò của Nhà nước trong việc giữ vững định hướng CNXH

đối với sự phát triển nền kinh tế thị trường qua 25 năm đổi mới ở nước ta

Ba là, phát hiện ra tình huống có vấn đề đang nảy sinh, đề xuất một số giải pháp chủ

yếu để giải quyết các vấn đề đó nhằm nâng cao hơn nữa vai trò của Nhà nước trong việc giữvững định hướng XHCN đối với quá trình phát triển nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiệnnay

4 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

4.1- Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu vai trò của Nhà nước đối với việc giữ vững định hướng XHCN trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường qua ở nước ta qua 25 năm đổi mới

4.2- Phạm vi nghiên cứu

Trang 11

Xem xét vai trò của Nhà nước đối với việc giữ vững định hướng XHCN trong phát

triển kinh tế thị trường ở tầm vĩ mô, mang tính tổng quát trên phạm vi cả nước.

5 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

5.1- Cơ sở lý luận

Luận văn dựa trên những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ ChíMinh và Đảng ta về vai trò của nhà nước đối với kinh tế, đồng thời kế thừa và phát huynhững giá trị của các công trình khoa học đã nghiên cứu những phương diện khác nhau của

đề tài này

5.2- Phương pháp nghiên cứu

Luận văn dùng phương pháp luận của CNDVBC và CNDVLS , phương pháp lịch sử vàlôgíc, phân tích và tổng hợp, trừu tượng và cụ thể nhằm thực hiện mục đích và nhiệm vụ mà

- Luận văn đã đưa ra đựơc một số giải pháp có tính khả thi để nâng cao vai trò của Nhànước đối với việc giữ vững định hướng XHCN trong quá trình phát triển kinh tế thị trường ởViệt Nam

6.2- Ý nghĩa lý luận và thực tiễn cuả luận văn

- Ý nghĩa lý luận

Luận văn không chỉ góp phần hệ thống hóa những nhận thức đã đạt được, mà còn có sự

bổ sung, phát triển đối với việc nhận thức về vai trò của Nhà nước trong việc phát triển kinh

tế thị trường phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện Việt Nam; phát hiện ra tình huống có vấn đề ởnước ta liên quan tới các vấn đề nêu trên, từ đó, đưa ra hệ giải pháp để giải quyết chúng

- Ý nghĩa thực tiễn

Trang 12

Luận văn là một công trình khoa học nghiêm túc, có thể được sử dụng làm tài liệu thamkhảo trong quá trình giảng dạy vấn đề nhà nước, một số chuyên đề của chủ nghĩa xã hội khoahọc trong chương trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin dành cho các trư-ờng đại học và cao đẳng ở nước ta.

7 KẾT CẤU TỔNG QUÁT CỦA LUẬN VĂN

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn gồm 3 chương, 10 tiết

Sự phát triển của lực lượng sản xuất đã đưa tới sự dư thừa tương đối sản phẩm tiêu dùng

và khát vọng muốn chiếm đoạt nó đã làm nảy sinh ở giới có thẩm quyền thói hám của Họ sửdụng mọi quyền lực có trong tay để thực hiện khát vọng đó Do vậy, việc phân hóa xã hộiđược tăng cường Giai cấp xuất hiện Quan hệ người áp bức người thay thế quan hệ bìnhđẳng, hợp tác, tương trợ Sự đối kháng giữa giai cấp bóc lột và bị bóc lột ngày càng sâu sắc.Chiến tranh ăn cướp giữa các bộ lạc, thị tộc đã làm cho quyền lực của thủ lĩnh quân sựđược củng cố, họ ngày càng giàu có lên, địa vị thống trị và bóc lột của họ được tăng cường

Trang 13

Họ trở thành lực lượng đối lập với nhân dân.

Những biến đổi trên đây đã làm cho cơ quan tổ chức của thị tộc, bộ lạc dần dần thoát

khỏi gốc rễ của nó trong nhân dân Từ chỗ là công cụ của nhân dân, các tổ chức đó trở thành

cơ quan đối lập, thống trị và áp bức nhân dân.

Hậu quả là cuộc đấu tranh giữa hai giai cấp đối kháng lần đầu tiên xuất hiện trong lịch

sử xã hội - chủ nô và nô lệ - gay gắt tới mức dẫn tới nguy cơ chẳng những các giai cấp đó tiêu

diệt lẫn nhau mà tiêu diệt luôn cả xã hội Để thảm họa đó không diễn ra, một cơ quan quyền lực đặc biệt đã ra đời Đó là nhà nước.

Qua đó cho thấy, nhà nước không phải là cơ quan để điều hòa mâu thuẫn giai cấp.Ngược lại, nó ra đời do mâu thuẫn giai cấp ngày càng sâu sắc, không thể điều hòa

Trên cơ sở của tính tất yếu kinh tế - xã hội nói trên, lực lượng lập ra và sử dụng bộ máynhà nước chính là giai cấp có thế lực nhất - giai cấp thống trị về mặt kinh tế Nói cách khác,

nhà nước là một tổ chức chính trị của giai cấp thống trị về kinh tế nhằm bảo vệ trật tự hiện hành và đàn áp sự phản kháng của các giai cấp khác.

Nhờ có nhà nước, giai cấp này cũng trở thành giai cấp thống trị về mặt chính trị và, do đó,

có thêm những phương tiện mới để đàn áp và bóc lột giai cấp bị áp bức Bản chất của nhànước, do đó, "chẳng qua chỉ là một bộ máy của một giai cấp này dùng để trấn áp một giai cấpkhác" [37, tr.280-281]

Xét dưới giác độ tổng quát, mọi nhà nước đều phải thực hiện chức năng thống trị chính trị của giai cấp (chức năng giai cấp) và chức năng xã hội (chức năng công quyền).

- Chức năng thống trị chính trị của giai cấp (chức năng giai cấp) của nhà nước

Quyền lực chính trị do quyền lực kinh tế quyết định Do vậy, để củng cố, tăng cường sựthống trị chính trị của mình, nhà nước phải xác lập, củng cố nền tảng kinh tế mà giai cấp cầmquyền là người đại diện cho quan hệ sản xuất thống trị Nền kinh tế đó càng hùng mạnh baonhiêu, quyền lực chính trị của giai cấp cầm quyền càng có khả năng vững vàng bấy nhiêu.Cùng với xác lập nền tảng kinh tế đó, để chức năng thống trị chính trị của nhà nước đượcthực hiện, nó cũng phải xác lập, củng cố, tăng cường ảnh hưởng của hệ tư tưởng phản ánhnhu cầu, lợi ích căn bản của giai cấp cầm quyền (hệ tư tưởng của giai cấp cầm quyền), làm

Trang 14

cho hệ tư tưởng đó chi phối đời sống tinh thần của xã hội Hơn nữa, việc thực hiện chức năngthống trị chính trị của giai cấp còn đòi hỏi nhà nước phải sẵn sàng trấn áp sự phản kháng củamọi thế lực trong và ngoài nước Bằng việc thực hiện có hiệu quả ba nội dung cơ bản đó,chức năng giai cấp của nhà nước được củng cố và tăng cường.

- Chức năng xã hội (chức năng công quyền) của nhà nước

Nhà nước là công cụ chuyên chính của một giai cấp Song, bất kỳ nhà nước nào cũngphải đảm trách một số công việc nhằm đáp ứng nhu cầu chung của cộng đồng: xây dựng một

số công trình kinh tế, văn hoá - xã hội để phục vụ cho toàn xã hội về học tập, vui chơi, chămsóc sức khoẻ (có hay không có thu phí); bảo đảm trật tự - an toàn xã hội trong đi lại, sinhhoạt, lao động; khắc phục những dịch bệnh hiểm nghèo, những tệ nạn xã hội

Xét dưới giác độ chi tiết hơn và xuất phát từ mục tiêu nghiên cứu, phương pháp tiếp cận

khác nhau, người ta có thể phân chia các chức năng cuả nhà nước thành chức năng kinh tế,chức năng chính trị, chức năng văn hoá - xã hội; cũng có thể phân ra chức năng tổ chức - xâydựng, chức năng bạo lực - trấn áp hay chức năng đối nội, chức năng đối ngoại Song, cầnlưu ý rằng, dù phân chia như thế nào thì chức năng chính trị - giai cấp và chức năng xã hội -công quyền cũng thâm nhập vào các chức năng của mọi sự phân chia đó Tuỳ mục tiêunghiên cứu, người ta có thể áp dụng cách phân chia này hay cách phân chia khác Do địnhhướng của luận văn này, chúng tôi nghiên cứu sâu hơn về chức năng kinh tế cuả nhà nước

1.1.2 Chức năng kinh tế của nhà nước

Trang 15

Lịch sử phát triển loài người kể từ khi xuất hiện giai cấp và nhà nước đến nay cho thấy,

dù trực tiếp hay gián tiếp, nhà nước đều tác động đến kinh tế theo các chiều hướng khácnhau Tổng kết thực tiễn đó, Ph Ăngghen đã chỉ ra rằng: "tác động ngược trở lại của quyềnlực nhà nước đối với sự phát triển kinh tế có thể có ba loại Nó có thể tác động theo cùnghướng - khi ấy sự phát triển sẽ nhanh hơn; nó có thể tác động ngược lại sự phát triển kinh tế,khi ấy thì hiện nay, ở mỗi dân tộc lớn, nó sẽ tan vỡ sau một khoảng thời gian nhất định, hoặc

là nó có thể cản trở sự phát triển kinh tế ở những hướng nào đó và thúc đẩy sự phát triển ởnhững hướng khác Trong trường hợp này rốt cuộc dẫn đến một trong hai trường hợp trên"[38, tr 678]

Vì sao nhà nước lại có thể tác động đến kinh tế? Vì sao sự tác động của nhà nước lại cóthể khiến sự phát triển của kinh tế diễn ra theo nhiều chiều hướng khác nhau, thậm chí tráingược nhau như vậy?

Nhà nước ra đời từ sự phát triển của kinh tế, do sự phát triển của kinh tế quy định Saukhi ra đời "lực lượng mới có tính độc lập này tác động trở lại những điều kiện và quá trình sảnxuất nhờ tính độc lập vốn có của mình" [38, tr 677] Nhà nước là sản phẩm phát triển của sảnxuất, của kinh tế; nó ra đời nhằm bảo vệ lợi ích kinh tế và toàn bộ các lợi ích khác của giai cấpthống trị trên lĩnh vực kinh tế Cho nên, nhà nước không chỉ do kinh tế, mà còn là, và chủ yếu là

vì kinh tế Từ đó có thể nói, sự tác động lại của nhà nước tới kinh tế cũng mang tính tất yếu khách

quan không kém gì tính tất yếu kinh tế dẫn tới sự ra đời của nhà nước

Khi đề cập tới sự tác động của nhà nước đến kinh tế trong thời kỳ cổ đại,Ph.Ăngghen cho rằng nhờ có sự ra đời của nhà nước mà ở Aten thời cổ đại cũng như ở nhiềunơi khác trên thế giới, tất cả các ngành sản xuất của xã hội như thương nghiệp, công nghiệp

và của cải xã hội mau chóng phát triển

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền sản xuất xã hội, các yếu tố cấu thành nócũng ngày càng nhiều lên, mối quan hệ giữa các yếu tố đó ngày càng phức tạp hơn Tươngứng với mỗi trình độ phát triển của nền sản xuất xã hội mà giữa các yếu tố cấu thành cónhững quan hệ tỷ lệ nhất định để tạo ra được sự phù hợp của QHSX với LLSX; để đảm bảocho nền kinh tế phát triển được ổn định, thăng bằng, cân đối Các quan hệ tỷ lệ hình thành

Trang 16

trong nền kinh tế luôn có xu hướng bị phá vỡ do sự phát triển không ngừng của LLSX, do sựtác động của các nhân tố chủ quan và khách quan Điều đó ảnh hưởng đến sự phát triển bình

thường, đến quy mô và nhịp điệu phát triển của nền kinh tế Vì vậy, yêu cầu tạo sự cân đối

giữa các yếu tố cấu thành nền sản xuất xã hội, tạo sự phù hợp của QHSX với trình độ phát triển của LLSX trong sự phát triển của nền kinh tế là nguyên nhân sâu xa quy định vai trò kinh tế của nhà nước.

Trong nền kinh tế hàng hóa, KTTT, cơ sở khách quan này được thể hiện ở nhữngmặt sau:

- Trong nền sản xuất hàng hóa, sự sản xuất diễn ra dưới tác động của cơ chế thịtrường - một cơ chế tinh vi, phối hợp một cách không tự giác các chủ thể của nền kinh tếthông qua hệ thống giá cả trên thị trường, một cơ chế mà điều kiện cần thiết cho sự phát triểncủa nó là một trật tự kinh tế Nhưng chính trong bản chất của cơ chế thị trường, sự vận độngcủa nó luôn đẻ ra những nhân tố, những mâu thuẫn làm rối loạn trật tự kinh tế Trong cơ chếthị trường, mỗi cá nhân tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh với nhu cầu, lợi ích riêngcủa mình và đều tìm kiếm những phương thức hoạt động nhằm tối ưu hóa nhu cầu, lợi ích đó

Vì mỗi cá nhân trong hoạt động chỉ chú ý đến lợi ích riêng của mình, lợi ích của người nàynhiều khi đối lập với lợi ích của người khác; do đó, lợi ích của cá nhân, bộ phận này đượcthực hiện có thể làm thiệt hại đến lợi ích của cá nhân, bộ phận khác trong xã hội Biểu hiện vềmặt kinh tế - xã hội của tình trạng đó là các hoạt động kinh tế chồng chéo, cản trở hoặc triệttiêu lẫn nhau; sự phân bổ nguồn lực không hợp lý; cơ cấu kinh tế bị đảo lộn; phân hóa giàunghèo gia tăng; tăng cường lạm phát, thất nghiệp, bất bình đẳng, tham nhũng, hối lộ; tàn pháthiên nhiên, môi trường sống

Muốn khắc phục hiện tượng này cần có bàn tay của nhà nước Bởi lẽ, trong xã hội cónhà nước, chỉ có nhà nước với thực lực kinh tế và quyền lực chính trị của mình mới có khảnăng điều chỉnh việc phân bố sản xuất và lao động giữa các ngành, các vùng để hình thành cơcấu kinh tế hợp lý, tối ưu; mới thúc đẩy được các ngành kinh tế trọng tâm, mũi nhọn; mớiphát triển được các ngành có ý nghĩa thúc đẩy sự tiến bộ khoa học và công nghệ trong toàn

bộ nền kinh tế quốc dân Chỉ có nhà nước mới tạo được nguồn tích lũy tập trung quy mô lớn

Trang 17

để tạo ra những bước nhảy vọt trong sự phát triển kinh tế - xã hội và giải quyết những mục tiêu kinh tế vĩ mô khác mà bản thân cơ chế thị trường không thể thực hiện được.

- Để mỗi nền kinh tế có thể tồn tại và hoạt động bình thường, cần có khu vực hànghóa và dịch vụ công cộng, như giáo dục, y tế, kết cấu hạ tầng, thông tin, các hoạt động an ninh -quốc phòng, bảo vệ môi trường Nhưng, trong cơ chế thị trường, xuất phát từ lợi ích cá

nhân mà hàng loạt các hoạt động tạo ra hàng hóa và dịch vụ công cộng - những hoạt độngthường đem lại một phần lợi nhuận không lớn hoặc chậm thu hồi vốn cho nhà sản xuất kinhdoanh, không được chú ý tới Để khắc phục tình trạng đó, với tư cách chủ thể nền kinh tếquốc dân và để điều chỉnh mục tiêu kinh tế vi mô, nhà nước phải nắm và đảm bảo cho xã hộinhững loại hàng hóa và dịch vụ công cộng cũng như những hàng hóa mà nếu nằm trong tay

tư nhân sẽ làm thiệt hại đến lợi ích toàn xã hội

- Nền kinh tế chỉ phát triển được khi có môi trường kinh tế, chính trị, xã hội ổn định,lành mạnh Tự kinh tế thị trường không tạo ra được môi trường như vậy, cần có vai trò cuảnhà nước Hiệu quả quản lý cuả nhà nước, khả năng phát hiện kịp thời những bất hài hoàtrong cuộc sống và có những giải pháp thích hợp cho phép khắc phục chúng là nhân tố bảođảm sự ổn định của môi trường kinh tế Nhà nước với hệ thống thiết chế, thể chế và lực lượngvật chất kinh tế và phi kinh tế của mình chính là nhân tố có khả năng đảm nhiệm chức năngnày

Sự tác động của nhà nước đến kinh tế; mức độ nông, sâu của sự tác động đó còn phụthuộc phần lớn vào vị thế của giai cấp cầm quyền - giai cấp thống trị trong xã hội

1.2 KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VÀ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

Trang 18

1.2.1 Khái lược về “kinh tế thị trường”

1.2.1.1 Sự hình thành, phát triển của kinh tế thị trường

Trong thời kỳ nguyên thủy, do lực lượng sản xuất quá thấp kém, để tồn tại được, conngười sống thành bầy đàn, dựa vào săn bắn và hái lượm, làm chung, ăn chung; chưa có traođổi sản phẩm

Khi lực lượng sản xuất phát triển, sản phẩm thặng dư xuất hiện, quan hệ trao đổigiữa các công xã, bộ tộc, bộ lạc bắt đầu hình thành; sản xuất hàng hóa bắt đầu manh nha từ

đó Tuy nhiên, sản xuất hàng hóa ở thời kỳ này hết sức sơ khai, mang tính ngẫu nhiên Cùngvới sự phát triển của lực lượng sản xuất, quan hệ hàng hóa - tiền tệ cũng ngày càng phát triển

cả về quy mô và trình độ; đến một mức nào đó, toàn bộ “đầu vào” và “đầu ra” của sản xuấtđều thông qua thị trường thì kinh tế thị trường xuất hiện

Từ cách tiếp cận lịch sử, có thể khái quát kinh tế thị trường là hệ thống các quan hệ

kinh tế được quy định bởi trình độ xã hội hóa sản xuất; là kiểu tổ chức xã hội về lao động,

trong đó các yếu tố “đầu vào” và “đầu ra” đều là hàng hóa; các thể chể kinh tế độc lập và lệ thuộc nhau, cạnh tranh và hợp tác với nhau vì mục tiêu giá trị gia tăng.

Kinh tế thị trường là một kiểu tổ chức kinh tế - xã hội, trong đó các hoạt động kinh tếgắn chặt với nhau thông qua thị trường LLSX xã hội ngày càng phát triển, trình độ phâncông lao động xã hội ngày càng cao, thì các quan hệ thị trường cũng ngày càng được mở rộng

và trở nên phức tạp Hệ thống thị trường quốc gia trở nên thống nhất, thông suốt và gắn kếtchặt chẽ hơn với thị trường thế giới Các doanh nghiệp và các nền kinh tế lệ thuộc vào nhauchặt chẽ hơn cả đầu vào và đầu ra và, nhìn chung, cả người sản xuất và người tiêu dùng đềuđược hưởng lợi từ sự lệ thuộc đó Vì thế, mặc dù trong lịch sử đã từng xuất hiện những lựclượng xã hội chống đối kinh tế thị trường, nhưng với tư cách là quy luật phát triển tất yếu,kinh tế thị trường đã cuốn trôi, gạt bỏ mọi sự ngáng trở để phát triển và phổ biến trên phạm vitoàn thế giới

Trong nền kinh tế thị trường, các hoạt động kinh tế vận hành theo cơ chế, nguyên tắc

riêng, gọi là cơ chế thị trường Cơ chế thị trường là tổng thể các nhân tố, các quan hệ cơ bản

Trang 19

cạnh tranh; mục tiêu của các hoạt động kinh tế là giá trị, lợi nhuận; sự tương tác giữa các chủ

thể kinh tế thực hiện thông qua quan hệ cung cầu; tín hiệu thể hiện của các quy luật thị trường

là giá cả

1.2.1.2 Kinh tế thị trường TBCN

Xét về mặt lịch sử, KTTT là sản phẩm tất yếu của sản xuất hàng hóa, của sự pháttriển của LLSX xã hội Tuy nhiên, trong phương thức sản xuất chiếm hữu nô lệ và phươngthức sản xuất phong kiến, mặc dù lực lượng sản xuất từng bước phát triển, nhưng vẫn chưathể có kinh tế thị trường Ở đó, mục đích của sản xuất vẫn là để thỏa mãn nhu cầu trực tiếpcủa người sản xuất; sản xuất mang tính khép kín Đến CNTB, lực lượng sản xuất phát triểnhết sức nhanh chóng; mục đích của sản xuất là cho “người khác”, cho xã hội; hoạt động sảnxuất mang tính “mở” trên phạm vi địa phương, khu vực và quốc gia, nền kinh tế thị trườngmới xuất hiện và ngày càng phát triển Kinh tế thị trường với đúng nghĩa của nó là sản phẩmtrực tiếp của quá trình xã hội hóa sản xuất- xã hội hóa cả LLSX và cả QHSX trong CNTB

Trình độ phát triển của kinh tế hàng hóa, kinh tế thị trường có liên quan mật thiết vớicác giai đoạn xã hội hóa sản xuất Tương ứng với các giai đoạn xã hội hóa sản xuất là cáctrình độ phát triển của nền sản xuất hàng hóa - từ kinh tế thị trường tự do đến kinh tế thịtrường hiện đại

Sản xuất hàng hóa giản đơn xuất hiện khi phân công lao động đạt đến trình độ nhất

định và chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất tương đối phổ biến; các chủ thể kinh tế (cá nhân, tậpthể ) lao động không phải chỉ cho mình, mà còn cho xã hội Tuy nhiên, do lực lượng sảnxuất còn kém phát triển, ít hàng hóa để trao đổi, nên quan hệ hàng hoá còn mang tính ngẫunhiên

Kinh tế thị trường tự do là sự phát triển tất yếu của sản xuất hàng hóa giản đơn - khi

lao động thủ công được thay thế bằng lao động sử dụng máy hơi nước, năng suất lao động xãhội và của cải lao động xã hội tăng lên đặc biệt nhanh chóng Đây là tiền đề vật chất quyếtđịnh việc mở rộng quan hệ trao đổi sản phẩm Nhờ sản phẩm hàng hóa tăng lên nhanh chóng,mọi nhu cầu của con người đều có thể được thỏa mãn thông qua thị trường, nên người sảnxuất có thể sản xuất ra cả những sản phẩm mà họ không có nhu cầu tiêu dùng; họ bán tất cả

Trang 20

những gì được sản xuất ra Các yếu tố đầu vào như vốn, đất đai và sức lao động cũng trởthành hàng hóa và người sản xuất hoàn toàn có thể mua được trên thị trường Khi đó, kinh tếthị trường tự do thay thế cho sản xuất hàng hóa giản đơn.

Từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX, ở các nước phương Tây, chủ thể quan trọng nhấtcủa nền kinh tế là các doamh nghiệp tư nhân Cơ chế thị trường trở thành cơ chế vận hànhchủ yếu của nền kinh tế Với cơ chế này, toàn bộ hoạt động của nền kinh tế do thị trườngquyết định và chủ yếu chịu sự chi phối của bàn tay vô hình Trong giai đoạn này, lý thuyết

“bàn tay vô hình” của A Smith giữ vai trò thống trị Nhìn chung, nhà nước không can thiệpvào nền kinh tế, chỉ làm hai việc: bảo vệ chế độ tư hữu; chống tội phạm, chống thù trong giặcngoài

Trong nền kinh tế thị trường tự do, các doanh nghiệp đã hoàn toàn tự chủ trong sảnxuất kinh doanh, tự do cạnh tranh, ít bị chính sách nhà nước tác động Trong giai đoạn này,nhà nước chủ yếu cung cấp dịch vụ công cộng- quan trọng nhất là quốc phòng và an ninhcũng như quy định về thể chế cho phép các thị trường phát triển mạnh mẽ Trong điều kiệnnhư vậy, các hoạt động kinh tế hầu như hoàn toàn được quyết định bởi thị trường và hệ thốngdoanh nghiệp TBCN Về cơ bản, nhà nước tồn tại không phải với tư cách chủ thể kinh doanh.Quy mô khu vực kinh tế nhà nước còn rất nhỏ bé nên tác động của nó đến kinh tế quốc dânkhông đáng kể

1.2.1.3 Kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa và kinh tế thị trường định hướng XHCN

Đến nay, chưa ở đâu có CNXH chín muồi, do vậy, cũng chưa có nền kinh tế thị trườngXHCN với đúng nghĩa cuả nó Trung Quốc cũng mới chỉ đang xây dựng nền KTTT XHCN.Cho nên, một số điểm nêu ở đây chỉ mang tính dự báo

CNXH là một giai đoạn của phương thức sản xuất CSCN, là một xã hội mới thoát thai

từ xã hội TBCN, về mọi phương diện, từ kinh tế đến đạo đức tinh thần còn mang những dấuvết của xã hội cũ Bởi vậy, nền KTTT XHCN có những đặc trưng riêng: Sở hữu tư liệu sảnxuất chủ yếu tồn tại dưới hai hình thức toàn dân và tập thể; phân phối tư liệu tiêu dùng theolao động

Trang 21

Trung Quốc đang xây dựng nền KTTT XHCN với các đặc trưng:

Thứ nhất, chế độ công hữu là chủ thể, kinh tế nhiều loại sở hữu cùng phát triển.

Thứ hai, thị trường đóng vai trò cơ sở rõ rệt trong việc phân bổ tài nguyên.

Thứ ba, hệ thống điều hành vĩ mô chủ yếu là áp dụng biện pháp kinh tế, pháp luật Vai

trò điều hành vĩ mô của nhà nước và cơ chế thị trường đều là các yêu cầu bản chất của thểchế KTTT XHCN, hai mặt trên gắn bó với nhau, bổ trợ cho nhau và thúc đẩy lẫn nhau

Thứ tư, chế độ phân phối lấy phân phối theo lao động làm chủ thể, nhiều hình thức phân

phối cùng tồn tại

Thứ năm, cái khung của hệ thống đảm bảo xã hội thích ứng với trình độ phát triển kinh

tế Hệ thống bảo đảm xã hội của Trung Quốc bao gồm: bảo hiểm xã hội, cứu tế xã hội, phúclợi xã hội, ưu đãi, chăm sóc người có công, tương trợ xã hội

Thứ sáu, cục diện mở cửa với bên ngoài, đa phương hóa nhiều tầng nấc, lĩnh vực rộng.

Mở với bên ngoài là quốc sách lâu dài, cơ bản của Trung Quốc, cũng là con đường tất yếutrong tiến trình đẩy nhanh HĐH XHCN Xây dựng thể chế KTTT XHCN phải kiên trì mở cửavới bên ngoài

Chúng ta đang phát triển nền KTTT định hướng XHCN Đó là nền kinh tế được đặtdưới sự kiểm soát của nhân dân, phục vụ cho nhu cầu, lợi ích chính đáng của nhân dân

Ngoài các đặc trưng chung của kinh tế thị trường2, kinh tế thị trường định hướngXHCN ở nước ta là kiểu tổ chức nền kinh tế vừa dựa trên những nguyên tắc và quy luật củakinh tế thị trường, vừa dựa trên những nguyên tắc và quy luật của CNXH; vì thế, nó mangtrên mình những nét đặc thù sau đây:

- Mục tiêu của nền KTTT định hướng XHCN là thống nhất độc lập dân tộc và CNXH; dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh

- Là nền kinh tế hỗn hợp dựa trên sở hữu nhà nước, tập thể, tư nhân; từ đó, hình thành:Kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân; trong đó, kinh tế nhà nước từng bước vươn

2 Các chủ thể kinh tế được tự chủ, tự do kinh doanh, tự do cạnh tranh theo pháp luật; thị trường là cơ sở trực tiếp, quan trọng để phân bổ các nguồn lực phát triển kinh tế; cạnh tranh trên tính tất yếu kinh tế là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế -

xã hội;

Trang 22

lên nắm vai trò chủ đạo, kinh tế nhà nước cùng kinh tế tập thể là nền tảng của nền kinh tế quốc dân.

- Kết hợp nhiều hình thức phân phối: phân phối theo lao động, theo vốn và các nguồnlực khác cho sản xuất - kinh doanh, phân phối qua quỹ phúc lợi xã hội Trong đó, phân phốitheo lao động là chính

- Kết hợp tăng trưởng kinh tế, phát triển văn hoá với thực hiện tiến bộ, công bằng xãhội ngay trong từng chính sách, từng bước phát triển kinh tế; giảm bớt khoảng cách chênh lệch giàu - nghèo

- Thực hiện tốt các chính sách xã hội: Chính sách lao động và việc làm; chính sách xoáđói giảm nghèo; chính sách an sinh xã hội; chính sách phòng, chống các tệ nạn xã hội

- Là nền kinh tế mở, tích cực và chủ động hội nhập quốc tế

- Nền kinh tế đặt dưới sự quản lý của Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì

dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam

1.3 VAI TRÕ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

1.3.1 Vai trò của nhà nước đối với sự phát triển kinh tế thị trường trong CNTB

1.3.1.1 Nhà nước tư bản với sự phát triển kinh tế thị trường tự do

Như đã biết, sự tác động của nhà nước đến kinh tế diễn ra trong suốt chiều dài lịch

sử, kể từ khi có nhà nước đến nay Tuy nhiên, trong nền kinh tế tự nhiên và nền kinh tế hànghóa giản đơn (thường gắn với giai đoạn CHNL, phong kiến), vấn đề điều tiết, quản lý nềnkinh tế trên phạm vi toàn xã hội chưa trở nên cấp bách Vì thế, học thuyết nghiên cứu về kinh

tế, đặc biệt những quan hệ kinh tế - chính trị còn hết sức lẻ tẻ Khi nền kinh tế hàng hóa pháttriển lên trình độ cao, KTTT với tính chất phức tạp của nó đã đặt ra nhu cầu có hệ thống trithức đầy đủ, hoàn chỉnh về các quan hệ kinh tế - chính trị để chỉ đạo hoạt động kinh tế và là

cơ sở khoa học cho việc hoạch định chính sách, pháp luật của nhà nước tư sản Khi ấy, hàngloạt các quan điểm, học thuyết kinh tế - chính trị của các giai cấp, các lực lượng cơ bản trong

xã hội đã ra đời

Trang 23

Gắn liền với giai đoạn quá độ từ xã hội phong kiến sang XHTB, chuyển từ kinh tếhàng hóa giản đơn sang KTTT, tương ứng với thời kỳ tích lũy nguyên thủy, chủ nghĩa trọngthương đã ra đời Nó là cơ sở lý luận cho việc tạo lập một trong hai điều kiện cơ bản cho sựhình thành phương thức sản xuất TBCN: tập trung khối lượng tiền tệ cần thiết cho quá trìnhsản xuất, kinh doanh TBCN Theo các nhà trọng thương, sự giàu có của mỗi quốc gia đượcđánh giá không phải bằng lượng của cải vật chất, lượng sản phẩm hàng hóa, mà là lượng tiền

tệ của họ Để làm giàu cho đất nước, để tích lũy được nhiều tiền tệ, chủ nghĩa trọng thươngcho rằng cần chú trọng hoạt động ngoại thương, vì theo họ, chỉ có lưu thông mua bán, traođổi mới sinh ra lợi nhuận

Việc tích lũy tiền tệ của mỗi quốc gia, theo các nhà trọng thương, chỉ có thể thựchiện được nhờ bàn tay "bà đỡ" của nhà nước Chỉ có nhà nước, thông qua và bằng hệ thốngpháp luật, chính sách, thậm chí cả sức mạnh bạo lực, mới có khả năng hướng dẫn, điều tiếtlưu thông tiền tệ trong phạm vi quốc gia, cấm xuất khẩu vàng bạc; thu hút và cướp bóc vàngbạc từ bên ngoài về

Sang thế kỷ XVIII, sự phát triển chóng mặt của phương thức sản xuất TBCN sau khi

đã cởi bỏ được những khuôn khổ chật hẹp của phương thức sản xuất phong kiến, của chế độphong kiến, đã mở ra một giai đoạn mới trong lịch sử phát triển của văn minh nhân loại Sựthay thế QHSX phong kiến bằng QHSX TBCN đã làm đảo lộn tính chất của những quan hệ

xã hội, trong đó, cơ bản nhất là quan hệ kinh tế - chính trị, kinh tế - nhà nước Thực tế đó đòihỏi phải có những học thuyết mới chỉ đạo sản xuất, kinh doanh của nhà tư bản, làm cơ sở chochính sách của nhà nước tư sản Mở đầu cho hàng loạt học thuyết bàn về vai trò của nhà nướctrong nền kinh tế TBCN là học thuyết của trường phái cổ điển với đại biểu xuất sắc nhưAdam Xmith (1723 - 1790) Adam Smith đã dựa trên thực tiễn sinh động của phương thứcsản xuất TBCN thế kỷ XVIII để đưa ra lý thuyết "bàn tay vô hình" và nguyên lý "Nhà nướckhông can thiệp vào hoạt động kinh tế" Adam Smith cho rằng tổ chức nền sản xuất hàng hóacần diễn ra theo nguyên tắc tự do, vì hoạt động của nền kinh tế do chính hệ thống các quyluật kinh tế khách quan (ông gọi là "trật tự tự nhiên") chi phối Theo ông, cái chi phối quan hệgiữa con người với con người trong quá trình sản xuất và trao đổi là lợi ích cá nhân Mỗi

Trang 24

người chỉ biết tư lợi, chỉ thấy tư lợi và làm theo tư lợi Do đó, cần có "bàn tay vô hình" đểbuộc con người thực hiện nhiệm vụ không nằm trong dự kiến là đáp ứng lợi ích xã hội và,thậm chí, đáp ứng lợi ích xã hội tốt hơn ngay cả khi họ có ý định làm điều đó Từ đó, ông chorằng nhà nước không nên can thiệp vào kinh tế, không nên phá vỡ cái "trật tự tự nhiên" củakinh tế.

Mặc dù gạt bỏ vai trò kinh tế của nhà nước, nhưng Adam Smith cũng phải thừa nhậnrằng đôi khi nhà nước cũng phải đảm nhiệm những nhiệm vụ kinh tế nhất định, như chăm lotới việc đào sông, đắp đường, duy trì ngọn hải đăng trên biển - tức là tham gia xây dựng kếtcấu hạ tầng cho nền kinh tế, giải quyết các công việc mà tự mỗi cá nhân các nhà sản xuấtkinh doanh không thể đảm đương được [11, tr 62-63]

Lý thuyết "bàn tay vô hình" của Adam Smith là sự tổng kết thực tiễn của ông Saukhi ra đời, nó đã được ủng hộ nhiệt liệt của giới sản xuất kinh doanh tư bản Nền KTTT TBđược "tự do" vận động Nhưng, sự vận động "tự do" đó đã dẫn đến một kết quả mang tính haimặt: một mặt, đã làm cho phân công lao động xã hội ngày càng sâu sắc, chuyên môn hóangày càng cao, kích thích cải tiến kỹ thuật, công nghệ, làm tăng năng suất lao động, thúc đẩyLLSX phát triển; mặt khác, do tính tự phát, nền kinh tế đã lâm vào tình trạng khủng hoảng,suy thoái

1.3.1.2 Nhà nước tư bản với sự phát triển kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước

Sang thế kỷ XIX, sự khủng hoảng của CNTB ngày càng tăng dẫn đến mâu thuẫn giaicấp giữa tư sản và vô sản ngày càng gay gắt Quá trình chuyển CNTB tự do cạnh tranh sangCNTB độc quyền nảy sinh những hoạt động kinh tế - xã hội mới Trường phái kinh tế - chínhtrị tư sản cổ điển tỏ ra bất lực trong việc bảo vệ CNTB và các trường phái kinh tế học chínhtrị tư sản mới đã xuất hiện để phân tích nền KTTT, trong đó có trường phái kinh tế học cổ

điển mới ở Áo, Anh, Mỹ; và, đặc biệt, ở Thụy Sĩ, lý thuyết Cân bằng tổng quát của

L.Wanlras đã ra đời

Thoạt đầu, trường phái cổ điển mới ủng hộ quan điểm của trường phái cổ điển về vaitrò của nhà nước trong nền KTTT Nhưng, đến cuối thế kỷ XIX, sang đầu thế kỷ XX, cạnh

Trang 25

tranh đã dẫn đến độc quyền, CNTB rơi vào khủng hoảng mới, trầm trọng, sâu sắc hơn KhiCNXH ra đời với xu hướng nêu cao vai trò của nhà nước trong phát triển kinh tế, các nhàkinh tế - chính trị học cổ điển mới cho rằng nhà nước cần phải can thiệp vào nền kinh tế trêntầm vĩ mô Họ cho rằng trong điều kiện độc quyền, thông qua các chính sách dưới hình thứcluật, nhà nước tác động đến kinh tế nhằm tăng phúc lợi kinh tế, tăng thu nhập quốc dân.

Vào những năm 1929 - 1933, khủng hoảng kinh tế của CNTB diễn ra rất trầm trọng

Nó chứng tỏ học thuyết cổ điển và cổ điển mới có nhiều điểm thiếu chính xác Lý thuyết "bàntay vô hình" của Adam Smit và "cân bằng tổng quát" của L.Wanlras không thể đảm bảo chonền kinh tế phát triển lành mạnh Sự phát triển nhanh chóng của CNTB độc quyền lên độcquyền nhà nước đòi hỏi cần phải có sự can thiệp ngày càng tăng của nhà nước vào kinh tế,đòi hỏi phải có lý thuyết kinh tế - chính trị mới Kết quả là, lý thuyết về nền kinh tế TBCN có

sự điều tiết của nhà nước đã ra đời Người sáng lập của nó là J.M.Keynes (1884 - 1946) - nhàkinh tế chính trị học người Anh

Theo J.M.Keynes, tính chất không ổn định của nền kinh tế, khối lượng thất nghiệpngày càng tăng trong xã hội tư bản không phải là vốn có, mà do các chính sách kinh doanh lỗithời, bảo thủ, thiếu sự can thiệp của nhà nước J.M.Keynes không đồng ý với trường pháikinh tế - chính trị học cổ điển và cổ điển mới về sự tự điều chỉnh, tự cân bằng của nền kinh tế.Ông cho rằng để định hướng nền kinh tế phát triển cân đối, hài hòa, nhà nước phải can thiệpvào thị trường, phải trực tiếp đứng trong guồng máy kinh tế và phải điều tiết từ bên trongbằng các công cụ tài chính - tín dụng, lưu thông tiền tệ cả ở tầm vĩ mô và vi mô Ở tầm vĩ

mô, nhà nước sử dụng các công cụ lãi suất, tín dụng, điều tiết lưu thông tiền tệ, chống lạmphát, thuế bảo hiểm, trợ cấp, đầu tư phát triển Ở tầm vi mô, nhà nước trực tiếp phát triển cácdoanh nghiệp sản xuất, kinh doanh và dịch vụ công cộng để giải quyết việc làm và góp phần

ổn định nền kinh tế

Trong bối cảnh bất ổn định của nền kinh tế tư nhân TBCN lúc bấy giờ, học thuyếtcủa Keynes được xem như một cứu cánh Các nước tư bản đã vận dụng học thuyết này vàothực tiễn kinh tế của mình với hy vọng bằng sự can thiệp của nhà nước, sẽ khắc phục đượckhủng hoảng, thất nghiệp, tạo ra sự ổn định cho phát triển kinh tế - xã hội Song, những chấn

Trang 26

động lớn trong nền kinh tế tư bản vẫn xảy ra Khủng hoảng, thất nghiệp, lạm phát ngày cànggia tăng Nền kinh tế TBCN lại lâm vào khủng hoảng, bế tắc Tình trạng đó khiến cho người

ta phê phán Keynes một cách gay gắt, từ bỏ học thuyết của ông để đi tìm một lối thoát mới.Kết quả là một loạt học thuyết kinh tế khác nhau đã ra đời Các học thuyết đó đều bàn về vaitrò của nhà nước trong kinh tế, mong muốn tìm ra phương thức để Nhà nước tác động vàokinh tế một cách có hiệu quả Một trong số những học thuyết đó là "Chủ nghĩa tự do mới" với

tư tưởng cơ bản là thực hiện cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước ở mức độ nhất

định.

Trang 27

Những người tự do mới đã nhìn thấy những khiếm khuyết trong học thuyết củaKeynes Họ phê phán Keynes, từ bỏ học thuyết của ông, nhưng họ cũng không quay trở lạivới Adam Smit Bởi lẽ, họ thừa nhận cả quy luật kinh tế khách quan lẫn tính tất yếu phải có

sự can thiệp của nhà nước vào kinh tế Theo họ, việc nhà nước đã can thiệp sâu rộng vào kinh

tế, cả ở tầm vĩ mô lẫn vi mô, đã khiến cho nền kinh tế không thể vận hành theo các quy luậtkinh tế vốn có của nó Để nền kinh tế có thể phát triển bình thường, những người tự do mớiyêu cầu "Nhà nước ít hơn và thị trường nhiều hơn" Chủ nghĩa tự do mới phát triển mạnh mẽ

ở Mỹ, Pháp với khuynh hướng rất đa dạng

- Những người tự do mới thuộc phái trọng tiền ở Mỹ (còn gọi là trường phái

Chicagô với những người đứng đầu như Milton Friendman, Henry Simons, Geogrye Stigler )cho rằng, nền kinh tế TBCN là nền kinh tế thường xuyên ở trạng thái cân bằng

động Đó chính là hệ thống tự điều chỉnh, hoạt động dựa trên các quy luật vốn có của nó Dovậy, về cơ bản, các hoạt động kinh tế phải được "tự do" vận hành theo quy luật của thịtrường Tuy nhiên, nền KTTT TBCN cũng gặp nhiều căn bệnh nan giải, và trong số các cănbệnh đó thì lạm phát là căn bệnh nguy hiểm, nan giải nhất Để tránh và hạn chế phần nàonhững căn bệnh đó, để hướng nền kinh tế theo những mục tiêu định sẵn, cần có sự tác độngcủa nhà nước thông qua chính sách tiền tệ Nhà nước thông qua việc điều tiết mức cung tiền

tệ mà điều chỉnh tốc độ thay đổi của lượng sản phẩm quốc gia, từ đó, đưa đất nước phát triểntheo định hướng của mình

- Khác với những người trọng tiền, những người theo phái trọng cung ở Mỹ (như

Arthus Laffterr, Hede Winniski, Norman Ture, Paul Craig Roberto) cho rằng, nhiệm vụ chínhcủa nhà nước là chống lạm phát; vai trò của nhà nước là điều tiết mặt cung của nền kinh tế.Theo họ, khối lượng sản xuất là kết quả của chi phí, mà những chi phí này lại đem lại cho nềnkinh tế tính kích thích Do vậy, nhiệm vụ của nhà nước là xây dựng các điều kiện để các yếu

tố kích thích kinh tế xuất hiện, qua đó, thúc đẩy kinh tế phát triển Trong số các chính sáchgóp phần tạo ra yếu tố kích thích kinh tế, thì chính sách khuyến khích dân cư tiết kiệm thunhập hiện tại để tăng thu nhập tương lai và chính sách thuế hợp lý nhằm kích thích tăng thunhập toàn xã hội là quan trọng nhất

Trang 28

- Các nhà tự do mới ở Pháp (mà tiêu biểu là Jark Leon Ruyeffer) lại cho rằng, sự

điều tiết của nhà nước đối với nền kinh tế chỉ có hiệu quả thông qua kế hoạch hóa định hướngcho sự phát triển “Các kế hoạch này không thể là những "kế hoạch cứng nhắc" về kinh tế, vìmọi quyết định kinh tế được tạo thành không chỉ từ những nhân tố bên trong, mà cả nhân tốbên ngoài đất nước" [41, tr 20] Đó phải là các kế hoạch tổng thể, kế hoạch dự báo về kinh tế

vĩ mô

Nếu như các nhà tự do mới ở Pháp tìm kiếm vai trò của nhà nước ngay trong cáchoạt động của nền sản xuất, thì các nhà kinh tế học Bắc Âu lại tìm thấy sự tác động của nhànước đối với kinh tế thông qua việc xây dựng mô hình "KTTT xã hội", thông qua việc đảmbảo những phúc lợi chung cho xã hội Theo họ, nguồn gốc, động lực của sự phát triển xã hộichính là sự đảm bảo những phúc lợi chung Muốn tạo được động lực đó, nhà nước phải nắmđược mọi nguồn thu nhập và điều tiết các nguồn thu nhập đó để tạo ra "ngôi nhà chung" chotất cả mọi người

- Những người theo trường phái thể chế, nhất là trường phái thể chế mới (như J.K

Galbraeth, D.Bell, B.Myrdak, A.Gable, D.Perrouse ) lại cho rằng, động lực phát triển xã hộinằm ngay trong các thể chế - như gia đình, nhà nước, tổ chức độc quyền, các nghiệp đoàn Qua các thể chế đó, tâm lý xã hội, phương thức xử sự và tư duy đã trở thành thói quen; phongtục, tập quán của một nhóm người hay cả một dân tộc được thể hiện Để cho các thể

chế ấy có thể phát huy được tác dụng của mình, cần có vai trò của nhà nước trong việc thiết lập và tạo ra những điều kiện thuận lợi cho chúng hoạt động

- Quan điểm được xem là khá toàn diện trong việc xác định vai trò của nhà nước đối

với sự phát triển kinh tế là quan điểm của trường phái hiện đại - một trường phái được hình

thành trên cơ sở của hai trường phái Keynes chính thống và "cổ điển mới" Quan điểm này

được trình bày khá rõ trong cuốn Kinh tế học của Paul A Samuenlson Trong tác phẩm này,

Samuelson đã nêu ba loại hình kinh tế: kinh tế tập quán, kinh tế chỉ huy, KTTT Sau khi phântích đặc trưng của từng loại hình kinh tế, ông đi đến kết luận: “Không một nền kinh tế hiệnđại nào của con người là một trong những hình thức thuần túy như trên; các xã hội là nhữngnền kinh tế hỗn hợp với những nhân tố thị trường, chỉ huy và truyền thống Do đó, khi điều

Trang 29

chỉnh một nền kinh tế hỗn hợp mà không cần cả Chính phủ lẫn cơ chế thị trường cũng giốngnhư vỗ tay bằng một bàn tay" [51, tr 63] Nếu để cho cơ chế thị trường tự vận động, thì "bàntay vô hình sẽ đưa nền kinh tế tới những sai lầm, những khuyết tật, khủng hoảng, thất nghiệp,

ô nhiễm môi trường, bất bình đẳng xã hội Do đó, cần có bàn tay của nhà nước Nhà nướcphải can thiệp vào kinh tế để ngăn chặn khủng hoảng, thất nghiệp, tạo việc làm đầy đủ nhưngđồng thời phải giữ trong khuôn khổ khôn ngoan của cạnh tranh" [51, tr 63] Để thực hiện vaitrò đó, theo ông, nhà nước cần thực hiện tốt các chức năng sau đây:

Thứ nhất, nhà nước thiết lập khuôn khổ pháp luật, hành lang pháp lý cho nền KTTT

hoạt động Nói cách khác, nhà nước đề ra các quy tắc trò chơi kinh tế mà các doanh nghiệp,người tiêu dùng và cả bản thân Chính phủ cũng phải tuân thủ một cách nghiêm túc

Thứ hai, nhà nước sửa chữa những thất bại của thị trường để thị trường hoạt động có

hiệu quả: chống độc quyền, chống ô nhiễm môi trường, chống sự tàn phá tài nguyên thiênnhiên, sản xuất ra các hàng hóa công cộng

Thứ ba, nhà nước đảm bảo sự công bằng của xã hội thông qua các chính sách thuế

(mà quan trọng nhất là thuế lũy tiến được áp dụng cho thuế thu nhập và thuế kế thừa); hệthống hỗ trợ thu nhập cho người già cả, ốm đau, thất nghiệp

Thứ tư, nhà nước ổn định kinh tế vĩ mô, chống lạm phát, suy thoái bằng các công cụ

thuế, các khâu chi tiêu, lãi suất, thanh toán chuyển nhượng, khối lượng tiền tệ và những quyđịnh hay kiểm soát

1.3.2 Vai trò của nhà nước đối với phát triển kinh tế thị trường trong quá trình xây dựng CNXH

1.3.2.1.Nhận thức về vai trò của nhà nước đối với phát triển kinh tế trong quá trình xây dựng CNXH theo hệ quan niệm cũ

Trong lịch sử xây dựng CNXH trên thế giới theo hệ quan niệm cũ về CNXH, nềnkinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu xuất hiện đầu tiên ở Liên Xô Nét đặc trưng cơ bảncủa mô hình này là sự can thiệp sâu và rộng của nhà nước đến mọi hoạt động của các cơ sởkinh tế thông qua hệ thống chỉ tiêu pháp lệnh chi tiết được áp đặt từ trên xuống Nhà nướcđảm nhiệm mọi nhu cầu “đầu vào” và tiêu thụ mọi sản phẩm ở “đầu ra” của sản xuất theo giá

Trang 30

cả và số lượng do kế hoạch nhà nước quy dịnh Tính năng động, chủ động, sáng tạo củadoanh nghiệp hoàn toàn bị thủ tiêu Với nét đặc trưng đó, trong mô hình kế hoạch hóa tậptrung, "toàn bộ nền kinh tế quốc dân được xem như một cỗ máy khổng lồ, trong đó, nhà nước

là người trực tiếp điều khiển hoạt động của cỗ máy, còn các chủ thể kinh tế chỉ là người thừahành mệnh lệnh của nhà nước" [41, tr.93] Đó là một nền kinh tế đơn sở hữu (chỉ có sở hữutoàn dân và tập thể với tư cách là hai dạng thức của sở hữu XHCN, sở hữu tư nhân rất khôngđáng kể) Kinh tế hàng hoá hầu như không tồn tại; kinh tế hiện vật mang tính bao trùm Giátrị của hàng hoá là cái không cần quan tâm Giá trị sử dụng theo nhu cầu xã hội là tất cả Kếhoạch phát triển kinh tế lấy tổng sản lượng là chỉ tiêu tối cao Nền kinh tế phi hạch toán đódẫn tới cái gọi là “nền kinh tế tiêu hao” Trong nền kinh tế đó, như viện sĩ I.A.Métvêđep đãđưa ra một nhận xét tinh tế nhưng khá hài hước, “Người ta sẵn sàng mang vàng ra rèn lưỡixẻng cũng được, miễn là kế hoạch nhà nước đã định ra như vậy” Quy luật giá trị bị xem làtàn dư, càng được loại bỏ nhanh bao nhiêu càng tốt Không có cạnh tranh, chỉ có “thi đuaXHCN”; không có phá sản, doanh nghiệp nào thua lỗ thì được khoanh nợ, đảo nợ, xoá nợ Nhà nước chi phối tuyệt đối sự vận hành cuả nền kinh tế bằng những mệnh lệnh, biện pháp,công cụ và thể chế hành chính quan liêu

Mô hình kế hoạch hóa tập trung quan liêu đó đã được áp dụng vào các nước XHCN,trong đó có Việt Nam Ở Việt Nam, mô hình kế hoạch hóa tập trung quan liêu được hìnhthành và phát triển trước hết ở miền Bắc Sau đại thắng mùa xuân năm 1975, mô hình nàyđược phổ quát trên phạm vi cả nước

Trong những điều kiện đặc biệt, mô hình đó cũng mang lại hiệu quả nhất định Trong

kế hoạch năm năm lần thứ nhất (1961 - 1965), công nghiệp ở miền Bắc nước ta phát triểnmạnh Nhiều khu công nghiệp lớn ở Hà Nội, Đông Anh, Việt Trì, Thái Nguyên, Hải Phòng,Vinh đã được hình thành; sản lượng công nghiệp tăng từ 1456 triệu đồng (1960) lên 2761triệu đồng (1965), chiếm 55% tổng giá trị sản lượng công - nông nghiệp [58, tr.72]

Mặc dù đạt được những thành tựu đáng kể, song, cho đến trước thời kỳ đổi mới(1986), về cơ bản, nước ta vẫn là một nước nông nghiệp lạc hậu; sản xuất mang nặng tính tựcấp, tự túc (ở nước ta có khoảng 80% dân số sống bằng nghề nông) Nền kinh tế nước ta bị

Trang 31

mất cân đối nghiêm trọng Ba mất cân đối lớn nhất là: làm không đủ ăn, thu không đủ chi,xuất không đủ nhập Những mất cân đối này như cái vòng luẩn quẩn kìm giữ chúng ta trongđói nghèo, lạc hậu Đây là một trong những nguyên nhân đẩy nước ta lâm vào khủng hoảngkinh tế- xã hội với những biểu hiện cơ bản: trì trệ, năng suất lao động không tăng, hàng loạtcác chỉ tiêu kế hoạch không đạt, đời sống nhân dân khó khăn, mức sống suy giảm nhanh dolạm phát ngày càng tăng với tốc độ chóng mặt (năm 1984 lạm phát là 50% đến năm 1985 đã

là 190%, năm 1986 là 774%) Tâm trạng của quần chúng không ổn định, xuất hiện nhiều bănkhoăn, lo lắng Các hiện tượng tiêu cực trong xã hội phát triển; công bằng xã hội bị vi phạm

Kỷ cương, phép nước không nghiêm; hành vi lộng quyền, tham nhũng của một số cán bộ vànhân viên nhà nước không bị trừng trị nghiêm khắc và kịp thời, làm giảm lòng tin của quầnchúng nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng, tổ chức và điều hành của Nhà nước

Để thoát ra khỏi tình trạng đó, chúng ta đã tiến hành đổi mới Trong lĩnh vực kinh tế,thực hiện bước chuyển từ mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp sang xâydựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lýcủa Nhà nước, theo định hướng XHCN (mà thực chất là mô hình KTTT định hướng XHCN)

Vì sao sau khi từ bỏ mô hình kế hoạch hóa tập trung, chúng ta lại xây dựng mô hìnhKTTT ?

Khi tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội ở nước ta, Đạihội lần thứ VI của Đảng đã chỉ rõ: một trong những nguyên nhân của khủng hoảng là dochúng ta đã chủ quan duy ý chí trong nhận thức về CNXH và con đường lên CNXH, về cácquy luật khách quan và, trên cơ sở đó, đã hành động bất chấp các quy luật khách quan - đặcbiệt quy luật về sự phù hợp của QHSX với trình độ phát triển của LLSX

Trong khi nền kinh tế nước ta còn ở tình trạng thấp kém, trong sản xuất công nghiệp,máy móc cơ khí vẫn là chủ yếu; trong nông nghiệp, chưa xóa bỏ được cái cảnh "con trâu đitrước, cái cày theo sau" mà chúng ta đã bằng nhiều cách khác nhau (kể cả cưỡng bức) đểthiết lập chế độ công hữu XHCN với hai hình thức quốc doanh và tập thể Thêm vào đó,chúng ta đã thực hiện kiểu phân phối được gọi là "XHCN", mà thực tế là kiểu phân phối bìnhquân, là cào bằng Điều đó đã bóp nghẹt tính năng động, sáng tạo của người lao động; gây

Trang 32

tình trạng sử dụng nguyên, nhiên vật liệu, công cụ sản xuất và sức lao động một cách thiếutính toán, không hiệu quả, đẩy nền kinh tế vào tình trạng trì trệ, không phát triển.

Để vực nền kinh tế lên, chúng ta không còn con đường nào khác là phải nhận thứclại và vận dụng cho đúng các quy luật khách quan, phải cởi bỏ mọi xiềng xích hiện có lúc bấygiờ đối với LLSX Tức là, một mặt, tiếp tục đầu tư khoa học - kỹ thuật để phát triển các yếu

tố cấu thành LLSX; mặt khác, phải thừa nhận sự tồn tại của nhiều hình thức sở hữu khác (bêncạnh sở hữu nhà nước và tập thể); tiến hành sắp xếp lại cơ cấu kinh tế; thực hiện sự phâncông lao động hợp lý; thừa nhận phân phối không chỉ theo lao động, mà còn theo vốn và cácnguồn đóng góp khác Bằng việc làm đó, chúng ta đã từng bước tạo dựng những điều kiệncho sự xuất hiện và tồn tại của mô hình KTTT - một trong những mô hình kinh tế mà lịch sửnhân loại đã biết cho đến nay với tư cách là mô hình hiệu quả nhất

1.3.2.2 Nhận thức về vai trò của Nhà nước đối với phát triển kinh tế thị trường trong quá trình đổi mới ở nước ta

Nhận thức được xu thế phát triển tất yếu, Đảng và Nhà nước ta quyết tâm chuyển đổi

cơ chế quản lý nền kinh tế Tuy nhiên, cho đến giữa thập niên tám mươi của thế kỷ XX, vaitrò, phương thức điều hành kinh tế của Nhà nước vẫn chưa có thay đổi gì đáng kể Quan hệthị trường mới được coi là nhân tố mà Nhà nước cần tính đến, điều đó gây ra sự xung độtgiữa hệ thống thể chế của cơ chế quản lý kinh tế hành chính- bao cấp với yêu cầu chuyểnmạnh sang cơ chế thị trường Sự xung đột đó vừa tạo ra sự tiến bộ trong cơ chế vận hành củanền kinh tế (đột phá vào sức ỳ, sự trì trệ, bảo thủ của quan hệ hành chính- bao cấp), vừa lànhân tố cản trở sự phát triển nhanh của nền kinh tế (cơ chế xin cho, mặt trái của kinh tế thịtrường ) Vì thế, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước phải có chủ trương, chính sách, lộtrình để thiết lập đồng bộ cơ chế thị trường Đây là yêu cầu bức thiết Thực hiện yêu cầu đóchính là sứ mệnh lịch sử của quá trình đổi mới kinh tế ở nước ta Bước tiến này không phảingay lập tức đạt đựơc, nó cũng trải qua quá trình đi từ những điều chỉnh nhỏ nhặt sang nhữngthay đổi căn bản Giữa những năm tám mươi chúng ta vẫn coi “tính kế hoạch” là “đặc trưngthứ nhất” của nền kinh tế quá độ, các quan hệ hàng hoá - tiền tệ là “đặc trưng thứ hai” Tiếp

theo đã chủ trương điều chỉnh lớn cơ cấu đầu tư theo tư tưởng chỉ đạo là giải phóng mọi năng

Trang 33

lực sản xuất hiện có, khai thác mọi khả năng tiềm tàng của đất nước và sử dụng có hiệu quả

sự giúp đỡ quốc tế… Để mở cửa nền kinh tế, thu hút đầu tư nước ngoài, năm 1987 Chính

phủ đã thông qua Luật Đầu tư nước ngoài.

Đến năm 1991, chúng ta khẳng định phải phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thànhphần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý củaNhà nước Công thức phát triển mới này khẳng định ba nguyên lý:

Một là, đoạn tuyệt hẳn với cơ chế kinh tế cũ;

Hai là, khẳng định nội dung và cơ chế mới của nền kinh tế (hàng hoá, thị trường và sự

quản lý của Nhà nước);

Ba là, nêu rõ định hướng XHCN của sự phát triển.

Trên cơ sở tổng kết thực tiễn 10 năm đổi mới, chúng ta có thêm những dấu mốc pháttriển tư duy kinh tế mới Đó là: Kết hợp chặt chẽ ngay từ đầu đổi mới kinh tế với đổi mớichính trị, lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm, đồng thời từng bước đổi mới chính trị; tăngtrưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóadân tộc, bảo vệ môi trường sinh thái; "tạo lập đồng bộ các yếu tố của thị trường"; thừa nhận

"nhiều hình thức phân phối, lấy phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế là chủyếu, đồng thời phân phối dựa trên mức đóng góp của các nguồn lực khác vào kết quả sản xuất

- kinh doanh và phân phối thông qua phúc lợi xã hội”; thừa nhận sự tồn tại lâu dài của cáchình thức thuê mướn lao động nhưng không để biến thành quan hệ thống trị, dẫn tới sự phânhóa xã hội thành hai cực đối lập; triển khai tích cực và vững chắc việc cổ phần hóa doanhnghiệp nhà nước; tổ chức hợp lý các tổng công ty nhà nước; kinh tế cá thể, tiểu chủ có vị tríquan trọng lâu dài; khuyến khích tư bản tư nhân đầu tư vào sản xuất, yên tâm làm ăn lâu dài,bảo hộ quyền sở hữu và lợi ích hợp pháp của họ

Xây dựng thể chế kinh tế thị trường XHCN tức là phải:

Làm cho thị trường đóng vai trò cơ sở trong việc phân bổ tài nguyên dưới sự điều hành

vĩ mô của Nhà nước;

Làm cho hoạt động kinh tế tuân theo yêu cầu của quy luật giá trị, thích ứng với sự thayđổi của quan hệ cung - cầu;

Trang 34

Thông qua chức năng của cán cân giá cả và cơ chế cạnh tranh để phân bổ tài nguyênvào các khâu có hiệu quả tương đối tốt, gây sức ép và tạo động lực cho doanh nghiệp thựchiện việc "ưu thắng, kém thải";

Vận dụng ưu điểm phản ứng nhạy bén trước các loại thông tin của thị trường, thúc đẩy

sự điều chỉnh kịp thời giữa "sản xuất và nhu cầu"

Để đáp ứng nhu cầu đó, Nhà nước XHCN phải đảm trách những nhiệm vụ căn bảnsau:

Thứ nhất, cung cấp “hàng hoá công” - những hàng hoá và dịch vụ mà thị trường không

cung cấp hoặc cung cấp không hiệu quả (kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của nền kinh tế; cácdịch vụ xã hội (như chăm sóc sức khoẻ cộng đồng, giáo dục, v.v.)

Thứ hai, cung cấp các khung khổ thể chế và chính sách để điều hành nền kinh tế, làm

cho thị trường hoạt động hiệu quả Chức năng này thể hiện ở bốn lĩnh vực cơ bản:

+ Xác lập nền pháp trị mang tính hỗ trợ đối với các thể chế thị trường và bảo hộ quyền

sở hữu

+ Bảo đảm sự ổn định của môi trường kinh tế vĩ mô và tài chính

+ Tạo môi trường chính sách thuận lợi cho các doanh nghiệp và thúc đẩy cạnh tranh đểkhuyến khích đổi mới và phân bổ nguồn lực một cách hiệu quả

+ Thúc đẩy sự phát triển của công nghệ, khuyến khích công nghệ - kỹ thuật mới.Trong giai đoạn hiện nay, một nội dung quan trọng của chức năng này là Nhà nước cần xâydựng khu vực công nghệ thông tin - viễn thông (ICT) để tạo nền móng cho sự phát triển theohướng hiện đại của nền kinh tế

Thứ ba, thực hiện phân phối lại để hạn chế sự bất bình đẳng trong kinh tế, tạo lập sự

công bằng, hỗ trợ các nhóm xã hội yếu thế, giúp họ có khả năng cần thiết để tồn tại và hoạtđộng bình thường trong môi trường cạnh tranh thị trường

Xét đến cùng, về mặt kinh tế, vai trò của Nhà nước là nhằm ngăn chặn và hạn chếnhững “khuyết tật” của thị trường

Trang 35

Để hoàn thành đựơc các nhiệm vụ đó, sự can thiệp của Nhà nước vào kinh tế chủ yếuđược thực hiện thông qua chiến lược phát triển; thông qua quy hoạch, kế hoạch mang tínhhướng dẫn; tập trung các nguồn lực có trong tay Nhà nước vào các chương trình, dự án tạonền tảng và mở đường cho mọi thành phần kinh tế phát triển; thông qua chính sách tài chính,chính sách đầu tư, chính sách tiền tệ được thực hiện thông qua hệ thống ngân hàng Trungương, chính sách thu nhập Ngoài ra, Nhà nước phải tạo khung khổ pháp lý cho hoạt độngkinh tế; áp dụng cơ chế và chính sách ưu đãi; thực hiện chính sách phân phối lại và điều tiếtthu nhập; bảo đảm công bằng xã hội đi đôi với tăng trưởng kinh tế, phát triển văn hoá và giảiphóng con người; quản lý tài sản và tài nguyên quốc gia, bảo đảm phát triển vốn nhà nước.Bằng sự can thiệp đó và thông qua nhiều cơ chế, chính sách khác, Nhà nước có biện

pháp hữu hiệu để giải quyết tốt mối quan hệ giữa phát triển kinh tế thị trường và bình đẳng

xã hội Tức là, tạo ra những điều kiện cần thiết để mọi người đều có cơ hội tham gia, giành

thắng lợi và được lựa chọn ngang nhau trong việc cạnh tranh trên thị trường và trong cáctrường hợp khác; mọi ngành nghề phải mở ra cho tất cả mọi người một cách bình đẳng; phápluật phải triệt để ngăn chặn bất kỳ cá nhân hay tập đoàn nào có ý đồ hạn chế điều đó, cũngkhông được có sự can thiệp bằng những biện pháp hành chính tương tự

Nội dung nêu trên về vai trò của Nhà nước trong việc giữ vững định hướng XHCNtrong quá trình phát triển KTTT bao quát suốt TKQĐ Ở mỗi giai đoạn cụ thể, quá trình đóđược thể hiện ở những nội dung cụ thể Trong giai đoạn hiện nay, nội dung nêu trên đượcbiểu hiện thành những vấn đề cấp bách sau:

- Thể chế hóa đường lối phát triển kinh tế của Đảng thành hệ thống pháp luật về kinh tế,tạo khung khổ pháp luật cho nền kinh tế phát triển đúng định hướng chính trị

- Xây dựng, hoàn thiện và tổ chức thực hiện chính sách phát triển các thành phần kinh

tế, trong đó, đảm bảo vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước, kinh tế nhà nước cùng kinh tế tậpthể thực sự trở thành nền tảng của nền kinh tế quốc dân

- Bảo đảm tăng trưởng kinh tế đi liền với phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước, từng chính sách phát triển kinh tế

Trang 36

- Đào tạo đội ngũ cán bộ kinh tế đáp ứng nhu cầu giữ vững định hướng XHCN trong phát triển kinh tế thị trường.

- Giữ vững độc lập tự chủ về kinh tế trong hội nhập quốc tế nói chung, hội nhập kinh tếquốc tế nói riêng

Trong chương 2 của luận văn, em tập trung khảo sát thực trạng vai trò của Nhà nước tađối với việc giữ vững định hướng XHCN trong quá trình phát triển nền KTTT trên cácphương diện cơ bản này

Sự tác động của nhà nước đến kinh tế được thực hiện thông qua các chức năng kinh tếcủa nhà nước: định hướng sự phát triển kinh tế, vạch hành lang pháp lý, xây dựng trật tự kỷcương làm cơ sở cho hoạt động của các chủ thể kinh tế; tạo môi trường chính trị, kinh tế - xãhội thuận lợi và tương đối ổn định, thực hiện công bằng xã hội và cân bằng sinh thái

2 Việc thực hiện các chức năng kinh tế của mỗi nhà nước bị quy định bởi xu thế pháttriển của nền kinh tế thế giới, điều kiện kinh tế - xã hội trong nước (điểm xuất phát của nền kinh

tế trong giai đoạn lịch sử đó, đặc điểm về con người, truyền thống dân tộc ), bản chất giai cấpcủa nhà nước, lợi ích của giai cấp cầm quyền, mức độ phát triển kinh tế của quốc gia mà trong

đó nhà nước hoạt động Song, suy đến cùng, việc thực hiện chức năng kinh tế của nhà nướcphụ thuộc và bị chi phối bởi tất yếu kinh tế

3 KTTT là hình thức kinh tế tất yếu trong sự phát triển của nền sản xuất xã hội gắn vớitrình độ phát triển cao của LLSX, gắn với sự phân công lao động xã hội và sự đa dạng hóa cáchình thức sở hữu Nó là một hình thức kinh tế - xã hội Vì thế, không tồn tại KTTT chung

Trang 37

hiện đại, vai trò của nhà nước cực kỳ to lớn Nhà nước can thiệp vào KTTT nhằm phát huynhững mặt tích cực, hạn chế những mặt khiếm khuyết của cơ chế thị trường, tạo điều kiệncho xã hội tồn tại và phát triển.

4 Nền kinh tế thị trường mà chúng ta đang xây dựng là nền KTTT định hướng XHCN,

ở đó, mọi thành phần kinh tế đều bình đẳng trước pháp luật; nền kinh tế ấy lấy các thành phầnkinh tế dựa trên sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể làm nền tảng, lấy kinh tế nhà nước làm chủđạo; lấy việc thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh làmmục tiêu Muốn vậy, phải bảo dảm vai trò của Nhà nước trong việc giữ vững định hướngXHCN trong quá trình phát triển nền kinh tế đó

Nhà nước thực hiện chức năng này bằng việc thể chế hóa đường lối phát triển kinh tếcủa Đảng, tạo khung khổ pháp luật cho nền kinh tế phát triển đúng định hướng; xây dựng,hoàn thiện và tổ chức thực hiện chính sách phát triển các thành phần kinh tế, trong đó, đảmbảo vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước, kinh tế nhà nước cùng kinh tế tập thể thực sự trởthành nền tảng của nền kinh tế quốc dân; bảo đảm tăng trưởng kinh tế đi liền với phát triểnvăn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước, từng chính sách pháttriển; đào tạo đội ngũ cán bộ kinh tế đáp ứng nhu cầu giữ vững định hướng XHCN trong pháttriển kinh tế thị trường; giữ vững độc lập tự chủ về kinh tế trong hội nhập quốc tế nói chung,hội nhập kinh tế quốc tế nói riêng

Trang 38

Chương 2

THỰC TRẠNG VAI TRÕ CỦA NHÀ NƯỚC GIỮ VỮNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM QUA 25 NĂM ĐỔI MỚI

NGUYÊN NHÂN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐANG ĐẶT RA

2.1 THỰC TRẠNG VAI TRÕ CỦA NHÀ NƯỚC GIỮ VỮNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM QUA 25 NĂM ĐỔI MỚI

2.1.1 Thực trạng vai trò của Nhà nước trong việc thể chế hóa đường lối phát triển kinh tế của Đảng, xây dựng và vận hành các thể chế kinh tế cho nền kinh tế phát triển đúng định hướng

2.1.1.1 Thành tựu

Ngay từ khi bước vào thực hiện đường lối đổi mới, Đảng và nhân dân ta đã khẳng địnhvai trò to lớn của Nhà nước trong việc giữ vững định hướng XHCN trong quá trình phát triểnnền KTTT Nhờ vậy, nền kinh tế có bước phát triển mạnh mẽ vì mục tiêu dân giàu, nướcmạnh, dân chủ, công bằng, văn minh Có được thành tựu to lớn đó, trước hết nhờ Nhà nước

đã hết sức quan tâm đến việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống công cụ quản lý kinh tế vĩ mô,tích cực xây dựng khung khổ pháp lý, các văn bản liên quan đến các hoạt động của doanhnghiệp, môi trường pháp lý cho quá trình phát triển kinh tế

Để nền KTTT ở nước ta phát triển theo đúng định hướng XHCN, vấn đề quan trọng làNhà nước phải tạo môi trường pháp lý cho KTTT phát triển Điều này phụ thuộc vào hệthống pháp luật của Nhà nước và việc thực thi pháp luật của các tổ chức cũng như của ngườidân Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước ta đã có nhiều cố gắng và

đã đạt được kết quả trong việc xây dựng, ban hành các văn bản pháp luật, rà soát, sửa đổi cácluật và thực thi pháp luật Nhờ những chuyển biến tích cực đó, môi trường pháp lý cho phát

Trang 39

triển kinh tế ngày một thông thoáng hơn; công bằng trong lĩnh vực kinh tế dần được hìnhthành, phát triển và ngày càng hoàn thiện Hệ thống pháp luật ấy ngày càng phát huy tácdụng, kinh tế tăng trưởng khá, lợi ích của cá nhân, tập thể và Nhà nước được giải quyết hàihoà; khuyến khích làm giàu hợp pháp, chống lại cạnh tranh không lành mạnh, làm ăn phipháp.

Trong 25 năm đổi mới, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật dưới dạng bộluật, luật và pháp lệnh liên quan trực tiếp đến sự hình thành, phát triển của khu vực kinh tế tư

nhân Năm 1990, Nhà nước đã ban hành Luật Công ty và Luật Doanh nghiệp tư nhân Đây là

cơ sở pháp luật ban đầu rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của kinh tế tư nhân ởnước ta Đến năm 1992, sở hữu tư nhân được thừa nhận “tồn tại lâu dài”, được Nhà nước bảo

hộ và đã được ghi nhận trong Hiến pháp sửa đổi Như vậy, cơ cấu kinh tế nhiều thành phần ,trong đó có kinh tế tư nhân, được thừa nhận và bảo hộ bằng bộ luật quan trọng nhất

Bước ngoặt quan trọng của quá trình phát triển thành phần kinh tế tư nhân được đánh dấu

bằng việc ban hành và thực thi Luật Doanh nghiệp năm 1999 Việc tự do kinh doanh trong tất

cả các ngành nghề mà pháp luật không cấm đã thực sự đi vào cuộc sống Việc Nhà nước xoá

bỏ 150 giấy phép trong quá trình giản đơn hoá các thủ tục đăng ký kinh doanh đã tạo một bầukhông khí mới trong môi trường kinh doanh, đầu tư ở nước ta Những kết quả do việc thựchiện Luật Doanh nghiệp chứng tỏ vai trò to lớn của Nhà nước đối với sự phát triển kinh tế tưnhân nói riêng và sự phát triển kinh tế thị trường ở nước ta nói chung thông qua việc thay đổithể chế

Năm 2005, Nhà nước ta đã ban hành và thực hiện Luật Doanh nghiệp (mới), không còn

có sự phân biệt đối xử giữa doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân được thể hiện bănghai bộ luật khác nhau cho các loại hình tương ứng như trước, tạo ra một sân chơi bình đẳng

về luật pháp giữa hại loại hình kinh tế quan trọng này Sự ra đời của Luật Doanh nghiệp thể

hiện sự nhất quán trong chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần, trong việc tạo lập môitrường thuận lợi, bình đẳng, phù hợp với yêu cầu phát triển của nền kinh tế thị trường địnhhướng XHCN và các đòi hỏi của quá trình hội nhập quốc tế Nhờ có Luật Doanh nghiệp này,quyền tự do và bình đẳng trong kinh doanh đã thực sự được khẳng định về mặt luật pháp và

Trang 40

tạo bầu không khí mới trong môi trường kinh doanh ở Việt Nam Điều này thể hiện khá rõqua trình độ phát triển mới của nền kinh tế thị trường ở nước ta Chỉ tính riêng từ năm 2000-

2005 đã có tới 160.725 doanh nghiệp mới đăng ký kinh doanh, cao hơn 3,3 lần thời kỳ

1991-1999 Tổng số vốn đăng ký mới đạt 321,2 ngàn tỷ đồng, tương đương 20 tỷ USD Số vốnđăng ký bổ sung trong quá trình hoạt động là 103,4 ngàn tỷ, khoảng 6,3 tỷ USD Ngoài ra,còn có khoảng 2 triệu hộ kinh doanh, hàng chục ngàn chi nhánh và văn phòng đại diện đượcthành lập [14,tr.102]

Trong quá trình phát triển kinh tế thị trường, nền kinh tế nước ta đã xuất hiện và từng

bước phát triển một khu vực mới: kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài Năm 1987, Nhà nước đã ban hành Luật Đầu tư nước ngoài, cơ sở pháp lý cho các hoạt động đầu tư nước ngoài ở Việt

Nam được hình thành Từ đó, các doanh nghiệp nước ngoài đã xuất hiện và góp phần rất quantrọng, thúc đẩy sự phát triển nền KTTT ở nước ta Trong quá trrình vận động, phát triển củanền kinh tế và của khu vực kinh tế, Luật đầu tư nước ngoài đã được sửa đổi, bổ sung nhiềulần theo hướng ngày càng cởi mở, thông thoáng và phù hợp hơn với thông lệ quốc tế Đây lànội dung quan trọng và là bước đệm cho việc thực hiện mở cửa, hội nhập nền kinh tế của

nước ta Đến năm 2005, Luật Đầu tư được ban hành thay thế cho Luật đầu tư nước ngoài và

Luật Khuyến khích đầu tư trong nước có hiệu lực từ 1/7/2006 Đây là bước tiến dài theo

hướng cải thiện môi trường đầu tư, tạo một sân chơi bình đẳng cho các nhà đầu tư trong vàngoài nước Luật này còn bao gồm các quy định mới về đơn giản hoá thủ tục đầu tư, tạonhiều điều kiện thuận lợi để thu hút và sử dụng có hiệu quả hơn các nguồn vốn đầu tư, đápứng nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế

Bằng việc ban hành các luật trên, Nhà nước đã tạo ra những điều kiện cơ bản và tối thiểucho các chủ thể thuộc mọi thành phần kinh tế thực hiện quyền tự lựa chọn loại hình và quy

mô kinh doanh phù hợp với điều kiện và khả năng của mình; tự lựa chọn thị trường; tự dothực hiện hợp đồng và thuê mướn nhân công; tự do lựa chọn phương thức giải quyết tranh

chấp kinh tế trên cơ sở pháp luật Luật Dân sự được ban hành năm 1996, Luật Thương mại

được thông qua vào năm 1997 đã xác định những nguyên tắc, quy phạm khuyến khích cạnhtranh trong khuôn khổ pháp luật; chống cạnh tranh phi pháp, không phù hợp với công bằng

Ngày đăng: 27/10/2020, 20:43

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w