1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Văn học và văn hoá truyền thống

6 1,3K 9
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 26,91 KB

Nội dung

Văn học và văn hoá truyền thống

Văn học văn hoá truyền thốngVăn học, nghệ thuật cùng với triết học, chính trị, tôn giáo, đạo đức, phong tục… là những bộ phận hợp thành của toàn thể cấu trúc văn hoá. Nếu văn hoá thể hiện quan niệm cách ứng xử của con người trước thế giới, thì văn học là hoạt động lưu giữ những thành quả đó một cách sinh động nhất. Để có được những thành quả quả đó, văn hoá của một dân tộc cũng như của toàn thể nhân loại từng trải qua nhiều chặng đường tìm kiếm, chọn lựa, đấu tranh sáng tạo để hình thành những giá trị trong xã hội. Văn học vừa thể hiện con đường tìm kiếm đó, vừa là nơi định hình những giá trị đã hình thành. Cũng có thể nói văn họcvăn hoá lên tiếng bằng ngôn từ nghệ thuật.Văn học biểu hiện văn hoá, cho nên văn học là tấm gương của văn hoá. Trong tác phẩm văn học, ta tìm thấy hình ảnh của văn hoá qua sự tiếp nhận tái hiện của nhà văn. Đó là bức tranh văn hoá dân gian trong thơ Hồ Xuân Hương (tục ngữ, câu đố tục giảng thanh, trò chơi…), là những vẻ đẹp của văn hoá truyền thống trong truyện ngắn tuỳ bút Nguyễn Tuân (hoa thuỷ tiên, nghệ thuật pha trà, thư pháp…), là những tín ngưỡng, phong tục trong tiểu thuyết Mẫu Thượng ngàn của Nguyễn Xuân Khánh (đạo Mẫu tín ngưỡng phồn thực, tục thờ Thần Chó đá, Thần Cây đa, Thần Thành hoàng, cách lên đồng, hát chầu văn, tục kết chạ, ma chay, cưới hỏi…). Tác phẩm văn học còn dẫn ta đi đến những nguồn mạch sâu xa của văn hoá qua việc lý giải tấn bi kịch lịch sử trong kịch Vũ Như Tô của Nguyễn Huy Tưởng hay cốt cách người nông dân được đào luyện qua những biến thiên cách mạng trong các truyện ngắn Khách ở quê ra Phiên chợ Giát của Nguyễn Minh Châu.Văn hoá tác động đến văn học không chỉ ở đề tài mà còn ở toàn bộ bầu khí quyển tinh thần bao bọc hoạt động sáng tạo của nhà văn hoạt động tiếp nhận của bạn đọc. Bản thân nhà văn với thế giới nghệ thuật của mình là một sản phẩm văn hoá. Người đọc, với chân trời chờ đợi hướng về tác phẩm, cũng được rèn luyện về thị hiếu thẩm mỹ trong một môi trường văn hoá nhất định. Chính không gian văn hoá này chi phối cách xử lý đề tài, thể hiện chủ đề, xây dựng nhân vật, sử dụng thủ pháp nghệ thuật… trong quá trình sáng tác; đồng thời cũng chi phối cách phổ biến, đánh giá, thưởng thức… trong quá trình tiếp nhận. Một nền văn hoá cởi mở, bao dung mới tạo điều kiện thuận lợi cho văn học phát triển. Vì vậy, có thể nói văn học là thước đo, là “nhiệt kế” vừa lượng định, vừa kiểm nghiệm chất lượng trình độ văn hoá cuả một xã hội trong một thời điểm lịch sử nhất định.Trong tinh thần đó, nhiều nhà nghiên cứu đã căn cứ vào những dữ liệu văn học để tìm hiểu bức tranh văn hoá của một thời đại. Nói cách khác, thực tiễn văn học có thể cung cấp những cứ liệu đáng tin cậy cho khoa nghiên cứu văn hoá. Chẳng hạn, thông qua nội dung tái hiện của văn xuôi Việt Nam đầu thế kỷ XX, người ta có thể chứng minh cho quá trình thâm nhập của văn hoá Tây Âu trong xã hội thời kỳ này, cũng như khoảng cách văn hoá của người thị dân so với người sĩ phu bị buộc chặt vào những tín điều Nho giáo, một bên, với người nông dân bị giới hạn trong văn hoá nông thôn ở làng xã, một bên khác.Tuy nhiên, cách nghiên cứu có phần “thực dụng” này cũng có nguy cơ làm cho nghiên cứu văn hoá nuốt chửng nghiên cứu văn học thủ tiêu chính đối tượng toàn vẹn của văn học.Nếu văn hoá chi phối hoạt động sự phát triển của văn học, thì ngược lại, văn học cũng tác động đến văn hóa, hoặc trên toàn thể cấu trúc, hoặc thông qua những bộ phận hợp thành khác của nó. Những nhà văn tiên phong của dân tộc bao giờ cũng là những nhà văn hoá lớn. Bằng nghệ thuật ngôn từ, họ đấu tranh, phê phán những biểu hiện phản văn hoá, đồng thời khẳng định những giá trị văn hoá dân tộc, nhân bản khai phóng. Dù là phản ứng trước những làn sóng văn hoá tiêu cực hay cổ vũ cho sự tiếp biến văn hoá, giới trí thức sáng tác tinh hoa bao giờ cũng là những người tiên phong mở ra hướng nhìn về vận hội mới của văn hoá dân tộc.Giữa văn học văn hoá có mối quan hệ hữu cơ mật thiết như vậy, nên việc tìm hiểu văn học dưới góc nhìn văn hoá là một hướng đi cần thiết có triển vọng. Cùng với những cách tiếp cận văn học bằng xã hội học, mỹ học, thi pháp học…, cách tiếp cận văn học bằng văn hoá học giúp chúng ta lý giải trọn vẹn hơn tác phẩm nghệ thuật với hệ thốngvăn hoá được bao hàm bên trong nó. Những yếu tố văn hoá liên quan đến thiên nhiên, địa lý, lịch sử, phong tục, tập quán, ngôn ngữ… có thể được vận dụng để cắt nghĩa những phương diện nội dung hình thức của tác phẩm. Nó cũng có thể góp phần lý giải tâm lý sáng tác, thị hiếu độc giả con đường phát triển nói chung của văn học.Cách tiếp cận văn hoá học như vậy thực chất là đặt văn học trong không gian văn hoá với những đặc trưng của nó đã thâm nhập một cách tinh vi vào thế giới sáng tạo nghệ thuật của nhà văn. Ở những người nghệ sĩ lớn, đó không phải là sự “ăn tươi nuốt sống” mà là sự tiêu hoá thẩm thấu vào từng hình tượng, chi tiết của tấm thảm dệt ngôn từ. Sự thẩm thấu này truyền đi cả theo hai chiều lịch đại đồng đại. Một mặt, những giá trị từ nguồn văn hoá truyền thống rì rầm chảy trong mạch ngầm của nó thấm vào thế giới hình tượng ngôn từ của tác phẩm mà đôi khi chủ thể sáng tạo không ý thức một cách tự giác. Mặt khác, những giá trị văn hoá mới hình thành vào lúc đương thời không thôi cám dỗ, kêu gọi, thách thức, đòi hỏi nhà văn phải trả lời, trực tiếp hay gián tiếp, bằng ngôn ngữ nghệ thuật trong tác phẩm của mình. Đối với những tài năng bậc thầy, cả hai chiều thẩm thấu ấy hoà trộn một cách nhuần nhuyễn đến mức khó mà tách bạch rõ ràng.Văn hoá không bao giờ là một hiện tượng thuần nhất. Sự đan xen văn hoá có khi dẫn đến sự pha tạp, trộn lẫn, nhưng cũng có thể dẫn đến sự kết tinh, chưng cất nên những giá trị mới. Về mặt thời gian, khi cái cũ chưa bàn giao cho cái mới, văn học có thể là nơi hội tụ của những tìm tòi cho sự chuẩn bị chuyển tiếp thời đại. Còn về mặt không gian, khi một địa bàn trở thành ngả ba đường của sự giao lưu văn hoá, thì văn học có thể là nơi hoà giải của những xung đột tinh thần, nhằm tìm một tiếng nói cho sự chung sống giữa các nhóm người.Ở xa, văn học thừa hưởng hấp thụ những yếu tố của một không gian văn hoá rộng: văn hoá phương Đông, văn hoá dân tộc. Ở gần, văn học thừa hưởng hấp thụ những yếu tố của một không gian văn hoá hẹp: văn hoá tộc người, văn hoá vùng. Những vùng văn hoá giao nhau sẽ tạo ra những nét chung trong văn học của từng vùng, đồng thời nó vẫn giữ lại những nét riêng làm căn cước giúp ta nhận diện bộ mặt của từng vùng văn hoá, từ đó phân biệt “lãnh thổ” trên bản đồ văn học. Công trình khảo cứu Hồ sơ Lục châu học của Nguyễn Văn Trung là một nỗ lực đáng trân trọng nhằm khảo sát, phân tích đi đến khái quát về đặc điểm sự phát triển của văn học Nam bộ trong bối cảnh văn hoá-lịch sử nước ta đầu thế kỷ XX. Thiên nhiên, địa lý, phong tục, tập quán, lề thói sinh hoạt ở vùng đất mới là cái nôi văn hoá hình thành nên tính cách con người tính cách văn chương ở đây, thể hiện qua tâm lý, hành động ngôn ngữ.Trong một phối cảnh văn hoá như vậy, chúng ta sẽ thấy sự nối tiếp gần gũi giữa Sơn Nam, Bình Nguyên Lộc, Phi Vân ở nửa cuối thế kỷ XX với Hồ Biểu Chánh, Nguyễn Bửu Mộc, Nguyễn Chánh Sắt… ở nửa đầu thế kỷ đó. mặc dù không thiếu những nét chung với những nhà văn cùng cộng đồng vận mệnh trong thế kỷ đầy biến động này, ngay trong đề tài về cuộc sống ở nông thôn, sáng tác của họ cũng có một khoảng cách nhất định với sáng tác của Võ Hồng, Nguyễn Văn Xuân, Võ Phiến… ở miền Trung Trần Tiêu, Bùi Hiển, Nguyễn Đình Lạp, Mạnh Phú Tư… ở miền Bắc.Nằm trong cấu trúc văn hoá, đạo đức là những quy luật tinh thần hướng con người vươn đến điều Thiện, bao gồm những nguyên tắc ứng xử, những chuẩn mực quy phạm trong đời sống xã hội. Nói đến quan hệ giữa văn học đạo đức chính là nói đến quan hệ giữa cái đẹp cái Thiện. Mỹ học truyền thống phương Đông cũng như phương Tây luôn nhấn mạnh sự thống nhất của hai phạm trù này và khẳng định văn học góp phần củng cố bầu không khí đạo đức của xã hội, trong đó tình người, lương tâm, bổn phận, sự trung thực, lòng nhân ái, lẽ công bằng… được đề cao. Ngược lại, khi xã hội vững chãi về phong hoá, đạo đức, thì văn học sẽ tiếp nhận nguồn động lực để nói lên sự thật về cuộc đời về lòng người.I.Kant quan niệm ý thức đạo đức là quy luật của bổn phận. Có bổn phận được thôi thúc do sức mạnh áp lực của dư luận từ bên ngoài; có bổn phận được thôi thúc do ý thức của chính lương tâm từ bên trong. Từ đó, Kant phân biệt hai loại hành động là hành động thích nghi theo bổn phận hành động vì bổn phận. Ông kêu gọi: “Hãy hành động sao cho nhân tính trong bản thân mình cũng như nơi người khác luôn luôn được xem là cứu cánh không bao giờ bị sử dụng như là phương tiện” (Fondements de la métaphysique des moeurs, Delagrave, Paris, 1971, p. 150).Văn học gắn liền với ý thức đạo đức theo nghĩa thứ hai. Đó là tiếng nói của bổn phận lương tâm ngay cả khi không có áp lực của xã hội dư luận. Văn học khơi dậy sự ăn năn, cắn rứt của lương tâm con người về những tội lỗi mà có thể không một toà án nào xử phạt được. Đó là sự sám hối, xưng tội của con người với chính bản thân mình: con người tự kết án, tự biện hộ, tự phán quyết tự hoà giải với lương tâm mình. Có thể nói, ở nơi mà luật pháp, dư luận xã hội không can thiệp được, thì văn học có khả năng khơi dậy tỉnh thức lương tri của con người.Đạo đức là một thực thể luôn vận động thay đổi theo sự tiến hoá của xã hội chứ không mang một khuôn khổ bất di bất dịch. Nói đúng hơn, trong đạo đức có phần căn cốt, bất biến; lại có phần biến đổi, thích nghi theo từng thời đại. Chẳng hạn, ở thời đại nào con người chân chính cũng coi trọng nghĩa vụ danh dự; nhưng quan niệm về nghĩa vụ danh dự thời nay không thể giống với quan niệm thời Racine, Corneille… Cũng vậy, ở thời đại nào tình mẫu tử cũng thiêng liêng, sâu nặng; nhưng mỗi thời lại có cách đối xử với người phụ nữ khác nhau, do vậy nhìn nhận vấn đề nữ quyền một cách khác nhau. Văn học tiên phong đấu tranh cho nữ quyền chính là góp phần làm chuyển biến đạo đức theo hướng tiến bộ.Trong xã hội, tình trạng đạo đức suy đồi có thể dẫn đến một loại văn học suy đồi nào đó; nhưng văn học chân chính luôn có ý thức phản kháng lại sự suy đồi. Vì vậy, văn học là lương tri của xã hội ngay cả trong tình huống bất lợi nhất. Văn học kiên trì bảo vệ những giá trị đạo đức vĩnh cửu hay đấu tranh với những lề thói đạo đức cổ hủ không phải bằng những lời rao giảng thống thiết mà bằng sự trải nghiệm của nhà văn nhân vật của mình. Tiếp xúc với sự trải nghiệm đó, bạn đọc sẽ tự rút ra cho mình những bài học về cách ứng xử đạo đức mà họ tin là phù hợp với phẩm giá con người. Nhà văn cần tin rằng con người tự mang phẩm hạnh bên trong mình. Văn học không dạy dỗ, mà là nâng đỡ, “hộ sản” (maieutique), như phương pháp của Socrate, cho những phẩm hạnh đó có điều kiện thuận lợi để xuất hiện.Có liên quan đến cả văn học đạo đức, giáo dục là hoạt động nền tảng của văn hoá, đáp ứng nhu cầu cung cấp nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài nâng cao dân trí, hướng đến mục tiêu đào tạo những con người có nhân cách năng lực nghề nghiệp. Một nền giáo dục toàn diện bao gồm giáo dục tri thức, giáo dục đạo đức, giáo dục thể chất giáo dục thẩm mỹ. Văn học có vai trò quan trọng trong giáo dục đạo đức giáo dục thẩm mỹ, là con đường đưa con người vươn đến điều Thiện cái đẹp; đồng thời cũng góp phần vào hai lĩnh vực giáo dục kia, khi nó giúp con người nhận chân sự thật vững vàng về mặt tâm lý.Từ xưa đến nay, từ Đông sang Tây, không có một nền giáo dục chân chính nào xem nhẹ văn học. Văn học giữ một vị trí then chốt trong hệ thống các môn khoa học nhân văn ở nhà trường tiểu học, trung học đại học. Trên những chặng đường đời người ta có thể quên đi những định lý toán học, định luật vật lý hay công thức hoá học; nhưng người ta sẽ nhớ mãi những bài văn hay được học từ thời thơ ấu: nhớ ông đại tướng Carnot về trường cũ thăm thầy, nhớ cậu bé đeo cặp sách ngang qua vườn Luxembourg một sáng mùa thu, nhớ người lãng du khắp năm châu bốn biển nhưng vẫn thấy quê hương mình đẹp nhất… Văn học trong nhà trường là sợi dây kết nối những tâm hồn như đã được thể hiện chân thành trong truyện ngắn Tình nghĩa giáo khoa thư của Sơn Nam.Một xã hội khủng hoảng về lý tưởng sẽ dẫn đến khủng hoảng về giáo dục; mà một nền giáo dục khủng hoảng thường biểu hiện rõ nhất ở việc khủng hoảng dạy và học môn văn. Vì vậy, những nhà giáo dục có trách nhiệm luôn quan tâm đến việc cải tiến nội dung, chương trình, sách giáo khoa văn học cả phương pháp dạy văn. Dạy văn ở đại học là dạy nghề, là truyền đạt một khoa học, cần sự phân tích nghiêm ngặt lý giải hệ thống; còn dạy văn ở nhà trường phổ thông là dạy người, là truyền đạt tình yêu cái đẹp, là giáo dục tình cảm. Dạy Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc ở trung học không phải là làm một bài thuyết giảng vô hồn về những điển cố, mà phải làm cho học sinh cảm được thần thái của một bài văn đọc giữa khói hương để hiệp thông với linh hồn những người đã hy sinh vì nghĩa cả. Đó là một nghệ thuật.Môn văn học cần được đầu tư nhiều hơn nữa trong hệ thống giáo dục quốc dân: xây dựng một đội ngũ viết sách giáo khoa có tài năng tâm huyết, tuyển chọn được những áng văn ưu tú để trao truyền cho thế hệ trẻ, đào tạo một đội ngũ thầy cô giáo có năng lực yêu nghề. Chỉ có như vậy thì tình yêu dành cho văn học, qua đó tình yêu cái đẹp mới được nuôi dưỡng không ngừng nâng cao.Văn học là một kho tàng bao la, ngày mỗi ngày sinh sôi nẩy nở. Văn học trong nhà trường là phần tinh hoa được chắt lọc, gồm những giá trị đã được thời gian thử thách, phù hợp với thiên chức của giáo dục. Đó là vốn liếng căn bản để con người làm hành trang tiếp tục khám phá, cảm nhận, chinh phục kiến thức vẻ đẹp của văn học ở ngoài nhà trường. Giáo dục cần chuẩn bị cho tuổi trẻ một tâm thế nhạy bén, tự tin tự chủ khi tiếp xúc với những sản phẩm của thị trường văn học phức tạp ở bên ngoài, nhiều khi vàng thau lẫn lộn, để nhận ra đâu là giá trị đích thực.Sức hấp dẫn của một bộ sách giáo khoa văn học bậc phổ thông trước hết là ở những tác phẩm được chọn lựa để giảng dạy, sau đó mới là ở phần phân tích, bình giảng những tác phẩm đó. Cấu tạo chương trình với những tác phẩm kém chất lượng thì dù soạn giả có là các chuyên gia bậc thầy, việc thu hút học sinh yêu thích môn văn cũng là vô phương. Cho nên thiết kế được một chương trình đào tạo môn văn hợp lý, có tính sư phạm là đã bảo đảm thành công một nửa cho việc biên soạn sách giáo khoa, đặt tiền đề quan trọng cho cải tiến việc giảng dạy môn học này. Rất tiếc, hiện nay, người ta tập trung công sức tiền của vào việc tổ chức biên soạn sách giáo khoa văn học mà không đầu tư thích đáng cho việc biên soạn một chương trình phù hợp nhất quán.Theo thiển ý của chúng tôi, trong chương trình đó, chiếm tỉ lệ áp đảo phải là những tác phẩm có giá trị bền vững, lâu dài, trong đó những tác phẩm cổ điển phải giữ vị trí đặc biệt quan trọng. Chương trình, cách dạy học, cách ra đề thi hiện nay, tuy không quên lãng văn học cổ điển, nhưng vẫn ưu tiên cho văn học hiện đại, với không ít tác phẩm chưa kinh qua thử thách của thời gian, vô hình trung góp phần làm xóa nhoà ý thức về văn hoá truyền thống nơi học sinh. Chúng tôi cũng không tán thành việc đưa các bài văn “nhật dụng” vào chương trình ngữ văn, như ta thấy trong sách giáo khoa được biên soạn gần đây. Đành rằng đọc những bài văn như vậy cũng là cần thiết, nhưng trong khi chương trình luôn bị thầy trò phản ánh là quá tải, thì người làm chương trình phải cân nhắc để chọn lựa giữa văn học cận văn học, giữa văn học tinh hoa văn học thực dụng. Đưa vào chương trình một bài báo chưa ráo mực của một quan chức nào đó, điều đó cho thấy tính chất xu thời của của người soạn sách, sẽ dẫn đến hậu quả tai hại là cắt đứt sợi dây truyền thông giữa các thế hệ cùng thụ hưởng bộ sách giáo khoa đó.Đặc điểm chất lượng của nền giáo dục có thể được phản ánh qua đặc điểm tài năng của những nhà văn thụ hưởng nền giáo dục ấy. Một nền giáo dục què quặt, phiến diện tất nhiên không thể sản sinh ra những nhà văn ưu tú. Giáo dục cũng phát triển thuận chiều với văn học khi nó góp phần hình thành một công chúng có thị hiếu thẩm mỹ cao, không loá mắt choáng ngợp trước những sản phẩm văn học tầm thường, hào nhoáng. Công chúng đó có khả năng tiếp nhận những tác phẩm văn học giàu hàm lượng trí tuệ, sẵn sàng ủng hộ, biểu dương hay ít ra, biết chờ đợi lắng nghe những tìm tòi thể nghiệm trong văn học.Văn học giáo dục, như vậy, cùng đồng hành trong việc xây dựng một nền văn hoá đậm đà tinh thần dân tộc sâu sắc ý nghĩa nhân văn. Sự quan tâm đến lĩnh vực này sẽ làm lợi cho lĩnh vực kia có tác dụng tích cực đến nhiệm vụ xây dựng văn hoá con người.Cùng chia sẻ những giá trị đạo đức chung, nhưng mỗi dân tộc, mỗi tộc người, thậm chí mỗi vùng đất có thể có những phong tục, tập quán riêng. Tôn trọng bản sắc văn hoá cũng là tôn trọng những phong tục, tập quán đó không lấy phong tục nơi này làm chuẩn mực đánh giá phong tục nơi khác. Ở Việt Nam đã hình thành cả một dòng văn xuôi phong tục với những tác gia am hiểu sâu sắc đời sống nông thôn: Ngô Tất Tố với Việc làngvà Lều chõng, Trần Tiêu với Con trâu Chồng con, Mạnh Phú Tư với Làm lẽ Sống nhờ, Bùi Hiển với Nằm vạ, Nguyễn Đình Lạp với Ngoại ô… Tất nhiên, tác phẩm có sức ám ảnh là nhờ trên cái nền của sự miêu tả phong tục đó, nhà văn tái hiện những tình huống bi kịch của kiếp người. Viết về phong tục, các nhà văn không chỉ làm công việc miêu tả đơn thuần, mà còn bày tỏ một thái độ trước những phong tục tập quán đã lỗi thời, không còn phù hợp với thời đại mới vì ngăn trở con người đi tìm tự do hạnh phúc.Thực tiễn tiếp nhận văn học cho thấy giữa phong tục văn học từng diễn ra những bất hoà, xung đột. Chẳng hạn, những tác phẩm có yếu tố tính dục thường là nguyên cớ của mối bất hoà này. Ngay từ những năm 30 thế kỷ trước, chính quyền thực dân Pháp đã ra lệnh tịch thu tiêu hủy Hà hương phong nguyệt truyện của Lê Hoằng Mưu với lý do “vi phạm thuần phong mỹ tục”. Vào đầu những năm 70 chính quyền Sài Gòn cũng từng gây khó khăn cho việc xuất bản Ngàn cánh hạc của Y. Kawabata với lý do tương tự. Gần đây hơn, việc dịch ấn hành Chiếc chìa khóa của J. Tanizaki, Tình yêu thời thổ tả của G. Marquez, Tình ơi là tình cuả E. Jelinek đã gây ra những cơn “sốc” văn hóa trong dư luận. Bản dịch tiếng Việt tiểu thuyết Một nỗi đau riêng của Oe Kenzaburo không ra mắt bạn đọc với nội dung trọn vẹn mà phải cắt mất một chương, là một thí dụ khác.Trong cấu trúc văn hoá, phong tục là yếu tố thường xuyên biến đổi. Phong tục quy định ứng xử của con người nhưng chính con người lại làm ra phong tục. Thời gian sẽ thử thách bảo tồn những phong tục tốt đẹp như những giá trị văn hoá, đồng thời điều chỉnh, sửa sang những phong tục tỏ ra chỉ thích hợp với một không gian văn hóa thời gian lịch sử nhất định. Trong lĩnh vực này, công chúng nhìn vào thái độ của văn học để tham khảo cho một cách ứng xử phù hợp.Tóm lại, văn học luôn có mối quan hệ chặt chẽ với các lĩnh vực khác nhau của văn hoá truyền thống. Có thể nói nhà văn đích thực là một nhà hoạt động văn hoá, tác phẩm văn học là một sản phẩm văn hoá người đọc là một người thụ hưởng văn hoá. Trong thời đại ngày nay, đa số quốc gia đều là xã hội đa văn hoá, văn học vì vậy cũng đa dạng như văn hoá. Chính sách đối với văn học là một phần của chính sách văn hoá mà tiêu điểm là con người với những nhu cầu tinh thần ngày càng phát triển, nói theo Jacques Rigaud, nó hướng đến việc tìm kiếm “một ngôn ngữ chung giữ cho chúng ta không quay trở lại thời kỳ man rợ”. . thuật .Văn học biểu hiện văn hoá, cho nên văn học là tấm gương của văn hoá. Trong tác phẩm văn học, ta tìm thấy hình ảnh của văn hoá qua sự tiếp nhận và tái. cứu văn hoá nuốt chửng nghiên cứu văn học và thủ tiêu chính đối tượng toàn vẹn của văn học. Nếu văn hoá chi phối hoạt động và sự phát triển của văn học,

Ngày đăng: 24/08/2012, 19:39

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w