TƯ TƯỞNG PHAN BỘI CHÂU, PHAN CHÂU TRINH VÀ CUỘC VẬN ĐỘNG VĂN HÓA ĐẦU THẾ KỶ XX
Trang 1Tư tưởng Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh và cuộc vận động văn hóa đầu thế kỷ XX
TƯ TƯỞNG PHAN BỘI CHÂU, PHAN CHÂU TRINH VÀ CUỘC VẬN ĐỘNG VĂN HÓA
ĐẦU THẾ KỶ XX
Cuối thế kỷ XIX, phong trào Cần Vương chống Pháp thất bại Toàn bộ đất nước ta bị đặt dưới sự thống trị của thực dân Pháp Chúng bắt đầu thực hiện kế hoạch “khai thác thuộc địa” Xã hội phong kiến Việt Nam đình trệ từ lâu, nay đã bị phá vỡ, chuyển thành một xã hội thuộc địa nửa phong kiến Quá trình chuyển biến này đã tạo ra một giai đoạn giao thời kéo dài trong khoảng vài chục năm đầu thế kỷ XX
Nhà nước “bảo hộ” thi hành nhiều chính sách thực dân nhằm biến nước ta thành một thị trường tiêu thụ hàng hoá và bóc lột nhân công để thu về lợi nhuận cao nhất tư bản Pháp, đồng thời vẫn kìm hãm xã hội Việt Nam trong tình trạng tối tăm của một nước nông nghiệp lạc hậu để dễ bề thống trị
Trên lĩnh vực văn hoá, thực dân Pháp đã thực hiện một chính sách văn hoá nô dịch, nhằm làm cho nhân dân Việt Nam đoạn tuyệt với những giá trị truyền thống tốt đẹp, đồng thời phục hồi những mặt lạc hậu, phản động trong văn hoá phong kiến Chúng khuyến khích việc truyền bá văn chương yêu đương uỷ mị, đưa văn hoá phương Tây, trước hết là văn hoá Pháp vào nước ta để chống lại văn hoá truyền thống dân tộc Cùng với việc hạn chế đi tới sự thủ tiêu Nho học, thực dân Pháp đào tạo những người Tây học để phục vụ bộ máy thống trị của thực dân Pháp, đúng như nhận xét của một nhà chí sĩ yêu nước:
“Nó mở trường học Pháp Việt … chỉ dạy cho biết sơ sơ chữ Pháp, dịch được qua loa tiếng Pháp, đã coi là đủ rồi Còn như điện học, hoá học, hình học, thương học người Pháp có đặt
ra một khoa nào đâu … người Pháp chỉ khoái trá về chỗ nó làm mất chí khí của người nước
ta thôi … Cách làm cho ta ngu, ta yếu nó chỉ sợ ta không càng ngày càng ngu hơn, càng ngày càng yếu hơn mà thôi”
Tuy vậy, cùng với chế độ thuộc địa nửa phong kiến ra đời và thay thế chế độ phong kiến vốn đã tàn lụi, xã hội Việt Nam cũng có những chuyển biến nhất định Sự thay đổi này không chỉ do hoàn cảnh lịch sử trong nước mà còn do ảnh hưởng tác động của trào lưu cách mạng trên thế giới
Ở châu Á vào đầu thế kỷ XX, sau khi Minh Trị Thiên Hoàng cải cách duy tân, Nhật Bản trở thành một nước tư bản chủ nghĩa tương đối phát triển về mọi mặt Đặc biệt, thắng lợi của Nhật trong cuộc chiến tranh với Nga năm 1904-1905 càng làm cho thanh thế Nhật càng vang dội, và Nhật Bản được xem như là một tấm gương đáng học tập
Còn ở Trung Quốc, cuối thế kỷ XIX, Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu tổ chức Cường học hội, chủ trương duy tân Trong quá trình ấy, ở Trung Quốc xuất hiện nhiều tân thư, trong đó
có một số sách dịch các tác phẩm của các nhà tư tưởng dân chủ tư sản và được đưa vào nước ta làm ảnh hưởng đến tư tưởng các sĩ phu yêu nước lúc bấy giờ
Nói về ảnh hưởng của các tác phẩm ấy, báo Thần Chung ở Sài Gòn ra ngày 01-01-1929 viết: “Những “Thanh Nghị báo”, “Tân Dân tùng báo”, “Ẩm băng thất”, “Tự do thư”, “Trung Quốc hồn” đã đánh thức đám sĩ phu ta gần như trực tiếp, vì trong đó nói chuyện nước Tàu
mà có nhiều chỗ trùng bệnh người mình lắm”
Khác với tuyệt đại đại bộ phận người của giai cấp phong kiến, hoặc đầu hàng thực dân, hoặc than thở, bi quan Những sĩ phu này ý thức được trách nhiệm trước lịch sử, họ biết dựa vào nhân dân và cố gắng tìm con đường cứu nước, cứu dân Vừa lúc đó, họ lại tiếp thu được
Trang 2nguồn tư tưởng mới từ các cuộc cách mạng dân chủ tư sản phương Tây, công cuộc cải cách thành công ở Nhật Bản, đã làm cho họ có thêm niềm tin trên con đường giải phóng dân tộc Các nhà Nho yêu nước thời kỳ này đã chú trọng đến vai trò của văn hoá tư tưởng Họ công khai tuyên chiến với ý thức hệ lạc hậu phong kiến Tố cáo chính sách làm ngu dân của bọn thực dân xâm lược Xưa nay, trong truyền thống văn hoá Nho gia, chưa hề có chuyện các nhà Nho đả kích kịch liệt tư tưởng Nho giáo như vậy Người ta phê phán từ cách học, cách thi cho đến hệ thống những giá trị luân lý xa rời cuộc sống của xã hội Người ta đề cao khoa học kỹ thuật và lấy tính hiện đại của văn minh xã hội làm phương châm cứu nước Để chống lại tư tưởng của những kẻ làm tay sai cho giặc, chỉ thừa nhận đạo đức kinh viện của giai cấp phong kiến, hoặc sùng bái học thuật của bọn thực dân, các nhà Nho yêu nước đã phác họa hình ảnh con người mới Đó là mẫu người có tinh thần: yêu nước quật cường, yêu đồng bào, ghét cường quyền, trọng danh dự, trọng nghĩa vụ, thông minh, can đảm, lấy quyền lợi chung của tổ quốc, nhân dân đặt trên lợi ích cá nhân … Cuộc đấu tranh chống thực dân và tay sai phong kiến lồng trong cuộc đấu tranh xây dựng nền văn hoá mới làm xuất hiện những khuynh hướng sau: Hoặc lấy cường quốc Nhật làm tấm gương để canh tân đất nước; hoặc dựa vào văn minh Pháp để xây dựng, phục hưng dân tộc Những phong trào này gắn liền với tư tưởng yêu nước của các nhà chí sĩ Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh
Tư tưởng của Phan Bội Châu và phong trào Duy tân
Trước những thành công của Nhật Bản trong cuộc cải cách duy tân, một số các sĩ phu yêu nước muốn dựa vào sức mạnh quân sự, kinh tế của Nhật để đòi lại độc lập cho dân tộc Việt Nam Theo như nhận xét của Nguyễn Hàm: “Trông vào thế lực liệt cường hiện nay, nếu không phải nước đồng văn, đồng chủng với mình, tất không nước nào họ viện trợ cho mình
… Chỉ có nước Nhật Bản là giống da vàng lại là nước tân tiến Từ ngày thắng Nga lại càng sinh dã tâm Bây giờ ta sang Nhật, đem lợi hại thuyết phục họ, tất nhiên họ sẽ vui lòng viện trợ ta” Tin tưởng vào tính chất “đồng văn”, “đồng chủng”, Phan Bội Châu một mặt truyền
bá tư tưởng duy tân trong nước, một mặt nêu gương của Nhật Bản làm chỗ dựa cho công cuộc duy tân
Theo Phan Bội Châu, để thực hiện “Duy tân”, trước hết phải xây dựng con người Trong toàn
bộ những sáng tác thơ văn của Phan Bội Châu đều là sự phản ánh nổi đau, nổi nhục mất nước của dân tộc Việt Nam, mà nguyên nhân được ông chỉ ra là xuất phát từ con người, theo ông: “Biến cố do người gây nên, vận trời theo liền đó” Rõ ràng, quan niệm của Phan Bội Châu hoàn toàn khác hẳn quan niệm “Thiên mệnh” của các nhà nho cũ Ông khẳng định : “Người trong một nước đều là chủ tể của một nước để cạnh tranh với nước khác”, vì vậy “ nhân dân là quan trọng nhất, nhân dân còn thì nước còn, nhân dân mất thì nước mất” Theo đó, Phan Bội Châu yêu cầu mỗi con người phải tự thức tỉnh để nhận thức được thực trạng vong quốc của đất nước Trong tác phẩm Cao đăng quốc dân, Phan Bội Châu vạch ra mười điều mà ông gọi là tệ bệnh của quốc dân:
1 Tính ỉ lại
2 Lòng giả dối
3 Thói nhút nhát
4 Tham lợi riêng
5 Đua những việc hư danh
6 Không thực lòng yêu nước
7 Không biết nghĩa hiệp quần
10 Không thương nòi giống
9 Không biết đường kinh tế
8 Mê tín những tục cổ hủ
Trang 3Để khắc phục những điều nêu trên, dân tộc phải tự đổi mới (Phan Bội Châu gọi là “tự tân”) Bởi theo ông, có “Tự tân” thì mới có “Tự cường”, mới có sức mạnh để chiến thắng bản thân
và chiến thắng kẻ thù Tinh thần đổi mới theo quan niệm của Phan Bội Châu gồm sáu điểm:
1 Đổi mới ý chí thái độ, nâng cao chí tiến thủ
2 Đổi mới cách sống, đổi mới quan hệ, tăng cường tinh thần thương mến tin yêu nhau
3 Đổi mới hành động nghề nghiệp
4 Đổi mới tinh thần trách nhiệm đối với dân, nước
5 Đổi mới sự nghiệp công đức
6 Đổi mới nhận thức và đổi mới thực hành, mối quan hệ giữa lẽ sống và cái chết; đổi mới quan hệ giữa tri và hành; danh và lợi; hoạ và phúc
Trong sáu yêu cầu đổi mới, Phan Bội Châu đã nhấn mạnh đến vấn đề “ý chí” tự rèn luyện bản thân con người
“Theo Phan Bội Châu, ta phải tự mài “gương tri thức ta”cho trong, ta phải tự khêu “đèn tri thức ta” cho sáng, ta phải biết tự mình suy, tự mình nghĩ, tự mình làm, ta phải biết “Tự tân”
để “Tự tồn”, ta phải biết tự trọng tự chủ, tự bán “cái dã man”, tự mua “cái văn minh trong tủy””
Đặc biệt, tư tưởng phải đổi mới của Phan Bội Châu rất chú trọng đến đối tượng thanh niên
và phụ nữ Trong Bài ca chúc tết thanh niên ông kêu gọi:
“Đừng ham chơi ! Đừng ham mặc ! Ham ăn !
Dựng gan óc để đánh tan sắt lửa
Xối máu nóng rửa vết nhơ nô lệ !
Mới thế này là mới hỡi chư quân
Chữ rằng: Nhật nhật tân, hựu nhật tân”
Đối với phụ nữ, Phan Bội Châu muốn rằng phụ nữ phải được giáo dục nghiêm chỉnh và phải trao cho họ những vị trí xứng đáng trong xã hội và họ sẽ ra tài giúp nước không kém gì nam giới Để thực hiện điều này, theo Phan Bội Châu phải vận động giới phụ nữ trên bốn nội dung sau :
1 Mở mang về đường tri thức của phụ nữ
2 Liên kết đoàn thể của phụ nữ
3 Chấn hưng chức nghiệp của phụ nữ
4 Nâng cao địa vị của phụ nữ
Dù Phan Bội Châu không nêu rõ tính bình đẳng về quyền lợi giữa nam và nữ, nhưng tư tưởng của ông đã có một cách nhìn mới về vai trò của người phụ nữ trong đời sống xã hội, điều này khác xa với sự qui định của lễ giáo phong kiến
Từ yêu cầu tự thức tỉnh, Phan Bội Châu chủ trương giáo dục con người, nhằm giải phóng con người tiến đến giải phóng dân tộc Ông giải nghĩa hai chữ giáo dục :
“Chữ “giáo dục” theo hai nghĩa : Khơi đắc trí khôn, mở rộng tai mắt, gọi bằng “giáo”, điêu luyện chân tay, nuôi nấng thể lực gọi bằng “dục” Chữ “Dục” có nghĩa là nuôi Gần đây nền học mới có 3 chữ “dục” Nuôi đức tính gọi là đức dục, nuôi trí khôn gọi là trí dục, nuôi chất mạnh gọi là thể dục” Ông chỉ ra mối liên hệ giữa đức dục, trí dục và thể dục như sau :
“Làm nên người quốc dân tốt, thời trước hết phải bồi dưỡng cái giáo dục thuần khiết như lòng ái quốc, như lòng hợp quần, như lòng công ích, tất cả cầu cho thật thà hết sức, không
có một chút gì dối trá để cho người ta nghi ngờ, thế thì cái cội gốc làm quốc dân rất tốt đã kiên cố rồi Lại thứ nữa phải cầu cho được tri thức mở mang, như thế nào là lợi dụng được,
Trang 4như thế nào là rộng đường kinh tế mà lợi ích cho nhân quần, tất phải mỗi việc phải theo trên đường khoa học mà cầu cho tri thức mỗi ngày mỗi phát đạt để cho vừa với sự yêu cầu trong xã hội; lại như thế thời cơ sở làm quốc dân tốt đã dầy dặn rồi, mà còn lại một sự rất cần cấp thời không chi bằng chăm chỉ về đường thể dục”
Như vậy với mục tiêu đức dục, trí dục và thể dục, quan niệm của Phan Bội Châu rất sát với đường lối giáo dục của nước ta hiện nay Chẳng những đề cao tinh thần giáo dục, Phan Bội Châu còn phê phán cả nền giáo dục phong kiến chỉ biết tạo ra những “Hủ nho, nhút nhát, ý tưởng hẹp hòi, chỉ chú trọng tới khoa cử, văn tự ” Đồng thời ông cũng cảnh báo và phê phán kiểu giáo dục theo thực dân Pháp lúc bấy giờ chỉ nhằm tạo ra một lớp người làm tay sai cho giặc, đó là “những bình đựng rượu Tây, những túi chứa cơm Tây, những giá mắc áo Tây, những bù nhìn ngồi xe Tây” Phan Bội Châu cũng cho rằng, nền giáo dục mới không phải chỉ nhắm vào một tầng lớp người mà phải là toàn thể nhân dân, vì “Trong cuộc cạnh tranh bằng trí lực giữa các nước, cái quyết định không phải là trí khôn của một số người mà phải là trí khôn của tất cả mọi người” Trong Lưu cầu huyết lệ tân thư, ông đề ra “Những kế hoạch sẽ cấp cứu đồ tồn” là :
- Khai dân trí (mở trí khôn cho dân)
- Chấn dân khí (làm cho nhân dân phấn chấn, tự tin)
- Thực nhân tài (vun trồng nhân tài)
Với Phan Bội Châu, “giáo dục là sinh mệnh của quốc dân ” Quốc dân suy đồi là do bụng đói
và óc đói Ở đây, chúng ta thấy có một sự đồng cảm giữa quan niệm của Phan Bội Châu và
Hồ Chí Minh : “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”
Để chấn hưng giáo dục, Phan Bội Châu đề ra nội dung chương trình học bao gồm các môn học : triết, văn, sử, chính trị, kinh tế, quân sự, luật pháp, công nghiệp, nông nghiệp, thương nghiệp, nữ công, y thuật, ngoại ngữ, vật lý, hóa học, thể dục, âm nhạc Nhìn chung, Phan Bội Châu đã xác định một nền giáo dục toàn diện, hiện đại khác xa đường lối giáo dục của nhà nước phong kiến Song Phan Bội Châu cũng không phủ định nền học vấn Nho giáo đã trở thành một bộ phận quan trọng trong nền văn hóa dân tộc Bởi lẻ ông nhận thấy được những giá trị từ trong học thuyết Nho gia với những phạm trù : Nhân, Hiếu, Nghĩa, Trí, Dũng
Những tư tưởng về giáo dục của Phan Bội Châu là một trong những nội dung góp phần xây dựng một nền văn hóa vừa thể hiện tính hiện đại, vừa mang đậm bản sắc truyền thống của dân tộc
Để thực hiện “Duy tân”, Phan Bội Châu đã có ý thức rất sâu sắc vai trò của hoạt động kinh
tế Ông cho rằng : “Cuộc cạnh tranh thế giới hiện nay, tri thức với kinh tế chiếm phần rất lớn, còn dũng lực chỉ là một bộ phận mà thôi” Trong Việt Nam quốc sử khảo, chương V, Ông viết : “Thân mình làm ra của cải thì phải lấy của cải mà mở thêm thân Đó mới là việc làm đủ cả trí lẫn nhân Lấy tiền của mình đã tích trữ để hô hào quốc dân hoặc mở thương điếm hoặc lập ngân hàng, liên hợp nhiều người góp vốn làm công lợi Ở các nước châu Âu, Nhật Bản không một ai không kết xã mà nên giàu Ở các nước ấy tuyệt nhiên không có việc đào đất chôn tiền Có phải người ta không yêu quý tiền của đâu ? Góp gió thành bão, biến vật chết thành vật sống, thế mới gọi là khôn Còn mình thì bo bo giữ chặt, một đồng chinh cũng không chịu bỏ ra, có nhiều của thì đem chôn dưới đất”
Để giải quyết vấn đề kinh tế Phan Bội Châu cho rằng : “Nước ta dẫu là nước nghèo, nhưng nếu biết tước bỏ đi những sự tổn phí không cần thiết, đem số tiền ấy chi dùng vào việc có ích” thì có thể huy động được nhiều vốn cho kinh doanh, khi ấy “góp vốn nhiều người lại thành một khoản vốn to, rồi chọn những nơi đô hội, nơi tụ tập đông người sinh sống, lập ra các cửa hàng, chia vốn lo buôn, hết lòng công chính để làm việc” Và điều Phan Bội Châu
Trang 5nói không chỉ là lý thuyết, bản thân ông đã tổ chức hội Nông thương học, Việt Nam thương đoàn công hội làm cơ sở tài chính cho công cuộc cách mạng, xây dựng và phát triển nền văn hóa mới nước nhà
Tư tưởng của Phan Châu Trinh với phong trào Đông Kinh nghĩa thục.
Đối lập với biện pháp canh tân của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh cho rằng để chấn hưng dân tộc phải dựa trên những thành tựu văn minh của Pháp để tranh thủ thực hiện canh tân
Ba mục tiêu đổi mới nhằm chấn chỉnh phong hoá nước nhà theo Phan Châu Trinh là:
Chấn dân khí: kêu gọi tinh thần yêu nước và dũng khí đấu tranh của đồng bào, mà trước hết
là giới trí thức phong kiến
Khai dân trí: nhằm mở mang trí tuệ cho nhân dân, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước Bỏ lối học của Nho giáo, chú trọng khoa học kỹ thuật phương Tây Chống mê tín dị đoan, bài trừ
hủ tục ở hương thôn Xây dựng một nền học vấn và văn hoá tiến bộ, xây dựng con người toàn diện thích ứng cuộc sống văn minh
Hậu dân sinh: thúc đẩy phát triển kinh tế bằng sức tự lực, tự cường Vận động nhân dân tiêu dùng hàng trong nước, gầy dựng những cơ sở sản xuất, kinh doanh các ngành nghề, khẩn hoang, lập vườn …
Với cách xếp đặt cho thấy Phan Châu Trinh rất quan tâm đến vấn đề dân trí, theo ông phải “ Làm thế nào tạo được một số đồng chí dám có cái nhìn đảo lộn ngai vàng, đảo lộn quý tộc, đảo lộn Khổng Mạnh, đảo lộn đặc quyền, đảo lộn phương thức sinh hoạt, phong tục tập quán vào một thời xã hội còn tối ngòm ngòm”
Trong bài diễn thuyết Đạo đức là luân lý Đông Tây đêm 19-11-1925, là một trong hai bài đầu tiên và cũng là cuối cùng của cụ Phan trước quốc dân đồng bào, chủ yếu tập trung những vấn đề sau:
Thứ nhất, theo Phan Châu Trinh cuộc cạnh tranh hơn thua trên thế giới, không thuần nhờ sức mạnh (vật chất) mà thôi phải nhờ có đạo đức làm gốc nữa Đạo đức ấy có cơ sở từ những sự vẻ vang trong lịch sử dân tộc, đó là những đức tính tốt, hay của cha ông, khiến cho kẻ nào, dân tộc nào đối với mình cũng phải đem lòng kính trọng Nó là cái tính chất của dân tộc kết tinh lại như hòn ngọc mài mà không mòn, như sắt nguội đánh mà không bể Cụ kêu gọi đồng bào lấy tinh thần cơ bản đó làm sức mạnh đấu tranh của dân tộc
Thứ hai, Phan Châu Trinh phân tích luân lý châu Âu trên ba mặt: luân lý gia đình, luân lý quốc gia và luân lý xã hội Cụ đả phá quan niệm cho châu Âu là “mọi rợ” Cụ khẳng định những mặt tốt của nền luân lý Tây phương và cho rằng nhờ những đức tính tốt đó mà giảm được sự phân cách giàu nghèo và có sự bình đẳng con người trong xã hội
Thứ ba, Phan Châu Trinh cực lực phê phán bọn “hủ nho”, lấy quan hệ vua tôi, cha con, vợ chồng, bè bạn … làm giềng mối Nhưng thực chất là lợi dụng những mối quan hệ đó để củng
cố cho quan hệ phong kiến chuyên chế, coi thường nhân dân Cụ kêu gọi: nước ta muốn độc lập tự do, phải có đoàn thể, phải truyền bá chủ nghĩa xã hội trong dân
Thứ tư, Phan Chu Trinh phân tích vấn đề tiếp thu tư tưởng châu Âu Sau khi so sánh hai nền đạo đức và luân lý, cụ kết luận đạo đức luân lý châu Âu không trái với đạo Khổng Mạnh chân chính Ta cần giữ cái gốc đạo đức luân lý người, đem điều hoà lại rồi khuếch trương ra đến mức quốc gia luân lý Cái cốt lõi của luân lý quốc gia đó là lòng yêu nước
Cũng như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh chủ trương học tập văn minh phương Tây do xuất phát từ nhận thức cho rằng, các nước lớn Âu Mỹ là “xứ sở văn minh”, là “quê hương
Trang 6của tiến bộ”, tin rằng “nước Pháp làm tiền đạo văn minh cả hoàn cầu” Nhưng để trở thành một nước tiến bộ thì phải dựa vào sức mạnh của nhân dân
Tuy chưa giải quyết được các yêu cầu dân tộc một cách căn bản do sự đàn áp và ngăn chặn của thực dân Pháp nhưng chủ trương của Phan Châu Trinh và các sĩ phu duy tân trên thực
tế đã đẩy dân khí, dân trí, dân sinh lên một bước ở các nơi có phong trào, từ đó ảnh hưởng tốt đến các địa phương khác ở khắp Trung bộ và nhiều địa phương ở Bắc bộ “ Quần chúng nhân dân rùng rùng đứng dậy trong một phong trào văn hóa mới rộng khắp và sôi nổi chưa từng thấy : cắt tóc và ăn mặc kiểu mới gọn gàng sạch sẽ, đưa nhau đi học chữ Quốc ngữ,
nô nức kéo nhau đi nghe diễn thuyết, xôn xao bàn tán về những vấn đề tự do và dân chủ,
cả một xã hội đi học, cả một xã hội tự mình đứng ra tổ chức lại cuộc sống của mình Cả một
xã hội đang tự đổi mới và là ở tầng sâu nhất của nó, trong hang cùng ngõ hẻm , trong quần chúng lao khổ nhất” Đó là cống hiến to lớn của Phan Châu Trinh và các sĩ phu duy tân
Từ phong trào Duy tân đến khuynh hướng vận động nền văn hóa mới theo các nhà nho Đông Kinh nghĩa thục.
Đông Kinh nghĩa thục ra đời ở Hà Nội từ tháng 3-1907 đến tháng 12-1907 Mở trường Đông Kinh nghĩa thục không chỉ để gây tiếng vang phong trào Duy tân ở miền Bắc mà “thâm ý Phan Châu Trinh và các đồng chí còn muốn giải tỏa áp lực của chính quyền đối với các tỉnh miền Trung nơi đã có vài thân sĩ bị bắt, phong trào bị đe dọa, đàn áp”
Mục đích của Đông Kinh nghĩa thục là “khai trí cho dân”, mở những lớp dạy học không lấy tiền (để đúng với cái tên nghĩa thục) và tổ chức những cuộc diễn thuyết để trao đổi tư tưởng cùng cổ động trong dân chúng Chương trình thì bỏ lối học khoa cử mà chú trọng vào thường thức và thực nghiệp Điển hình như tác phẩm Văn minh tân học sách
Sách này cho rằng các nước phương Tây có nhiều mặt văn minh, trái lại nước ta thì còn nhiều mặt lạc hậu bảo thủ, vì vậy chúng ta phải học tập phương Tây để đưa đất nước tiến lên Chủ trương của sách này là phải thực hiện đường lối đổi mới về văn hoá và kinh tế Về chế độ giáo dục, sách đó chủ trương phải dạy và thi những môn thiết thực, do đó ngoài kinh, truyện, sử Trung Quốc còn phải có các môn như chữ quốc ngữ, lịch sử Việt Nam, lịch
sử Pháp, địa lý, toán … Về kinh tế, sách đề xướng phải chấn hưng công nghệ và thương mại Sách còn đưa ra những biện pháp duy tân khác như cổ vũ nhân tài, phát triển báo chí Ảnh hưởng của Nho giáo về tư tưởng, đạo đức, luân lý trong thơ văn Đông Kinh nghĩa thục còn khá đậm nét Mặc dù trong quá trình hiện đại hoá, các sĩ phu yêu nước khi sử dụng các khái niệm đạo đức của Nho gia như: tam cương, ngũ thường; các cặp phạm trù trung – hiếu, trung – nghĩa, trung – tín, nghĩa – dũng … đã lượt bớt một số nội hàm có nội dung bảo thủ, lạc hậu và đưa thêm vào những nội dung mới làm thay đổi nội hàm cũ Sự thay đổi này mang tính cách ôn hoà, ít gây ra sự xáo trộn, đổ vỡ, lại gần gũi với quan niệm truyền thống của dân tộc Tuy nhiên, vẫn không thể khắc phục được những hạn chế của lối tư duy tiểu nông kinh nghiệm, duy cảm và trực giác của cha ông chúng ta Thí dụ trong sác Luân lý giáo khoa thư có viết: “Trung và hiếu cùng một gốc, không phải hai gốc Trung với vua tức
là hiếu với cha mẹ; hiếu với cha mẹ tức là trung với vua Tên gọi có khác, nhưng thực chất
là một … Trung và hiếu không phải là hai gốc, căn bản là phải xử sự như thế nào cho đúng
”
Như vậy, trong cách hiểu của các nhà Nho Đông Kinh nghĩa thục cái gốc luân lý của Nho giáo truyền thống đã được nhận thức bằng quan điểm mới Họ đã tỏ thái độ dứt khoát phải phá bỏ sự cố kết bền vững nội tại của một số giá trị Nho giáo độc tôn đã được chấp nhận trong một lịch sử lâu dài Với ý nghĩa đó, có thể coi luận điểm tổng kết bốn nguyên nhân khởi điểm dẫn đến nước nhà suy vong là những tư tưởng hết sức lớn làm cơ sở cho những
Trang 7đổi mới về sau Tán thành sự phân tích những hạn chế trong các tác phẩm của Đông Kinh nghĩa thục mà nhiều nhà nghiên cứu trước đây đã đề cập đến, chúng tôi muốn lưu ý thêm rằng, khi các nhà Nho Đông Kinh nghĩa thục cố gắng phân tích kết cấu hệ thống giá trị Nho giáo truyền thống vốn đã xơ cứng, lạc hậu, họ đã ý thức được sự cần thiết phải kế thừa những yếu tố có giá trị ở trong đó, và coi đó là điều cần thiết bảo đảm cho sự tiếp thu những giá trị mới có lợi cho dân tộc Trong hoàn cảnh đen tối của đất nước lúc bấy giờ, do chưa nắm được bản chất của chế độ thực dân và bọn tay sai phong kiến, nên họ đã bị thất vọng khi cho rằng con đường dẫn đến văn minh, giải phóng dân tộc khỏi ách nô lệ là sự trau dồi phẩm chất tinh thần, “ nâng cao dân trí ” Theo quan niệm của họ:
“Thiết nghĩ: văn minh là một danh từ đẹp đẽ không phải do sự hào nhoáng mầu mỡ mà làm nên; các món học văn minh là những phúc tốt lành, không phải chuyện một sớm, một chiều
có thể lấy được Muốn làm nên và lấy được là nhờ có một chủ nghĩa lớn Chủ nghĩa gì thế?
Ấy là chủ nghĩa mở trí khôn cho nhân dân ”
Trong thực tế của một đất nước bị xâm lược thì những đòi hỏi trên là điều không tưởng Nhiều ý kiến cho rằng, trong lịch sử du nhập và tồn tại lâu dài ở Việt Nam, Nho giáo đã tham gia như là một yếu tố của hệ tư tưởng Việt Nam, có những đóng góp tích cực và hạn chế Ở những nhà Nho yêu nước, thương dân, chủ nghĩa yêu nước truyền thống đã chiếu sáng những giá trị nhân bản, nhân đạo trong tư tưởng nho giáo Qua thơ văn của Đông Kinh nghĩa thục ta thấy rõ điều đó Các nhà Nho duy tân không chỉ dựa vào những lý tưởng Tựï
do – Bình đẳng – Bác ái, những giá trị dân chủ tư sản mới du nhập để lên án, tố cáo tội ác
dã man của thực dân, phong kiến, mà họ dường như vẫn còn gắn rất chặt với việc bảo vệ những tư tưởng nhân chính của Khổng – Mạnh, bảo vệ đạo nghĩa cương thường, với truyền thống thân dân, thương dân trong lịch sử Với phương châm là “Đông - Tây kết hợp”, các nhà nho duy tân chủ trương tiếp thu các tư tưởng mới dựa trên nền tảng đạo lý của Nho giáo có sửa đổi cho phù hợp với điều kiện lịch sử mới của dân tộc
Về phương châm là như vậy, nhưng do hoàn cảnh xuất thân cũng như dựa trên sự cấm đoán của thực dân, phong kiến, mà họ chưa thể tiếp xúc trực tiếp với hệ tư tưởng dân chủ
tư sản Con đường tiếp thu tư tưởng tư sản của họ thông qua các tác phẩm lược dịch, biên dịch, với nhiều trung gian chuyển ngữ Do đó, nhiều nội dung tư tưởng bị rơi rụng hoặc thông qua lăng kính của người khác
Mặt khác, do nặng lòng với những di sản tư tưởng của Nho giáo, các trí thức Nho gia tiến bộ cho rằng, muốn hiện đại văn hoá dân tộc, cần phải khôi phục những giá trị đạo đức luân lý của dân tộc, trong đó có vai trò của Nho giáo Theo họ: Các môn học phổ thông, không môn nào là không cần thiết Môn luân lý lại càng quan trọng bởi vì nó là tinh hoa của quốc thổ, nguồn gốc của giáo dục Con em thanh niên ngày sau vào đời, tất đảm đang việc nước có trách nhiệm về thế cuộc nếu không trau dồi phẩm hạnh thì tất cả các loại sách giáo khoa đều trở nên vô dụng Vì thế với cha mẹ anh em phải hiếu đễ; vợ chồng phải hoà thuận, bạn
bè phải tin nhau, phải cung kính, cần kiệm, biết giữ mình, có lòng bác ái, chăm lo học hành luyện tập cho thành thạo, mở mang trí tuệ, phát huy khả năng, đạo đức tính tình đều tiến
bộ, để làm được nhiều điều công ích, gánh vác việc đời, tôn trọng hiến pháp, làm rõ công lý, một ngày hoạ gặp chuyện nguy cấp có thể đem lòng nghĩa dũng ra mà làm việc chung chống ngoại xâm Đó là nghĩa vụ và là trách nhiệm của người dân nước không thể xem thường
Có thể coi Văn minh tân học sách là tuyên ngôn của phong trào vận động cải cách văn hoá, chính trị, xã hội rộng lớn đầu thế kỷ XX Như nhận xét của tác giả:
“Nghĩ lại văn minh nước ta là có cái tính luôn luôn “tĩnh” như vậy Văn minh Âu châu thì có
Trang 8tính luôn luôn “động” mãi như thế kia … Nhưng vì sao lại thế Ấy là bởi có ảnh hưởng tương phản và có nguyên nhân khởi điểm.”
Để đột phá tính “tĩnh” của văn minh nước nhà, tác giả Văn minh tân học sách đưa ra sáu biện pháp:
Một là, dùng văn tự nước nhà
Hai là, hiệu đính sách vở
Ba là, sửa đổi phép thi
Bốn là, cổ võ nhân tài
Năm là, chấn hưng công nghệ
Sáu là, Phát triển báo chí
Ngoài việc “Nâng cao dân trí”, các nhà Nho Đông Kinh nghĩa thục còn kêu gọi phải học nghề, phải học buôn bán, công thương, kỹ nghệ Họ đưa ra cách giải quyết mới, thống nhất giữa “nghĩa” và “lợi chung” Phê phán quan niệm “đạo nghĩa suông”, tách rời thực tiễn của đất nước
Một nội dung khác cũng rất quan trọng trong tư tưởng của Đông Kinh nghĩa thục là hô hào đổi mới, đả phá lối suy nghĩ “nệ cổ”, coi xưa hơn nay; đả phá quan niệm coi mình là trên hết, còn kẻ khác là “Man di” Chống lại lập luận của giới hủ nho cho rằng “nước ta mất là tại Mệnh Trời”, các nhà Nho tiến bộ trong phong trào Đông Kinh nghĩa thục khẳng định:
“Thời buổi này là thời buổi đại cạnh tranh, cạnh tranh về học thuật, cạnh tranh về công nghiệp, không mặt nào là không cạnh tranh, đâu phải chỉ cạnh tranh về đất đai lãnh thổ mà thôi ! Cạnh tranh với một nước, cạnh tranh với nhiều nước, cạnh tranh với người cũng là cạnh tranh với Trời ” Xu hướng cải cách ôn hoà này đã được bổ sung và phát triển hơn bời những hoạt động công khai hợp pháp của nhóm các sĩ phu Đông Kinh Nghĩa Thục ở Hà Nội, các tỉnh từ Nghệ Tĩnh trở ra, lan rộng ở nông thôn đồng bằng Bắc bộ những năm 1907, 1908,1910 … có ý nghĩa như là một phong trào cải cách văn hoá đầu thế kỷ XX
Đối tượng của công cuộc cải tạo đời sống văn hoá xã hội phần lớn là nông dân Bằng tất cả nhiệt tình yêu nước của mình, được tiếp thu và chịu ảnh hưởng của những tư tưởng mới của thời đại, các sĩ phu đã đóng vai trò người chiến sĩ tiên phong đưa quần chúng nhân dân xông vào trận địa chống thực dân, phong kiến Phong trào đấu tranh bắt đầu bằng những việc làm có thể xem là “hiền hậu”, “bé nhỏ” như là việc vận động cúp búi tóc Cắt búi tóc trở thành một hành động cách mạng, bởi vì trong con mắt của những người vận động phong hoá, búi tóc tiêu biểu cho tính thủ cựu Cắt búi tóc được coi như một hành động đoạn tuyệt với những giá trị văn hoá cổ truyền đã trở thành lạc hậu trong thời đại mới Là một hành động tuyên chiến với những gì lạc hậu, sáo mòn
Đó là tư tưởng bảo thủ, thói tự kiêu, tự đại của bọn hủ nho, chỉ tin vào kinh điển Nho gia mà không màng đến khoa học văn minh Là những kẻù cầu danh ham lợi, quên Tổ quốc đồng bào, cam tâm làm tay sai cho giặc Là tư tưởng tự ti dân tộc, xem nước mình cái gì cũng thua kém nước ngoài; tư tưởng mê tín dị đoan, đầu hàng số mệnh; tư tưởng hưởng lạc, hoặc thoát ly cuộc sống hiện thực …
Tất cả đều trở thành đối tượng phê phán của nhân sinh quan mới bởi những Nho sĩ tiến bộ đầu thế kỷ XX Phê phán mọi thói hư tật xấu của con người các trí thức yêu nước muốn đưa
ra một mẫu con người mới, chưa từng có trong nền văn hoá cổ truyền của dân tộc Có thể nói các phong trào Duy Tân, Đông Kinh nghĩa thục là cái gạch nối để chuyển từ phong trào quần chúng đấu tranh tự phát sang phong trào đấu tranh tự giác về sau
Trang 9Kết luận
Như vậy là kể từ cuối thế kỷ XIX, khi lịch sử nước ta đã chuyển sang một giai đoạn mới Tương ứng với điều kiện hoàn cảnh mới, nhiệm vụ cách mạng giải phóng dân tộc cũng mang tính chất khác trước, nhưng chưa xuất hiện một giai cấp tiên tiến nào có khả năng đảm đương Không kể đến những tư tưởng phản động của tầng lớp trí thức theo chân bọn thực dân xâm lược và giai cấp phong kiến tay sai Một bộ phận Nho sĩ tiến bộ đã “thử nghiệm” những phương pháp khả dĩ cứu nước, cứu dân theo những khuynh hướng khác nhau Hoặc cải cách ôn hoà, hoặc tiến hành bạo động cách mạng Cuối cùng cả hai đường lối cứu nước
đó đều không thành công Mặc dù những sĩ phu tiến bộ đó chưa đảm đương được sứ mệnh lịch sử đề ra, nhưng theo quan điểm mác-xít:
“Khi xét công lao lịch sử của các nhân vật lịch sử, người ta không căn cứ vào chỗ họ không cống hiến được gì so với những đòi hỏi của thời đại đương thời, mà căn cứ vào chỗ họ đã cống hiến được gì mới so với các bậc tiền bối của họ”
Các nhà Nho duy tân đều có vốn tri thức Nho giáo uyên bác, nên khi tiếp thu văn minh phương Tây đã không khỏi tránh nhận thức bằng nhãn quan Nho giáo Các khái niệm mà các cụ sử dụng để trình bày tư tưởng quan điểm của mình vẫn là những phạm trù quen thuộc của Nho giáo như: trung, hiếu, nghĩa, lợi, thời, thế … Tuy có sửa đổi nhưng về căn bản vẫn là khái niệm của Nho gia Điều này gíúp các nhà duy tân trình bày tư tưởng của mình dễ dàng thuyết phục tầng lớp trí thức phong kiến, nhưng đồng thời cũng bộc lộ những hạn chế nhất định trong việc tiếp thu tư tưởng phương Tây của họ, đặc biệt là sự truyền bá những tư tưởng duy tân này vào các tầng lớp nhân dân lao động
Xét về nội dung, hạn chế căn bản của dòng tư tưởng này là tính không tưởng và mâu thuẩn trong nội tại các tư tưởng đó Tính không tưởng trước hiện thực lịch sử trong các tư tưởng duy tân là do hạn chế trong nhận thức của cá nhân các nhà cải cách, mà suy cho đến cùng
bị quy định bởi các điều kiện kinh tế, xã hội, văn hoá khách quan của dân tộc thời kỳ này Các nhà Nho yêu nước muốn cải cách đất nước nhưng lại không thấy được bản chất phản động của chủ nghĩa thực dân đế quốc, lại “choáng ngợp” trước sự hấp dẫn của văn minh tư bản, nên muốn dựa vào đó để làm cuộc cách mạng xã hội Mặt khác, tính mâu thuẫn trong nội tại các tư tưởng cải cách bị quy định chủ yếu bởi hoàn cảnh cụ thể quá trình giao thoa văn hoá của dân tộc và thế giới bên ngoài khi đó Các nhà Nho yêu nước vừa muốn tiếp thu những giá trị văn hoá của nước ngoài để cải tạo văn hoá của dân tộc, lại vừa muốn giữ gìn những giá trị của tư tưởng Nho giáo phong kiến Ngay cả tính nặng về ảnh hưởng bên ngoài
mà thiếu cơ sở tiếp nhận từ bên trong của các nhà tư tưởng duy tân cũng là bị quy định bởi điều kiện cụ thể của sự tiếp thu văn minh thế giới giai đoạn này
“Nhà Nho vốn là một nhân vật nông thôn, chỉ thích hợp với chế độ phong kiến phương Đông Ra vận động duy tân, dân chủ hoá, tư sản hoá đối với họ là chuyện lạ lùng mới mẻ
Sự phát triển xa lạ với quy luật đòi hỏi ở họ một cố gắng vượt bậc mà cũng đưa họ đến những khó khăn không thể vượt qua” Và những hạn chế này, trên một phương diện nào đó,
có ý nghĩa là bài học sâu sắc về tầm quan trọng hàng đầu của việc xây dựng một tư duy lý luận tiên tiến cho sự phát triển dân tộc trong thời đại mới
Mặc dù không làm cho xã hội có thể thay đổi căn bản, nhưng con đường hiện đại hoá văn hoá dân tộc có những điểm sáng nhất định Về mặt lý luận, công cuộc hiện đại hoá lần này
có ý nghĩa gợi mở trong việc tìm kiếm một con đường mới cho cuộc cách mạng xã hội ở Việt Nam Về mặt thực tiễn, các phong trào duy tân có vai trò là những viên gạch đầu tiên kết nối giữa văn hoá mang tính truyền thống của dân tộc với văn hoá phương Tây, làm cho văn hoá của dân tộc thêm phong phú, thích nghi với thời đại mới Bên cạnh những thành tựu từ các phong trào duy tân do các sĩ phu yêu mước tiến bộ thực hiện, vẫn có những hạn chế nhất định Đó là sự đề cao những giá trị văn hoá bên ngoài hơn những giá trị truyền thống
Trang 10của dân tộc; sự ngây thơ trong nhận thức bản chất và dã tâm của thực dân, đế quốc; sự ảnh hưởng của tri thức Nho giáo trong cách diễn đạt tư tưởng mới … Những hạn chế nêu trên xuất phát trên cơ sở tính qui định của lịch sử và điều kiện chủ quan từ các nhà trí thức Nho giáo là điều không thể tránh khỏi trong một đất nước thuộc địa nữa phong kiến với một
xã hội mà cho đến thời điểm lúc đó vẫn còn hơn 90% là nông thôn, nông thôn vẫn là địa bàn hoạt động của mọi xu hướng tư tưởng Đặc biệt trong đó, những người phát ngôn tư tưởng vẫn không ai khác là những người trí thức nho học
Công cuộc hiện đại hoá văn hoá dân tộc nói riêng và cách mạng xã hội ở Việt Nam nói chung trong giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, mặc dù không thành công nhưng đã
để lại những bài học lịch sử mang ý nghĩa lý luận sâu sắc cho các xã hội kế tiếp Đó là bài học về tính cấp thiết muốn “đổi mới” xã hội, trước hết phải đổi mới tư duy lý luận, hiện đại hoá tinh thần phải gắn liền với hiện đại hoá kinh tế; hiện đại hoá văn hoá dân tộc phải gắn liền với đa phương hoá, đa diện hoá quan hệ quốc tế; tránh thái độ tự tôn và cũng không mặc cảm tự tin; phải biết kết hợp giữa kế thừa truyền thống tốt đẹp của dân tộc với tinh hoa văn hoá của nhân loại Đó là bài học về tinh thần quyết tâm và kiên trì đổi mới vì sự phát triển của dân tộc; là bài học về tính tất yếu phải chuẩn bị lực lượng vật chất và tinh thần cho toàn xã hội tiếp nhận và thực hiện công cuộc đổi mới Là bài học phải biết dựa vào sức dân … Những bài học đó cho đến nay vẫn giữ nguyên giá trị