1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tác giả Đạm Phương Nữ Sử trong bối cảnh hiện đại hóa đầu thế kỷ XX

148 397 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 148
Dung lượng 1,14 MB

Nội dung

Thời gian này, đã có một số phụ nữ không chỉ giới hạn mình nơi cung cấm, chốn phòng the hay quanh quẩn công việc bếp núc mà đã vươn tới hòa nhập với sự thay đổi của xã hội bằng cách tham

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

- -

NGUYỄN THỊ DUNG

TÁC GIẢ ĐẠM PHƯƠNG NỮ SỬ TRONG BỐI CẢNH HIỆN ĐẠI

HÓA ĐẦU THẾ KỶ XX

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM

Mã số: 60220121

Hà Nội - 2012

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

- -

NGUYỄN THỊ DUNG

TÁC GIẢ ĐẠM PHƯƠNG NỮ SỬ TRONG BỐI CẢNH HIỆN ĐẠI

HÓA ĐẦU THẾ KỶ XX

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN: PGS.TS TRẦN NHO THÌN

CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM

Mã số: 60220121

Hà Nội - 2012

Trang 3

MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN

BẢNG CHỮ VIẾT TẮT

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3

3 Mục đích và phạm vi nghiên cứu 8

4 Phương pháp nghiên cứu 9

5 Cấu trúc của luận văn 10

CHƯƠNG 1: CUỘC ĐỜI VÀ VĂN NGHIỆP CỦA ĐẠM PHƯƠNG NỮ SỬ 12

1.1 Cuộc đời Đạm Phương nữ sử 12

1.2 Văn nghiệp Đạm Phương nữ sử 17

1.2.1 Thơ và từ 17

1.2.2 Tiểu Thuyết 51

CHƯƠNG 2: ĐẠM PHƯƠNG VÀ VẤN ĐỀ PHỤ NỮ ĐẦU THẾ KỶ XX 69

2.1 Sơ lược về phong trào nữ quyền và giải phóng phụ nữ trên thế giới 69

2.2 Tình hình phụ nữ Việt Nam và “vấn đề phụ nữ” trong xã hội 74

2.3 Tư tưởng của Đạm Phương về vấn đề phụ nữ trong mối tương quan với các học giả đương thời 77

2.3.1 Vấn đề công - dung - ngôn - hạnh 77

2.3.2 Vấn đề về trinh tiết 82

2.3.3 Vấn đề tự do kết hôn 86

2.3.4 Vấn đề nữ học 89

Trang 4

CHƯƠNG 3: HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI VÀ HOẠT ĐỘNG KHẢO CỨU

106

3.1 Hoạt động xã hội: 106

3.1.1 NCHH 106

3.1.2 Các hoạt động xã hội khác 113

3.2 Hoạt động khảo cứu 115

3.2.1 Công trình Giáo dục nhi đồng 115

3.2.2 Công trình khảo cứu về Tuồng hát An Nam 121

KẾT LUẬN 128

TÀI LIỆU THAM KHẢO 130

PHỤ LỤC 141

Trang 5

BẢNG CHỮ VIẾT TẮT

CKV : Chung Kỳ Vinh

HPTT : Hồng phấn tương tri NCHH : Nữ công Hoc Hội

KTC : Kim Tú Cầu

Trang 6

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Những năm đầu thế kỷ XX, chương trình khai thác thuộc địa của Pháp

đã làm thay đổi xã hội và nền kinh tế Việt Nam Các tầng lớp, các giai cấp mới đại diện cho phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa là giai cấp công nhân, tầng lớp tư sản, tiểu tư sản thành thị đã xuất hiện Đây chính là điều kiện xã hội cần thiết cho việc tiếp thu tư tưởng mới, tư tưởng tự do, dân chủ

và xã hội chủ nghĩa ở nước ta Một phần trong tư tưởng tự do, dân chủ, bình đẳng phương Tây là vấn đề bình đẳng nam nữ, nữ quyền và giải phóng phụ

nữ cũng đã được các tri thức phong kiến Việt Nam biết đến

Thời gian này, đã có một số phụ nữ không chỉ giới hạn mình nơi cung cấm, chốn phòng the hay quanh quẩn công việc bếp núc mà đã vươn tới hòa nhập với sự thay đổi của xã hội bằng cách tham gia vào những công việc mà trước đó chỉ nam giới mới làm được như: viết văn, dịch thuật, làm báo, diễn thuyết, hoạt động cách mạng,…Trong đội ngũ nữ trí thức đầu thế kỷ XX, nổi bật lên một Đồng Canh công nương năng nổ, tháo vát của hoàng tộc nhà Nguyễn, một Đạm Phương nữ sĩ giàu lòng yêu nước với bút lực dồi dào, tư tưởng tiến bộ, khả năng tổ chức và hoạt động xã hội xuất sắc Đặt Đạm Phương nữ sử trong hoàn cảnh lịch sử, thời đại mà bà sinh sống, ta càng thêm khâm phục tư tưởng và hành trạng của bà

Đạm Phương sinh ra trong lòng xã hội phong kiến, chịu ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng “trọng nam khinh nữ”, sự phân công trong xã hội nông nghiệp lạc hậu: đàn ông lo việc bên ngoài, đàn bà lo việc nhỏ mọn trong nhà Thêm vào đó là cảnh nước mất nhà tan, Pháp đẩy mạnh âm mưu thôn tính nước ta, biến loạn triều đình rối ren, lần lượt các vua Dục Đức, Hiệp Hoa, Kiến Phúc bị lật đổ,…văn hóa nghìn năm của dân tộc dần suy thoái Tâm lý đắng cay, tủi nhục, bất mãn trĩu nặng trong giới tri thức, đặc biệt là trong

Trang 7

hoàng tộc vì họ là những người phải chịu trách nhiệm về cảnh đó Nhưng trong cảnh thế ấy, Đạm Phương đã bất chấp trở lực, vượt lên số phận, viết văn, lập báo, tạo dựng một tổ chức xã hội nuôi dưỡng tinh thần đấu tranh cho

nữ học

Trong khoảng mười năm (1918 – 1929) bà viết gần hai trăm bài đăng các báo xuất bản trên toàn quốc, trong đó ba phần tư số bài mang tính chuyên

đề về phụ nữ, nhi đồng, giáo dục Về văn chương, bà viết nhiều thể loại: Thơ,

từ, câu đối, tiểu thuyết Bà thông thạo Hán văn, Pháp văn,…do đó bà cũng là người sớm có tầm nhìn ra thế giới tiếp thu tinh hoa nhân loại như hệ lí luận tiến bộ về quy trình dưỡng dục trẻ thơ, hệ tư tưởng tiến bộ về nhân quyền: dân chủ, tự do, bình đẳng Đạm Phương nữ sử cũng là người tổ chức Hội Nữ công đầu tiên ở nước ta để mở mang giới chí

Tuy nhiên, cho đến nay những hoạt động và cống hiến của bà vẫn chưa được nhiều người biết đến Thế hệ hiện nay dường như chỉ biết về bà - Công

Nữ Đồng Canh với tư cách là cháu nội của vua Minh Mạng, là người đã sinh

ra và nuôi dưỡng nhà lý luận văn nghệ mác-xít nổi tiếng Hải Triều Nguyễn Khoa Văn và là bà nội của nhà thơ - Bộ trưởng Nguyễn Khoa Điềm, chứ chưa được tường tận về bà trong vị trí một nữ trí thức quý tộc có tinh thần can đảm và yêu nước nồng nàn, có uy tín lớn trong xã hội, có ảnh hưởng sâu rộng trong quần chúng, đặc biệt trong giới nữ lưu suốt nửa đầu thế kỷ XX

Chính vì những lí do trên, chúng tôi đã chọn đề tài : "Tác giả Đạm Phương nữ sử trong bối cảnh hiện đại hóa đầu thế kỷ XX” với mong muốn ghi nhận những đóng góp của tác giả trong sự phát triển của văn hóa, văn học nước nhà đầu thế kỷ XX

Trang 8

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

2.1 Về sưu tầm, xuất bản

Tại Thư viện Quốc gia Hà Nội có lưu 5 đầu sách của Đạm Phương nữ

sử xuất bản trước năm 1945 Đó là:

1 Gia đình giáo dục thường đàm, in lần thứ nhất, S : lmpr Bảo tồn, 1928

2 KTC, Nơi xuất bản: S :lmpr Bảo Tồn, 1928

3 Phụ nữ dự gia đình, Nơi xuất bản :Gò Công: Nữ lưu thư quán, 1929

4 Phụ nữ dự gia đình, in lần thứ 1, Nơi xuất bản: Huế: lmpr Bảo tồn, 1929

5 Giáo dục nhi đồng, Nơi xuất bản : H : Lê Cường, 1942

Riêng Công trình Giáo dục nhi đồng của Đạm Phương nữ sử được xuất

bản năm 1942 tại nhà in Lê Cường, Hà Nội, đến năm 1996 Nhà xuất bản Thanh Hóa tái bản 1000 cuốn

Sau 1945 có sách Đạm Phương nữ sử của Cửu Thọ và Nguyễn Khoa

Diệu Biên, Nhà xuất bản Trẻ thành phố Hồ Chí Minh ấn hành năm 1994 dày

344 trang khái quát giới thiệu gia phong, cuộc đời, sự nghiệp và dẫn 29 bài

thơ và từ, 24 bài báo và một chương trong sách Giáo dục nhi đồng của bà

Người có nhiều đóng góp trong quá trình sưu tầm trước tác của Đạm Phương là học giả Lê Thanh Hiền Từ năm 1983 trong quá trình khảo sát lại văn bản học nghệ thuật chèo quá khứ tại các thư viện lớn trên đia bàn toàn quốc, ông khảo sát các báo và tạp chí trước 1945 và thường thấy bút danh Đạm Phương nữ sử ở một số bài Từ đó, ông đã chú ý và mỗi khi gặp bút danh Đạm Phương nữ sử ông thường ghi chép vào sổ tư liệu cá nhân Đến năm 1997, là năm ông hoàn thành ba công trình văn bản học nghệ thuật chèo quá khứ, ông mới dành thời gian thống kê lại những tư liệu đã ghi chép về bút danh Đạm Phương nữ sử Bản thân Lê Thanh Hiền cũng thấy bất ngờ khi tính sơ qua đã

có ngót hai trăm bài báo của Đạm Phương viết về các vấn đề xã hội

Trang 9

Năm 1999, Nhà xuất bản Văn học cho xuất bản Tuyển tập Đạm

Phương nữ sử do Lê Thanh Hiền sưu tầm, tuyển chọn, giới thiệu Sự ra đời

của cuốn sách là cố gắng đáng trân trọng của tác giả Lê Thanh Hiền cũng như nhà xuất bản Văn học Nhưng do phương tiện kỹ thuật lúc đó còn hạn chế, phần lớn việc sưu tầm tác phẩm in trên báo, phải qua bản chụp microfilm trên bản gốc đã mờ, cũ, nhiều câu nhiều đoạn bị mất,…và còn hàng trăm bài báo chưa tìm ra

Từ đó đến nay, công tác sưu tầm trước tác của Đạm Phương nữ sử đã được hậu duệ của bà cùng bạn bè và giới nghiên cứu thực hiện, bổ sung Gần đây, tháng 8 năm 2010 với những nỗ lực tìm kiếm, sưu tầm, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã có bổ sung hàng trăm trang với chú thích rất công phu, sửa chữa phục hồi những đoạn văn bị sai, bị thiếu trong lần in năm 1999 Tháng

12 năm 2010, Tuyển tập Đạm Phương nữ sử do Lê Thanh Hiền sưu tầm, biên

soạn, giới thiệu và Nguyễn Khoa Điềm bổ sung, sửa chữa được nhà xuất bản Văn học xuất bản 1000 cuốn

Gần đây nhất, tháng 1 năm 2011, Nguyễn Khoa Điềm lại sưu tập được thêm rất nhiều bài viết của Đạm Phương trên tờ “Lục Tỉnh tân văn” (183 trang)

Trong Hội thảo khoa học kỷ niệm 130 năm ngày sinh Đạm Phương nữ

sử được tổ chức tại Huế ngày 18 tháng 06 năm 2011, nhà thơ Nguyễn Khoa

Điềm công bố kết quả tìm kiếm tư liệu về Đạm Phương như sau: “Cho đến

nay con số các tác phẩm của Đạm Phương nữ sử đã sưu tầm được (tính cả phần đã xuất bản và phần hiện lưu giữ trong tư liệu gia đình) như sau:

- 42 bài thơ kể cả từ khúc, câu đối

- 181 bài báo, gồm cả một số truyện ngắn, bài sưu tầm, dịch thuật

- 3 tiểu thuyết: “Kim Tú Cầu” (Xuất bản thành sách năm 1928);

Trang 10

“Hồng phấn tương tri” (Xuất bản thành sách năm 1929) tìm được từ một thư viện Paris; “Chung Kỳ Vinh”, đăng trên “Lục Tỉnh tân văn” từ đầu tháng 07 năm 1924 đến 19 tháng 01 năm 1925 (kết thúc) Rất tiếc, có 1- 2 số đầu tiên chúng tôi chưa tìm được

- 3 tập khảo cứu: “Bàn về vấn đề giáo dục con gái”, “Phụ nữ dự gia

đình”, “Giáo dục nhi đồng” [103; tr 25]

Sưu tầm được khối lượng tác phẩm như vậy quả là một nỗ lực rất lớn của gia đình tác giả cũng như các nhà nghiên cứu Tuy nhiên, đó chưa phải là toàn bộ những trước tác mà Đạm Phương để lại, vì thế công tác sưu tầm, xuất bản vẫn sẽ được đẩy mạnh trong thời gian sắp tới

2.2 Về nghiên cứu

Nhìn chung hoạt động nghiên cứu về tác giả Đạm Phương mới được tập trung và nở rộ trong khoảng thời gian gần đây, trước đó các bài nghiên cứu về Đạm Phương rất ít, chưa sâu và chưa hệ thống Giải thích về điều này, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm và cũng là cháu nội của Đạm Phương cho rằng việc tiếp cận tư liệu, trước tác của bà gặp khó khăn nên các nhà nghiên cứu

chưa chú ý tới được: “Sở dĩ các nhà làm tư liệu gặp khó khăn vì Đạm

Phương nữ sĩ mặc dầu là tác giả của thế kỷ thứ XX nhưng bà mất sớm – từ ngay đầu kháng chiến chống Pháp (1947), sách vở thất lạc; phần lớn các trước tác của bà lại là các bài báo ra đời trước năm 1930 nên ít người có điều kiện tiếp cận” [103; tr 22]

Từ những năm 70 của thế kỷ XX, độc giả được biết đến Đạm Phương

nữ sử qua sách Lược truyện các tác giả Việt Nam, do Trần Văn Giáp chủ

biên Như tên sách, sách ghi chép sơ lược lai lịch các tác giả, tác phẩm xuất hiện từ thế kỷ thứ XI đến nửa đầu thế kỷ XX Tác giả Đạm Phương là một trong 851 tác giả được thống kê trong cuốn sách này Bà được liệt kê cùng 13

Trang 11

tác giả nữ nổi tiếng khác là: Ỷ Lan phu nhân, Ngô Chi Lan, Đoàn Thị Điểm,

Lê Ngọc Hân, Hồ Xuân Hương, Bà huyện Thanh Quan, Huệ Phố (Nguyễn Tĩnh Hòa), Mai Am (Nguyễn Trinh Thận), Nguyệt Đình (Nguyễn Vĩnh Trinh), Nguyễn Nhược Thị Bích, Vân Đài, Sương Nguyệt Anh Do tính chất

“lược truyện” tổng quát của cuốn sách nên tiểu sử của bà được nhắc đến khá

sơ sài chỉ có hai cuốn sách, hai bài báo được nhắc đến

Như đã nói ở trên, năm 1995, nhà xuất bản Trẻ phát hành cuốn sách

Đạm Phương nữ sử của hai tác giả Nguyễn Khoa Diệu Biên – Nguyễn Cửu

Thọ Là cháu nội và cháu ngoại, đã từng có thời gian gần gũi với bà Đạm

Phương nên phần viết của hai tác giả khá cụ thể và sinh động “Các tác giả

có cái nhìn bao quát những hoạt động phong phú của bà gắn với bức tranh chính trị xã hội đầy biến động của nước ta và của kinh đô Huế những năm đầu thế kỷ XX” [103, tr 22]

Trong những thập niên 80, 90 của thế kỷ XX, cũng đã có những học giả quan tâm đến trước tác và hoạt động xã hội của bà nhưng sự quan tâm đó mới chỉ dừng lại ở dạng những bài viết tiểu luận về một vài khía cạnh tiêu biểu trong sự nghiệp của bà với những đánh giá chung chung Những bài viết nghiên cứu về Đạm Phương nữ sử còn tản mạn và nằm rải rác ở các báo như:

 Bài “Với Nữ sĩ Đạm Phương” của tác giả Trần Thị Như Mân in trên Tạp chí Sông Hương, số 12 tháng 4 năm 1985,

 Bài “Đạm Phương Nhà báo nữ đầu thế kỷ” của tác giả Cửu Thọ in trên Báo Phụ nữ Thủ đô số 22 năm 1996,

 Bài “Nhớ Nữ sĩ Đạm Phương” của tác giả Lê Xuân Kỳ in trên báo Văn hóa, số ra ngày 21 tháng 08 năm 1994,

 Bài “Đạm Phương, Người rung tiếng chuông đòi quyền sống của phụ

nữ từ hồi đầu thế kỷ” của tác giả Thế Thanh, trên báo Đại đoàn kết, số xuân

Trang 12

Thành tựu nghiên cứu về Đạm Phương đạt đến độ chín muồi, rực rỡ và thành công nhất chính là dịp kỷ niệm 130 năm ngày sinh của bà với một hội thảo khoa học cấp quốc gia được chuẩn bị hơn một năm, hội tụ hơn 200 nhà khoa học đầu ngành thuộc các lĩnh vực lịch sử, văn học, giáo dục, sân khấu, báo chí, Phật học, gia phả, giới,… Ban tổ chức đã lựa chọn được 42 bản báo cáo khoa học để in kỷ yếu Hội thảo được chia làm hai tiểu ban: Tiểu ban gia thế, văn hóa, giáo dục và tiểu ban văn học, báo chí, di sản Hội thảo công bố kết quả sưu tầm tài liệu về Đạm Phương, những lưu ý trong gia thế và tiểu sử của bà Về hoạt động văn hóa, các nhà nghiên cứu chú ý đến các vấn đề sau: Đấu tranh nữ quyền và sự tiến bộ của phụ nữ, xây dựng con người mới, gia đình mới, xã hội mới, thành lập và điều hành NCHH, người khai sinh ra ngành nghiên cứu tuồng Việt Nam, nghiên cứu Phật học, văn hóa tâm linh, thông thạo nhiều ngoại ngữ, giao tiếp với nhiều chính khách đương thời, hoạt động yêu nước và cách mạng,…Về giáo dục, các nhà giáo dục học như

Trang 13

PGS.TS Trần Tuấn Lộ, tác giả Hoàng Thị Ái Nhiên khẳng định công lao và những đóng góp của Đạm Phương về giáo dục phụ nữ, giáo dục nhi đồng Về thơ, từ, tiểu thuyết, tuy không tiêu biểu bằng những hoạt động xã hội của bà, nhưng các nhà nghiên cứu cũng đã chỉ ra những nét đặc sắc trong mảng sáng tác văn chương này Về báo chí, các nhà nghiên cứu, nhà báo như: PGS- TS Nguyễn Đăng Điệp, TS Nguyễn Thu Linh, TS Tôn Phương Lan, TS Hoàng Diệu Minh, Phan Quang, Phạm Phong Phú… đều khẳng định tính chất tiên phong, bút lực dồi dào và ảnh hưởng sâu rộng của Đạm Phương trong nền báo chí Việt Nam đầu thế kỷ XX

Trong hội thảo rất nhiều vấn đề xoay quanh cuộc đời và sự nghiệp của tác giả Đạm Phương đã được đặt ra bàn bạc, thảo luận Có nhiều vấn đề có ý kiến khác nhau, mức độ đánh giá không giống nhau, có vấn đề cần phân tích

rõ hơn, sâu hơn Chính vì thế quá trình nghiên cứu về Đạm Phương chắc chắn còn phát triển trong tương lai

3 Mục đích và phạm vi nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Như tên luận văn : Tác giả Đạm Phương nữ sử trong bối cảnh hiện đại hóa đầu thế kỷ XX, mục đích của chúng tôi khi thực hiện luận văn này là làm sáng tỏ về cuộc đời, sự nghiệp, vị trí, vai trò cùng những đóng góp về lĩnh vực văn hóa, văn học của nữ sĩ Đạm Phương trong giai đoạn chuyển đổi từ xã hội phong kiến sang xã hội thực dân nửa phong kiến ở nước ta vào đầu thế kỷ

XX

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Với khối lượng trước tác đồ sộ đã sưu tầm được về Đạm Phương, giới nghiên cứu khẳng định bà là một nhân vật lịch sử đa tài Bà là nhà thơ, nhà văn, nhà báo, nhà giáo dục, nhà biên khảo, dịch thuật, nhà hoạt động xã hội

Trang 14

và là nhà văn hóa của Việt Nam giai đoạn đầu thế kỷ XX Tuy nhiên, trong khuôn khổ luận văn chuyên ngành văn học, chúng tôi đi sâu nghiên cứu tập trung vào các mảng nội dung chính sau đây:

- Những sáng tác văn chương: thơ, từ, tiểu thuyết của Đạm Phương

- Những bài báo, bài chuyên khảo thể hiện tư tưởng của Đạm Phương

về vấn đề phụ nữ, giáo dục nhi đồng

- Những bài báo, chuyên luận của những tác giả cùng thời về vấn đề phụ nữ

4 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu chính sau:

4.1 Phương pháp mô tả

Luận văn nghiên cứu về toàn bộ cuộc đời, sự nghiệp của tác giả Đạm Phương nữ sử, là một tác giả có nhiều đóng góp cho nền văn hóa, văn học nước nhà những năm đầu thế kỷ XX Tuy nhiên, cuộc đời và sự nghiệp của

bà còn ít được biết đến, hay nói cách khác là chưa phổ biến trong giới học sinh, sinh viên cũng như giới nghiên cứu văn chương Chính vì lí do đó, chúng tôi sử dụng phương pháp mô tả để giới thiệu một cách chân thực và gần gũi nhất hành trạng, cuộc đời của tác giả Đạm Phương đến với người theo dõi

4.2 Phương pháp so sánh

Để thấy được cái chung cũng như nét riêng độc đáo và những đóng góp của Đạm Phương nữ sử so với các tác giả nữ cùng thời, luận văn sử dụng phương pháp so sánh, đối chiếu

4.3 Phương pháp phân loại, thống kê

Với một tác giả có khối lượng trước tác lớn và đa dạng như Đạm

Trang 15

Phương thì việc sử dụng phương pháp phân loại, thống kê là hết sức cần thiết Phương pháp này giúp chúng tôi xử lý tư liệu trước tác của tác giả một cách mạch lạc và rõ ràng Đó là cơ sở, tiền đề để luận văn đưa ra những đánh giá nhận định khách quan về từng sáng tác của Đạm Phương nữ sử Ngoài ra, phương pháp này giúp chúng tôi phân loại ý kiến, tư tưởng của các học giả cùng thời trong thế so sánh với ý kiến, tư tưởng của Đạm Phương về các vấn

đề có liên quan

4.4 Phương pháp phân tích- tổng hợp

Từ việc phân tích, mô tả những hoạt động văn hóa, văn học và những sáng tác của Đạm Phương, chúng tôi đúc kết lại thành một diện mạo mang tính khái quát về cuộc đời và văn nghiệp của một nữ sĩ tiêu biểu đầu thế kỷ XX

5 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương với các nội dung như sau:

Chương 1 Cuộc đời và văn nghiệp của Đạm Phương nữ sử

1.1 Cuộc đời Đạm Phương nữ sử

1.2 Văn nghiệp Đạm Phương nữ sử

1.2.1 Thơ và từ

1.2.2 Tiểu Thuyết

Chương 2: Đạm Phương và vấn đề phụ nữ đầu thế kỷ XX

2.1 Sơ lược về phong trào nữ quyền và giải phóng phụ nữ trên thế giới 2.2 Tình hình phụ nữ Việt Nam và “vấn đề phụ nữ” trong xã hội 2.3 Tư tưởng của Đạm Phương về vấn đề phụ nữ trong mối tương quan với các học giả đương thời

Trang 16

2.3.1 Vấn đề công - dung - ngôn - hạnh

3.2 Hoạt động khảo cứu

3.2.1 Công trình Giáo dục nhi đồng

3.2.2 Công trình khảo cứu về Tuồng hát An Nam

Trang 17

CHƯƠNG 1:

CUỘC ĐỜI VÀ VĂN NGHIỆP CỦA ĐẠM PHƯƠNG NỮ SỬ 1.1 Cuộc đời Đạm Phương nữ sử

Đạm Phương nữ sử sinh năm Tân Tỵ (1881) tại Phủ Tôn Nhơn, kinh

đô Huế Bà có tên thật là Công Nữ Đồng Canh, tự là Quý Lương Sau khi lấy

chồng, có con, bà được vua Thành Thái vời vào cung làm chức nữ sử dạy

cung tần, mỹ nữ trong cung Nữ sử là một chức quan mà bà từng đảm nhiệm nên bà lấy bút hiệu là Đạm Phương nữ sử Ngoài ra bà còn có các bút hiệu sau: Đạm Phương nữ sĩ, Đạm Phương, Đ.P,…

Đạm Phương là con gái của Hoàng Hóa Quận Vương Nguyễn Miên Triện, là Quận chúa (cháu nội vua Minh Mạng) Thân phụ Đạm Phương là hoàng tử thứ 66 của vua Minh Mạng, thụ tước Hoàng Hóa Quận Vương Năm 1891 ông phụng chỉ vua Thành Thái dẫn sứ bộ triều đình Huế sang công

vụ tại nước Cộng hòa Pháp Trong chuyến đi này, ông có dịp mua được một

số sách vở về Lịch sử văn minh văn hóa Pháp, Cách mạng Pháp 1789, các sách của Jean – Jacques Rousseau (1712 – 1778), Voltaire (1694 – 1778) viết

về tự do, dân chủ, nhân quyền Ông cũng là người nổi tiếng hay chữ với hai

tập sách: “Ước đình thi sao”,viết bằng chữ Hàn, gồm khoảng 300 bài và một tập thơ Nôm là “Ất Sửu Như Tây Nhật ký” Ông mất ngày 4 tháng 4 năm Ất

Tỵ (7/5/1905), thọ 73 tuổi Ông chỉ có hai người con gái, trong đó có bà Đạm Phương là thứ nữ, do vậy ông đã dành tình yêu thương và công sức dạy dỗ cho các bà chẳng khác gì con trai

Mẹ của Đạm Phương là Tài Nhân Trần Thị Thanh, cho đến nay vẫn chưa có tư liệu gì về dòng dõi bên ngoại của Đạm Phương nên chưa rõ về thân thế của bà Trần Thị Thanh

Là người thông minh, Đạm Phương được mẹ dạy cho chữ Hán từ rất

Trang 18

sớm, sau đó gia đình lại mời thầy đồ Nghệ dạy thêm Tuy sinh ra trong bối cảnh đất nước bị thực dân Pháp xâm chiếm, cai trị nhưng do xuất thân trong hoàng tộc nên Công Nữ Đồng Canh được thừa hưởng đặc quyền, đặc lợi, và được thừa hưởng truyền thống văn học, giáo dục tốt đẹp của hoàng tộc Vì thế, ngay từ thời ấu thơ, Công Nữ Đông Canh đã được dưỡng dục quy củ và đến thời niên thiếu đã được học hành nghiêm túc cả Hán văn, Pháp văn và quốc ngữ Bà còn được vào phủ chúa học cầm, kỳ, thi, họa, thêu thùa, cắt may, nấu nướng Đó là những kiến thức nền tảng cơ bản đã kết tinh thành vốn văn hóa vững chắc mà Đạm Phương có được khi trưởng thành

Năm 1890, bà theo gia đình sống ở “Học bạn tinh xá” (nay ở Phường Thủy Xuân, Huế) và theo học công chúa Quy Đức tại phủ Vĩnh Trinh Trong

thời thiếu nữ, bà đã có hai tập thơ chữ Hán là “Đông quán thi tập” và “Tú dư

xích độc”

Năm 1897, Công Nữ Đồng Canh tròn 16 tuổi và lập thân với ông nghè tập ấm Nguyễn Khoa Tùng (Hậu duệ thứ 6 của Nguyễn Khoa Chiêm (1659 -1736), quê gốc Hải Dương, nay thuộc Xã Lê Lợi, Huyện An Hải, Hải Phòng,

tác giả Nam triều công nghiệp diễn chí 1 – Tiểu thuyết lịch sử đầu tiên của

nước ta) Bà sinh con gái đầu lòng là Nguyễn Khoa Diệu Nhơn (Chữ Diệu lót tên con gái trong nhiều gia đình dòng họ Nguyễn Khoa bắt đầu từ bà Diệu Nhơn.) Trong cuộc sống, hai vợ chồng bà Đạm Phương và ông Nguyễn Khoa Tùng rất tâm đầu ý hợp, thường cùng nhau xướng họa thơ văn nên có

chung một tập thơ chữ Hán lấy tên là “Hiệp Bích thi cảo” Năm 1898, bà

sinh người con gái thứ hai là Nguyễn Khoa Diệu Duyên, năm 1900 bà sinh người con trai đầu là ông Nguyễn Khoa Tú Năm 20 tuổi bà được mời vào cung để dạy công chúa và cung nữ học tập Tên Đạm Phương nữ sử ra đời từ

1

Sách ra đời năm 1720, năm 1984 dịch từ Hán văn sang Việt văn, tới nay tái bản ba lần,

1994 Nxb Hội Nhà văn tái bản sách 632 trang khổ 13 x 19 cm

Trang 19

đó Năm 1906, bà sinh ông Nguyễn Khoa Văn tức Hải Triều Năm 1914, bà sinh người con thứ năm là ông Nguyễn Khoa Châu (Hải Châu) Năm 1918,

bà sinh người con gái út là bà Nguyễn Khoa Diệu Vân

Tháng 4 năm 1918, bà tiếp kiến ông Phạm Quỳnh, chủ bút báo Nam Phong đến thăm Sau chuyến thăm Huế này, Phạm Quỳnh có bài du ký

“Mười ngày ở Huế” có nhắc đến cuộc tiếp xúc đó Có lẽ Nam Phong là tờ

báo đầu tiên thu hút bà vào con đường báo chí Tháng 7 năm 1918, bà viết những bài báo đầu tiên cho Nam Phong (tạp chí xuất bản tại Hà Nội năm

1917), năm 1919, 1920 bà làm trợ bút cho nhật báo Trung Bắc tân văn (Xuất bản năm 1915 tại Hà Nội), giữ mục “Lời đàn bà” trên tờ Thực nghiệp dân

báo (Xuất bản năm 1920, tại Hà Nội) Năm 1922 bà là biên tập viên nữ giữ

mục “Văn đàn bà” trên tạp chí Hữu Thanh (Hà Nội) Đây là khoảng thời

gian bà thể hiện một bút lực dồi dào với hàng loạt những bài viết trên các báo lớn ở khắp ba miền Bắc – Trung – Nam Ngày 25/5/1923, tiểu thuyết KTC

của bà được đăng nhiều kỳ trên Trung Bắc tân văn Năm 1923, bà cho đăng trên tạp chí Nam Phong bài viết “Khảo cứu về tuồng hát An Nam” Ngày 3/2/1926, trên tờ Thực nghiệp dân báo, bà viết bài “Nữ lưu với ông Phan Bội

Châu” Chính vì những đóng góp về văn hóa văn học đó mà năm 1925, bà

được chính quyền Nam triều thưởng Kim Tiền (một hình thức khen thưởng vì những đóng góp về văn hóa)

Trong khoảng thời gian này, bà cũng tiếp xúc với các nhà chí sĩ yêu nước như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng,…Năm

1926, tại lễ truy điệu Phan Chu Trinh ở Huế, bà được ủy nhiệm đọc bài văn tế

do cụ Phan Bội Châu soạn Năm 1926 đến 1927, cụ Huỳnh Thúc Kháng xúc

tiến việc xin ra báo Tiếng Dân, tờ nhật báo đầu tiên ở Trung kỳ, lấy nhà hai

ông bà Nguyễn Khoa Tùng – Đạm Phương ở Đập Đá, Vỹ Dạ làm địa chỉ liên lạc với nhà nước bảo hộ

Trang 20

Ngày 15/6/1926, sau nhiều tháng chuẩn bị, NCHH đã ra đời và lễ khánh thành được tổ chức long trọng tại Huế Sau đó, Đạm Phương đã dành thời gian mở rộng giao lưu tiếp xúc với các bậc nhân sỹ trí thức, các giới nữ lưu ở cả ba miền để tìm hiểu học hỏi Bà đã đến Hà Nội, Sài Gòn, Hải Phòng,

Mỹ Tho, Gò Công, Thanh Hóa… để bàn bạc về giáo dục phụ nữ, liên kết mở rộng hoạt động nữ công và báo chí xuất bản Năm 1927, NCHH xuất bản

quyển “Nữ quốc dân tu tri” của Phan Bội Châu do cụ tặng khi còn ở dạng bản thảo Năm 1928, bà cho ra mắt công trình khảo cứu “Bàn về giáo dục con

gái” Trong các năm 1928, 1929, 1931 bà cùng các cô giáo của NCHH cho

xuất bản ba tập “Nữ công thường thức”, ghi lại những bài giảng về nữ công

để phổ biến rông rãi cho nữ giới Năm 1928, Đạm Phương nữ sử soạn tác

phẩm “Phụ nữ dự gia đình” do Nữ lưu Thư quán Gò Công xuất bản Năm

1929, bà cũng xuất bản tiểu thuyết “Hồng phấn tương tri” tại Nữ lưu thơ

quán, Gò Công, số lượng 10.000 bản

Sau 10 năm làm việc rất sôi nổi (1920 – 1930) thì từ năm 1930 đến

1945 hoạt động của bà trầm lắng hơn Những năm này đã xuất hiện những tình huống chính trị xã hội và hoàn cảnh gia đình khiến bà không sống và làm việc như cũ Về xã hội, sự có mặt những tổ chức chính trị tiền thân và tiếp đó

sự ra đời của Đảng Cộng sản Đông Dương đã làm cục diện chính trị thay đổi; thế hệ chống thực dân Pháp bây giờ không còn là những người gần gũi về học thức và chí hướng với bà như: Phan Bội Châu, Nguyễn Thượng Hiền, Nguyễn Khắc Hiếu,… mà là một lớp trẻ hơn như Phan Đăng Lưu, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Chí Diểu, Trần Huy Liệu và cả con trai bà là Hải Triều Nguyễn Khoa Văn Đời sống báo chí vẫn rất sôi nổi nhưng các tờ báo phụ nữ xuất hiện trước và sau năm 1930 đều nhanh chóng chìm lắng Đặc biệt, sự đàn áp của thực dân cũng trở nên khốc liệt hơn Gia đình bà là đối tượng bị truy xét Đầu tháng 8 năm 1929, bà bị bắt, nhà cửa bị lục soát Mật thám

Trang 21

Pháp nghi ngờ bà quan hệ với Đảng Tân Việt Lúc đầu bà bị giam ở khu thường phạm, sau đó giam trong khu tù nhân chính trị tại lao Thừa Phủ Tháng 9 năm 1929, bà ra tù mà không có án, ngay sau đó bà từ chức Hội trưởng NCHH Tuy nhiên bà vẫn cộng tác và thường xuyên lui tới Hội Sự kiên năm 1942, Nam Phương hoàng hậu đến thăm NCHH, sau đó bà Đạm Phương đã vào cung đáp lễ chứng tỏ Đạm Phương vẫn là linh hồn của Hội

Tháng 1/1930, Hải Triều con trai bà bị bắt ở Đò Trai (Hà Tĩnh), trong lúc chuẩn bị họp hội nghị toàn quốc của Đảng Tân Việt, sau đó được thả Ngày 10/7/1930 bầu nghị viện dân biểu Trung kỳ nhiệm kỳ 1930 – 1934, ông Nguyễn Khoa Tùng ra ứng cử nhưng không trúng cử Năm 1931, tại Sài Gòn, ông Nguyễn Khoa Tú, con trai đầu của bà Đạm Phương bị Pháp bắt và bị tra khảo đến chết, tiếp đó, Hải Triều cũng bị bắt và giải ra Huế làm án, tháng 7/1932, Hải Triều được thả tự do nhưng vẫn bị quản thúc tại gia

Năm 1932, ông Nguyễn Khoa Tùng, chồng bà đau buồn vì hoàn cảnh gia đình cũng ốm chết Những ràng buộc của hoàn cảnh cộng thêm những tang tóc trong gia đình làm bà suy sụp về tinh thần Bà lập một cái am thờ Phật bằng tranh lấy tên “Quan tâm tịnh thất” gần mộ chồng, hằng ngày đọc kinh, thắp hương cho ông Ba năm sau (1935) mộ ông Nguyễn Khoa Tùng được xây dựng thành lăng, bà mới giảm việc lui tới Bà cũng dành nhiều thời gian cho sinh hoạt Phật giáo như một cư sĩ tại gia, thường viếng chùa, đàm đạo Phật học, dịch kinh sách cho các chùa

Tuy nhiên, bà vẫn theo dõi sách báo trong chừng mực nhất định và thỉnh thoảng trả lời phỏng vấn, viết thư trao đổi vấn đề phụ nữ, vận động ủng

hộ đồng bào trong vụ Pháp đàn áp Xô Viết Nghệ Tĩnh, đồng bào các tỉnh bị

lũ lụt,…Thời gian chính, bà dành để nghiên cứu và biên soạn về các sách giáo dục nhi đồng, giáo dục phụ nữ Tháng 1/1942, bà cho xuất bản sách

“Giáo dục nhi đồng”, in tại nhà in Lê Cường, Hà Nội, số lượng 4.000 bản

Trang 22

Năm 1943, bản thảo sách “Giáo dục phụ nữ” đã gửi nhà xuất bản nhưng do

khó khăn về giấy in, tiếp đó do biến động chính trị, sách chậm ra, bản thảo

thất lạc Năm 1944, bản thảo tiểu thuyết “Năm mươi năm về trước” của bà,

phê phán hiện thực hủ bại ở cung đình, bị kiểm duyệt và tiêu hủy sau khi đưa đến nhà xuất bản

Ngày 23/8/1945 Cách mạng tháng Tám thắng lợi ở Huế Bảo Đại vị vua cuối cùng của chế độ phong kiến Việt Nam trao ấn kiếm cho chính quyền cách mạng Tháng 12/1946, bà Đạm Phương tản cư ra Vinh rồi Thanh Hóa

Trong chuyến đi, bản thảo bộ sách bà thu vén suốt đời là “Đạm Phương thi

văn tập” gồm những tác phẩm đăng báo đã được sửa chữa và nhiều bài thơ

chưa từng xuất bản đã bị mất Bộ sách của Hoằng Hóa quận vương, thân sinh của bà, hơn mười tập do bà cất giữ cũng bị cháy

Ngày 10/12/1947 (tức ngày 28 tháng 10 năm Đinh Hợi) sau nhiều ngày đau yếu, bà qua đời tại thôn Lạc Lâm, Thanh Hóa, hưởng thọ 66 tuổi Trong hoàn cảnh kháng chiến, gia đình, đoàn thể và dân làng đã chăm lo cho lễ tang

và nơi an nghỉ của bà rất chu đáo Nhưng phải đến 60 năm sau, ngày 3/11/2007 con cháu gia đình bà Đạm Phương mới có điều kiện đưa bà trở về Huế, đặt bà bên cạnh ông Nguyễn Khoa Tùng tại khu Nội Tán (nghĩa trang của dòng họ)

1.2 Văn nghiệp Đạm Phương nữ sử

1.2.1 Thơ và từ

Đạm Phương làm thơ từ rất sớm, theo tư liệu của Nguyễn Khoa Diệu

Biên và Nguyễn Cửu Thọ ghi lại: “dáng người mảnh mai, khuôn mặt trái

xoan, đôi mắt to và sáng, sống mũi cao, nước da trắng mịn Tính tình đoan trang nhân hậu, yêu thiên nhiên, xót xa trước cảnh mất nước, nhân dân lầm than, đau khổ, Công Nữ Đồng Canh đã sớm trải lòng mình trong những bài

Trang 23

thơ thấm đượm nhân tình thế thái Khi ở thư phòng cũng như khi rỗi rãi ngồi đung đưa trên võng, đều là thời gian suy tư và sáng tác Thời con gái, Đồng Canh đã thu thập và sắp xếp lại các bài thơ của mình thành hai bộ: Đông quán thi tập và Tú dư xích độc” [36; tr 23- 24]

Khi lấy chồng, do cuộc sống vợ chồng tâm đầu ý hợp, hai ông bà Nguyễn Khoa Tùng và Đạm Phương thường cùng nhau xướng họa thơ văn và

có chung một tập thơ chữ Hán lấy tên là Hợp bích thi cảo

Rất tiếc cho đến nay bản thảo của những tập thơ đó không còn nữa nên phạm vi tư liệu cho phần nghiên cứu thơ của chúng tôi chỉ bao gồm những bài thơ đã được đăng báo hoặc còn lưu giữ trong tư liệu gia đình Bà có thơ đăng báo từ năm 1918 trên Nam Phong, những bài thơ còn giữ được lại của

bà chủ yếu là những bài thơ được sáng tác khi bà đã thực sự chín chắn và tích lũy đầy đủ vốn sống cũng như những tri thức văn hóa xã hội

Nếu so sánh với số lượng các trước tác của Đạm Phương trong sự nghiệp giáo dục và báo chí thì số lượng thơ từ của bà còn lại cho đến ngày nay không nhiều Theo thống kê của Lê Thanh Hiền và Nguyễn Khoa Điềm

trong Tuyển tập Đạm Phương nữ sử xuất bản cuối năm 2010 bà có 37 bài Ngoài ra, còn khoảng chục bài in trên báo Lục tỉnh tân văn từ năm 1922 đến

1924 mà gia đình mới sưu tầm được nên không kịp bổ sung vào tuyển tập đã xuất bản Thơ Đạm Phương là tiếng nói đa dạng thể hiện nhiều cung bậc tình cảm cũng như tư tưởng của bà về các vấn đề gắn liền với đời sống đương thời Chúng tôi chia thơ bà thành các chủ đề:

 Thơ tả cảnh

 Thơ vịnh sử

 Thơ về tình bạn

 Thơ về người phụ nữ

Trang 24

 Thơ biểu dương gương tốt và sự manh nha ý thức nữ quyền Không chỉ sáng tác thơ, Đạm Phương còn sáng tác từ, tuy chỉ với 3 bài

từ là: Cảnh mùa thu, Ngày xuân nhớ bạn, Trời thu cảm hoài, Đạm Phương

cũng đã cho thấy nét tài hoa nghệ sỹ của mình so với các tác giả nữ cùng thời

 Quan niệm sáng tác thơ ca

Đạm Phương đã từng phát biểu về quan niệm sáng tác của bà trên

Trung Bắc tân văn ra ngày 23 tháng 02 năm 1923, qua Đoản thiên thi thoại

như sau:

Than ôi! Làm thơ là khó lắm, cổ nhân đã có câu: “Tác thi nan, bình thi vưu nan” Tôi là người chi đây mà dám lạm bàn cách làm thơ Song lẽ, cách làm thơ có phải bấy nhiêu là đủ đâu, đây chẳng qua là nói riêng về một lối thơ tiểu xảo làm chơi đó mà thôi, cho nên tôi xin góp một vài lời thiển cận giãi bày cũng bạn gái Tóm lại là ý tôi sở dĩ nói có ba điều: 1 Làm thơ tất phải có đề và giữ cho khỏi lạc đề 2 Trùng vận, xuất vận, thất vận, thất luật

là thi gia chi tối kỵ 3 Làm bài thơ ra, hay dở mặc dầu, nhưng cốt làm sao phải có nghĩa lý cho đủ, đã là người làm thơ, vẫn biết, điệu làm thơ đối với ngày nay cũng chẳng có ích gì cho đời, nhưng mà đã muốn cách phong nhã tiêu khiển thì phải nên biết rằng: nghề chơi cũng lắm công phu” [81]

Quan niệm trên của Đạm Phương cho thấy rằng tuy bà chỉ coi làm thơ

là một thú tiêu khiển tao nhã nhưng bà rất coi trọng thể thức làm thơ theo lối

cổ, với nhiệm vụ “văn dĩ tải đạo” Điều này cũng thật dễ hiểu Nhìn lại cây phả hệ của hoàng tộc nhà Nguyễn, chúng ta thấy có rất nhiều ông hoàng, bà chúa nổi tiếng hay thơ Ba người con trai của vua Minh Mạng là Miên Thẩm, Miên Trịnh, Miên Bửu đã lập nên Tùng Vân thi xã được mệnh danh là Tam Đường ở kinh thành Huế Tiếp đến là các công chúa Mai Am, Huệ Phố,

Trang 25

Nguyệt Đình nổi tiếng với những tác phẩm Nông phu từ, Vũ vọng, Tiều phu

tử, Điền gia tử, …Nghệ thuật thơ của các bà thanh tao, tự nhiên mà trau

chuốt Chắc chắn rằng ngay từ nhỏ, Đạm Phương đã chịu ảnh hưởng nặng nề

từ không khí văn chương nghệ thuật thấm đẫm tính truyền thống trong dòng tộc của mình Dù bà có học tiếng Pháp và tiếp thu nhiều tư tưởng của tân văn nhưng quan niệm làm thơ theo lối cổ cũng không thể thay đổi trong một sớm một chiều Ra đời trong hoàn cảnh giao thời của thơ Việt từ thơ Hán sang thơ Nôm, rồi từ thơ Nôm sang Quốc ngữ, nhưng Đạm Phương vẫn đi theo phong cách cổ điển nên các thể thơ, thi liệu, các hình thức phô diễn vẫn in đậm dấu vết của thơ cổ, chỉ có nội dung thơ là mang không khí thời đại, đậm đà nghĩa nước tình nhà

Thơ của Đạm Phương được đăng liên tiếp trên các báo lớn ở khắp ba

miềm Bắc - Trung - Nam như Nam Phong, Trung Bắc Tân văn, Hữu

Thanh,… Điều ấy chứng tỏ rằng trong giai đoạn giao thời này, vẫn còn tồn

tại một lực lượng khá lớn những độc giả yêu thích thơ ca làm theo lối thơ cổ điển

Thơ tả cảnh

Trong bài tản văn Ngày xuân đi chơi núi đăng trên Nam Phong, số 21, tháng 5 năm 1919, Đạm Phương có tâm sự: “tôi là người đa sầu đa cảm

ngắm phong cảnh chừng nào tôi lại càng nghĩ ngợi bâng khuâng chừng nấy”

[17; tr 59] Có lẽ vì thế mà Đạm Phương sáng tác khá nhiều thơ ca tả cảnh ngụ tình Vẫn trên tinh thần tiếp nối truyền thống thơ vịnh cảnh, xướng họa của các thi nhân xưa, Đạm Phương đã làm những bài thơ miêu tả phong cảnh thiên nhiên, đặc biệt là những danh lam thắng cảnh của Huế và đất nước

Tiêu biểu như các bài: Nhớ cảnh núi, Trời thu cảm hoài, Cảnh mùa thu,

Trùng du Trúc Lâm tự, Qua đèo Ngang tức cảnh, Thược dược mới nở, Trả lời người hỏi thăm Xuân Thành phong cảnh, Lên chùa tức cảnh, Đề núi Bàn

Trang 26

A ở Thanh Hóa, Thu gian cảm hoài Nhìn chung các bài thơ này đều kín đáo

thể hiện các cung bậc tâm trạng của tác giả, một bậc nữ lưu ưu thời mẫn thế

Như trên đã nói, vốn là người đa sầu đa cảm nên Đạm Phương rất dễ rung động trước vẻ đẹp của thiên nhiên, dù gần gũi và nhỏ bé như một nhành hoa thược dược do chính tay bà chăm bón đã nở bông, cũng khiến bà làm thơ:

Bấy lâu nắng giữ với mưa gìn, Mừng thấy chồi xuân đã có tin

Hoa nhuộm vàng non trăm vẻ khéo,

Lá đơm xanh nghít một màu in

(Thược dược mới nở) [17;tr37]

Hay vẻ hiên ngang, hùng vĩ rợn ngợp của Đèo Ngang cũng là đối tượng trong thơ bà:

“… Xanh ngắt một màu cây dặc núi Trắng phau muôn khoảnh nước in trời…”

(Qua đèo Ngang tức cảnh) [17; tr32]

Hai câu thực trong bài thất ngôn bát cú đã vẽ lên một bức tranh sống động về Đèo Ngang với đặc trưng một bên là núi ngút ngàn, một bên là biển nước mênh mông Tác giả đã sử dụng thành công nghệ thuật tiểu đối, một bút

pháp nghệ thuật tiêu biểu của thơ thất ngôn bát cú: Xanh ngắt/Trắng phau;

một màu/muôn khoảnh; cây dặc núi/ nước in trời

Trong mảng thơ tả cảnh thì cảnh chùa cũng được bà ưu tiên miêu tả trong khá nhiều bài thơ Cảnh chùa Trúc Lâm hiện lên sinh động bởi những

từ láy tượng thanh, tượng hình dung di mà biểu cảm Đối diện với cảnh ấy là tâm trạng hoài cổ của thi nhân Trước cái êm đềm, tĩnh lặng của núi non, hoa

cỏ nơi cửa thiền, lòng tác giả lại miên man hoài niệm:

Trang 27

…Sóng tùng giấp giố mây ngàn liệng Gió trúc vo ve nước suối chen

Khiến cảnh ưa tình ngâm mấy vận Trông tre chạnh nhớ dấu tiên hiền

(Trùng du Trúc Lâm tự) [17; tr31]

Cách sử dụng các từ láy tượng hình “giấp giố”, tượng thanh “vo ve” trong những câu thơ tả cảnh này thật giống với cách tả cảnh Kẽm Trống trong

bài thơ cùng tên của bà chúa thơ Nôm – Hồ Xuân Hương: “Hai bên thì núi

giữa thì sông, /Có phải đây là Kẽm Trống không?/Gió giật sườn non khua lắc cắc./Sóng dồn mặt nước vỗ long ong”

Và có lúc Đạm Phương lại hồi cố về khung cảnh mây núi trập trùng trong quá khứ xa xôi:

Phất phất mành tương gió quạt lầu Thềm hoa xem đã bóng trăng thâu Bâng khuâng chạnh nhớ miền lâm hác Vắng mặt Lư Sơn những mấy lâu

(Nhớ cảnh núi) [17; tr22]

Bài thơ trên dày đặc những hình ảnh sáo mòn, ước lệ thường thấy

trong thơ tả cảnh thời trung đại: mành tương, lầu, thềm hoa, trăng thâu, lâm

hạc, Lư Sơn Lư Sơn mà Đạm Phương nhắc đến ở đây có thể là núi Lư trong Vọng Lư sơn bộc bố (Xa ngắm thác núi Lư) của nhà thơ đời Đường, Trung

Quốc là Lý Bạch Bài thơ mang nặng cảm xúc hoài cổ, nỗi niềm tiếc nhớ về những giá trị văn hóa tinh thần đã một đi không trở lại

Từ đề tài, thi liệu đến cảm xúc trong thơ tả cảnh của Đạm Phương vẫn nằm hoàn toàn trong quỹ đạo thơ tả cảnh truyền thống Phong cảnh mùa thu

Trang 28

là đề tài được các nhà thơ cổ điển khai thác rất nhiều, nó đã trở nên rất quen thuộc và đến Đạm Phương bà vẫn tiếp tục khai thác đề tài này Bức tranh thu của bà mang hơi hướng Đường thi, nhưng vẫn ẩn chứa một nỗi niềm riêng:

Một rặng bờ che bóng nhặt sưa, Đọi phen gió cuốn tiếng như mưa

Thuyền ai đậu bến xem dường mỏi, Khúc hát bên sông lắng đã vừa

Mấy lớp rộn ràng con sóng vỗ, Trăm chiều hiu hắt giọng thu đưa, Xưa nay mấy kẻ đa sầu cảm, Bên cảnh bên tình luống ngẩn ngơ

(Thu gian cảm hoài) [36]

Trong mảng thơ tả cảnh Đạm Phương tôn trọng tuyệt đối lề luật làm thơ theo lối thơ cổ Chính vì thế trong tất cả các bài thơ trên thường có đủ cả cảnh, sự, tình Đề tài, thể thơ, ngôn ngữ, tứ thơ cũng chưa có sự chuyển đổi gần theo xu hướng hiện đại, điều này phải đến các cây bút kế tiếp sau mới có điều kiện thực hiện một cách đầy đủ hơn

Thơ vịnh sử

Ngay từ nhỏ, Đạm Phương đã chịu ảnh hưởng của truyền thống giáo dục tốt đẹp trong hoàng tộc Bản tính thông minh lại chăm chỉ, bà tiếp thu vốn Hán học sâu sắc, thông thuộc sử sách Trung Hoa và Việt Nam Có thể

những yếu tố đó là tiền đề cho sự ra đời của một chùm bài thơ vịnh sử: Hai

Bà Trưng, Bà Triệu, Vịnh cờ hoa lau, Bà Mỵ Châu, Bà Mỵ Ê

Theo nhà nghiên cứu Bùi Duy Tân thơ vịnh sử là loại thơ ngôn chí, tải

đạo, thể hiện chức năng giáo hối, “thơ vịnh sử là thơ vịnh nhân vật lịch sử

Trang 29

hoặc sự kiện di tích có liên quan đến nhân vật lịch sử”, “là loại thơ bình luận đánh giá suy tư mang phong cách chính luận, chứ không phải thơ trữ tình có dung mạo nội tâm nhân vật”[129; tr 252] Những nhà thơ làm thơ vịnh sử

Nam nổi tiếng tiêu biểu như: Đặng Minh Khiêm, Hà Nhậm Đại, Nguyễn Khuyến, vua Tự Đức,…Thơ vịnh sử của Đạm Phương cũng nằm trong tinh thần chung của thơ vịnh sử trước đó

Tuy nhiên đặt trong hoàn cảnh xã hội nước Nam ta hồi đầu thế kỷ XX, chúng ta sẽ hiểu rõ mục đích sáng tác thơ vịnh sử của tác giả Đạm Phương Đầu thế kỷ XX là giai đoạn bản lề, sự tiếp xúc giữa văn hóa phương Đông và văn hóa phương Tây diễn ra hết sức mạnh mẽ và đồng bộ về mọi mặt Thời

kỳ này diễn ra sự giao tranh và song song cùng tồn tại của nền văn hóa cũ và nền văn hóa mới, những giá trị văn hóa mới đã dần hình thành trong khi đó những giá trị văn hóa cũ chưa thể mất đi Mặt trái của tình trạng này đã dẫn đến sự xuống cấp đạo đức của một bộ phận trong xã hội, các tệ nạn xã hội cũng nảy sinh và hoành hành đặc biệt là ở các đô thị Chính trong lúc này, đội ngũ tri thức ra sức tuyên truyền, giáo dục về đạo lý nhân sinh để thức tỉnh lòng người Đạm Phương nữ sử cũng sáng tác thơ vịnh sử để tìm những bài học, những giá trị đạo đức đã trở thành tấm gương nổi bật trong quá khứ để giáo dục tư tưởng cho thế hệ trẻ đương thời

Về thể thơ, bà vẫn tuân theo thể thơ thất ngôn bát cú đường luật truyền thống với kết cấu đề - thực – luận – kết Tác giả thấm nhuần quan niệm làm

thơ vịnh sử cổ điển thể hiện ở hai câu “đề” “Chỉ cần đọc hai câu đề là người

đọc có thể biết được người viết muốn đề cập đến ai/đối tượng nào Nói như Ứng Hòe Nguyễn Văn Tố, làm thơ vịnh sử mà đủ nghĩa, đủ tinh thần như thế thì được người xưa gọi là “khai môn kiến sơn” (mở cửa ra thì trông thấy núi ngay) và cũng thể hiện hết được đặc trưng của thơ vịnh sử Đây là một đặc điểm đáng ghi nhận của thơ Đạm Phương” [129; tr253] Hai câu đề trong bài

Trang 30

Bà Triệu, tác giả viết:

Trong rừng dậy phất ngọn cờ vàng Lừng lẫy anh thư chốn chiến tràng Hay như hai câu đề trong bài Hai Bà Trưng:

Dựng cờ nương tử rạng nghìn thu

Nợ nước, thù nhà đáp báo phu [17;tr30]

Không khí lịch sử trong những câu thơ vịnh sử của Đạm Phương cũng thật giống với thơ vịnh sử của Lê Thánh Tông trước đó gần bốn trăm năm:

Trợ dân dẹp loạn trả thù mình Chị rủ cùng em kết nghĩa binh

(Trưng Vương – Lê Thánh Tông)

Trước đó, không chỉ Lê Thánh Tông mà Đặng Minh Khiêm, Nguyễn Khuyến… cũng làm thơ vịnh về Hai Bà Trưng Các tác giả này nhắc đến Hai

Bà Trưng gắn liền với hình ảnh của một nữ anh hùng có công lao lớn đối với nhân dân đất nước theo quan điểm trung quân ái quốc Đến thơ vịnh sử của Đạm Phương và các tác giả đầu thế kỷ XX viết về Hai Bà Trưng thì cảm hứng ca ngợi chủ yếu là khẳng định giá trị người phụ nữ vẹn toàn đã làm tròn

bổn phận với gia đình và đất nước “Nợ nước, thù nhà đáp báo phu” Quan

niệm của Đạm Phương khi viết về Hai Bà Trưng vẫn nằm trong khuôn khổ của quan niệm Nho giáo về người phụ nữ, dù Hai Bà Trưng là anh hùng nhưng vẫn là phụ nữ nên vẫn được nhìn nhận trong mối quan hệ với người chồng, vì báo được thù chồng nên càng đáng ngợi ca

Vẫn đề tài này, nhưng hơn chục năm sau đó, tác giả Ngân Giang đã thổi một luồng gió mới vào hình tượng nhân vật anh hùng Hai Bà Trưng

trong bài thơ vịnh sử “Trưng Vương Nữ” Nhìn nhận dưới góc độ nữ tướng

Trưng Vương trong thân phận là một người phụ nữ góa bụa, Ngân Giang

Trang 31

không nặng về việc ca ngợi công trạng của nhân vật lịch sử như các tác giả trước đó mà xoáy sâu vào tâm trạng cá nhân hết sức thấm thía của nhân vật:

Ải Bắc quân thù kinh vó ngựa Giáp vàng khăn trở lạnh đầu voi Chàng ơi điện ngọc bơ vơ quá Trăng chếch ngôi trời bóng lẻ loi

(Trưng Nữ Vương)

Câu thơ đọc lên nghe tê tái đến nao lòng! Sau khi thắng trận trở về nữ tướng Trưng Vương phải đối diện với sự cô đơn, lạnh lẽo và trống vắng Trong những câu thơ này, nhân vật lịch sử hiện lên hết sức gần gũi và đời thường Tác giả không khai thác tính chất oai hùng, phi thường của nữ tướng Trưng Vương mà thật tinh tế khi phát hiện ra giây phút thực sự yếu đuối mong manh ẩn chứa trong tâm hồn đầy nữ tính của một nữ tướng vĩ đại trong lịch sử Đây chính là biểu hiện nhân văn, biểu hiện tính nữ còn hiếm hoi

trong văn học đương thời Có lẽ vì thế bài thơ Trưng Vương Nữ của Ngân

Giang đã tạo ra những dư âm mạnh mẽ trên thi đàn văn học ngay sau khi nó

ra đời

Khác với các tác giả trong những thế kỷ trước, thường làm nhiều thơ vịnh sử Trung Hoa, Đạm Phương chỉ vịnh sử Nam Điều này thể hiện ý thức suy tôn danh nhân lịch sử văn hóa đất nước Thêm một điều đặc biệt nữa, hầu hết những bài thơ vịnh sử của Đạm Phương đều viết về người phụ nữ: Mỵ Châu, Mỵ Ê, Bà Triệu, Hai Bà Trưng Nếu hình tượng Hai Bà Trưng, Bà Triệu là để ngợi ca người phụ nữ đã ghi danh sử sách khi làm tròn bổn phận với gia đình, đất nước thì những bài như Vịnh Mỵ Ê, Mỵ Châu lại là để ca ngợi, nêu gương những phụ nữ trinh liệt và tiết hạnh Trên cương vị là một người phụ nữ, bà tỏ ra hiểu và thông cảm cho những số phận phụ nữ rơi vào

Trang 32

hoàn cảnh éo le, không thể tránh khỏi trong một thời khắc lịch sử nhất định tiêu biểu như nàng Mỵ Châu, nàng Mỵ Ê Nhân vật Mỵ Châu thường bị coi là một tội nhân trong sự kiện Triệu Đà đánh chiếm Âu Lạc, nhưng Đạm Phương vẫn viết về Mỵ Châu với niềm thương cảm và quan điểm đánh giá là đáng thương hơn đáng trách Lời thơ không còn lạnh lùng, nghiêm nghị, thay vào

đó là chất trữ tình nồng đượm:

Nam Bắc gây nên cuộc chiến thâu

Cơ trời dâu bể thấy mà đau Nhà tan nước vỡ đành ra thế Ngọc nát châu chìm cớ bởi đâu Lai láng dòng xanh sa giọt tủi

Bơ vơ non bạc kéo mây sầu

Nỏ rùa lông ngỗng mà nên việc Bởi quá tin nhau hóa hại nhau

(Bà Mỵ Châu)[17; tr28]

Đánh giá về nhân vật Mỵ Châu có nhiều ý kiến khác nhau, có người cho rằng nàng đáng trách vì không biết suy nghĩ đến vận mệnh đất nước, vì tình riêng mà hại đến việc chung của toàn dân tộc Có người lại bênh vực, thậm chí ca ngợi tình yêu chung thủy, sâu sắc của nàng Đạm Phương là một trong số đó Điều này dễ dàng giải thích vì tác giả đã nhìn nhận Mỵ Châu theo đúng quan niệm đạo đức phong kiến, và đánh giá Mỵ Châu theo tiêu chí

“tam tòng tứ đức” thì Mị Châu là người vợ rất chung thủy, nàng “nặng phần

đáng thương mà nhẹ phần tội lỗi Nàng là người con gái hiền thục, trọn đạo hiếu, vâng lời cha lấy chồng, lấy chồng thì một lòng tin yêu chồng Sao có thể trách nàng mất cảnh giác với chồng mình được” [37; tr20] Trong thơ vịnh

sử thời kỳ này, nàng cũng nhận được sự đồng cảm của phần lớn các tác giả

Trang 33

Còn trong trường hợp của bà Mỵ Ê, vợ vua Chiêm Thành, bị quan quân nhà Lý bắt, trên đường về Thăng Long đã nhảy xuống sông Hoàng Giang tự vẫn để bảo toàn danh tiết, Đạm Phương hết mực ngợi ca sự chung thủy, trinh tiết của bà:

Ơn vua nợ nước trả xong Dám tiếc làm chi mảnh má hồng Sau trước vẫn cam bề sống thác Mất còn nỡ để thẹn non sông Mây sầu lớp lớp bay về Bắc Sóng thảm rùng rùng cuộn hướng Đông Đợi phải chiếu rồng ban triện đến

Đã đành trọn tiết với vương công

(Bà Mỵ Ê) [17; tr29]

Đạm Phương nữ sử đã nhìn nhận cái chết của Mị Ê là tấm gương sáng bảo toàn trinh tiết giống như hầu hết các tác giả thời kỳ này Mặc dù bản thân Đạm Phương là một phụ nữ có tư tưởng tiến bộ về phụ nữ, có nhiều hoạt động cho sự phát triển nữ học ở nước ta những năm đầu thế kỷ XX nhưng cũng không tránh khỏi tư tưởng mang tính chất thời đại về người phụ nữ Đạm Phương vịnh Mỵ Ê theo quan điểm đạo đức cũ của nhà nho là ca ngợi liệt nữ để nêu gương sáng cho người đời học tập Cái chết của Mị Ê là bằng chứng cho thấy sự trung trinh, tiết nghĩa của nàng, đây chính là đòi hỏi quá khắc nghiệt và tàn nhẫn đối với người phụ nữ theo quan điểm nam quyền,

phụ nữ phải hi sinh vì nam giới chứ không có điều ngược lại Trong bài viết

Từ thực tiễn văn học Việt Nam, góp thêm một tiếng nói phương pháp luận vào cuộc thảo luận quốc tế về vấn đề Nho giáo và nữ quyền, nhà nghiên cứu

Trần Nho Thìn nhìn nhận người phụ nữ với tư cách là thực thể văn hóa và

Trang 34

cho rằng: “Nhưng chẳng có tính qui luật tất yếu nào trong việc người vợ

phải/ nên tuẫn tiết theo người chồng đã chết Đó chỉ là cách tuyên truyền đầy ích kỷ của đạo đức nam quyền bất công Không có người đàn ông nào tuẫn tiết, chết theo người vợ.” [141] Từ nhận định này, có thể thấy rõ sự hạn chế

và mâu thuẫn trong tư tưởng của Đạm Phương về vấn đề phụ nữ, bà có nhiều đóng góp về tư tưởng giải phóng phụ nữ nhưng cũng không thoát khỏi sự cương tỏa về mặt ý thức hệ Nho giáo khi đề cao mẫu người phụ nữ thủ tiết và tuẫn tiết Đây chính là vấn đề về tiết trinh và nết trinh mà Phan Khôi đã bàn đến rất rạch ròi (chúng tôi sẽ trình bày trong chương tiếp theo của Luận văn) Xét theo nghĩa của “Tiết trinh” thì Mỵ Ê buộc phải chết thì mới gọi là có danh tiết, nhưng xét về nết trinh thì nếu Mỵ Ê không tự vẫn thì vẫn có thể được coi là có danh tiết

Nhân đây, xin nêu ra một phép giả thử của nhà nghiên cứu Tạ Chí Đại

Trường trong tác phẩm Việt sử đọc một quyển: “Ông (Lý Thái Tông) hấp tấp

không lường được tâm cảm của kẻ thấy cảnh nước mất nhà tan còn sờ sờ trước mắt, và còn có sông nước thuận tiện bên cạnh tù binh, chứ nếu ông từ

từ đưa về Thăng Long, an trí ở cung Ngân Hán xây xong thì Mị Ê hẳn cũng như Bà chúa Lẫm, Bà chúa Dệt Lĩnh nào đó được chia phần ruộng của ông hoàng đế điền chủ, sẽ thu lúa ruộng, trông coi quan nô tì trồng dâu nuôi tằm,

an hưởng phúc mới, không cần phải tạo ra một cái chết bất đắc kì tử làm hoảng sợ ông vua của một thời lẫn lộn thần người, phải xây miếu đền để cầu xin tha thứ Các nho thần về sau cũng chỉ là làm việc phụ hoạ, tán tụng người chết theo quan điểm của mình học được, vừa tỏ lộ được sự thông thái vừa để vớt vát uy tín của đấng quân vương vốn chưa từng sống như mình tưởng.” [144] Tạ Chí Đại Trường dựng lại hoàn cảnh Mỵ Ê tự vẫn và cho

rằng Mỵ Ê tự vẫn là do tâm lý nhất thời lúc đó chứ không phải vì nghĩ đến việc bảo toàn danh tiết cho người đời sau ca ngợi, trong khi đó Lí Thái Tông

Trang 35

lập miếu thờ vì sợ hãi và muốn xoa dịu cảm giác tội lỗi hơn là để ca ngợi Nhưng các nho thần về sau đã đua nhau ca ngợi, tán tụng cái chết của Mỵ Ê

để làm minh chứng cho quan điểm phụ nữ tuẫn tiết, thủ tiết là đáng tôn vinh, ngợi ca theo Tống Nho mà các nhà nho đã học được Và cứ như một dòng chảy không ngừng, vấn đề liệt nữ đã hằn sâu vào thế hệ các nhà nho nối tiếp

và đến đầu thế kỷ XX, những tác giả như Đạm Phương tuy đã được tiếp cận với những tư tưởng, học thuật mới vẫn không thoát khỏi tư tưởng ca ngợi liệt

nữ theo quan điểm nam quyền phong kiến

Tiểu kết

Đạm Phương đã đem quan niệm nho giáo về người phụ nữ để bình luận các nhân vật lịch sử nữ, từ đó đúc rút ra những bài học, những giá trị đạo đức cho thời đại Có thể nói, đó cũng chính là dụng ý của Đạm Phương khi sáng tác chùm bài thơ này Ngoài ra, bà cũng đã cho thấy một tầm hiểu biết sâu rộng về các nhân vật lịch sử như Mỵ Châu, Mỵ Ê, Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Đinh Tiên Hoàng, cũng như những sự kiện, diễn tiến lịch sử xung quanh những nhân vật đó Về thể thức và nghệ thuật thơ vịnh sử của Đạm Phương không có gì mới, bà vẫn tuân theo thể thức của thơ vịnh sử truyền thống Về nội dung và cảm hứng, thơ vịnh sử của bà tuy có chú trọng hơn đến hình tượng người phụ nữ nhưng vẫn không thoát ra khỏi không khí chung của thơ ca cổ điển viết về người phụ nữ trước đó

Thơ về tình bạn

Đạm Phương nữ sử là người phụ nữ năng nổ tháo vát và hoạt động trên nhiều lĩnh vực xã hội khác nhau hồi đầu thế kỷ XX nên mối quan hệ bằng hữu của bà cũng khá rộng rãi Bà thường làm thơ để thể hiện tình cảm với những người bạn thân thiết nên so với các tác giả cùng thời, số lượng thơ viết

về tình bạn của bà là khá lớn và đa dạng Hầu hết những bài thơ viết về tình bạn của bà đều là những bài thơ viết về tình bạn cùng giới nữ Điều này phản

Trang 36

ánh chân thật quá trình hoạt động vì mục tiêu gắn kết các chị em, gây dựng tinh thần tự chủ trong giới nữ mà Đạm Phương đã suốt đời theo đuổi Do hoạt động kết nối chị em của bà được thực hiện trên khắp ba miền Trung – Nam – Bắc nên bà đi nhiều, gặp gỡ và tiếp xúc nhiều với những phụ nữ tiêu biểu và

có mối quan hệ thân thiết với họ.Thơ tình bạn của bà được sáng tác bằng nhiều thể khác nhau Đó là thể tứ tuyệt Nhân xem các chị em làm việc tại

NCHH, bà tức cảnh làm bốn bài thơ tứ tuyệt với các nhan đề: Coi chị

Đ.X.NH thêu bức tranh hoa điều, Chị B.T.D dạy các trò gái học quốc văn, Chị P.T.Đ chăn tằm, Chị TR.T.L dệt vải khung máy Thể thất ngôn với các

bài: nhớ bạn, tiễn bạn Thể lục bát là bài Viếng người đạo hữu Ngoài ra bà còn viết cả từ khúc để thể hiện tình cảm bằng hữu (Ngày xuân nhớ bạn),…

Tất cả cho thấy một Đạm Phương giàu tình nghĩa, nặng lòng với bạn hữu

Tình bạn được bà nhắc đến đầy trân trọng và thân thương trong bài

“Nhớ bạn”:

Mảnh trăng đêm rọi bóng quanh thềm Bóng rọi quanh thềm giấc khó êm

Giấc khó êm vì thương nhớ bạn

Vì thương nhớ bạn mảnh trăng đêm [17; tr22]

Cũng như những thi nhân xưa, Đạm Phương sử dụng trăng làm hình tượng biểu cảm trong nhiều bối cảnh khác nhau Bài thơ kết cấu theo lối liên

hoàn đầu cuối tương ứng khiến cho “mảnh trăng đêm” như hòa quyện cùng

tác giả trong nỗi cô đơn, thương nhớ bạn đến da diết Cách sắp xếp các câu thơ gối đầu lên nhau, cụm từ cuối câu này lại được đảo lên vị trí đầu câu tiếp theo vừa có tác dụng nhấn mạnh sự hòa quyện giữa tâm và cảnh, vừa tạo nên nhịp điệu thơ vần vè với dư âm ngân xa không dứt Cung bậc tình cảm và cảnh sắc trữ tình này khiến độc giả có thể cảm nhận rằng nhân vật “bạn”

Trang 37

được nhắc đến trong bài thơ không phải là một người bạn đơn thuần mà chính là tri âm, tri kỷ với tác giả

Không chỉ khắc họa nỗi nhớ bạn mà tác giả còn chú ý khai thác những khía cạnh và trạng huống khác nhau trong tình bạn Khi chia xa tiễn biệt, đôi bạn bùi ngùi lưu luyến:

…Nước chảy khéo xui sầu giục giã Trăng khuya thêm chạnh chén vơi đầy [17;tr23]

Tác giả vẫn sử dụng mô típ dòng nước chảy trong thơ truyền thống khi dựng lại cảnh chia tay, tiễn biệt giữa hai người bạn Cặp câu thơ cân xứng nhịp nhàng với những hình ảnh đối tương hỗ giúp nhấn mạnh tâm trạng sầu vơi của nhân vật trữ tình khi phải chia xa người bạn thân thiết Bài thơ thuộc loại thơ tống biệt, ức hữu (nhớ bạn) là đề tài khá phổ biến trong văn học trung đại Tuy nhiên, nếu xét trên phương diện đây là một tiếng thơ nữ chúng

ta sẽ nhìn nhận ra sự tiến bộ trong hình ảnh nữ nhân vật trữ tình Trong thơ

cổ, nhân vật trữ tình trong những bài thơ tống biệt, ức hữu hầu hết là nam giới vì chỉ nam giới mới giao lưu trong môi trường xã hội, nhưng đến Đạm Phương, hình ảnh người phụ nữ cũng đã bước ra khỏi khung cửa gia đình chật hẹp để có những mối quan hệ bằng hữu xã giao

Và trên thực tế, Đạm Phương có mối quan hệ bằng hữu rất đa dạng Đó

là những người bạn đồng môn, khi xa cách vẫn thường hỏi thăm về nhau, xướng họa thơ ca với nhau Đầu thu đến vãng cảnh chùa Trà Am, nơi sư Viên Thành – vốn là Công Tôn Hoài Trấp, người bạn đồng môn của Công Nữ Đồng Canh lúc thiếu thời và đã từng cùng xướng họa nhiều bài thơ chữ Hán

về sau, - trụ trì đắc đạo, Bà hỏi thăm:

… Hồ sen nắng hạ đà phai thắm Nhành cúc rừng thưa tuyết điểm chưa…

(Vịnh cảnh núi chùa) [36; tr59]

Trang 38

Hay tin người đạo hữu là bà Trương Cung Nhơn từ trần, bà đã có bài viếng gồm 44 câu thơ với lời lẽ thống thiết

…Mai gầy liễu ốm vì sương Chạnh lòng nhớ bạn xót thương bàng hoàng Tấc lòng đòi đoạn ngổn ngang

Người đà hạc nội mây ngàn về đâu

…Những là trông tưởng tần ngần Chiêm bao họa thấy cố nhân chăng là…

(Viếng người đạo hữu) [17; tr 32]

Trương Cung Nhơn là bà Đạm Thanh, Chánh phi của vua Khải Định, lúc này bà rời cung xuất gia đi tu ở núi Động Sầm (phía nam Huế) Đạm Phương và Trương Cung Nhơn là hai người bạn thân thiết, vốn cảm mến thiên tính không màng danh lợi của Trương Cung Nhơn nên Đạm Phương càng xót xa, bồi hồi trước sự ra đi của bà Bài thơ được viết theo thể lục bát

với những ngôn từ ước lệ: gió thu, giọt mưa thu, nhành ngô, bóng ác, mai

gầy, liễu ốm, mây ngàn, trăng tà,…rất phổ biến trong thơ viếng bạn, khóc bạn

trước đó Bài thơ được chia thành ba đoạn Đoạn đâu tiên phản ánh tâm trạng

của tác giả khi biết tin người bạn thân thiết từ trần, đó là tâm trạng “xót

thương, bàng hoàng” Đoạn thứ hai, Đạm Phương tập trung khắc họa những

nét tính cách cao đẹp và thuật lại cuộc đời của Trương Cung Nhơn “hiếu tình

đã vẹn, vơi đầy quản chi”, tác giả nhấn mạnh việc rời cung xuất gia đi tu của

bạn mình: “Nợ trần rũ hết tục tình/ Màng chi ở trốn lợi danh bận mình./Sao

bằng cõi tịnh chùa thanh/Non xanh nước biếc thích mình thảnh thơi.” Đoạn

cuối cùng, cảm xúc thơ lại trở về đối diện với thực tại đau buồn trước sự từ trần của người bạn Tác giả sử dụng một tần xuất lớn các từ láy khắc họa tâm

trạng như: ngậm ngùi, tần ngần, thiết tha, xót xa, bồi hồi,…để khẳng định

Trang 39

tình cảm yêu dấu, nhớ thương bạn không thể nhạt phai trong tâm khảm mình Kết cấu bài thơ “Viếng người đạo hữu” của Đạm Phương khá giống với kết cấu bài thơ “Khóc Dương Khuê” của Nguyễn Khuyến ở đoạn đầu và đoạn cuối, nhưng khác nhau ở đoạn giữa Nếu như ở đoạn giữa Nguyễn Khuyến tập trung ôn lại kỷ niệm gắn bó thân thiết giữa hai người từ ngày trai trẻ khoa

cử cùng nhau đến khi tuổi già đầu bạc thì Đạm Phương chỉ đơn thuần ca ngợi

và phục dựng lại cuộc đời thanh đạm của bạn mình Chính sự khác nhau ở đoạn giữa đã đem lại hai đánh giá khác nhau về hai bài thơ Bài “Khóc Dương Khuê” của Nguyễn Khuyến cho thấy quá trình phát triển của cảm xúc thật hơn, gần gũi hơn cho nên nó đã lay động được lòng người và trở thành bài thơ nổi tiếng trong mảng thơ viết về tình bạn của Việt Nam Bài “Viếng người đạo hữu” của Đạm Phương không được nhiều người chú ý vì nó giống với một bài phúng điếu chung chung, khi bà tập trung khẳng định cốt cách thanh cao, vẻ đẹp tâm hồn của người đã khuất theo một giọng điệu rất cổ điển

Thơ về người phụ nữ

Xưa nay vẻ đẹp của người phụ nữ đã trở thành đề tài khá quen thuộc trong thơ ca Bản thân là một người phụ nữ, Đạm Phương ý thức rất rõ về vẻ đẹp tâm hồn cũng như vẻ đẹp thể chất của người phụ nữ Hầu hết các trước tác của bà đều viết về phụ nữ và vì phụ nữ Riêng trong mảng sáng tác thơ, Đạm Phương rất chú trọng miêu tả vẻ đẹp ngoại hình của người phụ nữ Bà

có làm một chùm bốn bài thơ tứ tuyệt xinh xắn để họa lại vẻ đẹp của người

phụ nữ trong những sinh hoạt đời thường nhất: chơi đàn, câu cá, tiễn bạn,

điểm trang Bốn bài thơ như một bức tranh tứ bình cổ kính và trang trọng:

Người đẹp chơi đàn

Nõn nà tay ngọc lựa lên dây Tiếng trúc tơ đưa, tiếng gió lay

Trang 40

Nào khách tri âm đâu vắng tá Khúc đàn mình gảy, một mình hay

Người đẹp câu cá

Nõn nà tay ngọc nhẹ buông câu Lững đững gương nga cá nép chầu Thử mượn cần dò xem mặt nước Nước sâu dễ kịp thiếp tình sâu

Người đẹp điểm trang

Lấp lánh trong gương muốn ngắm hoài

Ơ hay! Mình lại ngỡ là ai Mây in nước tóc xanh mà mượt Đào tợ môi son tủm tỉm cười [17; tr23-24]

Bên cạnh những sáo ngữ cổ điển như : tay ngọc, lời vàng, gương nga,

khách tri âm, Đạm Phương đã khéo léo sử dụng những từ láy thuần Việt

giàu tính tượng hình một cách rất tinh tế như: lững đững, lưng lẻo, lấp lánh,

tủm tỉm,…Kết hợp với đó là sự sáng tạo trong cách sử dụng những cụm từ và

đảo ngữ Tác giả không nói “tóc mây” mà nói “mây in nước tóc”, không nói

theo cách truyền thống ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên, lấy thiên nhiên làm chuẩn

mực “môi đỏ như cánh đào” mà nói “đào tợ môi son”, không phải “xanh

mượt mà”, mà là “xanh mà mượt”

Ngày đăng: 23/03/2015, 09:45

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w