Giới thiệu chung về nhà máy xi măng Lưu Xá

Một phần của tài liệu Ứng dụng sản xuất sạch hơn trong ngành công nghiệp xi măng trường hợp nhà máy xi măng Lưu Xá, Thái Nguyên (Trang 56)

Tên nhà máy : Chi Nhánh Nhà máy xi măng Lưu Xá - Công ty Cổ phần Đầu tư & Sản xuất Công nghiệp.

Địa chỉ : Phường Phú Xá – Thành phố Thái Nguyên – Tỉnh Thái Nguyên Sản phẩm : Xi măng PCB 30

Nhà máy xi măng Lưu Xá là đơn vị thành viên của Công ty Cổ phần Đầu tư và Sản xuất Công nghiệp được thành lập năm 1995 theo giấy phép kinh doanh số 313587 do phòng đăng ký kinh doanh Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Thái Nguyên cấp với tổng số vốn đầu tư ban đầu là 36 tỷ đồng

Với công nghệ sản xuất xi măng lò đứng, từ một dây chuyền được Việt Nam tự thiết kế và lắp đặt ban đầu, trong quá trình vận hành nhà máy đã liên tục cải tiến áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật mới để công nghệ sản xuất ngày càng hoàn thiện hơn và đã nâng sản lượng dây truyền từ 60.000 tấn/năm theo thiết kế ban đầu lên tới 100.00 tấn/năm.

Với đội ngũ hơn 300 công nhân viên của nhà máy và đội ngũ cán bộ kỹ thuật có chuyên môn, năng lực, liên tục nhiều năm liền nhà máy sản xuất kinh doanh có hiệu quả.

Sản phẩm của nhà máy được tiêu thụ rộng rãi trong tỉnh Thái Nguyên và một số tỉnh phía Bắc như Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, Bắc Cạn, Hà Nội, … Nhà máy hiện đang là mô hình thành công trong hệ thống các nhà máy xi măng lò đứng tại Việt Nam.

Nhà máy xi măng Lưu Xá tổ chức sản xuất theo tính chuyên môn hóa từng phân xưởng, mỗi phân xưởng đảm nhiệm một số công việc, nhiệm vụ nhất định đảm bảo tính liên tục, hiệu quả trong quá trình sản xuất.

Hình 3: Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý của nhà máy

- Giám đốc nhà máy: Phụ trách chung, chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty mọi vấn đề về sản xuất kinh doanh của nhà máy. Trực tiếp chỉ đạo công tác tài chính kế toán, công tác tổ chức lao động và vấn đề tiền lương.

- Phó Giám đốc cơ điện: kiêm Chủ tịch Công đoàn của nhà máy, được phân công đảm nhận nhiệm vụ trực tiếp phụ trách công tác kỹ thuật cơ điện, kế hoạch sản xuất, phụ trách công tác thi đua khen thưởng của nhà máy và các hoạt động phong trào khác . Giám đốc PGĐ Phụ trách Sản xuất P. Giám đốc Cơ điện

Phân xưởng Nguyên liệu

Phân xưởng Lò nung

Phân xưởng Thành phẩm Ban Bảo vệ tự vệ Phòng Tài chính kế toán Phòng thị trường Phòng kỹ thuật Công nghệ Phòng Kế hoạch kỹ thuật Phòng Tổ chức-Hành chính

- Phó Giám đốc sản xuất: phụ trách công tác sản xuất, công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động, công tác nghiệm thu sản phẩm, công tác quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn, công tác khoa học kỹ thuật, công tác đào tạo.

- Phòng Kế hoạch Kỹ thuật: Có nhiệm vụ lập kế hoạch quản lý sửa chữa các thiết bị, máy móc bao gồm: Tổ quản lý thiết bị, Tổ sửa chữa.

- Phòng Kỹ thuật Công nghệ: Chịu trách nhiệm về chất lượng thành phẩm, các thành phần có trong thành phẩm và cải tiến chất lượng thành phẩm.

- Phòng Tài chính Kế toán: Tính toán về giá cả, thu chi ngân sách của toàn nhà máy. - Phòng thị trường: Có nhiệm vụ tìm kiếm thị trường sản phẩm của nhà máy, tiếp thị sản phẩm của nhà máy ra thị trượng.

- Phòng Tổ chức hành chính: có nhiệm vụ quản lý tổ chức nhân sự trong nhà máy. - Các phân xưởng: Nguyên liệu, Lò nung, Thành phẩm thực hiện dây chuyền công nghệ để sản xuất ra xi măng.

- Ban bảo vệ: có trách nhiệm đảm bảo an ninh cho nhà máy

2.1.2 Tình hình sản xuất và kinh doanh của nhà máy xi măng Lưu Xá

Để đứng vững trên thị trường thì hoạt động của doanh nghiệp phải hướng tới phục vụ thị trường. Xuất phát từ nguyên lý ấy, nhà máy xi măng Lưu Xá đã hướng tới những mặt hàng mà thị trường đang có nhu cầu cao. Cho đến nay, hoạt động chính của nhà máy là sản xuất và tiêu thụ sản phẩm xi măng chính là xi măng PCB30. Bên cạnh đó, cùng với sự chuyên môn hóa trong sản xuất, nhà máy đã thực hiện chiến dịch Marketing, xây dựng rộng rãi các đại lý tại các tỉnh thành ở khu vực phía Bắc như Bắc Cạn, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Hà Nội, sản phẩm của nhà máy hiện nay chủ yếu là tiêu thụ nội địa.

Tuy nhiên, cùng với xu hướng khó khăn chung của ngành xi măng trong những năm gần đây do kinh tế khủng hoảng và thị trường nhà đất đóng băng, tình hình sản xuất tiêu thụ của nhà máy cũng gặp nhiều trở ngại, nhất là trong giai đoạn 2011 – 2012. Điều này đặt ra cho nhà máy yêu cầu phải tìm ra cho mình một thị trường tiêu thụ ổn định, và không chỉ bó hẹp ở thị trường trong nước mà còn phải mở rộng ra xuất khẩu.

Một phần của tài liệu Ứng dụng sản xuất sạch hơn trong ngành công nghiệp xi măng trường hợp nhà máy xi măng Lưu Xá, Thái Nguyên (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w