Áp dụng SXSH đối với ngành công nghiệp sản xuất xi măng phải đảm bảo thực hiện các mục tiêu chiến lược mà Nhà nước đã đề ra. Để đạt được các mục tiêu đó ngành xi măng cần phải đặt ra cho mình những hướng đi cụ thể, đặt ra các mục tiêu riêng mà ngành cần đạt được cho từng giai đoạn. Dưới đây là một số đề xuất định hướng để đẩy mạnh áp dụng SXSH đối với các doanh nghiệp sản xuất xi măng trong thời gian tới:
- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống quản lý môi trường phù hợp với việc áp dụng SXSH.
- Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các quy chế, các hướng dẫn quá trình sản xuất để tối ưu hóa quá trình sản xuất, tăng hiệu suất quá trình.
- Đặt công tác đào tạo nâng cao nhận thức và nâng cao trình độ của cán bộ công nhân viên là vấn đề cần quan tâm hàng đầu đảm bảo 100% cán bộ công nhân viên hiểu được lợi ích của việc áp dụng SXSH và tích cực tự giác thực hiện các nội dung quy định của nhà máy để đảm bảo việc thực hiện SXSH trong nhà máy đạt hiệu quả cao nhất.
- Thực hiện SXSH theo trình tự phù hợp, trước hết cần ưu tiên thực hiện và duy trì tính liên tục đối với các giải pháp quản lý nội vi và một số giải pháp đơn giản, dễ thực hiện tốn ít hoặc không tốn chi phí như:
•Công nhân vận hành chú ý khi thao tác và thu hồi ngay các bột vật liệu rơi vãi
•Vệ sinh sạch sẽ các tuyến đường đi
•Kiểm soát quá trình tránh quá tải động cơ nghiền xi măng
•Tăng cường công tác bảo dưỡng: Thay thế dây curoa hỏng, chỉnh puly, thay thế các bu lông hỏng
•Tắt điện khi không sử dụng.
•Quy định thao tác vận hành lò đốt cho sấy: lượng nước trộn than, hạn chế mở cửa lò cấp liệu, chế độ quạt gió…
- Có kế hoạch triển khai nghiên cứu thực hiện đối với các giải pháp mang tính lâu dài, các giải pháp có vốn đầu tư lớn như:
•Nghiên cứu nâng cao chất lượng clinker (để tăng cường phụ gia độn) nhằm giảm chi phí sản xuất và giảm phát thải ô nhiễm ra môi trường.
•Nghiên cứu để tìm ra các nguyên nhiên liệu thay thế để giảm chi phí sản xuất và giảm sử dụng nhiên liệu hóa thạch.
- Hoàn thiện cơ cấu tổ chức của nhà máy, phân công nhiệm vụ rõ ràng và thực hiện quản lý theo mục tiêu.
- Tiến hành chỉ đạo thực hiện đồng thời thường xuyên kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh kế hoạch để đạt hiệu quả tối ưu.
- Cần có kế hoạch cải thiện và nâng cao hệ thống quản lý nhằm đạt được chứng nhận tiêu chuẩn ISO 14001 trong tương lai gần, nhằm nâng cao uy tín của doanh nghiệp và sức cạnh tranh của sản phẩm không chỉ trong nước mà vươn ra cả thị trường nước ngoài.
3.3 Giải pháp đẩy mạnh áp dụng SXSH đối với các doanh nghiệp sản xuất xi măng
Nâng cao nhận thức và tạo động lực cho cán bộ, công nhân viên
- Cử cán bộ, công nhân viên tham gia các lớp tập huấn thường xuyên về SXSH để nâng cao trình độ cũng như có nhận thức đúng đắn về lợi ích của việc thực hiện SXSH trong nhà máy.
- Có kế hoạch tổ chức các buổi giảng dạy, hướng dẫn về SXSH đối với toàn thể cán bộ và công nhân viên trong nhà máy, từ đó nâng cao hiệu quả trong việc thực hiện SXSH.
- Tổ chức tham quan, học tập kinh nghiệm ở những cơ sở áp dụng thành công SXSH cho một số cán bộ chuyên trách.
- Trao đổi giữa tất cả các cấp của doanh nghiệp về những mục tiêu và lợi ích của các giải pháp SXSH mà nhà máy đang và sẽ thực hiện.
- Công nhận sự nỗ lực của công nhân bằng cách: có các chính sách khen thưởng, tuyên dương đối với những công nhân thực hiện nghiêm túc và xuất sắc, bên cạnh đó cũng có những cách xử phạt thích đáng đối với các cá nhân có thái độ tiêu cực trong thực hiện SXSH.
- Tăng cường trao đổi giữa các ngành tương tự hoặc các doanh nghiệp cùng thực hiện SXSH để học hỏi kinh nghiệm.
Hoàn thiện cơ chế chính sách và cơ cấu tổ chức, quản lý
- Ban lãnh đạo của phải thường xuyên kiểm tra, đôn đốc thực hiện toàn bộ chương trình SXSH của nhà máy.
- Có hệ thống giám sát, đánh giá công bằng
- Cử cán bộ phụ trách các phân xưởng chịu trách nhiệm triển khai việc thực hiện các giải pháp SXSH tại phân xưởng của mình: bao gồm các công tác về quản lý nộ vi, giám sát quá trình, quan trắc kết quả của các giải pháp…
- Có đội ngũ cán bộ chuyên trách thực hiện SXSH bởi SXSH là cả một quá trình liên tục đòi hỏi đội ngũ các cán bộ SXSH phải là những người có chuyên môn và có thời gian cho nghiên cứu, học hỏi thường xuyên để có những sáng kiến mới cho giải pháp SXSH. Chính vì thế nhà máy cần có kế hoạch đào tạo lực lượng cán bộ chuyên trách về SXSH để có đủ khả năng chủ động thực hiện SXSH trong tương lai.
- Cơ chế chính sách thưởng phạt công bằng đối với nỗ lực thực hiện của cán bộ, công nhân viên.
Giám sát thường xuyên và chặt chẽ
- Lập kế hoạch sản xuất cụ thể cho từng phân xưởng, giao trách nhiệm rõ ràng cho phụ trách các bộ phận để tổ chức sản xuất tốt nhất.
- Thực hiện tiêu chuẩn hóa các định mức chi phí sản xuất. Luôn giám sát chặt chẽ các chi phí sản xuất phải nằm trong định mức cho phép
- Luôn cập nhật các chi phí phục vụ sản xuất: chi phí về nguyên liệu, hóa chất, điện, nước… xác định các chi phí bất thường để tìm ra nguyên nhân gây tổn thất và khắc phục ngay.
- Phân công trách nhiệm, nhiệm vụ của từng cán bộ quản lý sản xuất. Hàng tuần, hàng tháng, hàng quý có hội ý, thảo luận để xem xét điều chính hợp lý.
Giải pháp về vốn
- Có chính sách rõ ràng và ưu tiên về đầu tư cho SXSH và kiểm soát môi trường.
- Tìm kiếm các nguồn vốn vay ưu đãi và các dự án tài trợ trong và ngoài nước.
Giải pháp về công nghệ
- Liên kết với các viện khoa học, các trường đại học, Trung tâm sản xuất sạch hơn để tiếp tục nghiên cứu triển khai các công nghệ mới, giải pháp mới cho SXSH tại nhà máy
- Tiếp cận và thực hiện chuyển giao các công nghệ phù hợp