Tình hình nhập khẩu thiết bị trạm gốc và thiết bị đầu cuối LTE

Một phần của tài liệu Công nghệ LTE và vấn đề chuẩn quốc gia cho thiết bị đầu cuối áp dụng tại Việt Nam (Trang 57)

4.2.1. Thiết bị trạm gốc

Quý III/2010, Bộ Thông tin và Truyền thông đã cấp 5 giấy phép thử nghiệm công nghệ 4G cho các doanh nghiệp VNPT, CMC, FPT, VTC và Viettel. Theo đó các doanh nghiệp sẽ thử nghiệm công nghệ 4G trong thời hạn 1 năm và có thể kéo dài trong thời gian 2 năm để đánh giá công nghệ và nhu cầu của người sử dụng tại Việt Nam. Theo đó các doanh nghiệp đã bước đầu nhập khẩu các thiết bị trạm gốc trong hệ thống E-UTRA 2600MHz về Việt Nam phục vụ công tác thử nhiệm mạng. Trong giai đoạn đầu thử nhiệm các nhà mạng đã thu được những kết quả đáng khả quan, thể hiện tiềm năng triển khai công nghệ LTE tại Việt Nam trong thời gian sắp tới.

Thực tế công tác quản lý chất lượng sản phẩm tại Cục Viễn thông – Bộ Thông tin và Truyền thông cho thấy:

- Các trạm gốc E-UTRA phục vụ cho công tác thử nhiệm mạng LTE đều được nhập nhẩu về Việt Nam.

- Các sản phẩm trạm gốc E-UTRA được nhập về Việt Nam rất đa chủng loại, mẫu mã từ nhiều nhà sản xuất khác nhau.

- Hiện tại tất cả các trạm gốc nhập về Việt Nam đều hoạt động ở dải tần 2600 MHz.

- Đối với cùng một hệ thống trạm gốc, ứng với mỗi một tần số hoạt động, Bộ Thông tin và Truyền thông đều ban hành một quy chuẩn kỹ thuật riêng áp dụng cho loại trạm gốc đó.

58

Hình 4.2 - Thông số kỹ thuật của khối RRU nhập về Việt Nam Bảng 4.1 – Danh sách thiết bị trạm gốc công nghệ LTE nhập về Việt Nam

STT Ký hiệu Hãng sản xuất Băng tần hoạt động

1 ZXSDR B8200 L200 & ZXSDR R8880 L268 ZTE CORPORATION 2600MHz 2 DBS3900 LTE (BBU3900 & RRU3201) HUAWEI TECHNOLOGIES CO., LTD 700/2600MHz 3 RBS 6202 (2600 MHz) ERICSSON AB 2600MHz

Nhận xét: Đa phần các trạm gốc E-UTRA nhập về Việt Nam phục vụ công tác thử nhiệm công nghệ LTE đều là các trạm gốc hoạt động ở dải tần 2,6 GHz. Thực tế triển khai thử nhiệm cũng cho thấy các nhà mạng đều lựa chọn băng tần này cho công

nghệ LTE mà mình thử nghiệm.

4.2.2. Thiết bị đầu cuối LTE

Hiện nay, cùng với việc cho phép nhập một loạt thiết bị trạm gốc LTE vào Việt Nam để thử nghiệp thì cũng có không ít thiết bị đầu cuối được nhập vào Việt Nam phục vụ cho việc thử nghiệm trên. Ngoài ra hiện nay có rất nhiều máy di động Smart phone hỗ trợ công nghệ LTE. Chủng loại thiết bị khá đa dạng và được nhập vào thị

trường nước ta từ nhiều h Nokia, Motorola...

Bảng 4.2 - Một số thiết bị đầu cuối hỗ trợ LTE đ

Lumia 1020 Do Nokia sản xuất Mạng GSM: 850/900/1800/1900 MHz. Mạng WCDMA: 900/2100/1900/850 MHz. Băng tần mạng LTE: 2100/1800/2600/900/80 0 MHz.

4.3. Lý do, mục đích xây dựng quy chuẩn

Với yêu cầu chặt chẽ về quản lý, tổ chức mạng thông tin quốc gia v hơn nữa hiệu quả chất lượng dịch vụ của mạng viễn thông Việt Nam, đ các thiết bị, đo kiểm các đặc tính kỹ thuật tr

được giám sát chặt chẽ thông qua hệ thống quy chuẩn ban h Nhằm tổ chức và qu

nguồn tài nguyên vô tuy

Thiết bị đầu cuối LTE để phục vụ cho công tác chứng nhận v bị.

59

ớc ta từ nhiều hãng sản xuất trên thế giới và khu vực: Samsung, Apple,

ột số thiết bị đầu cuối hỗ trợ LTE được nhập v

Lumia 925 Do Nokia sản xuất. Mạng GSM: 850/900/1800/190 0 MHz. Mạng WCDMA: 900/2100/1900/85 0 MHz. Mạng LTE: 2100/1800/2600/9 00/800 MHz USB-lte 7110 Do Motorola sản xuất. Mạng LTE: 2600 /1800/700/800 MHz

ục đích xây dựng quy chuẩn cho thiết bị đầu cuối LTE ầu chặt chẽ về quản lý, tổ chức mạng thông tin quốc gia v

ợng dịch vụ của mạng viễn thông Việt Nam, đ ết bị, đo kiểm các đặc tính kỹ thuật trước khi đưa vào khai thác d ợc giám sát chặt chẽ thông qua hệ thống quy chuẩn ban hành.

à quản lý hiệu quả mạng viễn thông Việt Nam, cụ thể l

ài nguyên vô tuyến, cần thiết phải xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ết bị đầu cuối LTE để phục vụ cho công tác chứng nhận và công b

ực: Samsung, Apple,

ợc nhập vào Việt Nam

AirCard® 320U Do Sierra Wireless sản xuất Mạng WCDMA: 850/900/2100 MHz Mạng LTE: 1800/2600 MHz

ết bị đầu cuối LTE

ầu chặt chẽ về quản lý, tổ chức mạng thông tin quốc gia và nâng cao ợng dịch vụ của mạng viễn thông Việt Nam, đòi hỏi việc nhập ưa vào khai thác dịch vụ phải

ản lý hiệu quả mạng viễn thông Việt Nam, cụ thể là quản lý ết phải xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về à công bố hợp quy thiết

60

4.4. Sở cứ xây dựng quy chuẩn cho thiết bị đầu cuối LTE

4.4.1. Yêu cầu cụ thể đối với quy chuẩn quốc gia về thiết bị vô tuyến

Quy chuẩn về thiết bị vô tuyến với mục tiêu quản lý và hợp quy thiết bị bao gồm các yêu cầu kỹ thuật thiết yếu sau đây:

 Yêu cầu kỹ thuật nhằm đảm bảo an toàn và sức khỏe cho người sử dụng và cho nhân viên của các nhà khai thác.

 Yêu cầu kỹ thuật nhằm đảm bảo khả năng tương thích điện từ trường.

 Yêu cầu kỹ thuật nhằm bảo vệ mạng lưới đối với các ảnh hưởng có hại.

 Yêu cầu kỹ thuật nhằm đảm bảo sử dụng có hiệu quả phổ tần số vô tuyến điện.

 Yêu cầu kỹ thuật nhằm đảm bảo khả năng cùng hoạt động với mạng.

 Yêu cầu kỹ thuật nhằm đảm bảo tính tương thích về mặt sử dụng trong các trường hợp dịch vụ phổ cập (thoại cố định, thoại di động).

 Yêu cầu kỹ thuật nhằm đảm bảo một số mục tiêu quản lý đặc biệt. 4.4.2. Quy hoạch băng tần 2,6 GHz

Như đã nói ở trên, băng tần hoạt động dành cho LTE theo khuyến nghị của ITU bao gồm: 450/700/900/1800/1900/2100/2400/2600MHz, trong đó các băng tần 700/900/1800/2100/2600 MHz được nhiều nước, nhà mạng chọn lựa, các băng tần 450/1900/2400MHz ít được sử dụng hơn cho việc triển khai công nghệ LTE.

Tuy nhiên hiện nay băng tần 700 MHz được sử dụng cho truyền hình, băng tần 900/1800/2100 được sử dụng cho mạng thông tin di động 2G, 3G tại Việt Nam. Vì vậy băng tần khả dụng nhất là băng 2,6 GHz. Ngoài ra, theo Thông tư số 27 /2010/TT- BTTTT ngày 24 tháng 11 năm 2010 thì băng tần 2500-2690 MHz được dành cho hệ thống thông tin di động IMT ở Việt Nam. Thực tế triển khai thử nghiệm của các nhà mạng VNPT, VIETTEL, FPT ... cũng đều đang triển khai trên băng tần này.

4.4.3. Lựa chọn tài liệu tham chiếu chính

Sau khi đã rà soát kỹ lưỡng và tổng hợp các tài liệu liên quan đến các chỉ tiêu kỹ thuật của thiết bị đầu cuối LTE hoạt động trong băng tần 2,6 GHz trên thế giới và các nước trong khu vực như:

4.4.3.1. Của 3GPP

Các yêu cầu của 3GPP TS 36.101 chủ yếu đưa ra các khuyến nghị không bắt buộc áp dụng liên quan tính đồng bộ, tương thích của các hệ thống, các mạng viễn thông. Các khuyến nghị không hướng đến đối tượng cụ thể là các thiết bị mà hướng tới công nghệ, kết quả thu được do đó không thích hợp cho việc làm sở cứ xây dựng Thiết bị đầu cuối LTE băng tần 2600 MHz. Tiêu chuẩn này không đưa ra các chỉ tiêu cụ thể

61

cho một thiết bị cụ thể trong hệ thống LTE, nó chỉ thích hợp để các nhà hoạch định chính sách xây dựng kế hoạch phát triển công nghệ LTE tại đất nước của mình.

4.4.3.2. Của ENSI

ETSI EN 301 908-13 V5.2.1 (2011-05) có các yêu cầu kỹ thuật và phương pháp đo kiểm cho thiết bị đầu cuối LTE rõ ràng. Tiêu chuẩn này được xây dựng vào tháng 05 năm 2011, do đó đảm bảo được tính cập nhật. ETSI EN 301 908-13 V5.2.1 (2011- 05) do ETSI đưa ra có băng tần hoạt động phù hợp với quy hạch phổ tần số vô tuyến điện tại Việt Nam. Tiêu chuẩn trên do ETSI xây dựng, hệ thống tiêu chuẩn Châu âu được đánh giá cao về chất lượng cũng như khả năng tương thích và đặc biệt nó mang tính cộng đồng.

Các nhà sản xuất thiết bị lớn khi sản xuất thiết bị của mình đều tham khảo các yêu cầu quy định của ETSI làm yêu cầu cho sản phẩm của mình.

Với sản phẩm về viễn thông, đất nước ta là đất nước chủ yếu nhập khẩu, với quy hoạch phổ tần và viễn thông dựa trên nền tảng của các nước Châu Âu. Vì vậy xây dựng Quy chuẩn trên tiêu chuẩn tham chiếu ETSI EN 301 908-13 V5.2.1 (2011-05) phù hợp với tình hình phát triển viễn thông ở nước ta.

Vì vậy lựa chọn tài liệu tham chiếu chính ETSI EN 301 908-13 V5.2.1 (2011-05) phù hợp để xây dựng tiêu chuẩn cho thiết bị đầu cuối tại Việt Nam.

- ETSI EN 301 908-13 V5.2.1 (2011-05) IMT cellular networks; Harmonized EN covering the essential requirements of article 3.2 of the R&TTE Directive; Part 13: Evolved Universal Terrestrial Radio Access (E-UTRA) User Equipment (UE).

Bảng 4.3 - Các yêu cầu kỹ thuật trong ETSI EN 301 908-14 V5.2.1 (2011-05)

STT Tiếng Việt Tiếng Anh

1 Mặt nạ phổ công suất phát xạ máy phát

Transmitter Spectrum emissions mask

2 Tỷ số công suất rò kênh lân cận máy phát

Transmitter adjacent channel leakage power ratio

3 Phát xạ giả máy phát Transmitter spurious emissions

4 Công suất ra cực đại của máy phát Transmitter maximum output power 5 Công suất ra cực tiểu của máy phát Transmitter minimum output power

6 Phát xạ giả máy thu Receiver spurious emissions

7 Các đặc tính chặn của máy thu Receiver blocking characteristics

8 Đáp ứng giả của máy thu Receiver spurious response

9 Các đặc tính xuyên điều chế của máy thu

Receiver Intermodulation characteristics

10 Độ chọn lọc kênh lân cận của máy thu

Receiver adjacent channel channel selectivity

62

4.5. Yêu cầu chung về xây dựng Quy chuẩn kỹ thuật 4.5.1. Quy định pháp lý chung về tiêu chuẩn, quy chuẩn 4.5.1. Quy định pháp lý chung về tiêu chuẩn, quy chuẩn

Quy định pháp lý chung trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng gồm Luật Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật năm 2006; Luật chất lượng sản phẩm hàng hóa năm 2007; Luật đo lường năm 2011.

Đối với việc nghiên cứu xây dựng Quy chuẩn, tiêu chuẩn, ở đây ta đề cập tới Luật Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và các văn bản hướng dẫn luật như:

- Nghị định 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 quy định chi tiết thi hành một số điều của luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.

- Nghị định 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa

4.5.2. Nguyên tắc cơ bản của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật chuẩn kỹ thuật

1. Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật phải bảo đảm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động kinh tế - xã hội, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hoá và dịch vụ trên thị trường trong nước và quốc tế.

2. Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật phải đáp ứng yêu cầu về an toàn, an ninh quốc gia, vệ sinh, sức khoẻ con người, quyền và lợi ích hợp pháp của các bên có liên quan, bảo vệ động vật, thực vật, môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên.

3. Hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật phải bảo đảm công khai, minh bạch, không phân biệt đối xử và không gây trở ngại không cần thiết đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh, thương mại. Việc xây dựng tiêu chuẩn phải bảo đảm sự tham gia và đồng thuận của các bên có liên quan.

4. Việc xây dựng tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật phải:

a) Dựa trên tiến bộ khoa học và công nghệ, kinh nghiệm thực tiễn, nhu cầu hiện tại và xu hướng phát triển kinh tế - xã hội;

b) Sử dụng tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài làm cơ sở để xây dựng tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, trừ trường hợp các tiêu chuẩn đó không phù hợp với đặc điểm về địa lý, khí hậu, kỹ thuật, công nghệ của Việt Nam hoặc ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia;

c) Ưu tiên quy định các yêu cầu về tính năng sử dụng sản phẩm, hàng hóa; hạn chế quy định các yêu cầu mang tính mô tả hoặc thiết kế chi tiết;

d) Bảo đảm tính thống nhất của hệ thống tiêu chuẩn và hệ thống quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam.

63

4.5.3. Mục tiêu xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia

Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức xây dựng và ban hành các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trong lĩnh vực thông tin và truyền thông nhằm bảo đảm các mục tiêu quản lý nhà nước sau:

- Bảo đảm an toàn cho con người và môi trường trong quá trình lắp đặt, khai thác, sử dụng sản phẩm, thiết bị, mạng, hệ thống, dịch vụ.

- Bảo vệ sản phẩm, thiết bị, mạng, hệ thống đối với các ảnh hưởng có hại.

- Bảo đảm khả năng hoạt động liên thông giữa thiết bị người sử dụng với thiết bị mạng của nhà khai thác và giữa thiết bị mạng của các nhà khai thác khác nhau.

- Bảo đảm sự phát triển bền vững của toàn bộ mạng, hệ thống và đáp ứng các mục tiêu công ích.

- Bảo đảm quyền lợi hợp pháp của người sử dụng dịch vụ.

4.5.4. Đối tượng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia

1. Đối tượng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trong lĩnh vực thông tin và truyền thông bao gồm:

a) Sản phẩm bưu chính: tem bưu chính;

b) Thiết bị: thiết bị đầu cuối; thiết bị vô tuyến điện; thiết bị ứng dụng sóng vô tuyến điện; thiết bị công nghệ thông tin; thiết bị điện tử;

c) Mạng, hệ thống: thiết bị mạng; thiết bị đo lường tính giá cước; kết nối mạng viễn thông; hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động; đài vô tuyến điện; hệ thống công nghệ thông tin;

d) Dịch vụ: dịch vụ bưu chính công ích; dịch vụ viễn thông (công ích, cơ bản, giá trị gia tăng có ảnh hưởng lớn đến xã hội); dịch vụ phát thanh, truyền hình;

đ) Quá trình: lắp đặt, vận hành, quản lý, đo kiểm sản phẩm, thiết bị, mạng, hệ thống, dịch vụ nêu tại các điểm a), b), c), d) khoản 1 mục này.

e) Các đối tượng khác theo yêu cầu quản lý trong từng thời kỳ. 2. Các quy định kỹ thuật cơ bản

a) Đối với sản phẩm bưu chính nêu tại điểm a) khoản 1 mục này:

Quy định kỹ thuật về hình dạng, kích thước, chất liệu, nội dung bắt buộc, bố cục nội dung trên tem bưu chính.

b) Đối với thiết bị nêu tại điểm b) khoản 1 mục này:

Quy định kỹ thuật về giao diện kết nối thiết bị đầu cuối với mạng; quy định kỹ thuật về phổ tần số, tương thích điện từ trường; quy định kỹ thuật về an toàn (an toàn điện, an toàn bức xạ vô tuyến điện...).

64

c) Đối với mạng, hệ thống nêu tại điểm c) khoản 1 mục này:

Quy định kỹ thuật về an toàn (an toàn cơ học, an toàn điện, tiếp đất, chống sét, an toàn bức xạ vô tuyến điện, an toàn thông tin...); quy định kỹ thuật về giao diện kết nối, chất lượng kết nối giữa các mạng, hệ thống của các nhà khai thác; quy định kỹ thuật bảo đảm sự phát triển bền vững của mạng, hệ thống và đáp ứng các mục tiêu công ích; d) Đối với dịch vụ nêu tại điểm d) khoản 1 mục này:

Quy định kỹ thuật về năng lực cung cấp và hỗ trợ sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp (chỉ tiêu chất lượng phục vụ) và quy định kỹ thuật về năng lực thông tin, truyền thông của chính dịch vụ (chỉ tiêu chất lượng kỹ thuật).

đ) Đối với các quá trình nêu tại điểm đ) khoản 1 mục này:

Một phần của tài liệu Công nghệ LTE và vấn đề chuẩn quốc gia cho thiết bị đầu cuối áp dụng tại Việt Nam (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)