Mục đích nghiên cứu của chuyên đềXuất phát từ hoàn cảnh phát triển nền kinh tế và thực trạng hoạt động tín dụngcủa chi nhánh Ngân hàng TMCP Quốc tế- Thanh Hóa, em đã nghiên cứu và tìm hi
Trang 1NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG - -
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUỐC TẾ VIỆT NAM (VIB) – CHI NHÁNH THANH HÓA
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan chuyên đề tốt nghiệp “ Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng xuất khẩu hàng hóa tại Ngân Hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB) – chi nhánh Thanh Hóa” là công trình nghiên của riêng tôi Các số liệu trong chuyên đề
được sử dụng là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và xuất phát từ tình hình thực tế tạiđơn vị thực tập
Hà Nội, ngày 28 tháng 12 năm 2015
Sinh Viên Nguyễn Tố Long
Trang 3MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3
1.1 Lý luận chung về chất lượng tín dụng xuất khẩu hàng hóa 3
1.1.1 Khái niệm tín dụng xuất khẩu hàng hóa 3
1.1.2 Các hình thức tín dụng xuất khẩu hàng hóa 4
1.1.3 Vai trò chất lượng xuất khẩu hàng hóa 6
1.2 Chất lượng tín dụng xuất khẩu hàng hóa 7
1.2.1 Khái niệm 7
1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng xuất khẩu hàng hóa 8
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng xuất khẩu hàng hóa 13
1.3.1 Các nhân tố bên trong ngân hàng thương mại 13
1.3.2 Các nhân tố bên ngoài ngân hàng thương mại 15
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUỐC TẾ VIỆT NAM (VIB) CHI NHÁNH THANH HÓA 16
2.1 Khái quát về Ngân hàng TMCP Quốc Tế - chi nhánh Thanh Hóa 16
2.1.1 Đôi nét về quá trình hình thành và phát triển của Ngân Hàng TMCP Quốc Tế -chi nhánh Thanh Hóa 16
2.1.2 Mô hình tổ chức quản lý của VIB – Thanh Hóa 16
2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân Hàng TMCP Quốc tế Việt Nam – chi nhánh Thanh Hóa 17
2.2 Phân tích thực trạng chất lượng tín dụng xuất khẩu hàng hóa tại ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam – chi nhánh Thanh Hóa 21
2.2.1 Dư nợ tín dụng xuất khẩu hàng hóa 21
2.2.2 Lợi nhuận tín dụng xuất khẩu hàng hóa 27
2.2.3 Nợ quá hạn 28
2.2.4 Nợ xấu 29
2.2.5 Trích lập dự phòng rủi ro 29
Trang 42.3 Đánh giá nâng cao chất lượng tín dụng xuất khẩu tại ngân hàng TMCP Quốc tế
Việt Nam – chi nhánh Thanh Hóa 30
2.3.1 Những kết quả đạt được 30
2.3.3 Nguyên nhân của những tồn tại 31
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA TẠI VIB – THANH HÓA 36
3.1 Định hướng và mục tiêu nhằm nâng cao chất lượng tín dụng xuất khẩu hàng hóa tại ngân hàng TMCP Quốc tế- chi nhánh Thanh Hóa cho đến năm 2020 36
3.2 Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng xuất khẩu hàng hóa tại ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam - chi nhánh Thanh Hóa 36
3.2.1 Xây dựng chính sách khách hàng hợp lý 36
3.2.2 Rà soát, kiểm tra, quản lý vốn và tăng cường công tác kiểm soát nội bộ, kiểm soát chéo lẫn nhau 37
3.2.3 Đào tạo đội ngũ cán bộ có chuyên môn nghiệp vụ cao 37
3.2.4 Lập quỹ dự phòng rủi ro 38
3.2.5 Giải pháp huy động vốn 39
3.3 Một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng tín dụng xuất khẩu hàng hóa 42
3.3.1 Kiến nghị đối với nhà nước 42
3.3.2 Kiến nghị với ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam 43
3.3.3 Kiến nghị với khách hàng 46
KẾT LUẬN 48
Trang 5DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức VIB Thanh Hóa 16
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh VIB Thanh Hóa 17
Bảng 2.2: Cơ cấu nguồn vốn huy động 18
Bảng 2.3: Doanh số cho vay XK tại ngân hàng TMCP quốc tế Việt Nam chi nhánh Thanh Hóa 22
Bảng 2.4: Cho vay XK theo mặt hàng tại VIB- chi nhánh Thanh Hóa 24
Bảng 2.5: Cơ cấu vốn cho vay XK hàng hóa so với các hình thức khác tại VIB Thanh Hóa 25
Bảng 2.6: Cơ cấu cho vay xuất khẩu hàng hóa theo loại hình doanh nghiệp 26
Bảng 2.7: Lợi nhuận tín dụng xuất khẩu 27
Bảng 2.8: Nợ quá hạn của VIB- Thanh Hóa 28
Bảng 2.9 Nợ xấu của VIB- Thanh Hóa 29
Bảng 2.10 Trích lập dự phòng rủi ro của VIB- Thanh Hóa 30
Biểu 2.1: Tăng trưởng nguồn vốn huy động đối với tiền gửi là VND 19
Biểu 2.2: Doanh số thanh toán XK qua các năm 21
Biểu 2.3: doanh số cho vay của VIB- Thanh Hóa 22
Biểu 2.4: Cơ cấu cho vay xuất khẩu hàng hóa theo ngành hàng từ năm 2010– 2014) 24 Biểu 2.5: Cơ cấu cho vay theo mục đích kinh doanh 25
Biểu 2.6: Cơ cấu cho vay theo loại hình doanh nghiệp 26
Biểu 2.7: Biểu đồ tỷ lệ nợ quá hạn của VIB- chi nhánh Thanh Hóa 28
Trang 61 ATM Automated Teller Machine Máy rút tiền tự động
6 VIB Vietnam International Bank Ngân hàng quốc tế
7 WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới
Trang 7LỜI MỞ ĐẦU
1 Sự cần thiết của đề tài
Cùng với xu hướng đổi mới của nền kinh tế, hệ thống ngân hàng Việt Namcũng đang trong quá trình đổi mới, và đã đạt được những thành công nhất định Xu thếhội nhập, cạnh tranh ngày một diễn ra gay gắt Đặt hệ thống ngân hàng Việt Namtrước những vận hội mới cũng như những khó khăn phải đối mặt Hoạt động của ngânhàng đạt kết quả tốt sẽ tạo điều kiện rất lớn cho nền kinh tế phát triển và ngược lạingân hàng hoạt động kém hiệu quả sẽ ảnh hưởng trầm trọng tới sự phát triển của cảnền kinh tế trong nước, thậm chí cả nền kinh tế thế giới Xác định được tầm quan trọngcủa tín dụng và vai trò của ngành ngân hàng đối với nền kinh tế, Chính phủ và NHNNViệt Nam đã có nhiều giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động ngân hàng cũng nhưchất lượng tín dụng trong toàn bộ hệ thống NHTM Việt Nam nói chung và ngân hàng
TM CP Quốc tế Việt Nam nói riêng Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng do nợ tồnđọng từ các năm khác chưa xử lý hết và những khoản quá hạn mới phát sinh Đây làtrở ngại rất lớn cản trở sự phát triển của ngành ngân hàng Để phát triển ổn định và bềnvững đòi hỏi hệ thống NHTM Việt Nam nói chung và ngân hàng TM CP Quốc tế nóiriêng cần tiếp tục đổi mới hơn nữa để có thể vượt qua thời kỳ khó khăn của nền kinh tếhiện nay
Hoà vào nhịp đổi mới toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam, chi nhánh Ngân hàngTMCP Quốc tế Việt Nam Thanh Hóa cũng có sự đổi mới đáng khích lệ, đặc biệt làkhối tín dụng doanh nghiệp của ngân hàng đã có sự chuyển mình rõ rệt nhằm giảmthiểu những món phát sinh nợ quá hạn mới và hoàn thiện cơ chế cho vay cũng như huyđộng của hệ thống mình Tuy nhiên, nhìn vào kết quả hoạt động trong những năm gầnđây có thể thấy có một số vấn đề cần phải khắc phục trong thời gian tới, đó là tìnhtrạng dư nợ tín dụng ngắn hạn có tỷ trọng ngày càng giảm trong tổng dư nợ, mặc dù về
số tuyệt đối thì có sự tăng lên trong các năm gần đây Số nợ xấu tồn đọng từ các nămtrước mặc dù đã tích cực xử lý nhưng vẫn chưa đạt yêu cầu Để bắt kịp với sự đổi mới
và theo đúng định hướng của chính phủ là đẩy mạnh xuất khẩu thì việc nâng cao chấtlượng tín dụng xuất khẩu hàng hóa của khối khách hàng doanh nghiệp tại chi nhánhThanh Hóa là điều hết sức cần thiết để để chi nhánh phát triển vững chắc cũng nhưgiúp các doanh nghiệp cùng phát triển trong giai đoạn hiện nay
Trang 82 Mục đích nghiên cứu của chuyên đề
Xuất phát từ hoàn cảnh phát triển nền kinh tế và thực trạng hoạt động tín dụngcủa chi nhánh Ngân hàng TMCP Quốc tế- Thanh Hóa, em đã nghiên cứu và tìm hiểu
về tình hình hoạt động tín dụng xuất khẩu hàng hóa tại chi nhánh với đề tài “Nâng cao
chất lượng tín dụng xuất khẩu hàng hóa tại ngân hàng thương mại cổ phần Quốc
tế Việt Nam – chi nhánh Thanh Hóa’’” Bài viết tập trung nghiên cứu về các chỉ tiêu
đánh giá chất lượng tín dụng, tập trung vào những vấn để liên quan đến hoạt độngnâng cao chất lượng tín dụng xuất khẩu hàng hóa, và các chính sách hỗ trợ cho hoạtđộng tín dụng xuất khẩu hàng hóa để nâng cao chất lượng tín dụng xuất khẩu tại Ngânhàng TMCP Quốc Tế Việt Nam- chi nhánh Thanh Hóa
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của chuyên đề
+/ Đối tượng nghiên cứu: chuyên đề nghiên cứu nâng cao chất lượng tín dụngxuất khẩu hàng hóa của ngân hàng thương mại
+/ Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi về mặt không gian: chuyên đề nghiên cứu chất lượng tín dụng xuấtkhẩu hàng hóa (tập trung vào hoạt động cho vay) tại ngân hàng TMCP Quốc tế ViệtNam- chi nhánh Thanh Hóa
Phạm vi về mặt thời gian: chuyên đề nghiên cứu nâng cao chất lượng tín dụngxuất khẩu hàng hóa tại ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam- chi nhánh Thanh Hóa từnăm 2010 đến 2014 và đề xuất giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng tín dụngxuất khẩu hàng hóa cho đến năm 2020
4 Phương pháp nghiên cứu của chuyên đề
Chuyên đề sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu trong kinh tế baogồm: phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh và phươngpháp thống kê và minh họa các bảng biểu, số liệu để đạt được mục tiêu nghiên cứu
Trang 9CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG
XUẤT KHẨU HÀNG HÓA TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 Lý luận chung về chất lượng tín dụng xuất khẩu hàng hóa
1.1.1 Khái niệm tín dụng xuất khẩu hàng hóa
Tín dụng nói chung là một phạm trù kinh tế được rất nhiều nhà kinh tế học đềcập đến và do đó cũng có nhiều cách hiểu khác nhau về tín dụng
Tuy nhiên, theo cách hiểu chung nhất thì: tín dụng là một quan hệ xã hội giữangười cho vay và người đi vay, giữa họ có mối liên hệ với nhau thông qua sự vậnđộng của giá trị vốn tín dụng được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ hoặc hiện vật
Trên cơ sở đó ta có thể hiểu “ Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng bằng
tiền tệ giữa một bên là ngân hàng, một tổ chức chuyên doanh trên lĩnh vực tiền tệ với một bên là các tổ chức, đơn vị kinh tế-xã hội, các cơ quan Nhà nước và các tầng lớp dân cư
Tín dụng ngân hàng ra đời và ngày càng phát triển mạnh mẽ, nhờ có khả năngđáp ứng tốt mọi nhu cầu đa dạng về vốn của nền kinh tế mà nó đã không ngừng được
mở rộng sang tất cả các ngành, lĩnh vực khác nhau trong đó có lĩnh vực kinh tế đốingoại mà cụ thể hơn là hoạt động xuất nhập khẩu, nó đã trở thành một nguồn vốn
không thể thiếu đối với hoạt động xuất nhập khẩu của các quốc gia.
Tín dụng xuất khẩu hàng hóa là một hình thức cho vay thương mại, kỳ hạn gắn với thời gian thực hiện thương vụ xuất khẩu, đối tượng được vay là các doanh nghiệp xuất khẩu trực tiếp hoặc ủy thác, giá trị cho vay thường ở mức vừa và lớn.
Theo hiệp hội tiêu chuẩn của Pháp (TC NFX-104) thì“Chất lượng là năng lực
của một sản phẩm hoặc dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu của người sử dụng” Như vậy
“ Chất lượng tín dụng được hiểu một cách đơn giản là mức độ thỏa mãn của việc cho
vay (cấp tín dụng) mang lại cho khách hàng, là khả năng thu hối đầy đủ, đúng hạn cả gốc lẫn lãi theo quy định” Theo đó, chất lượng tín dụng được biểu hiện thông qua
mức độ thỏa mãn của khách hàng về khoản vay và khả năng thu hồi gốc và lãi củangân hàng Đó là mối quan hệ tỷ lệ thuận, chất lượng tín dụng càng cao thì khả năngthu hồi nợ càng cao và ngược lại
Với mỗi khoản vay thì đặc tính của nó là khác nhau, có thể là vay tiêu dùng,vay kinh doanh, có thể là vay ngắn hạn, vay trung hạn và dài hạn Dù là mục đích vay
Trang 10như thế nào thì chất lượng mà sản phẩm đó mang lại cho khách hàng của ngân hàng
chính là chất lượng của sản phẩm đó Vậy ta có thể hiểu, “chất lượng tín dụng xuất
khẩu hàng hóa là khả năng đáp ứng đúng và đủ vốn vay của NHTM cho các doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu và khả năng thu hồi các khoản vay đó”.
1.1.2 Các hình thức tín dụng xuất khẩu hàng hóa
a/ Cho vay thông thường
Cho vay thông thường là việc ngân hàng giao cho khách hàng một khoản tiền
để họ sử dụng trong một thời gian nhất định Khi hết hạn, người vay phải trả đầy đủ cảgốc và lãi Đây là hình thức tín dụng truyền thống, về kỹ thuật và phương pháp chovay giống như các dạng tín dụng nội địa tương ứng thông thường khác Nó bao gồmcác phương thức như cho vay một lần, cho vay theo hạn mức tín dụng và cho vay theohợp đồng tín dụng tuần hoàn Đối với các nhà xuất khẩu hình thức tín dụng này ngoàiviệc được sử dụng cho các mục đích thu mua sản xuất, chế biến xuất khẩu, đáp ứngnhu cầu vốn lưu động nó còn được sử dụng để trang trải các chi phí phát sinh trongquá trình sản xuất như: phí thuê tàu, thuế xuất khẩu
b/ Cho vay trên cơ sở hối phiếu
Nhà xuất khẩu khi cần tiền có thể vay ngân hàng bằng cách đem chiết khấu cáchối phiếu chưa đến hạn trả tiền (số tiền vay bằng cách chiết khấu hối phiếu thường nhỏhơn số tiền ghi trên hối phiếu Số chênh lệch là lợi tức chiết khấu) Hình thức tín dụngnày rất phổ biến ở các nước bởi vì việc chiết khấu thường dễ dàng và ngay khi giaochứng từ về hàng hoá người xuất khẩu đã có thể sử dụng được lợi nhuận của hoạt độngxuất khẩu để tái đầu tư
Thời hạn vay bằng cách chiết khấu hối phiếu là thời hạn còn lại chưa đến hạnthanh toán của hối phiếu Người hoàn trả tiền vay và lợi tức là người có nghĩa vụ trảtiền ghi trên hối phiếu
Cơ sở để xác định khối lượng tín dụng này là giá trị của hối phiếu sau khi đã trừ
đi giá trị chiết khấu và lệ phí nhờ thu Giá trị chiết khấu thường được xác định ở cácngân hàng theo công thức:
Lck Tck = M x (1- x t) - P (1.1)
360
Trong đó: Tck: Giá trị chiết khấu
M: Mệnh giá hối phiếu
P: Lệ phí
Trang 11t: thời gian chiết khấu (ngày)
Lck: lãi suất chiết khấu theo năm
Các yếu tố trên thì lãi suất chiết khấu thường được quan tâm hơn cả Tỷ lệ nàyphụ thuộc các yếu tố: - Khả năng thanh toán của nhà nhập khẩu, thời hạn thanh toán,
giá trị hối phiếu
c/ Chiết khấu bộ chứng từ hàng hoá
Đây là hình thức tín dụng của ngân hàng cấp cho nhà xuất khẩu trên cơ sở chiếtkhấu bộ chứng từ trước khi đến hạn thanh toán Với hình thức này ngân hàng tạo điềukiện cho nhà xuất khẩu có thể thu hồi được vốn nhanh tương tự như chiết khấu hốiphiếu Tỉ lệ chiết khấu phụ thuộc vào phương thức chiết khấu:
- Chiết khấu bảo lưu quyền truy đòi: là ngân hàng sau khi thực hiện chiết khấu
bộ chứng từ, sẽ quay lại truy đòi nhà xuất khẩu nếu bên nước ngoài từ chối thanh toán,lãi xuất chiết khấu trong trường hợp này thường thấp
- Chiết khấu miễn truy đòi: là trường hợp ngân hàng mua đứt bộ chứng từ, nếu
bên nước ngoài không thanh toán thì ngân hàng chiết khấu chịu rủi ro, không đượctruy đòi lại khách hàng Tỉ lệ chiết khấu này thường cao
d/ Tín dụng ứng trước cho người xuất khẩu
Trong quá trình chuẩn bị và thực hiện hợp đồng xuất khẩu các doanh nghiệpcũng có thể đề nghị ngân hàng tạm ứng cho một nghiệp vụ xuất khẩu cho đến khi thuđược lợi nhuận từ hoạt động xuất khẩu Hình thức tín dụng này bao gồm hai hình thức
cơ bản sau:
- Tín dụng ứng trước trong phương thức nhờ thu kèm chứng từ: Sau khi lập
song bộ chứng từ hàng hoá, vận chuyển, bảo hiểm và các chứng từ liên quan khác, nhàxuất khẩu sẽ nộp lên ngân hàng của mình nhờ thu hộ tiền Ngân hàng của nhà xuấtkhẩu sẽ chuyển đến ngân hàng của nhà nhập khẩu (hoặc ngân hàng giao dịch) với chỉthị chỉ giao chứng từ khi đã thanh toán (điều kiện D/P: Documents against Payment)hoặc chấp nhận một hối phiếu đòi nợ kèm theo (điều kiện D/A: Documents againstAcceptance)
Trong nghiệp vụ này ngân hàng tham gia chủ yếu với tư cách trung gian, thựchiện và thừa hành theo uỷ nhiệm để giảm bớt những rủi ro về tiêu thụ, thanh toán cũngnhư về cung ứng Tuy nhiên, từ khi gửi các chứng từ tới ngân hàng xuất khẩu cho tớikhi xuất trình với người thanh toán thường mất một khoảng thời gian nhất định (đặcbiệt khi thoả thuận ngày thanh toán muộn hơn) Điều này làm cho các doanh nghiệpxuất khẩu có thể thiếu vốn tạm thời Khi đó họ có thể yêu cầu ngân hàng ứng trước
Trang 12một phần trị giá với bộ chứng từ nhờ thu Khoản tín dụng này có thể do ngân hàngxuất khẩu hay ngân hàng nhập khẩu ứng trước.
1.1.3 Vai trò chất lượng xuất khẩu hàng hóa
1.1.3.1 Đối với nền kinh tế
Trong xu thế quốc tế hóa, sự giao lưu kinh tế giữa các nước luôn được đặt ra.Trong nền kinh tế mở thì các doanh nghiệp không chỉ mua bán với các thành phầnkhác trong nền kinh tế mà còn có quan hệ xuất nhập khẩu với các doanh nghiệp nướcngoài Ngân hàng thương mại có thể thúc đẩy mối quan hệ này thông qua các hìnhthức bảo lãnh, cho vay phục vụ hoạt động xuất khẩu như cho vay trước và sau xuấtkhẩu… từ đó nền kinh tế được phát triển Khi chất lượng tín dụng xuất khẩu hàng hóađược nâng cao thì nên kinh tế càng được phát triển Đất nước có thể có những chỗđứng nhất định trên thị trường quốc tế, đặc biệt là thị trường xuất khẩu mang lại nguồnngoại tệ không nhỏ cho một nước đang khan hiếm ngoại tệ như nước ta Giúp cânbằng cán cân thanh toán, bù đắp lại nhu cầu nhập khẩu ngày càng nhiều của một đấtnước đang phát triển cần nhập các công nghệ tiên tiến để thúc đẩy quá trình côngnghiệp hóa hiện đại hóa diễn ra nhanh hơn nữa Giúp cho chính phủ có nguồn ngoại tệ
để trả nợ nước ngoài khi đến hạn với những món nợ mà chúng ta đã sử dụng Giúp
ổn định được thị trường ngoại hối từ đó làm cho hoạt động xuất khẩu không bị phụthuộc nhiều vào biến động của thị trường tiền tệ quốc tế
1.1.3.2 Đối với doanh nghiệp XNK
Các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh dựa trên vốn chủ sở hữu vàvốn vay Một trong những nguồn đó là vay ngân hàng, đó là nguồn vốn vay hiệu quảbởi vì nó thỏa mãn nhu cầu vốn về số lượng và thời hạn Hơn nữa, để có thể vay vốnđược từ ngân hàng thì các doanh nghiệp cần phải nâng cao uy tín của mình đối vớingân hàng, đảm bảo được các nguyên tắc tín dụng Muốn vậy, hiệu quả từ các dự ánkinh doanh phải đảm bảo mức độ sinh lời cao nhất Để các dự án khả thi, doanh nghiệpphải tìm hiểu thị trường, khai thác thông tin để định lượng hoạt động kinh doanh củamình sao cho có hiệu quả, điều đó làm tăng hiệu quả kinh tế của dự án, phương án
Khi chất lượng tín dụng xuất khẩu được nâng cao, nó giúp hoạt động cho vaysau giao hàng của doanh nghiệp được đáp ứng, món tín dụng đó giúp doanh nghiệpquay vòng được vốn đề thực hiện các phương án kinh doanh tiếp theo tức là mở rộngsản xuất, giúp doanh nghiệp mua thêm dây chuyền sản xuất hàng hóa, đảm bảo công
ăn việc làm cho công nhân làm cho doanh nghiệp phát triển và ngày càng mở rộng,
Trang 13đồng thời giữ và cải thiện vị trí của doanh nghiệp trong ngành nghề mà doanh nghiệpđang hoạt động.
Tín dụng xuất khẩu là hoạt động không thể thiếu đối với các doanh nghiệp cóhoạt động xuất khẩu, nó đảm bảo sự an toàn cũng như kịp thời cho doanh nghiệp trongkhi thực hiện các hợp đồng ngoại thương với các doanh nghiệp nước ngoài, nó giúpdoanh nghiệp thể hiện được uy tín và cạnh tranh được với các doanh nghiệp trongnước cũng như các doanh nghiệp nước ngoài ở cùng một lĩnh vực, ngành nghề
Tóm lại, nâng cao chất lượng tín dụng xuất khẩu hàng hóa sẽ giúp doanh nghiệp
có hoạt động xuất khẩu được bổ sung thêm vốn lưu động và vốn trung dài hạn đượckịp thời hơn nữa, thỏa mãn hơn nữa và đặc biệt là có thể chủ động được quá trìnhchuẩn bị nguồn nguyên liệu và thực hiện các dự án tiếp theo khi dòng tiền chưa về kịp.1.1.3.3 Đối với ngân hàng
Nâng cao chất lượng tín dụng xuất khẩu hàng hóa góp phần vào quá trình vậnđộng liên tục của nguồn vốn, làm tăng tốc độ chu chuyển tiền tệ trong nền kinh tế tạo
cơ chế phân phối vốn một cách có hiệu quả Do quá trình tuần hoàn vốn nên trong quátrình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp luôn có sự ăn khớp về thời gian vàkhối lượng giữa lượng tiền cần thiết để dự trữ vật tư hàng hóa cho quá trình sản xuấtkinh doanh trước đó Vì vậy luân chuyển tiền tệ của doanh nghiệp có lúc thừa có lúcthiếu vốn Nguồn vốn kinh doanh tạm thời nhàn rỗi cùng với các nguồn tiết kiệm từdân cư, nguồn kết dư từ ngân sách … được ngân hàng thương mại huy động và sửdụng để đầu tư cho các doanh nghiệp đang tạm thời thiếu vốn
Nâng cao chất lượng tín dụng xuất khẩu hàng hóa đảm bảo được doanh nghiệpđược sử dụng sản phẩm này sẽ chuyển nguồn ngoại tệ về ngân hàng, đảm bảo đượcnguồn ngoại tệ của ngân hàng, từ đó đáp ứng được hơn nữa nhu cầu ngoại tệ của cácdoanh nghiệp khác mà ngân hàng cung cấp, việc nâng cao chất lượng tín dụng xuấtkhẩu hàng hóa cũng giúp ngân hàng khẳng định được vị thế của mình với các ngânhàng khác trong hệ thống ngân hàng, liên ngân hàng cũng như với các tổ chức tín dụngquốc tế, khẳng định được khả năng thanh toán quốc tế của ngân hàng với các ngânhàng đối tác khi thực hiện việc thanh toán cho các hợp đồng thương mại của các doanhnghiệp được ngân hàng tài trợ
1.2 Chất lượng tín dụng xuất khẩu hàng hóa
1.2.1 Khái niệm
Tín dụng xuất khẩu ngoài vai trò là một hình thức tài trợ cho các doanh nghiệpxuất khẩu nó còn là một loại sản phẩm dịch vụ và vì thế để hiểu được chất lượng tín
Trang 14dụng xuất khẩu ta cần phải hiểu được khái niệm về chất lượng sản phẩm Chất lượngsản phẩm theo hiệp hội tiêu chuẩn Pháp là: năng lực của một sản phẩm hoặc dịch vụnhằm thoả mãn những nhu cầu của người sử dụng.
Từ đó, chất lượng tín dụng xuất khẩu: được hiểu là sự đáp ứng một cách tốt
nhất yêu cầu của khách hàng trong quan hệ tín dụng, đảm bảo an toàn và hạn chế rủi
ro về vốn, tăng lợi nhuận cho ngân hàng, phù hợp với sự phát triển kinh tế đối ngoại nói riêng và sự phát triển kinh tế xã hội nói chung Nói cách khác, một khoản tín dụng xuất khẩu có chất lượng phải đảm bảo kết hợp hài hoà lợi ích của ba bên Ngân hàng, các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu và của xã hội.
Để đánh giá chất lượng của các khoản tín dụng xuất khẩu của ngân hàng mộtcách hoàn toàn chính xác là một công việc không dễ bởi nó đòi hỏi phải xem xét trênnhiều mặt, thông qua sự tổng hợp kết quả phân tích nhiều chỉ tiêu khác nhau như đãnói trên Do vậy, vấn đề đặt ra là cần xem xét những chỉ tiêu nào, và xem xét ra sao.Dưới đây là một chỉ tiêu cơ bản để đánh giá chất lượng tín dụng xuất khẩu của ngânhàng thương mại
1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng xuất khẩu hàng hóa
1.2.2.1 Chỉ tiêu định lượng
a Chỉ tiêu dư nợ xuất khẩu hàng hóa
Chi tiêu dư nợ xuât khẩu là một chỉ tiêu phản ánh khối lượng tiền ngân hàng cấpcho nền kinh tế tại một thời điểm và phục vụ mục đích xuất khẩu hàng hóa Tổng dư nợbao gồm dư nợ cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn Tổng dư nợ tài trợ xuất khẩu là
dư nợ cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn đối với các doanh nghiệp thực hiện hoạtđộng xuất khẩu sử dụng nguồn vốn vay ngân hàng Nó được biểu thị bằng công thức:
Dư nợ tín dụng xuất khẩu
Tổng dư nợ
Chỉ tiêu dư nợ xuất khẩu phản ánh quy mô tín dụng của ngân hàng Chỉ tiêu dư
nợ của ngân hàng đối với hoạt động cho vay xuất khẩu cao chứng tỏ quy mô dư nợ tíndụng xuất khẩu cao Từ đó chất lượng tín dụng xuất khẩu cao và ngược lại, chỉ tiêunày thấp chứng tỏ chất lượng tín dụng xuất khẩu thấp
Nâng cao chất lượng tín dụng xuất khẩu là chúng ta phải đẩy mạnh tổng dư nợxuất khẩu đồng thời đi kèm với nó là trình độ chuyên môn được nâng cao, uy tín củangân hàng nước ngoài được các tổ chức tín dụng có uy tín khác xác nhận, và tình hìnhhoạt động kinh doanh của khách hàng lớn,…
Trang 15Ngoài ra, chỉ tiêu này cho thấy vị trí của tín dụng xuất khẩu trong hoạt động tíndụng chung của ngân hàng Nó còn được sử dụng để xem xét sự biến động trong cơcấu tín dụng thông qua việc so sánh giữa các thời kỳ khác nhau Tỉ lệ này càng cao chothấy mức độ phát triển nghiệp vụ này càng lớn, tín dụng xuất khẩu đóng góp càngnhiều cho các doanh nghiệp và được khách hàng tín nhiệm Chứng tỏ chất lượng tíndụng xuất khẩu được nâng cao.
b Chỉ tiêu lợi nhuận tín dụng xuất khẩu hàng hóa
Lợi nhuận tín dụng xuất khẩu thu được từ việc bán các sản phẩm tín dụng xuất khẩu hàng hóa cho doanh nghiệp Chỉ tiêu lợi nhuận tín dụng xuất khẩu phản ánh khả năng sinh lời của tín dụng xuất khẩu Nó được thể hiện qua công thức:
CT lợi nhuận =
Lợi nhuận tín dụng xuât khẩu
x 100% (1.3) Tổng dư nợ tín dụng xuất
khẩu
Chỉ tiêu lợi nhuận cho biết bao nhiêu đồng lợi nhuận sinh ra từ một đồng dư nợ.Chất lượng tín dụng tốt phải gồm cả lợi nhuận mà tín dụng đó mang lại Chỉ tiêu lợinhuận càng cao chứng tỏ khả năng sinh lời của tín dụng xuất khẩu cao, chất lượng tíndụng xuất khẩu tốt và ngược lại
c Tỷ lệ nợ quá hạn tín dụng xuất khẩu hàng hóa
Nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc đó đến hạn thoảthuận ghi trong khế ước nhận nợ nhưng khách hàng không trả được Khi một món nợkhông trả được vào kỳ hạn nợ, toàn bộ nợ gốc còn lại của hợp đồng sẽ được chuyểnthành nợ quá hạn Nếu một doanh nghiệp có nhiều khế ước nhận nợ tại một ngân hàng
bị nợ quá hạn và nhảy nhóm nợ thì toàn bộ những món vay tại các tổ chức tài chínhkhác mà doanh nghiệp này đang quan hệ cũng đều chuyển thành nợ quá hạn
Tỷ lệ nợ quá hạn được tính theo công thức:
Trang 16- Mức giảm tỷ lệ nợ quá hạn cho biết đó giảm được bao nhiêu đồng nợ gốc quáhạn trong một đồng dư nợ Mức giảm tỷ lệ nợ quá hạn càng nhiều càng cho thấy chấtlượng cho vay xuất khẩu được cải thiện hơn.
d Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn và vòng quay vốn tín dụng bình quân
Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn phản ánh hiệu quả sử dụng vốn vay xuất khẩucủa ngân hàng, xem xem bao nhiêu phần trăm vốn huy động được đuă vào cho vayxuất khẩu Nó được thể hiện qua công thức:
Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ vốn được sử dụng hiệu quả, chất lượng tíndụng xuất khẩu tốt Nâng cao chất lượng tín dụng xuất khẩu hàng hóa ta có thể đẩymạnh chỉ tiêu này bằng cách đẩy mạnh cho vay với các doanh nghiệp có hoạt độngxuất khẩu Tuy nhiên, đó chỉ là bề mặt nổi của vấn đề, chất lượng tín dụng xuấtkhẩu còn phải ở cả phần nguồn vốn đó được sử dụng có hiệu quả hay không Chúng
ta không thể vì đẩy mạnh chỉ tiêu này mà cho vay tràn lan, dẫn đến khả năng khôngthu hổi được vốn và nó lại có tác dụng ngược lại là làm chất lượng tín dụng xuấtkhẩu giảm xuống
Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng bình quân được hiểu là lượng vốn huy độngđược sử dụng để cho vay xuất khẩu trung bình quay vòng được bao nhiêu trong mộtchu kỳ vốn Nó được thể hiện bằng công thức:
Vòng quay VTDBQ =
Tổng thu nợ tín dụng xuất khẩu
x 100% (1.6) Tổng dư nợ tín dụng xuất khẩu
Chỉ tiêu này cho ta biết số vòng quay vốn tín dụng xuất khẩu càng cao cho thấyngân hàng sử dụng vốn càng nhanh, không có tình trạng ứ đọng vốn Tuy nhiên, chỉ sốnày cao quá cũng không tốt, vì nó sẽ làm mất tính không ổn định trong cân đối nguồnvốn trong hoạt động ngân hàng làm cho ngân hàng không thể đáp ứng được các nhucầu khác của khách hàng,giảm chất lượng tín dụng xuất khẩu hàng hóa của ngân hàng
Hiệu suất SD vốn =
Tổng dư nợ tín dụng xuất khẩu
x 100% (1.5) Tổng vốn huy động
Trang 17e Chỉ tiêu thu lãi
Tổng lãi đã thu trong năm
Tổng lãi phải thu trong năm
- Chỉ tiêu này dùng để đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch tài chính của ngânhàng, đánh giá khả năng đôn đốc, thu hồi lãi và tình hình thực hiện kế hoạch doanh thucủa ngân hàng từ việc cho vay
- Chỉ tiêu càng cao thì tình hình thực hiện kế hoạch tài chính cũng như tình hìnhtài chính của ngân hàng càng tốt, ngược lại ngân hàng đang gặp khó khăn trong việcthu lãi, ảnh hưởng nghiêm trọng đến doanh thu của ngân hàng, chỉ tiêu này cũng thểhiện tình hình bất ổn trong cho vay của ngân hàng, có thể nợ xấu (tín dụng đen) trongngân hàng tăng cao nên ảnh hưởng đến khả năng thu hồi lãi của ngân hàng, và có thểảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ trong tương lai (Thông thường tỷ lệ này phải trên95% mới là tốt)
- Tỷ lệ nợ xấu càng cao thể hiện chất lượng tín dụng của ngân hàng càng kém,
và ngược lại
g Uy tín ngân hàng và mức độ hài lòng của khách hàng
Uy tín của ngân hàng thương mại là một chỉ tiêu tổng hợp, nó không chỉ do mỗimảng tín dụng xuất khẩu tạo ra mà còn các mảng tín dụng khác và các sản phẩm củacác khối, phòng ban khác đem lại
Với mảng tín dụng xuất khẩu, uy tín ngân hàng thương mại được thể hiện quadoanh số cho vay, doanh nghiệp sử dụng các sản phẩm đi kèm, chất lượng phục vụ, sựhài lòng của khách hàng, độ tin cậy của khách hàng, và cuối cùng là độ an toàn
Trang 18Để nghiên cứu được các yếu tố trên là cả một quá trình tìm hiểu và xắp xếpphân loại các yếu tố đó.
Uy tín của ngân hàng cao, số lượng khách hàng đến giao dịch nhiều Doanh số chovay cao, chất lượng khoản vay tốt, chất lượng tín dụng được nâng cao và ngược lại
Mức độ hài lòng là giải thích cảm nhận của khách hàng đối với sản phẩm nào
đó của ngân hàng Nó được đánh giá thông qua tỷ lệ khách hàng cho rằng sản phẩmcủa ngân hàng tốt hay chưa tốt trên tổng số khách hàng được phỏng vấn
Sản phẩm tín dụng xuất khẩu hàng hóa là do ngân hàng cung ứng để đáp ứngnhu cầu của khách hàng Nếu như chất lượng sản phẩm ngày càng hoàn hảo, có chấtlượng ngày càng cao thì khách hàng sẽ gắn bó lâu dài và chấp nhận ngân hàng Khôngnhững vậy, những lời khen, sự chấp nhận thỏa mãn về chất lượng của khách hàng hiệnhữu, họ sẽ thông tin tới những khách hàng của họ Từ đó khi có nhu cầu dịch vụ họ sẽtìm đến ngân hàng để giao dịch Ngược lại, mức độ hài lòng của khách hàng với sảnphẩm tín dụng xuất khẩu hàng hóa thấp, chứng tỏ chất lượng sản phẩm tín dụng xuấtkhẩu hàng hóa không cao, khách hàng sẽ có thể không giao dịch và không giới thiệukhách hàng tới cho ngân hàng
1.2.2.2 Chỉ tiêu định tính
Có thể nói thước đo chất lượng tín dụng của một ngân hàng chính là sự hài lòngcủa khách hàng, đồng thời ngân hàng cũng phải đảm bảo hài hoà với an toàn và đạthiệu quả tín dụng cao nhất
Ngoài các chỉ tiêu định lượng, chất lượng tín dụng của ngân hàng còn đượcphản ánh thông qua các chỉ tiêu định tính - những chỉ tiêu hết sức quan trọng có tínhchất quyết định đối với chất lượng và độ an toàn, hiệu quả của tín dụng ngân hàng:
- Thủ tục và quy chế cho vay vốn:
Đây là khâu tiếp xúc đầu tiên của khách hàng với ngân hàng Thủ tục làm việc,tinh thần thái độ phục vụ khách hàng của các cán bộ tín dụng sẽ gây ấn tượng mạnhcho khách hàng Yêu cầu về các thủ tục giấy tờ thời gian làm việc đơn giản, không gâyphiền hà kết hợp tinh thần thái độ phục vụ chu đáo nhiệt tình của cán bộ tín dụng sẽtạo cho khách hàng một tâm lý thoải mái, tạo niềm tin và hình ảnh tốt trong mỗi kháchhàng.Phục vụ tốt nhất cho khách hàng nhưng phải đảm bảo đúng quy chế cho vay vốntín dụng Thực hiện tuần tự, chuẩn xác trong công tác thẩm định về dự án, khả năng tàichính, năng lực pháp lý của khách hàng, về tài sản đảm bảo nhằm đưa ra được quyếtđịnh hợp lý nhất vừa phục vụ tốt khách hàng vừa phòng ngừa rủi ro
- Xét duyệt cho vay:
Trang 19Khách hàng đến với ngân hàng mong muốn được vay vốn phù hợp với thời giannhanh nhất và chi phí thấp nhất Nâng cao chất lượng tín dụng trên cơ sở phục vụkhách hàng tốt nhất nhưng cũng phải đảm bảo an toàn tín dụng Hiện nay quy địnhthời hạn xét duyệt cho vay là tối đa 30 ngày kể từ ngày nhận được đơn xin vay vốn.Trong khoảng thời gian này ngân hàng phải làm rất nhiều công việc trong công tácthẩm định Với một khách hàng lâu năm và truyền thống thì công tác thẩm định tốn ítthời gian và chi phí hơn nữa các thông tin có độ chính xác và tin cậy cao, thời gian xétduyệt ngắn hơn Với một khách hàng mới thì công tác thẩm định vất vả hơn, việc thuthập thông tin có nhiều hạn chế nên chi phí và thời gian cho thẩm định là cao hơn.Việc tiếp xúc giữa khách hàng và ngân hàng có nhiều thủ tục phiền phức hơn.
Giai đoạn này yêu cầu phải có những cán bộ tín dụng giỏi và có khả năngchuyên môn tốt nhằm đưa ra những quyết định chính xác trong khoảng thời giannhanh nhất đồng thời đảm bảo an toàn và hiệu quả trong những khoản vay đó thì mớiđáp ứng được yêu cầu nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng xuất khẩu hàng hóa
1.3.1 Các nhân tố bên trong ngân hàng thương mại
1.3.1.1 Chính sách tín dụng xuất khẩu hàng hóa của ngân hàng
Chính sách tín dụng xuất khẩu được hiểu là đường lối, chủ trương đảm bảo chohoạt động tín dụng đi đúng quỹ đạo, liên quan đến việc mở rộng hay thu hẹp tín dụngxuất khẩu Chính sách tín dụng xuất khẩu bao gồm: hạn mức tín dụng, kỳ hạn của cáckhoản vay, lãi suất cho vay và mức lệ phí, các loại cho vay được thực hiện Các điềukhoản của chính sách tín dụng xuất khẩu được xây dựng dựa trên nhiều yếu tố khácnhau như các điều kiện kinh tế, chính sách tiền tệ và tài chính của ngân hàng Nhànước, khả năng về vốn của ngân hàng và nhu cầu tín dụng phục vụ hoạt động xuấtkhẩu của khách hàng Khi các yếu tố này thay đổi, chính sách tín dụng xuất khẩu cũngthay đổi theo Đối với mỗi khách hàng, ngân hàng có thể đưa ra các chính sách khácnhau cho phù hợp Ví dụ như với các khách hàng có uy tín với ngân hàng thì ngânhàng có thể cho vay không có tài sản đảm bảo, có hạn mức cao hơn, lãi suất ưu đãihơn; còn đối với các khách hàng khác, việc có tài sản đảm bảo là cần thiết
1.3.1.2 Quy trình tín dụng xuất khẩu hàng hóa
Trong quy trình tín dụng, bước chuẩn bị cho vay rất quan trọng (khách hàngnhập hồ sơ vay vốn ) Bao gồm 3 giai đoạn: khai thác và tìm kiếm khách hàng; hướngdẫn khách hàng về điều kiện tín dụng và thành lập hồ sơ vay; phân tích thẩm địnhkhách hàng và phương án, dự án vay vốn Chất lượng tín dụng xuất khẩu tuỳ thuộc
Trang 20nhiều vào chất lượng công tác thẩm định và quy định về điều kiện, thủ tục cho vay củatừng ngân hàng thương mại Nâng cao chất lượng tín dụng xuất khẩu có nghĩa là đẩynhanh quy trình tín dụng xuất khẩu sao cho nhanh nhất và tiết kiệm chi phí nhất.
Kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay giúp cho ngân hàng nắm được diễn biếncủa khoản tín dụng đã cung cấp cho khách hàng để có những hành động điều chỉnh canthiệp khi cần thiết, sớm ngăn ngừa rủi ro có thể xảy ra Việc lựa chọn và áp dụng cóhiệu quả các hình thức kiểm tra sẽ thiết lập được một hệ thống phòng ngừa hữu hiệu,giảm rủi ro tín dụng, nói cách khác sẽ nâng cao chất lượng tín dụng
Thu hồi và giải quyết nợ là khâu quyết định đến chất lượng tín dụng Sự nhạybén của ngân hàng trong việc kịp thời phát hiện những biểu hiện bất lợi xảy ra đối vớikhách hàng cũng như những biện pháp xử lý kịp thời, tư vấn cho khách hàng sẽ giảmthiểu được những khoản nợ quá hạn và điều đó sẽ có tác dụng tích cực đối với hoạtđộng tín dụng
1.3.1.4 Phẩm chất và trình độ cán bộ
Chất lượng đội ngũ cán bộ ngân hàng là nhân tố quyết định đến sự thành bạitrong hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung và trong hoạt động tín dụng nóiriêng Sỡ dĩ như vậy là vì cán bộ tín dụng là người tham gia trực tiếp vào mọi khâu củaquy trình tín dụng, từ bước đầu tiên đến bước cuối cùng
Cán bộ tín dụng mà không có đạo đức nghề nghiệp, làm việc thiếu tinh thầntrách nhiệm, cố ý làm trái pháp luật sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng Trình
độ chuyên môn nghiệp vụ cũng quyết định đến sự thành công của công tác tín dụng.Cán bộ tín dụng giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, có kỹ năng, có kinh nghiệm đánh giáchính xác tính khả thi của dự án, xác định được tính chân thực của các báo cáo taìchính, phát hiện các hành vi cố tình lừa đảo của khách hàng
Trang 211.3.1.5 Tình hình huy động vốn
Tình hình huy động vốn ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng.Vốn huy động ngắnhạn là nguồn chủ yếu để cho vay ngắn hạn, vốn huy động trung dài hạn là nguồn chủyếu để cho vay trung dài hạn Vốn huy động càng lớn, ngân hàng thương mại càng cókhả năng cho vay, mở rộng hoạt động tín dụng Nếu ở ngân hàng không có sự phù hợp
về kỳ hạn giữa nguồn huy động và cho vay mà không dự kiến dược nguồn bù đắp thìrủi ro thanh khoản sẽ xảy ra và chất lượng tín dụng nói chung cũng như tín dụng xuấtkhẩu hàng hóa nói chung bị ảnh hưởng
1.3.2 Các nhân tố bên ngoài ngân hàng thương mại
1.3.2.1 Ảnh hưởng từ phía khách hàng
Năng lực của khách hàng là nhân tố quyết định đến việc khách hàng sử dụngvốn vay có hiệu quả hay không từ đó dẫn đến chất lượng tín dụng xuất khẩu của ngânhàng có hay không và việc nâng cao chất lượng tín dụng đó có tác dụng không Nếunăng lực của khách hàng yếu kém, thể hiện ở việc không dự đoán được những biếnđộng lên xuống của nhu cầu thị trường; không hiểu biết nhiều trong việc sản xuất,phân phối và khuyếch trương sản phẩm …thì sẽ dễ dàng bị gục ngã trong cạnh tranh
Từ đó làm ảnh hưởng đến khả năng trả nợ ngân hàng, chất lượng tín dụng của ngânhàng bị ảnh hưởng
1.3.2.2 Môi trường pháp lý và kinh tế trong nước, ngoài nước
Nhân tố pháp lý ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng, đó là sự đồng bộ thốngnhất của hệ thống pháp luật, ý thức tôn trọng chấp hành nghiêm chỉnh những quy địnhcủa pháp luật và cơ chế đảm bảo cho sự tuân thủ pháp luật một cách nghiêm minh triệt
để Quan hệ tín dụng phải được pháp luật thừa nhận, pháp luật quy định cơ chế hoạtđộng tín dụng, tạo ra những điều kiện thuận lợi cho hoạt động tín dụng lành mạnh,phát huy vai trò đối với sự phát triển kinh tế xã hội, đồng thời duy trì hoạt động tíndụng được ổn định, bảo vệ quyền và lợi ích của các bên tham gia quan hệ tín dụng.Những quy định pháp luật về tín dụng phải phù hợp với điều kiện và trình độ phát triểnkinh tế xã hội, trên cơ sở đó kích thích hoạt động tín dụng có hiệu quả hơn
Trang 22CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUỐC TẾ VIỆT NAM (VIB)
CHI NHÁNH THANH HÓA
2.1 Khái quát về Ngân hàng TMCP Quốc Tế - chi nhánh Thanh Hóa
2.1.1 Đôi nét về quá trình hình thành và phát triển của Ngân Hàng TMCP Quốc
Tế - chi nhánh Thanh Hóa
Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam, tên viết tắt là Ngân hàng Quốc Tế (VIB)được thành lập ngày 18 tháng 9 năm 1996, trụ sở đặt tại 198B Tây Sơn Q Đống Đa -
Hà Nội Vào 18 tháng 06 năm 2007 VIB đã quyết định thành lập chi nhánh thuộc tỉnhThanh Hóa Có trụ sở chính tại 25-27 Đại Lộ Lê Lợi, TP Thanh Hóa
Đến 20/10/2011, sau 15 năm hoạt động, VIB đã trở thành một trong nhữngngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam với tổng tài sản đạt trên 100 nghìn tỷ đồng, vốnđiều lệ 4.250 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu đạt trên 8.200 tỷ đồng VIB hiện có 4.300 cán
bộ nhân viên phục vụ khách hàng tại 150 chi nhánh và phòng giao dịch tại trên 27 tỉnh/thành trọng điểm trong cả nước Trong quá trình hoạt động, VIB đã được các tổ chức
uy tín trong nước, nước ngoài và cộng đồng xã hội ghi nhận bằng nhiều danh hiệu vàgiải thưởng, như: danh hiệu Thương hiệu mạnh Việt Nam, ngân hàng có chất lượngdịch vụ khách hàng tốt nhất, đứng thứ 3 trong tổng số 500 doanh nghiệp tư nhân lớnnhất Việt Nam về doanh thu do báo VietnamNet bình chọn…
2.1.2 Mô hình tổ chức quản lý của VIB – Thanh Hóa
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức VIB Thanh Hóa
Ban Giám Đốc
Phòng dịch vụ
khách hàng
Phòng kinh doanh
Phòng hành chính tổng hợp
Khách hàng cá
nhân
Khách hàng doanh nghiệp Giao dịch tín dụng
Trang 232.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân Hàng TMCP Quốc tế Việt Nam – chi nhánh Thanh Hóa
2.1.3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh
Trong những năm vừa qua, cùng với hệ thống ngân hàng TMCP Quốc tế ViệtNam nói chung, ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam – chi nhánh Thanh Hóa đã cónhiều thành công tích cực trong hoạt động kinh doanh, tiếp tục khẳng định vị trí củamình trong quá trình phát huy các nguồn nội lực, thu hút nguồn ngoại lực góp phầnthúc đẩy phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh VIB Thanh Hóa Năm
Doanh số thanh toán
XK qua các năm Triệu đồng 423.462 379.237 310.848 351.368
Số lượng tài khoản
giao dịch được mở Tài khoản 6.754 9.923 11.982 13.587
(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh hàng năm của VIB Thanh Hóa)
2.1.3.2 Công tác huy động vốn
Nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế luôn là yêu cầu bức thiết, nhất là đối với tỉnhThanh Hóa Hiện nay, ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam – chi nhánh Thanh Hóathực hiện huy động vốn bằng VND và các ngoại tệ mạnh thông qua các hình thức như:Tiết kiệm (có kỳ hạn và không kỳ hạn, mở tài khoản ) Về ngoại tệ, ngân hàng TMCPQuốc tế Việt Nam – chi nhánh Thanh Hóa thực hiện huy động và thu đổi 09 loại ngoại
tệ, chủ yếu là các loại ngoai tệ mạnh và các ngoại tệ phục vụ cho nhu cầu XNK củanền kinh tế, trong đó đồng Đô la Mỹ chiếm tỷ trọng chủ yếu trên 99% tổng các loạingoại tệ được huy động và quy đổi
Nguồn vốn huy động của chi nhánh được thể hiện cụ thể qua bảng số liệu sau:
Trang 24Bảng 2.2: Cơ cấu nguồn vốn huy động
1 Tiền gửi TCKT(1)
VNĐ Triệu đồng 95.473 199.457 218.453 187.479 198.587Ngoại tệ Nghìn USD 1.125 1.350 1.391 1.182 1.245
2 Tiền gửi dân cư(2)
(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh hàng năm của VIB Thanh Hóa)
Từ bảng số liệu 2.2 cho thấy tổng nguồn vốn huy động của VIB tập trung vào
ba nguồn chủ yếu là tiền gửi từ tổ chức kinh tế, tiền gửi từ dân cư và tiền gửi từ cácnguồn khác Trong cơ cấu nguồn vốn huy động của ngân hàng thương mại cổ phầnquốc tế Việt Nam- chi nhánh Thanh Hóa tiền gửi dân cư và tiền gửi từ các tổ chứckinh tế chiếm bộ phận chủ yếu trong tổng nguồn vốn huy động (chiếm 90%), cácnguồn khác chỉ chiếm 10% tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh
Tiền gửi từ các tổ chức kinh tế và tiền gửi từ dân cư chiếm tỷ trọng xấp xỉ nhautrong tổng nguồn vốn huy động Tuy nhiên đối với từng loại tiền thì có sự khác biệt đôichút Với tiền gửi là VND thì tiền gửi từ TCKT và tiền gửi từ dân cư là xấp xỉ nhau
Trang 25nhưng đối với việc huy động tiền USD thì TCKT chiếm tỷ trọng lớn hơn đặc biệt là từnăm 2010 đến 2012 luôn chiếm từ 59% đến 62 % tổng nguồn vốn huy động từ USD.
Với nguồn vốn huy động từ TCKT từ năm 2010 đến 2012 đã tăng 122.980 triệuđồng, thời kỳ tăng nhanh nhất là năm 2010 Đến năm 2011 nguồn vốn này vẫn tăngnhưng với tốc độ chậm hơn đôi chút (207%) so với năm 2010 Đến năm 2012 tốc độnày đã giảm xuống còn 109% so với năm 2011 Việc giảm này có thể hiểu là do cuộckhủng hoảng kinh tế đã ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam và đến năm 2012 thì VIBThanh Hóa mới bị ảnh hưởng mạnh mẽ Nó được thể hiện rõ nhất là kết quả dự tínhđến hết năm 2013, với mức huy động từ các TCKT chỉ còn lại là 187.479 triệu đồng và1.182 nghìn USD, giảm đến gần 15% so với năm 2012 Đến năm 2014 đã tăng lên198.587, có thể là do nền kinh tế đã ổn định hơn
Tương tự với việc huy động vốn từ dân cư, nguồn vốn từ khu vực dân cư cũngtăng liên tục từ năm 2010 đến 2012 ( 98.714triệu VND và 757 nghìn USD năm 2010
đã tăng lên 221.714 triệu VND và 914 nghìn USD năm 2012) Theo số liệu dự tínhđến hết năm 2014 thì vốn huy động từ nguồn này đã bị giảm so với năm 2012 lên đếnhơn 10% Nó báo hiệu sự không tin tưởng của dân cư vào ngân hàng cũng như cácchính sách của nhà nước
Vốn huy động từ nguồn khác do chiếm tỷ trọng nhỏ 10% tổng nguồn vốn huyđộng nhưng cũng được gia tăng giá trị so với lúc bắt đầu triển khai chương trình
Ngoài ra, cũng từ bảng số liệu trên, ta có thể nhận thấy, nguồn vốn huy độngcủa VIB Thanh Hóa tập trung là loại tiền VND Nó chiếm đến trên 90% tổng nguồnvốn huy động Điều này có thể cho thấy nó phù hợp với nền kinh tế Việt Nam khi đangkìm chế hiện tượng đô la hóa Sau đây là biểu đồ thể hiện cơ cấu nguồn vốn huy độngđối với loại tiền VND
Biểu 2.1: Tăng trưởng nguồn vốn huy động đối với tiền gửi là VND
Trang 26Tổng tài sản của Chi nhánh đến 31 tháng 12 năm 2014 là 506 tỷ đồng Trong đó:+ Vốn thanh khoản: 20 tỷ VND
+ Vốn và các quỹ khác: 7 tỷ VND (do tích lũy qua các năm)
Ngân hàng tập trung cho vay phục vụ XK, đầu tư mở rộng sản xuất, xây dựng cácnhà máy lớn trên địa bàn tỉnh, cho vay các dự án phục vụ công nghiệp, nông nghiệp Phương thức cho vay của Ngân hàng là khá phong phú, tuy vậy hai phương thức cho vaychủ yếu của ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam – chi nhánh Thanh Hóa là cho vaytừng lần và cho vay theo hạn mức tín dụng
Với kết quả sử dụng vốn sinh lời của Chi nhánh trong năm 2014 đạt 101% tổngnguồn vốn huy động, giảm 20% so với năm 2013 Chi nhánh đã chủ động mở rộng hoạtđộng tín dụng nhằm đáp ứng vốn có hiệu quả cho nền kinh tế và tăng cường nguồn vốncho ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam – chi nhánh Thanh Hóa, thông qua 2 kênh sửdụng vốn chính là đầu tư tín dụng trực tiếp và điều chuyển vốn nội bộ Trong đó năm
2014, chi nhánh sử dụng vốn điều chuyển nội bộ nhiều, do lãi suất hạ thấp liên tục làmnguồn huy động từ bộ phận dân cư giảm đáng kể
2.1.3.3 Công tác thanh toán xuất nhập khẩu và kinh doanh ngoại tệ
Công tác thanh toán quốc tế năm 2013 có chất lượng tốt với tổng doanh số thanhtoán XK cả năm đạt 379.237 triệu đồng giảm 10% so với năm 2012 (Chủ yếu là thôngqua L/C, D/P, D/A, TTR) Tuy nhiên , ước đạt năm 2014 thì doanh số này đã giảm xuốngcòn 310.848 triệu đồng do khó khăn hoạt động xuất khẩu chung của cả nước
Doanh số thanh toán trong hệ thống ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam – chinhánh Thanh Hóa đạt 509 tỷ đồng, tăng 5%; Thanh toán bù trừ đạt 445 tỷ đồng, tăng6%; Thanh toán qua NHNN đạt 294 tỷ đồng, tăng 7% so với năm 2012; Thanh toán
liên Ngân hàng đạt 56 tỷ đồng )
Trang 27Biểu 2.2: Doanh số thanh toán XK qua các năm
(Đơn vị: nghìn USD)
Đi đôi với hoạt động tín dụng XK, công tác kinh doanh ngoại tệ cũng được chútrọng nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu về ngoại tệ trong thanh toán XNK Doanh số muabán ngoại tệ năm 2012 tăng mạnh, đạt 21 triệu USD, tăng 13% so với năm 2011, tuynhiên đến năm 2013 thì hoạt động này không còn mạnh mẽ đặc biệt là từ ngày02/05/2013 do thông tư của ngân hàng nhà nước về việc cho vay với đồng USD đã làmhạn chế hẳn việc mua bán USD giữa khách hàng và ngân hàng, chỉ những giao dịch cómục đích vay mà có nguồn ngoại tệ để bù đắp khoản vay đó mới được giải ngân, vớinhững doanh nghiệp mua USD như trước kia với mục đích kinh doanh thông thường sẽkhông thể mua được USD của ngân hàng, với thông tư đó và chỉ thị của tổng giám đốcngân hàng VIB nên hoạt động kinh doanh ngoại tệ của chi nhánh bị giảm sút trầm trọng
2.2 Phân tích thực trạng chất lượng tín dụng xuất khẩu hàng hóa tại ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam – chi nhánh Thanh Hóa
2.2.1 Dư nợ tín dụng xuất khẩu hàng hóa
a) Theo thời hạn khoản tín dụng xuất khẩu hàng hóa.
Do VIB Thanh Hóa thành lập tháng 18 tháng 06 năm 2007 nên dư nợ nóichung và dư nợ cho vay xuất khẩu hàng hóa nói riêng còn thấp Nó chỉ tập trung vàocác khoản tín dụng ngắn hạn VIB Thanh Hóa chưa bán được nhiều khoản tín dụngtrung và dài hạn Nó thể hiện việc ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam – chi nhánhThanh Hóa chưa thật tập trung vào nhóm đối tượng khách hàng có mục đích vaytrung và dài hạn
Với tình hình thực tế trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa thì các khoản tín dụng ngắnhạn là một kênh vốn an toàn hơn những khoản tín dụng trung và dài hạn Với nhận
2010 2011 2012 2013 2014
Trang 28định đó, VIB Thanh Hóa đang đi theo định hướng đó nhưng cũng không quên tiếp cậncác dự án để đa dạng hóa sản phẩm và thời hạn khoản tín dụng để giảm thiểu rủi rocho chi nhánh.
Bảng 2.3: Doanh số cho vay XK tại ngân hàng TMCP quốc tế Việt Nam
chi nhánh Thanh Hóa
Chênh lệch 2012/20 11
Trị giá (triệu)
Chênh lệch 2013/20
12
Trị giá (triệu)
Chênh lệch 2014/20 13
1 Tín dụng ngắn hạn (1)
VNĐ 102.47
8 51.477
(51.001) 21.514
(29.963) 8.538
(12.976)USD 11.852 21.204 9.352 22.397 1.193 18.753 (3.644)
496.89
5 144.923 491.925 (4.970) 402.608
(89.318 )
(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh hàng năm của VIB Thanh Hóa)
Được biểu hiện qua biểu đồ
Biểu 2.3: doanh số cho vay của VIB- Thanh Hóa