Văn học, Ams và Chu Văn An, tuyển sinh 10, 2003 ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 Trường THPT Hanoi - Amsterdam và Chu Văn An Năm học: 2002-2003 Môn thi: Văn - Tiếng Việt Thời gian làm bài: 150 phút Phần I(4 điểm)1.Mở đầu bài thơ Viếng lăng BÁc, Viễn Phương viết: Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát Ôi!HÀng tre xanh xanh việt nam BÃo táp mưa sa đứng thẳng hàng và ở cuối bài,nhà thơ bày tỏ nguyện ước Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này. Theo em, những hình ảnh nào là ẩn dụ?Em cảm nhận được từ các hình ảnh ẩn dụ đó ý nghĩa sâu xa như thế nào về tình cảm thiêng liêng cao đẹp của nhân dân với Bác Hồ kính yêu. 2.Cây tre đã trở thành hình ảnh trung tâm của nhiều tác phẩm vănhọc Việt NAm. HÃy chép lại hai câu nối tiếp nhau của một bài thơ đã học mà trong đó,nhà thơ đã mượn hình ảnh cây tre để gợi liên tưởng đến tình yêu thương đoàn kết của người Việt Nam(Ghi rõ tên tác giả,tác phẩm). Phần II(6 điểm): 1.Một bài thơ trong sách vănhọc 9 có câu: Làn thu thuỷ,nét xuân sơn a)Hãy chép 9 câu thơ nối tiếp câu thơ trên. b)Đoạn thơ em vừa chép có trong tác phẩm nào, do ai sáng tác??? Kể tên nhân vật được nói đến trong đoạn thơ. 2.Từ "Hờn" trong câu thơ thứ hai của đoạn thơ trên bị một bạn viết sai thành từ"buồn".Em hãy giải thích ngắn gọn cho bạn hiểu rằng chép sai như vậy đã ảnh hưởng lớn đến ý nghĩa câu thơ. 3.Để phân tích ý nghĩa đoạn thơ đó,một học sinh có câu:Khác với Thuý Vân,Thuý Kiều mang một vẻ đẹp "sắc sảo mặn mà" về cả tài lẫn sắc. a)Nếu dùng câu văn trên làm mở đoạn của một đoạn văn tổng phân hợp thì đoạn văn ấy mang đề tài gì? b)Viết tiếp sau câu mở đoạn trên khoảng từ tám đến mười câu để hoàn chỉnh đoạn văn với đề tài em vừa xác định.Trong đoạn có một câu ghép đẳng lập(gạch một gạch dưới câu ghép đẳng lập đó) . Văn học, Ams và Chu Văn An, tuyển sinh 10, 20 03 ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 Trường THPT Hanoi - Amsterdam và Chu Văn An Năm học: 20 02- 2003 Môn thi: Văn. kính yêu. 2. Cây tre đã trở thành hình ảnh trung tâm của nhiều tác phẩm văn học Việt NAm. HÃy chép lại hai câu nối tiếp nhau của một bài thơ đã học mà trong