Kiến nghị đối với các cơ quan chức năng

Một phần của tài liệu Ứng dụng sản xuất sạch hơn trong ngành công nghiệp xi măng trường hợp nhà máy xi măng Lưu Xá, Thái Nguyên (Trang 91)

3.4.1 Kiến nghị đối với nhà nước

Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhân thức và trách nhiệm thực hiện SXSH:

- Phổ biến, quán triệt rộng rãi các Nghị quyết, các chương trình hành động của Chỉnh phủ, chủ trương đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước về bảo vệ môi trường.

- Hình thành và tăng cường năng lực cho các bộ phận tuyên truyền về SXSH trong các cơ quan, tổ chức, đoàn thể ở Trung ương và địa phương; xây dựng chương trình truyền thông về SXSH trên các phương tiện truyền thông đại chúng ở Trung ương, địa phương;

- Đưa các nội dung về SXSH và bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục; tăng cường công tác tuyên truyền đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh để giúp các cơ sở này nhận thức rõ trách nhiệm và tự giác tham gia thực hiện SXSH.

- Xây dựng và áp dụng tiêu chí thực hiện SXSH trong công tác thi đua khen thưởng; biểu dương khen thưởng đối với các doanh nghiệp thực hiện xuất sắc SXSH đồng thời công bố công khai hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường nhằm tạo dư luận xã hội lên án nghiêm khắc đối với những hành vi đó.

Tăng cường công tác quản lý của nhà nước về SXSH

- Đẩy mạnh rà soát, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật nhằm thúc đẩy sản xuất sạch hơn trong công nghiệp nói chung và đối với ngành xi măng nói riêng;

- Lồng ghép nội dung SXSH vào chiến lược, quy hoạch phát triển các ngành công nghiệp; chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội; chương trình, kế hoạch bảo vệ môi trường của Bộ, ngành và địa phương;

- Xác định rõ nhiệm vụ và phân công, phân cấp hợp lý giữa các Bộ, ngành và địa phương về SXSH.

- Tăng cường công tác quản lý môi trường tại các khu vực sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, quy định việc thành lập các đơn vị quản lý môi trường trong các doanh nghiệp.

- Tăng cường năng lực giám sát, kiểm tra, thanh tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.

Tăng cường nguồn lực tài chính, đẩy mạnh áp dụng các công cụ kinh tế tạo động lực thúc đẩy áp dụng SXSH

- Tiếp tục thể chế hóa việc áp dụng công cụ kinh tế như thuế, phí xả thải hay thuế sử dụng năng lượng:

Chính sách thuế đối với việc sử dụng nguyên nhiên liệu và năng lượng là công cụ hữu hiệu để ngăn chặn các tác nhân gây ô nhiễm môi trường, khuyến khích ý thức tiết kiệm, giảm bớt sự lãng phí trong quá trình khai thác, sử dụng các nguyền tài nguyên và tăng cường các biện pháp bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, việc áp dụng mức thuế như thế nào để đạt hiệu quả mục tiêu là vấn đề hết sức quan trọng. Một khi mức thuế áp dụng vẫn còn thấp chưa đủ tạo sức ép lên doanh nghiệp, hay việc quản lý thực hiện chưa được sát sao, tình trạng trốn thuế vẫn còn tồn tại thì chính

sách thuế đối với việc sử dụng nguyên nhiên liệu và năng lượng vẫn không phát huy được hiệu quả vốn có của nó. Chính vì vậy nhà nước cần gia tăng mức thuế sử dụng nguyên nhiên liệu và năng lượng đối với các doanh nghiệp để tạo động lực cho các doanh nghiệp trong đó có các doanh nghiệp sản xuất xi măng hành động có trách nhiệm với tài nguyên môi trường.

Bên cạnh việc cần thiết phải gia tăng mức thuế áp dụng đối với việc sử dụng tài nguyên và năng lượng thì việc tăng mức phí phát thải đối với các doanh nghiệp sẽ làm tăng tính răn đe đối với các doanh nghiệp đã và đang nghiễm nhiên xả thải ra môi trường. Doanh nghiệp sẽ lựa chọn nộp phí nếu mức phí chưa đủ để tạo ra những ảnh hưởng kinh tế đáng kể đối với họ.

- Đa dạng hóa đầu tư thực hiện SXSH nhằm đảm bảo đủ nguồn lực cho việc thực hiện, cần chú trọng huy động mọi nguồn lực trong toàn xã hội.

- Xây dựng nguồn kinh phí hỗ trợ cho việc thực hiện các chiến lược đẩy mạnh SXSH tại các doanh nghiệp, kinh phí này có thể được xây dựng từ các nguồn như: vốn ngân sách nhà nước, vốn viện trợ, các nguồn tài trợ, đầu tư của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài và những nguồn vốn hợp pháp khác;

- Hoàn thiện cơ chế, đẩy mạnh hoạt động của các quỹ môi trường như Qũy Bảo vệ môi trường Việt Nam.

- Tăng tỷ lệ đầu tư cho SXSH từ các nguồn vốn hỗ trợ.

- Việc xây dựng các chính sách hỗ trợ phát triển SXSH là rất cần thiết

Nhà nước nên khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện SXSH thông qua các chính sách như:

•Miễn thuế nhập khẩu cho các công nghệ Sản xuất sạch hơn

•Chính sách hỗ trợ vay vốn lãi suất thấp cho các doanh nghiệp thực hiện SXSH

•Các chính sách tuyên dương, khen thưởng cũng góp phần tạo động lực cho các doanh nghiệp

Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, chuyển giao, ứng dụng công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực cho SXSH

- Xây dựng mạng lưới cấp giấy chứng nhận áp dụng SXSH trong công nghiệp cho các cơ sở sản xuất công nghiệp theo nguyên tắc tự nguyện;

- Nhà nước cần tạo điều kiện cho phát triển mạng lưới các tổ chức hỗ trợ SXSH trong công nghiệp tại Bộ Công Thương và các tỉnh thành, thành phố trực thuộc Trung ương có nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp.

- Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, chuyển giao và ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới, công nghệ SXSH và thân thiện với môi trường vào sản xuất và ứng dụng trong công tác kiểm soát và xử lý ô nhiễm. Hình thành và phát triển ngành công nghiệp môi trường, ngành kinh tế môi trường; tạo thị trường thuận lợi để thúc đẩy các doanh nghiệp đầu tư cho các hoạt động bảo vệ môi trường.

- Đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực về chuyên môn và quản lý cho lĩnh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về SXSH

- Mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nghiên cứu ứng dụng SXSH và kiểm soát, xử lý ô nhiễm môi trường.

- Hoàn thiện hệ thống chính sách, tiêu chuẩn môi trường Việt Nam phù hợp với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, đẩy mạnh phổ biến áp dụng các tiêu chuẩn về môi trường có liên quan đến sản phẩm và hàng hóa nhập khẩu.

- Xây dựng chiến lược hợp tác và huy động tối đa các nguồn lực quốc tế, chú trọng việc nâng cao năng lực xây dựng các chương trình, dự án, quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài trợ quốc tế cho SXSH.

3.4.2 Kiến nghị đối với Bộ Công Thương

Tuyên truyền nâng cao nhận thức về SXSH cho các đối tượng có liên quan

- Tuyên truyền nâng cao nhận thức về SXSH thông qua các phương tiện thông tin đại chúng: đăng tin, mở các chuyên mục, diễn đàn về SXSH trên đài phát thanh, truyền hình, báo in, báo điện tử, tạp chí; xây dựng chương trình, phim tư liệu, phóng sự, phim cổ động, tọa đàm về SXSH trên truyền hình Trung ương và địa phương;

- Xây dựng bản tin chuyên đề về SXSH; phổ biến bản tin tới các doanh nghiệp và đơn vị có liên quan;

- In ấn và phổ biến các tài liệu, tờ rơi, tranh cổ động về SXSH, các điển hình áp dụng SXSH;

- Tổ chức các cuộc thi truyền thông về SXSH: Xây dựng điều lệ cuộc thi, hội thảo, hội nghị để phát động cuộc thi, chấm thi, công bố và trao giải thưởng đối với doanh nghiệp xuất sắc;

- Xây dựng và thực hiện các chương trình hội thảo truyền thông về SXSH để giới thiệu và phổ biến về SXSH, kết quả các mô hình trình diễn cho các đối tượng phù hợp;

- Tổ chức các diễn đàn, các câu lạc bộ về SXSH nhằm trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về việc áp dụng SXSH giữa các doanh nghiệp;

- Xây dựng và tổ chức các hình thức tôn vinh những nỗ lực và kết quả doanh nghiệp đạt được trong việc áp dụng SXSH;

Xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình, tài liệu về SXSH

- Xây dựng, cập nhật chương trình, biên soạn giáo trình và các tài liệu tập huấn cơ bản và nâng cao cho các đối tượng có vai trò hỗ trợ, phổ biến, hướng dẫn, tư vấn và thực hiện SXSH, bao gồm: cán bộ quản lý công nghiệp và môi trường cấp Trung ương và địa phương; cán bộ quản lý tại các Tập đoàn, Tổng công ty, Hiệp hội ngành hàng; cán bộ tư vấn phát triển công nghiệp; chuyên gia tư vấn, giảng viên SXSH; lãnh đạo và cán bộ kỹ thuật tại doanh nghiệp và các đối tượng có liên quan khác;

- Xây dựng các chương trình tập huấn online, trực tuyến về SXSH để các doanh nghiệp và cá nhân có thể tiếp cận với SXSH dễ dàng hơn.

Tổ chức các lớp tập huấn cho các đối tượng có vai trò hỗ trợ, phổ biến, hướng dẫn, tư vấn và thực hiện SXSH

- Tổ chức các khóa tập huấn về SXSH cho các đối tượng có vai trò hỗ trợ, hướng dẫn thực hiện SXSH: cán bộ quản lý công nghiệp và môi trường cấp Trung ương và địa phưng; cán bộ quản lý tại các doanh nghiệp, Hiệp hội ngành hàng, cán bộ tư vấn phát triển công nghệ bảo vệ môi trường.

- Tổ chức các khóa tập huấn cơ bản nâng cao cho đối tượng là giảng viên SXSH;

- Tổ chức các khóa đào tạo chuyên gia tư vấn về SXSH; hình thành và phát triển mạng lưới chuyên gia và tổ chức tư vấn SXSH trong cả nước.

Tiếp tục duy trì, cập nhật trang thông tin điện tử về SXSH tại Bộ Công Thương

- Cập nhật cơ sở dữ liệu đánh giá tình hình thực hiện các chỉ tiêu của Chiến lược SXSH trong công nghiệp đến năm 2020: tỷ lệ cơ sở sản xuất công nghiệp thu được lợi ích từ việc áp dụng SXSH; tỷ lệ cơ sở sản xuất công nghiệp áp dụng SXSH; Mức tiết kiệm tiêu thụ năng lượng, nhiên liệu, nguyên liệu/đơn vị sản phẩm tại các cơ sở áp dụng SXSH; Tỷ lệ Sở Công Thương có cán bộ chuyên trách đủ

năng lực hướng dẫn áp dụng SXSH cho các cơ sở sản xuất công nghiệp; Tỷ lệ doanh nghiệp vừa và nhỏ có bộ phận chuyên trách về SXSH;

- Xây dựng, cập nhật và hoàn thiện các cơ sở dữ liệu về SXSH, cơ sở dữ liệu hỗ trợ việc thực hiện SXSH: cơ sở dữ liệu về các điển hình áp dụng SXSH; cơ sở dữ liệu về công nghệ sạch, thân thiện với môi trường; cơ sở dữ liệu về định mức tiêu thụ nguyên nhiên vật liệu cho các ngành công nghiệp; cơ sở dữ liệu về các công nghệ tốt nhất; cơ sở dữ liệu về chuyên gia tư vấn, giảng viên SXSH; cơ sở dữ liệu về đơn vị, tổ chức tư vấn về SXSH; Cơ sở dữ liệu về các tài liệu truyền thông, tài liệu hướng dẫn, tài liệu tập huấn về SXSH.

Hỗ trợ kỹ thuật về áp dụng SXSH tại các cơ sở sản xuất công nghiệp

- Xây dựng hướng dẫn kỹ thuật SXSH: Hướng dẫn áp dụng SXSH cho các ngành công nghiệp và các quy mô công nghiệp khác nhau; Hướng dẫn kỹ thuật tích hợp SXSH với các công cụ quản lý môi trường, các công cụ quản lý khác tại doanh nghiệp; Hướng dẫn kỹ thuật đánh giá SXSH…Phổ biến các hướng dẫn kỹ thuật SXSH tới các đối tượng có liên quan;

- Hỗ trợ tập huấn kỹ thuật SXSH cho các cơ sở sản xuất công nghiệp: tập huấn tập trung, tập huấn tại cơ sở, tập huấn chuyên ngành, ngắn hạn, trung hạn cho các đối tượng lãnh đạo doanh nghiệp, cán bộ kỹ thuật tại doanh nghiệp;

- Hỗ trợ đánh giá nhanh cơ hội SXSH cho các cơ sở sản xuất công nghiệp;

- Hỗ trợ đánh giá chi tiết SXSH tại các cơ sở sản xuất công nghiệp: đánh giá xác định cơ hội SXSH; Đánh giá khả thi giải pháp SXSH; Đánh giá và tư vấn lựa chọn công nghệ SXSH; Đánh giá và tư vấn lựa chọn công nghệ, giải pháp quản lý, bảo vệ môi trường.

- Tăng cường nhân rộng dự án trình diễn đối với các địa phương (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hoàn thiện mạng lưới các tổ chức hỗ trợ SXSH trong công nghiệp

- Xây dựng đề án thành lập đơn vị chức năng tư vấn áp dụng SXSH tại các Sở Công Thương, Trung tâm khuyến công địa phương;

- Xây dựng hệ thống báo cáo đánh giá thực hiện SXSH: Mẫu báo cáo, quy trình báo cáo; xây dựng cơ sở dữ liệu về báo cáo, hệ thống đánh giá thực hiện SXSH;

- Hình thành các đơn vị mới về SXSH tại các Bộ ngành, các Tập đoàn, Tổng công ty và bộ phận chuyên trách về SXSH tại các doanh nghiệp vừa và lớn;

- Tổ chức, duy trì và phát triển Diễn đàn mạng lưới các đơn vị thực hiện SXSH.

3.4.3 Kiến nghị đối với tỉnh Thái Nguyên

(1) Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật và quy định áp dụng trong tỉnh để thúc đẩy SXSH, bảo vệ môi trường.

- Xây dựng các kế hoạch hành động SXSH của tỉnh theo từng giai đoạn, trong đó có đưa ra các chỉ tiêu cụ thể mà tỉnh cần đạt được về SXSH ví dụ như: chỉ tiêu về số đơn vị sản xuất công nghiệp trong tỉnh được phổ biến các nội dung cơ bản về SXSH, số cơ sở sản xuất công nghiệp thực hiện áp dụng SXSH, chỉ tiêu về giảm phát thải và giảm sử dụng nguyên nhiên liệu và năng lượng,…

- Xây dựng các chính sách nhằm thúc đẩy áp dụng SXSH, BVMT, kiểm soát ô nhiễm trong sản xuất công nghiệp

- Lồng ghép SXSH vào các công tác quy hoạch, kế hoạch môi trường, thanh tra kiểm tra của tỉnh.

(2) Thực hiện đánh giá, báo cáo, thanh tra, kiểm soát đối với các cơ sở công nghiệp trên địa bàn tỉnh về việc thực hiện Luật Bảo vệ môi trường

- Đánh giá trình độ công nghệ, hiện trạng môi trường, an toàn, sức khỏe của các cơ sở sản xuất công nghiệp, đặc biệt là ngành công nghiệp đặc thù để làm cơ sở nhân rộng cho các ngành nghề khác, khu vực khác trong dài hạn.

- Định kỳ đánh giá về áp dụng SXSH, BVMT của các cơ sở sản xuất đã áp dụng SXSH nhằm duy trì bền vững kết quả áp dụng SXSH.

(3) Hỗ trợ kỹ thuật về áp dụng SXSH tại các cơ sở sản xuất công nghiệp:

- Tổ chức tham quan, đào tạo tư vấn kỹ thuật thực hiện SXSH cho các cơ sở sản xuất công nghiệp.

- Hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp điển hình thực hiện SXSH dựa trên các tiêu chí theo quy định hiện hành.

- Tăng cường tư vấn kỹ thuật, tranh thủ các chương trình của nhà nước về hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện SXSH.

(4) Xây dựng và phát triển mạng lưới trao đổi thông tin và đào tạo tư vấn SXSH

Nâng cấp, hoàn thiện, duy trì, phát huy hiệu quả của thư mục SXSH trên trang web của Sở Công Thương, thường xuyên cập nhật thông tin và phổ biến kiến thức mới

(5) Triển khai nhân rộng các dự án trình diễn và hỗ trợ doanh nghiệp đánh giá tiềm năng SXSH

- Lựa chọn, xác định các dự án có tiềm năng SXSH trên địa bàn tình đồng thời phải phù hợp với khả năng về vốn và kỹ thuật của doanh nghiệp cũng như của tỉnh.

- Tổ chức triển khai dự án, đánh giá và nhân rộng các dự án đã thực hiện thành công.

(6) Truyền thông và nâng cao nhận thức cộng đồng về hiệu quả áp dụng SXSH trong công nghiệp.

- Tổ chức các Hội nghị tuyên truyền, tập huấn.

- Xây dựng các ấn phẩm, tờ rơi, các bài báo, phóng sự, phim ảnh về SXSH.

- Gửi cán bộ đi đào tạo để chuẩn bị nguồn cán bộ tư vấn và cộng tác viên

Một phần của tài liệu Ứng dụng sản xuất sạch hơn trong ngành công nghiệp xi măng trường hợp nhà máy xi măng Lưu Xá, Thái Nguyên (Trang 91)