Các đặc điểm phân bố

Một phần của tài liệu Khảo sát sử dụng thuốc đái tháo đường dạng uống trên bệnh nhân đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa thành phố hà tĩnh, tỉnh hà tĩnh (Trang 57)

Trong thời gian nghiên cứu, chúng tôi đã chọn ra 200 bệnh nhân đủ tiêu chuẩn đưa vào nghiên cứu. Những bệnh nhân này có những bệnh nhân được phát hiện lần đầu, cũng có những người đã điều trịĐTĐ từ trước đó.

* Đặc điểm về giới tính và tuổi: - Giới tính:

Trong mẫu nghiên cứu số bệnh nhân nam là 93 chiếm tỷ lệ 46,5% ít hơn số bệnh nhân nữ là 107 chiếm tỷ lệ 53,5%, sự khác biệt về tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ typ 2 giữa nam và nữ không có ý nghĩa thống kê. Kết quả này phù hợp với nhiều nghiên cứu trước đó, rằng không có sự khác biệt về tỷ lệ mắc ĐTĐ theo giới ở tuổi trưởng thành. Nhưng khi lớn tuổi, nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ ở phụ nữ

cao hơn nam giới, nhất là những người có tiền sử sản khoa đặc biệt. Điều này là phù hợp trong kết quả nghiên cứu của chúng tôi, ở lứa tuổi từ ≤ 40- 60, tỷ lệ mắc bệnh của nam giới và nữ giới là như nhau nhưng đến độ tuổi ≥ 60, tỷ lệ nữ giới mắc bệnh (29,5%) nhiều hơn nam giới (23,5%).

- Tuổi:

Theo kết quả thống kê cho thấy nhóm tuổi dưới 40 tuổi có 4 bệnh nhân chiếm tỷ lệ rất ít (2%), nhóm tuổi từ 40 đến dưới 60 tuổi có 90 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 45,0%, nhóm tuổi từ 60 trở lên có 106 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 53%. Tổng số bệnh nhân có nhóm tuổi từ 40 tuổi trở lên là 196 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 98,0%, kết quả này phù hợp với các nghiên cứu dịch tễ về bệnh ĐTĐ typ 2 có tỷ lệ mắc bệnh tăng tỷ lệ thuận theo tuổi và tăng nhanh ở hai mốc tuổi là 40 và 60.

* Thời gian phát hiện bệnh:

Thời gian mắc bệnh của bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu được phân thành bốn lớp tuổi trong đó thời gian phát hiện bệnh dưới 5 năm có 103 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 51,5%, từ 5 đến dưới 10 năm 63 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 31,5%, bệnh nhân mắc bệnh từ 10 năm trở lên chiếm 17%. Nghiên cứu này của chúng tôi cũng phù hợp với nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy tỷ lệ mắc bệnh < 5 năm chiếm đa số. Nghiên cứu của Bệnh viện nội tiết TW (2004) cho cũng cho kết quả tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh <5 năm là 51,6%, từ 5-10 năm là 36,8%. Với đặc điểm Hà Tĩnh là một tỉnh nghèo, khả năng tiếp cận với các dịch vụ y tế của người dân còn nhiều hạn chế nên trong nghiên cứu này chúng tôi thấy có khoảng gần 71% bệnh nhân được phát hiện lần đầu, cao hơn với mức dự báo của IDF là khoảng 50% người bị ĐTĐ trong cộng đồng không biết mình mắc bệnh.

* Các bệnh mắc kèm.

ĐTĐ là một bệnh rối loạn chuyển hóa gây ra nhiều biến chứng mạn tính trên các cơ quan khác nhau của cơ thể. Thường gặp nhất là các biến chứng trên tim mạch, thần kinh, mắt, thận, bàn chân… Bệnh mắc kèm của bệnh nhân ĐTĐ thường gặp là tăng huyết áp và rối loạn lipid máu. Trong mẫu nghiên cứu của

chúng tôi có 132 bệnh nhân có bệnh mắc kèm chiếm tỷ lệ 66,0%, trong đó có 53 bệnh nhân kèm cả hai bệnh tăng huyết áp và rối loạn lipid máu chiếm tỷ lệ 26,5% cao hơn các bệnh mắc kèm đơn thuần còn lại. Trong nghiên cứu của Thân Thị Hiền tại Bệnh viên tỉnh Bắc Giang và nghiên cứu của Phan Thanh Tùng tại Bệnh viện đa khoa khu vực Long An đều cho tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh tăng huyết áp (từ 52,0%- 59,0%) cao hơn bệnh rối loạn Lipid máu (từ 19,5- 22,0%). Tuy nhiên trong nghiên cứu này của chúng tôi lại cho kết quả tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh rối loạn lipid máu (49,0%) cao hơn bệnh tăng huyết áp (43,5%)

Một phần của tài liệu Khảo sát sử dụng thuốc đái tháo đường dạng uống trên bệnh nhân đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa thành phố hà tĩnh, tỉnh hà tĩnh (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)