Kinh nghiệm thế giới về áp dụng SXSH trong ngành công nghiệp

Một phần của tài liệu Ứng dụng sản xuất sạch hơn trong ngành công nghiệp xi măng trường hợp nhà máy xi măng Lưu Xá, Thái Nguyên (Trang 50)

măng và bài học đối với Việt Nam

Kinh nghiệm của Ai Cập

Ngành công nghiệp sản xuất xi măng ở Ai Cập đã không ngừng tăng năng lực sản xuất trong suốt 30 năm qua. Ai Cập đã tăng sản lượng xi măng từ 4 triệu tấn năm 1975 lên tới 46 triệu tấn trong năm 2009, và hiện nay chiếm khoảng 1,5% sản lượng xi măng toàn cầu. Phát thải bụi chiếm khoảng 6% loại bụi PM10 (loại bụi có kích thước nhỏ phần nghìn mm) ở Greater Cairo, và lên tới 30% trong khu vực lân cận các nhà máy xi măng. Trong số 16 nhà máy sản xuất xi măng ở Ai Cập thì chỉ có 7 nhà máy đạt tiêu chuẩn về phát thải. Việc đầu tư cho công tác phòng ngừa và SXSH ước tính chi phí khoảng 0,5 tỷ USD trong giai đoạn 2006 - 2010. Trong khi đó, với sự đầu tư này các nhà máy sẽ sử dụng năng lượng tiết kiệm hơn, tái sử dụng được bụi phát thải và cải thiện sức khỏe của công nhân và người dân khu vực lân cận.

Một số giải pháp SXSH đã được thực hiện hiệu quả ở Ai Cập:

Các giải pháp chính sách của Nhà nước

- Năm 2010, Chính phủ Ai Cập đã đưa ra tiêu chuẩn chặt chẽ hơn về giới hạn phát thải bụi xuống 300-100 mg/m3 đối với các nhà máy cũ và 100-50mg/m3 đối với các nhà máy mới.

sách nhằm nâng cao nhận thức và tạo động lực được Chính phủ Ai Cập chú trọng và đặt lên hàng đầu.

- Chính phủ Ai Cập còn có các giải thưởng thường niên, để vinh danh các cá nhân cũng như các doanh nghiệp có sáng kiến mới trong SXSH và thực hiện tốt SXSH.

- Bên cạnh đó, Chính phủ Ai Cập còn thúc đẩy SXSH bằng giải pháp tổ chức các cuộc thi ở quy mô quốc gia về SXSH, có các chỉ tiêu được đặt ra cụ thể cho từng ngành, doanh nghiệp áp dụng SXSH hiệu quả nhất sẽ được sự công nhận của quốc gia và sản phẩm cũng như hình ảnh của công ty sẽ được quảng bá rộng rãi tới công chúng, đồng thời uy tín của doanh nghiệp cũng được tăng cao. Đây cũng là một giải pháp thúc đẩy tính tự giác, tự nguyện trong áp dụng SXSH. Các doanh nghiệp sẽ chủ động áp dụng SXSH khi đặt họ trong sự cạnh tranh với các doanh nghiệp khác.

Các giải pháp của doanh nghiệp

- Quản lý nội vi: có các biện pháp thích hợp để ngăn chặn rò rỉ ở các khớp nối và băng chuyền từ đó làm giảm thất thoát cho nguyên, nhiên vật liệu.

- Thay thế thiết bị: thay thế các thiết bị cũ kém hiệu quả để giảm tỷ lệ phát thải - Thay đổi công nghệ: thay thế sản xuất xi măng bằng phương pháp ướt sang phương pháp khô. Tiêu thụ năng lượng bằng quy trình sản xuất với phương pháp ướt vào khoảng 200J/Kg bằng một nửa so với sử dụng phương pháp ướt, đồng thời phát thải NOx ở phương pháp khô bằng 1/3 so với phương pháp ướt (1,5kg NOx/tấn clinker đối với phương pháp khô, và 4,5kg NOx/tấn clinker đối với phương pháp ướt)

- Thu hồi và tái sử dụng: tại Ai Cập, do nguyên liệu thô có độ kiểm cao, chất thải của đường chuyền tạo ra bằng khoảng 10% lượng clinker sản xuất được. Bằng việc thiết kế các đường chuyền thu hồi bụi thải, sẽ thu được một lượng bụi lớn để có thể tiếp tục tái sử dụng trong sản xuất xi măng.

- Sử dụng các sản phẩm phụ gia: silica fume có thể được sử dụng cho phụ gia trong sản xuất xi măng, có tác dụng tăng độ bền của các công trình đồng thời làm giảm phát thải bụi.

dụng nhiên liệu thay thế: đó là những nhiên liệu chuyển hóa từ chất thải và rác thải nông nghiệp. Đây có thể xem là một trong những giải pháp SXSH bởi những lợi ích mà nó mang lại: giảm lượng rác thải tại các bãi rác và lò đốt rác; Thu hồi năng lượng từ các chất thải dễ cháy; Bảo tồn nhiên liệu hóa thạch cho các thế hệ tương lai; giảm thiểu lượng khí thải ra môi trường; Tận dụng được chất thải nông nghiệp; giảm thiểu chi phí sản xuất.

Kết quả thực hiện

Lợi ích về kinh tế:

Chi phí đã đầu tư cho các giải pháp SXSH từ năm 2006 – 2010 là 0,5 tỷ USD, lợi ích thu được từ việc giảm chi phí sản xuất và chi phí xử lý môi trường là 86,7 triệu USD/năm

Lợi ích về môi trường:

- Tái chế được 10% bụi thu hồi để cho trở lại quá trình sản xuất - Giảm 77% bụi phát tán ra không khí

- Tỷ lệ giảm phát thải NOx là 25%

- Tỷ lệ sử dụng nhiên liệu thay thế cho nhiên liệu hóa thạch khoảng 20%

Kinh nghiệm của Trung Quốc

Ngành công nghiệp xi măng Trung Quốc chiếm một phần lớn nhất trong sản xuất xi măng trên thế giới. Ngành công nghiệp xi măng liên tục phát triển tốt ở Trung Quốc, do nhu cầu xây dựng nhà ở mới ở nhiều trung tâm đô thị phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, các cơ sở sản xuất xi măng đang rất phân tán, khoảng 85% là loại lò nhỏ hoạt động ở các thôn và thị trấn. Có một số ít lò quay hiện đại sử dụng ít nguyên vật liệu hơn và gây ô nhiễm ít hơn. Ở các nước phát triển, vấn đề phát thải CO2 là vấn đề cần được giải quyết, trong khi đó ở Trung Quốc bụi là mối quan tâm lớn nhất. Theo như dữ liệu năm 2000, Trung Quốc sản xuất khoảng 600 triệu tấn xi măng và phát thải 10 -12 triệu tấn bụi, 400 triệu tấn carbon dioxide, 1 triệu tấn NO2, và trên 0,5 triệu tấn SO2. Xét về kỹ thuật, công nghệ, rõ ràng các nhà máy xi măng của Trung Quốc bị bỏ rất xa so với các nước trên thế giới. Vì vấn đề nghiêm trọng về ô nhiễm môi trường, việc củng cố lại các ngành công nghiệp đã trở thành một

điều cần thiết. Đến cuối năm 2000, Trung Quốc đã đưa ra một số chính sách mạnh mẽ liên quan đến vấn đề môi trường:

- Chính phủ Trung Quốc đã áp đặt các biện pháp kiểm soát kinh tế đối với một số ngành công nghiệp quá nóng, trong đó có ngành sản xuất xi măng: đóng cửa tổng cộng 3.200 nhà máy nhỏ không đảm bảo các tiêu chuẩn về môi trường, quyết định này làm giảm sản lượng 80 triệu tấn. Đồng thời bắt buộc áp dụng SXSH đối với các doanh nghiệp tiếp tục được duy trì.

- Từ năm 2003, trung ương đã ban hành quy định điều hành để làm dịu bớt các ngành công nghiệp phát triển quá nóng bao gồm cả lĩnh vực sản xuất xi măng, bằng cách từ chối cấp giấy phép xây dựng các nhà máy mới và hạn chế các khoản vay ngân hàng hay các khoản tài trợ xây mới, nhưng vẫn khuyến khích tài trợ để nâng cấp cơ sở.

Theo các chỉ đạo của chính sách quốc gia, ngành công nghiệp xi măng Trung Quốc đã có những đổi mới và cải thiện nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và cạnh tranh với quốc tế. Đến cuối năm 2003, Trung Quốc đã có 351 dây chuyền sản xuất xi măng phương pháp khô với công suất 700 tấn/ngày, trong đó 188 dây chuyền đã được đưa vào hoạt động, 138 đã được xây dựng và 25 dây chuyền đang chuẩn bị được xây dựng.

SXSH có ý nghĩa rất lớn trong việc kiểm soát ô nhiễm trong công nghiệp và hạ thấp chi phí sản xuất, điều quan trọng là phải có sự hợp tác giữa doanh nghiệp và chính phủ, đồng thời tận dụng tối đa những ảnh hưởng thị trường để kích thích ngành công nghiệp có biện pháp tích cực để cải thiện môi trường. Đối với ngành công nghiệp xi măng Trung Quốc tiềm năng để thực hiện SXSH là rất lớn.

Một số kết quả thu được từ SXSH trong ngành công nghiệp xi măng tại Trung Quốc: - SXSH làm giảm lượng than trung bình sử dụng cho việc sản xuất mỗi tấn xi măng từ 190kg xuống còn 166kg, tương đương với việc tiết kiệm được khoảng 14 triệu tấn than mỗi năm.

- Thông qua việc đổi mới cải tiết kỹ thuật, bụi phát thải đã được thu thập và tái sử dụng cho một số quá trình để thay thế cho việc sử dụng nguyên liệu mới. Qua đó

giảm đáng kể ô nhiễm không khí đồng thời tiết kiệm được năng lượng/tài nguyên: theo ước tính năm 2000, bụi từ các hoạt động sản xuất xi măng ở Trung Quốc là hơn 8 tỷ tấn, trong đó khoảng 7 tỷ tấn đã được thu thập và tái chế, ước tính tiết kiệm được 35 triệu nhân dân tệ.

Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam

Kinh nghiệm áp dụng SXSH từ các nước đi trước đã cho chúng ta những bài học quý giá giúp cho quá trình thực hiện SXSH ở Việt Nam được dễ dàng và thuận lợi hơn. Sự thành công của các nước như Ai Cập, Trung Quốc,…chủ yếu là do các yếu tố sau:

- Việc nhấn mạnh ngay từ đầu vào khâu đào tạo nhân lực, nâng cao nhận thức là yếu tố quan trọng dẫn tới thành công của các dự án SXSH. Một khi các doanh nghiệp có đủ nhận thức về các vấn đề SXSH thì việc tiếp cận và thực hiện sẽ dễ dàng hơn.

- Đặt trọng tâm trước hết vào các giải pháp SXSH đơn giản, dễ thực hiện và tốn ít hoặc không tốn chi phí đầu tư như: khắc phục rò rỉ, thu hồi sản phẩm rơi vãi, tránh để thiết bị chạy không tải,…

- Khuyến khích tham gia, khen thưởng và trao quyền lực cho nhân viên trong các hoạt động SXSH qua đó làm tăng hiệu quả của các hoạt động SXSH và tránh được cách tiếp cận theo hướng áp đặt từ trên xuống.

- Việc thực hiện song song giữa nghiên cứu, áp dụng SXSH kết hợp với nghiên cứu chính sách đã cung cấp cho các cơ quan nhà nước cơ sở để đưa ra những chính sách đúng đắn trong tương lai và góp phần xây dựng một hệ thống thể chế hiệu quả

- Thực hiện kiểm toán sản xuất sạch hơn cho các doanh nghiệp là cần thiết cho sự thành công của các dự án SXSH.

- Đối với Ai Cập, giải pháp mà họ tập trung hướng tới là nâng cao nhận thức của doanh nghiệp và phát huy tính tự nguyện, tự giác của mỗi doanh nghiệp.

- Bài học kinh nghiệm rút ra từ việc áp dụng SXSH ở Trung Quốc đó là sự quyết đoán, mạnh tay trong các chính sách của Chính

Đối với các doanh nghiệp Việt Nam, khi mà ý thức tự giác, tự nguyên trong thực hiện các trách nhiệm môi trường còn rất kém thì có lẽ việc Chính phủ cần có những biện pháp cưỡng chế, mạnh tay như Trung Quốc là rất cần thiết trong việc giải quyết các vấn đề về môi trường.

Như vậy, với lợi thế là một nước đi sau, có thể đi tắt đón đầu trong thực hiện SXSH. Chính phủ cũng như các doanh nghiệp sản xuất xi măng trong nước cần xem xét kỹ bài học kinh nghiệm từ các nước đi trước và tìm cho mình một hướng đi phù hợp nhất để đạt được hiệu quả cao trong áp dụng SXSH.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ ÁP DỤNG SXSH TẠI NHÀ MÁY XI MĂNG LƯU XÁ

THÁI NGUYÊN

Một phần của tài liệu Ứng dụng sản xuất sạch hơn trong ngành công nghiệp xi măng trường hợp nhà máy xi măng Lưu Xá, Thái Nguyên (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w