Nhận rõ vai trò của chất lượng sản phẩm hàng hóa Quốc hội đã ban hành Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật năm 2006 (có hiệu lực từ 01/01/2007) và Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa năm 2007 (có hiệu lực từ 01/8/2008). Đây là các đạo luật chuyên ngành về chất lượng sản phẩm, hàng hoá với phạm vi điều chỉnh tương đối đầy đủ, phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của đất nước ta trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đáp ứng nhu cầu vật chất, tinh thần ngày càng cao của nhân dân.
Theo luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa thì Chất lượng sản phẩm, hàng hóa là mức độ của các đặc tính của sản phẩm, hàng hóa đáp ứng yêu cầu trong tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
Do tính đa dạng của sản phẩm hàng hóa đồng thời để đảm bảo sự lưu thông của sản phẩm, hàng hóa trên thị trường được thông suốt, Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa đưa ra hai nhóm sản phẩm, hàng hóa đó là:
- Sản phẩm, hàng hóa nhóm 1 (sản phẩm, hàng hoá không có khả năng gây mất an toàn) là sản phẩm, hàng hoá trong điều kiện vận chuyển, lưu giữ, bảo quản, sử dụng hợp lý và đúng mục đích, không gây hại cho người, động vật, thực vật, tài sản, môi trường.
- Sản phẩm, hàng hoá nhóm 2 (sản phẩm, hàng hoá có khả năng gây mất an toàn) là sản phẩm, hàng hoá trong điều kiện vận chuyển, lưu giữ, bảo quản, sử dụng hợp lý và đúng mục đích, vẫn tiềm ẩn khả năng gây hại cho người, động vật, thực vật, tài sản, môi trường.
Đối với sản phẩm hàng hóa thuộc nhóm 2 là đối tượng bắt buộc chịu sự quản lý của nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa áp dụng cho các Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh và nhập khẩu hàng hóa. Theo từng thời kì sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 do từng Bộ chuyên ngành ban hành và quản lý. Bộ Thông tin và Truyền thông được giao nhiệm vụ quản lý sản phẩm, hàng hóa chuyên ngành công nghệ thông tin và truyền thông.
Theo Luật Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật thì quy chuẩn kỹ thuật là quy định về mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý mà sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế - xã hội phải tuân thủ để bảo đảm an toàn, vệ sinh, sức khoẻ con người; bảo vệ động vật, thực vật,
56
môi trường; bảo vệ lợi ích và an ninh quốc gia, quyền lợi của người tiêu dùng và các yêu cầu thiết yếu khác. Quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành dưới dạng văn bản để bắt buộc áp dụng.
Hiện tại danh mục sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 thuộc quản lý của Bộ thông tin và Truyền thông được quy định tại Thông tư số 20/2011/TT-BTTTT ngày 01/07/2011.
Để chi tiết hóa danh mục và phương thức thực hiện, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành các Thông tư hướng dẫn và danh mục sản phẩm, hàng hóa cụ thể trong các Thông tư sau:
- Thông tư số 30/2011/TT-BTTTT ngày 31/10/2012 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành "Quy định về chứng nhận và công bố hợp quy đối với sản phẩm, hàng hóa chuyên ngành công nghệ thông tin và truyền thông ".
- Thông tư số 31/2011/TT-BTTTT ngày 31/10/2012 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành "Danh mục sản phẩm, hàng hóa chuyên ngành công nghệ thông tin và truyền thông bắt buộc phải công bố hợp quy".
- Thông tư số 32/2011/TT-BTTTT ngày 31/10/2012 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành "Danh mục sản phẩm, hàng hóa chuyên ngành công nghệ thông tin và truyền thông bắt buộc phải chứng nhận và công bố hợp quy". Hiện tại, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành một số quy chuẩn liên quan đến công nghệ GSM và W-CDMA, bao gồm:
1) Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về máy di động GSM (Pha 2 và 2+) băng tần 900/1800MHz, số hiệu: QCVN 12:2010/BTTTT;
2) Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về máy di động CDMA 2000-1x băng tần 800 MHz, số hiệu QCVN 13:2010/BTTTT;
3) Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị trạm gốc thông tin di động CDMA 2000-1x, số hiệu QCVN 14:2010/BTTTT.
4) Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị đầu cuối thông tin di động W-CDMA FDD băng tần 2100 MHz, số hiệu: QCVN 15:2010/BTTTT;
5) Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị trạm gốc thông tin di động W-CDMA FDD băng tần 2100 MHz, số hiệu: QCVN 16:2010/BTTTT;
Theo đó thiết bị đầu cuối LTE là thiết bị thu phát vô tuyến thuộc đối tượng áp dụng của Thông tư số 32/2011/TT-BTTTT, do đó bắt buộc phải thực hiện thủ tục chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy và gán dấu hợp quy trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường, đưa vào sử dụng. Hiện nay, Việt Nam chưa có tiêu chuẩn, quy chuẩn về thiết bị đầu cuối LTE, vì vậy việc chứng nhận hợp quy cho loại thiết bị này gặp nhiều khó khăn.
57