HỒ CHÍ MINH PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG GIỐNG LÚA LAI CỦA CÔNG TY SSC TẠI KHU VỰC TỈNH ĐỒNG NAI NGUYỄN TRUNG HÒA KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỂ NHẬN VĂ
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG GIỐNG LÚA LAI CỦA CÔNG TY SSC TẠI KHU VỰC TỈNH ĐỒNG NAI
NGUYỄN TRUNG HÒA
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN NGÀNH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP
Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 7/2010
Trang 2Hội đồng chấm báo cáo tốt nghiệp khoa Kinh tế trường Đại Học Nông Lâm
Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH
HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG GIỐNG LÚA LAI CỦA
CÔNG TY SSC TẠI KHU VỰC TỈNH ĐỒNG NAI” do Nguyễn Trung Hòa Sinh viên
khóa 32, ngành KINH DOANH NÔNG NGHIỆP, đã bảo vệ thành công trước hội
đồng vào ngày
TRẦN HOÀI NAM Người hướng dẫn
Ngày tháng năm 2010
Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo Thư ký hội đồng chấm thi
Ngày tháng năm 2010 Ngày tháng năm 2010
Trang 4đề tốt nghiệp
Em xin chân thành cảm ơn đến tất cả anh chị phòng kinh doanh và các phòng ban của công ty cổ phần giống cây trồng miền Nam Đặc biệt em rất cảm ơn anh Trần Trương Tấn Tài , trưởng phòng kinh doanh đã giúp đỡ em hiểu biết thêm về môi trường kinh doanh thực tế và trong quá trình thực tập tại công ty
Xin chân thành cảm ơn những người bạn đã giúp đỡ và động viên em trong thời gian thực tập và thực hiện đề tài
Xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện Nguyễn Trung Hòa
Trang 5MỤC LỤC
Trang Danh mục các chữ viết tắt
1.3.2 Phạm vi về không gian: Công ty cổ phần giống cây trồng miền
1.4 Kết cấu luận văn 3
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 4
2.2.1 Tình hình lao động 11
2.2.2 Tình hình ngồn vốn 13
2.3 Thành tựu đạt được 15
Trang 62.4 Thuận lợi và khó khăn của Công Ty khi tham gia thị trường 16
CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18
3.1 Cơ Sở lí luận 18 3.1.1 Vai trò của ngành sản xuất lúa gạo 18
3.1.2 Một số khái niệm 19
3.1.3 Các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến sự phát triển của sản phẩm 21
3.1.4 Các chiến lược tác động đến việc phát triển sản phẩm 24
3.2 Phương pháp nghiên cứu 25
3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 25
3.2.2 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu 25
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 26
4.1 Tình hình tiêu thụ giống lúa lai của công ty SSC tại khu vực Đồng Nai 26
4.1.2 Tình hình chung về sản xuất kinh doanh các giống lúa của
4.1.3.1 Sản lượng tiêu thụ 27
4.1.3.2 Doanh thu tiêu thụ 28
4.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển thị trường giống lúa lai
4.3 Phân tích mức độ thỏa mãn của nông dân đối với giống lúa lai của công ty33
4.3.3 Đánh giá mức độ thỏa mãn của nông dân về SP giống lúa lai của
4.4 Một số giải pháp phát triển thị trường giống lúa lai tại khu vực 38
4.4.1 Định hướng phát triển giống lúa lai trong thời gian tới tại Đồng Nai38
4.4.2 Giải pháp về nghiên cứu và phát triển thị trường tiêu thụ của công ty39
4.4.3 Giải pháp về phát triển nguồn lực 40
Trang 74.4.4 Các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Marketing-Mix 41
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 50
5.1 Kết luận 50 5.2 Kiến nghị 51 5.2.1 Đối với nhà nước 51
Trang 8DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
SSC Công ty cổ phần giống cây trồng miền Nam
APSA Hiệp hội giống cây trồng Châu Á – Thái Bình Dương AVIRDC Viện nghiên cứu rau quả Châu Á
IRRI Viện nghiên cứu lúa gạo thế giới
WTO Tổ chức thương mại thế giới
SXKD Sản xuất kinh doanh
VPĐD Văn phòng đại diện
Trang 9DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Tình Hình Lao Động của Công Ty qua 2 Năm 2008 - 2009 12
Bảng 2.2 Bảng biến động vốn của công ty qua 2 năm 2008-2009 13
Bảng 2.3 Kết Quả Hoạt Động SXKD của Công Ty Từ Năm 2003 - 2009 14
Bảng 2.4 Kết Quả Hoạt Động SXKD Của Cty Năm 2009 So Với Năm 2008 15
Bảng 4.1 Bảng so sánh cỏ cấu hai loại giống của công ty năm 2009 27
Bảng 4.2 Sản lượng tiêu thụ lúa lai ở Đồng Nai năm 2008-2009 28
Bảng 4.3 Doanh thu tiêu thụ lúa lai ở Đồng Nai năm 2008-2009 29
Bảng 4.4 Bảng đánh giá của khách hàng về chất lượng sản phẩm của công ty 30
Bảng 4.5 Tuổi Của Nông Dân trồng lúa phân theo nhóm sử dụng giống 34
Bảng 4.6 Cơ Cấu Nam Nữ của Người Được Phỏng Vấn 34
Bảng 4.7 Bảng đánh giá của nông dân về chất lượng hạt giống lúa lai 36
Bảng 4.8 Bảng đánh giá của nông dân về giá cả giống lúa lai 37
Bảng4.9 Bảng đánh giá của nông dân đối với mẫu mã bao bì sảm phẩm 38
Bảng 4.10 Bảng xếp hạng sự lựa chọn khi mua hàng của đại lý 39
Bảng 4.11 Đánh giá của khách hàng về mẫu mã bao bì của công ty 42
Bảng 4.12 Giá bán của một số giống lúa lai của công ty năm 2009 44
Bảng 4.13 Số lượng đại lý của công ty theo từng vùng thị trường 46
Bảng 4.15 Chi phí hoạt động chiêu thi cổ động của công ty 47
Trang 10DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức Công ty 7
Hình 2.2 Biểu Đồ Thể Hiện Doanh Thu Thuần Và Lợi Nhuận Sau Thuế Của Cty Từ Năm 2003 – 2009 14
Hình 4.1 Tỷ Lệ Nam Nữ Được Phỏng Vấn 35
Hình 4.2 Tỷ lệ đánh giá khách hàng về mẫu mã bao bì 42
Hình 4.3 Sơ đồ kênh phân phối của công ty 45
Trang 11150 của tổ chức thương mại thế giới WTO, việc này đã đặt nước ta trước những cơ hội
và thử thách mới Nước ta là một nước nông nghiệp với phần đông dân số sống bằng nghề nông, có hơn 70% dân số sống ở vùng nông thôn và hoạt động sản xuất nông nghiệp Trong đó khu vực Đông Nam Bộ đặc biệt là tỉnh Đồng Nai là một vùng kinh
tế trọng điểm của phía Nam, với diện tích 5904 km² chiếm 1,76% diện tích cả nước và chiếm khoảng 25,5% khu vực miền Đông Nam Bộ,có diện tích đất nông nghiệp hơn 302.845 ha cho sản lượng lúa năm 2009 hơn 338.454 tấn Với tình hình gieo trồng như vậy thì nhu cầu về giống lúa cũng như các giống cây lương thực khác hàng năm ở khu vực này là rất cao,là một thị trường đầy tiềm năng để công ty giống cây trồng phát triển
Công ty cổ phần giống cây trồng miền Nam (SSC) là một doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hóa năm 2002,là đơn vị kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất và cung cấp giống cây trồng và vật tư nông nghiệp hàng đầu Việt Nam Công ty đã đạt được những thành tựu đáng kể cụ thể vào năm 2005 công ty chính thức tung cổ phiếu
ra thị trường,đạt danh hiệu anh hùng lao động vào ngày 9/3/2006…công ty cũng không ngừng gia tăng sản lượng,cải tiến chất lượng sản phẩm Đặt biệt việc tạo ra các loại giống mới hay còn gọi là giống cải thiện nói chung và giống lúa lai F1 nói riêng được coi là một bước đột phá trong phát triển kinh tế nông nghiệp vì nó không những góp phần cải thiện cuộc sống của người nông dân mà còn giúp đáp ứng được nhu cầu
đa dạng của thị trường.Như giống lúa lai PAC 807, HR182 có nguồn gốc từ Ấn Độ mang nhiều đặc điểm ưu việt như chống đổ ngã tốt, đẻ nhánh khỏe, chống chịu sâu
Trang 12bệnh tốt, bông to, đạt tiêu chuẩn gạo xuất khẩu, có năng xuất hơn giống thuần từ 15% …
10-Tuy đặc điểm ưu việt như thế nhưng tình hình sử dụng giống lúa lai này tại khu vực chưa có khả quan,người dân sử dụng phần lớn là giống thuần và giống địa phương
Do đó việc tìm hiểu về các nhân tố ảnh hưởng đến sự chấp nhận giống lúa lai F1 của nông dân trên cơ sở phân tích số liệu điều tra, phỏng vấn chuyên sâu các “lão nông tri điền”, các đại lý giống Kết quả cho thấy có hai yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự chấp nhận của nông dân là yếu tố năng suất cao và phù hợp thị hiếu Bên cạnh
đó còn có yếu tố liên quan đến bản thân người nông dân như trình độ học vấn, số năm kinh nghiệm trồng rau, sự tham gia tập huấn và quy mô diện tích trồng trọt Mặt khác còn có yếu tố tự nhiên tác động là đặc điểm về đất đai Ngoài các yếu tố trên còn có những yếu tố quan trọng nữa là sự quan tâm của chính quyền địa phương và công ty giống
Xuất phát từ vấn đề thực tế trên và được sự đồng ý của Khoa Kinh Tế Trường Đại
Học Nông Lâm em tiến hành đề tài “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển thị trường giống lúa lai của công ty SSC tại khu vực tỉnh Đồng Nai ” nhằm đề xuất các giải pháp tối ưu để đưa sản phẩm của công ty đến tay người dân 1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển thị trường giống lúa lai
của công ty SSC tại khu vực tỉnh Đồng Nai
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Tình hình sử dụng giống lúa lai của công ty SSC tại khu vực tỉnh Đồng Nai Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển thị trường và đánh giá mức độ thỏa mãn của nông dân đối giống lúa lai
Đề xuất những giải pháp nhằm phát triển thị trường giống lúa lai F1(SSC) tại khu vực tỉnh Đồng Nai
Trang 13Giới thiệu về công ty cổ phần giống cây trồng miền Nam
Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty qua 2 năm 2008-2009
Thành tựu công ty đạt được
Những thuận lợi và khó khăn của công ty khi tham gia thị trường
Chương 3 Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận
Vai trò của ngành sản xuất lúa gạo
Một số khái niệm
Các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến sự phát triển của sản phẩm
Các chiến lược tác động đến sự phát triển của sản phẩm
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập số liệu
Phương pháp xử lý và phân tích số liệu
Chương 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Tình hình sử dụng giống lúa lai của công ty SSC
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thị trường giống lúa lai
Phân tích mức độ thỏa mãn của nông dân đối với sản phẩm giống lúa lai
Một số giải pháp nhằm củng cố và phát triển thị trường giống lúa lai tại khu vực tỉnh Đồng Nai
Chương 5 kết luận và kiến nghị
Kết luận
Kiến nghị
Trang 14- Năm 1976 Cty được thành lập với tên gọi “Cty Giống Cây Trồng Phía Nam”.Năm 1989 cty tách khỏi Giống Cây Trồng Trung Ương để thành lập công ty “ Cty Giống Cây Trồng Trung Ương II”.Ngày 08/01/1993 “ Cty Giống Cây Trồng Miền Nam được thành lập theo quyết định thành lập DN nhà nước số 43/BNN do Bộ Trưởng Bộ Nông Nghiệp phát Triển Nông Thôn Nguyễn Công Tạn ký.Cty được Bộ Nông Nghiệp Và Phát triển Nông Thôn xác nhận và cho phép áp dụng điêù lệ “Quản
Lí Doanh Nghiệp Nhà Nước “ ngày 04/11/1992 như sau:
Tên DN: “ Cty Giống Cây Trồng Miền Nam”
Tên giao dịch quốc tế: “Southern Seed Company”
Tên viết tắt: “SSC”
Tháng 06/2002 công ty được cấp giấy phép cổ phần hóa và đổi tên thành “ Cty
CP Giống Cây Trồng Miền Nam”
Tên giao dịch quốc tế: “Southern Seed Joint Stock Company”
Tên viết tắt: “SSC”
Trụ sở chính của công ty đặt tại 282 Lê Văn Sỹ -Quận Tân Bình-tp HCM
Chi nhánh của công ty đặt tại 14 ngõ 489 Nguyễn Văn Cừ-Quận Long Biên-Hà Nội
- Với định hướng chiến lược gắn liền công tác nghiên cứu –sản xuất với kinh doanh nên sản phẩm của công ty luôn đạt được chất lượng và được người tiêu dùng tín
Trang 15nhiệm.Cty luôn là một trong những đơn vị hàng đầu trong việc cung cấp các giống cây như: lúa, ngô, rau, ớt….có chất lượng cao.Hiện nay cty là thành viên chính thức của Hiệp Hội Giống Cây Trồng Châu Á Thái Bình Dương (APSA) Trong 3 năm 1996,
1997, 2003 sản phẩm về giống của công ty đã đạt giải thưởng Bông Lúa Vàng tại hội chợ nông nghiệp quốc tế Cần Thơ Ngày 09/11/2001 chủ tịch nước kí quyết định trao tặng “ Huân Chương Lao Động Hạng Nhất” cho cty
- Công ty thường xuyên hợp tác quốc tế với các tổ chức như: Viện Lúa Quốc
Tế (IRRI), Viện Nghiên Cứu Rau Quả Châu Á( AVRDC), Trung tâm nghiên cứu
Bắp-Mỳ quốc tế(CIMMYT)…
- Ngày 26/04/2003 cty được tổ chức BVIQ cấp chứng nhận ISO 9001:2000
2.1.2 Tầm nhìn - Sứ mệnh - Hoài bão – Triết lý kinh doanh
* Tầm nhìn : trở thành một trong ba công ty giống dẫn đầu tại Việt Nam
* Sứ mệnh : chọn tạo , sản xuất , cung ứng hạt giống tốt , cùng nhà nông làm
* Hoài bão : Vươn tới trình độ công nghệ hạt giống của thế giới để phát triển nhanh và bền vững
* Triết lý kinh doanh :
1 Đặt lợi ích nhà nông làm nền tảng cho sự phát triển
2 Tối đa hóa giá trị dài hạn của công ty
3 Tạo môi trường làm việc để cán bộ nhân viên phát triển và có thu nhập tương xứng
4 Lấy mức độ chuyên nghiệp và hiệu quả công việc làm tiêu chí đánh giá lãnh đạo và cán bộ nhân viên
5 Có trách nhiệm và chia sẽ thành công với cộng đồng
2.1.3 Mô tả logo, biểu trưng của công ty và thương hiệu SSC
Logo được ghép từ hai chữ S và một chữ C tạo
thành hình giống như một mầm cây vươn thẳng lên cao với sức
sống mãnh mẽ của hạt mầm tốt Bên cạnh là tên của công ty
được viết bằng tiếng anh thể hiện sự hội nhập phát triển tất cả
các chi tiết của logo đều được thể hiện bằng gang màu xanh đó
chính là màu của sự sống sự phát triển màu xanh của bạt ngàn
đồng lúa , nương khoai hướng tới một mùa vụ bội thu
‘‘Southern seed company’’ có nghĩa là công ty cổ phần giống cây trồng miền nam
Trang 16Ý nghĩa của logo là “mầm xanh”, câu slogan “ Tốt Giống Bội Thu ” khẳng định vai trò quan trọng của giống với mùa màng thể hiện quan điểm của công ty cùng bà con làm giàu và phát triển
2.1.4 Chức năng và nhiệm vụ của công ty
a) Chức năng
Công ty đã xác định mô hình tổ chức hoạt động phải hội tụ đủ 3 chức năng chính là Nghiên cứu-Sản xuất-Kinh doanh thì hoạt động của công ty mới đạt được hiệu quả cao Sự phát triển của công ty mới bền vững và mới có thể cạnh tranh được trong bối cảnh hội nhập khu vực và quốc tế Cụ thể là:
Nghiên cứu, SXKD, xuất nhập khẩu giống cây trồng các loại
SXKD xuất nhập khẩu nông sản , vật tư nông nghiệp
Thiết kế, chế tạo, lắp đặt, xuất nhập khẩu các loại máy móc, thiết bị chế biến giống và nông sản
Sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói thuốc bảo vệ thực vật
b) Nhiệm vụ
Tổ chức, nghiên cứu khoa học kỹ thuật và cung cấp những sản phẩm mới, năng suất cao
Bồi dưỡng, đào tạo CBCNV
Tổ chức hệ thống phân phối lưu thông hàng hóa, cung ứng vật tư sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài nước Thực hiện các chức năng đối ngoại, đối nội
2.1.5 Cơ cấu tổ chức của Công Ty
a) Tình hình tổ chức
Trang 17Ban kiểm soát Đại hội đồng cổ đông
Tổng giám đốc
Trang 18b) Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban
Đại hội đồng cổ đông
Đại hội đồng cổ đông: Là cơ quan có thẩm quyền cao nhất quyết định mọi vấn đề
quan trọng của Cty theo Luật Doanh nghiệp và Điều lệ Cty Đại hội đồng cổ đông là
cơ quan thông qua chủ trương chính sách đầu tư ngắn hạn và dài hạn trong việc phát triển Cty, quyết định cơ cấu vốn, bầu ra cơ quan quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh của Cty
Hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý Cty có toàn quyền nhân danh công ty để
quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích quyền lợi của Cty Trừ những vấn đề thuộc Đại hội đồng cổ đông quyết định Hội đồng quản trị định hướng các chính sách tồn tại và phát triển thông qua việc hoạch định chính sách, ra nghị quyết hành động cho từng thời điểm phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của Cty
Ban kiểm soát
Ban kiểm soát: Do Đại hội đồng cổ đông bầu, thay mặt cổ đông kiểm soát mọi hoạt
động kinh doanh, quản trị và điều hành của Cty
Ban giám đốc
Tổng giám đốc: do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, bãi nhiệm, là người đại diện theo
pháp luật của Cty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị, quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của Cty, trực tiếp phụ trách các lĩnh vực sau:
Tổ chức Nhân sự Hành chính
Nghiên cứu Phát triển
Chỉ đạo hoạt động kinh doanh, bao gồm cả Chi nhánh HN
Các dự án đầu tư xây dựng cơ bản
Giúp việc cho Tổng Giám đốc có 3 Phó Tổng Giám đốc và các Trưởng/Phó phòng, các Giám đốc Trạm, Trại, Chi nhánh
Phó Tổng Giám đốc Sản xuất: phụ trách các lĩnh vực:
Công tác sản xuất tại Cty và các Trạm, Trại
Chế biến Bảo quản
Kiểm tra, kiểm nghiệm hạt giống
Trang 19Đại diện lãnh đạo trong triển khai áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 của Cty
Phó Tổng Giám đốc nghiên cứu: phụ trách các lĩnh vực:
Công tác quản lý nghiên cứu phát triển các loại giống mới
Ứng dụng tin học trong quản lý
Phó Tổng Giám Đốc phụ trách quản lý các Trạm, Trại
Các phòng ban
Phòng Nhân sự - Hành chính:
Quản trị nguồn nhân lực; Công tác định mức lao động; tiền lương và các chế
độ, chính sách cho người lao động
Quản trị hành chính văn phòng; Công tác phòng cháy chữa cháy, bảo vệ; Giao
tế
Xây dựng cơ bản
Phòng Tài chính Kế toán
Lập kế hoạch tài chính: tiền mặt, vốn vay, vốn lưu động
Quản lý các khoản phải thu, chi
Các chính sách tín dụng trả chậm
Các khoản đầu tư
Giao dịch ngân hàng
Phân tích, đánh giá hiệu quả quản lý và sử dụng vốn
Quản lý hệ thống luân chuyển chứng từ, lưu trữ các báo cáo tài chính
Theo dõi cơ cấu vốn của Cty
Phòng Kinh Doanh:
Tổ chức nghiên cứu và khảo sát thị trường hạt giống và vật tư nông nghiệp
Tổ chức và quản lý hệ thống phân phối sản phẩm
Công tác tiếp thị, quảng cáo, trình diễn, hội thảo
Xây dựng kế hoạch và thực hiện cung ứng vật tư, nguyên vật liệu, hóa chất, nhãn hàng hóa, bao bì
Xúc tiến bán hàng
Phòng sản xuất:
Quản lý, sử dụng khai thác phương tiện vật tư máy móc được giao
Trang 20Xây dựng quy trình sản xuất, quy trình kỹ thuật, quy trình khoán
Thống kê và xây dựng các định mức kinh tế - kỹ thuật trong trồng trọt
Chuyển giao kỹ thuật sản xuất hạt giống và tổ chức sản xuất
Phòng nghiên cứu phát triển:
Xây dựng kế hoạch nghiên cứu sản phẩm (ngắn hạn và dài hạn)
Hoạch định chiến lược, phân tích và dự báo hiệu quả hoạt động nghiên cứu
Tổ chức mạng lưới nghiên cứu, thí nghiệm cho các đơn vị Trạm, Trại
Công tác thu thập và bảo vệ nguồn gen, nguồn vật liệu phục vụ cho hoạt động nghiên cứu của Cty
Hợp tác với các đơn vị trong và ngoài nước về công tác nghiên cứu sản xuất hạt giống
Ứng dụng công nghệ sinh học vào công tác nghiên cứu của Cty
Phòng Chế biến Bảo quản:
Công tác sấy, chế biến, đóng gói và bảo quản hạt giống
Xuất nhập hàng hóa, tổng hợp số liệu xuất nhập và báo cáo
Công tác vật tư sửa chữa, bảo dưỡng các máy móc, thiết bị, công cụ,…
Quản lý, nghiên cứu cải tiến kỹ thuật về sấy, chê biến bảo quản hạt giống để nâng cao chất lượng hạt giống và giảm chi phí sản xuất
Hướng dẫn các Trạm, Trại, Chi nhánh về công tác sấy, chế biến và bảo quản hạt giống
Phòng Thử nghiệm Nông nghiệp:
Công tác kiểm định, kiểm nghiệm
Kiểm tra chất lượng hạt giống, xác nhận chất lượng đã được kiểm nghiệm Kiểm tra hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000
Tổng hợp, đánh giá, phân tích công tác kiểm nghiệm
Tham gia, phối hợp với các đơn vị trong và ngoài nước tổ chức thực hiện công tác kiểm định, kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm giống cây trồng
Xưởng cơ khí:
Thiết kế, lắp đặt, chế tạo máy móc, các loại thiết bị cơ khí nông nghiệp ngành
giống cây trồng phục vụ cho nhu cầu nội bộ và kinh doanh
Tổ chức và quản lý, nghiên cứu và khảo sát thiết bị cơ khí nông nghiệp
Trang 21Hướng dẫn các quy trình, quy phạm trong việc chế tạo, lắp đặt sản phẩm, đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh lao động trong quá trình thực hiện
Hướng dẫn đào tạo công nhân kỹ thuật lành nghề, các biện pháp phòng tránh
và an toàn trong lao động
Các Trạm, trại:
Công tác sản xuất hàng năm Tổ chức sản xuất các loại giống cây trồng trên cơ
sở các giống đã được thí nghiệm chọn lọc, lai tạo
Thống kê và dự báo thời tiết, khí hậu thích hợp với các yêu cầu sản xuất giống tại điạ bàn
Theo dõi và cập nhật các phát sinh về kế hoạch sản xuất/nghiên cứu, khắc phục những khó khăn bất cập và bổ sung kế hoạch kịp thời
Đảm bảo về sự chu toàn, tính đúng đắn, hiệu quả đối với công việc, tài sản và các nguồn lực được giao Hạch toán sổ sách và thực hiện kế toán quản trị tại đơn vị
Phối hợp với các phòng chức năng, tham mưu cho Ban Tổng Giám đốc các định mức về vật tư, lao động, sử dụng vốn hợp lý và hiệu quả
Tiếp nhận và thực hiện đúng các quy trình công nghệ, quy phạm kỹ thuật sản xuất giống khi được các phòng chức năng hướng dẫn và thực hiện hỗ trợ công việc
Chi nhánh Hà Nội:
Tổ chức kinh doanh, xuất nhập khẩu các loại hạt giống cây trồng, khai thác và phát triển thị trường, tổ chức quảng cáo, tiếp thị, thực hiện chính sách bán hàng hạt giống và vật tư nông nghiệp, các thiết bị, sản phẩm cơ khí
Tổ chức hội thảo, trình diễn các loại giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt Thực hiện việc hướng dẫn, chuyển giao kỹ thuật sản xuất giống cho nông dân
Khai thác, sử dụng nguồn vốn được giao, kinh doanh có hiệu quả theo đúng định hướng phát triển của Cty
Phối hợp với các phòng chức năng, Trạm, Trại để thực hiện kế hoạch SXKD
2.2 Tình hình hoạt động SXKD của Công Ty qua 2 năm 2008 - 2009
2.2.1 Tình hình lao động
Lao động là một trong những nhân tố vô cùng quan trọng, quyết định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Một công ty làm ăn có hiệu quả hay không một phần nhờ vào trình độ quản lí, khả năng làm việc của tất cả cán bộ, nhân viên
Trang 22cũng như đội ngũ công nhân của công ty Sau đây là tình hình sử dụng lao động của
SSC trong 2 năm 2008 – 2009:
Bảng 2.1 Tình Hình Lao Động của Công Ty qua 2 Năm 2008 - 2009
Nguồn: Phòng Hành Chính Nhân Sự
Ta có thể thấy số lượng lao động trong năm 2009 là 357 người, tăng 19 người
so với năm 2008, tức tăng 5,62% so với năm 2008 Xét về giới tính thì lao động nữ
tăng 6 người (6,52%), lao động nam tăng 13 người (5,28%), xét về tính chất thì lao
động gián tiếp tăng 8 người (7,84%) Sự gia tăng về lao động này là do nhu cầu sản
xuất và kinh doanh của Cty đòi hỏi phải tuyển thêm nhân sự để đáp ứng cho việc mở
rộng sản xuất và kinh doanh của Cty
Phần lớn nhân viên của Cty đều có trình độ kỹ sư trở lên, số cán bộ trên đại học
năm 2008 là 10 người, năm 2009 là 11 người, tăng thêm 1 người (10,00%) so với năm
2008 Nhân viên có trình độ đại học năm 2009 cũng tăng 11 người so với năm 2008
Đáng chú ý là số lượng công nhân nghề và lao động phổ thông của Cty năm 2009 tăng
Chỉ tiêu
Số lượng (người)
Tỷ lệ (%)
Số lượng (người)
Trang 23rất cao so với năm 2008, tăng 50 người, tức tăng 72,46% so với năm 2008 Con số này
cũng dễ hiểu, do nhu cầu mở rộng thị trường và đẩy mạnh sản xuất nên Cty đã tuyển
thêm lao động phổ thông để phục vụ cho việc sản xuất hạt giống và gia công, sang
chai, đóng gói thuốc bảo vệ thực vật Trong khi đó, số nhân viên có trình độ cao đẳng,
trung, sơ cấp lại giảm 43 người, tức giảm 42,57% so với năm 2008 Nguyên nhân của
việc giảm nhân sự này không phải là do Cty cắt giảm nhân sự, mà là các nhân viên có
trình độ Cao đẳng, trung, sơ cấp đã theo học các lớp đào tạo nâng cao chuyên môn
nghiệp vụ, và một số đã đạt trình độ đại học, còn một số nghỉ việc do đến tuổi hưu trí
Nhìn chung, tình hình sử dụng lao động của Cty năm 2009 tăng hơn so với năm
2008 Điều này khá hợp lý trong giai đoạn hiện nay, vì việc kinh doanh và sản xuất
của Cty trong những năm gần đây không ngừng gia tăng và vẫn đang có chiều hướng
gia tăng thêm nữa Hầu hết nhân viên của Cty đều được tạo điều kiện thuận lợi để học
tập, nghiên cứu nâng cao tay nghề, chuyên môn, nghiệp vụ, để đáp ứng nhu cầu phát
triển của Cty Cty SSC luôn bảo đảm thực hiện đầy đủ các chính sách, chế độ đối với
người lao động theo quy định của pháp luật, duy trì các hoạt động đoàn thể Ngoài ra,
Cty còn thực hiện tốt các chính sách liên quan đến người lao động như: Bảo hiểm tai
nạn con người, bảo hiểm xã hội, khám sức khỏe định kỳ, duy trì trợ cấp nghỉ việc cho
các cán bộ hưu trí, nâng lương, bù giá vào lương, xét thưởng thi đua 6 tháng 1 lần,
tham quan du lịch, CBNV được tham gia các chương trình đào tạo trong và ngoài
nước, …
2.2.2 Tình hình ngồn vốn
Nguồn vốn cũng là một trong những yếu tố quan trọng để Cty duy trì hoạt động
nghiên cứu SXKD của mình Sự biến động về vốn của SSC qua hai năm 2008-2009
được thể hiện qua bảng 2.3 dưới đây:
Bảng 2.2 Bảng biến động vốn của công ty qua 2 năm 2008-2009
Trang 24Nguồn vốn của công ty năm 2009 là 232,89 tỷ đồng, tăng 37,33% so với năm
2008 Như vậy Cty ngày càng bổ sung thêm nguồn vốn để mở rộng hoạt động SXKD của mình
2.2.3 Kết quả hoạt động SXKD
Bảng 2.3 Kết Quả Hoạt Động SXKD của Công Ty Từ Năm 2003 - 2009
ĐVT: Tỷ đồng
Doanh thu thuần 94,47 102,65 131,12 132,29 155,86 202,10 258,13
Lợi nhuận sau
Nguồn: Phòng Tài Chính – Kế Toán
Hình 2.2 Biểu Đồ Thể Hiện Doanh Thu Thuần Và Lợi Nhuận Sau Thuế Của Cty
Từ Năm 2003 – 2009
050100150200250300
Doanh thu thuần Lợi nhuận sau thuế
Nguồn: Phòng Tài Chính – Kế toán Doanh thu thuần của Cty qua các năm liên tục tăng, đặc biệt 2 năm gần đây (2008 – 2009) doanh thu thuần của Cty tăng mạnh, năm 2008 tăng 46,24 tỷ đồng so với năm 2007, năm 2009 tăng 56,03 tỷ đồng so với năm 2008, tăng gần gấp đôi so với
Trang 25năm 2007 Sở dĩ có sự tăng vọt về doanh thu như thế là do trong những năm gần đây
Cty luôn đổi mới công nghệ, sản xuất giống cây trồng với chất lượng ngày càng cao,
được sự tin dùng của các nông hộ Bên cạnh doanh thu thuần tăng, lợi nhuận sau thuế
của Cty cũng liên tục tăng, điều này chứng tỏ SSC là một doanh nghiệp làm ăn có lời
và vẫn tiếp tục có xu hướng gia tăng trong những năm sắp tới
Bảng 2.4 Kết Quả Hoạt Động SXKD Của Cty Năm 2009 So Với Năm 2008
ĐVT: Tỷ đồng
2009
% so với năm 2008
% so với
kế hoạch 2009
Nguồn: Phòng Tài Chính – Kế Toán SSC thực hiện doanh thu đạt 258,13 tỷ đồng năm 2009, tăng 27,72% so với
năm 2008 và vượt 3,25% so với kế hoạch năm 2009, lợi nhuận trước thuế đạt 56,28 tỷ
đồng tăng 66,83% so với năm 2008 và tăng 32,81% so với kế hoạch lợi nhuận năm
2009 Có thể giải thích sự gia tăng lợi nhuận này như sau:
Nhu cầu hạt giống bắp tăng trưởng mạnh trong Đông Xuân
Giá bán hạt giống bắp đầu năm tăng; đã áp dụng cơ chế điều hành giá bán hạt
giống một cách linh hoạt theo giá thị trường và tỷ giá hối đoái
Lợi nhuận từ hoạt động tài chính tăng do thu hồi công nợ tốt, nguồn tiền mặt
tăng nên chi phí lãi vay thấp và khoản lãi do gửi ngân hàng tăng
2.3 Thành tựu đạt được
Cty Cổ Phần Giống Cây Trồng Miền Nam trải qua hơn 30 năm hình thành và
phát triển Với những nỗ lực không ngừng, Cty đã liên tiếp gặt hái những thành công
cho mình và vinh dự được Nhà nước, Chính phủ, các Bộ và Thành Phố Hồ Chí Minh
nhiều lần khen thưởng, đặc biệt là:
Năm 1980: Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba cho
Cty Cổ Phần Giống Cây Trồng TW mà Cty Giống Cây Trồng Miền Nam là đơn vị
thành viên
Trang 26Năm 2001: Chủ tịch Nước tặng thưởng Huân chương lao động hạng nhất cho tập thể CBNV Cty
Năm 2005: Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động cho tập thể CBNV Cty
Sản phẩm Cty cũng đã được Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn và Hội Chợ Nông nghiệp Quốc tế Cần Thơ tặng danh hiệu: “Thương hiệu Bạn nhà nông Việt Nam” 5 năm liền (2004 – 2008)
Năm 2006: Nhân kỷ niệm 30 năm thành lập, Cty rất vinh dự được Chủ tịch nước trao tặng danh hiệu Anh hùng lao động
Năm 2008: Cty được tặng cúp vàng “Thương Hiệu Chứng Khoán Uy Tín & Công Ty Cổ Phần hàng đầu Việt Nam”
Cty cũng đạt được danh hiệu “Doanh nghiệp tiêu biểu Việt Nam – Lào – Cambodia” năm 2008 do Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ công nhận
2.4 Thuận lợi và khó khăn của Công Ty khi tham gia thị trường
Đứng trước tình hình khủng hoảng kinh tế thế giới có dấu hiệu phục hồi ở hầu hết các quốc gia, tăng trưởng GDP của việt nam 2009 là 5,3% và CPI 7% cho thấy nền kinh tế có chiều hướng tăng trưởng tốt trong những năm tới
Thời tiết diễn ra bất thường như mùa vụ Đông Xuân miền Nam, bão lũ ở miền Trung và Tây Nguyên, khô họ vụ Đông ở miền Bắc đã ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp
Giá thương phẩm bắp, lúa thấp ảnh hưởng đến diện tích sản xuất, làm giảm phần nào nhu cầu giống
Đứng trước bối cảnh trên, công ty có những thuận lợi và khó khăn sau:
Trang 27Thương hiệu hạt giống Mầm Xanh của Cty là thương hiệu được bà con nông dân tin tưởng và ưa dùng Hiện nay, Cty đang dẫn đầu trong việc cung ứng hạt giống bắp lai cả nước Chính sách bán hàng của Cty ngày càng đáp ứng tốt hơn cho yêu cầu hoạt động kinh doanh của Cty
Việc thành lập văn phòng đại diện SSC tại Phnôm Pênh – Cambodia vào năm
2007 kèm theo những thỏa thuận miễn thuế xuất nhập khẩu cho một số mặt hàng nông sản giữa hai nước Việt Nam và Cambodia đã tác động làm tăng diện tích sản xuất nông nghiệp tại Cambodia, do vậy khối lượng bắp lai của Cty bán vào thị trường Cambodia tăng trưởng mạnh; ngoài ra, Văn phòng Đại diện SSC tại Combodia tiếp tục tăng cường công tác tiếp thị và xúc tiến thương mại, hướng dẫn kỹ thuật cho nông dân
và tập trung phát triển thêm thị trường hạt giống lúa thuần, đậu, rau các loại tạo điều kiện cho Cty ngày càng phát triển hơn
Hiện nay, các máy móc, thiết bị công nghệ cao không ngừng được phát minh, cải tiến, Khoa học kỹ thuật cũng phát triển tạo điều kiện thuận lợi cho Cty trong việc
áp dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất, vận chuyển, làm tăng năng suất cũng như đảm bảo chất lượng các sản phẩm hạt giống
b) Khó khăn
Diễn biến thời tiết phức tạp, tình hình bão lũ, rét đậm, rét hại đã làm ảnh hưởng đến việc sản xuất kinh doanh và năng suất cây trồng, gây thất thu cho việc sản xuất hạt giống bắp của Cty nhưng đồng thời khả năng giá bán hạt giống cũng tăng
Tình hình lạm phát, giảm phát, khủng hoảng tài chính toàn cầu làm giá nguyên vật liệu biến động tăng giảm bất thường ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động SXKD
giống cây trồng, giá hạt giống, nông sản, vật tư nông nghiệp, vận chuyển, bao bì, …
Chính sách của một số địa phương cùng điều kiện môi trường kinh doanh hiện nay ảnh hưởng đến sự phát triển của hoạt động sản xuất kinh doanh hạt giống của Cty
Sự cạnh tranh của các Cty giống trong và ngoài nước về giá cả, thị trường trong tương lai làm hạn chế khả năng phát triển thị trường của Cty về địa bàn và khu vực
Ngày càng nhiều Cty trong và ngoài nước tham gia kinh doanh hạt giống cây trồng do lợi nhuận thu được là khá cao Điều này đưa Cty vào thế cạnh tranh gay gắt nhằm khẳng định vị trí của mình trên thị trường trong và ngoài nước
Trang 28CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Cơ Sở lí luận
3.1.1 Vai trò của ngành sản xuất lúa gạo
Sản xuất lúa gạo đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn Việt Nam Khoảng 80% trong tổng số 11 triệu hộ nông dân
có tham gia sản xuất lúa gạo và chủ yếu dựa vào phương thức thủ công truyền thống
Trong gần 3 thập kỉ qua nhờ có sự đổi mới cơ chế quản lí nên Việt Nam đạt được những thành tựu lớn trong sản xuất gạo, không những đáp ứng đủ nhu cầu trong nước mà hàng năm còn xuất khẩu 3-4 triệu tấn gạo
Năm 2009 vừa qua sản lượng gạo xuất khẩu là khoảng triệu tấn góp phần đáng
kể vào tổng kim ngạch xuất của cả nước Năm nay chiều hướng xuất khẩu gạo có chiều hướng gia tăng so với 2009 vì vậy Hiệp Hội Lương thực nước ta đang cố gắng hoàn thành chỉ tiêu mà chính phủ đề ra
Hiện nay năng suất lúa bình quân của cả nước ta đã khá cao khoảng 5-6 tấn/ha, song giữa các vùng sinh thái khác nhau trong nước lại có sự chênh lệch đáng kể về năng suất lúa chủ yếu phụ thuộc vào hai nguồn cung cấp chính đó là ĐBSCL và ĐB sông Hồng
• Khái quát về tình hình phát triển lúa lai tại nước ta
Lúa lai đã xâm nhập vào nước ta từ đầu những thập niên 90 của thế kỉ 20
Sau hơn 15 năm nhập vào nước ta diện tích trồng lúa lai đẫ không ngừng tăng nhanh Hiện nay diện tích cả nước có hơn 600.000 ha,chiếm 8,1% diện tích cả nước,chủ yếu tập trung ở phía Bắc chiếm trên 21% diên tích lúa cả nước
Các giống lúa đang sử dụng chủ yếu ở nước ta đều có xuất sứ từ Trung Quốc,mặc dù có năng suất cao nhưng chất lượng hạt gạo kém, nhiễm sâu bệnh và bị ảnh hưởng quang kì…
Trang 29Vào năm 2003 đã có một vài công ty giống khảo nghiệm thử các giống lúa lai tại ĐBSCL trong đó có công ty cổ phần giống cây trồng miền Nam, đến cuối năm
2007 đã có 2 giống công nhận sản xuất ở đây và cũng như các khu vực khác Hiện nay trên thị trường đã có giống lúa lai với những đặc tính ưu việt do các nhà khoa học nước ta lai tạo ra đó là giống lúa lai HR182…
3.1.2 Một số khái niệm
a) Khái niệm về giống cải thiện
Giống cải thiện bao gồm các loại giống có tác động về mặt di truyền của con người Cụ thể là có 2 loại giống được gọi chung là giống cải thiện gồm giống lai F1 và giống OP
Theo đánh giá thì giống cải thiện cho chất lượng cao, sự đồng nhất và năng suất cao Hơn thế nữa giống cải thiện còn có thể đáp ứng được thị hiếu người tiêu dùng ngày càng đa dạng về hình dạng, màu sắc (Morgan và ctv, 2002)
• Khái niệm về giống F1
Giống F1 là giống được hình thành khi lai giữa hai hoặc nhiều giồng thuần, có khả năng kết hợp cao những tính trạng kinh tế mong muốn Không nên sử dụng trái thương phẩm của giống lai F1 để làm giống vụ sau vì sẽ cho trái không đồng đều về hình dạng, màu sắc và năng suất thấp (vietnamgateway.org)
Giống lúa lai F1 là đời con đầu tiên F1 của sự kết hợp giữa dòng lúa cha và lúa
mẹ
Lợi dụng đặcc tính nổi trội, ưu thế cao về cơ cấu gen của dòng lúa cha và dòng lúa mẹ để phối hợp lai tạo với nhau tạo ra đời con lai với những ưu thế như năng suất cao, chống chịu sâu bệnh tốt…Nó là sự lai tạo giữa 2 dòng lúa cha mẹ với nhau chứ không phải sản phẩm biến đổi gen (GMO)
• Khái niệm về giống OP
Giống OP là giống được thụ phấn bằng gió, côn trùng, chim và những động vật khác không có sự tác động của con người Chúng sinh trưởng tốt mà không cần phải đầu tư nhiều bởi vì chúng được lựa chọn ở những điều kiện hữu cơ
(http://www.vietnamgateway.org)
Trang 30b) Khái niệm về tiêu thụ
Tiêu thụ quá trình thực hiện giá trị và giá trị sủ dụng của các sản phẩm hàng hóa
Theo nghĩa rộng, tiêu thụ sản phẩm là quá trình kinh tế bao gồm nhiều khâu từ việc nghiên cứu thị trường, xác định nhu cầu khách hàng, đặt hàng và tổ chức sản xuất đến thực hiện các nghiệp vụ tiêu thụ, xúc tiến bán hàng ….nhằm mục đích đạt hiệu quả cao nhất
c) Khái niệm thị trường
Theo quan điểm marketing: “ Thị trường là một tập hợp những người mua sản phẩm hiện tại tiềm năng Những người mua này cũng chia sẻ một nhu cầu hay mong muốn cụ thể có thể được thỏa mãn thông qua những cuộc trao đổi các mối quan hệ ”
d) Khái niệm về chiến lược kinh doanh
Chiến lược là phương hướng và qui mô một tổ chức trong dài hạn:chiến lược sẽ mang lại lợi thế cho tổ chức thông qua việc sắp xếp tối ưu các nguồn lực trong môi trường cạnh trạnh nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường và kì vọng của các nhà góp, nói cách khác chiến lược là :
Nơi mà doanh nghiệp cố gắng vươn tới trong dài hạn ( phương hướng)
Doanh nghiệp phải cạnh tranh trên thị trường nào và những loại hoạt động nào thực hiện trên thị trường đó (thị trường, quy mô)
Doanh nghiệp sẽ làm thế nào để hoạt động tốt hơn so với các đối thủ cạnh tranh trên những thị trường ( lợi thế)
Những nguồn lực nào (kỉ năng, tài sản, tài chính,các mối quan hệ, năng lực kỉ thuật, trang thiết bị) cần phải có để có thể cạnh tranh được ( các nguồn lực)?
Trang 31Những nhân tố từ môi trường bên ngoài ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp (môi trường) ?
Những giá trị và kì vọng nào mà những người có quyền hành trong và ngoài doanh nghiệp cần là gi (các nhà góp vốn)?
3.1.3 Các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến sự phát triển của sản phẩm
a) Môi trường bên trong
Phân tích môi trường bên trong nhằm xác định những điểm mạnh điểm yếu của doanh nghiệp, giúp cho doanh nghiệp xác định những yếu tố quan trọng nhất, từ đó
tìm ra giải pháp thích hợp để phát triển lâu dài
Nguồn nhân lực: đây là yếu tố quan trọng và cơ bản nhất của doanh nghiệp Nhân lực là tiềm lực sản xuất chính của doanh nghiệp, quyết định hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Doanh nghiệp có nguồn lực có trình độ và kĩ thuật cao sẽ có sức mạnh lớn
Tài chính: là sức mạnh của doanh nghiệp trong việc đầu tư xây dựng cũng như trong việc mở rộng ẩn xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tài chính cũng là sức mạnh cạnh tranh tốt của doanh nghiệp
Marketing: trong sản xuất kinh doanh marketing đóng vai trò rất quan trọng Người sản xuất , người tiêu dung, người trung gian đều rất quan tâm đến marketing vì
nó liên quan trực tiếp đến lợi ích của họ
Đối với doanh nghiệp marketing bao gồm tất cả các hoạt động nhằm thu hút, lôi kéo khách hàng; tìm kiếm thị trường tiêu thụ bằng những phương pháp như: nâng cao chất lượng sản phẩm,cải tiến mẫu mã, chính sách giá, hoạt động phân phối quản bá sản phẩm nhằm đạt được những mục tiêu của công ty
Hệ thống thông tin: thông tin đóng một vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế thi trường hiện nay, một doanh nghiệp muốn thành công thì phải có một hệ thống thông tin tốt, nắm bắt thông tin thị trường một cách nhanh chóng và chính xác,
để biết được những thay đổi cấp bách của thị trường, qua đó nắm bắt được những thời
cơ và rủi ro, giúp doanh nghiệp có thể phát triển tốt nhất trong nền kinh tế cạnh tranh ngày càng gây gắt
Trang 32Nghiên cứu và phát triển: là một yếu tố mang tính định hướng của doanh nghiệp, cho biết vè công nghệ sản xuất, về chất lượng sản phẩm, giá cả, thị trường…nhằm giúp doanh nghiệp vạch ra những định hướng phát triển lâu dài
b) Môi trường bên ngoài
Môi trường kinh tế: môi trường kinh tế có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm các yếu tố như:
Tình trạng của nền kinh tế: bất cứ nền kinh tế nào cũng có chu kì, trong mỗi giai đoan nhất định của chu kì doanh nghiệp sẽ có những quyết định thích hợp cho riêng mình
Các yếu tố tác động đến nền kinh tế: lãi suất, lạm phát, tín dụng, tỷ giá hối đoái, giá vàng, thị trường cổ phiếu…
Các chính sách kinh tế của chính phủ: luật tiền lương cơ bản, các chiến lược phát triển kinh tế của chính phủ, các chính sách ưu đãi cho các ngành: giảm thuế, trợ cấp…
Triển vọng kinh tế trong tương lai: tốc độ tăng trưởng kinh tế, mức gia tăng GDP, tỉ suất GDP trên vốn đấu tư…
Quan hệ giao lưu quốc tế : những thay đổi vế môi trường quốc tế mang lại nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư nước ngoài đồng thời cũng nâng cao sự cạnh tranh thị trường trong nước
Môi trường chính trị phát luật: yếu tố chính trị, phát luật ngày càng có ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Nhất là trong giai đoạn hội nhập kinh tế như hiện nay, tất cả các chính sánh, đường lối và hệ thống phát luật hiện hành, mức độ ổn định hay thể chế chính trị đều có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Sự thay đổi của môi trường chính trị có thể ảnh hưởng có lợi cho một nhóm doanh nghiệp này nhưng lại kiềm hãm sự phát triển của nhóm doanh nghiệp này và ngược lại Sự thay đổi và thực thi phát luật trong nền kinh
tế có ảnh hưởng đến hoạnh định và tổ chức chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp Môi trường chính trị phát luật tác động trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp vì nó ảnh hưởng đến sản phẩm, ngành nghề, phương thức kinh doanh…của doanh nghiệp
Trang 33Môi trường văn hóa và xã hội: đây là những chuẩn mực đạo đức, phong tục tập quán, nhưng khuôn mẫu có tính truyền thống mà mọi người phải tuân theo Nó sẽ tác động đến nhu cầu của thị trường , thị hiếu của người tiêu dung và chuẩn mực văn hóa, hướng hoạt động của công ty đến sự chấp nhận của thị trường Các công ty phải phân tích các yếu tố để ấn định những cơ hội và đe dọa tiềm tàng Các yếu tố xã hội thường thay đổi hoặc tiến triển chậm chạp làm cho chúng đôi khi khó nhận ra, những yếu tố
xã hội gồm: lối sống,chất lượng đời sống, văn hóa tôn giáo, nghề nghiệp, dân số, mật
độ dân cư…
Môi trường công nghệ: hội nhập quốc tế vừa là thách thức cũng vừa là cơ hội nâng cao trình độ và xây dựng nhanh tiềm lực khoa học công nghệ, làm cho khoa học công nghệ nước ta thực sự đóng vai trò là động lực đẩy mạnh sự phát triển toàn diện của kinh tế
Doanh nghiệp cần theo dõi bốn xu hướng chính trong môi trường công nghệ: nhịp độ thay đổi công nghệ nhanh chóng, ngân sách nghiên cứu và phát triển lớn, các doanh nghiệp tập trung vào việc cải tiến sản phẩm phụ, và sự điều chỉnh của nhà nước tăng cao Những doanh nghiệp không bắt kịp thay đổi về công nghệ sẽ bỏ lỡ cơ hội sản phẩm mới và cơ hội phát triển
c) Môi trường cạnh tranh
Đối thủ cạnh tranh: là những đối thủ hiện tại cạnh tranh trong ngành, mức độ cạnh tranh phụ thuộc vào 3 yếu tố: cấu trúc ngành (số lượng công ty tham gia trong ngành và mức độ chi phối thị trường của công ty), điều kiện cần (sự gia tăng hay giảm
về nhu cầu sản phẩm ảnh hưởng đến mức độ cạnh tranh), rào cản ra khỏi ngành( rào cản ra khỏi ngành càng cao thì cạnh tranh càng gay gắt)
Khách hàng: là người tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.Vì vậy khách hàng là quyết định sự tồn tại và phát triển của daonh nghiệp Cần phải phân tich và nắm rõ nhu cầu, thị hiếu của khách hàng để có thể phục vụ tốt làm thỏa mãn nhu cầu khách hàng, nâng cao mức tiêu thụ của doanh nghiệp
Đổi thủ tiềm năng: là những đối thủ có khả năng sẽ gia nhập vào ngành nhưng còn phụ thuộc rào cản Nếu rào cản thấp thì đây sẽ là đe dọa, nhưng nếu rào cản lớn thì đây sẽ là cơ hội
Trang 34Sản phẩm thay thế: là những sản phẩm có công dụng và giá trị sử dụng giống của doanh nghiệp sản xuất ra để phục vụ nhu cầu người tiêu dùng Sản phẩm thay thế này sẽ làm cho thị trường tiêu dùng của doanh nghiệp có thể bị thu nhỏ lại
3.1.4 Các chiến lược tác động đến việc phát triển sản phẩm
a) Chiến lược sản phẩm
Sản phẩm là bất cứ thứ gì có thể đưa vào một thị trường để đạt dược sự chú ý, sự chấp thuận, sử dụng hoặc tiêu thụ, có khả năng thỏa mãn được một ước muốn hay nhu cầu Chiến lược sản phẩm là tổng hợp các định hướng, các nguyên tắc và các biện pháp thực hiện trong việc xác lập một mặt hàng hay một chủng loại sản phẩm sao cho phù hợp đến từng thị trường và phù hợp với từng giai đoạn khác nhau trong chu kì
sống của sản phẩm đó
b) Chiến lược giá
Đối với doanh nghiệp, dù hoạt động trong lĩnh vực kinh tế nào trong điều kiện cơ chế thị trường thì giá cả sản phẩm và dịch vụ do doanh nghiệp cung cấp là yếu tố quyết định sự sống còn của doanh nghiệp Giá cả là yếu tố trực tiếp tạo ra doanh thu và lợi nhuận thực tế cho doanh nghiệp Do vậy việc định ra giá bán ban đầu cho sản phẩm cũng như việc xác định hợp lý giá cả tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp sao cho vừa bảo tồn được vốn vừa có lãi là điều vô cùng quan trọng và phức tạp Ngoài ra giá cả là yếu tố thường xuyên được biến đổi tùy theo sự biến đổi của các yếu tố bên ngoài như: giá vốn hàng bán, chi phí sản xuất, chi phí lưu thông…
c) Chiến lược phân phối
Chiến lược phân phối là quá trình tổ chức các hoạt động liên quan đến việc điều hành và vận chuyển sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nhgiệp đến người tiêu dùng nhằm tiêu thụ sản phẩm được nhanh, nhiều với mức chi phí thấp nhất
Hệ thống phân phối của doanh nghiệp gồm:
Nhà sản xuất ( hoặc nhập khẩu)
Người tiêu dùng
Các trung gian ( các đại lý, của hàng bán sỉ lẻ…)
Hệ thống cơ sơ vật chất như: nhà kho, cửa hàng, các trang thiết bị, phương tiện vận tải, đo lường
Trang 35d) Chiến lược chiêu thị cổ động
Chiến lược chiêu thị cổ động đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tình hình tiêu thụ, đây là công cụ hỗ trợ đắt lực cho công tác tiêu thụ sản phẩm Chiến lược chiêu thị cổ động bao gồm các hoạt động như : quảng cáo, khuyến mãi, công tác chăm sóc khách hàng, hội thảo, trình diễn… Mỗi hoạt động đều có vai trò rất quan trọng nếu doanh nghiệp nào có khả năng thực hiện tốt các hoạt động trên sẽ mang lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp đó trong quá trình phát triển
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
a) Thu thập số liệu sơ cấp
Thu thập thông tin thông qua điều tra nông hộ với bản câu hỏi soạn sẵn
Cách chọn mẫu: chọn 50 hộ để điều tra trong tổng thể 300 hộ dân, các hộ này được chọn ngẫu nhiên để điều tra về các nguồn lực của nông hộ, lấy ý kiến trực tiếp từ người dân
b) Thu thập tài liệu thứ cấp
Thu thập và tổng hợp các tài liệu thứ cấp có liên quan đến nội dung nghiên cứu
ở trong và ngoài nước như: báo cáo tổng kết, các nghiên cứu có liên quan Ngoài ra thu thập thông tin từ báo chí, nguồn tin từ internet, các sỏ sách, chứng từ, kết quả sản
xuất kinh doanh từ các phòng ban của công ty
3.2.2 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu
Số liệu sẽ được xử lý bằng phần mềm Excel
Tổng hợp và phân tích bắng phương pháp thống kê mô tả
Sử dụng phương pháp phân tích định: là phương pháp truyền thống để phân tích hiện trạng trồng giống lúa ở địa phương, giải thích các nhân tố ảnh hưởng đến người dân trong việc ra quyết định trồng giống lúa mới
Trang 36CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Tình hình tiêu thụ giống lúa lai của công ty SSC tại khu vực Đồng Nai
4.1.1 Tổng quan về tình hình sản xuất lúa tỉnh Đồng Nai
- Đồng Nai là tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ có diện tích gần 5904 km² chiếm 1,76% diện tích cả nước, chiếm 25,5% diện tích khu vực ĐNB, trong đó diện tích đất nông nghiệp hơn 302.845 ha, có dân số gần 2,5 triệu người với mật khoảng 387 người/km², gồm có 11 huyện trong đó TP Biên Hòa là vùng kinh tế trọng điểm của đất nước ta
- Đồng Nai có vị trí địa lý khá thuận lợi,là điểm giao kinh tế của nhiều khu vực cụ thể: Phía Đông giáp Bình Thuận
Phía Đông Bắc giáp Lâm Đồng
Phía Tây Bắc giáp Bình Dương và Bình Phước
Phía Nam giáp Bà Rịa-Vũng Tàu
Phía Tây giáp TP Hồ Chí Minh
- Là một tỉnh có hệ thống mạng lưới giao thông thuận tiện do có nhiều tuyến đường huyết mạch quốc gia đi qua như quốc lộ 1A, quốc lộ 20, quốc lộ 51, tuyến đường sắt Bắc Nam, gần cảng Sài Gòn, sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất và phát triển kinh tế, gắn kết vùng ĐNB với Tây Nguyên
- Là vùng có đất đai phì nhiêu với hơn 30% đất đỏ bazan, đất phù sa cổ và được bồi đắp đất phù sa mới bởi hệ thống sông ngòi rộng lớn, điều kiên tự nhiên thuận lợi cho canh tác cây lương thực trong đó có cây lúa, với điều kiện đó năm 2009 Đồng Nai đã cho sản lượng lúa là 338454 tấn lúa, phần lớn là canh tác lúa thuần, nếu nông chuyển đổi sang canh tác giống lúa lai của công ty sẽ cho sản lượng cao hơn rất nhiều, đó là vấn đề nang giải của nông dân và cũng là thời cơ để phát triển giống lúa lai tại khu vực này
Trang 374.1.2 Tình hình chung về sản xuất kinh doanh các giống lúa của công ty SSC
Sản phẩm các giống lúa là một trong các sản phẩm chủ lực của công ty, tình hình kinh doanh của công ty về giống lúa năm qua rất khả quan, tổng khối lượng hạt lúa giống tiêu thụ trong năm 2009 là hơn 4.940 tấn đạt 95% so với 2008 Công ty đã cung ứng 922 tấn lúa lai trên thị trường gồm xuất khẩu và nhập khẩu dẫn đầu cả nước về sản xuất giống lúa lai với chất lượng không kém giống nhập khẩu
Dự kiến trong năm 2010 công ty cũng sẽ cung ứng ra thị trường các giống lúa mới như OM 4101, 5451, 6916,6976 Đặc biệt là hai giống lúa lai cho phía Nam là PAC 807, HR 182, đây là 2 giống lúa ngắn ngày, hạt gạo dài, không bạc bụng cho năng suất cao, chhống chịu với bệnh vàng lùn xoắn lá và rầy nâu
Bảng 4.1 Bảng so sánh cỏ cấu hai loại giống của công ty năm 2009
Cây Trồng Diện
tích (ha)
Sản lượng (kg)
Doanh thu (tỷ đồng) Lúa thuần 906,8 4.483.838 4.269.140 4.482.597 105,00 40,23 Lúa lai 128,25 336.838 770.000 336.490 43,70 38,66 Chênh lệch 778,55 4.147.000 3.499.140 4.146.107 61,3 1,57
Nguồn : phòng kinh doanh Qua bảng trên ta thấy diện tích và sản lượng tiêu thụ của công ty về lúa thuần lớn hơn rất nhều so với lúa lai, cụ thể là chênh lệch diện tích lúa thuần so với lúa lai là 778,55
ha, chênh lệch về sản lượng là 4.147.000 kg, kết quả thực hiện của lúa thuần đạt chỉ tiêu, còn lúa lai chưa được 50% kế hoạch đề ra do nông dân rất nhiều vùng chưa chuyển đổi hết sang canh tác lúa lai còn canh tác giống lúa thuần, tuy nhiên thì doanh thu chênh lệch không lớn đó là doanh thu của lúa thuần hơn lúa lai là 1,57 tỷ đồng
4.1.3 Sản lượng và doanh thu tiêu thụ giống lúa lai tại Đồng Nai
4.1.3.1 Sản lượng tiêu thụ
Thị trường lúa ở Đồng Nai là một thị trường mới đối với sản phẩm lúa lai của công ty Công ty chỉ mới thâm nhập thị trường này trong vài năm nay và đang bắt đầu
Trang 38phát triển Ta xem xét sản lượng tiêu thụ giống lúa lai của công ty tại khu vực qua 2 năm 2008 và 2009
Bảng 4.2 Sản lượng tiêu thụ lúa lai ở Đồng Nai năm 2008-2009
Qua bảng ta thấy sản lượng các giống lúa lai ở khu vực tăng lên so với năm 2008 Do
năm 2008 công ty chỉ mới bắt đầu cung ứng các giống lúa lai vào thị trường này nên chưa biết đến và sử dụng nhiều Đến 2009 và hiện nay công ty đã có những chính sách
hợp lý để phát triển các giống lúa lai, các công tác tập huấn và trình diễn hội thảo về
giống lúa lai được công ty đầu tư nhiều hơn, vì vậy giống lúa lai đã được nhiều người
dân biết đến và bắt đầu sử dụng nhiều hơn nên sản lượng tiêu thụ tăng hơn so với năm
2008, cụ thể: sản lượng của giống lúa lai HR182 năm 2009 là 3667kg tăng hơn 3631
kg so với năm 2008, giống PAC807 sản lượng năm 2009 là 5000 kg tăng hơn năm
2008 là 385 kg, tuy nhiên có vài giống sản lượng giảm đi như giống Nhị ưu 838
4.1.3.2 Doanh thu tiêu thụ
Với chính sách phát triển phù hợp của công ty SSC đã ngày càng đưa các giống
lúa lai đến với người dân hơn để họ tin tưởng và sử dụng ngày càng nhiều, tuy nhiên vẫn còn nhiều khu vực ở tỉnh Đồng Nai bà con vẫn chưa được tiếp cận với giống lúa lai này, cho nên công ty cần tổ chức tập huấn, hội thảo trình diễn ở những khu vực này
giống lúa lai