NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CỦA THANH TOÁN QUỐC TẾ Với định nghĩa nêu trên, chúng ta thấy thanh toán quốc tế liên quan chặtchẽ đến ngoại hối, bởi vì các nước phải sử dụng các đồng tiền của các q
Trang 1KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
Trang 2Năm học 2018 - 2019
Trang 4LỜI MỞ ĐẦU
hanh toán quốc tế từ lâu đã là một môn học quan trọng cho sinh viênchuyên ngành kinh tế - tài chính ở các trường đại học trên toàn quốc.Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế chủ động hiện nay ở nước ta,việc nghiên cứu và học tập để tiếp cận được những kiến thức quan trọng về côngtác thanh toán quốc tế để bổ trợ cho tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế là là rấtcần thiết
T
Môn học trang bị cho sinh viên đại học (không chuyên ngành ngoạithương) kiến thức cơ bản về nghiệp vụ thanh toán quốc tế phục vụ cho hoạtđộng ngoại thương của doanh nghiệp, kỹ năng tác nghiệp các công việc liênquan đến hoạt động thanh toán quốc tế của doanh nghiệp Sau khi học xong mônnày sinh viên có thể thực hiện được những nghiệp vụ thanh toán quốc tế phátsinh trong hoạt động xuất nhập khẩu tại doanh nghiệp và có khả năng làm một
số công việc liên quan như lập, kiểm tra bộ chứng từ, xử lý hoặc điều chỉnhchứng từ, lập yêu cầu thanh toán quốc tế và yêu cầu ngân hàng thực hiện cácnghiệp vụ thanh toán quốc tế cụ thể cho doanh nghiệp, theo dõi quá trình thựchiện nghiệp vụ liên quan, yêu cầu tu chỉnh L/C, lập hối phiếu đòi tiền cho hànghoá đã xuất khẩu, tư vấn cho lãnh đạo doanh nghiệp những nghiệp vụ liên quanđến thanh toán quốc tế…
Cuối cùng, bài giảng này mong muốn đóng góp thêm một phần nhỏ giúpcho các bạn sinh viên có thêm tài liệu nghiên cứu trong quá trình học tập củamình
Người biên soạn
Trang 5CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ
MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG:
Trình bày khái niệm, đặc điểm và vai trò của thanh toán quốc tế trong nền kinh tế
cũng như hiểu một cách tổng quát các nội
dung chủ yếu liên quan cần nghiên cứu
trong môn học Thanh toán quốc tế, từ đó
giúp cho người học có cái nhìn khái quát về
môn học này.
Trang 61.1 KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA THANH TOÁN QUỐC TẾ
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu như hiện nay, các mối quan hệkinh tế, chính trị thương mại ngày càng phát triển mạnh mẽ và kết quả là hìnhthành nên các khoản thu và chi tiền tệ quốc tế giữa các đối tác ở các nước khácnhau Các mối quan hệ tiền tệ này ngày một phong phú, đa dạng với quy môngày càng lớn Chúng góp phần tạo nên tình trạng tài chính của mỗi nước, có thể
ở trạng thái bội thu hay bội chi Trong các mối quan hệ quốc tế, các đối tác ở cácnước khác nhau, do vậy có sự khác nhau về ngôn ngữ, cách xa nhau về địa lýnên việc thanh toán không thể tiến hành trực tiếp với nhau mà phải thông quacác tổ chức trung gian, đó chính là các ngân hàng thương mại cùng với mạnglưới hoạt động khắp nơi trên thế giới
Thanh toán quốc tế đã ra đời từ lâu, nhưng nó mới chỉ phát triển mạnh mẽvào cuối thế kỷ 20 khi mà khối lượng mua bán, đầu tư quốc tế và chuyển tiềnquốc tế ngày càng gia tăng, từ đó làm cho khối lượng các giao dịch th anh toánqua ngân hàng cũng tăng theo Việc thanh toán qua ngân hàng làm gia tăng việc
sử dụng đồng tiền của các nước để chi trả lẫn nhau Thanh toán quốc tế đã trởthành một bộ phận không thể thiếu trong hoạt động của nền kinh tế của các quốcgia hiện nay
Thanh toán quốc tế có thể được định nghĩa từ theo nhiều quan điểm khácnhau, chẳng hạn:
Thứ nhất, theo Đinh Xuân Trình (1996) thanh toán quốc tế là việc thanhtoán các nghiã vụ tiền tệ phát sinh có liên quan tới các quan hệ kinh tế, thươngmại và các mối quan hệ khác giữa các tổ chức, các công ty và các chủ thể khácnhau của các nước
Thứ hai, theo Trầm Thị Xuân Hương (2006), thanh toán quốc tế là quátrình thực hiện các khoản thu chi tiền tệ quốc tế thông qua hệ thống ngân hàngtrên thế giới nhằm phục vụ cho các mối quan hệ trao đổi quốc tế phát sinh giữacác nước với nhau
Trang 7Từ hai định nghĩa trên đây, chúng ta có thể thấy một số đặc điểm củathanh toán quốc tế:
Trước hết, thanh toán quốc tế diễn ra trên phạm vi toàn cầu, phục vụ cácgiao dịch thương mại, đầu tư, hợp tác quốc tế thông qua mạng lưới ngân hàngthế giới Thanh toán quốc tế khác với thanh toán trong n ước là ở đây nó liênquan đến việc trao đổi tiền của quốc gia này lấy tiền của quốc gia k hác Vì vậykhi ký kết các hợp đồng mua bán ngoại thương các bên phải thỏa thuận với nhaulấy đồng tiền của nước nào là tiền tệ tính toán và thanh toán trong hợp đồng,đồng thời phải tính toán thận trọng để lựa chọn các biện pháp phòng chống rủi
ro khi tỷ giá hối đoái biến động
Thứ hai, Tiền tệ trong thanh toán quốc tế thường không phải là tiền mặt
mà nó tồn tại dưới hình thức các phương tiện thanh toán như thư chuyển tiền,điện chuyển tiền, hối phiếu, kỳ phiếu và séc ghi bằng ngoại tệ Thanh toán giữacác nước đều được tiến hành thông qua ngân hàng và không dùng tiền mặt, nếu
có thì chỉ trong những trường hợp riêng biệt Do vậy thanh toán quốc tế về bảnchất chính là các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế Chúng được hình thành và pháttriển trên cơ sở các hợp đồng ngoại thương và các trao đổi tiền tệ quốc tế
Thứ ba, Thanh toán quốc tế được thực hiện dựa trên nền tảng pháp luật vàtập quán thương mại quốc tế, đồng thời nó cũng bị chi phối bởi luật pháp củacác quốc gia, bởi các chính sách kinh tế, chính sách ngoại thương và chính sáchngoại hối của các quốc gia tham gia trong thanh toán
1.2 VAI TRÒ CỦA THANH TOÁN QUỐC TẾ TRONG NỀN KINH TẾ
Trong các mối quan hệ thanh toán quốc tế, ngân hàng đóng vai trò trunggian tiến hành thanh toán Nó giúp cho quá trình thanh toán được tiến hành antoàn, nhanh chóng và thuận lợi đồng thời giảm thiểu chi phí cho khách hàng.Với sự uỷ thác của khách hàng, ngân hàng không chỉ bảo vệ quyền lợi chokhách hàng trong các giao dịch thanh toán mà còn tư vấn cho họ nhằm tạo nên
sự tin tưởng, hạn chế rủi ro trong quan hệ thanh toán với các đối tác nước ngoài
Trang 8Thanh toán quốc tế không chỉ làm tăng thu nhập của ngân hàng, mở rộngvốn, đa dạng các dịch vụ mà còn nâng cao uy tín của ngân hàng trên thị trườngtài chính quốc tế Trong quá trình lưu thông hàng hoá, thanh toán quốc tế làkhâu cuối cùng, do vậy nếu thanh toán thực hiện nhanh chóng và liên tục, giá trịhàng hoá xuất nhập khẩu được thực hiện sẽ có tác dụng thúc đẩy tốc độ thanhtoán và giúp các doanh nghiệp thu hồi vốn nhanh Thông qua thanh toán quốc tếcòn tạo nên các mối quan hệ tin cậy giữa doanh nghiệp và ngân hàng, từ đó cóthể tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp được các ngân hàng tài trợ vốntrong trường hợp doanh nghiệp thiếu vốn, hỗ trợ về mặt kỹ thuật thanh toánthông qua việc hướng dẫn, tư vấn cho doanh nghiệp, hạn chế thấp nhất rủi ro cóthể xảy ra trong quá trình thanh toán với các đối tác.
Thanh toán quốc tế còn có tác dụng khuyến khích các doanh nghiệp kinhdoanh xuất nhập khẩu gia tăng qui mô hoạt động, tăng khối lượng hàng hoá giaodịch và mở rộng quan hệ giao dịch với các nước
Về phương diện quản lý của Nhà nước, thanh toán quốc tế giúp tập trung
và quản lý nguồn ngoại tệ trong nước và sử dụng ngoại tệ một cách hiệu quả, tạođiều kiện thực hiện tốt cơ chế quản lý ngoại hối của nhà nước, quản lý hiệu quảcác hoạt động xuất nhập khẩu theo chính sách ngoại thương đã đề ra
1.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CỦA THANH TOÁN QUỐC TẾ
Với định nghĩa nêu trên, chúng ta thấy thanh toán quốc tế liên quan chặtchẽ đến ngoại hối, bởi vì các nước phải sử dụng các đồng tiền của các quốc giakhác nhau, tức là sử dụng ngoại tệ cũng như các phương tiện để tiến hành thanhtoán giao dịch Như vậy, một nội dung cần nghiên cứu, đó chính là ngoại hối vàcác khía cạnh liên quan đến ngoại hối như tỷ giá hối đoái, thị trường hối đoái vàcác nghiệp vụ hối đoái cơ bản Đây chính là nội dung của chương 2
Thanh toán quốc tế thực hiện không dùng tiền mặt mà chủ yếu là cácphương tiện thanh toán quốc tế như hối phiếu, lệnh phiếu hay còn gọi là kỳphiếu, séc, thẻ thanh toán, do vậy cần nghiên cứu về các phương tiện này cũng
Trang 9như các văn bản pháp lý quốc tế điều chỉnh chúng Đây chính là nội dung củachương 3
Trên thực tế có nhiều phương thức thanh toán khác nhau mà các bên thamgia thanh toán có thể lựa chọn tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố, chẳng hạn như khốilượng giao dịch lớn hay nhỏ, quan hệ giữa các bên thanh toán là tin tưởng hay íttin tưởng, tập quán thương mại của các đối tác trong các mối quan hệ thanhtoán, phí thanh toán cao hay thấp, tốc độ thanh toán nhanh hay chậm v.v Do vậycần nghiên cứu để hiểu rõ về các phương thức thanh toán quốc tế và các văn bảnpháp lý quốc tế liên quan đến các phương thức thanh toán này Đây chính là nộidung được trình bày trong chương 4
Thanh toán quốc tế liên quan đến tiền tệ của các nước khác nhau, do vậy
nó liên quan đến rủi ro do thay đổi tỷ giá, thanh toán quốc tế có thể đ ược tiếnhành ở các địa điểm khác nhau, với thời gian khác nhau, phương thức khácnhau Điều này dẫn đến các quyền lợi và nghĩa vụ khác nhau của các bên thamgia thanh toán Những quyền lợi và nghĩa vụ này cần được thương lượng và quiđịnh thành các điều khoản trong các hợp đồng th ương mại được gọi là các điềukiện trong thanh toán Liên quan đến các điều kiện này có các văn bản pháp lýquốc tế cần phải nghiên cứu mới có thể vận dụng tốt các điều kiện một cách tốtnhất cho mỗi bên đối tác Đây chính là một nội dung quan trọng cần đượcnghiên cứu để tránh những rủi ro có thể xảy ra, đảm bảo quyền lợi cho các bênthanh toán Nội dung này được trình bày trong chương 6
Trang 10CHƯƠNG 2: TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG:
Người học nắm được kiến thức cơ bản
về tỷ giá, cách tính tỷ giá chéo, các nhân tố
ảnh hưởng đến biến động tỷ giá
Bên cạnh đó, người học được trang bị
kiến thức về thị trường ngoại hối cũng như
các Phương pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá
bằng các công cụ phái sinh trên thị trường
ngoại hối
Trang 112.1 TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
2.1.1 Khái niệm tỷ giá hối đoái
Việc thanh toán tiền tệ phát sinh từ các quan hệ kinh tế, thương mại và cácmối quan hệ khác giữa các chủ thể khác nhau của các nước đòi hỏi đến việc traođổi tiền tệ của quốc gia này đối với tiền tệ của quốc gia khác
Các khoản phải thu từ các giao dịch xuất khẩu, du lịch, đầu tư, vay nợ, việntrợ, kiều hối và các dịch vụ khác đều cần phải chuyển đổi ngoại tệ ra nội tệ cũngnhư các khoản phải chi ra nước ngoài từ các giao dịch nhập khẩu, du lịch,chuyển vốn và tiền tệ ra bên ngoài,… Chẳng hạn như đối với một công ty xuấtnhập khẩu ở Việt Nam, khi xuất hàng hóa công ty thu về ngoại tệ nhưng công tykhông thể dùng ngoại tệ thu được để trả lương cho nhân viên, thu mua hàng xuấtkhẩu hay trang trải các khoản chi tiêu khác trong nước vì theo quy định cáckhoản chi tiêu này đòi hỏi phải được chi trả bằng nội tệ Ngược lại khi nhậpkhẩu hàng hóa, công ty phải sử dụng ngoại tệ để chi trả cho người xuất khẩu.Khi đó, công ty cần chuyển đổi nội tệ ra ngoại tệ Như vậy, trong hoạt động củamình, công ty thường xuyên liên quan đến việc sử dụng nhiều loại đồng tiềnkhác nhau và cần thiết phải chuyển đổi từ đồng tiền mình đang có sang đồngtiền mình đang cần Việc chuyển đổi này gọi là hối đoái
Hối đoái là sự chuyển đổi từ một đồng tiền này sang một đồng tiền khácchẳng hạn chuyển đổi từ một đồng Việt nam sang đô la Mỹ,… Sự chuyển đổinày xuất phát từ yêu cầu thanh toán giữa các cá nhân, các công ty, các tổ chứcthuộc hai quốc gia khác nhau và dựa trên một tỷ lệ nhất định giữa hai đồng tiền
Tỷ lệ đó gọi là tỷ giá hối đoái
Tỷ giá hối đoái (exchange rate) là giá cả của một đơn vị tiền tệ quốc gia này được biểu hiện thông qua một số lượng đơn vị tiền tệ quốc gia khác.
Tỷ giá này còn gọi là tỷ giá thị trường Ví dụ: Trên thị trường tiền tệ ViệtNam, giá của một USD là 20.050 VND, đây là tỷ giá hối đoái giữa USD vớiVND
Trang 122.1.2 Các loại tỷ giá hối đoái
* Căn cứ vào nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối, tỷ giá hối đoái được chia ralàm 2 loại:
- Tỷ giá mua: là tỷ giá mà ngân hàng mua ngoại hối vào
- Tỷ giá bán: là tỷ giá mà ngân hàng bán ngoại hối ra
Tỷ giá mua bao giờ cũng thấp hơn tỷ giá bán và khoảng chênh lệch đó(SPREAD) là lợi nhuận kinh doanh ngoại hối của ngân hàng
* Căn cứ vào chế độ quản lý tỷ giá, tỷ giá hối đoái được chia ra thành tỷ giá
* Căn cứ vào phương diện thanh toán quốc tế, tỷ giá hối đoái được chia rathành:
- Tỷ giá tiền mặt: là loại tỷ giá áp dụng cho các ngoại tệ tiền mặt, séc, thẻtín dụng
- Tỷ giá chuyển khoản: là tỷ giá áp dụng cho các trường hợp giao dịchthanh toán ngoại hối được thực hiện bằng cách chuyển khoản qua ngân hàng.Loại tỷ giá này thường thấp hơn tỷ giá tiền mặt do khi sử dụng tỷ giá chuyểnkhoản không cần phải có sự xuất hiện của một lượng tiền mặt thực sự, do vậygiảm được chi phí lưu thông tiền mặt
* Căn cứ vào thời điểm mua bán ngoại hối, tỷ giá hối đoái được chia rathành:
- Tỷ giá mở cửa: là tỷ giá chào hàng đầu tiên của một ngày giao dịch Nó cóthể là tỷ giá chào hàng vào đầu giờ giao dịch hay tỷ giá mua bán ngoại hối củaphiên giao dịch đầu tiên trong ngày làm việc
Trang 13- Tỷ giá đóng cửa: là tỷ giá vào cuối giờ giao dịch hay tỷ giá mua bán ngoạihối của phiên giao dịch cuối cùng trong ngày làm việc.
Trong giao dịch ngoại, thông thường các ngân hàng không thông báo tất cả
tỷ giá của các hợp đồng ký trong ngày mà chỉ công bố tỷ giá mở cửa và tỷ giáđóng cửa Hai tỷ giá này có mối quan hệ mật thiết với nhau, tỷ giá mở cửathường được hình thành trên cơ sở tỷ giá đóng cửa của ngày hôm trước có thamkhảo sự biến động tỷ giá trên thị trường quốc tế trong đêm đó
* Căn cứ vào thời điểm chuyển vốn, tỷ giá hối đoái được chia ra thành
- Tỷ giá giao ngay: là tỷ giá được áp dụng trong giao dịch mà việc chuyểnvốn, thanh toán xảy ra đồng thời với thời điểm ký hợp đồng (đồng thời ở đâyđược hiểu theo nghĩa trong phạm vi 02 ngày làm việc kể từ ngày ký hợp đồngmua bán ngoại hối)
- Tỷ giá kỳ hạn (forwards): là tỷ giá được áp dụng trong giao dịch mà việcchuyển vốn được tiến hành sau 1 thời gian nhất định, theo 1 tỷ giá được xác địnhtrước vào thời điểm ký kết hợp đồng
* Căn cứ vào hình thức thanh toán sử dụng:
- Tỷ giá điện hối: là tỷ giá mua bán ngoại hối mà ngân hàng có trách nhiệmchuyển ngoại hối bằng điện Tỷ giá điện hối là tỷ giá làm cơ sở xác định các loại
tỷ giá khác
- Tỷ giá thư hối: là tỷ giá mua bán ngoại hối mà ngân hàng có trách nhiệmchuyển ngoại hối bằng thư Tỷ giá thư hối nhỏ hơn tỷ giá điện hối do chi phíchuyển bằng thư rẻ hơn chuyển bằng điện Ngoài ra, việc chuyển ngoại hối bằngthư chậm hơn do đó người ta phải tính lãi phát sinh trong thời gian đó và đượckhấu trừ vào tỷ giá
- Tỷ giá check: là tỷ giá được xác định trên cơ sở bằng tỷ giá điện hối trừ đi
số tiền lãi phát sinh theo số ngày cần thiết của bưu điện để chuyển check từnước này sang nước khác
Trang 14- Tỷ giá hối phiếu: là tỷ giá được xác định bằng tỷ giá điện hối trừ đi số tiềnlãi phát sinh tính từ lúc ngân hàng mua hối phiếu cho đến lúc hối phiếu đó đượctrả tiền.
* Căn cứ vào mối quan hệ tỷ giá với chỉ số lạm phát, tỷ giá hối đoái đượcchia ra thành tỷ giá danh nghĩa và tỷ giá thực:
+ Tỷ giá danh nghĩa (E): Là giá cả của một đồng tiền được biểu thị thôngqua đồng tiền khác mà chưa đề cập đến tương quan sức mua hàng hoá và dịch
vụ giữa chúng Tỷ giá danh nghĩa là tỷ giá phổ biến được sử dụng hàng ngàytrong giao dịch trên các thị trường ngoại hối
+ Tỷ giá thực: Là tỷ giá được xác định trên cơ sở tỷ giá danh nghĩa đã đượcđiều chỉnh bởi tỷ lệ lạm phát giữa trong nước với nước ngoài,do đó nó là chỉ sốphản ánh tương quan sức mua giữa nội tệ và ngoại tệ Từ khái niệm trên tỷ giáthực được xác định theo công thức: Er = E.P*/P
Trong đó: Er là tỷ giá thực
E là tỷ giá danh nghĩa P* là giá cả ở nước ngoài bằng ngoại tệ
P là giá cả ở trong nước bằng nội tệ
2.1.3 Cách yết tỷ giá hối đoái
Để thống nhất và thuận tiện trong các giao dịch ngoại hối quốc tế Tổ chứctiêu chuẩn quốc tế ISO (International Standard Organization) đã quy định cáccode tiền tệ quốc tế có cấu trúc gồm 3 ký tự latin: 2 ký tự đầu phản ánh tên quốcgia, ký tự cuối cùng là tên đơn vị tiền tệ của quốc gia đó (Ký hiệu tiền tệ củamột số quốc gia được giới thiệu ở cuối chương)
Ví dụ:
- Tên đơn vị tiền tệ của Anh (bảng Anh) là: GBP
+ Hai ký tự đầu “GB” là viết tắt của Great Britain
+ Ký tự sau cùng “P” là viết tắt của pound
- Tên đơn vị tiền tệ của Mỹ (đô la Mỹ) là: USD
Trang 15+ Hai ký tự đầu “US” là viết tắt của The United States.
+ Ký tự sau cùng “D” là viết tắt của dollar
- Tên đơn vị tiền tệ của Anh (Việt Nam đồng) là: VND
+ Hai ký tự đầu “VN” là viết tắt của Việt Nam
+ Ký tự sau cùng “D” là viết tắt của đồng
Trong quan hệ giao dịch với khách hàng, các ngân hàng luôn phân biệt giữakhách hàng mua và khác hàng bán ngoại tệ Nếu khách hàng đến mua ngoại tệthì ngân hàng bán theo tỷ giá bán, nếu khách hàng đến bán ngoại tệ thì ngânhàng mua theo tỷ giá mua Tóm lại, tỷ giá bán là tỷ giá mà ngân hàng áp dụngkhi bán ngoại tệ cho khách hàng Tỷ giá mua là tỷ giá ngân hàng áp dụng khimua ngoại tệ từ khách hàng Do vậy, ngân hàng sẽ công bố đồng thời tỷ giá muangoại tệ (BID RATE) và tỷ giá bán ngoại tệ (ASK RATE)
Tỷ giá bán bao giờ cũng lớn hơn tỷ giá mua, chênh lệch này gọi làSPREAD, nhằm đảm bảo cho ngân hàng có thu nhập để trang trải chi phí giaodịch, bù đắp rủi ro ngoại tệ xuống giá và tìm kiếm lợi nhuận nhất định tronggiao dịch kinh doanh ngoại tệ Mức chênh lệch này thường khác nhau tùy theotừng loại ngoại tệ, giá trị của nó cao hay thấp tùy thuộc vào phạm vi giao dịchhẹp hay rộng và mức độ biến động giá trị của loại ngoại tệ đó trên thị trường.Mức chênh lệch này thường không cố định do tỷ giá luôn biến động theo quan
hệ cung cầu trên thị trường, thông thường biến động với biên độ nhỏ trừ nhữngtrường hợp có những biến động mạnh về kinh tế, chính trị Day’s spread thể hiệngiá thấp nhất trong ngày và giá cao nhất trong ngày của một loại tiền tệ Ví dụ:day’s spread của USD/CAD = 1,4126/23 Trong trường hợp này, 1,4126 là tỷgiá thấp nhất trong ngày còn 1,4223 là tỷ giá cao nhất trong ngày Nếu ngânhàng mua bán đồng thời với số lượng như nhau thì ngân hàng sẽ thu được lợinhuận mà không cần bỏ một đồng vốn nào Nếu ngân hàng mở rộng spread thìlợi nhuận thu được sẽ lớn hơn trong mỗi giao dịch Tuy nhiên, mở rộng spreadkhông phải là việc làm tùy tiện vì nếu mở rộng spread thì sẽ không hấp dẫnkhách hàng Do đó, trong cạnh tranh, các ngân hàng thường có xu hướng thu
Trang 16hẹp spread nhằm tăng doanh số giao dịch hơn là mở rộng spread Như vậy, mộtngân hàng muốn tăng doanh số giao dịch thì một trong những yếu tố quyết định
là thu hẹp spread và ngược lại
* Có nhiều cách công bố tỷ giá, điển hình là 2 cách sau:
- Công bố hai tỷ giá tách rời nhau
Vd: BID RATE: USD/CHF = 1,2312
ASK RATE: USD/CHF = 1,2317
- Công bố rút gọn: Trong giao dịch mua bán ngoại hối qua ngân hàng, đểđảm bảo tính nhanh gọn, các tỷ giá thường không được đọc đầy đủ, tránh những
dữ liệu trùng lặp không cần thiết mà chỉ đọc những con số nào thường biếnđộng, đó là những số cuối
Vd: USD/CHF = 1,2312/1,2317 hoặc USD/CHF = 1,2312/17
Với cách công bố như trên, đồng tiền đứng trước gọi là đồng tiền yết giá, cógiá trị một đơn vị tiền tệ Giá trị của đồng yết giá được biểu thị giá trị qua đồngtiền khác Đồng tiền đứng sau là đồng tiền định giá, có giá trị một số đơn vị tiền
tệ, nó thay đổi phụ thuộc vào thời giá của tiền yết giá Đồng định giá là đồngtiền dùng làm phương tiện xác định giá trị đồng tiền yết giá
Lưu ý: Khi tiếp cận với các nguồn tài liệu khác nhau thì cách viết tỷ giá
cũng khác nhau, bao gồm hai cách viết Ví dụ 1 USD = x VND thì có hai cáchviết như sau:
Cách 1: USD/VND = x, nghĩa là đặt đồng tiền yết giá đứng trước, đồng tiềnđịnh giá đứng sau Cách viết này được sử dụng tại các Ngân hàng thương mạitrên toàn thế giới
Cách 2: VND/USD = x, nghĩa là đặt đồng tiền định giá đứng trước, đồngtiền yết giá đứng sau Cách viết này được sử dụng phổ biến trong kinh tế học,các tác phẩm có tính học thuật cao như các giáo trình đại học quốc tế và các bàinghiên cứu
Trong toàn bộ chương trình của chúng ta, việc yết giá được thực hiện theocách 1
Trang 17* Trong cách yết giá trên, chữ số đứng trước dấu phẩy gọi là phần nguyên.Nếu phần nguyên chỉ có 1 chữ số thì phần thập phân phải lấy 4 chữ số
Hai chữ số đứng ngay sau dấu phẩy gọi là phần “số” (Figure), cứ 10 số tănglên một đơn vị tiền tệ
Hai chữ số đứng kế tiếp gọi là “điểm” (Points) Điểm tỷ giá là đơn vị cuốicùng (thông thường là phần thập phân) của tỷ giá được yết theo thông lệ trongcác giao dịch ngoại hối, cứ 10 điểm tăng lên một số Đối với những đồng tiềnnước nào có tiêu chuẩn giá cả lớn thì chênh lệch giữa giá mua và giá bán chỉ làphần điểm Đối với những nhà kinh doanh chuyên nghiệp thì trong một sốtrường hợp khi giao dịch với khối lượng lớn thì họ có thể thỏa thuận thêm mộtchữ số sau điểm tỷ giá, chữ số đứng sau Points gọi là Pips
* Cách đọc tỷ giá: Khi đọc tỷ giá, ta chia tỷ giá thành nhiều cụm để đọc, haichữ số cuối đọc là điểm, hai chữ số tiếp theo đọc là số Ví dụ: Tỷ giá trên đọc là
“Tỷ giá USD/CHF bằng một phẩy 23 số 12 điểm đến 17 điểm” Với cách đọcnhư trên có thể cho phép sử dụng phân số để biểu hiện cho phần điểm Ví dụ: 75điểm có thể đọc là ba phần tư; 25 điểm đọc là một phần tư Các mẫu số có thểchấp nhận được là 2; 4; 6; 8; 12; 16
Trường hợp phần nguyên đứng trước dấu phẩy khá lớn (lớn hơn 2 chữ số
và nhỏ hơn 4 chữ số) thì chỉ lấy phần số, không lấy phần điểm Ví dụ: USD/JPY
Trang 18Trong giao dịch ngoại hối, khách hàng thường lấy tên Thủ đô hoặc một sốthành phố lớn của các nước mà ở đó có thị trường tiền tệ lớn trên thế giới thaycho tên tiền tệ của nước đó ở vị trí định giá khi yết giá tại thị trường tiền tệ đó.Bên cạnh đó, do tỷ giá luôn biến động nên khi nói đến tỷ giá phải gắn liền vớithời gian và không gian cụ thể.
- “Tỷ giá đô la – Frankfurt” thay cho USD/DEM
- USD/FRF được thay thế bởi “tỷ giá đô la – Paris”
- “Tỷ giá đô la – Zurich” thay thế cho USD/CHF”…
2.1.4 Phương pháp yết tỷ giá (Quotation)
Có 04 cách niêm yết tỷ giá: Phương pháp yết tỷ giá trực tiếp, phương phápyết tỷ giá gián tiếp, phương pháp yết tỷ giá kiểu Mỹ và phương pháp yết tỷ giákiểu Châu Âu Trong đó, hai phương pháp được sử dụng phổ biến nhất đó làniêm yết tỷ giá trực tiếp và niêm yết tỷ giá gián tiếp
2.1.4.1 Phương pháp yết tỷ giá trực tiếp (direct quotation)
Phương pháp yết tỷ giá trực tiếp là phương pháp biểu thị giá trị 1 đơn vị cốđịnh của đồng ngoại tệ thông qua một số lượng biến đổi của đồng nội tệ
Trang 19Hiện nay, đa số các nước biểu diễn theo phương pháp trực tiếp và đồngUSD là đồng tiền yết giá Đô la Mỹ chỉ đóng vai trò là đồng tiền định giá đối với
5 đồng tiền là GBP, EUR, AUD, NZD và SDR
2.1.4.2 Phương pháp yết tỷ giá gián tiếp (indirect quotation)
Phương pháp yết tỷ giá gián tiếp là phương pháp biểu thị giá trị 1 đơn vị cốđịnh của đồng nội tệ thông qua một số lượng biến đổi của đồng ngoại tệ
là Anh, Newzealand, Úc và các nước dùng đồng tiền chung euro là các nước có
áp dụng phương pháp yết tỷ giá gián tiếp (Nước Anh và các nước thuộc địa củaAnh sử dụng phương pháp này là do trước đây nước Anh dùng hệ nhị phân).Đồng SDR (tiền tệ của quỹ tiền tệ quốc tế) cũng được yết giá theo phương phápnày
Ví dụ:
EUR/NZD = 1.7121/31; EUR/AUD = 1.3192/98; EUR/CAD = 1.2859/67;EUR/JPY = 108.31/38; EUR/GBP = 0.8318/32; EUR/CHF = 1.2658/61;EUR/USD = 1.30058/76
Như vậy, hai phương pháp yết tỷ giá trực tiếp và gián tiếp về bản chất thìkhông khác nhau nhưng về hình thức thì khác nhau
Lưu ý: Tại Mỹ áp dụng cả hai phương pháp yết giá trực tiếp và gián tiếp:
- Phương pháp yết tỷ giá trực tiếp được áp dụng đối với các đồng tiền sau:EUR, AUD, GBP, NZD
- Phương pháp yết tỷ giá gián tiếp được áp dụng đối với các đồng tiền cònlại
Trang 20Đối với các đồng tiền EUR, AUD, GBP, NZD, khi yết tỷ giá với nhau thìyết theo quy tắc: EUR/AUD; EUR/GBP; EUR/NZD; GBP/AUD; GBP/NZD.
2.1.4.3 Phương pháp yết tỷ giá kiểu Mỹ (American term)
Theo cách này, tỷ giá được niêm yết bằng số USD trên đơn vị ngoại tệ
Ví dụ: Tỷ giá được niêm yết theo kiểu Mỹ trên tờ Wall Street:
1 GBP = 1,5743 USD; 1 CHF = 0,7018 USD; 1 EUR = 1,0578 USD
2.1.4.4 Phương pháp yết tỷ giá kiểu Châu Âu (European term)
Theo cách này, tỷ giá được niêm yết bằng số ngoại tệ trên 1 đơn vị USD
Ví dụ: 1 USD = 0,6352 GBP; 1 USD = 0,9453 EUR, 1 USD = 1,4250 CHFPhương pháp yết giá kiểu Mỹ và kiểu Châu Âu thường được áp dụng chothị trường ngoại tệ liên ngân hàng, tức là áp dụng cho đối tượng khách hàng làmột ngân hàng khác Đối với khách hàng không phải ngân hàng khác người tathường áp dụng phương pháp yết giá trực tiếp và gián tiếp
Các ngân hàng thương mại Việt Nam sử dụng phương pháp yết giá trựctiếp Ngoài ra do đặc điểm Việt Nam còn giao dịch tiền mặt quá lơn nên bêncạnh yết giá ngoại tệ chuyển khoản, các ngân hàng thương mại còn yết giá ngoại
tệ tiền mặt
2.1.5 Phương pháp xác định tỷ giá chéo
Trên các thị trường hối đoái quốc tế hay tại các ngân hàng, thông thườngngười ta chỉ yết giá một số ngoại tệ chủ yếu như USD, GBP, JPY,… Tuy nhiêntrong giao dịch, khách hàng còn muốn xác định tỷ giá giữa các đồng tiền khácchẳng hạn như muốn biết tỷ giá CAD/JPY là bao nhiêu trong khi trên thị trườngchỉ có tỷ giá USD/JPY và USD/CAD Phương pháp tính chéo sẽ giúp cho việcxác định tỷ giá chưa được niêm yết
Như vậy, tỷ giá chéo là tỷ giá giữa hai đồng tiền được tính toán thông quamột đồng tiền thứ ba Cách xác định tỷ giá chéo phụ thuộc vào cách yết giá giántiếp hay trực tiếp của các đồng tiền
Trang 212.1.5.1 Phương pháp xác định tỷ giá hối đoái của hai đồng tiền yết giá trực tiếp
* Công thức chung để xác định tỷ giá hối đoái của hai tiền tệ yết giá trựctiếp: Muốn tìm tỷ giá hối đoái giữa hai đồng tiền được yết giá trực tiếp ta lấy tỷgiá của đồng tiền yết giá chia cho tỷ giá của đồng tệ định giá
Tỷ giá của đồng yết giá
Tỷ giá của ngân hàng =
Tỷ giá của đồng định giá
Để tìm phương pháp xác định tỷ giá hối đoái của hai tiền tệ yết giá trựctiếp, ta xét ví dụ sau: Giả sử Ngân hàng thương mại Việt Nam công bố hai tỷgiá:
USD/VND = 19.495/19.500; JPY/VND = 249,20/254,39
Tìm tỷ giá hối đoái giữa hai đồng tiền USD/JPY?
a Phương pháp xác định tỷ giá mua của hai đồng tiền yết giá trực tiếp
Giả sử khách hàng khi đến giao dịch với ngân hàng đang cần chuyển từđồng đô la Mỹ sang đồng yên Nhật Giao dịch của khách hàng tương ứng với haigiao dịch sau:
Giao dịch 01: Khách hàng bán đô la Mỹ lấy đồng Việt Nam Khi đó, ngânhàng sẽ mua đô la Mỹ Do đó, tỷ giá được áp dụng lúc này là tỷ giá mua đô la
Mỹ
BIDUSD/VND = 19.495Giao dịch 02: Khách hàng bán đồng Việt Nam lấy yên Nhật Khi đó, ngânhàng sẽ bán yên Nhật Do đó, tỷ giá được áp dụng lúc này là tỷ giá bán yên Nhật
Trang 22Như vậy, muốn tìm tỷ giá mua của hai đồng tiền yết giá trực tiếp, ta lấy tỷgiá mua của đồng tiền yết giá chia cho tỷ giá bán của đồng tiền định giá.
BIDĐồng tiền yết giá
BID =
ASKĐồng tiền định giá
b Phương pháp xác định tỷ giá bán của hai đồng tiền yết giá trực tiếp
Trường hợp này, khách hàng khi đến giao dịch với ngân hàng đang cầnchuyển từ đồng yên Nhật sang đồng đô la Mỹ Giao dịch của khách hàng tươngứng với hai giao dịch sau:
Giao dịch 01: Khách hàng bán đồng yên Nhật lấy đồng Việt Nam Khi đó,ngân hàng sẽ mua yên Nhật Do đó, tỷ giá được áp dụng lúc này là tỷ giá muayên Nhật
BIDJPY/VND = 249,20Giao dịch 02: Khách hàng bán đồng Việt Nam lấy đô la Mỹ Khi đó, ngânhàng sẽ bán đô la Mỹ Do đó, tỷ giá được áp dụng lúc này là tỷ giá bán đô la Mỹ
ASKĐồng tiền yết giá
ASK =
BIDĐồng tiền định giá
Trang 232.1.5.2 Phương pháp xác định tỷ giá hối đoái của hai đồng tiền yết giá gián tiếp
* Công thức chung để xác định tỷ giá hối đoái của hai tiền tệ yết giá giántiếp: Muốn tìm tỷ giá hối đoái giữa hai đồng tiền được yết giá gián tiếp ta lấy tỷgiá của đồng tiền định giá chia cho tỷ giá của đồng tiền yết giá
Tỷ giá của đồng định giá
Tỷ giá của ngân hàng =
Tỷ giá của đồng yết giá
Để tìm phương pháp xác định tỷ giá hối đoái của hai tiền tệ yết giá giántiếp, ta xét ví dụ sau: Giả sử Ngân hàng thương mại Anh công bố hai tỷ giá: GBP/AUD = 1,5858/67; GBP/JPY = 130,12/130,19;
Tìm tỷ giá AUD/JPY?
a Phương pháp xác định tỷ giá mua của hai tiền tệ yết giá gián tiếp
Giả sử khách hàng khi đến giao dịch với ngân hàng đang cần chuyển từđồng đô la Úc sang đồng yên Nhật Giao dịch của khách hàng tương ứng với haigiao dịch sau:
Giao dịch 01: Khách hàng bán đô la Úc lấy đồng bảng Anh Khi đó, ngânhàng sẽ bán đồng bảng Anh, mua đô la Úc Do đó, tỷ giá được áp dụng lúc này
là tỷ giá bán GBP/AUD
ASKGBP/AUD = 1,5867 Giao dịch 02: Khách hàng bán đồng bảng Anh lấy yên Nhật Khi đó, ngânhàng sẽ mua đồng bảng Anh, bán yên Nhật Do đó, tỷ giá được áp dụng lúc này
là tỷ giá mua GBP/JPY
BIDGBP/JPY = 130,12
Từ công thức chung, ta suy ra tỷ giá mua giữa đồng đô la Úc và yên Nhậtlà:
BIDGBP/JPY 130,12BIDUSD/JPY = = = 82.01
ASKGBP/AUD 1,5867
Trang 24Như vậy, muốn tìm tỷ giá mua của hai đồng tiền yết giá gián tiếp, ta lấy tỷgiá mua của đồng tiền định giá chia cho tỷ giá bán của đồng tiền yết giá.
BIDĐồng tiền định giá
BID =
ASKĐồng tiền yết giá
b Phương pháp xác định tỷ giá bán của hai tiền tệ yết giá gián tiếp
Giả sử khách hàng khi đến giao dịch với ngân hàng đang cần chuyển từđồng yên Nhật sang đô la Úc Giao dịch của khách hàng tương ứng với hai giaodịch sau:
Giao dịch 01: Khách hàng bán yên Nhật lấy đồng bảng Anh Khi đó, ngânhàng sẽ bán đồng bảng Anh, mua yên Nhật Do đó, tỷ giá được áp dụng lúc này
là tỷ giá bán GBP/JPY
ASKGBP/JPY = 130,19Giao dịch 02: Khách hàng bán đồng bảng Anh lấy đô la Úc Khi đó, ngânhàng sẽ mua đồng bảng Anh, bán đô la Úc Do đó, tỷ giá được áp dụng lúc này
là tỷ giá mua GBP/AUD
BIDGBP/AUD = 1,5858
Từ công thức chung, ta suy ra tỷ giá bán giữa đồng đô la Úc và yên Nhật là:
ASKGBP/JPY 130,19ASKUSD/JPY = = = 80,10
BIDGBP/AUD 1,5858Như vậy, muốn tìm tỷ giá bán của hai đồng tiền yết giá gián tiếp, ta lấy tỷgiá bán của đồng tiền định giá chia cho tỷ giá mua của đồng tiền yết giá
ASKĐồng tiền định giá
ASK =
BIDĐồng tiền yết giá
Trang 252.1.5.3 Phương pháp xác định tỷ giá hối đoái của hai đồng tiền yết giá khác nhau
Cách thức tìm phương pháp xác định tỷ giá hối đoái của hai đồng tiền yếtgiá khác nhau (đồng tiền này yết giá trực tiếp, đồng tiền kia yết giá gián tiếp)cũng được xác định tương tự như hai phương pháp trên
Ta xét ví dụ sau: Ngân hàng Mỹ công bố các tỷ giá như sau:
USD/CHF = 0,9679/81; EUR/USD = 1,3109/11
Xác định tỷ giá EUR/CHF?
a Phương pháp xác định tỷ giá mua của hai đồng tiền yết giá khác nhau
Giả sử khách hàng khi đến giao dịch với ngân hàng đang cần chuyển từđồng euro Châu Âu sang đồng Franc Thụy Sỹ Giao dịch của khách hàng tươngứng với hai giao dịch sau:
Giao dịch 01: Khách hàng bán euro Châu Âu lấy đồng đô la Mỹ Khi đó,ngân hàng sẽ bán đô la Mỹ, mua euro Châu Âu Do đó, tỷ giá được áp dụng lúcnày là tỷ giá mua EUR/USD
BIDEUR/USD = 1,3109 Giao dịch 02: Khách hàng bán đô la Mỹ lấy Franc Thụy Sỹ Khi đó, ngânhàng sẽ mua đồng đô la Mỹ và bán đồng Franc Thụy Sỹ Do đó, tỷ giá được ápdụng lúc này là tỷ giá mua USD/CHF
BIDUSD/CHF = 0,9679Như vậy, tỷ giá mua EUR/CHF là:
BIDEUR/CHF= BIDEUR/USD x BIDUSD/CHF = 1,3109 x 0,9679 = 1,2688
Như vậy, muốn tìm tỷ giá mua của hai đồng tiền yết giá khác nhau, ta lấy tỷgiá mua của đồng tiền yết giá nhân với tỷ giá mua của đồng tiền định giá
BID = BIDĐồng tiền yết giá x BIDđồng tiền định giá
b Phương pháp xác định tỷ giá bán của hai đồng tiền yết giá khác nhau
Giả sử khách hàng khi đến giao dịch với ngân hàng đang cần chuyển từFranc Thụy Sỹ sang đồng euro Châu Âu Giao dịch của khách hàng tương ứngvới hai giao dịch sau:
Trang 26Giao dịch 01: Khách hàng bán Franc Thụy Sỹ lấy đồng đô la Mỹ Khi đó,ngân hàng sẽ bán đô la Mỹ, mua Franc Thụy Sỹ Do đó, tỷ giá được áp dụng lúcnày là tỷ giá bán USD/CHF
ASKUSD/CHF = 0,9681Giao dịch 02: Khách hàng bán đô la Mỹ lấy euro Châu Âu Khi đó, ngânhàng sẽ mua đồng đô la Mỹ và bán đồng euro Châu Âu Do đó, tỷ giá được ápdụng lúc này là tỷ giá bán EUR/USD
ASKEUR/USD = 1,3111Như vậy, tỷ giá bán EUR/CHF là:
ASKEUR/CHF= ASKEUR/USD x ASKUSD/CHF =0,3111 x 0,9681 = 1,2693
Như vậy, muốn tìm tỷ giá bán của hai đồng tiền yết giá khác nhau, ta lấy tỷgiá bán của đồng tiền yết giá nhân với tỷ giá bán của đồng tiền định giá
ASK = ASKĐồng tiền yết giá x ASKđồng tiền định giá
2.1.6 Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái
Dưới tác động của xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế như hiệnnay, có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng ngắn hạn cũng như dài hạn đến tỷ giá, baogồm các yếu tố sau đây:
2.1.6.1 Cán cân thanh toán quốc tế
Cán cân thanh toán quốc tế phản ánh tình hình thu – chi thực tế bằngngoại tệ của một nước so với các nước khác trong quan hệ giao dịch quốc tế lẫnnhau, cán cân thanh toán quốc tế thể hiện vị thế tài chính của quốc gia bội chihoặc bội thu:
- Nếu cán cân thanh toán quốc tế bội chi: (chi > thu), thì quốc gia đó phảixuất ngoại tệ trả nợ, dẫn đến nhu cầu ngoại tệ gia tăng, cầu > cung, tỷ giá cho xuhướng tăng lên
- Ngược lại nếu cán cân thanh toán quốc tế bội thu (thu > chi), nước ngoàitrả nợ bằng ngoại tệ, dẫn đến cung ngoại tệ gia tăng, tỷ giá có xu hướng giảm
Trang 27- Tuy nhiên sự biến động tăng giảm tỷ giá hối đoái nói trên chỉ xảy ratrong trường hợp điều kiện môi trường kinh tế ổn định không xảy ra những biến
cố kinh tế - chính trị trọng đại, vì những biến động và chính trị, xã hội sẽ tácđộng nhanh chóng đến sự thay đổi của tỷ giá
2.1.6.2 Lãi suất
Phần lớn các nhà đầu tư với quy mô lớn trên thị trường như các tập đoàn,các công ty đa quốc gia có thể chuyển đổi đầu tư một cách dễ dàng giữa cácđồng tiền khác nhau khi tỷ giá và lãi suất của các đồng tiền này có chiều hướngthay đổi Vấn đề quan trọng được đặt ra là cần phải so sánh đối chiếu thu thậpđầu tư từ các đồng tiền khác nhau để có thể chắc chắn rằng họ có thể thu đượckết quả đầu tư tốt nhất Thông thường các nhà đầu tư có xu hướng đầu tư vàođồng tiền có lãi suất cao, được thể hiện bằng cách khá phổ biến là đi vay đồngtiền có lãi suất thấp chuyển đổi sang đồng tiền có lãi suất cao, sau đó đầu tưđồng tiền lãi suất cao bằng nhiều hình thức nhằm hưởng lợi nhuận do chênh lệchlãi suất của hai đồng tiền Điều này sẽ tạo nên sự thay đổi cung cầu ngoại tệ trênthị trường,từ đó ảnh hưởng đến tỷ giá
Tuy nhiên trong suốt thời gian đầu tư hay cho vay,… tỷ giá biến độngtăng hoặc giảm sẽ tác động đến gia tăng thu nhập hoặc lỗ, nhà đầu tư bị rủi ro do
sự gia tăng tỷ giá lớn hơn thu nhập do chênh lệch lãi suất của hai đồng tiền.Thực tế, thông thường đồng tiền có lãi suất cao có khuynh hướng lên giá, bởi vì
sẽ có nhiều nhà đầu tư mua đồng tiền có lãi suất cao để cho vay nhằm thu lãinhiều hơn
2.1.6.3 Ngang giá sức mua
Ngang giá sức mua chính là sự so sánh và đo lường sức mua tương đốicủa hai đồng tiền, được tính toán bằng cách so sánh giá cả của cùng một số mặthàng ở hai nước khác nhau được tính theo đồng tiền của hai nước
Nếu cùng một số tiền ngang nhau người ta mua được một lượng hàngngang nhau ở mọi nước thì như vậy mậu dịch quốc tế sẽ không có lãi và không
Trang 28kích thích ngoại thương phát triển, điều đó có nghĩa là, các đồng tiền đều ở trongtình trạng ngang nhau về sức mua.
Vì vậy cần phải hiểu nền tảng của ngang giá sức mua được thể hiện: nếunhư một mặt hàng ở trong quốc gia này rẻ hơn thì xuất khẩu mặt hàng đó sangmột nước khác giá đắt hơn thì sẽ có lời hơn, và ngược lại nếu một mặt hàngtrong quốc gia sản xuất đắt hơn so với giá thị trường nước ngoài thì tốt hơn hếtnên nhập khẩu mặt hàng đó sẽ có lợi hơn Vấn đề này lý giải sự chênh lệch vềgiá cả của cùng một mặt hàng ở các nước khác nhau trên thế giới, nước nào cólợi thế kinh tế tốt hơn sẽ có điều kiện thuận lợi sản xuất ra hàng hóa với chi phíthấp, sẽ là cơ hội để các nước này đẩy mạnh xuất khẩu và ngược lại kích thíchnhập khẩu khi mặt hàng đó sản xuất trong nước giá cao hơn Sự gia tăng thươngmại mậu dịch thế giới dẫn đến thực hiện các khoản thu chi ngoại tệ, từ đó làmảnh hưởng đến cung cầu ngoại tệ trên thị trường và tác động đến tỷ giá hối đoái
2.1.6.4 Các điều kiện kinh tế
Về ngắn hạn, các hoạt động kinh doanh và đầu tư hàng ngày đều tác động
trực tiếp đến cung và cầu vốn đặc biệt là các khoản giao dịch với quy mô lớntrên thị trường Những yếu tố kinh tế chính trị tác động tức thời đã làm thay đổiđáng kể các khoảng cách chênh lệch giữa tỷ giá bán và tỷ giá mua,… Mức cung,cầu ngoại tệ biến động trên thị trường thay đổi sẽ ảnh hưởng đến các luồng thuchi ngoại tệ, từ đó tác động đến tỷ giá hối đoái
Về dài hạn, tỷ giá hối đoái bị ảnh hưởng bởi tình hình và xu hướng phát
triển kinh tế quốc gia cũng như các biến động trên thị trường thế giới, được thểhiện qua những yếu tố cơ bản như sau: cán cân thanh toán, tăng trưởng kinh tế,
tỷ lệ lạm phát, thất nghiệp, thuế suất, cung và cầu vốn,… Tất cả những nhân tốtrên tạo nên áp lực cung và cầu vốn trên thị trường, vốn ngoại tệ sẽ chảy vàomột nước khi các nhà đầu tư thấy có cơ hội kinh doanh và một số nước cần vốn
và đưa ra các mức lãi suất hấp dẫn, còn các nước khác thừa tiền thì có khả năngđầu tư sang các nước khác, dẫn đến làm dịch chuyển luồng vốn đầu tư giữa các
Trang 29nước Tuy nhiên, các nhà đầu tư không phải luôn luôn lúc nào cũng đầu tư chỉ vìlãi suất cao mà còn phải tính đến các yếu tố chiến lược khác như: môi trườngkinh tế - chính trị ổn định, chính sách thuế quan,…
2.1.6.5 Những yếu tố chính trị
Sự biến động của tỷ giá trong ngắn hạn cũng như dài hạn đều bị ảnhhưởng bởi các yếu tố chính trị, mức độ bất ổn trong tình hình chính trị và cácchính sách điều tiết của nhà nước Có thể nói sự ổn định về chính trị được xemnhư là điều kiện hấp dẫn thu hút vốn đầu tư, và làm dịch chuyển vốn đầu tưnhanh chóng Tình hình chính trị bất ổn sẽ dẫn đến hiện tượng tháo chạy vốn,đảo ngược dòng vốn,… là nguyên nhân nguy cơ khủng hoảng tài chính
2.1.6.6 Các yếu tố khác:
Tỷ giá còn chịu tác động của các yếu tố khác như: tâm lý, chính sách kinh
tế, môi trường đầu tư,…
Tóm lại, những biến động các nhân tố nêu trên đã tác động làm thay đổicung cầu ngoại tệ, giá trị đồng tiền sẽ tăng hoặc giảm trên thị trường
2.1.7 Các phương pháp điều chỉnh tỷ giá hối đoái
Trong nền kinh tế sản xuất hàng hóa, tỷ giá hối đoái chịu ảnh hưởng củanhiều nhân tố và biến động một cách tự phát Do đó, Nhà nước có thể áp dụngnhiều phương pháp để điều chỉnh tỷ giá hối đoái Các biện pháp chủ yếu được
sử dụng để điều chỉnh tỷ giá hối đoái là chính sách chiết khấu, chính sách hốiđoái và dự trữ bình ổn hối đoái, chính sách phá giá, nâng giá tiền tệ,…
Trang 30vào nước mình để thu lãi cao Lượng vốn chạy vào sẽ góp phần làm dịu sự căngthẳng của cầu ngoại hối, do đó, tỷ giá hối đoái sẽ có xu hướng giảm xuống.Chính sách chiết khấu cũng chỉ có ảnh hưởng nhất định và có hạn đối với tỷgiá hối đoái bởi vì giữa tỷ giá và lãi suất không có quan hệ nhân quả, lãi suấtkhông phải là nhân tố duy nhất quyết định sự vận động vốn giữa các nước.
Lãi suất biến động do tác động của quan hệ cung cầu của vốn cho vay Lãisuất có thể biến động trong phạm vi tỷ suất lợi nhuận bình quân và trong mộttình hình đặc biệt có thể vượt quá tỷ suất lợi nhuận bình quân Còn tỷ giá hốiđoái thì do quan hệ cung cầu về ngoại hối quyết định mà quan hệ này lại do tìnhhình của cán cân thanh toán dư thừa hay thiếu hụt quyết định Như vậy là nhân
tố hình thành lãi suất và tỷ giá hối đoái không giống nhau, do đó mà biến độngcủa lãi suất không nhất định đưa đến tỷ giá hối đoái biến động theo
Lãi suất lên cao có thể thu hút vốn ngắn hạn của nước ngoài chạy vào,nhưng khi tình hình chính trị, kinh tế và tiền tệ trong nước đó không ổn định tìkhông nhất thiết thực hiện được, bởi vì đối với vốn nước ngoài, vấn đề lức đó lạiđặt ra trước tiên là sự đảm bảo an toàn vốn chứ không phải là vấn đề thu đượclãi bao nhiêu
Ví dụ, trong cuộc khủng hoảng đô la Mỹ mặc dù lãi suất trên thị trườngNew York cao gấp 1.5 lần thị trường London, gấp 3 lần thị trường Tây Đứcnhưng vốn ngắn hạn không chảy vào thị trường Mỹ mà đổ dồn chạy thẳng vàoTây Đức và Nhật Bản, mặc dù các nước này thực hiện chính sách lãi suất thấpbởi vì nguy có phá giá đô la trong thời gian này khá cao
Tuy nhiên không nên coi thường chính sách chiết khấu Nếu tình hình tiền
tệ của các nước đều địa thể như nhau thì phương hường đầu tư ngắn hạn vẫnhướng vào những nước có lãi suất cao Do đó, hiện nay chính sách chiết khấuvẫn có ý nghĩa
Vd: Năm 1964, ngân hàng Anh quốc nâng tỷ suất chiết khấu từ 5% lên 7%
đã thu hút được vốn ngắn hạn chảy vào Anh, góp phần giải quyết những khókhăn của cán cân thanh toán quốc tế của Anh
Trang 312.1.7.2 Chính sách hối đoái và quỹ dự trữ bình ổn hối đoái
Chính sách hối đoái hay còn gọi là chính sách thị trường mở là biện pháptrực tiếp tác động vào tỷ giá hối đoái, có nghĩa là NHTW hay các cơ quan ngoạihối vủa Nhà nước dùng nghiệp vụ trực tiếp mua bán ngoại hối để điều chỉnh tỷgiá hối đoái
Khi tỷ giá hối đoái lên cao, NHTW tung ngoại hối bán ra để kéo tỷ giá hốiđoái xuống Muốn thực hiện được biện pháp này, NHTW phải có dự trữ ngoạihối lớn Song, nếu tình hình thiếu hụt của cán cân thanh toán quốc tế của mộtnước kéo dài thì khó có nguồn dự trữ ngoại hối lớn để thực hiện chính sách này.Trong tình hình như trên, các nước tư bản chủ nghĩa phải dựa vào vốn dựtrữ ngoại hối của nhau để cứu nguy đồng tiền của một nước nào đó Vì vậy, 14nước tư bản chủ nghĩa phát triển và Mỹ đã ký hiệp định “SWAP” để hỗ trợ lẫnnhau giữa các NHTW nhằm tác động đến quan hệ cung cầu ngoại hối của nước
sử dụng tín dụng “SWAP”, do đó, ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái của nước đó Chính sách chiết khấu và chính sách ngoại hối đều dẫn đến mâu thuẫn giữacác tập đoàn tư bản trong nươc, giữa thương nhân xuất khẩu muốn nâng cao tỷgiá hối đoái lên với thương nhân nhập khẩu muốn hạ thấp tỷ giá hối đoái xuống,giữa nhà nhập khẩu muốn nâng tỷ giá hối đoái và nhà xuất khẩu vốn muốn hạthấp tỷ giá hối đoái và mâu thuẫn giữa các nước tư bản chủ nghĩa với nhau vì tỷgiá hối đoái của một nước nâng lên thì hạn chế xuất khẩu hàng hóa của nướckhác nhưng lại khuyến khích xuất khẩu vốn của nước khác Do đó làm cho cáncân thương mại và cán cân thanh toán của nước ngoài đó với nước thực hiện haichính sách này bị thiệt hại
Quỹ dự trữ bình ổn hối đoái là một hình thức biến tướng của chính sách hốiđoái, mục đích của nó là nhằm tạo ra một cách chủ động một lượng dự trữ ngoạihối để ứng phó với sự biến động của tỷ giá hối đoái, thông qua chính sách hoạtđộng công khai trên thị trường
Về nguyên tắc thì NHTW nước không chịu trách nhiệm điều tiết sự biếnđộng của tỷ giá thả nổi Song, do khủng hoảng ngoại hối trầm trọng, tiền tệ các
Trang 32nước ngày một mất giá và tỷ giá biến động mãnh liệt đã ảnh hưởng đến sản xuất
và lưu thông hàng hóa, các nước đã thành lập quỹ bình ổn hối đoái để điều tiết
tỷ giá của đồng tiền nước mình
Theo số liệu của Ngân hàng dự trữ liên bang New York, các nước tư bảnchủ nghĩa đã chi một khoản tiền khá lớn trích ra trong quỹ của mình khoảng 300
tỷ đô la Mỹ từ đầu năm 1973, trong đó, chỉ riêng từ tháng 08/1977 đến tháng02/1978 đã chi ra 60 tỷ đô la Mỹ để duy trì tỷ giá hối đoái của họ Riêng tháng03/1978, quỹ của ngân hàng dự trữ liên bang và khoản tín dụng “SWAP” đã đạttới 22,6 tỷ đô la Mỹ để phục vụ mục đích này
Kinh nghiệm đã chỉ ra rằng tác dụng của quỹ bình ổn hối đoái rất có hạn vìmột khi đã bị khủng hoảng kinh tế và khủng hoảng ngoại hối, lượng dự trữ theoquỹ đó cũng giảm đi và không đủ sức điều tiết tỷ giá Quỹ này chỉ có tác dụngkhi khủng hoảng ngoại hối ít nghiêm trọng và có nguồn tín dụng quốc tế hỗ trợ,
ví dụ như tín dụng SWAP
2.1.7.3 Chính sách phá giá tiền tệ
Trong những cuộc đấu tranh vì kinh tế, chính trị của các nước vì thị trườngngoài nước cũng như trong những điều kiện mức độ lạm phát rất khác nhau ởcác nước đã phát sinh, vấn đề cần thiết phải xem xét lại tỷ giá tiền tệ của nướcnày hoặc nước khác
Trong tình trạng nghiêm trọng của khủng hoảng ngoại hối, khi mà sức muacủa tiền tệ giảm sút mạnh và không thể đại biểu cho sức mua danh nghĩa của nó,khi mà trong suốt thời gian dài tỷ giá hối đoái là điều không thể tránh khỏi, songcác Nhà nước không thừa nhận điều đó, họ phá giá tiền tệ lúc nào, mức độ ra sao
là phụ thuộc vào mục đích kinh tế và chính trị của họ Phá giá tiền tệ đã trởthành một chính sách kinh tế, tài chính của nhà nước để tác động đến tỷ giá hốiđoái và cán cân thanh toán quốc tế
Phá giá tiền tệ là sự đánh tụt sức mua của tiền tệ nước mình so với ngoại tệthấp hơn sức mua thực tế của nó
Trang 33Ví dụ: Tháng 12/1971, đô la phá giá 7,89%, tức là giá của một bảng Anhtăng từ 2,40 USD lên 2,605 USD hay là sức mua của USD giảm từ 0,416 GBPcòn 0,383 GBP.
Tác dụng của phá giá tiền tệ đối với nước tiến hành phá giá có thể là:
- Khuyến khích xuất khẩu hàng hóa, do đó có tác dụng khôi phục lại sự cânbằng của cán cân ngoại thương, nhờ vậy góp phần cải thiện cán cân thanh toánquốc tế
- Khuyến khích nhập khẩu vốn, kiều hối và hạn chế xuất khẩu vốn ra bênngoài cũng như chuyển tiền ra ngoài nước Do đó, có tác dụng làm tăng khảnăng cung ngoại hối, giảm nhu cầu về ngoại hối, nhờ đó tỷ giá hối đoái sẽ giảmxuống
- Khuyến khích du lịch vào trong nước, hạn chế du lịch ra nước ngoài, vìvậy quan hệ cung cầu ngoại hối bớt căng thẳng
- Cướp không một phần giá trị thực tế của những ai nắm đồng tiền bị phágiá trong tay
Tác dụng chủ yếu của biện pháp phá giá tiền tệ là nhằm cải thiện tình hìnhcủa cán cân thương mại
Ví dụ: Do kết quả của phá giá bảng Anh 14,3% tháng 11 năm 1967 nêntrong năm 1968 – 1969 sự thiếu hụt của cán cân thương mại của nước Anh đãgiảm đi rõ rệt trong hai năm 1970 và 1971 cán cân thương mại của Anh đã dưthừa 12 triệu bảng Anh và 285 triệu bảng Anh
Tuy vậy, tác dụng cải thiện cán cân thương mại có trở thành hiện thực haykhông còn phụ thuộc vào khả năng đẩy mạnh xuất khẩu của nước tiến hành phágiá tiền tệ và năng lực cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu của nước đó
2.1.7.4 Chính sách nâng giá tiền tệ
Nâng giá tiền tệ là việc nâng sức mua của tiền tệ nước mình so với ngoại tệcao hơn sức mua của nó
Trang 34Ví dụ: Tháng 10 năm 1969, Mác Đức nâng giá lên 9,29% tức là ở Đức tỷgiá hối đoái 1 USD = 4 DEM đã giảm còn 1 USD = 3,66 DEM tức là đô la Mỹgiảm giá, ngược lại giá của Mác Đức đã tăng từ 1 DEM = 0.25 USD lên 1 DEM
= 0,27 USD
Ảnh hưởng của nâng giá tiền tệ đối với ngoại thương của một nước hoàntoàn ngược lại với phá giá tiền tệ Nâng giá tiền tệ trong những điều kiện hiệnnay thường xảy ra dưới áp lực của nước khác mà các nước này mong muốn tăngkhả năng cạnh tranh hàng hóa của nước mình vào nước có cán cân thanh toán vàcán cân thương mại dư thừa
Đức là môt nước có cán cân thanh toán và cán cân thương mại dư thừa đốivới Mỹ, Anh và Pháp, để hạn chế xuất khẩu hàng hóa của Đức vào nước mình,
Mỹ, Anh và Pháp thúc ép Đức phải nâng giá Mác Đức Sau khi nâng hàm lượngvàng của Mác Đức lên 5% vào năm 1961, chính phủ Đức đã phải nhiều lần nânggiá đồng tiền của mình dưới áp lực của các nước bạn hàng như Mỹ, Anh, Pháp
và Ý Tình hình đối với đồng Yên Nhật cũng tương tự như vậy và còn thậm tệhơn Hiện nay Yên đã lên giá quá cao USD/JPY = 102 năm 1996, so với 1971 là
360 lần
Ngoài ta, không loại trừ khả năng để tránh phải tiếp nhận các đồng đô lamất giá đang “chạy trốn” khỏi Mỹ và Anh, chính phủ Đức và Nhật coi biện phápnâng giá đồng tiền của mình như là một biện pháp hữu hiệu để ngăn ngừa đô lamất giá chạy vào nước mình và giữ vững lưu thông tiền tệ và tín dụng, duy trì sự
ổn định của tỷ giá hối đoái
Những nước có nền kinh tế phát triển quá “nóng” như Nhật Bản, muốn làm
“lạnh” nền kinh tế để tránh cơ cấu thì sẽ dùng biện pháp nâng giá tiền tệ để giảmxuất khẩu hàng hóa, giảm đầu tư vào trong nước
Việc nâng giá đồng Yên của Nhật Bản cũng tạo điều kiện để Nhật Bảnchuyển vốn đầu tư ra bên ngoài nhằm xây dựng một nước Nhật “kinh tế” tronglòng các nước khác, nhờ vào đó mà Nhật giữ vững được thị trường bên ngoài,một vấn đề sống còn đối với Nhật Bản
Trang 352.2 THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI
2.2.1 Khái niệm thị trường ngoại hối và đặc điểm TTNH
a Khái niệm ngoại hối
Ngoại hối là thuật ngữ dùng để chỉ các phương tiện có giá trị được sử dụngtrong thanh toán giữa các quốc gia, bao gồm:
- Ngoại tệ: tức là tiền của nước khác lưu thông trong một nước
- Các phương tiện thanh toán quốc tế có mệnh giá ghi bằng ngoại tệ như:+ Hối phiếu
+ Lệnh phiếu
+ Séc
+ Thư chuyển tiền
+ Điện chuyển tiền
+ Thẻ tín dụng
- Các chứng khoán có mệnh giá ghi bằng ngoại tệ
- Vàng, bạc, đá quý,… được dùng làm tiền tệ
- Đồng bản tệ trong trường hợp chuyển vào và chuyển ra khỏi quốc giahoặc được sử dụng làm công cụ trong thanh toán quốc tế
Khái niệm ngoại hối thường được hiểu theo luật định và tương đối thốngnhất giữa các quốc gia Theo pháp lệnh ngoại hối số 28/2005/PL-UBTVQH11của Ủy ban thường vụ quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, khái niệm ngoại hốiđược quy định tại điều 4, khoản 1: Ngoại hối bao gồm:
- Đồng tiền của quốc gia khác hoặc đồng tiền chung châu Âu và đồng tiềnchung khác được sử dụng trong thanh toán quốc tế và khu vực (sau đây gọi làngoại tệ);
- Phương tiện thanh toán bằng ngoại tệ, gồm séc, thẻ thanh toán, hối phiếuđòi nợ, hối phiếu nhận nợ và các phương tiện thanh toán khác;
- Các loại giấy tờ có giá bằng ngoại tệ, gồm trái phiếu Chính phủ, trái phiếucông ty, kỳ phiếu, cổ phiếu và các loại giấy tờ có giá khác;
Trang 36- Vàng thuộc dự trữ ngoại hối nhà nước, trên tài khoản ở nước ngoài củangười cư trú; vàng dưới dạng khối, thỏi, hạt, miếng trong trường hợp mang vào
và mang ra khỏi lãnh thổ Việt Nam;
- Đồng tiền của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong trườnghợp chuyển vào và chuyển ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc được sử dụng trongthanh toán quốc tế
Ngoại hối là hàng hóa mua bán trên thị trường ngoại hối nhưng trên thực tếngười ta chỉ giao dịch mua bán ngoại tệ, còn các giấy tờ có giá ghi bằng ngoại tệkhông được giao dịch trực tiếp trên thị trường ngoại hối Muốn trở thành ngoại
tệ để giao dịch trên thị trường ngoại hối thì trước hết phải bán (chiết khấu) cácgiấy tờ có giá để có ngoại tệ, sau đó mới tiến hành mua bán ngoại tệ trên thịtrường ngoại hối
b Khái niệm thị trường ngoại hối (The Foreign Exchange Market)
Giống như thương mại, du lịch, đầu tư, quan hệ tín dụng và quan hệ tàichính quốc tế khác đều làm phát sinh nhu cầu mua bán (chuyển đổi) các đồngtiền khác nhau trên thị trường Hoạt động mua bán các đồng tiền khác nhauđược diễn ra trên thị trường và thị trường này được gọi là thị trường ngoại hối.Thị trường ngoại hối là nơi diễn ra các giao dịch mua bán trao đổi ngoại tệ nóiriêng và ngoại hối nói chung
Hiểu theo nghĩa rộng, thị trường ngoại hối không được thiết lập tại một vịtrí địa lý hữu hình nhất định mà nó được định nghĩa như là bất cứ ở nơi đâu cóxảy ra việc mua và bán các đồng tiền khác nhau thì ở đó có thị trường ngoại hối.Thị trường ngoại hối là một bộ phận của thị trường tài chính, hoạt động mangtính chất đa dạng, phong phú Hàng hóa giao dịch trên thị trường là ngoại tệ, cácphương tiện thanh toán quốc tế và các tài sản tài chính như cổ phiếu, trái phiếu
và các chứng chỉ tiền gởi ghi bằng ngoại tê,… Mọi sự biến động của lãi suất, giá
cả thị trường cũng như những yếu tố kinh tế, chính trị, tâm lý và đầu cơ,… đềuảnh hưởng nhạy bén đến thị trường này
Trang 37Trong thực tế, do hoạt động mua bán tiền tệ xảy ra chủ yếu giữa các ngânhàng (chiếm khoảng 85% tổng doanh số giao dịch), chính vì vậy theo nghĩa hẹp,thị trường ngoại hối là nơi mua bán ngoại tệ giữa các ngân hàng, tức thị trườngInterbank.
c Đặc điểm của thị trường ngoại hối
- Thị trường ngoại hối có thể là thị trường tập trung hoặc thị trường phi tậptrung Tuy nhiên, thị trường ngoại hối không nhất thiết phải tập trung tại vị tríđịa lý hữu hình nhất định mà là bất cứ đâu diễn ra hoạt động mua bán các đồngtiền khác nhau Do đó, thị trường ngoại hối còn được gọi là thị trường khônggian (space market)
- Thị trường ngoại hối là thị trường hoạt động mang tính chất quốc tế, nghĩa
là phạm vi hoạt động của nó không chỉ giới hạn trong một quốc gia mà lan rộngkhắp toàn cầu
- Thị trường ngoại hối là thị trường toàn cầu hay thị trường không ngủ, hoạtđộng 24/24h một ngày Đặc điểm này trước hết xuất phát do sự chênh lệch vềmúi giờ giữa các khu vực địa lý khác nhau khiến cho thị trường quốc tế nóichung luôn luôn mở cửa
Ví dụ: Một nhà giao dịch ở Singapore buổi sáng có thể giao dịch ở thịtrường phía Đông như Hong Kong, Tokyo,… đến khi 2 thị trường này đóng cửacũng là lúc thị trường phía Tây như London, Frankfurt, Paris,… mở cửa, bắt đầuhoạt động theo một chu kỳ khép kín và như vậy nếu muốn, nhà giao dịch này cóthể hoạt động liên tục
Bên cạnh đó, các giao dịch có thể thực hiện được liên tục là nhờ cácphương tiện thông tin liên lạc hiện đại như điện thoai, fax, telex, mạng vi tínhkhiến cho các giao dịch có thể thực hiện tức thời và bất cứ lúc nào mà nhà giaodịch cũng có thể mua bán ngoại tệ với các thị trường ngoại hối thế giới
- Trung tâm của thị trường ngoại hối là thị trường liên ngân hàng(Interbank) với các thành viên chủ yếu là ngân hàng thương mại, nhà môi giới
Trang 38và Ngân hàng trung ương Doanh số giao dịch trên Interbank chiếm tới 85%tổng doanh số giao dịch toàn cầu.
- Do thị trường ngoại hối không có vị trí địa lý cụ thể nên việc liên lạc giữacác nhóm thành viên được tiến hành qua điện thoại, internet, telex, fax, SWIFT(SWIFT: Society for Worldwide Interbank Financial Telecommunications,…),
… Do thông tin được truyền đi rất nhanh và hiệu quả cho nên dù các thành viêntham gia thị trường ở rất xa nhau nhưng họ vẫn có cảm giác là đang cùng hoạtđộng dưới một mái nhà chung
- Do thị trường có tính toàn cầu, thông tin cân xứng, khối lượng giao dịchcực lớn, công nghệ hoàn hảo, hàng hóa (ngoại tệ) đồng chất (không có rủi ro vềbản thân hàng hóa), dẫn đến chi phí giao dịch cực thấp và hoạt động của thịtrường trở nên hiệu quả Điều này được thể hiện ở chỗ các tỷ giá niêm yết trêncác thị trường hầu như là thống nhất với nhau Nghĩa là mức chênh lệch tỷ giágiữa các thị trường là không đáng kể
- Đồng tiền sử dụng phổ biến là USD, chiếm 41,5% trong tổng số các đồngtiền tham gia Điều này cũng có nghĩa là có tới 83% các giao dịch trên thị trườngngoại hối là có mặt của USD
- Thị trường ngoại hối là thị trường nhạy cảm với các sự kiện kinh tế, chínhtrị, xã hội, tâm lý,… nhất là với các chính sách tiền tệ của các nước phát triển
- Các thị trường ngoại hối quan trọng: London, New York, Tokyo,Singapore, Frankfurt,
2.2.2 Chức năng
Chức năng cơ bản của thị trường ngoại hối là kết quả phát triển tự nhiêncủa một trong các chức năng cơ bản của ngân hàng thương mại, đó là: nhằmdịch vụ cho các khách hàng thực hiện các giao dịch quốc tế
Bên cạnh đó, thị trường ngoại hối còn có một số chức năng khác như:
- Giúp luân chuyển các khoản đầu tư, tín dụng quốc tế, các giao dịch tàichính quốc tế khác cũng như các giao lưu giữa các quốc gia
Trang 39- Thông qua hoạt động của thị trường ngoại hối mà sức mua đối ngoại củatiền tệ được xác định một các khách quan theo quy luật cung cầu của thị trường.
- Thị trường ngoại hối là nơi kinh doanh và cung cấp các công cụ phòngngừa rủi ro tỷ giá bằng các hợp đồng như kỳ hạn, hoán đổi, quyền chọn và tươnglai
- Thị trường ngoại hối là nơi để Ngân hàng trung ương tiến hành can thiệp
để tỷ giá biến động theo chiều hướng có lợi cho nền kinh tế
2.2.3 Các chủ thể tham gia thị trường ngoại hối
2.2.3.1 Phân loại theo chủ thể tham gia thị trường
- Các cá nhân và doanh nghiệp
Đây là nhóm khách hàng mua bán lẻ bao gồm các công ty nội địa, các công
ty đa quốc gia, các nhà đầu tư quốc tế và tất cả những ai có nhu cầu mua bánngoại hối nhằm phục vụ cho mục đích hoạt động của chính mình Ví dụ, nhànhập khẩu có nhu cầu mua ngoại tệ để thanh toán vận đơn ghi bằng ngoại tệ; nhàxuất khẩu có nhu cầu bán ngoại tệ khi nhận được vận đơn xuất khẩu ghi bằngngoại tệ; khách du lịch có nhu cầu bán ngoại tệ để lấy ngoại tệ chi tiêu,… Nhưvậy, nhóm khách hàng mua bán lẻ có nhu cầu mua bán ngoại tệ để phục vụ chomục đích hoạt động của chính mình chứ không nhằm mục đích kinh doanhngoại hối (kiếm lãi khi tỷ giá thay đổi) Thông thường, nhóm khách hàng muabán lẻ không giao dịch trực tiếp với nhau (ví dụ công ty này mua bán với công
ty kia) mà họ thường mua bán thông qua các ngân hàng thương mại
- Các ngân hàng thương mại
Theo bất kỳ tiêu chuẩn nào, ngân hàng thương mại vẫn là thành viên thamgia chủ yếu trên thị trường ngoại hối Khi nói ngân hàng thương mại là nhân vậtquan trọng trên thị trường hối đoái, điều đó ngụ ý nói về các ngân hàng thươngmại lớn, có nhiều khách hàng tham gia vào kinh doanh ngoại thương cần thanhtoán bằng ngoại tệ, hoặc các ngân hàng chuyên tài trợ hoạt động thương mại.Các ngân hàng thương mại tham gia vào thị trường ngoại hối với 2 tư cách:
Trang 40Một là, với tư cách là người trung gian cho khách hàng, các ngân hàngthương mại luôn mong muốn cung cấp các dịch vụ cho khách hàng của mìnhmột cách tốt nhất có thể Điều đó có nghĩa là cung cấp khả năng tiếp cận hoànhảo (số lượng điện thoại, telex đầy đủ, dễ liên lạc), tư vấn chính xác về mức pháttriển kinh tế, đưa ra lãi suất hấp dẫn có tính cám dỗ và có khả năng thực hiệnmọi yêu cầu của khách hàng Ví dụ: Một khách hàng gọi điện cho ngân hàngvào ngày 18/02 và có nhu cầu bán 1 triệu bảng Anh và đô la Mỹ vào ngày 20/04,ngân hàng cần thông báo cho khách hàng về tỷ giá giữa bảng Anh và đô là Mỹvào ngày 20/04 Hơn nữa nếu dịch vụ được cung cấp một cách đầy đủ thì ngânhàng cần phải đưa ra tỷ giá hợp lý và nếu khách hàng chấp thuận thì sẽ thực hiệntheo tỷ giá này.
Hai là, thực hiện một số giao dịch cho chính mình Quá trình trung gianthường làm xuất hiện một số trạng thái hối đoái với các đồng tiền liên quan đếngiao dịch Nếu trạng thái hối đoái đó không có lợi, ngân hàng sẽ phải thực hiệngiao dịch cho chính mình để cân bằng trạng thái hối đoái đó Ví dụ trong số cáckhách hàng của ngân hàng có nhiều nhà nhập khẩu giao dịch trên một đồng tiềnhơn số lượng các nhà xuất khẩu, ngân hàng sẽ phải bán đồng tiền này cho cácnhà nhập khẩu với số lượng nhiều hơn số lượng có thể mua được từ các nhà xuấtkhẩu Sự mất cân bằng này sẽ buộc các ngân hàng phải tìm cách cân bằng lạitrạng thái hối đoái với đồng tiền này Cụ thể, ngân hàng sẽ mua đồng tiền màkhách hàng họ có nhu cầu bằng các đồng tiền mà ngân hàng giữ nhiều hơn cầnthiết
Phòng kinh doanh ngoại hối ngân hàng thường bao gồm các nhà kinhdoanh giỏi và chuyên mua bán một loại ngoại tệ Phòng kinh doanh là nơi ồn ào
và sôi động Các nhà kinh doanh thường trẻ và năng lực dồi dào để có thể xử lýthông tin nhanh và đưa ra quyết định mua bán tối ưu
Trong thị trường liên ngân hàng, giao dịch trung bình giữa các ngân hànglớn về các loại tiền chủ yếu là 10 triệu đô la mà tiếng lóng của giới kinh doanhgọi là “10 đô la”