Với mục đích bào chế viên nén TDKD gliclazid giảm lượng HPMC được sử dụng, tăng độ bền cơ học ứng dụng vào thực tiễn chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu bào chế viên nén gliclazid giả
Trang 3Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới PGS TS Nguyễn Ngọc Chiến, người thầy đã hỗ
trợ, hướng dẫn tôi trong quá trình làm thực nghiệm
Nhân đây, tôi xin chân thành cảm ơn DS Lê Thiện Giáp, người anh đã không quản
ngại khó khăn, luôn nhiệt tình chỉ bảo, dìu dắt tôi trong thời gian qua
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô, các anh chị kỹ thuật viên thuộc Viện Công nghệ Dược phẩm Quốc gia, Bộ môn Công nghiệp Dược đã tạo điều kiện về thiết
bị, máy móc, hóa chất, giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận
Tôi xin phép cảm ơn Ban giám Hiệu nhà trường, Phòng Đào tạo và các Phòng ban khác, các thầy cô và cán bộ nhân viên trường Đại học Dược Hà Nội đã dạy bảo, tạo điều kiện và giúp đỡ tôi hoàn thành khóa học tại trường
Cuối cùng, tôi xin được cảm ơn gia đình tôi, bạn bè tôi đã luôn động viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua
Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2019
Sinh viên Dương Thị Sang
Trang 4MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 2
1.1 Thông tin dược chất gliclazid 2
1.1.1 Công thức hóa học 2
1.1.2 Tính chất lý hóa 2
1.1.3 Độ ổn định 2
1.1.4 Dược động học 2
1.1.5 Tác dụng dược lý 3
1.1.6 Chỉ định, chống chỉ định, thận trọng 3
1.1.7 Cách dùng và liều dùng 3
1.1.8 Quá liều và xử trí 3
1.1.9 Tác dụng không mong muốn 3
1.1.10 Tương tác thuốc 4
1.1.11 Một số chế phẩm viên nén chứa gliclazid trên thị trường 4
1.2 Thuốc giải phóng kéo dài 5
1.2.1 Khái niệm 5
1.2.2 Phân loại thuốc tác dụng kéo dài 5
1.2.3 Ưu nhược điểm của thuốc giải phóng kéo dài 5
1.2.4 Một số hệ giải phóng kéo dài 6
1.3 Tối ưu hóa 8
Trang 51.3.1 Khái niệm 8
1.3.2 Thành phần cơ bản của bài toán tối ưu 9
1.3.3 Trình tự tiến hành thiết kế thí nghiệm và tối ưu hoá 9
1.4 Một số nghiên cứu về gliclazid dạng giải phóng kéo dài 10
1.4.1 Một số nghiên cứu trong nước 10
1.4.2 Một số nghiên cứu nước ngoài 11
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13
2.1 Nguyên liệu, thiết bị 13
2.1.1 Nguyên liệu 13
2.1.2 Thiết bị 13
2.2 Nội dung nghiên cứu 14
2.3 Phương pháp nghiên cứu 14
2.3.1 Phương pháp bào chế viên nén gliclazid giải phóng kéo dài sử dụng hệ cốt thân nước kết hợp cốt sơ nước 14
2.3.2 Xây dựng và thẩm định phương pháp định lượng dược chất 15
2.3.3 Phương pháp đánh giá một số chỉ tiêu viên nén gliclazid 18
2.3.4 Thiết kế và tối ưu hoá công thức bào chế viên nén gliclazid 60 mg GPKD 19
CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ 21
3.1 Kết quả thẩm định một số chỉ tiêu của phương pháp định lượng 21
3.1.1 Tính đặc hiệu 21
3.1.2 Độ ổn định hệ thống 21
3.1.3 Khoảng tuyến tính 21
3.1.4 Độ đúng 22
3.2 Khảo sát công thức viên 23
Trang 63.2.1 Khảo sát khả năng giải phóng dược chất gliclazid từ viên chuẩn
Diamicron MR 60 mg 23
3.2.2 Khảo sát ảnh hưởng của các loại tá dược HPMC tới khả năng giải phóng dược chất 23
3.2.3 Khảo sát ảnh hưởng của tá dược HPMC K4M tới khả năng giải phóng dược chất 25
3.2.4 Khảo sát ảnh hưởng của tá dược sáp ong tới khả năng giải phóng dược chất 27
3.2.5 Khảo sát ảnh hưởng của tá dược độn tới khả năng giải phóng dược chất 28
3.3 Thiết kế thí nghiệm và tối ưu hóa công thức viên nén gliclazid GPKD 30
3.3.1 Lựa chọn biến công thức và thiết kế thí nghiệm 30
3.3.2 Phân tích quy luật ảnh hưởng của các biến đầu vào tới các biến đầu ra 31
3.3.3 Lựa chọn công thức tối ưu 35
3.3.4 Đánh giá công thức tối ưu 36
3.4 Đề xuất các chỉ tiêu chất lượng cho viên nén gliclazid GPKD 41
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 42
TÀI LIỆU THAM KHẢO 43
Trang 7DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AIC Tiêu chuẩn thông tin Akaike
ANN Artificial neural network (Mạng neuron nhân tạo)
HPMC Hydroxypropyl methylcellulose
IDF International Diabetes Federation (Liên đoàn Đái tháo
đường quốc tế) KLTB Khối lượng trung bình viên
MEC Minimum effetive concentration (Nồng độ tối thiểu có
tác dụng) MTC Minimum toxic concentration (Nồng độ tối thiểu gây độc
Trang 8DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 Các dạng chế phẩm viên nén chứa gliclazid 4
Bảng 2.1 Nguyên liệu, tá dược dùng trong bào chế viên nén gliclazid GPKD 13
Bảng 2.2 Thành phần công thức viên nhân: 14
Bảng 3.1 Giá trị đo quang mẫu placebo 21
Bảng 3.2 Giá trị đo quang mẫu chuẩn (10g/ml) 21
Bảng 3.3 Độ đúng của phương pháp định lượng 22
Bảng 3.4 Công thức viên nén gliclazid GPKD có tá dược HPMC khác nhau 24
Bảng 3.5 Giá trị f2 các công thức viên nén sử dụng loại HPMC khác nhau 24
Bảng 3.6 Công thức viên nén có lượng tá dược HPMC K4M khác nhau 25
Bảng 3.7 Giá trị f2 của viên nén dùng lượng tá dược HPMC K4M khác nhau 26
Bảng 3.8 Công thức viên nén gliclazid GPKD có lượng sáp ong khác nhau 27
Bảng 3.9 Giá trị f2 của công thức lượng sáp ong khác nhau 28
Bảng 3.10 Công thức viên nén gliclazid GPKD có lượng tá dược độn khác nhau 28
Bảng 3.11 Giá trị f2 của viên nén gliclazid GPKD dùng tá dược độn khác nhau 29
Bảng 3.12 Biến độc lập và các khoảng biến thiên 30
Bảng 3.13 Thiết kế thí nghiệm và kết quả biến phụ thuộc 31
Bảng 3.14 Giá R2, Q2 của mô hình tối ưu 32
Bảng 3.15 Điều kiện tối ưu hóa 36
Bảng 3.16 Kết quả chạy phần mềm công thức tối ưu 36
Bảng 3.17 Công thức tối ưu 36
Bảng 3.18 % giải phóng dược chất trong môi trường phosphat pH 6.8 37
Bảng 3.19 % giải phóng dược chất trong môi trường phosphat pH 4,5 và pH 7,4 38
Bảng 3.20 Kết quả khớp mô hình động học giải phóng của Diamicron MR 60 mg 39
Trang 9DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 1.1: Đồ thị nồng độ dược chất trong máu của các dạng thuốc 5
Hình 3.1 Mối tương quan giữa nồng độ gliclazid và mật độ quang 22
Hình 3.2 Đồ thị % giải phóng dược chất từ diamicron MR 60mg (n=6) 23
Hình 3.3 Tỷ lệ % giải phóng dược chất từ viên nén sử dụng loại HPMC khác nhau (n=6) 24
Hình 3.4 Đồ thị giải phóng dược chất từ viên nén dùng lượng tá dược HPMC K4M khác nhau (n=6) 26
Hình 3.5 Đồ thị giải phóng dược chất từ viên với lượng sáp ong khác nhau 27
Hình 3.6 Đồ thị giải phóng dược chất từ viên nén gliclazid GPKD dùng tá dược độn khác nhau (n=6) 29
Hình 3.7 Ảnh hưởng của các biến đầu vào tới các biến đầu ra khi sử dụng 33
Hình 3.8 Ảnh hưởng của các tá dược đến khả năng giải phóng dược chất tại thời điểm
Hình 3.12 Đồ thị giải phóng dược chất trong môi trường đệm phosphat 6.8 (n =6) 37
Hình 3.13 Đồ thị giải phóng dược chất trong môi trường đệm pH 4,5 ; 7,4 (n=6) 38
Hình 3.15 Đồ thị biểu diễn tỷ lệ dược chất giải phóng từ công thức tối ưu theo mô hình Korsmeyer- Peppas (pH 6,8) 40
Trang 101
ĐẶT VẤN ĐỀ
Gliclazid là một dược chất thuộc nhóm sulfonylurea thế hệ II được sử dụng nhiều do tính an toàn và hiệu quả Gliclazid có tác dụng kích thích tế bào β tuyến tuỵ giải phóng insulin Gliclazid có thời gian bán thải trung bình, dễ gây hạ đường huyết quá mức Vì vậy gliclazid được bào chế dưới dạng viên TDKD để kiểm soát tốt hơn khả năng giải phỏng dược chất cho hiệu quả điều trị tốt hơn và làm hạn chế tác dụng không mong muốn [12], [13]
Hiện nay trên thị trường Việt Nam có nhiều chế phẩm TDKD chứa gliclazid nhưng chủ yếu là do nước ngoài sản xuất, dược điển Việt Nam cũng chưa có chuyên luận nào
về thuốc gliclazid TDKD Những nghiên cứu trước đây về bào chế viên nén gliclazid TDKD chủ yếu dùng HPMC với lượng lớn làm viên khó đảm bảo độ bền cơ học trong thời gian bảo quản Với mục đích bào chế viên nén TDKD gliclazid giảm lượng HPMC được sử dụng, tăng độ bền cơ học ứng dụng vào thực tiễn chúng tôi tiến hành đề tài
“Nghiên cứu bào chế viên nén gliclazid giải phóng kéo dài sử dụng hệ cốt thân nước phối hợp cốt sơ nước ăn mòn” với hai mục tiêu sau
1 Xây dựng được công thức bào chế viên nén gliclazid giải phóng kéo dài tối ưu
sử dụng cốt thân nước phối hợp với cốt sơ nước ăn mòn
2 Đề xuất được các chỉ tiêu chất lượng cho viên nén bào chế
Trang 112
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 1.1 Thông tin dược chất gliclazid
1.1.1 Công thức hóa học
• Công thức phân tử: C15H21N3O3S
• Khối lượng phân tử: 323,412 g/mol
• Tên khoa học:
1-(hexahydrocyclopenta[c]pyrrol-2(1H)-yl)-3-[(4-methyl-phenyl) sulfonyl] urea [2], [18], [26]
1.1.2 Tính chất lý hóa
• Lý tính: Gliclazid ở dạng tinh thể trắng hoặc bột kết tinh trắng, không mùi, không
vị Gliclazid tan tốt trong cloroform, dicloromethan, tan vừa trong aceton, tan ít trong alcol, hầu như không tan trong nước Gliclazid tan tốt trong môi trường kiềm
• Hóa tính: Gliclazid có pKa =5,98 (tính acid yếu) Nhân
• Gliclazid hấp thu hoàn toàn qua đường tiêu hóa
• Đối với dạng giải phóng kéo dài, mức độ hấp thu của gliclazid vào huyết tương tăng dần trong 6 giờ đầu tiên, nồng độ thuốc trong máu khá hằng định từ giờ thứ 6 đến giờ thứ 12 sau khi dùng thuốc
• Thuốc liên kết mạnh với protein huyết tương (khoảng 95%) Thể tích phân bố khoảng 30 lít
Trang 12• Thận trọng: Tuân thủ chế độ ăn hợp lý Chú ý khi dùng các thuốc khác có tác dụng tăng hoặc giảm glucose máu, cần phải điều chỉnh liều gliclazid cho thích hợp Trong trường hợp suy thận, suy gan cần phải giảm liều [2], [21], [24]
1.1.7 Cách dùng và liều dùng
Liều dùng phải phù hợp cho từng người bệnh, dựa vào lượng glucose huyết Thông thường liều ban đầu 40 - 80 mg mỗi ngày, điều chỉnh liều theo đáp ứng; có thể tới 160 mg/ngày, uống 1 lần vào bữa ăn sáng Nếu liều cao hơn, phải chia thành nhiều lần Liều tối đa: 320 mg/ngày [2], [24]
• Rối loạn tiêu hoá (buồn nôn, nôn) đau đầu, phát ban
• Rối loạn máu: giảm tiểu cầu, mất bạch cầu hạt, thiếu máu
• Các tác dụng phụ thường nhẹ và ít xảy ra [2], [24]
Trang 134
1.1.10 Tương tác thuốc
• Gliclazid phối hợp với một số thuốc có thể làm tăng nguy cơ hạ đường huyết (tăng tác dụng giảm glucose máu): captopril, cimetidin, ciprofloxacin, cloramphenicol, testosteron, NSAID (aspirin), sulfamid… Rượu cũng làm tăng tác dụng giảm glucose máu
• Gliclazid phối hợp với một số thuốc làm giảm tác dụng hạ đường huyết: dexamethason, fludrocortison, prednisolon, clorpromazin, furocemid, hydroclorothiazid, levonorgestrel, thuốc tránh thai dạng uống…[2], [24]
1.1.11 Một số chế phẩm viên nén chứa gliclazid trên thị trường
Ba ̉ng 1.1 Các dạng chế phẩm viên nén chứa gliclazid
Diaprel MR 30mg; 60 mg Servier, Hà Lan
Ấn Độ
Trang 14• Theo dược điển Mỹ, thuốc TDKD ít nhất phải giảm được một nửa số lần dùng thuốc cho người bệnh [11], [23], [25]
A Thuốc quy ước B Thuốc nhắc lại
C Dạng giải phóng có kiểm soát D Dạng giải phóng kéo dài
Hi ̀nh 1.1: Đồ thị nồng độ dược chất trong máu của các dạng thuốc
1.2.2 Phân loại thuốc tác dụng kéo dài
Hiện nay chưa có cách phân loại thống nhất và rõ ràng
• Theo dược điển Mỹ, thuốc TDKD gồm 3 loại: loại giải phóng chậm, phóng thích kéo dài và viên nén tan rã
• Tuy nhiên trong các tài liệu chuyên môn hiện nay có rất nhiều thuật ngữ để chỉ thuốc TDKD: Thuốc giải phóng kéo dài, thuốc giải phóng có kiểm soát; thuốc giải phóng theo chương trình; thuốc giải phóng nhắc lại; thuốc giải phóng tại đích [11], [23], [25]
1.2.3 Ưu nhược điểm của thuốc giải phóng kéo dài
1.2.3.1 Ưu điểm
• Duy trì nồng độ dược chất trong máu trong khoảng điều trị; giảm được dao động
Trang 15• Nâng cao sinh khả dụng của thuốc do thuốc được hấp thụ đều đặn, triệt để hơn Trong thường hợp có thể tập trung được nồng độ thuốc cao tại cơ quan đích, nâng cao hiệu quả điều trị
• Giảm lượng thuốc dùng cho cả đợt điều trị, do đó giảm giá thành cả liệu trình điều trị [11], [23], [25]
1.2.4 Một số hệ giải phóng kéo dài
đã được chứng minh an toàn Có rất nhiều loại HPMC, mỗi loại có 1 tên thương mại khác nhau với những ký hiệu là những chữ cái viết hoa đặc trưng cho tính chất của từng loại HPMC: “E”, “F”, “K” dùng để chỉ những loại HPMC có cấu trúc hoá học khác nhau.Chữ “C” biểu thị độ nhớt mức 100, chữ “M” biểu thị độ nhớt mức 1000 (độ nhớt
đo ở nồng độ 2%, nhiệt độ 20 °C) [14], [27]
+ Ngoài ra còn sử dụng các tá dược: Carbopol, alginat, gôm xanthan…
- Cơ chế: Cốt thấm nước hòa tan dược chất Polyme trương nở tạo hàng rào gel
Trang 167
kiểm soát giải phóng
- Ưu điểm: Kỹ thuật bào chế đơn giản
- Nhược điểm: Hệ khó đạt giải phóng bậc 0 Giải phóng phụ thuộc nhiều vào yếu
có C18-OH Ester phổ biến là myricyl palmitat, ngoài ra còn có acid tự do (14%), carbohydrat, alcol béo tự do, ester của steric với acid béo Sáp ong tan trong cloroform, ether, carbon disulfid nóng, dầu béo, tinh dầu, không tan trong nước, tan một phần trong ethanol 96% Sáp ong nóng chảy ở 62-66oC Khi sáp được làm nóng chảy ở nhiệt độ lớn hơn 150oC thì xuất hiện phản ứng ester hóa, kết quả là giảm lượng acis tự do, tăng điểm chảy Sáp ổn định khi được bảo quản kín, tránh ánh sáng [10]
+ Ngoài ra còn sử dụng một số tá dược khác như: sáp Carnauba, alcol béo, ester, dầu hỏa hydrogen hóa, Eudragit…
- Cơ chế: Cốt bị hệ men thuỷ phân hoặc ăn mòn trong đường tiêu hóa từ đó giải phóng dược chất
- Ưu điểm: Tá dược rẻ tiền, kỹ thuật đơn giản
- Nhược điểm: Hệ khó đạt giải phóng bậc 0 Giải phóng phụ thuộc nhiều vào yếu
tố môi trường [11], [25]
• Hệ màng bao khuyếch tán:
Bao dược chất bởi một màng polyme không tan trong dịch tiêu hóa, đóng vai trò là hàng rào khuếch tán kiểm soát tốc độ giải phóng dược chất Màng polyme này hút nước trương nở, cho nước thấm qua để hòa tan dược chất, dược chất bão hòa trong hệ rồi khuếch tán ra ngoài qua màng bao Hệ màng bao có ưu điểm là giải phóng ít phụ thuộc yếu tố môi trường như pH, dịch tiêu hóa Nhưng hệ này có tốc độ giải phóng không thay đổi, hằng định [11], [25]
• Hệ cốt trơ khuếch tán
Trang 178
Dược chất được phân tán vào một cốt trơ xốp, không tan trong đường tiêu hóa, cốt này đóng vai trò như một bộ khung mang thuốc Sau khi uống thuốc được giải phóng khỏi cốt bằng cách khuếch tán từ cốt ra dịch tiêu hóa và cốt được đào thải nguyên vẹn
ra ngoài Hệ cốt trơ khuếch tán có ưu điểm chính là kỹ thuật bào chế đơn giản hơn so với các hệ GPKD khác Quá trình giải phóng dược chất ít phụ thuộc vào môi trường tiêu hóa Có thể bào chế cho dược chất có khối lượng phân tử lớn nhưng lại khó đạt sự giải phóng hằng định bậc không và sự giải phóng dược chất phụ thuộc vào lực dập viên và phương pháp tạo hạt [11], [25]
• Hệ màng bao hòa tan
Dược chất được bao bởi một màng bao hòa tan chậm hoặc ăn mòn trong đường tiêu hóa Màng bao đóng vai trò là hàng rào làm giảm sự giải phóng dược chất Ưu điểm chính của hệ màng bao hòa tan là dễ dàng điều chỉnh tốc độ giải phóng bằng cách điều chỉnh độ dày màng nhưng mặt khác tốc độ giải phóng phụ thuộc vào nguyên liệu bao và phương pháp bao [11], [25]
• Hệ thẩm thấu
Bao màng bán thấm bên ngoài viên và tạo miệng giải phóng dược chất Dược chất đẩy ra ngoài một cách từ từ nhờ chênh lệch áp suất thẩm thấu Hệ thẩm thấu dễ đạt giải phóng hằng định và giải phóng ít phụ thuộc vào yếu tố môi trường [11], [25]
• Hệ cốt trao đổi ion
Nhựa trao đổi ion đóng vai trò cốt trơ mang thuốc Thuốc sẽ được giải phóng ra bằng cách trao đổi với ion trong dịch tiêu hóa Hệ này thích hợp với dược chất không bền trong dịch tiêu hóa nhưng đồ thị giải phóng không đạt bậc 0, phụ thuộc vào pH, nồng
• Việc tối ưu hóa các công thức hay quy trình bào chế một cách đầy đủ nhiều khi đòi hỏi một khối lượng công việc khổng lồ mà các phương pháp tiến hành thí nghiệm
cổ điển không thể giải quyết được [6], [7]
Trang 189
1.3.2 Thành phần cơ bản của bài toán tối ưu
• Biến đầu ra: Còn gọi là biến phụ thuộc hay đáp ứng, là các kết quả của thí nghiệm
mà người làm thí nghiệm thấy cần phải đo đạc và đánh giá Ví dụ: độ rã, độ hoà tan, độ đồng đều khối lượng…
• Biến đầu vào: Còn gọi là biến độc lập hay yếu tố, là những biến mà người làm thí nghiệm có thể thay đổi giá trị của nó khi tiến hành thí nghiệm và sự thay đổi này sẽ kéo theo sự thay đổi giá trị của biến đầu ra Ví dụ: lực dập, tá dược [6], [7]
• Hàm mục tiêu là hàm phụ thuộc, được lập ra trên cơ sở tiêu chuẩn tối ưu đã được lựa chọn Hàm mục tiêu là hàm thể hiện kết quả mà người thực hiện phải đạt được, phụ thuộc vào yếu tố đầu vào, giá trị của nó cho phép đánh giá chất lượng của một nghiên cứu
• Quan hệ giữa các đại lượng: Có hai cách chính để mô tả mối quan hệ giữa biến đầu ra và biến đầu vào:
- Dùng mô hình: đây là cách mô tả đơn giản và dễ hiểu nhất Phương trình thường
có dạng đa thức có bậc ≤2 và được gọi là phương trình hồi quy
- Dùng mạng neuron nhân tạo (Artificial neural network –ANN)
Dù sử dụng phương pháp nào chăng nữa, để mô tả chính xác mối quan hệ trên cần phải tiến hành trước một số thí nghiệm và các thí nghiệm này phải được thiết kế một cách khoa học [6], [7]
1.3.3 Trình tự tiến hành thiết kế thí nghiệm và tối ưu hoá
• Xác định biến đầu ra (biến phụ thuộc) cần tối ưu hoá và yêu cầu của chúng
• Xác định biến đầu vào (biến phụ thuộc) có khả năng ảnh hưởng đến biến đầu ra
• Sàng lọc: Thiết kế và tiến hành các thí nghiệm sơ bộ nhằm phân tích ảnh hưởng của các biến đầu vào lên các biến đầu ra để loại bỏ các biến đầu vào không hoặc ít ảnh hưởng
• Thiết kế và tiến hành thí nghiệm để phân tích ảnh hưởng của các biến đầu vào còn lại lên các biến đầu ra Từ các kết quả thí nghiệm, xây dựng mối quan hệ giữa các biến đầu ra và các biến đầu vào Mối quan hệ này có thể được biểu diễn dưới dạng phương trình hồi quy dạng đa thức có bậc ≤ 2 hoặc mạng neuron nhân tạo Những mối quan hệ này cho phép dự đoán giá trị của các biến đầu ra khi biết giá trị của các biến đầu vào mà không cần làm thêm thí nghiệm
Trang 191.4 Một số nghiên cứu về gliclazid dạng giải phóng kéo dài
1.4.1 Một số nghiên cứu trong nước
• Nguyễn Ngọc Chiến, Hồ Thị Tú đã nghiên cứu xây dựng công thức bào chế viên nén gliclazid 30 mg GPKD 8 giờ bằng phương pháp xát hạt ướt sử dụng hydroxypropyl methylcellulose E15 (HPMC E15), hydroxypropyl methylcellulose K4M (HPMC K4M) Kết quả thu được là tỷ lệ HPMC K4M: HPMC E15 ảnh hưởng mạnh đến sự giải phóng gliclazid từ các viên nghiên cứu Công thức chứa: 30 mg gliclazid; 7,5 mg HPMC K4M; 32,5 mg HPMC E15; 30 mg avicel PH 101; 59 mg lactose; 0,4 mg aerosil; 0,8
mg magnesi stearat có đồ thị giải phóng giống với viên đối chiếu f2 = 63.81 [3]
• Bùi Hồng Giang đã tiến hành nghiên cứu bào chế viên nén gliclazid 80 mg TDKD với tá dược kéo dài giải phóng là HPMC E6 và so sánh với viên Diamicron 80 mg Kết quả nghiên cứu cho thấy HPMC ảnh hưởng rất lớn tới quá trình giải phóng dược chất Lượng HPMC càng tăng thì quá trình giải phóng dược chất càng chậm Tá dược trơn magnesi stearat và talc cũng làm chậm quá trình này nhưng không nhiều như ảnh hưởng của HPMC Lực gây vỡ viên cũng có ảnh hưởng và rõ nhất trong những giờ đầu [5]
• Để giảm lượng HPMC sử dụng, tác giả Nguyễn Đại Đồng cũng tiến hành bào chế viên nén gliclazid giải phóng kéo dài trong đó phối hợp sử dụng HPMC và gôm xanthan Nghiên cứu đã chứng minh gôm xanthan có độ nhớt lớn, đóng vai trò chính trong quá trình làm chậm giải phóng HPMC trong hệ này có hệ số nhớt thấp hơn, làm cho khổi gel trương nở và trở nên dễ tan hơn, do vậy đóng vai trò điều chỉnh tốc độ giải phóng dược chất Tác giả cũng bước đầu khảo sát và đề xuất một số chỉ tiêu cho viên nén gliclazid 30 mg GPKD [4]
• Nguyễn Hạnh Thủy đã nghiên cứu nhằm cải thiện độ hòa tan cho gliclazid trong pellet nhân, đồng thời kéo dài giải phóng gliclazid từ pellet bao màng kiểm soát Phương pháp bào chế pellet gliclazid giải phóng kéo dài được tác giả sử dụng là phương pháp đùn tạo cầu với quy mô 100 g/ 1 công thức Bao màng kiểm soát giải phóng trong thiết
Trang 2011
bị bao tầng sôi Diosna Minilab, mỗi mẻ là 150 g pellet Định lượng bằng phương pháp
đo quang phổ hấp thụ tại bước sóng 226 nm Thí nghiệm hòa tan bằng thiết bị giỏ quay với môi trường hòa tan là dung dịch đệm phosphat pH 6,8 Nghiên cứu đã khảo sát các yếu tố cải thiện độ hòa tan gliclazid trong 60 phút từ pellet nhân Từ đó đưa ra được công thức bào chế pellet gliclazid nhân thích hợp Đồng thời, nghiên cứu cũng đã xây dựng được công thức màng bao kiểm soát giải phóng dược chất từ pellet sử dụng Eudragit RS 100 và Eudragit RL100 tỷ lệ 9:1 với độ dày màng bao tăng 7,90% khối lượng [8]
• Nghiên cứu của Cao Thị Thanh Thảo và cộng sự tiến hành theo mô hình optimal sử dụng 2 polyme kiểm soát giải phóng với năm biến đầu ra là phần trăm giải phóng sau 1, 2, 3, 6, 12 giờ và so sánh với viên đối chiếu là Diamicron MR 30 mg cho thấy sai khác giữa công thức tối ưu và Diamicron MR 30 mg là không có ý nghĩa [9]
D-1.4.2 Một số nghiên cứu nước ngoài
• Nghiên cứu của Hussain T, Saeed T, Mumtaz AM và cộng sự đã được thực hiện
để đánh giá ảnh hưởng của các tỷ lệ polyme khác nhau tới sự giải phóng gliclazid Viên nén được bào chế bằng phương pháp tạo hạt nóng chảy, sử dụng hỗn hợp glyceryl
monostearat (GMS) và acid stearic (SA) theo các tỷ lệ khác nhau Mẫu giải phóng in
vitro được nghiên cứu trong 8 giờ trong môi trường đệm phosphat (pH 7.4) Kết qủa cho
thấy mô hình Higuchi được tìm thấy mô hình thích hợp nhất để mô tả đồ thị giải phóng của GLZ Kết quả FTIR cho thấy không có tương tác hóa học giữa thuốc và polyme, và kết quả DSC chỉ ra trạng thái vô định hình của GLZ và polyme mà không có sự hình thành phức hợp Kết quả chỉ ra rằng các viên nén của gliclazid sử dụng glyceryl monostearat và acid stearic cho thấy các đặc tính giải phóng được duy trì rõ rệt [20]
• Xinghua JIN và cộng sự đã nghiên cứu phát triển và tối ưu hóa các công thức giải phóng kéo dài gliclazid bằng cách sử dụng kết hợp đồng thời hai polyme thân nước: HPMC K15M và natri alginat Bằng thí nghiệm xấy dựng theo mô hình D-Optimal để đánh giá ảnh hưởng của nồng độ HPMC (X1), lactose (X2) và natri alginat (X3) đến tốc
độ giải phóng gliclazid Phần trăm giải phóng thuốc ở 3, 6, 9 và 12 giờ là các biến đầu
ra và bị giới hạn ở mức 20-30, 45-55, 70-80 và 90-100% Nghiên cứu đã chứng minh thí nghiệm xây dựng theo mô hình D-Optimal phù hợp xây dựng công thức tối ưu viên nén gliclazid giải phóng kéo dài sử dụng hết hợp HPMC K15M và natri alginat[22]
• Một nghiên cứu khác cũng tiến hành tối ưu hóa công thức cho viên gliclazid
Trang 2112
nhưng thiết kế nghiên cứu theo mô hình phức hợp tại tâm của Vijayalakshmi P và cộng
sự Trong nghiên cứu này tác giả đã đánh giá mức độ ảnh hưởng của việc sử dụng polyme tạo cốt là natri alginate và Eudragit – EPO trên 5 biến độc lập bao gồm: Độ cứng, tỷ lệ phần trăm giải phóng dược chất sau 1giờ, 6 giờ, hệ số khuếch tán, và thời gian giải phóng dược chất được 50% Nghiên cứu đã đưa ra được công thức tối ưu có quá trình giải phóng dược chất theo mô hình dược động học bậc 0 và phương trình hồi quy thể hiện mối tương quan giữa 2 biến phụ thuộc Đồng thời viên đã được nghiên cứu
về độ ổn định quá trình giải phóng dược chất trước và sau thời gian bảo quản [28]
• Nghiên cứu khác của Vijayalakshmi P và cộng sự tiến hành bào chế hệ phân tán rắn gliclazid với chất mang là hydroxypropyl- β-cyclodextrin (HP-β-CD) bằng phương pháp bốc hơi dung môi nhằm tăng độ hòa tan của dược chất Phức hợp này sau đó được xát hạt ướt với dung dịch NaCMC (1500-3000 cps) để tạo dạng cốt kiểm soát giải phóng dược chất Ethyl cellulose được phối hợp 0-5% w/w để tăng khả năng kiểm soát giải phóng Viên sử dụng dạng phức với HP-β-CD được so sánh với viên dùng dạng bột thông thường kết quả cho thấy dạng phức hợp với HP-β-CD có khả năng kiểm soát giải phóng tốt, sau 10-12 giờ đạt 90-100% trong khi công thức chỉ có dược chất thì quá trình giải phóng không đạt yêu cầu [25]
• Nghiên cứu của Varshosaz J và cộng sự tiến hành tạo vi nang bằng phương pháp đông tụ hóa muối sử dụng chitosan để tạo vỏ nang Vi nang được tạo thành bằng cách nhỏ hỗn hợp dược chất – chitosan vào dung dịch tripolyphosphate (TPP) Nghiên cứu tập trung khảo sát 5 thông số loại chitosan (trọng lượng phân tử cao- thấp) , nồng độ
chitosan, pH của dung dịch TPP, nồng độ TPP và thời gian ủ để đánh giá hiệu quả in
vitro và in vivo Kết quả nghiên cứu cho thấy công thức tối ưu đưa ra là sử dụng 2 %
dung dịch chitosan trọng lượng phân tử thấp tạo liên kết chéo với TPP trong dụng dịch 5% ở pH 2 trong thời gian ủ 10 phút thì cho hiệu quả giảm mức đường huyết về bình thường ở chuột kéo dài 24 giờ trong khi sửa dụng dạng bột gliclazid chỉ là 10 giờ [27]
Trang 2213
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Nguyên liệu, thiết bị
2.1.1 Nguyên liệu
Ba ̉ng 2.1 Nguyên liệu, tá dược dùng trong bào chế viên nén gliclazid GPKD
STT Nguyên liệu, tá dược Nguồn gốc Tiêu chuẩn
2.1.2 Thiết bị
• Máy dập viên quay tròn SHAKTI (Ấn Độ)
• Cân kĩ thuật Sartorius Te 3102S (Đức)
• Máy đo độ cứng PTB-511E (Đức)
• Máy đo quang Hitachi U-1900 (Nhật Bản)
• Máy thử độ hòa tan PHARMA TEST (Đức)
• Máy đo pH Sartorius TE 412 (Đức)
• Bể siêu âm WUC – A06H, Daihan (Hàn Quốc)
• Tủ sấy Memmert (Đức)
• Máy đo độ trơn chảy ERWEKA GWF (Đức)
Trang 2314
2.2 Nội dung nghiên cứu
• Xây dựng và thẩm định một số chỉ tiêu của phương pháp định lượng gliclazid
- Xây dựng phương pháp định lượng gliclazid bằng đo quang phổ UV – VIS
- Thẩm định một số chỉ tiêu của phương pháp định lượng: Độ đặc hiệu, độ ổn định
hệ thống; độ tuyến tính; độ đúng
• Khảo sát ảnh hưởng của tá dược đến sự giải phóng gliclazid từ viên nén GPKD
- Ảnh hưởng của các loại HPMC
- Ảnh hưởng của lượng tá dược HPMC K4M
- Ảnh hưởng của lượng tá dược sáp ong
- Ảnh hưởng của lượng tá dược độn
• Thiết kế và lựa chọn công thức tối ưu cho viên nén gliclazid 60 mg GPKD 12 giờ
sử dụng Moddle 8.0 dựa vào tiêu chuẩn viên đối chiếu Diamicron MR 60mg
- Bào chế công thức tối ưu khảo sát được
- Đánh giá một số tiêu chuẩn cơ sở viên nén gliclazid giải phóng kéo dài : Độ cứng, khối lượng; định lượng; thử hòa tan môi trường đệm phosphat pH 4,5; pH 6,8; pH 7,4
- Đánh giá động học giải phóng
• Đề xuất các chỉ tiêu chất lượng cho viên nén bào chế được
2.3 Phương pháp nghiên cứu
2.3.1 Phương pháp bào chế viên nén gliclazid giải phóng kéo dài sử dụng hệ cốt thân nước kết hợp cốt sơ nước
Ba ̉ng 2.2 Thành phần công thức viên nhân:
Thành phần Vai trò Khối lượng trong 1 viên
Sáp ong Tá dược kiểm soát giải phóng 32-64 mg
HPMC (K4M, K15M,
K100M, K100LV)
Tá dược kiểm soát giải phóng 16-48 mg
Lactose Tá dược độn, tan tạo kênh
dẫn nước giúp giải phóng
dược chất
96-160mg
Trang 2415
• Phương pháp bào chế:
Dược chất, tá dược bột trong công thức (trừ tá dược chống dính) rây qua rây 250, cân theo khối lượng trong công thức, trộn đều Tá dược béo cân theo khối lượng trong công thức, đun chảy trong bát sứ trên nồi cách thủy, sau đó phối hợp với bột đã trộn được với tá dược béo nóng chảy, sau đó xát hạt qua rây 800 Để nguội Trộn hạt với tá dược chống dính Dập viên hình caplet kích thước 5x16 mm, khối lượng m=320 mg, độ cứng 5-8 kP
2.3.2 Xây dựng và thẩm định phương pháp định lượng dược chất
2.3.2.1 Thẩm định một số chỉ tiêu phương pháp định lượng
Rây
Rây Gliclazid, lactose,
Trang 2516
- Mẫu placebo : Cân khoảng 450 mg các tá dược theo tỷ lệ trong công thức bào chế viên nén cho vào bình định mức 100 ml, thêm khoảng 50 ml methanol và đem siêu
âm 15 phút Bổ sung methanol đến vạch và lọc qua giấy lọc Bỏ 20 ml dịch lọc đầu, hút
1 ml dịch lọc cho vào bình định mức 100 ml, thêm đệm phosphat pH 6,8 đến vạch, lắc đều
- Mẫu chuẩn: Cân chính xác khoảng 100 mg gliclazid chuẩn, cho vào bình mức
100 ml, thêm khoảng 50 ml methanol, siêu âm 15 phút, bổ sung methanol đến vạch, lắc đều Lấy 1 ml cho vào bình định mức 100 ml, thêm dung dịch đệm phosphat pH 6,8 đến vạch, lắc đều
- Mẫu thử: Cân 20 viên, tính khối lượng trung bình viên, nghiền thành bột Cân chính xác một lượng bột tương ứng khoảng 100 mg gliclazid cho vào bình định mức
100 ml, thêm khoảng 50 ml methanol và đem siêu âm khoảng 15 phút Bổ sung methanol đến vạch lắc đều và lọc qua giấy lọc Bỏ 2 ml dịch lọc đầu, hút 1 ml dịch lọc cho vào bình định mức 100 ml, thêm đệm phosphat pH 6,8 đến vạch, lắc đều
- Mẫu chuẩn có tá dược: Cân 450 mg các tá dược bào chế theo tỷ lệ trong công thức của viên nén và cân chính xác khoảng 100 mg gliclazid vào bình định mức 100 ml, thêm khoảng 50 ml methanol và đem siêu âm khoảng 15 phút Bổ sung methanol đến vạch lắc đều và lọc qua giấy lọc Bỏ 20 ml dịch lọc đầu, hút 1 ml dịch lọc cho vào bình định mức 100 ml, thêm đệm phosphat pH 6,8 đến vạch, lắc đều
- Yêu cầu : + max thử = max chuẩn ± 2nm
+ Phổ UV của dung dịch mẫu giả dược ảnh hưởng (AH%) ≤ 2%
Trong đó: + HL: Lượng mẫu thử tương ứng với lượng trong mẫu giả dược
+ Ap; Ac: Độ hấp thụ của mẫu giả dược và mẫu chuẩn ở bước sóng 225 nm + Dp; Dc: Độ pha loãng của mẫu giả dược và mẫu chuẩn
Trang 26độ quang của các dung dịch tại max Xây dựng đường hồi quy Y=ax+b
- Yêu cầu : Hệ số tương quan r2 ≥ 0,995
• Độ đúng
- Tiến hành: Chuẩn bị 6 mẫu dung dịch chuẩn có tá dược Tiến hành đo quang tại
max để xác định lượng chất chuẩn thu hồi
Độ đúng của phương pháp được tính theo công thức :
Độ đúng = Lượng chất chuẩn thêm vào𝐿ượ𝑛𝑔 𝑐ℎấ𝑡 𝑐ℎ𝑢ẩ𝑛 𝑡ℎ𝑢 ℎồ𝑖 x100%
- Yêu cầu: Tỉ lệ % thu hồi 98,0%-102,0% và RSD ≤ 2%
+ %G: Hàm lượng % gliclazid trong viên so với hàm lượng ghi trên nhãn + Cth, Cch: Lần lượt là nồng độ của mẫu thử và mẫu chuẩn
+ Dth; Dch: Lần lượt là độ hấp thụ của mẫu thử và mẫu chuẩn
+ k: Hệ số pha loãng
Trang 272.3.3.2 Đánh giá lực gây vỡ viên
Đo lực gây vỡ viên trên máy đo độ cứng PHARMATEST (10 viên/1 CT)
2.3.3.3 Đánh giá độ đồng đều khối lượng viên (áp dụng với các công thức tối ưu)
Tiến hành: Cân 20 viên, tính khối lượng trung bình viên Cân từng viên, so sánh với khối lượng trung bình
Yêu cầu: Không quá 2 viên có khối lượng lệch quá 7,5% khối lượng trung bình và không có viên nào lệch quá 15% khối lượng trung bình [2]
2.3.3.4 Định lượng
Tiến hành như mục 2.3.2
Yêu cầu: Hàm lượng đạt 95-110% so với hàm lượng ghi trên nhãn
2.3.3.5 Phương pháp thử nghiệm hòa tan của viên nén gliclazid
• Tiến hành trên máy thử hòa tan PHARMA TEST, mỗi công thức viên tiến hành thử 6 viên (n=6)
• Mẫu trắng là môi trường hòa tan
• Dung dịch chuẩn: Dung dịch gliclazid 10 µg/ml trong môi trường thử hòa tan
• Cách tính kết quả:
- Nồng độ gliclazid trong mẫu thứ n:
Cn = Cch x 𝐷𝐷𝑛
𝑐ℎ (µg/ml)
Trang 28- % gliclazid giải phóng: Hn = 𝑚𝑛×𝑚𝑡𝑏
𝑚𝑣×60 x100%
Trong đó: +Cn, Dn: Lần lượt là nồng độ gliclazid trong mẫu thử, độ hấp thụ mẫu thử
+ mn: lượng gliclazid giải phóng,
+ Hn: % gliclazid giải phóng của dung dịch rút tại thời điểm n
+Cch, Dch: Nồng độ gliclazid, độ hấp thụ Dch223 của dung dịch chuẩn
+mv, mtb: Lần lượt là khối lượng viên và khối lượng trung bình viên
+ k: Hệ số pha loãng
• So sánh hai đồ thị giải phóng dược chất in vitro bằng chỉ số f2. Chỉ số f2 thể hiện
sự giống nhau giữa 2 đồ thị giải phóng dược chất và được tính theo công thức sau:
f2 = 50 x lg {[1 +1
𝑛× ∑𝑛 (𝑅𝑖− 𝑇𝑖)2
1 2
x100}
Trong đó: + n: Số điểm lấy mẫu thử;
+ Ri; Ti: % dược chất giải phóng tại thời điểm t của mẫu đối chiếu, mẫu thử
• Nếu 50 ≤ f2 ≤ 100 thì 2 đồ thị được coi là giống nhau
2.3.3.6 Phương pháp đánh giá động học giải phóng dược chất
Hiện nay, đã có nhiều mô hình toán học để biều diễn động học giải phóng dược chất của viên, tuy nhiên trong phạm vi khoá luận chúng tôi chỉ khảo sát một số mô hình phổ biến sau: Wagner, Bậc 0, Weibull, Higuchi, Hixson-Crowell, Korsmeyer- Peppas, Hopfenberg, Hill, Mokoid- Banakar Xử lý kết quả thử hoà tan của mẫu viên bằng phần mềm MathCad 14, mô hình phù hợp nhất trong các mô hình trên sẽ được lựa chọn căn
cứ theo tiêu chuẩn thông tin Akaike (AIC) Giá trị R2
adj càng lớn, AIC càng nhỏ thì mô hình càng phù hợp [19], [24]
2.3.4 Thiết kế và tối ưu hoá công thức bào chế viên nén gliclazid 60 mg GPKD
• Dựa vào những khảo sát trước đó và kết quả khảo sát viên đối chiếu lựa chọn các biến đầu vào và các biến đầu ra
• Sử dụng phần mềm Modde 8.0 thiết kế thí nghiệm lựa chọn công thức tối ưu
• Bào chế viên nén theo các công thức đã thiết kế và tiến hành thử hoà tan thu được
Trang 2920
kết quả là các biến đầu ra
• Dữ liệu thực nghiệm về độ hoà tan được xử lý bằng phần mềm Form Rules v2 và Moddle 8.0 nhằm tìm ra quy luật ảnh hưởng của các biến đầu vào tới biến đầu ra
• Lựa chọn thành phần công thức tối ưu bằng phần mềm Modde 8.0
• Bào chế các lô công thức tối ưu và tiến hành đánh giá công thức tối ưu
Trang 3021
CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ
3.1 Kết quả thẩm định một số chỉ tiêu của phương pháp định lượng
3.1.1 Tính đặc hiệu
• Tiến hành pha dung dịch gliclazid nồng độ 10 μg/ml và quét phổ như mục 2.3.2.1
• Phổ UV cho thấy gliclazid hấp thụ cực đại tại 225 nm trong môi trường đệm pH 6,8 Trong khi đó, khi quét phổ của mẫu trắng tá dược không thấy xuất hiện đỉnh hấp thụ tại bước sóng 225 nm
• Kết quả đo độ đặc hiệu của các mẫu placebo được thể hiện ở bảng 3.1
Ba ̉ng 3.1 Giá trị đo quang mẫu placebo
Mẫu Placebo Khối lượng (g) Độ hấp thụ AH (%)
Nhận xét: Như vậy, tại bước sóng 225 nm độ hấp thụ quang của gliclazid không bị
ảnh hưởng bởi các tá dược sử dụng
3.1.2 Độ ổn định hệ thống
Ba ̉ng 3.2 Giá trị đo quang mẫu chuẩn (10g/ml)
Độ hấp thụ 0,426 0,426 0,426 0,426 0,427 0,427 0,4263 0,047% Nhận xét: Phương pháp định lượng đạt yêu cầu ổn định hệ thống (RSD = ≤2%)
3.1.3 Khoảng tuyến tính
• Kết quả đo mật độ quang của dung dịch gliclazid có nồng độ lần lượt 5 µg/ml, 8 µg/ml, 10 µg/ml, 12 µg/ml, 15 µg/ml trong đệm phosphat 6,8 tại bước sóng 225 nm được trình bày trong hình 3.1