Ngày 17/5/1865, 20 nước đã ký Công ước Điện báo Quốc tế (International Telegraph Convention) lần thứ I và hiệp ước thành lập Liên minh Điện báo Quốc tế (Internatonal Telegraph Union - ITU) - tổ chức tiền thân của Liên minh Viễn thông Quốc tế hiện nay. Liên minh được thành lập với mục tiêu ban đầu là: tạo điều kiện thuận lợi cho việc bổ sung, sửa đổi thường xuyên những điều khoản của Công ước và những hiệp định quốc tế được ký kết trong lĩnh vực điện báo. Các hoạt động chính hiện nay của ITU bao trùm tất cả các vấn đề thuộc lĩnh vực viễn thông. ITU có ba khu vực hoạt động chính:
- ITU - R (Radiocommunication Sector): Nghiên cứu thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến thông tin vô tuyến, tần số, quĩ đạo vệ tinh.
- ITU - T (Telecommunication Standardization Sector): biên soạn các qui định kỹ thuật về hệ thống, mạng và dịch vụ bưu chính viễn thông
- ITU - D (Development Sector): soạn thảo những khuyến nghị, nghị quyết, hướng dẫn, hiện nay ITU hiện có 193 quốc gia thành viên (Member States).
Các thành viên ITU-T bao gồm:
- Thành viên đương nhiên: Văn phòng ITU của các nước thành viên ITU;
- Thành viên tham gia: các cơ quan, tổ chức khoa học và công nghiệp đang hoạt động được thừa nhận; các tổ chức viễn thông, tiêu chuẩn hoá, tài chính và phát triển khu vực và quốc tế.
Ban Vô tuyến (ITU-R) nghiên cứu thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến thông tin vô
tuyến, tần số, quĩ đạo vệ tinh:
- Quản lý tần số nói chung, Phân bổ băng tần cho các dịch vụ, chống nhiễu, Phân bổ quĩ đạo và phối hợp tần số vệ tinh,...
- Chống nhiễu giữa các trạm phát sóng Radio giữa các quốc gia, cải thiện việc phát sóng Radio và quỹ đạo vệ tinh địa tĩnh cho các dịch vụ truyền thông Radio.
ITU-R bao gồm:
- Nhóm tư vấn: Cân nhắc và lựa chọn các lĩnh vực ưu tiên; Giám sát các quá trình làm việc của các nhóm nghiên cứu; Chỉ đạo công việc của các nhóm nghiên cứu; Hợp tác và định hướng phát triển với các tổ chức và các lĩnh vực khác của ITU.
- Các nhóm nghiên cứu:
+ Nhóm SG 1 – Quản lý các phổ tần số + Nhóm SG 3 – Truyền sóng radio
46 + Nhóm SG 4 – Dịch vụ vệ tinh
+ Nhóm SG 5 – Dịch vụ mặt đất
+ Nhóm SG 6 – Các dịch vụ phát thanh và truyền hình + Nhóm SG 7 – Các dịch vụ khoa học
Ban Nghiên cứu phát triển (ITU-D) nghiên cứu thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến
chính sách và kỹ thuật để phát triển viễn thông nhất là các vấn đề cần thiết để áp dụng cho các nước chậm và đang phát triển.
ITU – D chỉ có hai nhóm nghiên cứu SG1 và SG2. Nhiệm vụ của các nhóm này là: - Tổ chức công việc, thiết lập các chương trình làm việc xây dựng các tiến trình tối ưu trong điều kiện nguồn lực có thể.
- Thành lập các nhóm chuẩn bị báo cáo , các nhóm liên kết chuẩn bị báo cáo, các nhóm kiểm nghiệm dự án trong các nhóm nghiên cứu.
- Chuẩn bị các khuyến nghị, đường lối, tài liệu, các hướng dẫn và các báo cáo cho mỗi nhóm
- Đặc biệt quan tâm đến các nước phát triển, các nước kém phát triển.
- Đảm bảo rằng các kết quả phù hợp với các hoạt động của ITU - D và với các lĩnh vực khác (ITU - R, ITU - T)
- Bám sát theo định hướng chung của ITU. Trang web tham khảo: http://www.itu.int/ 3.2. Các tổ chức tiêu chuẩn hóa khu vực
3.2.1. Viện tiêu chuẩn viễn thông Châu Âu – European Telecommunication standardization Institute (ETSI) standardization Institute (ETSI)
Cơ cấu của ETSI bao gồm các bộ phận chính như sau:
- Đại hội đồng GA (General Assembly): Với tư cách là cơ quan ra quyết định cao nhất trong ETSI, Đại hội đồng (GA) có trách nhiệm quyết định chính sách, thỏa thuận ngân quỹ, giải quyết các vấn đề giữa các thành viên, chỉ định thành viên trong Ban quản trị và Tổng giám đốc (và cả Phó tổng giám đốc), xác nhận các hiệp định mang tính chất đối ngoại, và thông qua Các chế độ và quy định về thủ tục của Viện.
- Tổ chức kĩ thuật: Nhiệm vụ của Tổ chức kĩ thuật là chuẩn bị các tiêu chuẩn và các chỉ số của ETSI. Nó bao gồm ba hội ban kĩ thuật (TB - Technical Bodies):
+ Các ủy ban kĩ thuật của ETSI (TC - Technical Committees) + Các dự án của ETSI (EP - ETSI Projects)
47
Một ban kĩ thuật có thể thành lập nên các Nhóm làm việc, các nhóm này có thể thông qua chương trình làm việc của ban.
Nhiệm vụ của ETSI là thông qua việc cộng tác quốc tế bao gồm các dự án đối tác, ETSI sẽ đạt được mục tiêu phát triển các chỉ số có khả năng ứng dụng trên phạm vi toàn cầu, đáp ứng nhu cầu của mạng lưới viễn thông và truyền thông điện tử trong khi vẫn hoàn thành nhiệm vụ hỗ trợ việc ra quy định và sáng kiến của EU và EFTA. Mục tiêu của Viện là lập và duy trì các tiêu chuẩn kĩ thuật được thực thi rộng rãi và các chỉ số khác theo yêu cầu của các thành viên. Với tư cách là tổ chức tiêu chuẩn châu Âu đã được công nhận, mục tiêu của chúng tôi cần phải đạt được để hỗ trợ và nâng cao tính cạnh tranh trong một thị trường chung châu Âu thống nhất đối với lĩnh vực viễn thông và các lĩnh vực có liên quan. ở mức độ quốc tế, Viện này đóng góp rất lớn cho việc tiêu chuẩn hóa trên toàn thế giới. ETSI được quản lí theo Các hiệp định ETSI bao gồm cả các quy chế và quy định thủ tục.
Trang web tham khảo: http://www.etsi.org
3.2.2. Liên minh Viễn thông Châu Á - Thái Bình Dương – Asian-Pacific Telecommunity (APT) Telecommunity (APT)
Liên minh Viễn thông Châu á - Thái Bình Dương (APT) là tổ chức về chuyên ngành viễn thông trong khu vực được thành lập vào tháng 5 năm 1979 dưới sự bảo trợ của ESCAP.
Thành viên
Hiện nay, APT đã được tăng cường với 32 quốc gia Thành viên, 4 thành viên liên kết và 95 thành viên không chính thức (là các tổ chức nghiên cứu, công ty viễn thông). APT cũng tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức tư nhân tham gia vào Liên minh.
Lĩnh vực Hoạt động
Những hoạt động của APT bao gồm tất cả mọi lĩnh vực về viễn thông như các vấn đề về công nghệ và chính sách, tài chính và thể lệ, mạng quốc gia và khu vực, vấn đề hợp tác quốc tế trong viễn thông, chuyển giao công nghệ và phát triển nguồn nhân lực, thể hiện ở các mảng:
- Các hoạt động phối hợp khu vực (xây dựng các đề xuất của khu vực gửi hội nghị thông tin vô tuyến thế giới – WRC, hội nghị toàn quyền ITU – PP, các đề xuất, ý kiến đóng góp của khu vực cho những hoạt động liên quan khác)
- Hoạt động tiêu chuẩn hóa, Chương trình tiêu chuẩn hóa của APT (nghiên cứu, xây dựng khuyến nghị)
- Hoạt động của nhóm nghiên cứu
- Chuyển giao công nghệ và phát triển nguồn nhân lực (đào tạo, chuyên gia, tư vấn kỹ thuật)
48 - Đề án thử nghiệm
Trang web: http://www.aptsec.org/
3.3. Tình hình tiêu chuẩn hóa đối với hệ thống LTE
Các tiêu chuẩn của LTE được tổ chức 3GPP (Dự án đối tác thế hệ thứ 3) ban hành và được quy định trong một loạt các chỉ tiêu kỹ thuật của Phiên bản 8, với những cải tiến nhỏ được mô tả trong Phiên bản 9.
Dự án đối tác thế hệ thứ 3 (viết tắt tên tiếng Anh là 3GPP) là một sự hợp tác giữa các nhóm hiệp hội viễn thông, nhằm tạo ra một tiêu chuẩn kỹ thuật hệ thống điện thoại di động thế hệ thứ 3 (3G) áp dụng toàn cầu nằm trong dự án IMT-2000 của Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU). Các chỉ tiêu kỹ thuật của 3GPP được dựa trên các chỉ tiêu kỹ thuật của Hệ thống thông tin di động toàn cầu (GSM). 3GPP thực hiện chuẩn hóa kiến trúc Mạng vô tuyến, Mạng lõi và dịch vụ. Các nhóm hợp tác tạo nên 3GPP là Viện các tiêu chuẩn viễn thông Châu Âu (ETSI), Hiệp hội thương mại và công nghiệp vô tuyến/Ủy ban công nghệ viễn thông (ARIB/TTC) (Nhật Bản), Hiệp hội tiêu chuẩn truyền thông Trung Quốc (CCSA), Liên minh các giải pháp công nghiệp viễn thông (ATIS) (Bắc Mỹ) và Hiệp hội công nghệ viễn thông (TTA) (Hàn Quốc). Dự án được thành lập vào tháng 12 năm 1998.
Các tiêu chuẩn liên quan đến Evolved UTRA và LTE-Advanced radio được quy định trong các chuẩn gọi chung là 36 serie (3GPP).
3.3.1. Một số tiêu chuẩn của 3GPP có liên quan đến LTE
- 3GPP TS 36.101 version 10.3.0 Release 10: LTE; Evolved Universal Terrestrial Radio Access (E-UTRA); User Equipment (UE) radio transmission and reception. - 3GPP TS 36.104 version 10.2.0 Release 10: LTE; Evolved Universal Terrestrial Radio Access (E-UTRA); Base Station (BS) radio transmission and reception
- 3GPP TS 36.106 version 10.0.0 Release 10: LTE; Evolved Universal Terrestrial Radio Access (E-UTRA); FDD repeater radio transmission and reception
3.3.2. ETSI đã đưa ra một số tiêu chuẩn cho thiết bị LTE như sau
- ETSI EN 301 908-14 V5.2.1 (2011-05)IMT cellularnetworks; Harmonized EN covering the essential requirements of article 3.2 of the R&TTE Directive;Part 14: Evolved Universal Terrestrial Radio Access (E-UTRA) Base Stations (BS).
- ETSI EN 301 908-14 V2.2.1 (2010-03) Electromagnetic compatibility and Radio spectrum Matters (ERM); Base Stations (BS), Repeaters and User Equipment (UE)for IMT-2000 Third-Generation cellular networks; Part 14: Harmonized EN for IMT- 2000, Evolved Universal Terrestrial Radio Access (E-UTRA) (BS) covering the essential requirements of article 3.2 of the R&TTE Directive.
49
covering the essential requirements of article 3.2 of the R&TTE Directive; Part 13: Evolved Universal Terrestrial Radio Access (E-UTRA) User Equipment (UE).
- ETSI EN 301 908-13 V2.2.1 (2010-03) Electromagnetic compatibility and Radio spectrum Matters (ERM); Base Stations (BS), Repeaters and User Equipment (UE) for IMT-2000 Third-Generation cellular networks; Part 13: Harmonized EN for IMT- 2000, Evolved Universal Terrestrial Radio Access (E-UTRA) (UE) covering the essential requirements of article 3.2 of the R&TTE Directive.
3.4. Băng tần khả dụng cho LTE
Băng tần hoạt động dành cho IMT theo khuyến nghị của ITU bao gồm:
450/700/900/1800/1900/2100/2400/2600MHz, trong đó các băng tần
700/900/1800/2100/2600 MHz được nhiều nước, nhà mạng chọn lựa, các băng tần 450/1900/2400MHz ít được sử dụng hơn cho việc triển khai công nghệ LTE.
Hình 3. 2 - Các băng tần dự kiến khả dụng cho LTE
Đa số các thiết bị dành cho người dùng tập trung cho băng tần 2600MHz và 1800MHz. Tuy nhiên, mức độ triển khai mạng diễn ra với tốc độ nhanh chóng tại Châu Âu và Châu Á - Thái Bình Dương, nơi mà các nhà mạng ban đầu đang sử dụng băng tần 2600 MHz, 1800 MHz. Tính tới thời điểm này, các nhà mạng trên thế giới triển khai dịch vụ LTE ở các băng tần khác nhau. Chẳng hạn ở Bắc Mỹ, các dịch vụ LTE ban đầu được triển khai ở băng tần 700 MHz và AWS. Ở Nhật Bản, NTT Docomo hiện đang triển khai dịch vụ LTE ở 2100 MHz và sẽ cung cấp dịch vụ ở 500 MHz vào năm 2012. Ở vùng Scandinavi (Bắc Âu), TeliaSonera, Tele2 và Telenor đã chọn 2600 MHz là băng tần chính cho các dịch vụ LTE ở các vùng tập trung mật độ cao, đồng thời cân nhắc sử dụng 800 MHz cho các vùng phủ sóng rộng. Trong khi đó, 2600 MHz được đánh giá là sự lựa chọn cho nhà mạng ở Hồng Kông. Ở Đức, 800 MHz là sự lựa chọn cho các nhà mạng lớn như Vodafone, Deutsche Telkom... và các dịch vụ ở giai đoạn đầu đang hướng tới thị trường cố định và di động. Một xu thế phổ
50
biến hiện giờ là các nhà mạng Châu Âu thiên về việc lựa chọn 1800 MHz là băng tần chính cho dịch vụ LTE. Dải tần 1800 MHz hiện cũng đã có mức độ phổ biến toàn cầu. Tại Cộng đồng chung châu Âu (EU), giấy phép ban đầu về các băng tần 900 MHz và 1800 MHz dành riêng cho công nghệ GSM. Nhưng gần đây đã thay đổi và cho phép công nghệ HSPA và LTE có thể được sử dụng trong những dải tần này. Đa số các quốc gia thuộc EU đều ghi nhận quyết định này, nhưng một số phải đối diện với những thách thức mang tính cạnh tranh và luật pháp ở quốc gia đó và vì vậy phải đối diện với nguy cơ tạm hoãn việc triển khai công nghệ mới này. Một số nước bao gồm cả Hà Lan, Thụy Sĩ đã quyết định dừng những công nghệ không phải GSM cho tới khi giấy phép 3G hiện tại hết thời hạn. Ở một số nước thuộc EU, sự cạnh tranh thay đổi nếu các nhà mạng có băng tần 900 MHz và 1800 MHz được phép sử dụng công nghệ WCDMA hoặc công nghệ chuẩn IMT khác ngoài GSM. Ở một số nước bao gồm Đan Mạch, Ý và Thụy Điển, tình hình này được giải quyết bằng cách phân bổ lại băng tần 900 MHz để hợp tác với các nhà mạng chỉ có tần số ở 2100 MHz. Các quốc gia khác bao gồm Đức, Anh, các nhà quản lý chính sách không bắt buộc việc phân bổ lại ở băng tần 900 MHz và áp dụng quy định hạn chế đối với những đối tượng đang được cung cấp giấy phép 900 MHz trong việc đấu giá sẽ diễn ra trong tương lai với băng tần 1800 MHz. Tình hình chính sách quản lý của các quốc gia không thuộc Châu Âu cũng có những đặc thù riêng. Nhiều quốc gia cho phép 900 MHz và 1800 MHz có thể sử dụng cho bất kỳ công nghệ nào, trong khi các quốc gia khác thì chỉ dành riêng cho GSM. Theo thống kê đến tháng 7/2013 của Hiệp hội thông tin di động toàn cầu (gsacom.com) thì số lượng thiết bị hỗ trợ công nghệ LTE tương ứng với các băng tần như sau: Băng FDD Băng TDD 2600 MHz băng 7 = 448 thiết bị 1800 MHz băng 3 = 412 thiết bị 800 MHz băng 20 = 314 thiết bị 2100 MHz băng 1 = 305 thiết bị 700 MHz băng 12, 17 = 289 thiết bị
AWS băng 4 = 279 thiết bị
700 MHz băng 13 = 250 thiết bị 850 MHz băng 5 = 189 thiết bị 900 MHz băng 8 = 174 thiết bị 1900 MHz băng 2 = 134 thiết bị 2600 MHz băng 38 = 197 thiết bị 2300 MHz băng 40 = 184 thiết bị 1900 MHz băng 39 = 71 thiết bị 2600 MHz băng 41 = 63 thiết bị 2500 MHz băng 42, 43 = 15 thiết bị
Bảng 3.1 – Băng tần LTE được cấp phép tại một số nước trên thế giới
Băng FDD Tần số Khu vực Ngày cấp phép
1 2100 MHz Japan Apr-11
3 1800 MHz Europe/Asia Feb-12
51
Băng FDD Tần số Khu vực Ngày cấp phép
USA
5 850 MHz Korea Oct-11
7 2600 MHz Europe Apr-11
8 900 MHz Europe, Lat Am,
Japan Jan-13 11 1400 MHz Japan Apr-12 13 700 MHz USA Dec-10 18 800 MHz Japan Apr-12 19 800 MHz Japan Jan-13
20 800 MHz Europe, Russian Fed Dec-10
21 1500 MHz Japan Jan-13
25 1900 MHz USA Jan-13
Băng TDD Tần số Khu vực Ngày cấp phép
38 2570-2620 MHz China/Americas Jul-11
39 1880-1920 MHz China/Americas Jun-12
40 2300-2400 MHz China/Americas Oct-11
41 2496-2690 MHz China Apr-12
Công việc đang được tiến hành để cho các băng tần sau đây được cấp phép
12 700 MHz (Lower A/B/C) USA
14 700 MHz (Upper D) USA
17 700 MHz (Lower D) USA
26 850 MHz USA
Băng tần luôn là một yếu tố hết sức quan trọng trong việc triển khai các hệ thống thông tin di động. Tùy từng quốc gia, băng tần dùng để triển khai mạng LTE có sự khác biệt. Tại Việt Nam hiện tại chưa cấp phép cho băng tần cho LTE. Tuy nhiên đã quy hoạch băng tần cho 4G với các dải 2.300 MHz - 2.600 MHz
Tần số vô tuyến điện là tài nguyên quốc gia, việc sử dụng tần số vô tuyến điện phải tuân theo Quy hoạch phổ tần số vô tuyến điện quốc gia và Luật tần số vô tuyến điện cùng các quy định hiện hành, tại Việt Nam Bộ Thông tin và Truyền thông là đơn
52
vị quản lý nguồn tài nguyên tần số, theo đó đối với mảng thông tin di động Bộ đã ban hành các văn bản quy định băng tần hoạt động đối với mạng di động cho IMT như sau: - Quyết định số 03/2005/QĐ-BBCVT quyết định của Bộ trưởng Bộ Bưu chính, Viễn thông (nay là Bộ Thông tin và Truyền thông) ngày 17/01/2005 về việc Quy hoạch băng tần cho hệ thống thông tin di động IMT-2000 của Việt Nam đến năm 2015 trong