1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng khớp cắn của trẻ em người tày 12 tuổi tại lạng sơn năm 2017

92 93 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 92
Dung lượng 4,85 MB

Nội dung

Múi ngoài gần của RHL thứ nhất hàm trên cắn khớp với rãnh giữa ngoàicủa răng hàm lớn thứ nhất hàm dưới và khuynh hướng khớp cắn loại II ở hàmrăng sữa và răng hỗn hợp sẽ không còn tồn tại

Trang 1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Ngày nay khi chất lượng cuộc sống được nâng cao thì mọi người ngàycàng quan tâm nhiều đến sức khỏe của mình, trong đó có sức khỏe răngmiệng Mỗi chúng ta, ai cũng muốn có một hàm răng thật đều đặn và chắckhỏe, điều này giúp tăng thêm sự tự tin trong giao tiếp và là chìa khóa củamọi sự thành công Nhưng không phải ai cũng có hàm răng đều và đẹp, mà rấtnhiều người hàm răng chưa được đẹp, do có các vấn đề về khớp cắn: răng hô,răng lệch lạc, răng cắn ngược

Tình trạng lệch lạc Răng-Hàm của trẻ em Việt Nam có tỷ lệ khá cao.Theo thống kê của Hà Minh Thu (1996) [2], tỷ lệ lệch lạc Răng-Hàm là96,1% trong số 1000 bệnh nhân lứa tuổi 6-25 tại bệnh viện Răng Hàm Mặt.Theo Hoàng Bạch Dương (2000)[3] tỷ lệ lệch lạc Răng-Hàm ở trẻ em lứa tuổi

12 Trường phổ thông cơ sở Amsterdam Hà Nội là 91% Con số này trên thếgiới cũng khá cao, như ở Mỹ thống kê năm 1930-1965 là 30% đến 95% Ướctính có 70% trẻ em và thanh niên Mỹ có khớp cắn sai [3]

Lệch lạc khớp cắn không chỉ ảnh hưởng tới tâm lý, chức năng, thẩm mỹ

mà còn tạo điều kiện cho các bệnh răng miệng khác phát triển Lứa tuổi 12 làlứa tuổi đã thay xong răng, nhưng vẫn có nhiều thay đổi về sự phát triển cungrăng Xác định tình trạng lệch lạc khớp cắn của trẻ em ở lứa tuổi 12 sẽ gópphần không nhỏ vào công tác phòng bệnh và điều trị răng miệng cho trẻ em

để có được khuôn mặt đẹp, hàm răng khỏe mạnh, và cũng là thời kỳ để chuẩn

bị can thiệp nắn chỉnh răng hàm có hiệu quả nhất [3]

Trên thế giới, đã có nhiều công trình nghiên cứu dịch tễ học về lệch lạckhớp cắn [21],[22],[23],[24],[25]… Nhưng tại Việt Nam những công trìnhnghiên cứu về tình trạng lệch lạc khớp cắn, đặc biệt là nghiên cứu trên cácdân tộc thiểu số còn ít, chưa đáp ứng nhu cầu ứng dụng trong điều trị

Trang 2

Xuất phát từ thực tiễn đó, chúng tôi thực hiện đề tài: “Thực trạng khớp cắn của trẻ em người Tày 12 tuổi tại Lạng Sơn năm 2017” với 2

Trang 3

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Sự hình thành và phát triển của răng và cung hàm

1.1.1 Các giai đoạn phát triển của răng

1.1.1.1 Giai đoạn từ khi sinh đến 2,5 tuổi

Cách cho bú là quan trọng, hoạt động cho bú cần thiết cho xương hàmdưới phát triển bình thường và ngăn ngừa vẩu hàm trên Sự mọc răng cửa sữa vàmối quan hệ bình thường của nhóm răng hai hàm tạo nên quan hệ gần xa của 2hàm của khớp cắn Nếu răng cửa sữa dưới mọc trước răng cửa trên quá dài dễtạo khớp cắn ngược vùng cửa do lưỡi đẩy hoặc xương hàm dưới kém pháttriển khi răng mọc không gặp nhau dễ tạo khớp cắn sâu Tuy nhiên khớp cắnnày chỉ là tạm thời nó có thể được sửa chữa khi các răng vĩnh viễn thay thế

1.1.1.2 Giai đoạn từ 2,5 đến 6 tuổi

Là giai đoạn ổn định của bộ răng sữa và đây cũng là giai đoạn có ýnghĩa quan trọng đối với sự mọc và phát triển của các răng vĩnh viễn thay thế[10] Lúc 3 tuổi, tất cả các răng sữa đã được hoàn tất (kín cuống), thân RHLthứ nhất đã phát triển đầy đủ và chân răng đang được thành lập

Giữa 3- 6 tuổi các răng vĩnh viễn tiếp tục phát triển nhất là các răng cửa,

từ 5-6 tuổi, ngay trước khi các răng sữa bắt đầu rụng đi là giai đoạn có nhiềurăng trên cung hàm nhất Các răng vĩnh viễn đang phát triển sẽ dịch chuyểngần hơn về phía bờ trên xương ổ răng, cuống các chân răng sữa bắt đầu tiêu,răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất bắt đầu chuẩn bị mọc Sự tác động lẫn nhaucủa phức hợp nhiều lực lên cung hàm có tác dụng duy trì sự ổn định của cunghàm Giảm chiều dài cung răng do sâu, do mất sớm răng sữa có thể gây ra saikhớp cắn do các răng thiếu chỗ mọc [41]

Trang 4

1.1.1.3 Giai đoạn 6-10 tuổi

Giữa 6-7 tuổi, răng hàm lớn thứ nhất mọc lên, đây là răng vĩnh viễn đầutiên mọc qua lợi và khoang miệng Các răng cửa giữa sữa rụng đi và răngvĩnh viễn thay thế chúng bắt đầu mọc lên và trạm khớp với răng cửa đối diện,thường là răng cửa giữa hàm dưới mọc trước, sau đó mới đến răng cửa giữahàm trên Khoảng thời gian 7-8 tuổi là rất quan trọng đối với sự phát triển củahàm răng Liệu có đủ chỗ cho các răng hay không? Do đó việc khám định kỳ

Khoảng sẵn có không phải là yếu tố duy nhất ảnh hưởng đến quá trìnhmọc của các răng vĩnh viễn và sự tiêu của các răng nanh sữa Bệnh thiểu năngtuyến giáp cũng làm các chân răng sữa tiêu bất thường, chậm mọc răng, răngsữa tồn tại lâu trên cung hàm, hình dạng răng bất thường, các rối loạn ở lợi.Bất thường áp lực cơ, do yếu tố di truyền, do thói quen mút môi, mút ngóntay, đẩy lưỡi cũng làm ảnh hưởng đến sự phát triển của bộ răng

1.1.1.4 Giai đoạn 10-12 tuổi

Đây là giai đoạn răng hỗn hợp muộn và là giai đoạn hàm răng hỗn hợpchuyển sang răng vĩnh viễn

Trang 5

Răng nanh sữa và răng hàm sữa thứ nhất hàm dưới thường rụng cùnglúc, ngay sau đó là RHS thứ nhất hàm trên Thông thường ở hàm dưới, răngnanh vĩnh viễn mọc trước RHN thứ nhất và thứ hai Ở hàm trên răng hàm nhỏthứ nhất mọc trước, sau đó đến RHN thứ hai và răng nanh Một quy tắc quantrọng là duy trì sự thay răng tương xứng ở hai bên cung hàm.

Sau khi RHS thứ hai rụng, xảy ra sự điều chỉnh khớp cắn của RHL thứnhất Múi ngoài gần của RHL thứ nhất hàm trên cắn khớp với rãnh giữa ngoàicủa răng hàm lớn thứ nhất hàm dưới và khuynh hướng khớp cắn loại II ở hàmrăng sữa và răng hỗn hợp sẽ không còn tồn tại nữa Ở giai đoạn này nhữngbiện pháp chỉnh nha dự phòng rất có hiệu quả, có thể ngăn ngừa được sự lệchlạc khớp cắn sau này

Răng hàm lớn thứ hai thường mọc ngay sau răng hàm nhỏ thứ hai mộtthời gian ngắn Tuy nhiên theo Hurme, có thể răng hàm lớn thứ hai mọc trướcrăng hàm nhỏ thứ hai trong 17% trường hợp Khi đó, răng hàm lớn thứ nhất cóthể bị nghiêng về phía gần, hiện tượng này càng trầm trọng hơn nếu ở bệnh nhân

bị mất sớm RHS thứ hai Do đó, tương quan răng hàm lớn thứ nhất càng sai lệchnhiều hơn, răng hàm nhỏ thứ hai sẽ bị mọc chậm hoặc mọc lệch về phía lưỡi,thậm chí có thể bị kẹt hoàn toàn không mọc được

Tóm tắt thời kỳ mọc và thứ tự mọc của răng vĩnh viễn:

Việc thành lập bộ răng vĩnh viễn gắn liền với sự tồn tại của của bộ răngsữa trước đó, thời gian diễn ra sự rụng răng sữa và mọc răng vĩnh viễn có thểkéo dài từ 5 - 6 tuổi đến 11 - 12 tuổi

Bảng 1.1 Thời kỳ mọc răng vĩnh viễn [7].

Hàm trên

(tuổi) 7-8 8-9 11-12 10-11 11-12 6-7 12-13

17-21 Nam18-25 NữHàm dưới

(tuổi) 6-7 7-8 9-11 10-11 11-12 6-7 11-13 17-21

Bảng 1.2 Thứ tự mọc răng vĩnh viễn (Mc Donal RE & AveryPor) [29].

Trang 6

(a: Thường xảy ra; b: Đôi khi)

1.1.2 Sự thay đổi cung hàm trong quá trình răng vĩnh viễn thay răng sữa

1.1.2.1 Sự thay đổi theo chiều gần xa

Sự thay đổi khi răng cửa sữa thay bằng răng cửa vĩnh viễn Do thay đổikích thước giữa răng sữa và răng vĩnh viễn dẫn đến những thay đổi về tìnhtrạng răng, khớp cắn nhiều nhất Sự biến đổi chiều hướng mọc răng, sự loại

bỏ khe hở giữa các răng, sự mòn răng theo thời gian và ảnh hưởng của cơtrong giai đoạn từ 6 - 12 tuổi có nhiều thay đổi nhất Sau 12 tuổi thường rắt ítbiến đổi, gần như là ổn định [22]

Bảng 1.3 Kích thước gần xa răng sữa và răng vĩnh viễn (Moyers - 1976) [22].

Răngsữa(mm)

Răngvĩnhviễn(mm)

Chênhlệch(mm)

Răngsữa(mm)

Răngvĩnhviễn(mm)

Chênhlệch(mm)

Hàm

trên

Trang 7

Bảng 1.4 Sự khác biệt về kích thước răng sữa và

răng vĩnh viễn (Meyers - 1976) [22].

Răng cửa (mm)

Răng nanh/răng hàm nhỏ (mm) Tổng (mm)

Để bù lại sự thiếu hụt đó có 4 hiện tượng ở cung xương hàm xảy ra.Hiện tượng 1: Có khe giữa các răng cửa Khe thừa từ khi răng cửa sữamọc tới thời điểm ngay trước khi răng cửa vĩnh viễn mọc thay thế tăng lên5mm ở hàm trên và 3mm ở hàm dưới

Nếu không có khoảng giữa các răng cửa sữa thì răng cửa vĩnh viễn sẽkhấp khểnh, ngược lại nếu có khoảng giữa các răng cửa sữa thì răng cửa vĩnhviễn sẽ không hoặc bớt bị khấp khểnh

Hiện tượng 2: Sự tăng chiều rộng cung răng tại vùng răng nanh (trungbình khoảng 2mm) và trong quá trình lớn lên, răng mọc hướng lê trên và ngả

ra phía trước Khác biệt giữa hàm trên với hàm dưới (hàm trên tăng rộngnhiều hơn hàm dưới); giữa nam với nữ (nam tăng rộng nhiều hơn nữ)

Hiện tượng 3: Sự ngả mụi của răng cửa vĩnh viễn (tăng dài cung răng 1– 2 mm ở hàm trên và 1,3mm ở hàm dưới

Hiện tượng 4: Khe simiens ở mỗi bên hàm, hàm trên khe trước răng nanh sữa;hàm dưới khe sau răng nanh sữa dịch chuyển nhẹ ra phía sau tại vùng simiens

Trang 8

Nếu có khe simiens thì tình trạng khấp khểnh răng cửa vĩnh viễn sẽ đượccải thiện hơn.

Nếu không có khe simiens thì tình trạng khấp khểnh răng cửa vĩnh viễn

sẽ phụ thuộc vào ba hiện tượng trên [23],[24]

1.1.2.2 Sự thay đổi khi thay răng nanh, răng hàm

Ta đã biết khoảng “leewayspace” là khoảng chênh lệch vì kích thước gần

xa của các răng hàm sữa lớn hơn so với răng hàm nhỏ vĩnh viễn, giá trịkhoảng này trung bình ở hàm trên bằng 1,5mm; hàm dưới bằng 2,5mm ở mỗibên hàm, vì thế nói chung sự thay thế diễn ra là rễ dàng

Nếu răng hàm sữa thứ hai mất sớm thì răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất

di về gần và khoảng “leeway” sẽ bị chiếm dẫn tới chiều dài và chu vi cungrăng bị giảm, khi đó tình trạng khấp khểnh răng trong cung có nguy cơ tăng.Trật tự mọc răng trong giai đoạn này cũng rất quan trọng, nếu thứ tự mọc là 5,

4, 3 thì răng nanh sẽ thiếu chỗ mọc Nếu thứ tự mọc 3, 4, 5 thì răng nanh sẽ có

sự lệch lạc tạm thời 0,5mm ở hàm trên và 1,1mm ở hàm dưới (vì răng 3, 4vĩnh viễn có kích thước lớn hơn răng 3, 4 sữa) [23]

1.1.2.3 Sự thay đổi cung hàm theo chiều ngang

Từ lúc sinh tới lúc 2 tuổi khoảng cách giữa hai răng cửa tăng 5mm ở hàmtrên và 3 mm ở hàm dưới Lúc 12 tuổi khoảng cách tăng thêm 5mm và khôngthay đổi từ đó Vùng răng hàm lúc mọc răng sữa đến lúc 12 tuổi tăng 0,5mmhàm trên và 2mm hàm dưới

1.1.2.4 Sự thay đổi cung hàm theo chiều đứng

Từ răng sữa đến răng vĩnh viễn được thực hiện bởi xương ổ răng và sựmọc răng

Trang 9

1.1.3 Sự thay đổi của khớp cắn

Mặt phẳng tận cùng giữa hai răng hàm sữa thứ hai hàm trên và hàm sữathứ hai hàm dưới và ảnh hưởng của nó đến vị trí và loại khớp cắn khi mọcrăng hàm lớn thứ nhất vĩnh viễn (răng 6)

Nếu mặt phẳng tận cùng hình bậc thang thì quan hệ răng 6 sẽ là quan hệkhớp cắn sai loại II hoặc đầu chạm đầu

Nếu mặt phẳng tận cùng là một đường thẳng thì quan hệ răng 6 sẽ làquan hệ đầu chạm đầu hoặc quan hệ khớp cắn sai loại I Nếu mặt phẳng tậncùng là hình bậc thang ngược thì quan hệ răng 6 sẽ là khớp cắn sai loại III.Khi răng dịch chuyển trước và sau trong quá trình nhai có thể gây nênmòn mặt tiếp xúc và mòn khớp cắn dẫn đến làm giảm độ rộng của răng chiềutrước sau kết quả làm giảm chu vi cung hàm 5-10mm hoặc hơn sau khi hoànchỉnh mọc răng vĩnh viễn ở tuổi thiếu niên Khấp khểnh nhẹ của răng cửadưới có hướng tăng, nếu giai đoạn đầu răng sắp sếp tốt hoặc khấp khểnh nhẹban đầu sẽ trở lên xấu hơn Sự thay đổi này xuất hiện sớm từ 17-18 hoặcmuộn hơn đến năm 20 tuổi ở trẻ em khi hai hàm cắn lại thì tất cả các rănghàm trên trừ răng hàm sữa thứ hai đều cắn khớp với hai răng đối diện ở rănghàm dưới cũng vậy trừ răng cửa dưới

Khi phân tích số đo chu vi cung răng người ta thấy có sự giảm, thực tếkhi trẻ có bộ răng hỗn hợp Do chu vi từ mặt gần răng cối vĩnh viễn thứ nhấtgiảm đi khoảng 4mm so với chu vi đo từ mặt xa răng cối sữa thứ hai, ở thờiđiểm này sự phát triển khác nhau của xương hàm dưới so với xương hàm trênđóng vai trò quan trọng đối với sự dịch chuyển khớp cắn, xương hàm dướiphát triển nhiều về phía sau hơn xương hàm trên và khớp cắn biến động nhiềunhất vào thời kỳ cuối của bộ răng hỗn hợp [4]

Trang 10

Răng 6 mọc dựa theo chân xa của răng hàm sữa thứ 2 Tùy vào bình diệntiếp xúc của răng hàm sữa thứ 2 hàm trên và hàm dưới mà nó sẽ có tươngquan răng 6 khác nhau.

Khớp cắn răng sữa tương đương khớp cắn loại I gọi là bước gần, tức làmặt phẳng phía xa của răng 6 hàm dưới ở về phía gần so với răng 6 hàm trên.Khớp cắn răng sữa tương đương khớp cắn loại II được gọi là bước xa tức

là mặt phẳng phía xa của răng 6 hàm dưới ở về phía xa của răng 6 hàm trên.Khớp cắn loại III hiếm khi nhìn thấy ở hàm răng sữa vì hướng phát triển

sọ mặt thông thường ở giai đoạn này thì xương hàm dưới luôn ở phía sauxương hàm trên

Khi răng 5 sữa mất thì răng 6 có xu hướng di chuyển về phía gần vàokhoảng Leeway nhưng răng 6 dưới di chuyển vào khoảng Leeway nhiều hơnrăng 6 hàm trên Chính sự di chuyển này tạo nên tương quan khớp cắn loại I ởrăng vĩnh viễn Người ta ước tính sự dịch chuyển này khoảng 3,5mm tươngđương với nửa núm Trong đó một nửa là sự dịch chuyển răng trên sống hàm,một nửa là do xương hàm dưới phát triển bù trừ trong giai đoạn răng hỗn hợp

để theo kịp sự phát triển của xương hàm trên [23]

Quan hÖ xa r¨ng hµm s÷a  quan hÖ xa r¨ng hµm vÜnh viÔn

Quan hÖ ®Çu ch¹m ®Çu r¨ng hµm s÷a  quan hÖ ®Çu ch¹m ®Çu r¨ng hµmvÜnh viÔn

Quan hÖ gÇn r¨ng hµm s÷a: - Quan hÖ trung tÝnh r¨ng hµm vÜnh viÔn

Trang 11

- Động tác khép hai hàm là nói đến giai đoạn cuối của chuyển động nânghàm dưới lên để dẫn đến sự tiếp xúc mật thiết giữa hai hàm đối diện.

- Trạng thái khi hai hàm khép lại là nói đến liên quan của các mặt nhaicác răng đối diện khi cắn khít nhau

Như vậy, khớp cắn có nghĩa là những quan hệ chức năng và rối loạnchức năng giữa hệ thống răng, cấu trúc giữ răng, khớp thái dương hàm và yếu

tố thần kinh cơ

1.2.2 Khớp cắn trung tâm

Ở khớp cắn trung tâm thì hàm trên và hàm dưới ở vị trí chạm núm tối

đa, lồi cầu ở vị trí cao nhất và giữa nhất Khi hai cung răng ở vị trí khớp cắntrung tâm, có quan hệ các răng theo ba hướng:

1.2.2.1 Trước – sau (gần-xa)

- Núm ngoài gần của răng hàm lớn thứ nhất hàm trên ở giữa hai númngoài gần và giữa của răng hàm lớn thứ nhất hàm dưới

- Đỉnh răng nanh hàm trên nằm ở đường giữa răng nanh và răng hàmnhỏ thứ nhất hàm dưới (sườn gần răng nanh trên tiếp xúc với sườn xa răngnanh dưới)

- Rìa cắn răng cửa trên tiếp xúc với rìa cắn răng cửa dưới hoặc ở phíatrước 1-2 mm

Trang 12

1.2.2.3 Đứng

- Răng trên tiếp xúc với răng dưới vừa khít ở vùng răng hàm nhỏ và lớn

- Rìa cắn răng cửa hàm trên vừa chạm rìa cắn răng cửa hàm dưới, chùmsâu 1-2 mm

Trong những điều kiện này, mỗi răng của một cung răng sẽ tiếp xúc vớimặt nhai của hai răng đối diện trừ răng cửa giữa hàm dưới và răng số 8 hàmtrên Đó là yếu tố cho sự ổn định các răng của hai hàm

1.2.3 Tương quan các răng giữa hàm trên và hàm dưới.

1.3.3.3 Đường cắn khớp

Là đường nối múi ngoài của các răng sau và bờ cắn của các răng trướchàm dưới hoặc là đường nối trũng giữa các răng sau và cingulum các răngtrước hàm trên Đường cắn khớp là một đường cong đối xứng, liên tục vàđều đặn Khi hai hàm cắn khớp với nhau đường cắn khớp của hàm trên vàcủa hàm dưới chồng khít lên nhau [13], [14]

Trang 13

Hình 1.2 Đường cắn khớp của cung răng trên và cung răng dưới [27].

Mục đích của điều trị chỉnh hình răng mặt là tạo ra 1 khớp cắn tối ưu cóthể đạt được ở mỗi bệnh nhân và tiêu chuẩn khớp cắn thực sự cho mỗi bệnhnhân chỉ có thể xác định sau khi quá trình điều trị và duy trì đã được hoàn tất[14], [16]

1.3 Phân loại khớp cắn theo Angle

Phân loại khớp cắn theo Angle được công bố vào thập niên 1890, làmột mốc quan trọng trong sự phát triển của chỉnh hình răng mặt, nó không chỉphân loại các hạng sai khớp cắn mà còn định nghĩa đơn giản, rõ ràng về khớpcắn bình thường của hàm răng thật, Ông lấy răng hàm lớn số một hàm trênlàm chìa khóa khớp cắn và tương quan khớp cắn hai hàm bình thường sẽ là:Đỉnh núm gần ngoài răng hàm lớn thứ nhất hàm trên khớp với rãnh giữangoài răng hàm lớn thứ nhất hàm dưới và các răng còn lại sắp xếp đều trênmột đường cắn khớp đều đặn và liên tục [10],[13],[17]

Dựa vào tương quan răng hàm lớn thứ nhất hàm trên và hàm dưới khihai hàm ở tư thế cắn trung tâm, Angle phân ra 3 loại sai khớp cắn sau:

Trang 14

1.3.1 Sai khớp cắn loại I

Quan hệ trước - sau của răng hàm lớn thứ nhất trung tính Núm gầnngoài răng hàm lớn thứ nhất trên tương ứng rãnh giữa ngoài răng hàm lớn thứnhất hàm dưới, lệch lạc xảy ra ở phía trước những răng này: Răng mọc khôngđúng vị trí, xoay trục khớp cắn ngược vùng răng cửa…

1.3.2 Sai khớp cắn loại II

Quan hệ trước - sau của những răng hàm lớn thứ nhất vĩnh viễn lệch xa.Răng hàm lớn thứ nhất hàm dưới ở lùi phía sau hoặc răng hàm lớn trên ở lệch

về phía trước Loại II gồm 2 tiểu loại:

Tiểu loại 1: Cung hàm trên hẹp, hình chữ V, nhô ra trước, răng cửa trên ngả

ra trước, môi đóng không kín, môi dưới thường chạm mặt trong các răng cửa trên

Tiểu loại 2: Các răng cửa giữa hàm trên ngả ra sau còn các răng cửa bên

nghiêng ngoài

1.3.3 Sai khớp cắn loại III

Quan hệ trước – sau của những răng hàm lớn thứ nhất vĩnh viễn lệchgần Nghĩa là răng hàm lớn thứ nhất hàm dưới lệch về phía trước Có thể lệchgần một bên hoặc cả hai bên vùng răng hàm

Hình 1.3 Khớp cắn bình thường và các loại sai khớp cắn theo Angle [28]

Trang 15

1.4 Một số yếu tố liên quan đến sai khớp cắn

1.4.1 Răng sữa tồn tại lâu trên cung hàm.

Răng sữa vẫn tồn tại khi chân răng vĩnh viễn tương ứng đã thành lậptrên ¾ chiều dài thì gọi là răng sữa tồn tại lâu trên cung hàm Hầu hết răng cốisữa hàm trên có chân răng trong hoặc chân răng ngoài không bị tiêu và răngcối sữa hàm dưới có chân răng gần hoặc chân răng xa không tiêu

Răng sữa tồn tại lâu trên cung hàm làm mất chỗ của răng vĩnh viễn vìvậy có thể gây lệch lạc hoặc cắn chéo răng vĩnh viễn khi răng sữa tồn tại lâutrên cung hàm được nhổ và khoảng trống đủ và răng vĩnh viễn có vị trí và hướngmọc thích hợp, răng này sẽ mọc đúng vào vị trí Nếu răng vĩnh viễn mọc lên bịlệch ngoài hoặc lệch trong nhẹ sẽ tự điều chỉnh nhờ thăng bằng cơ môi má lưỡi,

ở vùng răng cửa dưới, do mầm răng vĩnh viễn nằm phía trong nên thường răngcửa vĩnh viễn sẽ mọc phía trong và di chuyển ra phía ngoài khi răng sữa rụng

Ởu vùng răng cối nhỏ và răng nanh, răng vĩnh viễn có thể mọc ra ngoài hoặc vàotrong và sẽ có khuynh hướng di chuyển vào vị trí đúng Nếu các răng không tựđiều chỉnh vào đúng vị trí trước khi đạt được độ cắn phủ sẽ không tự sắp xếpngay ngắn và dẫn đến cắn chéo [7] [11], [15]

1.4.2 Một số thói quen xấu ở miệng

1.4.2.1 Định nghĩa

Thói quen là một phản ứng tự động với một tình huống nhất định do sựlặp lại và học tập Nếu như hành động được nhắc lại thường xuyên thì có thểtrở thành một thói quen vô thức

Khi thói quen liên quan tới miệng trở nên nguy hại, tức là thối quen gâyảnh hưởng có hại tới các cấu trúc vùng miệng, mặt được gọi là thói quen xấu

ở miệng

1.4.2.2 Thói quen mút ngón tay

Mút ngón tay là một phản xạ sinh lý hình thành từ trong bào thai ( phát

Trang 16

hiện bằng siêu âm ở tuần thứ 15 của thai kỳ) Mút ngón tay là thói quen haygặp nhất Trẻ có thể mút ngón tay (thường là ngón cái) hoặc nhiều ngón tay.Mút ngón tay hay gặp ở trẻ em, khoảng 25-50% trẻ em trong độ tuổi 3-6 múttay Tuy nhiên, chỉ số này giảm nhanh và lúc 6 tuổi chỉ còn 15-20% Từ 9-14tuổi còn ít hơn 5%

- Sự kéo dài thói quen này dẫn đến sự thay đổi cung răng hàm răng sữacũng như cung răng vĩnh viễn, khớp cắn và cấu trúc quanh răng Các triệuchứng do mút ngón tay gây ra

- Ở xương hàm trên: Răng trên mọc nghiêng về phía môi do ngón tayđược đặt ở vị trí gây ra lực tác động về phía chóp và phía môi trên các răngcửa hàm trên làm các răng này nghiêng về phía môi Do sự co của cơ cằm,môi lưỡi bị ép lại phía sau răng cửa trên khi nuốt, càng làm tăng độ cắn chìa

và các răng cửa trên càng bị nghiêng nhiều về phía trước

- Ở xương hàm dưới: Răng cửa dưới nghiêng về phía lưỡi do khi mút ngóntay, lực sẽ tác động lên mặt trong răng cửa trên và mặt ngoài răng cửa dưới, cóthể có khe thưa hoặc không, lùi xương ở răng hàm dưới, góc SNB giảm

- Tương quan giữa hai hàm: Tăng độ cắn chìa và cắn hở Cắn hở vùngcửa do ngón tay thường đặt ở vị trí này, cản trở quá trình mọc răng cửa trongkhi các răng hàm vẫn mọc bình thường hoặc thậm chí làm lún các răng cửa.Cắn hở có thể ở phía trước hoặc phía sau, phụ thuộc vào vị trí mút ngón tay.Cắn chéo phía sau khi cung hàm trên bị hẹp, lực tác động lên hàm trên do các

cơ má gây ra không cân bằng với lực đẩy của lưỡi do lưỡi đặt ở vị trí thấp,hàm dưới vẫn tăng trưởng không bị giới hạn thậm chí gây ra cắn chéo phía

sau 2 bên Tăng nguy cơ khớp cắn loại 2 răng hàm và răng nanh

1.4.2.2 Mút môi

Mút môi dưới là thói quen thường gặp, theo kết quả nghiên cứu của cáctác giả [9], [46]: trẻ thích mút môi dưới thường có các Stress tình cảm, thường

Trang 17

xuất phát từ những bất hạnh và mâu thuẫn trong gia đình hoặc có thể đây làhội chứng làm giảm sự căng thẳng thường gặp ở trẻ đi học, dấu hiệu dễ nhìnthấy nhất là có dấu của các răng cửa trên ở môi dưới và căng cường cơ cằm,môi và lưỡi có thể chạm nhau trong khi nuốt, trẻ có cắn hở vùng răng trước,răng cửa dưới nghiêng lệch về phía lưỡi, răng cửa trên chen chúc và nghiênglệch về phía môi, cần chú ý rằng mút môi dưới có thể là nguyên hoặc thứphát, trong trường hợp nguyên phát mút môi dưới làm tăng độ cắn chìa vìrăng cửa trên nghiêng phía môi và răng cửa dưới nghiêng phía lưỡi, thói quenmút môi dưới làm tăng độ cắn chìa và có thể gây lên cắn chìa quá mức vàthường cả cắn sâu Trong trường hợp thứ phát độ cắn chìa lớn là do bất hàihòa nhiều giữa xương hàm trên và hàm dưới theo chiều trước – sau , thôngthường là do hàm dưới kém phát triển, môi dưới nằm giữa răng cửa trên vàrăng cửa dưới, đây là sự đáp ứng của môi dưới đối với sự sai lệch hình tháigiữa các xương hàm và càng làm cho khớp cắn sâu và cắn hở ngày càng trầmtrọng hơn [9], [45].

Mút môi dưới có thể là nguyên nhân chính trực tiếp gây ra lệch lạcrăng, hàm hoặc có thể là hậu quả do hoạt động bù trừ của cơ khi có lệch lạc

và làm tăng thêm lệch lạc vốn có Thói quen mút môi có thể gây nên sai khớp cắnnếu trẻ duy trì thói quen với thời gian kéo dài và liên tục (>6 giờ/ngày).Thói quenmút môi dưới có thể được coi là thứ phát trong trường hợp bệnh nhân có lệchlạc khớp cắn loại II Angle tiểu loại 1 hoặc có độ cắn chìa lớn, hoạt động của

cơ môi lúc này là hoạt động thích nghi hoặc bù trừ khi môi trên và dưới khókhăn trong việc đóng kín trong lúc nuốt, do đó trẻ sẽ phải cố đưa môi dưới lên

để đóng kín miệng Nhưng việc đóng kín được thực hiện dễ dàng hơn đối vớitrẻ khi chúng đẩy môi dưới vào mặt trong của răng cửa trên, điều này làmtăng thêm độ cắn chìa do tạo lực đẩy răng cửa trên ra phía trước đồng thời tạo

áp lực quá mức về phía lưỡi ở phần trước của XHD Khi lệch lạc tăng lên, hoạtđộng của cơ tăng theo tạo vòng xoắn bệnh lý làm lệch lạc ngày càng tăng, thóiquen xấu này thường dẫn đến tăng hoạt động và tăng trương lực của cơ cằm dẫn

Trang 18

đến cản trở sự phát triển của xương ổ răng vùng răng cửa dưới nơi tiếp xúc trựctiếp với cơ và do đó ảnh hưởng cả các răng dưới [50] Mút môi dưới là thói quen

có biểu hiện lâm sàng thường gặp là:

- Rãnh môi cằm hằn rõ, tăng hoạt động cơ cằm, trên lâm sàng thấy nhiềunếp nhăn ở vùng cằm khi bệnh nhân nuốt

- Tăng trương lực cơ cằm

- Viền môi đỏ có thể phì đại nhìn rõ ở tư thế nghỉ

- Dấu các răng cửa trên môi dưới; ở một số bệnh nhân có thể thấy xuấthiện các tổn thương mạn tính do virus tại những vùng môi bị sang chấn hoặckích thích

Hình 1.4 Trẻ có thói quen mút môi dưới [9].

- Cắn hở vùng răng trước

- Tăng độ cắn chìa

- Răng cửa dưới nghiêng phía lưỡi

- Răng cửa trên chen chúc và nghiêng phía môi

1.4.3 Thở miệng

Thật ra là thở “Mũi – Miệng” vì hiếm gặp thở miệng đơn thuần, dù là

thuật ngữ nào thì thói quen này cũng vẫn cần phải bàn luận Thở miệng đượccoi là thói quen xấu khi đường thở không còn bị tắc nghẽn nhưng việc thở vẫntiếp tục được thực hiện chủ yếu qua miệng [19] Thở miệng và những rối loạntrong việc thở bằng mũi là một trong những nguyên nhân gây ra sai lệch khớpcắn và tuy nhiên Trẻ lệch lạc khớp cắn lại thường gặp ở trẻ có thở miệng[26]

Trang 19

Hình 1.5 Thói quen thở miệng với sai khớp cắn [35].

Nguyên nhân:

+ Đường mũi bị cản trở: Vẹo vách ngăn, dị ứng

+ Thói quen dù đường mũi không bị cản trở

+ Cấu tạo giải phẫu: Trẻ thở bằng mũi nhưng do môi trên quá ngắn nênmiệng vẫn hở khi trẻ thở mũi

Lâm sàng:

Có thể gặp một số biểu hiện đặc biệt ở trẻ thở miệng như sau:

- Khuôn mặt dài và hẹp (chủ yếu là tầng mặt dưới)

- Các răng cửa hàm trên nhô ra trước

- Miệng hở, hai môi hở nhau, môi dưới nằm phía sau các răng cửahàm trên

- Hàm trên hẹp và có hình chữ v

- Cắn hở vùng răng trước [35]

Hình 1.6 Thói quen thở miệng [35].

Trang 20

1.4.2.4 Đẩy lưỡi

- Định nghĩa: đẩy lưỡi là thói quen lưỡi đẩy ra trước và tì vào các răng

trước, hoặc lưỡi nằm giữa các răng trước khi nuốt, khi phát âm hoặc ở trạngthái nghỉ

Chẩn đoán thói quen đẩy lưỡi :

Ảnh hưởng của thói quen đẩy lưỡi lên răng và hàm phụ thuộc vào thờigian, tần suất, cường độ và kiểu đẩy lưỡi Trẻ có thói quen đẩy lưỡi có thể quansát thấy một vài hay toàn bộ đặc điểm sau:

- Khám mặt ngoài: chiều cao tầng mặt dưới tăng do lưỡi đẩy vào giữa các

răng cửa làm các răng sau không tiếp khớp, dần dần các răng sau trồi cao lên đểlấp kín khoảng trống giữa hai hàm làm nâng cao khớp cắn phía sau Do đó làmtăng chiều cao tầng mặt trước và cũng gây ra cắn hở răng trước

Môi không khép kín ở tư thế nghỉ

Góc mũi môi tăng

Tăng hoạt động của cơ cằm với biểu hiện những nếp nhăn ở cằm ( trongnhững trường hợp đẩy lưỡi ra trước)

- Khám trong miệng:

Răng trước hàm trên ngả môi

Khe hở giữa các răng

Thu hẹp răng hàm gần vùng răng hàm dẫn đến vị trí lưỡi thấp

Răng trước hàm dưới ngả lưỡi hoặc ngả môi phụ thuộc vào loại đẩy lưỡi Tăng độ cắn chìa

Cắn hở răng trước

cắn hở răng hàm ( gặp trong các trường hợp đẩy lưỡi phía trên) có thể xảy

ra ở một bên hoặc hai bên

Phát âm bị cản trở đặc biệt là những âm cần đặt lưỡi vào giữa hoặc tỳ vàorăng hàm trên hay hàm dưới như: /s/, /z/, /t/, /d/, /n/, /l/, /sh/, /v/, /th/

Trang 21

Quan sát thấy đầu lưỡi của bệnh nhân đẩy lưỡi trong lúc nghỉ ở mức thấphơn Đầu lưỡi chạm vào Cingulum hoặc mặt trong của các răng cửa dưới, thay vìphải ở sau răng cửa trên lúc nghỉ

Khi lưỡi chuyển động ra trước, hàm dưới phải chuyển động lên trên và ra sau

Có thể gặp rối loạn khớp thái dương hàm với những triệu chứng: đau khớp,tiếng kêu bất thường của khớp

1.5 Một số nghiên cứu về tình trạng khớp cắn

1.5.1 Thế giới

- Năm 1961, Jackson và Brehm [32] nghiên cứu trên 6328 trẻ em vàthiếu niên tuổi từ 6 tới 18 kết quả điều tra, nghiên cứu cho thấy: Khớp cắnbình thường: 16,6%, loại I: 60,1%, loại II: 22,8%, loại III: 0,5% Cũng cáctác giả này ở một nghiên cứu khác trên trẻ em và trẻ vị thành niên gốc da đỏ

từ 6 tới 18 tuổi cho thấy: Khớp cắn bình thường: 34,6%, loại I: 53%, loại II:9,5%, loại III: 2,9%

- Năm (1972): nghiên cứu trên 1700 trẻ em và vị thành niên tuổi từ 9 tới

18 ở Malaysia cho kết quả: Khớp cắn bình thường: 14%, loại I: 58%, loại II:24%, loại III: 4% [25]

- Năm (1973): nghiên cứu tỷ lệ lệch lạc khớp cắn và tương quan củachúng [39] kết quả điều tra 1198 trẻ từ 7 - 15 tuổi chưa bao giờ điều trị nắnchỉnh răng tham gia vào cuộc điều tra về khớp cắn răng nanh và răng hàm, độcắn chùm, cắn chìa, chen chúc răng, lệch đường giữa hàm trên, cắn chéo vàkhớp cắn dạng kéo được xem xét đánh giá Khớp cắn răng hàm được coi làbiến độc lập, mối liên quan của chúng với các đặc điểm khác của khớp cắnđược phân tích bằng phương pháp đa chiều Kết quả: hơn 90% trẻ có ít nhất 1đặc điểm của lệch lạc khớp cắn, giới tính không ảnh hưởng tới bất cứ tỷ lệlệch lạc khớp cắn nào Lệch lạc khớp cắn loại II có liên quan tới việc tăng độcắn chìa và độ cắn chùm nhưng không có liên quan tới lệch đường giữa hàm

Trang 22

trên Lệch lạc loại III thì liên quan tới việc giảm độ cắn chùm, độ cắn chìa vàcắn chéo Nhóm cung răng không đối xứng có liên quan tới tăng độ cắn chìa

và cắn chéo Răng chen chúc ít nhận thấy mối tương quan

- Năm 1974: Rwakatema, Nganga và Kemoli [42] nghiên cứu tỷ lệ lệchlạc khớp cắn ở trẻ 12 – 15 tuổi ở Tanzania 289 học sinh được lựa chọn ngẫunhiên (153 nam và 136 nữ), được khám lâm sàng để đánh giá tình trạng khớpcắn Tỷ lệ lệch lạc khớp cắn là 97,6% Lệch lạc loại II theo Angle là 6,9% vàloại III là 11% Chen chúc răng khá thường gặp đặc biệt ở nhóm răng trướchàm dưới 6,2% có khớp cắn hở và 10,7% khớp cắn sâu

- Năm (1992): nghiên cứu trên 1550 trẻ vị thành niên Trung Quốc sinhsống tại Úc tuổi từ 12 – 14 [33]: Khớp cắn bình thường: 7,1%, loại I: 58,8%,loại II: 22,5%, loại III: 12,6%

1.5.2 Việt Nam

- Năm 1999: Điều tra và nghiên cứu về khớp cắn trẻ em tuổi 12 ở HàNội tỷ lệ lệch lạc khớp cắn của trẻ tuổi này là 91% đó khớp cắn loại I là39%, loại II là 43%, loại III là 9%

- Năm 2000: Tỷ lệ lệch lạc khớp cắn ở người Việt Nam trong độ tuổi17-27 là 83,2% dân số, trong đó khớp cắn loại I là 71,3%, loại II là 7%, loạiIII là 21,7%

- Năm 2004: Điều tra tình trạng bất thường Răng Mặt của học sinh tuổi12-15 ở Hải Phòng tỷ lệ sai khớp cắn của trẻ là 84%

- Năm 2013: Nghiên cứu của Lê Thu Hương về tình trạng lệch lạc khớpcắn của học sinh 8-10 tuổi tại Hà Nội: tỷ lệ khớp cắn bình thường 16,5%, loại

I là 32,4%, loại II là 41,8 %, loại III là 9,3% [23]

Trang 23

Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng nghiên cứu

Trẻ em 12 tuổi dân tộc Tày tại Lạng Sơn, thuộc nhóm đối tượng của đềtài cấp nhà nước: “Đặc điểm nhân trắc học của người Việt Nam và ứng dụngtrong y học.”

Tiêu chuẩn lựa chọn:

- Độ tuổi 12 tuổi

- Đồng ý tham gia nghiên cứu và được bố mẹ đồng ý tham gia nghiên cứu

- Chưa có tiền sử điều trị chỉnh hình hoặc phục hình trước đó

- Không có tiền sử chấn thương hàm mặt hoặc dị tật vùng hàm mặt(hởmôi hoặc vòm miệng, hội chứng sọ mặt) làm ảnh hưởng đến sự phát triểncủa khối sọ mặt

- Có bố mẹ, ông bà nội ngoại là người Tày

- Có đủ 24 răng vĩnh viễn (không kể răng hàm lớn thứ 2), đã thay toàn

Tiêu chuẩn loại trừ:

- Mất răng hàm lớn thứ nhất (một bên hoặc hai bên)

- Có phục hình, hoặc tổn thương tổ chức cứng làm thay đổi chiều gần

xa của răng

- Bị dị dạng hàm mặt

- Đã điều trị nắn chỉnh răng, hoặc phẫu thuật vùng hàm mặt

- Không hợp tác nghiên cứu hoặc bố mẹ không đồng ý tham gia nghiên cứu

- Bệnh nhân không đủ các tiêu chuẩn trên

- Bệnh nhân không đầy đủ thông tin, hồ sơ bệnh án

Trang 24

2.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu

- Địa điểm: Lạng Sơn

- Thời gian: 2017

- Dự kiến kế hoạch nghiên cứu:

+ Thời gian thực hiện nghiên cứu: 01/2/2017 đến 30/6/2018

+ Thời gian tổng kết số liệu và viết báo cáo: 2017

+ Thời gian báo cáo: 12/2018

2.3 Cỡ mẫu nghiên cứu

Chúng tôi áp dụng công thức tính cỡ mẫu ước tính 1 chỉ số trung bìnhcho nghiên cứu điều tra cắt ngang như sau:

Trong đó:

n: Cỡ mẫu nghiên cứu tối thiểu

(1) Sai sót loại I (α): Chọn α = 0,05, tương ứng có ít hơn 5% cơ hội rút): Chọn α): Chọn α = 0,05, tương ứng có ít hơn 5% cơ hội rút = 0,05, tương ứng có ít hơn 5% cơ hội rút

ra một kết luận dương tính giả

(2) Sai sót loại II (β) hoặc lực mẫu (power là 1- β): Chọn β = 0,1 (hoặc) hoặc lực mẫu (power là 1- β) hoặc lực mẫu (power là 1- β): Chọn β = 0,1 (hoặc): Chọn β) hoặc lực mẫu (power là 1- β): Chọn β = 0,1 (hoặc = 0,1 (hoặclực mẫu=0,9), tương ứng có 90% cơ hội tránh được một kết luận âm tính giả

n = (1,96 + 1,28)2 * 15,32 : 4,24 = 759

Trang 25

Mỗi đối tượng nghiên cứu đều được nghiên cứu cả cung hàm trên và cunghàm dưới.

Như vậy để dự phòng sai số trong quá trình lấy số liệu, chúng tôi dự định

sẽ tiến hành nghiên cứu trên khoảng 770 người

2.4 Vật liệu và trang thiết bị nghiên cứu

- Dụng cụ nha khoa thông thường: Gương, gắp, thám châm, trong khaykhám vô trùng, compa, thước đo tiêu chuẩn

Hình 2.1 Bộ dụng cụ lấy dấu, đỗ mẫu, đo đạc [46]

Hình 2.2 Thước cặp điện tử Mitutoyo CD-6”CSX [46]

- Vật liệu lấy dấu và sáp cắn:Chất lấy dấu (Alginate), thìa lấy dấu, sáp lámỏng, đèn cồn, thạch cao siêu cứng, bát cao su, bay đánh chất dấu khuôn vàthạch cao đá

Trang 26

2.5 Các bước tiến hành nghiên cứu

1 Lập kế hoạch và thiết kế mẫu nghiên cứu

2 Khám sàng lọc và lập danh sách đối tượng nghiên cứu.

3 Tiến hành lấy mẫu hàm.

Nghiên cứu viên trực tiếp khám, 2 cộng tác viên ( gồm 1 bác sĩ chuyênkhoa Răng Hàm Mặt, 1 trợ thủ nha khoa) Sau khi khám chọn lọc, thực hiệnlấy dấu đổ mẫu ngay tại chỗ Tất cả đều được tập huấn thống nhất cách lấydấu, đổ mẫu

4 Tiến hành lấy lá sáp cung răng

5 Khám thu thập thông tin chung theo mẫu thiết kế sẵn

+ Thông tin hành chính : Họ tên, giới , ngày tháng năm sinh, địa chỉ.+ Thói quen: Thở miệng, mút môi

6 Khám thu thập thông tin về tình trạng khớp cắn

+ Xác định tương quan RHL1 trên và dưới bên phải, bên trái trênmiệng theo phân loại của Angle

+ Độ cắn phủ răng trước, Cắn hở

+ Độ cắn chìa răng trước, Cắn ngược

Các răng phía trước: Bình thường, nghiêng lệch, chen chúc.

Các răng phía sau: Bình thường, nghiêng lệch, chen chúc, răng sữa tồn tại

+ Lấy dấu hai hàm và đổ mẫu ngay sau khi lấy dấu 5 phút bằng thạchcao siêu cứng

Yêu cầu của mẫu thạch cao: Ghi dấu rõ ràng các chi tiết của răng vàcung răng Mẫu phải được đổ trong vòng 5 phút sau khi gỡ mẫu ra khỏimiệng, hình thể răng nguyên vẹn không bị bọng

7 Thu thập dữ liệu về răng và khớp cắn trên mẫu:

Trên mỗi mẫu hàm cần xác định:

Đo độ cắn chìa răng trước trên:

Đo độ cắn chìa răng cửa trên ở tư thế khớp cắn trung tâm Đặt thướcbằng nhựa trong thẳng góc với mặt phẳng tiếp xúc mặt ngoài răng cửa dưới,

Trang 27

và song song với mặt phẳng cắn, dùng bút lông kim đánh dấu điểm tiếp xúcphía ngoài răng cửa trên với thước, đoạn thẳng thu được chỉnh là độ cắn chìarăng cửa [47].

Hình 2.3 Độ cắn phủ và độ cắn chìa [27]

Đo độ cắn phủ răng trước:

Đặt thước nhựa trong từ rìa cắn răng cửa trên vuông góc với mặt ngoàirăng cửa dưới, vạch một đường đánh dấu tương ứng trên mặt ngoài răng cửadưới Độ cắn phủ là khoảng cách được đo từ vạch này tới rìa cắn răng cửa dưới

Hình 2.4 a: độ cắn phủ; b: cắn sâu; c và d: cắn hở.

Trang 28

Xác định khoảng hiện có và khoảng cần thiết

+ Khoảng hiện có: Được đo bằng cách chia cung răng thành 4 đoạn thẳng

để đo, cách đo này có ưu điểm dễ thực hiện, ít sai số, hiện nay được sử dụngphổ biến [21], [22]

Hình 2.5 Cách đo khoảng hiện có và khoảng cần thiết.

Đoạn 1: Từ điểm tiếp xúc phía gần R6 bên phải đến điểm tiếp xúc phíagần R3 bên phải

Đoạn 2: Từ điểm tiếp xúc phía gần R3 bên phải đến điểm tiếp xúc giữahai răng cửa giữa

Đoạn 3: Từ điểm tiếp xúc giữa hai răng cửa giữa đến điểm tiếp xúcphía gần R3 bên trái

Đoạn 4: Từ điểm tiếp xúc phía gần R3 bên trái đến điểm tiếp xúc phíagần R6 bên trái

Hình 2.6 Đo khoảng hiện có (Đo chu vi cung răng)

Trang 29

+ Khoảng cần thiết: Là tổng kích thước gần xa của từng răng, đo từ tiếp

điểm này đến tiếp điểm khác Đo 10 răng (mỗi hàm) là các răng hàm nhỏ, răngnanh, răng cửa hàm trên và hàm dưới Đo kích thước gần xa của một răng bằngcách đo khoảng lớn nhất giữa các điểm tiếp xúc với mặt răng kế cận Thước đophải được giữ song song với mặt nhai của răng được đo [34], [37]

Hình 2.7 Đo kích thước gần xa

Việc tiến hành thực hiện đo đã được tập huấn và tuân thủ nguyên tắc đotheo đề tài nhà nước, mỗikích thước sẽ được tiến hành đo 1lần bởi một người đo,trong cùng một điều kiện đo

Các số đo có số đo đặc biệt to quá hay nhỏ quá đều được thực hiện lạiphép đo 2 lần

Ghi kết quả đo được vào phiếu nghiên cứu

Trang 30

0 ≤ x < 2: Thiếu khoảng ít hoặc đủ khoảng.

2 ≤ x < 6: Thiếu khoảng trung bình

x ≥ 6: Thiếu khoảng lớn

x < 0: Thừa khoảng

- Các dấu chứng lâm sàng để xác định thói quen răng miệng xấu

Mút ngón tay:

+ hỏi, quan sát xem trẻ có mút ngón tay trong lúc chờ, lúc khám

+ Ngón tay mút sạch, ướt hơn ngón khác

+ Răng cửa trên thưa và nghiêng lệch về phía môi

+ Hẹp cung răng trên, cung răng hình chữ V

+ Răng cửa dưới nghiêng lệch về phía lưỡi

+ Cắn hở vùng răng cửa trước

Mút môi dưới:

+ Dấu của các răng cửa in trên môi dưới

+ Răng cửa trên chen chúc, nghiêng về phía môi, độ cắn chìa tăng

+ Răng cửa dưới nghiêng về phía lưỡi

+ Cắn hở vùng răng trước

Thở miệng:

+ Trẻ thường có khớp cắn hạng II, hẹp hàm trên, cắn hở răng trước, cắnchéo răng sau một hoặc hai bên

+ Răng chen chúc trên cả hai hàm, mặt dài, đầu hơi ngửa ra sau

+ Hai môi khép không kín, lưỡi nằm thấp

+ Nghiêng lệch răng trước hàm trên và hàm dưới

+ Các bệnh lý về đường hô hấp trên

Đẩy lưỡi

+ quan sát phát âm một số âm /s/, /z/, /t/, /d/, /n/, /l/, /sh/, /v/, /th/ nói đớt.+ Lưỡi to, có dấu răng hàm trên ở các bờ bên lưỡi

Trang 31

+ Đỉnh lưỡi nằm xen giữa các răng cửa dưới khi lưỡi ở tư thế nghỉ.

+ phanh lưỡi ngắn

+ Cắn hở vùng răng trước do lưỡi nằm về phía trước

+ Cắn hở vùng răng sau và cắn sâu do vị trí lưỡi nằm ở phía sau

+ Cắn đối đầu vùng răng trước và khớp cắn múi – múi ở vùng răng sau

do lưỡi nằm cả vùng răng trước và răng sau

+ nghiêng lệch răng trước hàm trên và hàm dưới, nghiêng lệch răng sau hàm dưới

- Răng sữa tồn tại lâu trên cung hàm.

Răng sữa tồn tại biểu hiện trên lâm sàng là đặc điểm chiếm chỗ của cácrăng vĩnh viễn ở vùng răng cối nhỏ và răng nanh làm răng vĩnh viễn mọc rangoài hoặc lệch vào trong

2.6 Các biến số cần nghiên cứu và xử lý số liệu

2.6.1 Các biến số cần xác định cho mục tiêu 1

Tên biến Loại biến Chỉ số/Định nghĩa/ Phân loại Phương pháp

thu thập

Phân loại tương quan

rang hàm lớn thứ nhất

theo Angle

Biến thứ hạng Angle I, Angle II TL1, 2, Angle III Khám lâmsàng, Đo trên

mẫu

khoảng hiện có(KHC) Biến định

khoảng cần thiết

Trang 32

Khoảng chênh lệch (x) Biến địnhlượng mm Đo trên mẫu

Trang 33

2.6.2 Các biến số cần xác định cho mục tiêu 2

nghĩa/Phân loại

Phương pháp thu thập

Răng sữa tồn tại Biến định lượng Có/không Đo trên mẫu Thói quen mút môi Biến định tính Có/không Hỏi, phiếu hỏi Thói quen thở miệng Biến định tính Có/không Hỏi, phiếu hỏi Thói quen mút ngón

Hỏi, phiếu hỏi

Thói quen đẩy lưỡi Biến định tính Có/không Hỏi, phiếu hỏi

2.6.3 Xử lý số liệu

- Làm sạch số liệu trước khi phân tích

- Số liệu được nhập và phân tích bởi phần mềm SPSS 16.0

- Kiểm định các biến bằng các test kiểm định

- Mức độ có ý nghĩa thống kê được chọn khi p<0,05 Nếu p>0,05 tức làkhông có ý nghĩa thống kê

2.7 Sai số và biện pháp khống chế sai số

+ Sai số do hệ thống đo lường

+ Sai số do quy trình đo lường

2.7.2 Cách khống chế sai số

- Khống chế sai số người đo: Trước khi tiến hành đo đạc chính thức,chúng tôi rút ngẫu nhiên trong mẫu nghiên cứu 10 đối tượng, đo tất cả cácphép đo 2 lần để đánh giá mức độ tương quan trên hai người đo và được ghilại như bình thường Sau đó, lập bảng tính hệ số tương quan Pearson (r) và sosánh với phân loại chuẩn của nhà thống kê học người Anh Karl Pearson đưa

ra vào đầu thế kỷ XXi

Bảng 2.1 Ý nghĩa của hệ số tương quan

Trang 34

Hệ số tương quan Ý nghĩa

±0,01 đến ±0,1 Mối tương quan quá thấp, không đáng kể

±0,2 đến ±0,3 Mối tương quan thấp

±0,4 đến ±0,5 Mối tương quan trung bình

±0,6 đến ±0,7 Mối tương quan cao

±0,8 trở lên Mối tương quan rất cao

Chỉ tiến hành đo đạc khi tất cả các phép đo đều có hệ số tương quan từ ±0,8 trở lên

- Đo trên mẫu hàm ba lần, lấy trị số trung bình

- Sử dụng một dụng cụ, đo cùng một loại đơn vị đo, thước đo có chuẩn mực

- Đo trong cùng một tiêu chuẩn, điều kiện

- Kiểm tra số liệu hàng ngày, bổ sung những thông tin còn thiếu

2.8 Kế hoạch nghiên cứu

Kế hoạch nghiên cứu sẽ được trình bày sơ lược thông qua biểu đồ Ganttsau:

Công việc cần

phải làm

Người phụ trách

Thời gian tương ứng T3

T4

T5 T6

T7 T8

T9 T10

T11 T12

T6/2018

Viết luận văn NNC

Biểu đồ 2.1 Biểu đồ GANTT mô tả tiến độ thực hiện đề tài

2.9 Đạo đức nghiên cứu

- Đây là một nhánh trong đề tài nhà nước nên toàn bộ các vấn đề đạo đức

của đề tài đã được hội đồng đạo đức của đề tài nhà nước thông qua

- Tất cả các đối tượng nghiên cứu đều có phiếu đồng ý tham gia chương

trình của cha mẹ hoặc người giám hộ

Trang 35

- Mỗi HS được lập phiếu khám và điều trị răng miệng Được khám, pháthiện, điều trị sớm và điều trị phòng ngừa bệnh sâu răng; và hướng dẫn cách giữ

vệ sinh răng miệng, tư vấn cho phụ huynh về sức khỏe răng miệng cho trẻ

- Các thông tin cá nhân của đối tượng sẽ được đảm bảo giữ bí mật

- Quy trình khám, vấn đề vô khuẩn được đảm bảo không gây ra bất kỳmột ảnh hưởng xấu nào cho trẻ Trong quá trình nghiên cứu không tiến hànhbất kỳ một thử nghiệm nào

- Tư vấn điều trị, gửi đi điều trị ngay lập tức những trường hợp phát hiệntăng trưởng bất thường

Trang 36

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Nhận xét: Trong số 398 bệnh nhân Nam giới tình trạng khớp cắn Angle loại I

chiếm tỷ lệ cao nhất là 60.6%, loại II chiếm tỷ lệ thấp nhất là 9.8% Trong số

378 bệnh nhân Nữ giới tình trạng khớp cắn Angle loại I chiếm tỷ lệ cao nhất

là 72.2%, loại III chiếm tỷ lệ thấp nhất là 4.8%

Trang 37

Biểu đồ 3.1 Phân bố tình trạng khớp cắn Angle của Nam giới

Biểu đồ 3.2 Phân bố tình trạng khớp cắn Angle của Nam giới

Trang 38

Bảng 3.2 Độ cắn phủ các răng phía trước theo Angle.

Nhận xét: Trong số 370 bệnh nhân có độ cắn phủ các răng phía trước từ 0-3

mm tình trạng khớp cắn Angle loại I chiếm tỷ lệ cao nhất là 71.4%, loại IIchiếm tỷ lệ thấp nhất là 6.8%

Trong số 396 bệnh nhân có độ cắn phủ các răng phía trước >3 mm tìnhtrạng khớp cắn Angle loại I chiếm tỷ lệ cao nhất là 63.1%, loại III chiếm tỷ lệthấp nhất là 5.3%

Trong số 10 bệnh nhân có độ cắn phủ các răng phía trước là cắn hở tìnhtrạng khớp cắn Angle loại III chiếm tỷ lệ cao nhất là 80%, loại I và loại IIchiếm tỷ lệ thấp nhất là 0%

Bảng 3.3 Độ cắn chìa các răng phía trước theo Angle.

Trang 39

Nhận xét: Trong số 306 bệnh nhân có độ cắn chìa các răng phía trước từ 0-3

mm tình trạng khớp cắn Angle loại I chiếm tỷ lệ cao nhất là 68%, loại IIchiếm tỷ lệ thấp nhất là 7.5%

Trong số 462 bệnh nhân có độ cắn chìa các răng phía trước >3 mm tình

trạng khớp cắn Angle loại I chiếm tỷ lệ cao nhất là 66.2%, loại III chiếm tỷ lệthấp nhất là 5.6%

Trong số 8 bệnh nhân có độ cắn chìa các răng phía trước là cắn ngượctình trạng khớp cắn Angle loại III chiếm tỷ lệ cao nhất là 75%, loại I và loại IIchiếm tỷ lệ thấp nhất là 0%

Bảng 3.4 Kích thước trung bình KCT & KHC hàm trên, dưới theo Giới.

Giới

KT (mm)

Trungbình(mm)

Độ lệchchuẩn(mm)

Trungbình (mm)

Độ lệchchuẩn(mm)

Hàm

Khoảng cần

Khoảng hiện có 78.1171 5.95848 77.2025 5.12243

Ngày đăng: 06/08/2019, 11:17

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
10. Williams, J.L. (1920). The esthetic and anatomical basis of dental prostheses, Dent Dig, 26, 264 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The esthetic and anatomical basis of dentalprostheses
Tác giả: Williams, J.L
Năm: 1920
11. Brader A. C. (1972). Dental arch form related with intraoral forces:PR=c, Am J Orthop 61, 541-562 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dental arch form related with intraoral forces:"PR=c
Tác giả: Brader A. C
Năm: 1972
12. Trịnh Hồng Hương (2012). Nghiên cứu sự thay đổi cung răng và khớp cắn từ hệ răng hỗn hợp sang hệ răng vĩnh viễn ở học sinh từ 9 đến 12 tuổi, luận văn tiến sỹ y học,60,61,62 Sách, tạp chí
Tiêu đề: ). Nghiên cứu sự thay đổi cung răng và khớpcắn từ hệ răng hỗn hợp sang hệ răng vĩnh viễn ở học sinh từ 9 đến 12tuổi
Tác giả: Trịnh Hồng Hương
Năm: 2012
13. Tsai H.H. (2001). Tooth position, Arch size and Arch Shape in the Primary dentition, ASDC J. Dent. Child, 68(1), 17-22 Sách, tạp chí
Tiêu đề: ASDC J. Dent. Child
Tác giả: Tsai H.H
Năm: 2001
15. Raberin M., Laumon B., Martin J.L., Brunner F. (1993). Demension and form of dental arches in subjects with normal occlusions, Am J Orthod Dentofacial Orthop, 104(1), 67-72 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Am JOrthod Dentofacial Orthop
Tác giả: Raberin M., Laumon B., Martin J.L., Brunner F
Năm: 1993
16. Nojima K, Mc Laughlin R.P, Isshiki Y, Sinclair P.M (2001).Acomperative study of Caucasian and Japanese mandibular Clinical arch form, Angle Orthod, 71, 195-200 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Angle Orthod
Tác giả: Nojima K, Mc Laughlin R.P, Isshiki Y, Sinclair P.M
Năm: 2001
17. Burris B. G., Harris E.F. (2000). Maxillary arch size and shape in American Blacks and Whites, Angle Orthod, 70, 279-302 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Angle Orthod
Tác giả: Burris B. G., Harris E.F
Năm: 2000
18. Lê Đức Lánh (2001). Đặc điểm hình thái đầu mặt và cung răng ở trẻ em từ 12- 15 tuổi tại TP Hồ Chí Minh, Luận án tiến sỹ y học, 147, 109-116 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đặc điểm hình thái đầu mặt và cung răng ở trẻ emtừ 12- 15 tuổi tại TP Hồ Chí Minh
Tác giả: Lê Đức Lánh
Năm: 2001
21. Al-Khatib AR, Rajion ZA, Masudi SM, et al (2011). Tooth size and dental arch dimensions: a stereophotogrammetric study in Southeast Asian Malays, Orthod Craniofac Res, 14, 243 - 253 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Orthod Craniofac Res
Tác giả: Al-Khatib AR, Rajion ZA, Masudi SM, et al
Năm: 2011
22. Lê Hồ Phương Trang, Trần Ngọc Khánh Vân, Lê Võ Yến Nhi (2013).Hình dạng cung răng hàm trên ở người trưởng thành từ 18 đến 24 tuổi.Tạp chí Y học TP Hồ Chí Minh,17, 214-222 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Y học TP Hồ Chí Minh
Tác giả: Lê Hồ Phương Trang, Trần Ngọc Khánh Vân, Lê Võ Yến Nhi
Năm: 2013
23. Lê Thị Nhàn (1997). Một số cách phân loại lệch lạc răng hàm, tập 1, NXB Y học Hà Nội, 445-449 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số cách phân loại lệch lạc răng hàm
Tác giả: Lê Thị Nhàn
Nhà XB: NXB Y học Hà Nội
Năm: 1997
24. Mavroskoufis F., Ritchie G. M. (1980). The face form as a guide for the selection of maxillary central incisors, The journal of Prosthetic Dentistry, 43(5), 501-505 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The journal of ProstheticDentistry
Tác giả: Mavroskoufis F., Ritchie G. M
Năm: 1980
25. Sellen P., Jarryl D. (1998). The correlation between selected factors which influence dental aesthetics, Primary Dental Care, 5(2), 55-60 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Primary Dental Care
Tác giả: Sellen P., Jarryl D
Năm: 1998
26. Ibrahimagie L., Jerolimov V., Clebie A., et al. (2001). Relationship between the face and the tooth form, Coll. Antropol, 25(2), 619-626 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Coll. Antropol
Tác giả: Ibrahimagie L., Jerolimov V., Clebie A., et al
Năm: 2001
27. Farias F.D.O., Ennes J.P., Zorzatto J.R. (2010). Aesthetic value of relationship between the shapes of the face and permanent upper central incisor, Int J Dent, 2010, 1-6 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Int J Dent
Tác giả: Farias F.D.O., Ennes J.P., Zorzatto J.R
Năm: 2010
30. Abdulhadi L.M. (2012), Face – central incisor form matching in selected south Asian population, Scientific research and essays, 7, 5, 616-620 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Scientific research and essays
Tác giả: Abdulhadi L.M
Năm: 2012
31. Koralakunte P.R., Budihal D.H. (2012), A clinical study to evaluate the correlation between maxillary central incisor tooth form and face form in an Indian population, J Oral Sci, 54, 3, 273-8 Sách, tạp chí
Tiêu đề: J Oral Sci
Tác giả: Koralakunte P.R., Budihal D.H
Năm: 2012
32. Bishara SE et al (1995). Changes in facial dimesions assessed from lateral and frontal photographs, Am J Ortho dentofac orthop, 108, 389-363 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Am J Ortho dentofac orthop
Tác giả: Bishara SE et al
Năm: 1995
33. Võ Trương Như Ngọc (2010). Nghiên cứu đặc điểm hình thái khuôn mặt và đặc điểm khuôn mặt hài hòa ở nhóm sinh viên người Việt tuổi 18-25, Luận vănTiến sỹ y học, Trường Đại học Y Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu đặc điểm hình thái khuônmặt và đặc điểm khuôn mặt hài hòa ở nhóm sinh viên người Việt tuổi18-25
Tác giả: Võ Trương Như Ngọc
Năm: 2010
34. Claman, Patton, Rashid (1990). Standardizedd portrait photography for dental patients, Am J Orthod, 98, 197-205 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Am J Orthod
Tác giả: Claman, Patton, Rashid
Năm: 1990

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w